Lưu Chuyển MBL Và HBL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI


--------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Môn thi:
VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thanh Hùng


Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên Mã số sinh viên
1. Hồ Thúy Hằng 2021004338
2. Phạm Thị Quỳnh Anh 2021004545
3. Nguyễn Đình Hồng Minh 2021000802
4. Nguyễn Thị Trang 2021000763
5. Huỳnh Thị Mỹ Hiền 2021008869

TP. Hồ Chí Minh – 08/2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
--------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Môn thi:
VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thanh Hùng


Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên Mã số sinh viên
1. Hồ Thúy Hằng 2021004338
2. Phạm Thị Quỳnh Anh 2021004545
3. Nguyễn Đình Hồng Minh 2021000802
4. Nguyễn Thị Trang 2021000763
5. Huỳnh Thị Mỹ Hiền 2021008869

TP. Hồ Chí Minh – 08/2022


DANH MỤC VIẾT TẮT
B/L (Bill of Lading): Vận đơn
CY (Containers Yard)
D/O
LCL
FCL
FIATA: Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés
MỤC LỤC

Câu 1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH & LƯU CHUYỂN MASTER B/L VÀ
HOUSE B/L THỰC TẾ................................................................................................1
1.1 Lưu chuyển Master B/L và House B/L..............................................................1
1.1.1 Khái niệm Master B/L, House B/L..............................................................1
1.1.2 Quy trình phát hành và lưu chuyển Master B/L và House B/L:..............1
1.2 So sánh sự khác nhau giữa House B/L và FIATA B/L....................................2
1.2.1. Khái niệm FIATA B/L.................................................................................2
1.2.2. So sánh HOUSE B/L và FIATA B/L..........................................................2
Câu 2: NỘI DUNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM........................................4
2.1. Các rủi ro được bảo hiểm theo các điều kiện C, B, A trong ICC 2009.........4
2.2 Sự khác biệt giữa ICC 2009 và ICC 1982.........................................................5
2.2.1. Khái quát về ICC.........................................................................................5
2.2.2: Sự khác biệt giữa ICC 2009 và ICC 1982..................................................6
PHỤ LỤC....................................................................................................................22
Phụ lục 1: House B/L..............................................................................................22
Phụ lục 2: Master B/L.............................................................................................23
Câu 1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH & LƯU CHUYỂN MASTER B/L VÀ
HOUSE B/L THỰC TẾ
1.1 Lưu chuyển Master B/L và House B/L
1.1.1 Khái niệm Master B/L, House B/L
Master B/L: Là vận đơn do người vận tải chính (effective carrier) phát hành
cho nhà xuất khẩu hoặc cho người gửi hàng làm dịch vụ về giao nhận vận tải .
House B/L: do người giao nhận phát hành cho khách hàng là chủ hàng. Đây là
cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận với khách
hàng. Sở dĩ được gọi như vậy vì nó được phát hành trên cơ sở Master Bill of lading.
Muốn phân biệt Master B/L hay House B/L trước hết phải căn cứ vào nội dung và
hình thức của vận đơn.
1.1.2 Quy trình phát hành và lưu chuyển Master B/L và House B/L:

(6)
Công ty Gửi House B/L Công ty
AGC Lighting G7 Hitech
(8) (9)
(1) (4)
Xuất trình Cấp lệnh D/O,
Gửi Phát hành
House B/L, lấy Giao hàng
hàng House B/L
lệnh D/O
(5)
Fowarder Gửi Master B/L Forwarder Streamline
Shanhai Kingon Logistics

(3) (7)
(2)
Phát hành Xuất trình
Gửi
Master B/L Master B/L,
hàng
lấy lệnh D/O

Hãng tàu Hãng tàu


Wanhai Wanhai

Lưu đồ 1. 1. Quy trình phát hành và lưu chuyển Master B/L và House B/L

Bước 1: Công ty AGC Lighting gửi hàng lẻ cho Công ty forwarder Shanghai
Kingon cảng bốc tại CFS.

