TN Mác Lênin

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 72

Ôn tập – Trắc nghiệm

TRIẾT HỌC MÁC -LÊNIN


TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG MỞ ĐẦU KHÁI


NIỆM – KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng phản ánh nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác
Lênin. Chủ nghĩa Mác Lênin là:

A. Học thuyết do C.Mác sáng lập.


B. Hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C. Mác, Ph. Ăngghen và sự
phát triển của V.I.Lênin.
C. Thế giới quan và phương pháp luận khoa học của các khoa học.
D. Học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và giải phóng
nhân dân lao động thoát khỏi sự áp bức bóc lột và tiến tới giải phóng con
người.

Câu 2: Thế giới quan là:

A. Sự hiểu biết của con người về thế giới; về con người và vị trí, vai trò của
con người trong thế giới đó.
B. Hệ thống quan niệm (quan điểm) chung của con người về thế giới; về con
người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
C. Hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí của con
người trong thế giới.
D. Quan niệm chung của con người về thế giới; về con người và vị trí, vai trò
của con người trong thế giới đó.

Câu 3: Hãy sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất các hình
thức thế giới quan sau:

A. TGQ Tôn giáo – TQG Thần thoại – TQG Triết học.


B. TQG Thần thoại – TQG Tôn giáo – TQG Triết học.
C. TQG Triết học – TQG Tôn giáo – TQG Thần thoại.
D. TQG Thần thoại – TQG Triết học – TQG Tôn giáo.

1
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 4: Hãy sắp xếp theo trình tự giảm dần về mặt thời gian của các hình thức thế
giới quan sau:

A. TQG Huyền thoại – TQG Tôn giáo – TQG Triết học.


B. TQG Triết học – TQG Huyền thoại – TQG Tôn giáo.
C. TQG Triết học – TQG Tôn giáo – TQG Huyền thoại.
D. TQG Tôn giáo – TQG Huyền thoại – TQG Triết học.

Câu 5: Phương pháp luận là:

A. Khoa học về nhận thức.


B. Phương pháp tiếp cận nhận thức và thực tiễn.
C. Lý luận hay khoa học về phương pháp.
D. Lý luận hay khoa học về phương pháp – định hướng cách tiếp cận nhận thức
và thực tiễn.
Câu 6: Các bộ phận lý luận cơ bản cấu thành Chủ nghĩa Mác – Lênin là:

A. Triết học Mác-Lênin, KTCT Mác-Lênin và CNXH Khoa học.


B. KTCT Mác-Lênin, triết học và lịch sử nhân loại.
C. Triết học, kinh tế học và xã hội học.
D. VH Phục Hưng Pháp; TH cổ điển Đức, KTCT cổ điển Anh.

Câu 7: Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác - Lênin là:
A. Kinh tế chính trị Mác – Lênin, tư tưởng triết học và lịch sử nhân loại.
B. Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
C. Điều kiện kinh tế - xã hội, Điều kiện lý luận, Điều kiện khoa học tự nhiên.
D. Điều kiện lý luận, Điều kiện Khoa học tự nhiên và Điều kiện kinh tế - xã hội.

Câu 8: Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Triết học Mác – Lênin:
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố và phát triển.
B. Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị độc lập.
C. Giai cấp tư sản đã trở nên bảo thủ

2
TRẮC NGHIỆM MÁC –
D. Cả A và B đều đúng. LÊNIN

3
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 9: Các tiền đề lý luận hình thành chủ nghĩa Mác là:

A. Triết học cổ điển Đức và Kinh tế chính trị cổ điển Anh


B. Chủ nghĩa không tưởng Pháp và Anh.
C. Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội
không tưởng Pháp.
D. Tư tưởng nhân loại, Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh và
chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

Câu 10: Các tiền đề khoa học tự nhiên góp phần minh chứng tính đúng đắn về
thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác là:

A. Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.


B. Thuyết tiến hóa.
C. Thuyết tế bào.
D. Cả A, B và C.

Câu 11: Các yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập nghiên cứu CN Mác-Lênin:

A. Hiểu đúng tinh thần, thực chất của CN Mác, chống xu hướng kinh viện, giáo
điều. Đồng thời, xem CN Mác như “một hệ thống mở”.
B. Nghiên cứu mỗi luận điểm CN Mác cần đặt chúng trong mối liên hệ với các
luận điểm khác và gắn những luận điểm của CN Mác với thực tiễn cách mạng
VN, thực tiễn thời đại.
C. Học tập và nghiên cứu CN Mác đồng thời cũng là quá trình giáo dục, tự giáo
dục và rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
D. Cả A, B và C đều đúng.

4
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 1


CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Câu 1: Triết học
là:

A. Hệ thống quan điểm về thế giới tự nhiên và xã hội loài người.


B. Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy cùng vì con người trong thế giới.
C. Hệ thống tri thức lý luận về lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại.
D. Hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người
trong thế giới đó.

Câu 2: Triết học ra đời vào thời gian nào?

A. Thiên niên kỷ II, TCN.


B. Thế kỷ VIII – thế kỷ VI trước CN.
C. Thế kỷ II sau CN.
D. Thế kỷ V sau CN.

Câu 3: Triết học ra đời sớm nhất ở đâu?

A. Ấn Độ, Châu Phi, Nga.


B. Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp.
C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu.

Câu 4: Triết học nghiên cứu thế giới như thế nào?

A. Như một đối tượng vật chất cụ thể.


B. Như một hệ đối tượng vật chất nhất định.
C. Như một chỉnh thể thống nhất.
D. Như một hình thức vật chất bình thường.

Câu 5: Triết học ra đời trong điều kiện nào?

5
TRẮC NGHIỆM MÁC –
A. Xã hội phân chia thành giai cấp. LÊNIN

B. Xuất hiện tầng lớp lao động trí óc.

6
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Tư duy con người đạt trình độ tư duy khái quát cao và xuất hiện tầng lớp lao
động trí óc có khả năng hệ thống tri thức của con người.
D. Tư duy của con người đạt trình độ cao, xuất hiện tầng lớp lao động trí óc và tay
chân.

Câu 6: Triết học ra đời từ đâu?

A. Từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn.


B. Từ sự suy tư của con người về bản thân mình.
C. Từ sáng tạo của nhà tư tưởng.
D. Từ sự vận động của ý muốn chủ quan của con người.

Câu 7: Đối tượng của Triết học thời Cổ đại là:

A. Triết học trở thành nô lệ của thần học và là triết học kinh viện.
B. Triết học bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực.
C. Triết học là khoa học của các khoa học.
D. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, Xã hội và tư duy
trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Câu 8: Đối tượng của Triết học thời Trung đại là:

A. Triết học trở thành nô lệ của thần học và là triết học kinh viện.
B. Triết học bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực.
C. Triết học là khoa học của các khoa học.
D. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, Xã hội và tư duy
trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Câu 9: Đối tượng của Triết học thời Cận đại là:

A. Triết học trở thành nô lệ của thần học và là triết học kinh viện.
B. Triết học bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực.
C. Triết học là khoa học của các khoa học.

