Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

1. Các quan điểm phi Mácxít KHÔNG chân thực vì chúng:


a/ Lý giải có căn cứ khoa học nhưng nhằm che dấu bản chất nhà nước.
b/ Che dấu bản chất thực của nhà nước và thiếu tính khoa học.
c/ Thể hiện bản chất thực của nhà nước nhưng chưa có căn cứ khoa học.
d/ Có căn cứ khoa học và nhằm thể hiện bản chất thực của nhà nước.
2. Các quan điểm, học thuyết về nhà nước nhằm:
a/ Giải thích về sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
b/ Che đậy bản chất giai cấp của nhà nước.
c/ Lý giải một cách thiếu căn cứ khoa học về nhà nước.
d/ Bảo vệ nhà nước của giai cấp thống trị.
3. Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự thỏa thuận giữa các công dân:
a/ Học thuyết thần quyền.
b/ Học thuyết gia trưởng.
c/ Học thuyết Mác–Lênin.
d/ Học thuyết khế ước xã hội.
4. Trong xã hội công xã thị tộc, quyền lực quản lý xuất hiện vì:
a/ Nhu cầu xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi.
b/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh chống xâm lược và xâm lược.
c/ Nhu cầu quản lý các công việc chung của thị tộc.
d/ Nhu cầu trấn áp giai cấp bị trị.
5. Xét từ góc độ giai cấp, nhà nước ra đời vì:
a/ Sự xuất hiện các giai cấp và quan hệ giai cấp.
b/ Sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp.
c/ Nhu cầu giải quyết mối quan hệ giai cấp.
d/ Xuất hiện giai cấp bóc lột và bị bóc lột.
6. Xét từ tính giai cấp, sự ra đời của nhà nước nhằm:
a/ Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
b/ Bảo vệ trật tự chung của xã hội.
c/ Bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị.
d/ Giải quyết quan hệ mâu thuẫn giai cấp.
7. Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu:
a/ Quản lý các công việc chung của xã hội.
b/ Bảo vệ lợi ích chung của giai cấp thống trị và bị trị.
c/ Bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
d/ Thể hiện ý chí chung của các giai cấp trong xã hội.
8. Quyền lực trong xã hội công xã thị tộc và quyền lực của nhà nước khác nhau ở:
a/ Nguồn gốc của quyền lực và cách thức thực hiện.
b/ Nguồn gốc, tính chất và mục đích của quyền lực.
c/ Tính chất và phương thức thực hiện quyền lực.
d/ Mục đích và phương thức thực hiện quyền lực.
9. Những yếu tố nào sau đây KHÔNG tác động đến sự ra đời của nhà nước:
a/ Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
b/ Hoạt động chiến tranh.
c/ Hoạt động trị thủy.
d/ Hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước.
10. Lựa chọn quá trình đúng nhất về sự ra đời của nhà nước.
a/ Sản xuất phát triển, tư hữu hình thành, phân hóa giai cấp, xuất hiện nhà nước.
b/ Ba lần phân công lao động, phân hóa giai cấp, tư hữu xuất hiện, xuất hiện nhà nước.
c/ Sản xuất phát triển, tư hữu xuất hiện, đấu tranh giai cấp, xuất hiện nhà nước.
d/ Ba lần phân công lao động, xuất hiện tư hữu, mâu thuẫn giai cấp, xuất hiện nhà nước.
11. Quá trình hình thành nhà nước là:
a/ Một quá trình thể hiện tính khách quan của các hình thức quản lý xã hội.
b/ Sự phản ánh nhu cầu quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
c/ Một quá trình thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị.
d/ Sự phản ánh ý chí và lợi ích nói chung của toàn bộ xã hội.
12. Nhà nước xuất hiện bởi:
a/ Sự hình thành và phát triển của tư hữu.
b/ Sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
c/ Sự phân hóa thành các giai cấp trong xã hội.
d/ Sự phát triển của sản xuất và hình thành giai cấp.
13. Theo quan điểm Mác xít, nhà nước hình thành khi và chỉ khi:
a/ Xuất hiện các giai cấp khác nhau trong xã hội
b/ Hình thành các hoạt động trị thủy.
c/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh và chống chiến tranh.
d/ Hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
14. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với các con đường hình thành nhà nước trên thực tế.
a/ Thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược, cai trị.
b/ Thông qua các hoạt động xây dựng và bảo vệ các công trình trị thủy.

