Bai Tap Co Hoc Dat - Ed Lam - Ver 1.00

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

Page 1 of 47

PHẦN A. HỆ THỐNG
CÔNG THỨC

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 2 of 47

PHẦN B. BÀI TẬP

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 3 of 47

CHƯƠNG 1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐẤT


Bài 1.1: Bài 1 (Olympic 2005 chính thức)
a. Đề bài
Tính lượng nước sạch cần để điều chế vữa sét bentonite từ 1 tấn bột sét có độ
ẩm 10%, tỉ trọng hạt Gs = 2.75. Giả thiết trọng lượng riêng của vữa sét  = 11.5 kN/m3.
b. Đáp án
Bài 1.2:
a. Đề bài
Chứng minh khi ở trạng thái bão hòa, độ ẩm của đất bằng:
n w
1. wsat 
 sat  n w
1 1
2. wsat   w (  )
d s
b. Đáp án
Bài 1.3:
a. Đề bài
Một mẫu đất có dung trọng tự nhiên là 16.5 kN/m3, w = 15%, Gs = 2.70. Yêu
cầu tính:
1. Dung trọng khô, d.
2. Độ rỗng, n.
3. Độ bão hoà, S
4. Khối lượng nước cần thêm vào để mẫu đạt trạng thái bão hoà.
b. Đáp án
Bài 1.4:
a. Đề bài
Một mẫu đất có dung trọng khô 17.5kN/m3, độ ẩm w = 4%, tỷ trọng hạt Gs =
2.65. Xác định trọng lượng nước cần thêm vào có độ bão hoà S = 95%.
b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 4 of 47

CHƯƠNG 2. ỨNG SUẤT TRONG ĐẤT


Bài 2.1: Bài 1 (Olympic 1997 dự bị)
a. Đề bài
Nền trầm tích như trên hình vẽ. Lúc đầu mực nước ngầm ở mặt đất tự nhiên.
Do khai thác mực nước ngầm hạ thấp 3m so với mặt đất tự nhiên. Độ bão hòa
của đất trên mực nước ngầm giảm 20%.
- Tính ứng suất hữu hiệu ở phân tố đất nằm giữa lớp sét trước và sau khi hạ
nước ngầm;
- Từ kết quả tính, nhận xét ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm đối với
các công trình đô thị.

b. Đáp án
Bài 2.2: Bài 2 (Olympic 1997 dự bị)
a. Đề bài
Boussinesq cho kết quả:
3P z 3
z  *
2 R 5
- Nhận xét về việc dùng kết quả nầy để tính ứng suất trong nền đất
- Tính ứng suất tại những điểm có r = 2m (khoảng cách trên mặt bằng) ở các độ
sâu z = 2m; z = 5m; z = 7m và cho nhận xét về kết quả.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 5 of 47

- Ở một độ sâu nào đó, dạng của đường đẳng z là gì?


b. Đáp án
Bài 2.3: Bài 3 (Olympic 1997 chính thức)
a. Đề bài
Nền đất cát bị ngập nước (hình vẽ). Để thi công, người ta làm tường cừ và bơm
hút nước đến lộ mặt đất

a, Tính ứng suất trung hòa và ứng suất hữu hiệu tại các điểm a, b ở trạng thái
ban đầu. Sau khi có cừ và bơm hút, các ứng suất đó thay đổi như thế nào?
b, Kiểm tra xem có hiện tượng xói (cát chảy) khi bơm hút không?
b. Đáp án
Bài 2.4: Bài 4 (Olympic 1997 chính thức)
a. Đề bài
Dùng kết quả của Boussinesq:

với P, Q là lực tập trung tác dụng thẳng đứng và nằm ngang trên mặt bán không
gian đàn hồi để tính ứng suất trong nền đất. Cho lực N tác dụng trên mặt đất, nghiêng
300 so với phương thẳng đứng.
a, Nhận xét về việc dùng kết quả của Boussinesq để tính ứng suất trong nền đất.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 6 of 47

b, Tìm điểm có z lớn nhất trên mặt có độ sâu z = 2m dưới mặt nền đất.
b. Đáp án
Bài 2.5: Bài 6 (Olympic 1999 chính thức)
a. Đề bài
Địa tầng khu vực bao gồm một lớp cát dày 9m nằm trên lớp sét dày 6m như
hình vẽ. Mực nước ngầm trong đất ở độ sâu 3m (kể từ mặt đất).
Trọng lượng thể tích đơn vị của đất như sau:
- Cát trên mực nước ngầm: γ = 16 kN/m3.
- Cát dưới mực nước ngầm : γ = 19 kN/m3.
- Sét bão hòa: γ = 20 kN/m3.

Do khai thác nước ngầm, mực nước trong đất hạ nhanh xuống độ sâu 6m và ổn
định tại đó. Hãy xác định định ứng suất hữu hiệu tại các điểm A (ở độ sâu 8m) và B
(ở độ sâu 12m).
b. Đáp án
Bài 2.6: Bài 7 (Olympic 1999 chính thức)
a. Đề bài
Mặt cắt ngang một hố móng dài có dạng như trên hình vẽ. Hố móng được bảo
vệ bằng tường ván cừ liên tục, cách nước hoàn toàn. Nước trong hố móng
luôn được giữ ổn định ở mức đáy móng nhờ bơm hút liên tục. Hãy xác định ứng suất
theo phương đứng tại các điểm A, B, C, D tồn tại trong quá trình bơm hút nước. Biết
rằng đất nền gồm hai lớp cát có các chỉ tiêu cơ lí cơ bản như sau:

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 7 of 47

Lớp trên dày 10m có γ = 19 kN/m3; γsat = 20 kN/m3; k = 10 m/ngàyđêm.


Lớp dưới có γsat = 19 kN/m3; k = 5m/ngàyđêm.
b. Đáp án
Bài 2.7: Bài 8 (Olympic 2002 chính thức)
a. Đề bài
Một lớp cát dày 8.9m (hình vẽ) có hệ số rỗng e = 0.5, tỉ trọng Gs = 2.67.
Mực nước ngầm ở độ sâu 3.9m. Trên mực nước ngầm là đới bão bòa mao dẫn
với mực bão hòa G = 1. Trên đới bão hòa mao dẫn đất ở trạng thái khô.
Hãy tính và vẽ biểu đồ phân bố ứng suất tổng, ứng suất trung hòa và ứng suất
hữu hiệu ’ theo chiều sâu qua các điểm ABCD. Cho phép dùng w = 10 kN/m3.

b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 8 of 47

Bài 2.8: Bài 9 (Olympic 2002 chính thức)


a. Đề bài
Hình bên dưới là diện tích đáy móng công trình chịu tải trọng phân bố đều p =
100 kN/m2. Yêu cầu tính ứng suất thẳng đứng z do tải trọng p gây ra tại điểm M ở
độ sâu cách đáy móng 3m nằm trên trục đứng qua O.