7
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
D. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, Xã hội và tư duy
trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

8
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 10: Đối tượng của Triết học thời Mác-Lênin (Hiện đại) là:

A. Triết học trở thành nô lệ của thần học và là triết học kinh viện.
B. Triết học bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực.
C. Triết học là khoa học của các khoa học.
D. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, Xã hội và tư duy
trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Câu 11: Quan hệ giữa khoa học tự nhiên với thần học ở thời kỳ Phục Hưng như
thế nào?

A. Khoa học tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào thần học và tôn giáo.
B. Khoa học tự nhiên hoàn toàn độc lập với thần học và tôn giáo.
C. Khoa học tự nhiên có mối quan hệ quyết định đối với thần học và tôn giáo.
D. Khoa học tự nhiên dần dần độc với thần học và tôn giáo.

Câu 12: Vấn đề cơ bản của Triết Học là:

A. Tư duy – Tồn tại.


B. Vật chất – Ý thức.
C. Mối quan hệ giữa Con người với Thế giới khách quan.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt là:

A. Giữa tự nhiên và Xã hội: cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định
cái nào; và con người có nhận thức được Xã hội hay không?
B. Giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái
nào; và con người có nhận thức được Thế giới hay không?
C. Giữa ý thức và vật thể: cái nào có trước, cái nào có sau; cái nào quyết định cái
nào; và con người có nhận thức được các vật thể hay không?
D. Giữa vật chất và ý thức: cái nào có trước, cái nào có sau; cái nào quyết định cái

9
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
nào; và con người có nhận biết được chính mình hay không?

Câu 14: Bản chất của Thế giới là:

10
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

A. Khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú.


B. Vật chất.
C. Luôn vận động do sự tác động từ các yếu tố bên ngoài.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Các nhà triết học thuộc trường phái chủ nghĩa duy vật cho rằng:

A. Bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất; vật thể là tính thứ
hai; vật thể là cái có trước và quyết định ý thức của con người.
B. Bản chất của thế giới là các vật thể; Vật thể là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ
hai; vật thể là cái có trước và cấu thành ý thức của con người.
C. Bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ
hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức của con người.
D. Bản chất của thế giới là ý thức; ý thức là cái có trước và quyết định, vật chất là
cái có sau và bị quyết định.

Câu 16: Các nhà triết học thuộc trường phái chủ nghĩa duy tâm cho rằng:

A. Bản chất của thế giới là vật chất tạo nên ý thức và là tính thứ nhất còn ý thức
tạo nên con người và là tính thứ hai.
B. Bản chất của thế giới là những vật thể, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính
thứ hai, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức của con người.
C. Bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, ý
thức là cái có trước và quyết định vật chất.
D. Bản chất của thế giới là vật chất, tạo nên các vật thể là tính thứ hai, vật thể là
cái có trước và quyết định vật chất.

Câu 17: Cơ sở phân chia các trường phái triết học: Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm là ở:

A. Quan niệm về thế giới.


B. Giải quyết vấn đề vật chất và thế giới.
11
TRẮC NGHIỆM MÁC –
C. Giải quyết hai vấn đề cơ bản của triết học. LÊNIN

12
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

D. Quan niệm về con người trong thế giới.

Câu 18: Cơ sở để phân chia các trào lưu triết học thành triết học nhất nguyên và
triết học nhị nguyên là:

A. Các giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.


B. Cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học
C. Cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học
D. Cách giải quyết về vật chất và ý thức.

Câu 19: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử là:

A. Chủ nghĩa duy vật chất phác; chủ nghĩa duy vật tầm thường và chủ nghĩa duy
vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật cổ đại và chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
C. Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật cổ truyền và chủ nghĩa duy
vật siêu hình.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật
biện chứng.

Câu 20: Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là:

A. Chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối và chủ nghĩa duy tâm tương đối.
B. Chủ nghĩa duy tâm cảm tính và chủ nghĩa duy tâm lý tính.
C. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa duy tâm nhất nguyên và chủ nghĩa duy tâm nhị nguyên.

Câu 21: Về mặt nhận thức luận (Con người có khả năng nhận thức được thế giới
này hay không?) gồm có:

A. Hoài nghi luận.


B. Bất khả tri luận.

13
TRẮC NGHIỆM MÁC –
C. Khả tri luận. LÊNIN

D. Cả A, B, C đều đúng.

14
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 22: Theo Ph. Angghen: ”Vấn đề cơ bản lớn của toàn bộ triết học, nhất là
triết học hiện đại, là vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vậy “tồn tại” ở
đây có nghĩa là:

A. Vật chất.
B. Tư duy.
C. Tồn tại Xã hội.
D. Tồn tại khách quan.

Câu 23: Phạm trù vật chất theo triết học Mác-Lênin được hiểu là:

A. Là sự khái quát trong quá trình nhận thức con người đối với thế giới khách
quan.
B. Toàn bộ thế giới khách quan.
C. Là hình thức phản ánh đối lập với thế giới vật chất.
D. Toàn bộ thế giới vật chất.

Câu 24: Quan điểm Vật chất là thuyết ngũ hành (Thế giới được chia thành từ
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) là của nhà triết học thời Cổ đại nào?

A. Hy Lạp.
B. Trung Quốc
C. Đức.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 25: Talet – Nhà triết học cổ Hy Lạp – quan niệm vật chất là gì?

A. Nước.
B. Lửa.
C. Không Khí.
D. Nguyên tử.

Câu 26: Heraclit – Nhà triết học cổ Hy Lạp – quan niệm vật chất là gì?

15
TRẮC NGHIỆM MÁC –
A. Nước. LÊNIN

16
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

B. Lửa.
C. Không Khí.
D. Nguyên tử.

Câu 27: Democrit – Nhà triết học cổ Hy Lạp – quan niệm vật chất là gì?

A. Nước.
B. Lửa.
C. Không Khí.
D. Nguyên tử.

Câu 28: Định nghĩa về vật chất của Lênin:

A. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
B. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tồn tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
C. Vật chất là phạm trù triết học dùng để thế giới vật thể khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
D. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tư duy và tồn tại được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Câu 29: Lenin đưa ra định nghĩa về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết
học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong____,
được________chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
_________ ”. Điền vào chỗ trống:

A. Ý thức.

17
TRẮC NGHIỆM MÁC –
B. Cảm giác. LÊNIN

18
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Nhận thức.
D. Tư tưởng.

Câu 30: Phương thức tồn tại của vật chất là:

A. Tiến hoá.
B. Phát triển.
C. Đồng hoá, Dị hoá.
D. Vận động.

Câu 31: Lựa chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm Chủ nghĩa duy vật biện
chứng:

A. Nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật, hiện tượng do sự tương tác
hay sự tác động.
B. Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần tư tưởng quyết định.
C. Nguồn gốc của sự vận động là là ở trong bản thân sự vật, hiện tượng do sự tác
động của các mặt, các yếu tố trong sự vật, hiện tượng gây ra.
D. Nguồn gốc của sự vận động là do “Cú hích của thượng đế”.

Câu 32: Vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 33: Các hình thức vận động vật chất là?

