Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH


KHOA QUẢN TRỊ
----------

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC

Đề tài: Phân tích công việc nhà quản trị của Steve Jobs

Giảng viên hướng dẫn: Lê Việt Hưng


Mã LHP: 23D1MAN50200103
Sinh viên: Bùi Trần Hà Mi – 31211020712
Võ Thụy Ngọc Trân – 31211026113

0
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2023
MỤC LỤC
I. Lời mở đầu...................................................................................................................2
II. Nội dung....................................................................................................................2
1. Giới thiệu về Steve Jobs..........................................................................................2
2. Phân tích công việc nhà quản trị của Steve Jobs..................................................3
2.1. Tuyên bố sứ mệnh.............................................................................................3
2.2. Nguyên tắc kinh doanh của Steve Jobs...........................................................3
2.3. Quan điểm nhà quản trị Steve Jobs đối với việc hoạch định........................4
2.4. Cách thức Steve Jobs tổ chức việc hoạch định tổ chức.................................5
2.5. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo Steve Jobs..............................................5
III. Kết luận....................................................................................................................6

1
I. Lời mở đầu

Khi nhắc đến các tập đoàn sản xuất các thiết bị công nghệ hàng đầu thì mọi người sẽ
nghĩ đến tập đoàn, doanh nghiệp nào đầu tiên nhỉ? Cuộc sống hằng ngày của chúng ta
luôn gắn liền với nhiều thiết bị điện tử khác nhau nào là laptop, tivi … Có lẽ thời đại
ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, việc sở hữu cho mình một
món đồ công nghệ không còn mấy xa lạ đối với mọi người. Điện thoại di động là một
trong những thiết bị điện tử mang tính hiện đại mà hầu như chúng ta đều sở hữu, chỉ là
phân khúc giá mà chúng ta sở hữu là khác nhau. Nhắc đến điện thoại của các hãng nào là
Samsung, Xiaomi, Nokia… nhưng có lẽ khi được hỏi bạn biết đến thương hiệu điện thoại
nào thì câu trả lời đầu tiên của bạn là Iphone. Bởi lẽ không chỉ có giá trị cao mà còn là
sản phẩm công nghệ của tập đoàn Apple – một tập đoàn có tiếng vang rất lớn về sản
phẩm công nghệ. Và Steve Jobs là người người đồng sáng lập nên tập đoàn Apple. Ông là
một nhà quản trị, doanh nhân nổi tiếng và gây nhiều tiếng vang trong giới kinh doanh.

II. Nội dung


1. Giới thiệu về Steve Jobs

Steve Jobs tên đầy đủ là Steven Paul Jobs (24/02/1955 – 05/10/2011) là một nhà phát
minh, nhà thiết kế và doanh nhân người Mỹ, người đồng sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc
điều hành của Apple Inc.

Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple SteveWozniak,
Mike Markkula và một số người khác, thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong
những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple II. Đầu những
năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của
giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuộ tdẫn đến việc ra đời
Macintosh. Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào
năm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy
tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn. Việc Applemua lại NeXT vào năm 1996
đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò
tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm2011. Năm 1986, ông mua lại bộ phận
đồ họa vi tính của công ty Lucasfilm, sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar.
Ông vẫn là tổng giám đốc điều hành và cổ đông lớn nắm 50,1% cổ phần của Pixar cho
đến khi hãng Walt Disney mua lại vào năm 2006.Do đó Jobs trở thành cổ đông cá nhân
lớn nhất nắm 7% cổ phần và là thànhviên của Hội đồng quản trị của Disney. Quá trình
hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng
mang phong cách một nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon. Ngày 24 tháng
8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple. Trong thư
từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Sau đó, Jobs đã
được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple.Ngày 5 tháng 10, 2011, Apple
loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56.
2
2. Phân tích công việc nhà quản trị của Steve Jobs
2.1. Tuyên bố sứ mệnh

Steve Jobs đã nhìn thấy sứ mệnh của Apple là “Thách thức hiện trạng. Suy nghĩ khác
biệt”. Mặc dù Apple không phải lúc nào cũng bán những sản phẩm tốt nhất, nhưng nếu
bạn là người muốn “nghĩ khác đi”, bạn có thể sẽ thề rằng mình có những sản phẩm tốt
nhất.