Cho biết hệ số ứng suất trong nền ở hai bảng sau:

b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 9 of 47

Bài 2.9: Bài 10 (Olympic 2003 chính thức)


a. Đề bài
Hình vẽ bên dưới là mặt cắt ngang hố móng đào sâu, dài trong nền cát có trọng
lượng riêng  = 17 kN/m3 và sat = 19 kN/m3. Hố móng được bảo vệ bằng tường cừ
cách nước hoàn toàn. Nước trong hố ổn định ở mức đáy do bơm hút liên tục.

a) Xác định chiều sâu H (so với mặt đất) để tường cừ đảm bảo cho đáy hố ổn
định (không bị đẩy bùng) với hệ số an toàn FS = 1.5;
b) Xác định ứng suất hữu hiệu tại các điểm B và D với chiều sâu H ở trên (lấy
gần đúng w = 10 kN/m3).
b. Đáp án
Bài 2.10: Bài 11 (Olympic 2004 chính thức)
a. Đề bài
Hố móng trong đất á cát có trọng lượng riêng đẩy nổi ’ = 11.2 kN/m3, hệ số
thấm k = 2.3x10-6 m/s. Đáy hố móng ở cao trình -3.0. Dưới lớp á cát là cát thô chứa
nước có áp với cột nước áp lực cao đến -1.2. Hố móng có diện tích mặt bằng 7.5 x 35
(m) vây kín bằng cọc bản cừ (hình vẽ).

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 10 of 47

Yêu cầu:
a) Xác định công suất tối thiểu của máy bơm để nếu bơm hút liên tục có thể giữ
mực nước luôn ngang mức đáy hố.
b) Kiểm tra sự ổn định của đáy hố móng (trong điều kiện bơm hút nói trên) với
hệ số an toàn K = 2 (dùng w = 9.81 kN/m3).
c) Dự tính sau bao lâu kể từ khi ngừng bơm mức nước sẽ dâng cao hơn đáy hố
móng 0.5m.
Cho phép tính toán với hai giả thiết sau:
- Cột nước áp của tầng chứa nước có áp luôn không đổi
- Ở thời điểm T bất kì, giá trị tổn thất cột nước là hằng số đối với mọi điểm trên
đáy hố móng.
b. Đáp án
Bài 2.11: Bài 12 (Olympic 2005 chính thức)
a. Đề bài
Một hố móng băng được thi công trong nền đất như hình vẽ. Lớp đất cát dưới
lớp sét nặng có chứa nước có áp với chiều cao cột nước áp h = 8m. Lớp sét xem như
không thấm nước có hệ số rỗng e = 0.55, tí trọng hạt Gs = 2.78, độ ẩm tự nhiên W =
15%. Hỏi:
a) Chiều sâu hố đào h có thể lớn nhất là bao nhiêu để đáy móng ổn định?
b) Xác định áp lực nước lỗ rỗng tại điểm N (nằm trên trục trọng tâm của móng)
sau khi gia tải ở mức đáy móng p = 100 kN/m2 với chiều sâu đặt móng hm = 1.5m.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 11 of 47

b. Đáp án
Bài 2.12: Bài 14 (Olympic 2006 chính thức)
a. Đề bài
Cho lớp đất có chiều dày H với hệ số thấm tăng tuyến tính theo độ sâu từ giá trị
k1 (ở đỉnh) đến k2 (ở đáy lớp), k2 > k1.
Hãy tính hệ số thấm tương đương của đất khi:
- Thấm ngang;
- Thấm đứng.

b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 12 of 47

CHƯƠNG 3. BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT NỀN


Bài 3.1: Bài 1
a. Đề bài
Thí nghiệm xác định hệ số thấm của một mẫu đất với phương pháp cột nước áp
không đổi. Thông số thí nghiệm như sau:
Tiết diện ngang mẫu đất: 25 cm2.
Chiều cao của mẫu đất: H = 100 mm
Tiến hành tất cả 3 thí nghiệm, ghi nhận các kết quả sau:
Chênh lệch cột áp Thời gian thấm Lưu lượng thấm
Lần thí nghiệm
(mm) (s) (cm3)
1 60 80 10
2 80 62 10
3 100 50 10
Xác định hệ số thấm của mẫu đất.
b. Đáp án
Bài 3.2: Bài 2
a. Đề bài
Một mẫu đất hình trụ cao 168mm, đường kính 73mm được đo hệ số thấm trong
thẩm thấu kế có độ chênh cột nước không đổi h = 750mm. Hệ số rỗng của mẫu là
0,43. Trong một phút lượng nước thấm qua mẫu là 945,7g . Tính hệ số thấm k?
b. Đáp án
Bài 3.3: Bài 3
a. Đề bài
Một mẫu đất cát lẫn sỏi hình trụ cao 162,8mm, diện tích tiết diện ngang
A=1073mm2, được đo hệ số thấm trong thẩm thấu kế có độ chênh cột nước thay đổi,
ống cột nước có a=625mm2. Trong thời gian t=90sec, chiều cao cột nước từ
h1=1602mm rớt xuống h2=801mm. Tính hệ số thấm k?
b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 13 of 47

Bài 3.4: Bài 4


a. Đề bài
Một mẫu đất đường kính 10 cm được đặt trong một cống dài 1m, cho nước chảy
qua mẫu đất thông qua đầu A, đầu B của mẫu được gắn với một bình chứa nước có
chia vạch. Lượng nước thấm qua là 1cm3/ 10s. Mọi chi tiết kích thước như hình vẽ.
Yêu cầu tính: gradient thủy lực (i), flow rate, vận tốc trung bình, vận tốc thấm khi e
= 0.6 và hệ số thấm.

b. Đáp án
Bài 3.5: Bài 5
a. Đề bài
Cho một kênh đào như hình vẽ. Yêu cầu tính toán hệ số thấm tương đượng theo
phương đứng và theo phương ngang bên dưới kênh đào.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 14 of 47

b. Đáp án
Bài 3.6: Bài 6
a. Đề bài
Hệ số thấm của 1 loại cát ứng với hệ số rỗng 0.62 là 0.03cm/s. Tính hệ số thấm
của loại cát đó ứng với hệ số rỗng 0.48
b. Đáp án
Bài 3.7: Bài 7
a. Đề bài
TN nén cố kết 1 mẫu đất thu được KQ sau:
Trị số tải Bề dày mẫu sau khi lún:
Cấp tải
(KPa) (mm)
P0 0 20
P1 25 19.74
P2 50 19.69
P3 100 19.59
P4 200 19.29
P5 400 18.8
P6 800 18.2

Tính hệ số rỗng ban đầu và hệ số rỗng ứng với các cấp tải trọng. Tính và vẽ
đường quan hệ e – logp’ từ đó xác định áp lực tiền cố kết, Cc, Cs, của đất. Biết rằng
sau khi TN mẫu đất bão hòa nước có W = 30.6% và Gs = 2.71
b. Đáp án
Bài 3.8: Bài 8
a. Đề bài
Cho 1 nền đất có 1 lớp sét dày 2m. Lớp sét có cv = 8x10-3 mm2/s. Biết tải trọng
thay đổi theo thời gian như biểu đồ. Độ lún cố kết thu được là 15cm. Tính độ lún của
lớp sét sau 30 ngày, 120 ngày kề từ khi bắt đầu chất tải