Page 1 | 27
Bước 2: Công ty forwarder Shanghai Kingon cảng bốc thực hiện đóng các lô
hàng lẻ LCL thành các container đầy hàng FCL và giao chúng cho đại lý hãng tàu
Wanhai tại cảng bốc CY.
Bước 3: Nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận hàng FCL đại lý hãng
tàu Wanhai tại cảng bốc ký phát cho Shanghai Kigon forwarder cảng bốc một bộ vận
đơn gọi là Master Bill of lading (Master B/L).
Bước 4: Nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận hàng, Forwarder
Shanghai Kingon cảng bốc ký phát cho công ty gửi hàng lẻ AGC Lighting các bộ vận
đơn gọi là House Bill of lading (House B/L).
Bước 5: Công ty Forwarder Shanghai tại cảng bốc sẽ gửi Master Bill of lading
(Master B/L) cho Forwarder Streamline Logistics tại cảng dỡ.
Bước 6: Công ty AGC Lighting gửi House B/L cho G7 Hitech.
Bước 7: Công ty Streamline Logistics cầm Master B/L ra đại lý hãng tàu
Wanhai cảng dỡ để lấy lệnh D/O.
Bước 8: Công ty G7 Hitech gửi House B/L cho công ty Streamline Logistics để
lấy lệnh D/O.
Bước 9: Dựa trên House B/L công ty Streamline Logistics cấp lệnh D/O cho
công ty G7 Hitech. Công ty G7 Hitech cầm lệnh D/O nhận hàng tại cảng dỡ CFS.
1.2 So sánh sự khác nhau giữa House B/L và FIATA B/L
1.2.1. Khái niệm FIATA B/L
Vận đơn FIATA (FIATA Negotiable Multimodal Transport Bill of Lading):
Đây là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để
cho các hội viên của Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa phương thức.
1.2.2. So sánh HOUSE B/L và FIATA B/L
Giống nhau: Cả 2 đều là vận đơn do người giao nhận khi làm dịch vụ vận tải,
gom hàng phát hành.
Khác nhau:

Tiêu chí House B/L FIATA B/L

Phương thức thanh toán Khi thanh toán bằng Khi thanh toán bằng
phương thức tín dụng phương thức tín dụng

Page 2 | 27
chứng từ thì ngân hàng sẽ chứng từ ngân hàng sẽ
không chấp nhận thanh chấp nhận thanh toán cho
toán cho chủ hàng vì ngân chủ hàng khi chủ hàng
hàng chỉ chấp nhận trả tiền xuất trình FIATA B/L. Vì
cho vận đơn được ký phát trên FIATA B/L forwarder
bởi Effective carrier, đóng vai trò thầu chuyên
House B/L không quy chở nên Forwarder phải
định trách nhiệm và rủi ro chấp nhận rủi ro=> Ngân
của forwarder và House hàng chấp nhận thanh toán
B/L không được ký phát
bởi Effective carrier =>
Không được ngân hàng
thanh toán khi xuất trình
House B/L

Đối tượng sử dụng Dùng cho tất cả đối tượng Chỉ có thành viên trong
tham gia hoạt động xuất FIATA mới được sử dụng
nhập khẩu

Người phát hành Các Forwarder Forwarder tham gia vào


FIATA và được FIATA
ủy quyền thì mới cấp
FIATA B/L cho chủ hàng
được

Phạm vi giá trị Chỉ xác nhận việc giao Xác nhận việc giao nhận
nhận hàng, không có giá hàng hóa và có giá trị
trị thanh toán thanh toán tiền cho chủ
hàng

Phạm vi trách nhiệm Không chịu tác động bởi Chịu tác động bởi các quy
các quy tắc, không chịu tắc của FIATA, có trách
rủi ro trong quá trình vận nhiệm và chịu rủi ro trong