Apple hiếm khi sử dụng các tính năng hoặc lợi thế sản phẩm của mình trong các hoạt
động tiếp thị, mà thay vào đó dựa vào việc truyền đạt sứ mệnh thương hiệu này. Tuyên bố
này đã trở thành sứ mệnh sáng lập của công ty vào cuối những năm 1970. Và nó không
thay đổi cho đến khi Jobs qua đời.

"Con người là tác giả của sự thay đổi trong thế giới này. Như vậy, anh ta nên ở trên
các hệ thống và cấu trúc, và không cấp dưới với họ.” Trích dẫn của nhà đồng sáng lập
Apple – Steve Jobs trong những năm 1980 là tuyên bố sứ mệnh của công ty Apple.

2.2. Nguyên tắc kinh doanh của Steve Jobs

Nguyên tắc 1: Hãy làm những gì bạn thích. Steve Jobs đã dạy chúng ta rằng bạn
không thể mang đến những sản phẩm mới, cách tân và thú vị trừ khi bản thân bạn thấy có
cảm hứng và đam mê đối với việc thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước. Jobs từng nói
“Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới tích cực hơn.” Ông nói, cuộc sống quá
ngắn ngủi để bạn có thể thực hiện giấc mơ của kẻ khác. Và nếu bạn không tìm thấy niềm
đam mê của mình, thì hãy tiếp tục tìm kiếm, chứ đừng tự hài lòng và dừng lại.

Nguyên tắc 2: Hãy nhìn đến lõm cả vũ trụ. Steve Jobs tin vào uy lực của tầm nhìn. Và
ông đương nhiên có một tầm nhìn lớn. Vào giữa những năm 1970 khi máy tính vẫn chỉ
phát triển giới hạn trong một nhóm người chung sở thích, Steve Jobs đã tin rằng ông có
thể mang máy tính đến cho mọi người sử dụng hàng ngày. Và thế là ông đã thách thức
người đồng sáng lập Steve Wozniakvà nhóm làm việc Apple cùng tạo ra một chiếc máy
tính mà mọi người cảm thấy thoải mái khi sử dụng hàng ngày. Kết quả củaviệc này là sự
ra đời của một chiếc máy tính đã làm thay đổi tất cả - chiếc máy tính mang tên Macintosh
- Art Levinson, Chủ tịch Genentech, thay mặt ban điều hành Apple, nói: “Tầm nhìn phi
thường của Steve và sự lãnh đạo của ông đãcứu Apple và đưa đường chỉ lối cho hãng tới
vị trí công ty công nghệ sáng tạo nhất và giá trị nhất thế giới”.

Nguyên tắc 3: Kết nối mọi thứ để khơi dậy sức sáng tạo của bạn. Steve Jobs từng nói
sự sáng tạo là kết nối mọi thứ. Ý ông là mọi người với đủ các kinh nghiệm sống thường

3
có thể nhìn thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Jobs thường kết nối ýtưởng từ những
lĩnh vực khác nhau.

Nguyên tắc 4: Nói “không” với 1000 điều. Steve Jobs rất tự hào với những gì Apple
làm được, song ông cũng tự hào bởi cả những gì Apple đã lựa chọn không làm. Steve
Jobs từng nói rằng cải cách đến từ việc nói “không” với 1000 thứ. Các sản phẩm của
Apple phổ biến bởi chúng đơn giản, trang nhã và dễ dùng. Nhưng tất cả những điều đó
đều được bắt đầu từ một câu hỏi của Steve Jobs: Chúng ta có thể loại bỏ những gì?

Nguyên tắc 5: Hãy tạo ra những trải nghiệm khác biệt điên rồ. Không chỉ tạo ra nhiều
cải cách sản phẩm, Steve Jobs còn cải tiếnnhiều trải nghiệm dịch vụ khách hàng, và tôi
cho rằng đó là một phần gia tài của ông chưa được người đời đánh giá đúng mức. Các
cửa hàng bán lẻ Apple kiếm được nhiều tiền trên mỗi cửa hàng khác kể cả những thương
hiệu xa xỉ, và lúc nào cũng đông khách từ sáng đến tối. Trung bình mỗi cửa hàng tiếp đón
17.000 lượt khách mỗi tuần. Khi Steve Jobs lần đầu thiết lập quan niệm cho các cửa hàng
bán lẻ Apple, ông đã nói rằng chúng cần phải khác biệt bởi thay vì chỉ bán hàng, chúng
còn phải làm cho cuộc sống của khách hàng thêm phong phú.