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 15 of 47

q q(KPa)
caùt 1m
70
seù t 2m

caùt 1m
ngaøy
60
b. Đáp án
Bài 3.9: Bài 9
a. Đề bài
Cho 1 nền đất có 1 lớp sét dày nằm giữa 2 lớp cát như hình vẽ. MNN nằm ngang
mặt đất nhưng sau 1 thời gian bơm hút nước ngầm (6 tháng) thì MNN hạ xuống cách
mặt đất 3m. Lớp cát ở trên có  = 17KN/m3, bh = 19KN/m3. Lớp sét có mv = 0.94x10-
3
m2/KN, cv = 1.4m2/năm. Tính độ lún của lớp sét sau 3 năm kể từ lúc bắt đầu bơm
hút

caùt 4m

seù t 8m

caùt

b. Đáp án
Bài 3.10: Bài 10
a. Đề bài
Tương tự bài 3.9 nhưng có thêm 1 lớp cát nằm giữa lớp sét

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 16 of 47

caùt 4m

6m
seùt

2m
caùt

b. Đáp án
Bài 3.11: Bài 11
a. Đề bài
Trên mặt nền đất có đắp 1 lớp cát dày 3m, cát đắp có  = 16.66KN/m3, xem như
là lớp đắp phủ khắp mặt nền. Nền đất là lớp sét bão hòa nước dày 6m nằm trên 1 tầng
đất cứng bị nứt nẻ, thoát nước tốt. Lớp sét có e0 = 1.4, a =12cm2/KN, kv = 10-7cm/s.
Sau khi đắp cát 1 thời gian t. Đo áp lực nước lỗ rỗng do lớp cát đắp gây ra tại các
điểm lớp cát đắp như trong bảng:

3m caùt

A
B
C
D 6m seù t
E
F
G

Ñaù

Điểm A B C D E F G
Độ sâu (m) 0 1 2 3 4 5 6
u (KPa) 0 13.4 23.22 26.82 23.22 13.4 0

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 17 of 47

b. Đáp án
Bài 3.12: Bài 12
a. Đề bài
Cho 1 nền đất như hình vẽ. Trên mặt và đáy lớp sét là lớp cát thoát nước tốt.
Lớp sét bão hòa và có độ ẩm W = 30%, Gs = 2.7, a = 0.002cm2/N, kv = 2*10-9cm/s.
Biểu đồ ứng suất do tải công trình gây ra trong lớp sét như hình vẽ. Tính thời gian để
lớp sét đạt độ cố kết là 96%

caùt
18KPa
seùt 2m

10KPa
caùt

b. Đáp án
Bài 3.13: Bài 13
a. Đề bài
Cho 1 nền đất sét dày 6m cố kết thấm 1 chiều như hình vẽ. Lớp có độ ẩm e0 =
0.8, cv = 144x103 cm2/năm, a = 0.0025cm2/N, kv = 2*10-9cm/s. Biểu đồ ứng suất do
tải công trình gây ra trong lớp sét như hình vẽ. Tính thời gian để lớp sét cố kết gần
xong

caù t
300KPa
seùt 6m

120KPa

b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 18 of 47

Bài 3.14: Bài 14


a. Đề bài
Nền đất được đắp đất để gia tải trước cho lớp sét như hình vẽ. Sau 1 tháng gia
tải độ lún của lớp sét là 100mm. Sau 2 tháng gia tải độ lún của lớp sét là 139.4mm

100KPa
caùt

seùt 8m

caùt

b. Đáp án
Bài 3.15: Bài 15
a. Đề bài
Tại 1 nền đất do điều kiện chất tải gây ra áp lực nước lỗ rỗng thặng dư ban đầu
trong lớp sét như hình vẽ. Tính độ cố kết trung bình của lớp sét ứng với Tv = 0.3. ui
= 15- 1.5z-2sin(z/6)

caù t
15KPa
seùt 6m

6KPa
caù t

b. Đáp án
Bài 3.16: Bài 16
a. Đề bài
Cho 1 nền đất như hình vẽ. Lớp sét bão hòa nước có a0 = 0.045cm2/KG, lớp cát
có a0 = 0.0085cm2/KG

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 19 of 47

q=120KPa
caùt

seùt 6m

caùt 4m

b. Đáp án
Bài 3.17: Bài 17
a. Đề bài
Cho 1 nền đất có lớp sét bão hòa nước dày 6m nằm trên 1 tầng đá. Trên mặt có
tải phân bố đều khắp là q. Ta lấy 1 mẫu đất sét có chiều cao 2cm đem làm TN nén cố
kết với tải tác dụng là q. Sau 10 phút mẫu đất đạt độ cố kết là 50%.
b. Đáp án
Bài 3.18: Bài 18
a. Đề bài
Tiến hành đào một hố móng sâu trong cát hạt trung, chiều sâu hố móng -4m,
cao trình mực mước ngầm -0.2m. Tường cừ lá sen được đóng xung quanh hố đào,
được cắm trong lớp cát, độ sâu đỉnh cừ là -8m.
Đề thi công móng, người ta tiến hành bơm nước trong hố móng luôn giữa ở cao
độ mặt đáy móng. Biết tỷ trọng của cát là 2.7, hệ số rỗng của cát là 0.6. Tính hệ số an
toàn xói ngầm do thấm ở đáy hố móng.
b. Đáp án
Bài 3.19: Bài 20 (Olympic 1998 dự bị)
a. Đề bài
Cho hai móng:
- móng đang tồn tại (a)
- móng sẽ xây dựng (b)
Đất nền dưới móng cũ đã ổn định

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 20 of 47

Móng mới có tải trọng đúng tâm “O” là Ptc = 1000 kN.
Đất nền xem như bán không gian biến dạng tuyến tính với E0 = 18000 kPa và
µ0 = 0.3. Các kích thước mặt bằng cho trên hình vẽ. Xem mặt phẳng chứa hai đế
móng cùng nằm ở một độ sâu đặt móng là h và là mặt phẳng giới hạn của bán không
gian đàn hồi (biến dạng tuyến tính).
Kích thước mặt bằng mỗi móng là 2 x 2(m)
Yêu cầu: Giải thích các phương có thể dùng để xác định độ nghiêng của móng
(a) do móng (b) gây ra và tính gần đúng độ nghiêng đó.

b. Đáp án
Bài 3.20: Bài 21 (Olympic 1998 dự bị)
a. Đề bài
Xác định độ lún của tầng đất qua các thời gian 1 năm, 2 năm và 5 năm nếu như
áp lực trên lớp đất này là p = 2 kG/cm2, chiều dày lớp đất h = 5m, hệ số nén tương
đối a0 = 0.01 cm2/kG, hệ số thấm k = 1*10-8 cm/s. Cho biết:
e-N = e-0.3*1 = 0.741
e-9N = e-0.9*1 = 0.067
e-0.3*2 = 0.549
e-0.3*5 = 0.222
Giả thiết nuớc thoát ra theo một hướng.
b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 21 of 47

