Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Văn minh là gì?

Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã
hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn
minh là dã man.
- Ví dụ: văn minh Phương Đông, văn minh Hy Lạp...
Nguồn gốc: Chữ văn minh trong tiếng Pháp là civilisation, trong tiếng Anh là
civilization, còn có nghĩa là hoạt động khai hóa làm thoát khỏi trạng thái nguyên
thủy.
Văn hóa là gì?
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử.
Như thế, văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần
do loài người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, nhưng văn hóa và văn minh
khác nhau ở chỗ văn hóa là toàn bộ những giá trị mà loài người sáng tạo ra từ
khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài người
sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

Tiêu chí Văn hóa Văn minh

so sánh

Nguồn gốc Gắn bó nhiều với nông Gắn bó nhiều với đô thị
nghiệp trồng trọt

Tính giá trị Chứa cả giá trị vật chất và Thiên về giá trị vật chất – kĩ
tinh thần thuật

Tính lịch sử Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển

Phạm vi, quy Có tính dân tộc, khu vực Có tính quốc tế

Phân tích, giải thích về bảng so sánh trên:

- Về tính giá trị: Văn hóa và văn minh đều chứa cả các giá trị vật chất và tinh
thần, tuy nhiên văn minh thiên về yếu tố vật chất – kỹ thuật. Đó là tiêu chí xác
định trình độ phát triển của các nền văn minh. Chẳng hạn văn minh nông nghiệp
và văn minh công nghiệp (theo cách phân chia của Alvin Toffler) khác biệt căn
bản về yếu tố kỹ thuật: văn minh nông nghiệp chủ yếu dựa trên nền sản xuất thủ
công còn văn minh công nghiệp phát triển trên cơ sở sử dụng máy móc trong
hoạt động kinh tế.

- Về tính lịch sử: Văn hóa có trước văn minh, chúng ta nói đến văn hóa trước
khi nói đến văn minh. Thêm vào đó, văn minh ra đời chỉ khi có nhà nước, giai
cấp và chữ viết. Vì vậy văn hóa có bề dày lịch sử, trong khi đó văn minh có tính
giai đoạn và chỉ xuất hiện trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Văn minh là một
lát cắt của lịch sử, còn văn hóa song hành với sự tồn tại của loài người.

Sử dụng hình ảnh “lát cắt đồng đại” để làm rõ: Văn minh ở nét nghĩa chung
nhất chỉ cho biết trình độ phát triển ở một thời đại (nó luôn là đặc trưng của một
thời đại); được xác định trên cơ sở so sánh đồng đại với các khu vực khác trên
thế giới.

Ví dụ: Nền văn minh sớm nhất trong lịch sử nhân loại xuất hiện ở Ai Cập, trong
bối cảnh những khu vực khác chưa bước vào thời đại văn minh. Văn minh công
nghiệp cận – hiện đại ra đời, phát triển rực rỡ chủ yếu ở các nước Âu – Mĩ.

- Về phạm vi, quy mô: Những giá trị tinh thần và tính lịch sử khiến văn hóa
chứa đựng nhiều đặc trưng riêng biệt của mỗi dân tộc. Một số nét văn hóa độc
đáo không có tính lặp lại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Văn hóa có tính bản sắc.

Tính quốc tế của văn minh biểu hiện ở chỗ những thành tựu, giá trị của nó rất dễ
phổ biến (ví dụ: thuốc súng, máy hơi nước…).

Do đó, người ta có thể nói rằng một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể
có văn hóa nghèo nàn (đơn điệu) và ngược lại, một dân tộc bị coi là có trình độ
văn minh thấp vẫn có thể có một nền văn hóa đa dạng, phong phú và độc đáo.
Văn hóa là sản phẩm riêng của một dân tộc cụ thể, còn văn minh là sản phẩm
chung của nhân loại.

- Về nguồn gốc: Từ “văn hóa” (culture) bắt nguồn từ một từ Latin “cultus” có
nghĩa là “trồng trọt”. Còn từ “văn minh” (civilization) bắt nguồn từ một từ Latin
“civitas” có nghĩa là “thành phố”, bản thân từ “civilization” hiện nay còn có thể
chiết nghĩa là “làm cho trở thành đô thị, làm cho tiện nghi như đô thị”.

Có người căn cứ trên sự phát triển sớm với bề dày lịch sử của các nước
phương Đông và sự phát triển muộn song đạt được nhiều thành tựu rực rỡ của
các nước phương Tây, còn đi đến kết luận rằng: văn hóa có sự gắn bó nhiều hơn
với phương Đông nông nghiệp còn văn minh thì gắn bó nhiều với phương Tây
đô thị. Tuy nhiên, xét những thành tựu văn minh cổ đại rực rỡ ở phương Đông,
chúng ta nên thận trọng với những kết luận như vậy.

So sánh văn minh ,văn hoá, văn hiến , văn vật

​ 1. Văn hoá (Culture):


● Văn hoá là tập hợp các giá trị, tín ngưỡng, tập tục, phong tục, tri
thức, ngôn ngữ, nghệ thuật và các yếu tố khác mà một nhóm người
chia sẻ.
● Văn hoá bao gồm cả các thực hành hằng ngày, tư duy, và cách mọi
người tương tác với nhau.
● Văn hoá thường định hình ý thức và cách sống của một nhóm
người cụ thể và có thể biểu thị qua lịch sử, ngôn ngữ, truyền thống
và nghệ thuật.
​ 2. Văn minh (Civilization):
● Văn minh thường liên quan đến sự phát triển của xã hội và văn hoá
của một nhóm người trong một khu vực cụ thể.
● Văn minh thường bao gồm các yếu tố như kỹ thuật, khoa học,
chính trị, xã hội, kinh tế và cơ sở hạ tầng.
● Đây là một khái niệm toàn diện hơn so với văn hoá và liên quan
đến sự tiến bộ và phát triển của xã hội trong nhiều khía cạnh.
​ 3. Văn hiến (Intellectualism):
● Văn hiến thường đề cập đến sự tôn trọng và khuyến khích tri thức,
tư duy sâu xa và ý thức cao cả.
● Nó liên quan đến việc đề cao giá trị của học thuật, nghiên cứu, và
trí tuệ trong xã hội.
● Văn hiến thường được thể hiện qua việc khuyến khích việc học
hành, khám phá và thảo luận về các vấn đề quan trọng.
​ 4. Văn vật (Cultural Artefact):
● Văn vật là một phần của văn hóa, thường là những đối tượng vật
chất có giá trị văn hóa như tác phẩm nghệ thuật, sách, đồ trang sức,
đồ dùng hàng ngày, và hình tượng tượng trưng.
● Văn vật có thể là biểu tượng của một tôn giáo, một truyền thống,
hoặc một khía cạnh nào đó của văn hoá.

Tóm lại, văn hoá, văn minh, văn hiến và văn vật là những khái niệm phức tạp
trong lĩnh vực văn hóa. Chúng đề cập đến các khía cạnh khác nhau của cuộc
sống xã hội, tri thức và tạo nên bức tranh đa dạng và phong phú của thế giới.
Các khái niệm này liên quan chặt chẽ và thường đóng vai trò quan trọng trong
việc hiểu và phân tích sự phát triển và đa dạng của các xã hội và nền văn hóa
khác nhau trên thế giới.

You might also like