A. Cơ học, lý học, hóa học.


B. Vận động Cơ học, vận động Lý học, Vận động Hóa học, Vận động Sinh học và
Vận động Xã hội.
C. Vận động xã hội.
D. Cả A, B và C

19
TRẮC NGHIỆM MÁC –
Câu 34: Hình thức tồn tại của vật chất là: LÊNIN

20
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

A. Không gian, thời gian.


B. Vận động, đứng im.
C. Trao đổi chất.
D. Tác động lẫn nhau.

Câu 35: Không gian và thời gian:

A. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là phương thức tồn
tại của vật chất.
B. Không gian là phương thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là hình thức tồn
tại của vật chất.
C. Không gian và thời gian đều là những hình thức cơ bản của tồn tại vật chất.
D. Bản chất của thế giới là những vật thể tạo nên, vận động, biến đổi theo quy
luật tự nhiên và xã hội.

Câu 36: Tính chất cơ bản của Không gian và Thời gian là:

A. Tính khách quan.


B. Tính vĩnh cữu và vô tận.
C. Không gian 3 chiều, Thời gian chỉ 1 chiều.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 37: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định:

A. Bản chất của thế giới là vật chất, tồn tại bởi ý thức, không ngưng phát triển.
B. Bản chất của thế giới là vật chất, tồn tại trong ý thức con người, tùy thuộc vào
nhận thức của con người.
C. Bản chất của thế giới là vật chất, tồn tại khách quan, vỉnh viễn, vô tận, vô hạn.
D. Bản chất của thế giới là những vật thể tạo nên, vận dộng, biến đổi theo quy
luật tự nhiên và xã hội.

Câu 38: Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì thế giới thống nhất
ở:

21
TRẮC NGHIỆM MÁC –
A. Tính vật chất của nó. LÊNIN

B. Tính vận động của nó.

22
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Tính phát triển của nó.


D. Tính biện chứng của nó.

Câu 39: Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, Ý thức là:

A. Sự phản ánh, tác động của Thế giới khách quan vào bộ óc con người; là thái
độ của mỗi con người về Thế giới khách quan.
B. Sự phản ánh thực tiễn khách quan vào bộ óc của con người; là hình ảnh về sự
vận động và phát triển của Thế giới khách quan.
C. Sự phản ánh của bộ óc con người; là một phần chức năng của bộ óc con
người.
D. Sự phản ánh năng động, sáng tạo Thế giới khách quan của bộ óc con người; là
hình ảnh chủ quan của Thế giới khách quan.

Câu 40: Chọn mệnh đề mà anh (chị) cho là đúng:

A. Ý thức là một hiện tượng cá nhân.


B. Ý thức không phải là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã hội.
C. Ý thức không phải là thuần túy là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã hội.
D. Ý thức là do thượng đế ban cho.

Câu 41: Chọn mệnh đề mà anh (chị) cho là đúng với quan điểm của triết học Mác-
Lênin:

A. Ý thức có nguồn gốc từ mọi dạng vật chất giống như gan tiết ra mật.
B. Ý thức con người trực tiếp hình thành từ lao động sản xuất vật chất của xã hội.
C. Ý thức của con người là hiện tượng bẩm sinh.
D. Ý thức của con người do thượng đế ban cho.

Câu 42: Chọn mệnh đề mà anh (chị) cho là sai:

A. Con người có thể phản ánh đúng đắn thế giới khách quan không cần
thông qua lao động.

23
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
B. Lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang
tính tập thể xã hội.

24
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ở bên
ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh.
D. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại.

Câu 43: Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm nguồn gốc của ý thức bao gồm:

A. Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.


B. Nguồn gốc lý luận và nguồn gốc thực tiễn.
C. Nguồn gốc kinh tế và nguồn gốc chính trị.
D. Nguồn gốc lịch sử và nguồn gốc hiện tại.

Câu 44: Nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm:

A. Bộ óc người và các giác quan của người.


B. Thế giới bên ngoài và lịch sử phát triển nhân loại.
C. Bộ óc người và thế giới khách quan tác động lên bộ óc người.
D. Lao động và ngôn ngữ.

Câu 45: Hãy xác định cách giải thích đúng nhất (Theo quan điểm Triết học Mác-
Lênin). Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì:

A. Tự nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của con người.
B. Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội.
C. Tự nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người
và cho hoạt động sản xuất xã hội.
D. Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên.

Câu 46: Hãy xác định cách giải thích đúng nhất (Theo quan điểm Triết học Mác-
Lênin).

A. Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội.


B. Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận.
C. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.

25
TRẮC NGHIỆM MÁC –
D. Tự nhiên là môi trường con người sinh sống. LÊNIN

26
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 47: Nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm:

A. Bộ óc người và các giác quan của người.


B. Thế giới bên ngoài và lịch sử phát triển nhân loại.
C. Bộ óc người và thế giới khách quan tác động lên bộ óc người.
D. Lao động và ngôn ngữ.

Câu 48: Nguồn gốc xã hội trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và
phát triển của ý thức là:

A. Lao động trí óc.


B. Thực tiễn.
C. Giáo dục.
D. Nghiên cứu khoa học.

Câu 49: Ngôn ngữ đóng vai trò là:

A. “Cái vỏ vật chất” của ý thức.


B. Nội dung của ý thức.
C. Ngôn ngữ của ý thức.
D. Nội dung trung tâm của ý thức.

Câu 50: Kết cấu của ý thức bao gồm:

A. Bộ não người; thế giới khách quan; các giác quan.


B. Tri thức; thực tiễn; bộ não người.
C. Tri thức; tình cảm; ý chí.
D. Ý chí; nghị lực; tình cảm.

Câu 51: Ý thức có vai trò gì? Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng. Do đó, ý thức hoàn toàn không có vai
trò gì đối với thực tiễn.
27
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

B. Vai trò thực sự của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và
đồng thời có sự tác động trở lại thực tại đó thông qua hoạt động thực tiễn
của con người.
C. Ý thức là các phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó vì thế chỉ có vật chất là cái
năng động tích cực.
D. Ý thức có vai trò quyết định tất cả những hoạt động con người.

Câu 52: Vai trò của vật chất đối với ý thức:

A. Vật chất có trước ý thức, hình thành từ ý thức và quyết định ý thức.
B. Vật chất có trước ý thức, là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức.
C. Vật chất có trước ý thức, là sản phẩm của ý thức và tùy thuộc vào ý thức.
D. Vật chất có trước ý thức, là cái tạo nên ý thức và tồn tại trong ý thức.

Câu 53: Vai trò của ý thức đối với vật chất:

A. Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của
con người.
B. Ý thức là nguồn gốc của vật chất, tác động cải tạo Thế giới vật chất.
C. Ý thức bắt nguồn từ vật chất, tạo nên sự vận động, biến đổi của Thế giới vật
chất.
D. Cả B và C đều đúng.

Câu 54: Ý nghĩa của phương pháp luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là:

A. Chống bệnh chủ quan.


B. Phát huy năng động chủ quan.
C. Tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy năng động
chủ quan.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 55: Lựa chọn câu đúng theo quan điểm của CNDVBC:

28
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
A. Mọi sự sáng tạo của con người đều bắt nguồn từ sự phản ánh đúng hiện thực
khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.