c/ Thông qua quá trình hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
d/ Sự thỏa thuận giữa các công dân trong xã hội.
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với khái niệm bản chất của nhà nước:
a/ Yếu tố tác động làm thay đổi chức năng của nhà nước.
b/ Yếu tố tác động đến sự ra đời của nhà nước.
c/ Yếu tố tác động đến việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
d/ Yếu tố bên trong quyết định xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước.
2. Tính giai cấp của nhà nước thể hiện là:
a/ Ý chí của giai cấp thống trị.
b/ Lợi ích của giai cấp thống trị.
c/ Ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị và bị trị.
d/ Sự bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị.
3. Bản chất giai cấp của nhà nước là:
a/ Sự xuất hiện các giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội.
b/ Quyền lực cai trị của giai cấp thống trị trong bộ máy nhà nước.
c/ Sự tương tác của các quan hệ giai cấp và nhà nước.
d/ Quan hệ giữa các giai cấp khác nhau trong việc tổ chức bộ máy nhà nước.
4. Muốn xác định tính giai cấp của nhà nước:
a/ Xác định giai cấp nào là giai cấp bóc lột.
b/ Xác định sự thỏa hiệp giữa các giai cấp.
c/ Sự thống nhất giữa lợi ích giữa các giai cấp bóc lột.
d/ Cơ cấu và tính chất quan hệ giai cấp trong xã hội.
5. Nội dung nào KHÔNG là cơ sở cho tính giai cấp của nhà nước.
a/ Giai cấp là nguyên nhân ra đời của nhà nước.
b/ Nhà nước là bộ máy trấn áp giai cấp.
c/ Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt và tách rời khỏi xã hội.
d/ Nhà nước là tổ chức điều hòa những mâu thuẫn giai cấp đối kháng.
6. Tính xã hội trong bản chất của của nhà nước xuất phát từ:
a/ Các công việc xã hội mà nhà nước thực hiện.
b/ Những nhu cầu khách quan để quản lý xã hội.
c/ Những mục đích mang tính xã hội của nhà nước.
d/ Việc thiết lập trật tự xã hội.
7. Nhà nước có bản chất xã hội vì:
a/ Nhà nước xuất hiện bởi nhu cầu quản lý xã hội.
b/ Nhu cầu trấn áp giai cấp để giữ trật tự xã hội.
c/ Nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội khi nó trùng với lợi ích giai cấp thống trị.
d/ Nhà nước chính là một hiện tượng xã hội.
8. Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện qua:
a/ Chức năng và nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của giai cấp.
b/ Những hoạt động bảo vệ trật tự của nhà nước.
c/ Việc không bảo vệ những lợi ích khác nhau trong xã hội.
d/ Bảo vệ và thể hiện ý chí và lợi ích chung của xã hội.
9. Tính xã hội của nhà nước là:
a/ Sự tương tác của những yếu tố xã hội và nhà nước.
b/ Chức năng và những nhiệm vụ xã hội của nhà nước.
c/ Vai trò xã hội của nhà nước.
d/ Mục đích vì lợi ích của xã hội của nhà nước.
10. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội trong bản chất của nhà nước là:
a/ Mâu thuẫn giữa tính giai cấp và tính xã hội.
b/ Thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.
c/ Là hai mặt trong một thể thống nhất.
d/ Tính giai cấp luôn là mặt chủ yếu, quyết định tính xã hội.
11. Nội dung bản chất của nhà nước là:
a/ Tính giai cấp của nhà nước.
b/ Tính xã hội của nhà nước.
c/ Tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước.
d/ Sự tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội.
12. Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước được hiểu là:
a/ Khả năng sử dụng sức mạnh vũ lực.
b/ Khả năng sử dụng biện pháp thuyết phục, giáo dục.
c/ Có thể sử dụng quyền lực kinh tế, chính trị hoặc tư tưởng.
d/ Việc sử dụng sức mạnh cưỡng chế là độc quyền.
13. Nhà nước độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực vì:
a/ Nhà nước là bộ máy trấn áp giai cấp.
b/ Nhà nước là công cụ để quản lý xã hội.
c/ Nhà nước nắm giữ bộ máy cưỡng chế.
d/ Nhà nước có quyền sử dụng sức mạnh cưỡng chế.
14. Quyền lực của nhà nước tách rời khỏi xã hội vì:
a/ Do bộ máy quản lý quá đồ sộ.
b/ Do nhà nước phải quản lý xã hội rộng lớn.
c/ Do sự phân công lao động trong xã hội.
d/ Do nhu cầu quản lý băng quyền lực trong xã hội.
15. Nhà nước thu thuế để:
a/ Bảo đảm lợi ích vật chất của giai cấp bóc lột.
b/ Đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
c/ Đảm bảo nguồn lực cho sự tồn tại của nhà nước.
d/ Bảo vệ lợi ích cho người nghèo.
16. Nhà nước không tạo ra của cải vật chất và tách biệt khỏi xã hội cho nên:
a/ Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt.
b/ Nhà nước có chủ quyền.
c/ Nhà nước thu các khoản thuế.
d/ Ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật.
17. Nhà nước định ra và thu các khỏan thuế dưới dạng bắt buộc vì:
a/ Nhà nước thực hiện quyền lực công cộng của mình.
b/ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.
c/ Vì nhà nước có chủ quyền quốc gia.
d/ Nhà nước không tự đảm bảo nguồn tài chính.
18. Thu thuế dưới dạng bắt buộc là việc:
a/ Nhà nước buộc các chủ thể trong xã hội phải đóng thuế.
b/ Nhà nước kêu gọi các cá nhân tổ chức đóng thuế.
c/ Dùng vũ lực đối với các cá nhân tổ chức.
d/ Các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng thuế cho nhà nước.
19. Chủ quyền quốc gia thể hiện:
a/ Khả năng ảnh hưởng của nhà nước lên các mối quan hệ quốc tế.
b/ Khả năng quyết định của nhà nước lên công dân và lãnh thổ.
c/ Vai trò của nhà nước trên trường quốc tế.
d/ Sự độc lập của quốc gia trong các quan hệ đối ngoại.
20. Các nhà nước phải tôn trọng và không can thiệp lẫn nhau vì:
a/ Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt.
b/ Nhà nước có chủ quyền.
c/ Mỗi nhà nước có hệ thống pháp luật riêng.
d/ Nhà nước phân chia và quản lý cư dân của mình theo đơn vi hành chính – lãnh thổ.
21. Nhà nước có chủ quyền quốc gia là:
a/ Nhà nước toàn quyền quyết định trong phạm vi lãnh thổ.
b/ Nhà nước có quyền lực.
c/ Nhà nước có quyền quyết định trong quốc gia của mình.
d/ Nhà nước được nhân dân trao quyền lực.
22. Nhà nước phân chia và quản lý cư dân theo các đơn vị hành chính lãnh thổ là:
a/ Phân chia lãnh thổ thành những đơn vị hành chính nhỏ hơn.
b/ Phân chia cư dân và lãnh thổ thành các đơn vị khác nhau.
c/ Chia cư dân thành nhiều nhóm khác nhau.
d/ Chia bộ máy thành nhiều đơn vị, cấp nhỏ hơn.
23. Nhà nước phân chia cư dân và lãnh thổ nhằm:
a/ Thực hiện quyền lực.
b/ Thực hiện chức năng.
c/ Quản lý xã hội.
d/ Trấn áp giai cấp.
24. Việc phân chia cư dân theo các đơn vị hành chính lãnh thổ dựa trên:
a/ Hình thức của việc thực hiện chức năng của nhà nước.
b/ Những đặc thù của từng đơn vị hành chính, lãnh thổ.
c/ Đặc thù của cách thức tổ chức bộ máy nhà nước.
d/ Phương thức thực hiện chức năng của nhà nước.
25. Nội dung nào sau đây KHÔNG thể hiện vai trò và mối quan hệ của nhà nước với xã hội.
a/ Bị quyết định bởi cơ sở kinh tế nhưng có sự độc lập nhất định.