Bài 3.21: Bài 22 (Olympic 1998 dự bị)


a. Đề bài
Kết quả nén không nở hông một mẫu đất bão hòa cho trong bảng sau:
Áp lực nén (N/cm2) 0 5 10 20 40
Chiều cao mẫu khi ổn định (mm) 20 19.49 19.13 18.78 18.58
Yêu cầu:
- Vẽ đường cong ép co (e - p)
- Xác định hệ số ép co a ứng với tải trọng p = 15 N/cm2
- Chấp nhận giả thiết đất là vật liệu đàn hồi với hệ số poisson µ = 0.3, hãy xác
định môdun đàn hồi (E) của đất từ hệ số ép co (a) nói trên.
Cho biết tỉ trọng hạt của đất Gs = 2.72, độ ẩm của mẫu sau khi thí nghiệm xong
W = 30.51%.
b. Đáp án
Bài 3.22: Bài 23 (Olympic 1998 dự bị)
a. Đề bài
Hình dưới đây là hố móng công trình. Đáy hố móng ở cao trình -4.2m.
Thành hố móng được vây kín bằng cọc bản cừ dài 8m. Mực nước ngầm ổn định
ở cao trình -0.7m. Bằng biện pháp bơm liên tục sẽ đảm bảo được mực nước trong hố
móng thường xuyên ở cao trình đáy hố móng để phục vụ thi công.
Hãy kiểm tra ổn định chảy đất ở đáy hố móng do dòng thấm gây ra trong hai
trường hợp:
- Đất nền là cát thô với tỉ trọng hạt Gs = 2.60, độ rỗng n = 0.3, hệ số thấm k =
1.2*10-4 m/s.
- Đất nền gồm hai lớp: cát thô dày 4m ở trên có tính chất như ở trường hợp 1
và lớp dưới là á sét có γ’ = 10.8 kN/m3; k = 3.6*10-6 m/s.
Hệ số an toàn chảy đất yêu cầu Fs = 2.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 22 of 47

b. Đáp án
Bài 3.23: Bài 25 (Olympic 1999 chính thức)
a. Đề bài
Một lớp đất sét dày 8m nằm trên nền đá cứng không thấm nước như sơ đồ A
trên hình vẽ. Hệ số rỗng ban đầu của đất e0 = 1.400; hệ số nén lún a = 0.144 cm2/kG;
hệ số thấm kA. Bề mặt lớp sét chịu tải trọng nén phân bố đều 100 kPa.
Sau 72 ngày kể từ khi gia tải độ lún của nền đạt tới 24cm.
Hãy xác định thời gian để nền đất sét dày 16m trong sơ đồ B đạt tới độ lún
48cm. Biết rằng hệ số thấm của đất trong sơ đồ B là kB = 2kA, các chỉ tiêu cơ lí khác
của đất ở hai sơ đồ là như nhau và không thay đổi trong quá trính cố kết.

b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 23 of 47

Bài 3.24: Bài 26 (Olympic 1999 chính thức)


a. Đề bài
Thí nghiệm thấm cột nước thay đổi trên mẫu đất cát bụi thu được kết quả như
sau: sau 1 phút mực nước trong ống đo diện tích tiết diện 1 cm2 giảm từ vạch 90 đến
vạch 45. Mẫu thí nghiệm có chiều dài 16cm, đường kính 4cm.
Hãy xác định hệ số thấm của đất.
b. Đáp án
Bài 3.25: Bài 28 (Olympic 2000 chính thức)
a. Đề bài
Lớp sét dày 8m nằm giữa hai lớp cát: lớp cát trên dày 4m, mực nước ngầm ở độ
sâu 2m (hình vẽ). Lớp cát dưới chứa nước có áp, cột nước áp trên mặt đất 6m.
Do bơm hút nước ở lớp này, cột nước áp hạ xuống 3m sau thời gian hút 6 tháng.
Cho biết hệ số nén thể tích của lớp sét mv = 0.94*10-3 m2/kN, hệ số cố kết Cv = 1.4
m2/năm, γ0 = 9.81 kN/m3.
a, Tính độ lún của lớp sét sau 3 năm kể từ khi bắt đầu bơm hút.
b, Nếu có một lớp cát mỏng thoát nước tự do nằm trên, cách đáy lớp sét 2m, thì
độ lún tính theo câu a, sẽ là bao nhiêu?

b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 24 of 47

Bài 3.26: Bài 29 (Olympic 2000 chính thức)


a. Đề bài
Thí nghiệm nén không nở hông một mẫu đất nhận được kết quả ở bảng dưới.
Yêu cầu xác định:
a, Hệ số rỗng ban đầu của mẫu đất thí nghiệm (e0)
b, Hệ số rỗng của mẫu sau khi lún dưới mỗi cấp tải trọng (ei)
c, Hệ số nén tương ứng với phạm vi tải trọng 20 ÷ 40 N/cm2.
Cho biết sau khi thí nghiệm xong mẫu đất bão hòa nước, W = 30.6%, tỉ trọng
hạt đất Gs = 2.71.
p (N/cm2) 0 10 20 40 80
H (mm) 20 19.6 19.34 18.77 18.2
* H là chiều cao của mẫu sau khi lún.
b. Đáp án
Bài 3.27: Bài 31 (Olympic 2001 chính thức)
a. Đề bài
Dùng biện pháp phủ đều khắp một lớp cát dày 3m có trọng lượng thể tích đơn
vị  = 16.66 kN/m3 để nén trước lớp đất sét bão hòa dày 6m nằm trên tầng đá cứng
nứt nẻ thoát nước tốt (hình vẽ). Đất sét có hệ số rỗng e0 = 1.4, hệ số nén lún a = 12
cm2/kN, hệ số thấm k = 10-7 cm/s.
Sau khi phủ cát một thời gian t công trình được khởi công xây dựng và khi đó
trị số áp lực nước lỗ rỗng do trọng lượng lớp cát phủ gây ra xác định được như ở bảng
sau.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 25 of 47

Điểm A B C D E F G
Độ sâu (m) 0 1 2 3 4 5 6
u (kPa) 0 13.40 23.22 26.83 23.22 13.40 0

Yêu cầu: 1. Xác định độ lún của tầng sét tại thời điểm t và độ cố kết Ut tương
ứng.
2. Nếu cần đợi để tầng sét lún xong mới khởi công thì thời gian chờ đợi là bao
lâu?; Với w = 10kN/m3.
b. Đáp án
Bài 3.28: Bài 32 (Olympic 2001 chính thức)
a. Đề bài
Hai nền công trình A và B đều cố kết thấm một chiều (hình vẽ). Yêu cầu:
1. Xác định độ lún cuối cùng của mỗi nền
2. Xác định thời gian cần thiết để độ lún của mỗi nền đạt 7cm.
Cho biết:
- Chỉ tiêu cơ - lí của hai nền giống nhau: e0 = 0.8; a = 0.0025 cm2/N; Cv =
144*103 cm2/năm.
- Bỏ qua độ lún của lớp cát ở nền B (vì quá nhỏ).
- Độ cố kết của hai trường hợp cố kết TH-3 và TH-4 tính theo công thức.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 26 of 47

2U 0t  (1   )U1t
Ut 
1

b. Đáp án
Bài 3.29: Bài 34 (Olympic 2002 chính thức)
a. Đề bài
Một công trình xây dựng trên nền cát hạt trung ở trạng thái chặt có kẹp một lớp
sét dẻo mềm bão hòa nước dày 2m. Lớp sét có các chỉ tiêu W = 30%, Gs = 2.70, a =
0.002 cm2/N, k = 2.10-9 cm/s. Biểu đồ ứng suất do tải trọng công trình gây ra như
hình vẽ.