29
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

B. Việc sáng tạo của con người là do sự tưởng tượng trong đầu của họ.
C. Con người không có gì sáng tạo thực sự mà chỉ bắt trước hiện thực khách
quan và làm đúng như nó.
D. Việc phát huy tính sáng tạo năng động chủ quan là không phải phụ thuộc vào
hiện thực khách quan mà là do sự sáng tạo chủ quan của con người.

30
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 2


PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Câu 1: Biện chứng là:

A. Những mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất.
B. Những mối liên hệ tác động lẫn nhau của các vật thể trong giới tự nhiên và xã
hội.
C. Những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển của xã hội
loài người.
D. Những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy
luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu 2: Theo chủ nghĩa Mác Lênin, biện chứng bao gồm:

A. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.


B. Biện chứng tự nhiên và biện chứng xã hội.
C. Biện chứng duy tâm và biện chứng duy vật.
D. Biện chứng vật chất và biện chứng ý thức.

Câu 3: Biện chứng khách quan là:

A. Biện chứng của các tồn tại vật chất.


B. Những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm.
C. Biện chứng của các tồn tại vật thể.
D. Biện chứng của ý niệm tuyệt đối.

Câu 4: Biện chứng chủ quan là:

A. Biện chứng của tư duy tuần túy.


B. Biện chứng của ý thức.
C. Biện chứng của thực tiễn xã hội.
D. Biện chứng của lý luận.

31
TRẮC NGHIỆM MÁC –
Câu 5: Phép biện chứng là: LÊNIN

32
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

A. Lý luận nghiên cứu về sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người.
B. Học thuyết nghiên cứu, khái quát về sự tồn tại của tự nhiên và XH.
C. Học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của Thế giới vật chất thành hệ
thống các nguyên lý, quy luật khoa học.
D. Là khoa học về sự vận động, phát triển của Thế giới vật chất trong lịch sử tiến
hóa nhân loại.

Câu 6: Các hình thức cơ bản của phép biện chứng là:

A. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại; phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
và phép biện chứng duy vật tầm thường.
B. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại; phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại; phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác – Lênin và phép biện chứng duy tâm thời trung cổ.
D. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức; phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác – Lênin và phép biện chứng chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Câu 7: Phép biện chứng duy vật là:

A. Là khoa học về sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là khoa học về sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
và xã hội.
C. Là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của
tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.
D. Là khoa học nghiên cứu về sự vận động của giới tự nhiên một cách biện
chứng.

Câu 8: Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác-Lênin là:

33
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

A. Được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học; và sự thống
nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận
(biện chứng duy vật).
B. Được xác lập trên nền tảng thế giới quan biện chứng; và sự thống nhất giữa
thế giới quan (duy vật) và phương pháp luận (tư duy biện chứng).
C. Được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy vật biện chứng; và sự thống nhất
giữa nội dung (biện chứng khách quan) và phương pháp luận (biện chứng chủ
quan).
D. Được xác lập trên nền tảng thế giới quan tư duy biện chứng; và sự thống nhất
giữa nội dung (thế giới khách quan) và phương pháp luận (ý thức chủ quan).

Câu 9: Khái niệm “Mối liên hệ” trong phép biện chứng duy vật là dùng để chỉ:

A. Sự quy định của ý chí con người đối với sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan.
B. Sự quy định, sự tác động giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng.
C. Sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng với nhau còn trong bản thân sự vật,
hiện tượng không có mối liên hệ.
D. Sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Câu 10: Tính chất của các mối liên hệ là:

A. Tính khách quan, tính lịch sử và tính vĩnh cửu.


B. Tính khách quan, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
C. Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
D. Tính tuyệt đối, tính tương đối và tính vận động, phát triển.

Câu 11: Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu “Nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến”:

A. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần có: quan điểm toàn diện và quan
điểm lịch sử - cụ thể.
34
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

B. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần có: quan điểm biện chứng và
quan điểm duy vật.
C. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần có: quan điểm toàn diện và quan
điểm phát triển.
D. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần có: quan điểm duy vật và quan
điểm biện chứng.

Câu 12: Nội dung nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến
của các sự vật, hiện tượng:

A. Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chúng không
có sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau.
B. Các sự vật có sự liên hệ tác động nhau nhưng không có sự chuyển hóa lẫn
nhau.
C. Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người quy định, bản chất sự
vật không có gì khác nhau.
D. Thế giới là một chỉnh thể bao gồm các sự vật, các quá trình vừa tách biệt, vừa
có liên hệ qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.

Câu 13: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:

A. Mối liên hệ của sự vật, hiện tượng chỉ do ý chí con người tạo ra còn bản thân
sự vật hiện tượng không có sự liên hệ.
B. Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng không chỉ diễn ra giữa các sự vật hiện
tượng mà nó còn diễn ra ngay trong sự vật hiện tượng.
C. Mối liên hệ của sự vật hiện tượng là do con người áp đặt lên.
D. Mối liên hệ chỉ diễn ra giữa các sự vật hiện tượng với nhau còn trong bản thân
sự vật hiện tượng không có sự liên hệ.

Câu 14: Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì? Xác định câu trả lời đúng nhất:

A. Phải xem xét một số mối liên hệ của sự vật hiện tượng.
35
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

B. Trong các mối liên hệ đó phải nắm được mối liên hệ cơ bản, không cơ bản, mối
liên hệ chủ yếu, thứ yếu để thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển.
C. Phải xem xét tất cả các mặt các mối liên hệ và các khâu trung gian của sự vật,
hiện tượng, đồng thời phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng
mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành nên sự vật.
D. Câu chuyện thầy bói xem voi.

Câu 15: Khái niệm “Phát triển” trong phép biện chứng duy vật là chỉ:

A. Sự thay đổi về mặt số lượng hay khối lượng của sự vật, hiện tượng tạo nên sự
vận động, lớn dần lên của nó.
B. Sự thay đổi vị trí của sự vật, hiện tượng trong không gian tạo nên sự biểu hiện
phong phú, đa dạng của chúng.
C. Quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến
trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, là sự biến đổi về chất của
sự vật.
D. Quá trình vận động mang tính lịch sử của thế giới vật chất theo khuynh hướng
đi lên gắn với hoàn cảnh cụ thể.

Câu 16: Tính chất của sự phát triển gồm:

A. Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
B. Tính khách quan, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
C. Tính tương đối và tính tuyệt đối.
D. Tính lịch sử cụ thể và tính vĩnh cữu.

Câu 17: Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển:

A. Cần quán triệt quan điểm phát triển trong xem xét, đánh giá các sự vật hiện
tượng; Phát triển để thúc đẩy tăng trưởng.
B. Cần quán triệt quan điểm phát triển trong hoạt động sản xuất vật chất, hoạt
động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.

36
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Cần quán triệt quan điểm phát triển trong nhận thức cũng như hoạt động thực
tiễn; Tạo môi trường, điều kiện, cơ hội cho mọi đối tượng được phát triển.
D. Cần quán triệt quan điểm phát triển trong hoạt động sản xuất vật chất
cũng như trong tư duy lý luận.