b/ Là trung tâm của hệ thống chính trị.


c/ Ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng bị ràng buộc bởi pháp luật.
d/ Tổ chức và hoạt động phải theo những nguyên tắc chung và thống nhất.
26. Cơ sở kinh tế quyết định:
a/ Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước.
b/ Phương thức thực hiện chức năng của nhà nước.
c/ Hình thức thực hiện chức năng của nhà nước.
d/ Phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước.
27. Nhà nước có vai trò đối với nền kinh tế:
a/ Quyết định nội dung và tính chất của cơ sở kinh tế.
b/ Có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế.
c/ Thúc đầy cơ sở kinh tế phát triển.
d/ Không có vai trò gì đối với cơ sở kinh tế.
28. Chọn nhận định đúng nhất thể hiện nhà nước trong mối quan hệ với pháp luật:
a/ Nhà nước xây dựng và thực hiện pháp luật nên nó có thể không quản lý bằng luật.
b/ Pháp luật là phương tiện quản lý của nhà nước bởi vì nó do nhà nước đặt ra.
c/ Nhà nước ban hành và quản lý bằng pháp luật nhưng bị ràng buộc bởi pháp luật.
d/ Pháp luật do nhà nước ban hành nên nó là phương tiện để nhà nước quản lý.
29. Tổ chức nào sau đây đóng vai trò trung tâm của hệ thống chính trị.
a/ Đảng phái chính trị.
b/ Các tổ chức chính trị – xã hội.
c/ Nhà nước.
d/ Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp.
30. Về vị trí của nhà nước trong hệ thống chính trị, lựa chọn nhận định đúng nhất.
a/ Nhà nước chính là hệ thống chính trị.
b/ Nhà nước không là một tổ chức chính trị.
c/ Nhà nước không nằm trong hệ thống chính trị.
d/ Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị.
CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Nhiệm vụ của nhà nước là:
a/ Xuất hiện đồng thời với chức năng.
b/ Hình thành sau khi chức năng xuất hiện.
c/ Quyết định nội dung, tính chất của chức năng.
d/ Bị quyết định bởi chức năng của nhà nước.
2. Sự thay đổi nhiệm vụ của nhà nước là:
a/ Xuất phát từ sự phát triển của xã hội.
b/ Phản ánh nhận thức chủ quan của con người trước sự thay đổi của xã hội.
c/ Phản ánh nhận thức của nhà cầm quyền trước sự phát triển của xã hội.
d/ Xuất phát từ nhận thức chủ quan của con người.
3. Sự thay đổi chức năng của nhà nước xuất phát từ:
a/ Sự thay đổi của nhiệm vụ của nhà nước và ý chí của giai cấp.
b/ Lợi ích của giai cấp thống trị và ý chí chung của xã hội.
c/ Nhận thức thay đổi trước sự thay đổi của nhiệm vụ.
d/ Sự thay đổi của nhiệm vụ của nhà nước và ý chí của các giai cấp.
4. Chức năng của nhà nước là:
a/ Những mặt hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện công việc của nhà nước.
b/ Những công việc và mục đích mà nhà nước cần giải quyết và đạt tới.
c/ Những loại hoạt động cơ bản của nhà nước.
d/ Những mặt hoạt động cơ bản nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước.
5. Phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước KHÔNG là:
a/ Cưỡng chế.
b/ Giáo dục, thuyết phục.
c/ Mang tính pháp lý.
d/ Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế và kết hợp.
6. Sự phân chia chức năng nhà nước nào sau đây trên cơ sở pháp lý.
a/ Chức năng đối nội, đối ngoại.
b/ Chức năng kinh tế, giáo dục.
c/ Chức năng của bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước.
d/ Chức năng xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.
7. Chức năng trong mối quan hệ với bộ máy nhà nước.
a/ Bộ máy nhà nước hình thành nhằm thực hiện chức năng nhà nước.
b/ Chức năng hình thành bởi bộ máy nhà nước.
c/ Bộ máy nhà nước là phương thức thực hiện chức năng.
d/ Chức năng là một loại cơ quan nhà nước.
CHƯƠNG 4: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Vai trò của Chính phủ là:
a/ Tham gia vào hoạt động lập pháp.
b/ Thi hành pháp luật.
c/ Bổ nhiệm thẩm phán của tòa án.
d/ Đóng vai trò nguyên thủ quốc gia.
2. Chính phủ là cơ quan:
a/ Được hình thành bởi cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp.
b/ Chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp.
c/ Thực hiện pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.
d/ Bị bất tín nhiệm và giải tán bởi cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp.
3. Nhận định nào sau đây đúng với cơ quan Lập pháp.
a/ Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp.
b/ Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện.
c/ Cơ quan lập pháp và cơ quan đại diện là một.
d/ Cơ quan lập pháp không là cơ quan đại diện.
4. Tòa án cần phải độc lập và tuân theo pháp luật vì:
a/ Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân.
b/ Tòa án là cơ quan nhà nước.
c/ Tòa án đại diện cho nhân dân.
d/ Tòa án bảo vệ pháp luật.
5. Sự độc lập của Tòa án được hiểu là:
a/ Tòa án được hình thành một cách độc lập.
b/ Tòa án trong hoạt động của mình không bị ràng buộc.
c/ Tòa án chủ động giải quyết theo ý chí của thẩm phán.
d/ Tòa án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối.
6. Tổng thống, Chủ tịch, Nhà vua phù hợp với trường hợp nào sau đây:
a/ Do cơ quan lập pháp bầu ra.
b/ Đứng đầu cơ quan Hành pháp.
c/ Đứng đầu cơ quan Tư pháp.
d/ Nguyên thủ quốc gia.
7. Cơ quan nhà nước nào sau đây đóng vai trò xây dựng pháp luật:
a/ Cơ quan đại diện.
b/ Chính phủ.
c/ Nguyên thủ quốc gia.
d/ Tòa án.
8. Cơ quan nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ pháp luật.
a/ Quốc hội.
b/ Chính phủ
c/ Tòa án.
d/ Nguyên thủ quốc gia.
9. Pháp luật được thực hiện chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây:
a/ Quốc hội.
b/ Chính phủ.
c/ Tòa án.
d/ Nguyên thủ quốc gia.
10. Nguyên tắc của bộ máy nhà nước là:
a/ Cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
b/ Nền tảng cho việc hình thành những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
c/ Tạo nên tính tập trung trong bộ máy nhà nước.
d/ Xác định tính chặt chẽ của bộ máy nhà nước.
11. Bộ máy nhà nước mang tính hệ thống, chặt chẽ bởi:
a/ Các cơ quan nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
b/ Được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất.
c/ Các cơ quan nhà nước ở địa phương phải tuân thủ các cơ quan ở Trung ương.
d/ Nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
12. Khi phân biệt cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, những dấu hiệu nào sau đây KHÓ có thể
phân biệt:
a/ Tính tổ chức, chặt chẽ.