Page 3 | 27
chuyển quá trình vận chuyển

Câu 2: NỘI DUNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM


2.1. Các rủi ro được bảo hiểm theo các điều kiện C, B, A trong ICC 2009
 Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện loại C:
- Hiểm họa biển:
+ Mắc cạn: đáy tàu chạm mặt đất hoặc một phần chướng ngại vật
làm con tàu không di chuyển được.
 Mắc cạn - Stranding: Đáy tàu chạm mặt đất hoặc một chướng ngại vật
làm con tàu không di chuyển được và phải có một ngoại lực để kéo tàu ra khỏi nơi
mắc cạn (Ví dụ: con tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez năm 2021).
 Nằm cạn - Grounding: Đáy tàu chạm mặt đất hoặc một chướng ngoại
vật làm con tàu không di chuyển được và không cần ngoại lực để kéo tàu ra khỏi nơi
mắc cạn.
+ Chìm đắm - Sinking: toàn bộ phần nổi của con tàu nằm dưới mặt
nước
+ Cháy - Fire: Lửa đến mức độ làm gián đoạn hành trình của con
tàu
+ Đâm va - Collision : Tàu va phải một chướng ngại vật không phải
là nước. Khi tàu hay phương tiện vận chuyển khác đâm hay va phải nhau
hoặc đâm va phải vật thể cố định, vật thể chuyển động, vật thể nổi, kể cả
băng nhưng không phải là nước.
- Phương tiện vận tải lật hay trật đường ray xe lửa.
- Ném hàng xuống biển: là hành động vứt hàng hay một phần thiết
bị tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hay cứu tàu khi gặp nạn. Đây là một sự hy
sinh có tính chất tự nguyện khi tàu gặp nguy cơ để bảo vệ phần tàu và hàng còn
lại. Bảo hiểm công nhận khi hàng xếp lên boong đúng với tập quán và không vì
lý do nội tỳ hay tính chất hàng hóa (để cứu tàu khi gặp nạn chứ không phải
hành động tự ý ném hàng xuống biển của chủ tàu).
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn.
 Rủi ro được bảo hiểm loại B:

Page 4 | 27
Tương tự như các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện loại C và bổ sung thêm
một số điều kiện như sau:
- Sét, động đất, núi lửa
- Nước biển hoặc nước sông tràn vào phương tiện vận tải hay
container
- Hàng bị sóng cuốn xuống biển
 Rủi ro bảo hiểm loại A:
Tương tự như các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện loại C và bổ sung thêm
một số điều kiện như sau:
- Thời tiết xấu
- Manh động, manh tâm của thủy thủ hoặc thuyền trưởng: là những
hành vi phi pháp của thủy thủ, thuyền trưởng không bao gồm những sai lầm về
cách xét đoán, giải quyết vấn đề hoặc những bất cẩn thông thường. Không nhất
thiết phải là nguyên nhân trực tiếp của tổn thất mà chỉ là nguyên nhân phối
hợp.
- Cướp biển
- Các rủi ro đặc biệt: Là những rủi ro có nguồn gốc từ:
+ Bản chất hàng hóa (dễ tổn thất)
+ Phương thức đóng gói
+ Phương tiện vận chuyển
Rủi ro đặc biệt gồm:
+ RFWD : Rain Fresh Water Damage
+ RFSWD Rain Fresh Sea Water Damage
+ SH: Sweat and Heating
+ HC: Hook and Contamination
+ TPND: Thief, Pilferage, Non-Delivery
+ BC: Bending and Contact
2.2 Sự khác biệt giữa ICC 2009 và ICC 1982
2.2.1. Khái quát về ICC
ICC (International Chamber of Commerce - Phòng thương mại quốc tế): là tổ
chức kinh doanh đại diện lớn nhất, tiêu biểu nhất thế giới. Hàng trăm nghìn công ty

Page 5 | 27
thành viên của nó ở hơn 130 quốc gia có lợi ích trải rộng khắp lĩnh vực của doanh
nghiệp tư nhân.
ICC có ba hoạt động chính: thiết lập quy tắc, giải quyết tranh chấp và vận động
chính sách. Bởi vì các công ty thành viên và các hiệp hội của nó tham gia vào hoạt
động kinh doanh quốc tế, ICC có quyền lực vô song trong việc đưa ra các quy tắc chi
phối hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Mặc dù các quy tắc này là tự nguyện,
nhưng chúng được quan sát trong vô số hàng ngàn giao dịch hàng ngày và đã trở
thành một phần của thương mại quốc tế.
Mạng lưới toàn cầu của các ủy ban quốc gia trên 90 nước chủ trương ưu tiên
kinh doanh ở cấp quốc gia và khu vực. Hơn 3.000 chuyên gia từ các công ty thành
viên của ICC cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm của họ để xây dựng quan
điểm của ICC về các vấn đề kinh doanh cụ thể.
ICC hỗ trợ công việc của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, và
nhiều tổ chức liên chính phủ khác, cả quốc tế và khu vực, như G20 nhân danh cho
kinh doanh quốc tế. ICC là tổ chức đầu tiên được địa vị tư vấn cho Hội đồng Kinh tế
và Xã hội của Liên Hợp Quốc và địa vị quan sát Liên Hợp Quốc.
2.2.2: Sự khác biệt giữa ICC 2009 và ICC 1982