Yêu cầu:
1. Xác định thời gian cần thiết để lớp sét lún gần xong (tương đương với Qt =
0.96)
2. Nếu giả sử dưới đáy lớp sét là lớp cứng không thấm thì thời gian để lớp sét
lún gần xong là bao nhiêu? Giả thiết biểu đồ ứng suất không thay đổi.
3. Nhận xét các kết quả tính toán.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 27 of 47

Khi tính toán cho phép bỏ qua độ lún của cát chặt vì quá nhỏ không đáng kể.
Cho biết giá trị Qt - N theo bảng dưới đây:

b. Đáp án
Bài 3.30: Bài 35 (Olympic 2003 chính thức)
a. Đề bài
Có hai lớp sét mềm bão hòa nước trên nền đá cứng như trên hình vẽ. Tải trọng
đắp trên mặt có bề rộng rất lớn so với chiều dày lớp đất. Người ta quan trắc lún và
luôn thấy 2SA = SB.
a) Hệ số thấm của lớp B, kB, phải bằng bao nhiêu để có kết quả quan trắc trên
(2SA = SB);
b) Nếu lớp đất B nằm trên tầng cuội sỏi thì kB bằng bao nhiêu để vẫn có kết quả
SB = 2SA? Giá trị CvA và CvB khi ấy bằng bao nhiêu?

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 28 of 47

b. Đáp án
Bài 3.31: Bài 36 (Olympic 2003 chính thức)
a. Đề bài
Thí nghiệm nén một chiều bằng hộp nén (ôđômet) trong phòng thí nghiệm. Áp
lực ban đầu 0.1 kg/cm2 được coi là áp lực tiếp xúc. Kết quả thí nghiệm như sau:
Áp lực nén  (kg/cm2) 0.25 0.50 1.00 2.00 4.00
Hệ số rỗng e 0.83 0.815 0.75 0.65 0.60
Mẫu sau đó được sấy khô xác định trọng lượng thể tích hạt, s và hệ số rỗng ban
đầu e0 = 0.85.
a) Trong thí nghiệm này người ta đo lường những gì, làm thế nào để xác định
các I và ei;
b) Trình bày kết quả trên đồ thị e – log.
c) Xác định các đặc trưng nén của đất trên cơ sở thí nghiệm này.
b. Đáp án
Bài 3.32: Bài 37 (Olympic 2004 chính thức)
a. Đề bài
Người ta đổ cát và cũng là tải trọng nén trước p = 100 kPa trên lớp sét dày 5m,
phía dưới là tầng cát khá dày (hình vẽ). Độ lún của tầng sét sau 1 tháng là 100mm;
sau 2 tháng là 139.4mm. Yêu cầu:
a) Xác định độ lún ổn định của lớp sét;
b) Xác định hệ số thấm k của lớp sét.

b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 29 of 47

Bài 3.33: Bài 38 (Olympic 2005 chính thức)


a. Đề bài
Cho nền đất như hình vẽ. Tải trọng ngoài p = 120 kN/m2 tác dụng kín khắp bề
mặt. Biết lớp đất sét bão hòa nước có hệ số nén thể tích trung bình a01 = 0.045 cm2/kg;
của lớp cát là a02 = 0.0085 cm2/kg. Yêu cầu:
a) Tính áp lực nước lỗ rỗng tại các điểm ở các độ sâu 0; -2; -4 và -6 (m) kể từ
mặt đất tại thời điểm độ cố kết của lớp sét đạt 50%;
b) Tính độ lún của nền tại thời điểm đó.

b. Đáp án
Bài 3.34: Bài 39 (Olympic 2005 chính thức)
a. Đề bài
Cho một tầng sét dày 8m trên tầng đá không thấm nước. Lớp sét có các chỉ tiêu
sau: hệ số rỗng e0 = 1.4; hệ số nén a = 14.4 cm2/kN; hệ số thấm k = 1.2 x10-6 cm/s.
Bề mặt lớp sét chịu tải đều vô hạn với cường độ p = 100 kN/m2. Sau khi gia tải 72
ngày lớp sét đạt độ lún 24 cm.
a) Lớp sét có tính chất như trên nhưng dày 16m và có hệ số thấm k = 2.4x10-6
cm/s sau khi gia tải 72 ngày cũng đạt độ lún 24cm. Điều đó có đúng không và tại sao?
b) Tính thời gian t cần thiết để lớp sét dày 16m có hệ số thấm k = 2.4 x 10-6 cm/s
đạt độ lún 48cm.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 30 of 47

b. Đáp án
Bài 3.35: Bài 40 (Olympic 2006 chính thức)
a. Đề bài
Hình vẽ bên dưới là mặt cắt một hố móng đào gần bờ sông được bảo vệ bằng
tường cừ. Diện tích hố móng F = 500m2 được đào trong nền cát bụi có sat = 20 kN/m3,
hệ số thấm k = 3.6 x 10-3 m/h. Nước thấm từ sông qua tầng cuội sỏi coi như không
tổn thất.
a. Xác định hệ số an toàn chảy đất khi mực nước trong hố luôn cao hơn đáy hố
2m;
b. Trước khi thi công móng người ta dùng máy bơm công suất 20m3/h để bơm
hút. Hãy xác định thời gian cần thiết để bơm hạ nước trong hố tới đáy.

b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 31 of 47

Bài 3.36: Bài 41 (Olympic 2006 chính thức)


a. Đề bài
Người ta đắp lớp đất san nền dày 5m có  = 18.5 kN/m3 lên nền đất sét yếu bão
hòa dày 3m, mực nước ngầm tại đỉnh lớp như hình vẽ.
a. Gia tải nhanh như trên có đảm bảo điều kiện ổn định của nền với hệ số an
toàn Fs = 1.2 hay không? Biết rằng sét yếu có lực dính không thoát nước cu = 23
kN/m2 và u = 0;
b. Nếu cho thời gian đắp san nền kéo dần 3 tháng thì sau khi đắp xong bao lâu
lớp đất sét đạt độ cố kết U = 55%, biết rằng hệ số cố kết của đất sét Cv = 1.4 m2/năm.