b/ Có thẩm quyền (quyền lực nhà nước).


c/ Thành viên là những cán bộ, công chức.
d/ Là một bộ phận của bộ máy nhà nước.
13. Trình độ tổ chức bộ máy nhà nước phụ thuộc vào:
a/ Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
b/ Chức năng của nhà nước.
c/ Sự phát triển của xã hội.
d/ Số lượng và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước.
CHƯƠNG 6: KIỂU NHÀ NƯỚC
1. Phân loại kiểu nhà nước dựa trên:
a/ Bản chất của nhà nước.
b/ Sự thay thế các kiểu nhà nước.
c/ Hình thái kinh tế – xã hội.
d/ Phương thức thay thế giữa các kiểu nhà nước.
2. Sự thay thế các kiểu nhà nước diễn ra một cách:
a/ Tất yếu khách quan.
b/ Thông qua một cuộc cách mạng tư sản.
c/ Phải bằng cách mạng bạo lực.
d/ Nhanh chóng.
3. Trên cơ sở khái niệm kiểu nhà nước, chọn phương án KHÔNG phù hợp.
a/ Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước.
b/ Sự thay thế các kiểu nhà nước là mang tính khách quan.
c/ Sự thay thế các kiểu nhà nước diễn ra bằng một cuộc cách mạng.
d/ Các nhà nước tất yếu phải trải qua bốn kiểu nhà nước.
4. Bản chất giai cấp của các nhà nước nào sau đây KHÔNG giống với các nhà nước còn lại:
a/ Nhà nước Chiếm hữu nô lệ.

b/ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

c/ Nhà nước phong kiến.