ICC 1982 ICC 2009

a. Trong sử dụng - Hàng (Goods) hàng - Đối tượng bảo hiểm


thuật ngữ hóa (Cargo) (Subject matter - insured)
=> Đối tượng bảo hiểm mang ý
nghĩa rộng hơn bởi nó bao gồm
cả hàng hóa, bao bì đóng gói và
nhãn hàng.

- Người ký nhận trách - Người bảo hiểm


nhiệm thanh toán các => Là thuật ngữ để chỉ một cá
hợp đồng bảo hiểm nhân chịu trách nhiệm đánh giá
các rủi ro liên quan đến việc ký
một hợp đồng bảo hiểm.

Page 6 | 27
Insurer sẽ dựa vào Underwriter
để quyết định việc có bảo hiểm
hay không, các vấn đề rủi ro và
tiền đóng bảo hiểm.

- Servants - Employees
=> Mang tính sử dụng phổ biến
hơn trên toàn cầu, mặc dù đều
mang nghĩa là “những người
làm công”

b. Về việc đóng gói - Trừ khi đơn bảo hiểm Hàng hóa sẽ được bảo hiểm khi
hay chuẩn bị quy định cụ thể là sẽ việc đóng gói được tiến hành
cho đối tượng bảo hiểm cả bao bì bởi bên thứ ba trong thời gian
được bảo hiểm đóng gói (covers the của hành trình. Theo đó, loại
(Packing or packaging), không một trừ bảo hiểm được áp dụng khi:
preparation) khiếu nại về thay thế - Người được bảo hiểm hoặc
nguyên bao bì đóng gói những Người làm công cho
vì tổn thất được bồi họ tự chịu trách nhiệm về
thường trừ khí hậu quả việc đóng gói hoặc chuẩn bị
của sự tổn thất này là không tốt tại bất cứ thời
do một hiểm hoạ được điểm nào tiến hành việc đỏ.
bảo hiểm. Trong trường - Việc đóng gói hoặc chuẩn
hợp này thông thưởng bị được tiến hành trước khi
người ta áp dụng một tỷ hiệu lực bảo hiểm bắt đầu.
lệ giảm trị thương mại - Việc đóng gói hoặc chuẩn
cho toàn lỗ hàng mà bị phải đủ khả năng “chống
không để cập tới bao bì. chịu được những sự cố
Tuy nhiên, nếu chứng thông thường trong hành
minh được tổn thất, tổn trình được bảo hiểm”.
hại hay chi phi thật sự

Page 7 | 27
do bao bị yếu kém hay
không thích hợp thì tổn
thất này không được
bồi thường theo ICC.
Loại trừ này mở rộng ra
bao gồm cả chuẩn bị
hàng hóa được bảo
hiểm không thích hợp.
- Không bảo hiểm trong
trường hợp đóng gói
hoặc chuẩn bị cho đối
tượng được bảo hiểm
không đầy đủ ngay cả
khi nó nằm ngoài tầm
kiểm soát của bên được
bảo hiểm và phát sinh
ngẫu nhiên sau khi bảo
hiểm có hiệu lực. Điều
này có vẻ không phù
hợp bởi đó là một nguy
cơ nên được Người bảo
hiểm chấp nhận và
Người được bảo hiểm
cũng muốn được bảo
hiểm theo hợp đồng
bảo hiểm hàng hải.

c. Rủi ro loại trừ Điều 4.5: “Mất mát, hư Điều 4.5: “Trong mọi trường
mà nguyên hỏng hoặc chỉ phi mà hợp bảo hiểm này không bảo
nhân trực tiếp nguyên nhân trực tiếp là hiểm cho mọi mất mát, hư hỏng
là do chậm trễ chậm trễ cho dù chậm hay chi phí gây ra bởi chậm trễ

Page 8 | 27
chậm là do một rủi ro được ngay cả khi chậm trễ là do một
bảo hiểm gây nên.” rủi ro được bảo hiểm.”