Câu 18: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:

A. Phát triển không chỉ là sự thay đổi về số lượng và khối lượng mà nó còn là sự
thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
B. Phát triển là sự thay đổi về vị trí của sự vật, hiện tượng trong không gian, thời
gian.
C. Phát triển là sự thay đổi thuần túy về mặt số lượng hay khối lượng của sự vật,
hiện tượng.
D. Phát triển chỉ thay đổi về số lượng, biến đổi từ thấp đến cao, từ ít thành.

Câu 19: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:

A. Phát triển của sự vật không có tính kế thừa.


B. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng đó là sự kế thừa nguyên xi cái cũ
hoặc lắp ghép từ cái cũ sang cái mới một cách máy móc về mặt hình thức.
C. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng trên cơ sở có phê phán, lọc bỏ, cải
tạo và phát triển.
D. Tất cả câu trên đều sai.

Câu 20: Phạm trù là:

A. Khái niệm rộng, phản ánh tính chất riêng có về sự tồn tại, phát triển của các sự
vật, hiện tượng.
B. Khái niệm rộng, phản ánh những mặt, thuộc tính, mối liên hệ chung, cơ bản
của các sự vật, hiện tượng.
C. Khái niệm rộng, phản ánh những yếu tố cấu thành sự tồn tại và vận động phát
triển của các sự vật, hiện tượng.
37
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

D. Khái niệm rộng, phản ánh sự tồn tại của thế giới khách quan và của tư duy con
người.

Câu 21: Các phạm trù được hình thành:

A. Một cách bẩm sinh trong ý thức của con người.


B. Thông qua quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
C. Sẵn có ở bên ngoài, độc lập với ý thức con người.
D. Từ những khái niệm.

Câu 22: Phạm trù cái riêng là dùng để chỉ:

A. Một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định.


B. Nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình tồn tại đa dạng, phong phú.
C. Những mặt, những thuộc tính tồn tại phổ biến ở tất cả các sự vật, hiện tượng.
D. Những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những mối quan hệ,… tồn tại phổ
biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.

Câu 23: Phạm trù cái chung là dùng để chỉ:

A. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định tồn tại trong thế giới vật
chất.
B. Nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình tồn tại đa dạng, phong phú.
C. Những mặt, những thuộc tính tồn tại phổ biến ở tất cả các sự vật, hiện tượng.
D. Những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những mối quan hệ,… tồn tại phổ
biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.

Câu 24: Khái niệm cái đơn nhất là:

A. Tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng.


B. Chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, tuyệt đối không lặp lại ở sự vật, hiện
tượng khác.
C. Tồn tại ở một sự vật, hiện tượng trong một quan hệ xác định.

38
TRẮC NGHIỆM MÁC –
D. Không có phương án nào đúng. LÊNIN

39
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 25: Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:

A. Cái chung chứa đựng cái riêng; Cái riêng nằm trong cái chung.
B. Cái riêng chứa đựng cái chung; Cái chung thông qua nhiều cái riêng để tồn tại.
C. Cái chung bao quát nhiều cái riêng; Cái riêng thông qua nhiều cái chung để tồn
tại.
D. Cái riêng là cái bộ phận; Cái chung là cái tổng thể. Giữa chúng có quan hệ biện
chứng với nhau.

Câu 26: Hãy cho ví dụ về cặp phạm trù cái riêng – cái chung:

A. Việt Nam là cái chung – Hà Nội, Hải Phòng… là những cái riêng.
B. Trường ĐH Hutech là cái riêng – những sinh viên là cái chung.
C. Chợ Bến Thành là cái chung – các quầy hàng Điện máy, may mặc,… là
những cái riêng.
D. Trái cây là cái chung – cam, xoài, mút, bưởi… là những cái riêng.

Câu 27: Phạm trù nguyên nhân là dùng để chỉ:

A. Sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng; từ đó tạo nên sự vận động
phong phú, đa dạng của thế giới vật chất.
B. Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các
sự vật, hiện tượng, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.
C. Sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tạo nên sự
tiến hóa của lịch sử.
D. Những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một
sự vật, hiện tượng; hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.

Câu 28: Phạm trù kết quả là dùng để chỉ:

A. Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng; từ đó tạo ra
sự biến đổi nhất định.

40
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
B. Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vât, hiện tượng hay giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau; từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.

41
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng.
D. Những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một
sự vật, hiện tượng; hoặc giữa các sự vật, hiện tượng nhất định.

Câu 29: Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

A. Nguyên nhân bao giờ cũng có kết quả. Kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau
nguyên nhân.
B. Nguyên nhân bao giờ cũng có điều kiện. Kết quả có hoặc không có là tùy ở
nguyên nhân.
C. Nguyên nhân bắt nguồn từ kết quả. Kết quả tác động trở lại nguyên nhân.
D. Nguyên nhân tùy thuộc ở kết quả. Kết quả quy định nguyên nhân.

Câu 30: Phạm trù tất nhiên là dùng để chỉ:

A. Trạng thái sẽ diễn ra, ở đâu, như thế nào chưa biết được.
B. Trạng thái có thể diễn ra hoặc không diễn ra; có thể diễn ra nơi này, thế này,
hoặc nơi khác, thế khác… không thể biết trước.
C. Trạng thái nhất định sẽ diễn ra trong những hoàn cảnh, môi trường nào đó…
không thể biết trước được.
D. Trạng thái phải diễn ra và diễn ra như vậy trong hoàn cảnh, điều kiện nhất
định, không thể khác.

Câu 31: Phạm trù ngẫu nhiên là dùng để chỉ:

A. Trạng thái sẽ diễn ra, ở đâu, như thế nào chưa biết được.
B. Trạng thái có thể diễn ra hoặc không diễn ra; có thể diễn ra nơi này, thế này,
hoặc nơi khác, thế khác… không thể biết trước.
C. Trạng thái nhất định sẽ diễn ra trong những hoàn cảnh, môi trường nào đó…
không thể biết trước được.
D. Trạng thái có thể diễn ra hoặc không diễn ra tuỳ thuộc sự vận động của
hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
42
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
Câu 32: Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

43
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

A. Tất nhiên chứa đựng cái ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên quy định, chi phối cái tất
nhiên.
B. Tất nhiên biểu hiện cái ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên bao hàm sự tồn tại cái tất
nhiên.
C. Tất nhiên chi phối cái ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên tuân thủ cái tất nhiên.
D. Tất nhiên tồn tại thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên là sự biểu hiện
của sự tồn tại cái tất nhiên.

Câu 33: Quy luật là:

A. Những mối liên hệ khách quan, bản chất, xảy ra trong thế giới vật chất, có khi
lặp lại trong quá trình vận động, phát triển.
B. Những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến, lặp lại giữa các
mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong một sự vậy hay giữa các sự vật, hiện
tượng.
C. Những mối liên hệ thường xảy ra giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các
mặt, các thuộc tính, các yếu tố trong một sự vật khi xuất hiện sự tác động nhất
định.
D. Những mối liên hệ được xác lập trong điều kiện, hoàn cảnh nào đó nhằm thực
hiện những mục tiêu đã định.

Câu 34: Phân loại quy luật theo mức độ phổ biến thì có:

A. Những quy luật riêng; những quy luật tự nhiên; những quy luật xã hội.
B. Những quy luật khách quan; những quy luật chủ quan; những quy luật vốn có.
C. Những quy luật riêng; những quy luật chung; những quy luật phổ biến.
D. Những quy luật vật chất; những quy luật ý thức; những quy luật thực tiễn.