b. Đáp án
Bài 3.37: Bài 42 (Olympic 2007 chính thức)
a. Đề bài
Để xác định hệ số thấm của đất người ta đào một giếng hút và hai giếng quan
trắc như hình vẽ. Khi lưu lượng đạt trạng thái ổn định là q thì mực nước trong các
giếng quan trắc là 2.4 và 1.8m. Biết mực nước ngầm ban đầu cách mặt đất 1m và giả
thiết quan hệ hệ số thấm của các lớp đất là k2 = mk1 (m hằng số).
a) Hãy tính hệ số thấm của các lớp đất theo lưu lượng q
b) Nền đất là một lớp đồng nhất và lưu lượng hút q = 600 lít/phút. Xác định hệ
số thấm của đất.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 32 of 47

b. Đáp án
Bài 3.38: Bài 43 (Olympic 2007 chính thức)
a. Đề bài
Người ta gia tải nén trước để xử lí nền với áp lực p0 = 150 kPa. Sau 1 năm thì
dỡ tải và xây dựng công trình có diện tích đáy móng lớn, áp lực đáy móng p = 100
kPa. Nền đất sét dày 6m nằm trên tầng đá thấm nước tốt (hệ số nén tương đối a0 =
0.001 m2/kN; hệ số thấm k = 5x10-10 m/s).
a) Tính chiều dày vùng quá nén sau khi dỡ tải
b) Tính độ lún ổn định sau khi xây dựng công trình
Cho rằng thời gian dỡ tải và xây dựng công trình là tức thời và bỏ qua biến dạng
nở của đất.
Chú ý: Khi tính toán lấy trọng lượng riêng của nước 0 = 10 kN/m3.
b. Đáp án
Bài 3.39: Bài 44 (Olympic 2008 chính thức)
a. Đề bài
Nền đất gồm: lớp 1 cát hạt nhỏ dày 3m có trọng lượng riêng tự nhiên  = 18.2
kN/m3, độ ẩm W = 18%, tỉ trọng hạt Gs = 2.62; hệ số nén lún tương đối a0 = 8.10-5
kPa-1; lớp 2 là sét pha dày 1m có hệ số cố kết Cv = 30m2/năm, a0 = 1.10-4 kPa-1; lớp 3
lá sét dày 4m có hệ số cố kết Cv = 5 m2/năm, a0 = 2.10-4 kPa-1. Dưới cùng là lớp đá
gốc không thấm nước. Mực nước ngầm ban đầu ngang mặt đất. Vì nhiều lý do, nước

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 33 of 47

ngầm hạ thấp cách mặt đất 1.5m và ổn định ở đó cùng với mực nước mao dẫn dâng
cao 0.8m trên mức nước ngầm.
a) Tính và vẽ biểu đồ ứng suất hiệu quả sau khi nền đã cố kết hoàn toàn do hạ
nước ngầm.
b) Tính độ lún ổn định của nền đất.
c) Tính độ lún ổn định của nền đất sau 6 tháng cho rằng nước ngầm hạ thấp tức
thời.
b. Đáp án
Bài 3.40: Bài 45 (Olympic 2008 chính thức)
a. Đề bài
Địa tầng lớp sét pha dày 11m có sat = 20 kN/m3 nằm trên tầng cát kết chứa nước
co áp. Khi đào hố móng đến độ sâu 3.5m thấy có nước ngầm xuất hiện và ổn định ở
độ sâu trong hố là 0.5m. Đào đến độ sâu 6m và bơm hút giữ nguyên mực nước ở đáy
thí thấy xuất hiện chảy đất ở đáy.
a) Xác định chiều cao cột nước áp trong tầng đá cát kết.
b) Xác định Gradient thủy lực ban đầu của đất.
c) Xác định chiều sâu tối đa của hố đào sao cho trong hố không có nước.
b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 34 of 47

CHƯƠNG 4. SỨC CHỊU TẢI CỦA ĐẤT NỀN


Bài 4.1: Bài 1 (Olympic 1997 dự bị - chính thức)
a. Đề bài
Người ta dỡ cát hạt thô sạch từ xe xuống một bãi vuông 20 x 20 (m). Thí nghiệm
cho thấy ở áp lực p = 1 kG/cm2 sức kháng cắt của cát s = 0.68 kG/cm2.
Khi đổ cát để tạo thành hình tháp nhọn, người ta tiến hành tưới ẩm cát. Dự tính
do ẩm cát có lực dính giả khoảng (0.05 ÷ 0.07) kG/cm2.
Hãy xác định thể tích khối cát.
b. Đáp án
Bài 4.2: Bài 2 (Olympic 1997 dự bị)
a. Đề bài
Biểu thức xác định sức chịu tải dưới hạn của đất dưới móng băng có dạng:
1
pult  N  b  N q q  N c c
2
- Với cùng một tải trọng công trình lên nền đất cho trước, giữ nguyên độ sâu
đặt móng, làm thế nào tăng được sức chịu tải của nền lên 1.5 lần?
- Có một móng băng rộng 2m, chôn sâu 1m trong cát có trọng lượng thể tích
đất là 17 kN/m3; trọng lượng thể tích đất bão hòa là 20 kN/m3. Chỉ tiêu kháng cắt của
cát là  = 400, hệ số sức chịu tải tương ứng Nγ = 100, Nq= 81. Hãy xác định sức chịu
tải giới hạn của nền khi:
+ Mực nước ngầm ở độ sâu 1m.
+ Mực nước ngầm ở độ sâu 5m.
+ Mực nước ngầm ở mặt đất và việc thi công bơm hút tạo ra dòng thấm có i =
0.2 ngược từ dưới lên.
b. Đáp án
Bài 4.3: Bài 3 (Olympic 1997 dự bị)
a. Đề bài
Một móng băng rộng 2m, ứng suất tiếp xúc p = 200 kPa. Móng chôn sâu 1m
trong nền đồng nhất có các đặc trưng cơ lí γ = 18.5 kN/m3;  = 200; c = 30 kPa.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 35 of 47

- Khảo sát sự ổn định của các phân tố đất nằm trên trục ngang ở độ sâu 1m và
tìm điểm có nguy cơ mất ổn định nhất, điểm an toàn nhất.
Cho công thức Michelle tính ứng suất chính trong bài toán phẳng có dạng:
p
 1,3  (2   sin 2  )

Giả thiết ứng suất pháp do trọng lượng bản thân đất luôn luôn bằng trọng lượng
cột đất nằm bên trên điểm đó.
b. Đáp án
Bài 4.4: Bài 7 (Olympic 2000 chính thức)
a. Đề bài
Một móng băng đặt sâu 3m trong nền đất có mực nước ngầm ngang mặt đất
(xem hình vẽ). Móng chịu tải trọng đúng tâm P = 1400 kN/m. Đất nền có các chỉ tiêu
như sau: sat= 21 kN/m3; c = 25 kPa; hệ số sức chịu tải Nc = 20; Nq = 10; N= 7.5.
Yêu cầu xác định bề rộng móng hợp lí và sức chịu tải của nền tương ứng hệ số
an toàn Fs = 2.5 trong trường hợp thi công bơm hút hạ nước ngầm ngang đáy hố
móng đã tạo ra dòng thấm ngược lên với Gradient thủy lực i = 0.2
Cho phép sử dụng công thức Terzaghi để tính tải trọng giới hạn của nền. Trọng
lượng riêng đất nền hai bên móng có thể dùng ’ hoặc sat.

b. Đáp án
Bài 4.5: Bài 8 (Olympic 2001 chính thức)
a. Đề bài
1. Tại sao khi mẫu đất bị phá hoại (hình vẽ) mặt trượt lại không trùng với mặt
phẳng có ứng suất cắt cực đại? Hãy chứng minh.
2. Trong trường hợp nào hai mặt đó trùng nhau? Hãy giải thích.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 36 of 47

b. Đáp án
Bài 4.6: Bài 9 (Olympic 2002 chính thức)
a. Đề bài
Một móng băng chiều rộng b = 2m đặt trên nền đất đồng nhất có các chỉ tiêu:
= 20 kN/m3,= 300,c= 10 kN/m2. Móng chịu tải trọng thẳng đứng phân bố đều p và
tải trọng bên q = 30 kN/m2.