Điểm khác biệt duy nhất trong


điều khoản 4.5 của ICC 2009
so với của ICC 1982 là từ
“proximately” (trực tiếp) đã bị
loại bỏ.

d. Rủi ro miễn trừ Điều 4.6: “Trong mọi Điều 4.6: “Trong mọi trường
do tình trạng trường hợp bảo hiểm này hợp bảo hiểm này không bảo
mất khả năng không bảo hiểm cho mất hiểm cho mất mát, hư hỏng hay
tài chính mát, hư hỏng hay chi phí chi phí gây ra bởi tình trạng
phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu
không trả được nợ hoặc thốn về tài chính của chủ tàu,
thiếu thốn về tài chính của người quản lý, Người thuê hoặc
chủ tàu, Người quản lý. Người khai thác tàu, vào thời
Người thuê hoặc Người điểm đối tượng được bảo hiểm
khai thác tàu.” được bốc lên boong tàu, Người
được bảo hiểm biết hoặc trong
quá trình kinh doanh bình
thường phải biết, rằng tình
trạng không trả được nợ hoặc
thiếu thốn về tài chính này có
thể ngăn cản sự tiếp tục hành
trình bình thường.”
- Loại trừ này không được
áp dụng trong trường
hợp hợp đồng bảo hiểm
đã được chuyển nhượng
cho bên tuyên bố đã mua

Page 9 | 27
hoặc đồng ý mua đối
tượng được bảo hiểm
trên nguyên tắc trung
thực theo một hợp đồng
ràng buộc.

e. Rủi ro miễn trừ Điều 4.7 “Trong mọi Điều 4.7 “Trong mọi trường
do việc sử dụng trường hợp bảo hiểm này hợp bảo hiểm này không bảo
vũ khí nguyên không bảo hiểm cho mất hiểm cho mất mát, hư hỏng hay
tử, hạt nhân mát, hư hỏng hay chi phí chi phí phát sinh từ hoặc do
hoặc các chất phát sinh từ việc sử dụng nguyên nhân trực tiếp từ việc
phóng xạ bất kỳ một loại vũ khí sử dụng bất kỳ một loại vũ khí,
chiến tranh nào có sử dụng thiết bị nào có sử dụng năng
năng lượng nguyên tử, hạt lượng nguyên tử, hạt nhân
nhân và/hoặc các phản ứng và/hoặc các phản ứng nhiệt
hạt nhân, phóng xạ tương hạch hay các phản ứng tương tự
tự.” khác, các chất phóng xạ.”

ICC 2009 đã sửa đổi một số


ngôn từ được sử dụng trong
ICC 1982 cho phù hợp hơn với
thực tiễn, cụ thể:
- “Phát sinh từ” (arising
from) trở thành “trực tiếp
hoặc gián tiếp bị gây ra bởi
hoặc phát sinh từ” (directly
or indirectly caused by or
arising from). ICC 2009 đã
nêu rõ những tổn thất trực
tiếp hoặc gián tiếp phát sinh
từ rủi ro trên đều được loại

Page 10 | 27
trừ. Bởi vũ khí, đặc biệt là
vũ khí hạt nhân không chỉ
gây hậu quả trực tiếp mà
còn có thể gây hậu quả lâu
dài, hậu quả gián tiếp vô
cùng to lớn.
- “Vũ khí chiến tranh”
(weapon of war) được mở
rộng thành “bất kỳ loại vũ
khí hay thiết bị” (any
weapon or device). Thay đổi
này đã bao quát rộng hơn,
bởi thực tế không chỉ có vũ
khí dùng cho mục đích
chiến tranh mà còn dùng
trong mục đích phi chiến
tranh như khủng bố. Đồng
thời, có thể bao gồm một
loại vũ khí mới được gọi là
“dirty bomb” (bom bẩn hay
thiết bị phát tán chất phóng
xạ), có thể được bọn khủng
bố sử dụng để gây nhiễm
độc trên diện rộng.