Câu 35: Phân loại quy luật theo lĩnh vực tác động thì có:

A. Những quy luật tự nhiên; những quy luật xã hội; những quy luật tư duy.
B. Những quy luật bên trong; những quy luật bên ngoài; những quy luật ráp ranh.
44
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Những quy luật khoa học; những quy luật thực tiễn; những quy luật kinh
nghiệm.
D. Những quy luật duy vật; những quy luật duy tâm; những quy luật nhị nguyên.

Câu 36: Quy luật lượng – chất chỉ rõ:

A. Nguồn gốc của sự vận động, phát triển của các sự vật trong tự nhiên, xã hội,
tư duy.
B. Khuynh hướng của sự vận động, phát triển của các sự vật, quá trình trong tự
nhiên, xã hội, tư duy.
C. Phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã
hội và tư duy.
D. Động lực của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình
trong tự nhiên, xã hội, tư duy.

Câu 37: Khái niệm nào dùng để chỉ giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa
làm thay đổi căn bản về chất của sự vật:

A. Chất.
B. Lượng.
C. Độ.
D. Điểm nút.

Câu 38: Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã
đủ làm thay đổi về chất của sự vật:

A. Chất.
B. Lượng.
C. Độ.
D. Điểm nút.

Câu 39: Khái niệm độ trong quy luật lượng – chất là để chỉ:

45
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
A. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi chất của sự vật, hiện
tượng.

46
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

B. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật,
hiện tượng.
C. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng đủ đã đạt tới điểm nút cho sự ra đời của chất
mới.
D. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng đủ tạo nên bước nhảy cho sự vật mới ra đời.

Câu 40: Khái niệm bước nhảy (trong quy luật lượng – chất) là dùng để chỉ:

A. Sự thay đổi về chất của sự vật.


B. Sự thay đổi về lượng của sự vật.
C. Sự mâu thuẫn giữa chất và lượng của sự vật.
D. Sự tích lũy dần về chất của sự vật.

Câu 41: Quy luật nào được Lênin xác định là “hạt nhân” của phép biện chứng:

A. Quy luật lượng – chất.


B. Quy luật mâu thuẫn.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
D. Cả 3 quy luật trên.

Câu 42: Quy luật mâu thuẫn chỉ ra:

A. Nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát
triển.
B. Phương thức vận động, phát triển cơ bản, phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng.
C. Hình thức cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật.
D. Khuynh hướng cơ bản, phổ biến trong mọi quá trình vận động, phát triển.

Câu 43: Các tính chất chung của mâu thuẫn (trong quy luật mâu thuẫn):

A. Tính khách quan; tính khoa học; tính lịch sử cụ thể.


B. Tính khách quan; tính phổ biến; tính đa dạng, phong phú.
C. Tính khách quan; tính chủ quan; tính chân lý.

47
TRẮC NGHIỆM MÁC –
D. Tính khách quan; tính lý luận; tính thực tiễn. LÊNIN

48
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 44: Cái gì được xác định là nguồn gốc và động lực của sự phát triển:

A. Mâu thuẫn.
B. Mâu thuẫn biện chứng.
C. Đấu tranh.
D. Thống nhất.

Câu 45: Mối quan hệ giữa đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập trong một
mâu thuẫn:

A. Đấu tranh là tuyệt đối.


B. Thống nhất là tuyệt đối.
C. Đấu tranh là tương đối.
D. Đấu tranh là tuyệt đối, còn thống nhất là tương đối.

Câu 46: Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra:

A. Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
B. Khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển trong tự nhiên,
xã hội, tư duy.
C. Cách thức cơ bản, phổ biến của sự vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội,
tư duy.
D. Động lực cơ bản, phổ biến của sự vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội,
tư duy.

Câu 47: Quá trình thay đổi hình thái tồn tại của sự vật đồng thời qua đó tạo ra các
điều kiện phát triển được gọi là:

A. Phủ định.
B. Phủ định biện chứng.
C. Phát triển.
D. Tiến hóa.

49
TRẮC NGHIỆM MÁC –
Câu 48: Tính chất của phủ định biện chứng là: LÊNIN

50
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

A. Tính khách quan và tính chủ quan.


B. Tính khách quan và tính kế thừa.
C. Tính kế thừa và tính chủ quan.
D. Tính khoa học và tính thực tiễn.

Câu 49: Thực tiễn là:

A. Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
B. Toàn bộ hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong sự vận động,
phát triển của xã hội.
C. Toàn bộ hoạt động của con người diễn ra trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
D. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội làm nên lịch sử tiến hóa của nhân loại.

Câu 50: Các hình thức biểu hiện cơ bản của thực tiễn:

A. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động văn hóa – tinh thần và hoạt động
xã hội.
B. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị và hoạt động văn học
nghệ thuật.
C. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động
đấu tranh giai cấp.
D. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động
thực nghiệm khoa học.

Câu 51: Nhận thức là:

A. Một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người thông qua lao
động và học tập.
B. Một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế
giới khách quan.
51
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Một quá trình phản ánh tích cực và sáng tạo thế giới khách quan tạo nên vốn
hiểu biết cho mỗi người.
D. Một quá trình học tập về lý luận và thực tiễn tạo nên kinh nghiệm và tri thức
cho con người.

Câu 52: Xác định quan niệm sai về nhận thức:

A. Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
B. Nhận thức không chỉ biết được hiện tượng bề ngoài mà còn nắm được bản
chất bên trong của sự vật.
C. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
D. Là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thưc về
thế giới khách quan đó.

Câu 53: Các trình độ nhận thức:

A. Nhận thức cảm tính; nhận thức lý tính; nhận thức duy vật; nhận thức duy tâm.
B. Nhận thức lý luận; nhận thức thực tiễn; nhận thức chủ quan; nhận thức khách
quan.
C. Nhận thức kinh nghiệm; nhận thức lý luận; nhận thức thông thường; nhận thức
khoa học.
D. Nhận thức sơ cấp; nhận thức thứ cấp; nhận thức hiện tượng; nhận thức bản
chất.

Câu 54: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là:

A. Cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
B. Tiêu chuẩn, nguồn gốc, nguyên nhân của nhận thức và là căn cứ kiếm tra chân
lý.
C. Môi trường, điều kiện, căn cứ của nhận thức và là mục đích của nhận thức.
D. Cơ sở, động lực, tiêu chí của nhận thức và là căn cứ chỉ đạo thực tiễn.
52
TRẮC NGHIỆM MÁC –
Câu 55: Hai giai đoạn của quá trình nhận thức là: LÊNIN

53
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

A. Từ nhận thức lý tính đến nhận thức cảm tính.


B. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính.
C. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
D. Từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động.