d/ Nhà nước tư sản.
CHƯƠNG 7: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Yếu tố nào sau đây KHÔNG là điều kiện ra đời của các nhà nước xã hội chủ
2. nghĩa.
a/ Nền kinh xã hội chủ nghĩa rất phát triển.
b/ Ý thức hệ Mác xít.
c/ Phong trào giải phóng thuộc địa.
d/ Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
2. Về mặt lý thuyết, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a/ Một kiểu nhà nước mới.
b/ Một hình thức tổ chức quyền lực.
c/ Giai đoạn quá độ của nhà nước tư bản chủ nghĩa.
d/ Một hình thức nhà nước mới.
3. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a/ Không thể hiện bản chất giai cấp.
b/ Thể hiện bản chất giai cấp thống trị.
c/ Không thể hiện bản chất giai cấp bị trị.
d/ Thể hiện bản chất giai cấp bị bóc lột.
4. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa KHÔNG là:
a/ Nhà nước nửa nhà nước.
b/ Quản lý ½ lãnh thổ.
c/ Nhà nước tự tiêu vong.
d/ Mang bản chất giai cấp.
5. Nội dung nào phù hợp với của quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa.
a/ Quyền lực nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân.
b/ Quyền lực nhà nước của đa số nhân dân.
c/ Quyền lực nhà nước thuộc về liên minh các giai cấp.
d/ Quyền lực nhà nước mang tính giai cấp.
6. Bản chất giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa là bảo vệ lợi ích của:
a/ Đa số nhân dân.
b/ Giai cấp thống trị.
c/ Của toàn bộ xã hội.
d/ Liên minh các giai cấp.
7. Chức năng nào thể hiện rõ nhất bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
a/ Quản lý kinh tế.
b/ Bảo vệ tổ quốc.
c/ Bảo vệ chế độ xã hội.
d/ Bảo vệ lợi ích của xã hội.
8. Hình thức chính thể nào gần giống với hình thức chính thể của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
a/ Chế độ cộng hòa tổng thống.

b/ Cộng hòa lưỡng tính.


c/ Cộng hòa quý tộc.
d/ Cộng hòa đại nghị.

9. Hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa là:


a/ Có thể có hình thức chính thể quân chủ.
b/ Chế độ chính trị có thể là dân chủ tư sản.
c/ Hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất.
d/ Luôn là hình thức chính thể cộng hòa. ↵
10. Nội dung nào không phản ánh dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện
quyền lực nhà nước.
a/ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
b/ Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp thống trị.

c/ Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
d/ Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.
11. Nội dung nào thể hiện sự kế thừa tinh hoa của học thuyết pháp quyền trong nhà nước xã hội
chủ nghĩa:
a/ Có ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

b/ Các cơ quan này thực hiện những chức năng khác nhau.
c/ Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước là phụ thuộc.
d/ Thực hiện phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.

12. Đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a/ Quyền lực tập trung, thống nhất.
b/ Có đảng cộng sản lãnh đạo.
c/ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
d/ Có sự tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước.
13. Nhà nước pháp quyền khác với nhà nước pháp trị ở:
a/ Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật.
b/ Nhà nước pháp quyền đặt ra pháp luật.
c/ Nhà nước pháp quyền bị ràng buộc bởi pháp luật.
d/ Pháp luật được thực hiện triệt để.
14.Nhà nước pháp quyền là:
a/ Nhà nước cai trị bằng pháp luật và không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật.
b/ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không bị hạn chế bởi pháp luật.
c/ Nhà nước chịu sự ràng buộc bởi pháp luật và không cai trị bằng pháp luật.
d/ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bị ràng buộc bởi luật pháp.

 Câu 1:
Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những gì?

o A. Các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
o B. Các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
o C. Các chế định pháp luật, các ngành luật.
o D. Các chế định pháp luật.

 Câu 2:Mã câu hỏi: 389952


Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm gì?

o A. Có chứa quy phạm pháp luật.


o B. Do cơ quan nhà nước, người có thầm quyền ban hành.
o C. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
o D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 3:Mã câu hỏi: 389953


Văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy loại chính?

o A. 2.
o B. 3.
o C. 4.
o D. 5.

 Câu 4:Mã câu hỏi: 389955


Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

o A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


o B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
o C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
o D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.

 Câu 5:Mã câu hỏi: 389961


Văn bản áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?

o A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.


o B. Mang tính quyền lực nhà nước.
o C. Xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định.
o D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 6:Mã câu hỏi: 389969


Văn bản nào dưới đay không phải văn bản dưới luật?

o A. pháp lệnh.
o B. lệnh.
o C. Hiến pháp.
o D. nghị quyết.

 Câu 7:Mã câu hỏi: 389985


Về hình thức, hệ thống pháp luật được thể hiện qua

o A. các chế định pháp luật.


o B. các văn bản quy phạm pháp luật.
o C. các ngành luật
o D. đáp án khác.
 Câu 8:Mã câu hỏi: 389987
Tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng được gọi là
gì?

o A. Chế định pháp luật.


o B. Ngành luật.
o C. Quy phạm pháp luật.
o D. Văn bản pháp luật.

 Câu 9:Mã câu hỏi: 389989


Ai là người ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

o A. Chủ tịch nước.


o B. người có thẩm quyền theo pháp luật quy định.
o C. các cơ quan nhà nước.
o D. các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo pháp luật quy định.