f. Rủi ro miễn trừ Điều 5.1: “Trong bất kỳ Điều 5.1: “Trong bất kỳ trường
do tàu không đủ trường hợp nào, người bảo hợp nào, người bảo hiểm cũng
khả năng đi hiểm cũng sẽ không bảo sẽ không bảo hiểm cho những
biển hiểm cho những mất mát, mất mát, hư hỏng hoặc chi phí
hư hỏng hoặc chi phí gây ra gây ra bởi
bởi: 5.11 Tàu hoặc thuyền không đủ

Page 11 | 27
- Tàu hoặc thuyền khả năng đi biển hoặc tàu
không đủ khả năng thuyền, phương liên vận
đi biển, chuyển không thích hợp cho
- Tàu, thuyền, phương việc chuyên chở an toàn cho
tiện vận chuyển đối tượng được bảo hiểm nếu
container hoặc kiện người bảo hiểm được biết riêng
gỗ không thích hợp về linh trạng không đủ khả
cho việc chuyên chở năng đi biển và không thích
an toàn cho đối hợp đó vào thời gian đối tượng
tượng bảo hiểm nếu bảo hiểm được xếp vào các
Người được bảo phương tiện trên
hiểm hoặc những 5.1.2 Container hoặc các
người làm công của phương tiện vận chuyển khác
họ biết được về không thích hợp cho việc
trạng thái không đủ chuyên chở an toàn cho đối
khả năng đi biển tượng được bảo hiểm khi việc
hoặc không thích bốc lên các phương liên đó
hợp đó vào thời gian được tiến hành trước khi bảo
đối tượng được bảo hiểm này có hiệu lực hoặc được
hiểm được xếp vào tiến hành bởi người được bảo
các phương tiện hiểm hoặc những người làm
trên” công cho họ và họ được biết
Điều 5.2: “ Người bảo riêng về sự không phù hợp để
hiểm bỏ qua mọi trường vào thời điểm bốc hàng.”
hợp vi phạm những cam Điều 5.2: “Loại trừ 5.1 1 nêu
kết ngụ ý là đủ khả năng đi trên không áp dụng trong
biển và thích hợp cho việc trường hợp hợp đồng bảo hiểm
chuyên chở đối tượng được đã được chuyển nhượng cho
bảo hiểm tới nơi đến, trừ bên thứ 3 tuyên bố đã mua hoặc
khi người được bảo hiểm đồng ý mua đối tượng bảo hiểm

Page 12 | 27
và người làm công cho họ theo một hợp đồng ràng buộc.”
được biết riêng: vě trạng Điều 5.3: “Người bảo hiểm bỏ
thái không đủ khả năng đi qua mọi trường hợp vi phạm
biển hay không thích hợp những cam kết ngụ ý tàu đủ khả
đó.” năng đi biển và thích hợp cho
việc chuyên chở đối tượng
được bảo hiểm tới nơi đến”
=> Từ “lifvan” đã không còn
được sử dụng nữa và "servants"
được thay thế bởi “employees”.
Điều khoản này đã được sửa
đổi trong ICC 2009 theo hướng
có lợi hơn cho người được bảo
hiểm. Theo đó, loại trừ bảo
hiểm sẽ được áp dụng khi:
- Người được bảo hiểm được
biết riêng rằng tàu không đủ
khả năng đi biển không
thích hợp.
- Container hoặc phương tiện
vận chuyển không thích hợp
cho việc vận chuyển an toàn
hàng hóa và
+ Việc bốc hàng được tiến
hành trước khi bảo hiểm có
hiệu lực hoặc
+ Việc bốc hàng được tiến
hành bởi người được bảo
hiểm hoặc những người làm
công cho anh ta và họ đều

Page 13 | 27
biết được sự không thích hợp
đó.