Câu 56: Ba hình thức cơ bản của nhận thức cảm tính:

A. Cảm giác, tri giác và biểu tượng.


B. Khái niệm, phán đoán và suy lý.
C. Cảm giác, tri giác và khái niệm.
D. Tri giác, phán đoán và suy lý.

Câu 57: Ba hình thức cơ bản của nhận thức lý tính:

A. Cảm giác, tri giác và biểu tượng.


B. Khái niệm, phán đoán và suy lý.
C. Cảm giác, tri giác và khái niệm.
D. Tri giác, phán đoán và suy lý.

Câu 58: Chân lý là:

A. Tri thức đúng, được hình thành qua hoạt động thực tiễn, gắn với hoàn cảnh cụ
thể.
B. Tri thức phù hợp với thực tế, do quá trình học hỏi tạo nên.
C. Tri thức có nội dung được hình thành qua thực tiễn và đúc kết thành lý luận.
D. Tri thức có nội dung phù hợp với thực tiễn khách quan và được thực tiễn kiểm
nghiệm.

Câu 59: Các tính chất của chân lý:

A. Tính khách quan; tính cụ thể; tính tương đối và tính tuyệt đối.
B. Tính tương đối; tính tuyệt đối; tính trừu tượng; tính cụ thể.
C. Tính khách quan; tính cụ thể; tính khoa học; tính lịch sử.

54
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
D. Tính khách quan; tính cụ thể; tính tương đối và tính phổ biến.

55
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 60: Chọn câu trả lời đúng: Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện là vì:

A. Nhờ hệ thống tri thức trước đó (chân lý) làm tiền đề.
B. Thế giới đang vận động bộc lộ càng nhiều tính quy định.
C. Do khả năng tổng hợp của trí tuệ của con người trong thời đại mới.
D. Nhờ sự nổ lực hoạt động thực tiễn của con người.

56
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 3


CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Câu 1: Sản xuất bao gồm các quá trình:

A. Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất của cải.
B. Sản xuất của cải; sản xuất ra tư liệu sản xuất và sản xuất ra vật phẩm tiêu
dùng.
C. Sản xuất vật chất; sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người.
D. Sản xuất vật chất; sản xuất văn hóa và sản xuất môi trường sinh thái.

Câu 2: Quá trình sản xuất vật chất không ngừng làm biến đổi:

A. Tự nhiên; lịch sử và môi trường sống.


B. Tự nhiên; xã hội và chính bản thân con người.
C. Tự nhiên; mức sống và trình độ văn hóa.
D. Tự nhiên; lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Câu 3: Những đặc trưng cơ bản của sản xuất vật chất:

A. Tính khách quan; Tính tự giác; Tính xã hội; Tính lịch sử; Tính sáng tạo.
B. Tính khách quan; Tính thực tiễn; Tính đa dạng; Tính sáng tạo; Tính cụ thể.
C. Tính phổ biến; Tính tự giác; Tính lịch sử; Tính năng động; Tính kế thừa.
D. Tính phát triển; Tính cụ thể; Tính sáng tạo; Tính chủ động; Tính liên tục.

Câu 4: Sản xuất vật chất hoạt động có các tính chất:

A. Khách quan, tất yếu, xã hội, văn hóa và mục đích.


B. Tất yếu, tư duy, cộng đồng, văn hóa và mục đích.
C. Khách quan, mục đích (tự giác), xã hội, lịch sử và sáng tạo.
D. Xã hội, lịch sử, sáng tạo, văn hóa và tính mục đích tự thân.

Câu 5: Theo C.Mác, các nền kinh tế căn bản được phân biệt với nhau bởi:

57
TRẮC NGHIỆM MÁC –
A. Phương thức sản xuất ra của cải vật chất. LÊNIN

58
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

B. Mục đích của quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
C. Mục đích tự nhiên của quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
D. Mục đích xã hội của quá trình sản xuất ra của cải vật chất.

Câu 6: Các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất là:

A. Công cụ lao động và đối tượng lao động.


B. Người lao động và môi trường lao động.
C. Tư liệu lao động và người lao động.
D. Tư liệu sản xuất và người lao động.

Câu 7: Mỗi phương thức sản xuất đều được tạo nên bởi 2 mặt:

A. Kỹ thuật và công nghệ.


B. Kỹ thuật và lao động.
C. Kỹ thuật và kinh tế.
D. Kỹ thuật và tổ chức.

Câu 8: Hai mặt cơ bản của phương thức sản xuất:

A. Mặt tự nhiên và mặt xã hội.


B. Mặt vật chất và mặt tinh thần.
C. Mặt vật chất và mặt ý thức.
D. Mặt kỹ thuật và mặt xã hội.

Câu 9: Yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất:

A. Người lao động.


B. Công cụ lao động.
C. Phương tiện lao động.
D. Tư liệu lao động.

Câu 10: Quan hệ sản xuất là:

A. Mối quan hệ giữa người với người trong sở hữu tư liệu sản xuất.
59
TRẮC NGHIỆM MÁC –
B. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sảnLÊNIN
xuất.

60
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên.


D. Mối quan hệ giữa người với người trong quản lý nền sản xuất.

Câu 11: Sự biến đổi của quan hệ sản xuất chủ yếu là do:

A. Trình độ phát triển của lực lượng lao động.


B. Trình độ phát triển của công cụ lao động.
C. Trình độ phát triển của phương thức sản xuất.
D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Câu 12: Quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất:

A. Quan hệ sản xuất quyết định Lực lượng sản xuất.


B. Không cái nào quyết định cái nào.
C. Lực lượng sản xuất quyết định Quan hệ sản xuất, Quan hệ sản xuất tác động
trở lại Lực lượng sản xuất.
D. Lực lượng sản xuất quyết định Quan hệ sản xuất.

Câu 13: Cơ sở hạ tầng là:

A. Toàn bộ đất đai, máy móc, phương tiện để sản xuất.


B. Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
C. Toàn bộ những thành phần kinh tế của một xã hội.
D. Toàn bộ điều kiện vật chất và tinh thần của xã hội.

Câu 14: Cơ sở hạ tầng của một xã hội được tạo nên bởi:

A. Các quan hệ sản xuất thống trị và các quan hệ sản xuất bị trị và các quan hệ
sản xuất cổ truyền.
B. Các quan hệ sản xuất thống trị, các quan hệ sản xuất tàn dư và các quan hệ
sản xuất mầm mống.
C. Các quan hệ sản xuất tàn dư và các quan hệ sản xuất mầm mống và các quan
hệ sản xuất lệ thuộc.

61
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
D. Các quan hệ sản xuất thống trị, các quan hệ sản xuất bị trị và các quan hệ sản
xuất hiện thời.

62
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 15: Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan hệ:

A. Luôn luôn thống nhất với nhau.


B. Luôn luôn đối lập với nhau.
C. Thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập.
D. Thống nhất là căn bản, còn đấu tranh giữa chúng chỉ là tạm thời.

Câu 16: Theo lý luận hình thái kinh tế Xã hội thì Xã hội là:

A. Sự kết hợp ngẫu nhiên, máy móc.


B. Là tư tưởng, ý chí chủ quan của con người hình thành nên.
C. Là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng.
D. Cả A, B, C.