Yêu cầu:
1. Lập công thức xác định tải trọng p theo chiều sâu lớn nhất Zmax của vùng dẻo.
Cho biết phương trình đường ranh giới phạm vi vùng dẻo như sau:
p  q  2sin   q c
z   2     cot g
  sin    
2. Xác định tải trọng p khi vùng dẻo có điểm sâu nhất Zmax ở trên trục đứng đi
qua mép móng A.
3. Xác định độ sâu lớn nhất Zmax cực đại ( maxZmax ) của vùng dẻo có thể đạt
được và giá trị tải trọng tương ứng.
b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 37 of 47

Bài 4.7: Bài 11 (Olympic 2003 chính thức)


a. Đề bài
Xác định đặc trưng kháng cắt của một lớp đất sét bão hòa bằng cách thí nghiệm
nén ba trục cho hai mẫu đất lấy từ lớp đó. Các mẫu được cho cố kết dưới áp lực buồng
200 và 400 kPa sau đó chịu tải trọng dọc trục gia tăng cho tới khi phá hoại trong điều
kiện thể tích không đổi có đo áp lực nước lỗ rỗng. Kết quả thí nghiệm như sau:
Mẫu 3 (kPa)  (kPa) u (kPa)
1 200 150 140
2 400 300 280
Tìm đặc trưng kháng cắt của đất và nhận xét đất này thuộc loại quá cố kết hay
cố kết bình thường.
b. Đáp án
Bài 4.8: Bài 12 (Olympic 2004 chính thức)
a. Đề bài
Nền đường đắp cao 6m với bề rộng tính toán 20m. Trọng lượng riêng đất đắp
đ = 18 kN/m3. Đất ngay dưới khối đắp là sét dẻo mềm bão hòa nước dày 25m có  =
19 kN/m3. Kết quả thí nghiệm cắt theo hai chế độ UU và CD cho trong bảng sau.
Chế độ thí nghiệm ’ (độ) C (kPa)
UU 0 25
CD 10 30
Hãy đánh giá mức độ ổn định tổng thể của nền dưới tải trọng đắp với hệ số an
toàn Fs = 1.5 đối với hai phương án thi công đắp đất như sau:
a) Đắp rất nhanh (tải trọng đắp được xem là gia tức thời lên nền, nước trong đất
nền không thoát ra được). Nếu hệ số an toàn Fs = 1.5 không đảm bảo thì chiều cao
bệ phản áp tối thiểu bằng bao nhiêu?
b) Đắp rất chậm (tải trọng đắp tăng dần, nước trong nền thoát ra được phần lớn).
Cho phép xác định hệ số sức chịu tải giới hạn của nền theo công thức sau đây:

= 45 +
2

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 38 of 47

= −1
= 1.8 −1
Trường hợp ’ = 0, Nc = ( + 2).
b. Đáp án
Bài 4.9: Bài 13 (Olympic 2005 chính thức)
a. Đề bài
Người ta thi công con đường vào khu công nghiệp có bề rộng mặt đường 10m,
trọng lượng riêng vật liệu làm đường  = 21 kN/m3. Giả sử mặt cắt ngang con đường
như hình vẽ, đất nền đường có các chỉ tiêu cơ – lí như sau: trọng lượng riêng  = 20
kN/m3; góc ma sát  = 100; lực dính c = 15 kN/m2. Yêu cầu:

a) Có thể đắp với chiều cao bao nhiêu để nền đường ổn định với hệ số an toàn
Fs = 2
b) Với chiều cao đắp ở trên, xác định cường độ chống cắt 0 trên mặt phẳng
nghiêng 500 so với phương ngang tại điểm M nằm ở trung tâm đường và cách mặt
đáy móng đường một đoạn z = 2.5m. Biết ứng suất pháp trên mặt nghiêng xác định
theo công thức:
1
= [( + )+( − ) 2 ]
2
Cho phép xác định hệ số sức chịu tải giới hạn của nền theo công thức sau đây:

= 45 +
2
= −1
= 1.8 −1

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 39 of 47

b. Đáp án
Bài 4.10: Bài 14 (Olympic 2005 chính thức)
a. Đề bài
Một mẫu đất sét cố kết bình thường được thí nghiệm nén ba trục thoát nước với
áp lực buồng là 100 kN/m2 và độ lệch ứng suất cực hạn  = 200 kN/m2.
a) Xác định các thông số độ bền cắt của đất;
b) Nếu trong thí nghiệm mẫu được cố kết dưới áp lực đẳng hướng 200 kN/m2
và giai đoạn gia tải dọc trục không thoát nước. Hãy xác định độ lệch ứng suất cực
hạn nếu áp lực nước lỗ rỗng cuối cùng đo được là u = 50 kN/m2.
b. Đáp án
Bài 4.11: Bài 17 (Olympic 2007 chính thức)
a. Đề bài
Lấy 3 mẫu đất sét bão hòa ở cùng một độ sâu. Thí nghiệm nén ba trục cố kết –
thoát nước cho một mẫu được kết quả sau: ở thời điểm xảy ra phá hoại áp lực buồng
bằng 100 kPa, độ lệch ứng suất bằng 145 kPa, mặt phẳng phá hoại tạo thành góc 540
so với phương ngang. Thí nghiệm nén một trục cho mẫu 2 xác định được độ bền nén
một trục bằng 320 kPa.
a) Xác định các chỉ tiêu kháng cắt của đất
b) Xác định áp lực nước lỗ rỗng trong mẫu 2 ở thời điểm phá hoại.
b. Đáp án
CHƯƠNG 5. ÁP LỰC NGANG CỦA ĐẤT
Bài 5.1: Bài 1 (Olympic 1998 dự bị)
a. Đề bài
Một tường chắn thẳng đứng với đất sau tường là đất rời thoát nước tự do (hình
vẽ). Trọng lượng đơn vị của đất sau lưng tường là 18 kN/m3, góc ma sát trong  =
300. Trên mặt đất sau lưng tường có tải trọng phân bố đều dọc theo chiều dài tường
với cường độ q = 50 kPa trên bề rộng b = 2m. Giả thiết tường hoàn toàn không chuyển
vị, lưng tường nhẵn và thẳng đứng. Yêu cầu:
- Xác định trị số áp lực đất tác dụng lên tường chắn.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 40 of 47

b. Đáp án
Bài 5.2: Bài 2 (Olympic 1999 chính thức)
a. Đề bài
Hình vẽ dưới đây mô tả sơ đồ xác định tải trọng ngang tác dụng lên cọc trong
trường hợp móng băng được tăng cường bằng cọc BTCT. Móng có bề rộng 2m, số
lượng cọc trong móng là 2cọc/1m dài.