Trong ICC 2009, cụm từ "được


biết riêng" (privy to) có thể
hiểu là người được bảo hiểm
biết về con tàu, nghi ngờ tỉnh
trạng con tàu song lại nhắm mắt
làm ngơ và không tiến hành tìm
hiểu về nó. Trên thực tế, việc
chứng minh người mua bảo
hiểm đã "biết riêng" về việc tàu
không đủ khả năng đi biển là
rất khó khăn. Bên cạnh đó ICC
2009 còn quy định thêm một
mốc thời gian nữa về thời điểm
nhận biết ra tàu không đủ khả
năng đi biển hoặc các phương
tiện vận chuyển không phù hợp
đối với người được bảo hiểm,
đó là trước khi hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực. Nếu như ICC
1982 không có quy định loại
trừ trong trường hợp hợp đồng
bảo hiểm đã chuyển nhượng thì
ICC 2009 quy định khá rõ về
việc này tại điều 5.2. Theo đó
khi mà tổn thất xảy ra do tàu,
thuyền không đủ khả năng đi
biển thì người được chuyển

Page 14 | 27
nhượng đơn bảo hiểm như là
một phần của hợp đồng mua
bán hàng hóa ràng buộc vẫn sẽ
được nhận bồi thường bảo hiểm
bởi vì cho rằng người đó không
thể kiểm soát hoặc kiểm chứng
được sự phù hợp của tàu hoặc
container.

g. Rủi ro miễn trừ Điều khoản 7.3, ICC 1982 Điều 7: “Trong bất kỳ trường
do các hành quy định về loại trừ này hợp nào, người bảo hiểm cũng
động khủng bố như sau: “Trong bất kỳ sẽ không bảo hiểm cho những
trường hợp nào, người bảo mất mát, hư hỏng hoặc chi phí
hiểm cũng sẽ bảo hiểm cho gây ra bởi:
những mất mát, hư hỏng 7.3 Gây ra bởi bất kỳ hành
hoặc chi phí gây ra bởi bất động khủng bố nào là hành
kỳ kẻ khủng bố hoặc bất kỳ động của bất kỳ ai thay mặt cho
người nào hành động vì hoặc liên kết với bất kỳ tổ chức
động cơ chính trị”. nào thực hiện các hoạt động
hưởng tới việc lật đổ hoặc gây
ảnh hưởng bằng vũ lực hoặc
bạo lực, bất kỳ chính phủ nào
dù có hay không được thành lập
theo luật định.
7.4 Gây ra bởi bất kỳ người nào
hành động vì động cơ chính trị,
tín ngưỡng hoặc tôn giáo.
=> Điều khoản loại trừ trong
ICC 2009 được mở rộng hơn so
với ICC 1982 về phạm vi các

Page 15 | 27
mối đe dọa và phạm vi của
động cơ. Nếu như trong ICC
1982, chỉ loại trừ những tổn
thất được gây ra bởi bắt bất kỳ
kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người
nào hành động vì động cơ
chính trị thị trong ICC 2009
quy định sự khủng bố phải
được thực hiện nhân danh cho
tổ chức và không áp dụng đối
với hành động của kẻ khủng bố
duy nhất. Đồng thời, động cơ
khủng bố cũng được mở rộng
tới các động cơ tín ngưỡng hay
tôn giáo.

h. Phạm vi không Theo ICC 1982, hàng hóa Tới ICC 2009, thời gian bắt đầu
gian và thời chỉ được thực sự bảo hiểm có hiệu lực của bảo hiểm là từ
gian bảo hiểm kể từ khi hàng rời khỏi kho khi hàng hóa hàng hóa di
hay nơi chứa hàng tại địa chuyển lần đầu tiên trong kho
điểm có ghi tên trong hợp hoặc trong nơi chứa hàng (được
đồng bảo hiểm để bắt đầu ghi trong hợp đồng bảo hiểm)
vận chuyển. với mục đích xếp hàng trực tiếp
vào trong hoặc lên trên phương
tiện hoặc công cụ vận tải để bắt
đầu vận chuyển.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực
của bảo hiểm theo ICC 2009 là
lúc hoàn thành việc dỡ hàng
(on completion of unloading)
thay vì lúc giao hàng (on

Page 16 | 27
delivery to) như trong ICC
1982.