Nguyên tắc 6: Làm chủ thông điệp. Thay vì chỉ đơn giản thuyết trình như hầu hết mọi
người vẫn làm, ông thông báo, ông đào tạo, ông truyền cảm hứng và ông giúp mọingười
giải trí, tất cả chỉ trong một bài thuyết trình.

Nguyên tắc 7: Hãy bán ước mơ thay vì sản phẩm Khách hàng của bạn không quan
tâm đến sản phẩm của bạn. Cái họquan tâm là chính họ, hi vọng của họ, tham vọng của
họ. Steve Jobsđã dạy chúng ta rằng nếu bạn giúp khách hàng của mình đạt đượcước mơ,
bạn sẽ có được họ.

2.3. Quan điểm nhà quản trị Steve Jobs đối với việc hoạch định

Hãy gắn bản thân với sự đam mê. Mọi người thường bị thuyết phục bởi những màn
thể hiện mạnh mẽ tới từ xúc cảm và sự đam mê. Đam mê chính là một phần quan trọng
trong mọi quyết định của Steve Jobs. “Vô hiệu hóa” mọi người với sự “dụ dỗ” và những
lời tâng bốc.

Thành thật đến mức tàn nhẫn sẽ giúp bạn xây dựng mộtthế mạnh của bản thân. Thành
thật đến mức tàn nhẫn sẽ giúp bạn xây dựng một thế mạnh của bản thân. Mọi người sẽ
mua sản phẩm, hay nói cách khác là ý tưởng của Jobs vì ông luôn tha thiết, và dồn cả tâm
huyết của mình vào những gì ông nói, hay sảnphẩm mà ông tạo ra.

Làm việc chăm chỉ, và những người khác sẽ tôn trọng bạn. Tôn trọng là bước đầu tiên
và cũng là quan trọng nhất đểcó được những gì bạn muốn: Steve Jobs là người sở hữu tác

4
phong và đạo đức trong công việc đạt chuẩn mực đến mức đáng kinh ngạc. Jobs vẫn là
người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cho cảcác hoạt động của Pixar. Vị CEO đã làm việc
không biết mệt mỏi, đến mức bị sỏi thận.

Luôn giành về mình những ý tưởng tốt nhất, dành thời gian suy nghĩ về một ý tưởng
mới với tất cả khả năng. Suy nghĩ của ngày hôm nay có thể sẽ rất khác so với ngày hôm
qua. Đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát. Bạn có thể thay đổi quyết định sau
này.

Đừng chần chừ một giây nào trong việc khắc phục sự cố. Luôn đề cao sự hoàn hảo,
không cho phép bản thân đượclơ là với mục tiêu đã đề ra: Steve Jobs luôn đặt kỳ vọng rất
cao đối với mỗi sản phẩm của mình: Khi Macintosh gặp vấn đề với việc khởi động quá
chậm, Jobs đã “làm khổ” đội ngũ kỹ sư chịu trách nhiệm về việc này, cho họ biết rằng
đây có thể là vấn đề liên quan đến sự sống còn của Macintosh và họ sẽ phải có phương án
khắc phục ngay lập tức.

Đừng để những gã ngốc ngáng đường bạn: Steve Jobs luôn nổi tiếng với “biệt tài”
phát hiện ra những “tên ngốc” trong công việc. Chính “năng khiếu” này đã giúp ông rất
nhiều trong việc ngăn chặn những tên ngốc len lỏi trong công ty của mình. Jobs sẽ quét
sạch tất cả “bọn họ” cho đến khi không còn kẻ nào nữa.

2.4. Cách thức Steve Jobs tổ chức việc hoạch định tổ chức

Steve Jobs tập trung mọi nguồn lực của Apple vào một danh sách nhỏ các sản phẩm
mà công ty có thể thực hiện tốt.