 Câu 10:Mã câu hỏi: 389990


Cơ sở để quy định tên gọi, trình tự ban hành của văn bản pháp luật là gì?

o A. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.


o B. Luật Ban hành văn bản hợp nhất.
o C. Luật Ban hành văn bản.
o D. Luật Ban hành văn bản hành chính
1. “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ____, do ____ đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể
hiện ____ của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện ____, là nhân tố chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã
hội.” :

a. Bắt buộc – quốc hội – chí – chính trị.

b. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – chính trị.

c. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – kinh tế xã hội.

d. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội.

d. Cả 3 phương án trên.
4. Chế tài có các loại sau:

a. Chế tài hình sự và chế tài hành chính

b. Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự

c. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự

d. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc

5. Chế tài của QPPL là:

a. Hình phạt nghiêm khắc của nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

b. Những hậu quả pháp lý bất lợi có thể áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của
QPPL.

c. Biện pháp cưỡng chế nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

d. Cả a, b và c đều đúng

6. Chọn phát biểu sai về đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:

a. Là quy tắc xử sự được nhà nước đảm bảo thực hiện.

b. Tất cả những văn bản do nhà nước ban hành đều là VBQPPL.

c. Được nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.

d. Là chuẩn mực đánh giá tính hợp pháp đối với hành vi của con người.

7. Chủ thể của QHPL là:


a. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong một nhà nước.

b. Cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận có khả năng tham gia vào các QHPL.

c. Cá nhân, tổ chức cụ thể có được những quyền và mang những nghĩa vụ pháp lý nhất định được chỉ ra trong các QHPL cụ
thể.

d. Cả a, b và c

8. Đâu là bộ phận chế tài trong VBQPPL sau

“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

(Khoản 1, Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015)”

a. “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”

b. “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền”

c. “thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc

d. Toàn bộ khoản trên.

a. Luật.

b. Quyết định.

c. Văn bản dưới luật.

d. Cả a và b.
10. Đâu là một trong những khách thể của quan hệ pháp luật dân sự?

a. Quyền sở hữu tài sản.

b. Cá nhân, pháp nhân.

c. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật dân sự.

d. Tất cả đáp án đều sai.

11. Đâu là nguồn gốc hình thành pháp luật?

a. Chọn lọc, thừa nhận các quy tắc xử sự thông thường trong xã hội nâng lên thành luật.

b. Thừa nhận cách thức xử lý đã được đưa ra trong các quyết định áp dụng pháp luật.

c. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

d. Cả 3 đáp án trên.

13. Điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quan hệ pháp luật là:

a. Là quan hệ xã hội

b. Không mang tính ý chí

c. Được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước

d. Xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật

14. Điều kiện để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL:

a. Khi có QPPL điều chỉnh QHXH tương ứng


b. Khi xuất hiện chủ thể pháp luật trong trường hợp cụ thể

c. Khi xảy ra SKPL

d. Cả a, b và c

15. Điều ước quốc tế là hình thức pháp luật của Việt Nam khi:

a. Việt Nam không công nhận.

b. Việt Nam tham gia ký kết.

c. Điều ước có nhiều quốc gia cùng ký kết.

d. Điều ước được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận.

16. Giả định của quy phạm pháp luật là

a. Là phần dự liệu điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đời sống và xác định loại cá nhân, tổ chức cụ thể .

b. Là phần xác định cách xử sự của chủ thể khi chủ thể ở trong những điều kiện, hoàn cảnh được xác định trong phần giả
định của QPPL.

c. Chỉ ra biện pháp tác động của NN sẽ được áp dụng trong những điều kiện, hoàn cảnh đó.

d. Cả a và c

17. Hình thức bên ngoài của pháp luật chính là sự thể hiện công khai ý chí của nhà nước, đồng thời để xã hội nhận
biết được và tuân theo ý chí của nhà nước. Đó chủ yếu là ___ hình thức sau: ___

a. 4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật

b. 3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
c. 2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật

d. 1 – văn bản quy phạm pháp luật

18. Hình thức bên trong của pháp luật là gì?

a. Là phương thức hay dạng tồn tại cũng như quy mô, cách tổ chức các yếu tố cấu tạo nên hệ thống pháp luật.

b. Là những phương thức tồn tại và cách thức thể hiện ra bên ngoài của pháp luật, chứa đựng các quy phạm pháp luật.

c. Là sự thể hiện ý chí công khai của nhà nước, đồng thời để xã hội nhận biết được và tuân theo ý chí của nhà nước.

d. Là sự liên kết sắp xếp của các bộ phận, các đặc đểm bản chất của giai cấp thống trị.

19. Hình thức của pháp luật được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam là:

a. Tập quán pháp.

b. Tiền lệ pháp.

c. Văn bản quy phạm Pháp luật.

d. Điều lệ.

20. Khẳng định nào đúng:

a. QPPL mang tính bắt buộc chung.

b. Các quy phạm xã hội không phải là QPPL cũng mang tính bắt buộc chung.

c. Các quy phạm xã hội không phải là QPPL cũng mang tính bắt buộc nhưng không mang tính bắt buộc chung.

d. Cả a và c
21. Khẳng định nào là đúng:

a. Muốn trở thành chủ thể QHPL thì trước hết phải là chủ thể pháp luật

b. Đã là chủ thể QHPL thì là chủ thể pháp luật

c. Đã là chủ thể QHPL thì có thể là chủ thể pháp luật, có thể không phải là chủ thể pháp luật

d. Cả a và b

22. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì:

a. Năng lực hành vi của cá nhân đó không bị ảnh hưởng.

b. Năng lực hành vi của cá nhân đó bị vô hiệu.

c. Năng lực hành vi của cá nhân đó bị hạn chế.

d. Năng lực chủ thể không bị ảnh hưởng.

23. lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.” Cho biết điều trên thuộc loại VBQPPL nào.

a. Quy phạm pháp luật không bắt buộc.

b. Quy phạm pháp luật bắt buộc.

c. Quy phạm pháp luật cho phép.

d. Quy phạm pháp luật cấm đoán.

24. Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại …… kiểu pháp luật, bao gồm các kiểu pháp luật là ………….

a. 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN


b. 4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN

c. 4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản – XHCN

d. 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN

25. Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại mấy kiểu pháp luật?

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

26. Mỗi một điều luật:

a. Có thể có đầy đủ cả ba yếu tố cấu thành QPPL.

b. Có thể chỉ có hai yếu tố cấu thành QPPL

c. Có thể chỉ có một yếu tố cấu thành QPPL là quy phạm định nghĩa

d. Cả A, B và C đều đúng

27. Nguyên tắc “không áp dụng hiệu lực hồi tố” của VBPL được hiểu là:

a. VBPL chỉ áp dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

b. VBPL chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

c. VBPL không áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực pháp luật.
d. Cả A, B và C.

28. Nhận định nào đúng:

a. Chỉ có công dân mới là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

b. Công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch, các tổ chức có năng lực pháp lý đều là chủ thể của quan hệ pháp
luật.

c. Tổ chức không phải là pháp nhân thì không là chủ thể của quan hệ pháp luật.

d. Cả b & c.

29. Nhận định nào sai:

a. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là khác nhau.

b. Năng lực hành vi của chủ thể là cá nhân phụ thuộc và độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ của chủ thể.

c. Năng lực hành vi của cá nhân luôn xuất hiện muộn hơn so với năng lực pháp luật.

d. Không có đáp án sai.

30. Phát biểu nào sau đây về năng lực pháp luật là đúng?

a. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ do chủ thể đó tự quy định.

b. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia.

c. Năng lực pháp luật của mọi chủ thể pháp nhân là như nhau.

d. Năng lực pháp luật của Nhà nước không bị hạn chế

31. QPPL là cách xử sự do nhà nước quy định để:


a. Áp dụng cho một lần duy nhất và hết hiệu lực sau lần áp dụng đó.

b. Áp dụng cho một lần duy nhất và vẫn còn hiệu lực sau lần áp dụng đó.

c. Áp dụng cho nhiều lần và vẫn còn hiệu lực sau những lần áp dụng đó.

d. Áp dụng cho nhiều lần và hết hiệu lực sau những lần áp dụng đó.

32. Quan hệ pháp luật bao gồm mấy bộ phận ?

a. 3

b. 4

c. 5

d. 6

33. Quan hệ pháp luật gồm các bộ phận nào dưới đây ?

a. Chủ thể, khách thể, quy định.

b. Chủ thể, hành khách, nội dung.

c. Chủ quan, khách quan, nội dung.

d. Chủ thể, khách thể, nội dung.

34. Quan hệ pháp luật xuất hiện do:

a. Do ý chí cá nhân, không liên quan đến nhà nước.


b. Do ý chí nhà nước, cá nhân không có quyền.

c. Do ý chí cá nhân nhưng nằm trong khuôn khổ ý chí nhà nước.

d. Do ý chí nhà nước nhưng được sự đồng ý của nhiều cá nhân.

36. Sự kiện pháp lý là:

a. Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.

b. Những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hoặc trong xã hội nằm ngoài ý chí của con người

c. Những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động

d. Sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
QHPL cụ thể.

37. Sự thay đổi hệ thống QPPL có thể được thực hiện bằng cách:

a. Ban hành mới; Sửa đổi, bổ sung

b. Đình chỉ; Bãi bỏ

c. Thay đổi phạm vi hiệulực

d. Cả A, B và C

39. Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ:

a. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.

b. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị.

c. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
d. Cả a, b, c.

40. Tính quy phạm phổ biến là đặc tính của:

a. Pháp luật.

b. Quy tắc đạo đức.

c. Tôn giáo.

d. Tổ chức xã hội.

41. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là thuộc tính (đặc trưng) của:

a. Quy phạm đạo đức

b. Quy phạm tập quán

c. Quy phạm pháp luật

d. Quy phạm tôn giáo

42. Trong quan hệ mua bán, khách thể là:

a. Quyền sở hữu căn nhà của người mua

b. Quyền sở hữu số tiền của người bán

c. Căn nhà, số tiền

d. a và b đúng
43. Văn bản quy phạm pháp luật:

a. Luôn luôn chứa đựng các QPPL

b. Mang tính cá biệt – cụ thể

c. Nêu lên các chủ trương, đường lối, chính sách

d. Cả A, B và C đều đúng

44. Về mặt cấu trúc, mỗi một QPPL:

a. Phải có cả ba bộ phận cấu thành: giả định, quy định, chế tài

b. Phải có ít nhất hai bộ phận trong ba bộ phận nêu trên

c. Chỉ cần có một trong ba bộ phận nêu trên

d. Cả a, b và c đều sai.

Bản chất nhà nước là:

A – Tính giai cấp

B – Tính giai cấp và tính xã hội.

C – Tính xã hội.

D – Không có thuộc tính nào.

Tổ chức có quyền lực công:

A – Công ty.

B – Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


C – Các tổ chức xã hội.

D – Nhà nước.