i. Điều khoản Điều 10: “ Sau khi điều Điều khoản này (khoản
thay đổi hành khoản này bắt đầu có hiệu 10.1)của ICC 2009 lại tiếp tục
trình lực, nếu Người được bảo được quy định rõ ràng hơn so
hiểm thay đổi nơi nhận với ICC 1982. ICC 2009 đã
hàng thì phải thông báo tránh việc sử dụng cụm từ
ngay cho Người bảo hiểm, “held covered” (vẫn tiếp tục
hành trình này vẫn được được bảo hiểm) của ICC 1982,
bảo hiểm và phí bảo hiểm và thay vào đó là chỉ ra một
và những điều kiện được cách rõ ràng những việc mà
thỏa thuận riêng.” người được bảo hiểm cần phải
làm và những sự việc khác có
liên quan.
Điều khoản 10.2, ICC 2009
được bổ sung thêm so với ICC
1982, nhằm giải quyết các tình
huống liên quan đến “tàu
ma”(phantom ship). “Tàu ma”
là những con tàu không có giấy
tờ hợp pháp, nhận hàng để chở
rồi đưa đến một nơi khác và
bán hàng đó đi. Theo đó, bảo
hiểm vẫn được coi là có hiệu
lực trong trường hợp điểm đến
của phương tiện vận tải bị thay
đổi mà người được bảo hiểm và
người làm công của họ không
biết về việc thay đổi địa điểm
này. ICC 2009 đã được sửa đổi

Page 17 | 27
để phù hợp hơn và bảo vệ
quyền của người được bảo
hiểm.

j. Lợi ích bảo Điều khoản 15, ICC 1982 Điều khoản 15, ICC 2009 đã
hiểm quy định: “Bảo hiểm này sẽ quy định một cách cụ thể và rõ
không áp dụng đối với ràng hơn về điều này. Cụ thể,
những lợi ích của người bảo hiểm này bao gồm người
chuyên chở hay một bên được bảo hiểm là người có thể
thứ 3 nào khác làm nhiệm yêu cầu bồi thường hoặc một
vụ tiếp nhận, bảo quản người khác đại diện đứng tên
hàng hóa.” trên hợp đồng bảo hiểm đã có
hiệu lực, hay còn gọi là người
được ủy quyền. Và bảo hiểm
này sẽ không mở rộng đến
những lợi ích khác của người
chuyên chở hay một bên nào
khác làm nhiệm vụ tiếp nhận,
bảo quản hàng hóa.

Page 18 | 27
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM:

STT Họ và tên Công việc đã đóng góp Tỷ lệ phần


trăm tham
gia đóng
góp trên
toán tiểu
luận

1 Phạm Thị Quỳnh Anh - Tìm kiếm Master B/L, 100%


House B/L.
- Viết các bước, sơ đồ phát
hành và lưu chuyển Master
B/L và House B/L.
- Trình bày sự khác biệt giữa
ICC 2009 và ICC 1982

2 Hồ Thúy Hằng - Trình bày các bước, sơ đồ 100%


phát hành và lưu chuyển
Master B/L, House B/L.
- Trình bày sự khác biệt giữa
House B/L và FIATA
B/L.
- Trình bày các rủi ro được
bảo hiểm theo các điều
kiện loại C, B, A

3 Huỳnh Thị Mỹ Hiền - Trình bày các bước, sơ đồ 100%


phát hành và lưu chuyển
Master B/L, House B/L.
- Trình bày sự khác biệt giữa

Page 19 | 27
House B/L và FIATA
B/L.
- Trình bày các rủi ro được
bảo hiểm theo các điều
kiện loại C, B, A
- So sánh sự khác biệt của
ICC 2009 và ICC 1982

4 Nguyễn Đình Hồng Minh - Trình bày sự khác biệt 100%


giữa House B/L và
FIATA B/L.
- Trình bày các rủi ro được
bảo hiểm theo các điều
kiện loại C, B, A
- So sánh sự khác biệt của
ICC 2009 và ICC 1982
- Chỉnh sửa Word

5 Nguyễn Thị Trang - Trình bày sự khác biệt 100%


giữa House B/L và
FIATA B/L.
- Trình bày các rủi ro được
bảo hiểm theo các điều
kiện loại C, B, A
- So sánh sự khác biệt của
ICC 2009 và ICC 1982

Page 20 | 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 21 | 27
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: House B/L

Page 22 | 27
Phụ lục 2: Master B/L

Page 23 | 27

You might also like