Steve Jobs xử lý mọi thử thách chính xác theo cách mà ông muốn. Ông đã tham gia
vào hoạt động lãnh đạo từ khi còn rất trẻ, bây giờ ông đã quen với vai trò ấy, tự tin một
cách chính đáng về khả năng của mình trong việc dẫn dắt hàng chục nghìn nhân viên
Apple tới những mục tiêu mà ông đặt ra cho họ.

Chiến lược của Jobs là thuê những lập trình viên, kỹ sư và nhà thiết kế thông minh
nhất.

Ông luôn kiên định và công bằng, Jobs đã tái tổ chức lại công ty một cách thật quyết
liệt và ông dành khá nhiều thời gian để phân tích các vấn đề với ky vọng mong họ hiểu và
cùng nhau khắc phục các vấn đề đó.

2.5. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo Steve Jobs

Steve Jobs là người yêu thích sự sáng tạo và có tính cầu toàn. Trong công việc, ông
luôn yêu cầu các nhân viên phải làm việc tỉ mỉ và không cho phép bất cứ sai sót nào có
5
thể xảy ra. Khao khát mãnh liệt phát triển thương hiệu và thống lĩnh toàn cầu đã giúp
Steve Jobs lãnh đạo quá trình sản xuất một cách toàn diện. Ông đã góp phần không nhỏ
để tạo ra những sản phẩm Iphone được cả thế giới yêu thích. Chính nhờ đặc điểm này mà
các sản phẩm của Apple đều có chất lượng hoàn hảo, tính năng nổi bật và thiết kế ấn
tượng.

Steve Jobs dễ nổi nóng, cáu gắt với mọi người. Theo nhận xét của nhân viên dưới
quyền, Steve Jobs là người người khá nóng tính. Trong các trường hợp phải đối mặt với
những vấn đề phát sinh hay khi chịu áp lực gay gắt từ công việc tính cách này càng hiện
rõ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo tài ba này vẫn biết cách cân bằng và xử lý công việc bằng kỹ
năng lãnh đạo khéo léo của người đứng đầu.

Mong muốn kiểm soát và tham vọng mạnh mẽ. Để minh chứng cho sự kiểm soát, ví
dụ tiêu nhất là khi ông được bổ nhiệm làm chuyên viên tư vấn cho Amelio. Thời điểm đó,
Steve Jobs đã ngay lập tức đưa những người được ông tin tưởng vào các vị trí cao cấp tại
Apple, biến họ trở thành trợ thủ đắc lực cho mình. Đây là việc làm với mục đích củng cố
vững chắc vị trí của ông tại tập đoàn. Steve Jobs cần đảm bảo có điều kiện tốt nhất để
hoàn thành những mục tiêu kinh doanh quyết liệt của mình.

Steve Jobs là người có sự quyết đoán trong công việc. Đây không chỉ là đặc điểm
trong phong cách lãnh đạo của Steve Jobs mà còn xuất hiện ở rất nhiều nhà lãnh đạo tài
ba khác. Những ý kiến đóng góp trái chiều, phản đối các chiến lược của ông sẽ bị loại bỏ.
Steve Jobs coi trọng quá trình nghiên cứu và quyết định theo sự suy tính của riêng mình.

Steve Jobs là người lạnh lùng. Sự lạnh lùng của Steve Jobs khiến những người phản
đồi phong cách của ông có cơ sở lên án chê trách. Thế nhưng, trên thực tế những người
ủng hộ và đồng hành của Steve Jobs cũng nhận tình cảm và sự giúp đỡ nhiệt tình từ ông.

III. Kết luận

Steve Jobs thật sự là một nhà quản trị tài ba, một doanh nhân giỏi. Cách mà ông đã
quản trị công ty Apple trở thành một tập đoàn lớn mạnh như hiện đã chứng mình rằng
Jobs thật sự là một CEO đại tài, vai trò và tầm ảnh hưởng của ông đối với Apple là không
thể phủ nhận. Khi ông mắc căn bệnh ung thư thì những tin tức về ông rất được nhiều
người quan tâm, đỉnh điểm nó còn ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của Apple lúc bây giờ.
Mặc dù hiện tại Steve Jobs đã qua đời nhưng những gì ông đã cống hiến cho Apple và
danh tiếng của ông vẫn còn mãi vang xa và phong cách quản trị, lãnh đạo của ông mãi là
bài học quý báu cho thế hệ mai sau.

You might also like