Câu 17: Hãy xác định cách định nghĩa đúng nhất (Theo quan điểm của Mác Lênin):

A. Xã hội là hình thái vận động cao nhất của Thế giới vật chất. Hình thái vận động
này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người làm
nền tảng.
B. Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên và là sản phẩm của sự phát triển
của tự nhiên.
C. Xã hội là môi trường hoạt động Lao động sản xuất của con người.
D. Xã hội là 1 cộng đồng người đang hoạt động sản xuất.

Câu 18: Yếu tố giữ vai trò quyết định trong Tồn tại xã hội:

A. Môi trường tự nhiên.


B. Điều kiện dân số.
C. Phương thức sản xuất.
D. Lực lượng sản xuất.

Câu 19: Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các hình thái Kinh tế - Xã hội:

A. Lực lượng sản xuất.

63
TRẮC NGHIỆM MÁC –
B. Quan hệ sản xuất. LÊNIN

64
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

C. Chính trị tư tưởng.


D. Văn hóa xã hội.

Câu 20: Những cuộc cách mạng thời kỳ cận đại ở Tây Âu do mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất nào?

A. Quan hệ sản xuất phong kiến.


B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ.
D. Quan hệ sản xuất cộng xã nguyên thủy.

Câu 21: Các cuộc cách mạng ở Tây Âu thời kỳ cận đại nổ ra do mâu thuẫn nào?

A. Mâu thuẫn giữa LLSX mới và QHSX phong kiến đã lỗi thời.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.

Câu 22: Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế xã hội:

A. Giải thích tất cả sự hình thành và phát triển của XH.


B. Vạch ra phương pháp...duy nhất, khoa học để giải thích lịch sử.
C. Giải thích sự hình thành của kinh tế xã hội.
D. Giải thích lịch sử.

Câu 23: Giai cấp là:

A. Những tập đoàn người khác nhau về địa vị chính trị - xã hội. Nguồn gốc của
giai cấp là ở quyền lực thống trị trong xã hội.
B. Những tập đoàn người khác nhau về địa vị kinh tế - xã hội. Nguồn gốc của giai
cấp là ở quan hệ về tư liệu sản xuất và lợi ích kinh tế.
C. Những tập đoàn người khác nhau về trình độ phát triển về kinh tế và văn hóa.
Nguồn gốc của giai cấp là vai trò quản lý xã hội.

65
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN
D. Những tập đoàn người khác nhau về điều kiện sinh sống trong xã hội. Nguồn
gốc của giai cấp là ở quan hệ về lợi ích kinh tế.

66
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

Câu 24: Giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng thời kỳ cận đại:

A. Giai cấp vô sản.


B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 25: Vai trò của đấu tranh giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng:

A. Là con đường tiến bộ xã hội. Hình thành chế độ mới, phát triển hơn.
B. Là phương thức vận động của lịch sử. Hình thành xu hướng phát triển nhân
loại.
C. Là động lực tiến bộ lịch sử. Hình thành xã hội mới, tiến bộ hơn.
D. Là điều kiện tiến bộ lịch sử. Hình thành nền văn minh nhân loại.

Câu 26: Vai trò của cách mạng xã hội:

A. Phương thức, động lực của phát triển xã hội, tạo nên các nấc thang của tiến
bộ lịch sử nhân loại.
B. Con đường, biện pháp của phát triển xã hội, tạo nên các cột mốc ghi dấu tiến
bộ của lịch sử nhân loại.
C. Hình thức, xu hướng của phát triển xã hội, tạo nên các điều kiện hình thành
tiến bộ lịch sử nhân loại.
D. Xu thế và cơ sở phát triển xã hội, tạo nên các tiền đề của tiến bộ lịch sử nhân
loại.

Câu 27: Con người là:

A. Một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội.


B. Một loài động vật bậc cao có lý trí.
C. Một thực thể tự nhiên thoát khỏi loài động vật.
D. Một bộ phận của giới tự nhiên biết sản xuất vật chất.

67
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNINvà con vật là ở chỗ:
Câu 28: Theo Ăngghen, sự khác nhau căn bản giữa con người

68
TRẮC NGHIỆM MÁC –
LÊNIN

A. Con người biết tư duy và sáng tạo.


B. Con người có nhận thức và giao tiếp xã hội.
C. Con người biết lao động sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.
D. Con người có văn hóa và tri thức.

Câu 29: Theo C.Mác: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là:

A. Tổng hòa các mặt thiện và ác.


B. Tổng hòa các yếu tố tự nhiên và xã hội.
C. Tổng hòa các tính chất di truyền và rèn luyện.
D. Tổng hòa những quan hệ xã hội.

Câu 30: Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử:

A. Là chủ thể sáng tạo ra những cái vật chất cho xã hội tồn tại, phát triển.
B. Là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, quyết định sự phát triển của lịch sử.
C. Là chủ thể của các cuộc cách mạng xã hội, đưa xã hội phát triển.
D. Là chủ thể đấu tranh giai cấp, là động lực phát triển của lịch sử.

Câu 31: Vai trò cá nhân người lãnh đạo của quần chúng nhân dân là:

A. Có ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ lịch sử, văn minh nhân loại trong mọi thời đại.
B. Có ý nghĩa quyết định toàn bộ lịch sử tiến hoá nhân loại, làm nên thắng lợi của
các cuộc cách mạng xã hội.
C. Có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến toàn bộ lịch sử tiến hoá nhân loại, làm nên
các thời đại văn minh trong lịch sử.
D. Có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến thành công hay thất bại của các
phong trào cách mạng trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Câu 32: Những phẩm chất cơ bản mà người lãnh đạo của quần chúng nhân dân
cần có là:

A. Trí tuệ uyên bác vượt trội; Năng lực tổ chức, tập hợp quần chúng; Phẩm chất

69
TRẮC NGHIỆM MÁC –
đạo đức, ý chí phục vụ nhân dân. LÊNIN

70
B. Trí tuệ thông minh, sáng suốt; Được quần chúng tín nhiệm, bầu lên;MÁC
TRẮC NGHIỆM Phẩm
– chất
LÊNIN
đạo đức hiền lành, trung thực.
C. Trí tuệ năng động, sáng tạo; Thương yêu quần chúng, nhân dân; Phẩm
chất trong sáng, hoà đồng với giai cấp.
D. Trí tuệ nhìn xa, trông rộng; Năng lực chuyên môn vững vàng; Phẩm chất
thẳng thắn, trung thực.

Câu 33: Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vai trò của quần
chúng nhân dân (QCND) và người lãnh đạo (NLĐ) trong thực hiện các
phong trào cách mạng:

A. Quản triệt vai trò quan trọng của QCND, huy động nhân dân cùng những
người lãnh đạo thực hiện tốt các phong trào cách mạng.
B. Quản triệt vai trọng to lớn của QCND, giáo dục nhân dân ý chí cách mạng;
Đồng thời phải quan tâm bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo nhân dân.
C. Quản triệt vai trò sáng tạo lịch sử của QCND, tin tưởng và biết huy động
sức mạnh to lớn của QCND; Đồng thời phát hiện và bầu người có tài, có
đức làm NLĐ.
D. Quản triệt vai trò quyết định lịch sử của QCND, tin tưởng và động viên
mọi tầng lớp nhân dân làm cách mạng; Đồng thời, bầu ra người yêu nước,
thương dân làm NLĐ.

You might also like