Quyền lực Nhà nước tập trung, thống nhất trong các cơ quan quyền lực do dân bầu ra là hình thức chính thể:

A – Cộng hoà dân chủ nhân dân.

B – Cộng hoà dân chủ tư sản.

C – Quân chủ lập hiến.

D – Quân chủ chuyên chế.

1.01 – A ; 1.02 – B; 1.03 – D; 1.04 – C; 1.05 – A.

2. Phần: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất của Nhà nước Việt Nam là:

A – Nhà nước của tất cả các dân tộc trong quốc gia Việt Nam.

B – Nhà nước mà trong đó quyền lực Nhà nước thuộc về nhân

dân.

C – Nhà nước thể hiện bản chất dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, vai trò và ý thức xã hội.

D – Cả a, b, c đều đúng.

Chức năng của Nhà nước là:

A – Những phương diện hoạt động cơ bản có tính chất định hướng của Nhà nước.

B – Nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước.


C – Nhiệm vụ lâu dài của Nhà nước.

D – Hoạt động bảo vệ an ninh trật tự xã hội.

Hình thức Nhà nước Việt Nam dưới góc độ chính thể là:

A – Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ tư sản.

B – Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân.

C – Hình thức chính thể quân chủ lập hiến.

D – Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế.

Hình thức cấu trúc của Nhà nước Việt Nam là:

A – Nhà nước liên minh

B – Nhà nước liên bang.

C – Nhà nước đơn nhất.

D – Cả a, b, c đều đúng.

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước:

A – Có chủ quyền chung, toàn vẹn lãnh thổ.

B – Có một hệ thống pháp luật áp dụng trên toàn lãnh thổ.

C – Có hai hệ thống cơ quan Nhà nước.

D – Cả a và b đều đúng.

2.01 – D; 2.02 – A; 2.03 – B; 2.04 – C; 2.05 – D.

3. Phần: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhà nước Việt Nam là

A – Đảng Cộng sản.

B – Quốc hội.

C – Chính phủ.

D – Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Cơ quan thường trực của Quốc hội là:

A – Chính phủ

B – Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

C – Hội đồng nhân dân các cấp.

D – Uỷ ban nhân dân các cấp.

Cơ quan quản lý Nhà nước địa phương là

A – Uỷ ban nhân dân các cấp.

B – Hội đồng nhân dân các cấp.

C – Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương.

D – Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương.

Cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương là:

A – Toà án nhân dân tối cao.

B – Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

C – Bộ và cơ quan ngang Bộ.


D – Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3.01 – B; 3.02 – D; 3.03 – B; 3.04 – A; 3.05 – C

4. Phần: Những vấn đề chung về pháp luật

Pháp luật và Nhà nước là 2 hiện tượng xuất hiện trong xã hội cùng lúc là quan điểm của lý thuyết:

A – Thuyết tư sản.

B – Thuyết thần học.

C – Học thuyết Mác-Lênin.

D – a và b đều đúng.

Hình thức Pháp luật được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam là:

A – Tập quán pháp.

B – Tiền lệ pháp.

C – Văn bản quy phạm Pháp luật.

D – Học lý.

Tính quy phạm phổ biến là đặc tính của:

A – Pháp luật.

B – Quy tắc đạo đức.

C – Tôn giáo.

D – Tổ chức xã hội.

5. Phần: Quy phạm pháp luật và Văn bản quy phạm pháp luật

Các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản quy phạm Pháp luật:
A – Công văn

B – Tờ trình

C – Lệnh

D – Thông báo

Văn bản nào dưới đây do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

A – Pháp lệnh

B – Nghị định

C – Lệnh

D – Quyết định

Quy phạm pháp luật được thể hiện bằng hình thức:

A – Lời nói.

B – Văn bản.

C – Hành vi cụ thể.

D – b và c đều đúng.

Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc thể hiện ý chí của:

A – Tổ chức kinh tế

B – Tổ chức xã hội.

C – Tổ chức chính trị – xã hội.

D – Nhà nước.
Văn bản pháp luật có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật nước ta:

A – Hiến pháp.

B – Nghị quyết của Quốc hội.

C – Lệnh của Chủ tịch nước.

D – Pháp lệnh.

Sắp xếp các văn bản gồm: Nghị định, Pháp lệnh, Luật, Chỉ thị theo trật tự thứ bậc trong hệ thống văn bản pháp luật
nước ta:

A – Pháp lệnh – Luật – Nghị định – Chỉ thị.

B – Luật – Pháp lệnh – Nghị định – Chỉ thị.

C – Pháp lệnh – Nghị định – Luật – Chỉ thị.

D – Nghị định – Luật – Pháp lệnh – Chỉ thị.

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành là:

A – Chính phủ.

B – Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

C – Thủ tướng chính phủ.

D – Chủ tịch nước.

5.01 – C; 5.02 – A; 5.03 – B; 5.04 – D; 5.05 – A; 5.06 – B; 5.07 – A

Câu 4: Các cơ quan quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân
B. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân
C. Quốc hội, Tòa án Nhân dân
D. Quốc hội, Chính phủ
Câu 5: Nội dung nào không thuộc bản chất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
A. Pháp chế Xã hội chủ nghĩa
B. Giai cấp
C. Xã hội
D. Tôn giáo
Câu 6: Cơ quan quản lý nhà nước gồm có:
A. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân
B. Quốc hội, Chính phủ
C. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
D. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp

You might also like