Hãy xác định tải trọng ngang lên cọc nếu biết rằng tổng tải trọng ngang H = 600
kN/m, đất nền có  = 300, c = 0 và γ = 18 kN/m3.
b. Đáp án
Bài 5.3: Bài 3 (Olympic 1999 chính thức)
a. Đề bài
Một tường chắn trọng lực cao 5m được xây dựng để chắn giữ bãi thải các vật
liệu rời. Giả sử có thể bỏ qua ma sát giữa tường và vật liệu thải.
a, Chứng minh rằng, khi vật liệu thải cao đều 2m trên đỉnh tường thì mặt trượt
nguy hiểm xác định theo các giả thiết của Coulomb vẫn không thay đổi.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 41 of 47

b, Xác định áp lực vật liệu thải lên tường trong trường hợp đó nếu biết rằng vật
liệu thải có γ = 16 kN/m3 và  = 400.
b. Đáp án
Bài 5.4: Bài 4 (Olympic 2000 chính thức)
a. Đề bài
Một tường chắn có lưng tường nhẵn, thẳng đứng, chắn giữ khối đất tới độ sâu
10m. Các đặc trưng của đất sau tường như sau:
c’ = 0; ’ = 280;  = 18 kN/m3; sat = 19.5 kN/m3

a, Xác định độ lớn và vị trí của tổng áp lực chủ động lên tường trong các điều
kiện sau:
- Mực nước ngầm ở dưới chân tường.
- Mực nước ngầm ngang mặt đất.
- Mực nước ngầm nằm giữa mặt đất với chân tường
b, Giả sử tường có bề rộng đáy dưới B, bề rộng đỉnh b, dung trọng vật liệu tường
. Viết điều kiện ổn định chống lật của tường.
b. Đáp án
Bài 5.5: Bài 5 (Olympic 2001 chính thức)
a. Đề bài
Tường chắn kiểu bản đáy rộng có mặt cắt như hình vẽ. Đất đắp sau tường là cát
có c = 0;  = 400;  = 17 kN/m3. Đất đắp trước tường là cát có c = 0;  = 360;  =

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 42 of 47

17 kN/m3. Bỏ qua ma sát giữa đất với tường. Góc ma sát giữa nền và bản đáy là  =
300. Yêu cầu:
1. Xác định áp lực đáy móng.
2. Xác định hệ số ổn định chống trượt phẳng theo mặt nền.
Cho biết trọng lượng đơn vị của vật liệu tường  = 25 kN/m3.

b. Đáp án

Bài 5.6: Bài 6 (Olympic 2004 chính thức)


a. Đề bài
Tường chắn cao 9m, lưng tường nghiêng 800 so với phương ngang. Đất sau
tường là đất cát có  = 240,  = 20 kN/m3 đắp nghiêng 200 (hình vẽ). Góc ma sát giữa
đất đắp với tường  = 200.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 43 of 47

a) Yêu cầu xác định trị số tổng áp lực đất lên tường chắn với mặt nghiêng giả
định BC làm với phương ngang góc 600.
b) Theo lí thuyết của Coulomb thí áp lực đó thuộc loại áp lực đất gì? có phải áp
lực đất chủ động không? Hãy giải thích?
b. Đáp án

Bài 5.7: Bài 7 (Olympic 2006 chính thức)


a. Đề bài
Tường chắn đất trọng lực bằng bê tông cốt thép có bt = 25 kN/m3. Đáy móng
trên nền sét pha có  = 18 kN/m3,  = 220, c = 5 kN/m2 (hình vẽ). Đất đắp là cát có 
= 20 kN/m3,  = 300. Bỏ qua ma sát lưng tường, góc ma sát giữa đáy móng với đất là
 = 220.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 44 of 47

a. Xác định chiều cao H lớn nhất để tường không bị trượt phẳng theo đáy móng;
b. Để làm tăng hệ số an toàn chống trượt phẳng theo đáy móng người ta mở
rộng đáy móng về phía đất đắp. Hãy xác định bề rộng đáy móng tối thiểu để có Fs =
1.5 với chiều cao H xác định theo câu a.
b. Đáp án

Bài 5.8: Bài 7 (Olympic 2006 chính thức)


a. Đề bài
Tường cừ chắn đất được dùng trong thi công hố đào chiều dài lớn có mặt cắt
ngang như hình vẽ. Đất trước và sau tường là cát có  = 18 kN/m3, sat = 21 kN/m3,
góc ma sát trong  = 350. Nước trong hố được giữ ở mức đáy móng còn nước ngầm
ở độ sâu 2m kể từ mặt đất.
a) Tính và vẽ biểu đồ áp lực đất lên tường cừ
b) Tính hệ số an toàn chống lật (quanh điểm D) nếu sức kháng bị động được
huy động ở mức 70%.
(Giả thiết tường cừ tuyệt đối cứng và bỏ qua ma sát giữa đất - tường)

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 45 of 47

CHƯƠNG 6. ỔN ĐỊNH MÁI DỐC


Bài 6.1: (Olympic 2002 chính thức)
a. Đề bài
Sau một trận mưa, trong mái dốc hình thành dòng thấm như hình vẽ. Tại R,
đường dòng đi ra và men theo mặt mái dốc.
1. Hãy xác định góc dốc giới hạn của mái trong trường hợp đó.
2. Nếu yêu cầu hệ số an toàn Fs = 1.5 thì góc mái dốc phải là bao nhiêu?
Cho biết cát bão hòa có trọng lượng riêng  = 18 kN/m3,  = 300
Cho phép dùng w = 10 kN/m3.

b. Đáp án
Bài 6.2: Bài 16 (Olympic 2006 chính thức)
a. Đề bài
Một mái dốc vô hạn có độ dốc bề mặt β = 200. Nền gồm 2 lớp: lớp trên đất cát
dày 3m có  = 18 kN/m3; lớp dưới đất sét.
a. Hãy kiểm tra ổn định trượt phẳng theo bề mặt lớp đất sét với hệ số an toàn Fs
= 1.5, biết rằng đất sét có c = 10 kN/m2 và  = 200.
b. Nếu mái đất ngập nước với dòng thấm ổn định song song với mặt đất thí mái
dốc có ổn định hay không? Biết rằng cát bão hòa có sat = 20.5 kN/m3; đất sét có ’
= 200; c’ = 0.

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 46 of 47

b. Đáp án

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất


Page 47 of 47

CHƯƠNG 7. MÓNG NÔNG


CHƯƠNG 8. MÓNG CỌC

lam.kxdkt@gmail.com Bài tập Cơ học Đất

You might also like