Tiểu Luận 10 - Mối Quan Hệ Giữa Các Cấp Quản Trị Của Công Ty Vinamilk

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH


KHOA QUẢN TRỊ
----------

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC

Đề tài: Mối quan hệ giữa các cấp quản trị của công ty
Vinamilk

Giảng viên hướng dẫn: Lê Việt Hưng


Mã LHP: 23D1MAN50200103
Sinh viên: Bùi Trần Hà Mi – 31211020712
Võ Thụy Ngọc Trân – 31211026113

0
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2023
MỤC LỤC
I. Lời mở đầu...................................................................................................................2
II. Cơ sở lý luận.............................................................................................................2
1. Quản trị là gì............................................................................................................2
2. Các cấp quản trị.......................................................................................................2
2.1. Quản trị cấp cao................................................................................................2
2.2. Quản trị cấp trung............................................................................................3
2.3. Quản trị cấp thấp..............................................................................................3
3. Vai trò của việc phân cấp........................................................................................3
III. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị của công ty Vinamilk...................................3
1. Giới thiệu công ty Vinamilk....................................................................................3
2. Bộ máy quản trị của công ty Vinamilk..................................................................4
3. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị của công ty Vinamilk...................................4
IV. Kết luận....................................................................................................................5

1
I. Lời mở đầu

Trước bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, môi trường kinh doanh cũng có nhiều thay đổi đáng kể, nhất là
trong công tác quản lý. Đề kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường đòi hỏi
các nhà quản trị phải năng động và có những hoạch định riêng đảm bảo chỗ đứng của
công ty mình trên thị trường. Để tiến hành các hoạt động quản trị hiệu quả, thông thưởng
hoạt động quản trị thường được chia làm ba cấp với vai trò và nhiệm vụ khác nhau đó là
quản trị cấp cao, quản trị cấp trung gian và quản trị cấp thấp. Vậy mối quan hệ giữa ba
cấp quản trị này sẽ như thế nào trong công ty Vinamilk của Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu
nhé!

II. Cơ sở lý luận
1. Quản trị là gì

Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu
hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là việc thực
hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ýthức và liên tục. Quản trị trong
một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có
mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức
năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển
công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người
đó.

2. Các cấp quản trị


2.1. Quản trị cấp cao

Các nhà quản trị cấp cao ở trên đỉnh của hệ thống cấp bậc và chịu trách nhiệm vể hoạt
động của toàn bệ tổ chức. Các chức danh của nhóm này thường là chủ tịch, chủ tịch hội
đổng quản trị, giám đốc cấp cao, tổng giám đổc, hay phó tổng giám đốc điều hành. Các
nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm về việc thiết lập các mục tiêu của tổ chức, xác định
các chiến lược để đạt được các mục tiêu này, giám sát và giải thích môi trường bên ngoài,
và ra các quyết định có ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức. Họ nhìn vể tương lai. dài hạn và
quan tâm đến những khuynh hướng của môi trường tổng quát và sự thành công chung của
tổ chức. Nhà quản trị cấp cao cũng chịu trách nhiệm về việc truyền đạt một tẩm nhìn
được chia xẻ trong toàn bộ tổ chức, định hình văn hóa công ty, và nuôi dưỡng tình thẩn
kinh doanh để có thể giúp cho công ty thực hiện đổi mới và theo kịp tốc độ thay đổi
nhanh chóng.

2
2.2. Quản trị cấp trung

Nhà quản trị cấp trung làm việc ở các tầng nấc trung gian của tổ chức và chịu trách
nhiệm cho hoạt động của những đơn vị kinh doanh và các bộ phận chủ yếu. Các nhà quản
trị cấp trung bao gồm trưởng các bộ phận, trưởng ngành, giám đốc kiểm soát chất lượng,
và giám đốc các phòng thí nghiệm-nghiên cứu. Các nhà quản trị cấp trung điển hình
thường có từ hai cấp bên dưới trực thuộc mình. Họ chịu trách nhiệm triển khai các chiến
lược tổng thể, các chính sách đã được xác định từ các nhà quản trị cấp cao. Các nhà quản
trị cấp trung thường quan tâm đến tương lai gần hơn là việc hoạch định dài hạn.

2.3. Quản trị cấp thấp

Nhà quản trị cấp cơ sở (cấp thấp) sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp vể hoạt động sản xuất
hàng hóa và dịch vụ. Họ nằm trong cấp thứ nhất hay thứ hai của hệ thống quản trị và
thường mang các chức danh như quản đốc, trưởng dây chuyền sản xuất, trưởng bộ phận,
trưởng phòng. Họ chịu trách nhiệm về hoạt động của các đội và những nhân viên thừa
hành không giữ chức vụ quản lý. Công việc của họ chính là thực hiện các quy định và
quy trình để đạt hiệu suất cao trong sản xuất, cung cấp các hỗ trợ về chuyên mồn, và
động viên nhân viên trực thuộc. Xét theo phương diện thời gian những hoạt động quản trị
của họ có tầm ngắn hạn và thường nhấn mạnh vào việc thực hiện các mục tiêu hàng ngày.
Công việc của nhà quản trị ở cấp này còn bao gồm việc động viên và hướng dẫn các nhân
viên trẻ, thường ít kinh nghiệm; cung cấp các sự hỗ trợ khi cần thiết, và đảm bảo theo
đúng với chính sách của công ty.

3. Vai trò của việc phân cấp

Việc phân quản trị thành 3 cấp riêng biệt cho thấy việc phân định công việc cho các
nhà quản trị ở các mức độ khác nhau cùng phối hợp để thực hiện. Tuy có sự tách biệt
giữa công việc của 3 cấp nhưng 3 cấp này luôn có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau
trong quá trình thực hiện công việc. Có thể nói 3 cấp quản trị này vừa độc lập vừa có sự
liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

III. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị của công ty Vinamilk
1. Giới thiệu công ty Vinamilk

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam DairyProducts
Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng
như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng,
Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựngthêm 3 nhà máy
mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng,

3
thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa. Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk
là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2021, Vinamilk đánh dấu 45 năm phát
triển với việc là thương hiệu duy nhất của Đông Nam Á lọt vào nhiều bảng xếp hạng toàn
cầu. Đây là kết quả của chiến lược và quyết tâm đưa thương hiệu sữa Việt tiến lên vị thế
cao hơn trên bản đồ ngành sữa thế giới. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng
lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn
người tiêu dùng.

2. Bộ máy quản trị của công ty Vinamilk


 Quản trị cấp cao của Vinamilk: bộ máy quản trị cấp cao của Vinamilk bao gồm
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các giám đốc kiểm toán, kiểm
soát nội bộ, giám đốc điều hành. Đứng đầu bộ máy quản trị cấp cao này là bà Mai Kiều
Liên. Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953, là một nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch Hội
đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Khởi
nghiệp với tấm bằng kỹ sư công nghệ chế biến sữa từ năm 1976, qua nhiềunăm bà đã
vươn lên để trở thành người lãnh đạo cao nhất của Vinamilk, đóng góp rất lớn trong việc
xây dựng Công ty Sữa Việt Nam có được vị thế như hiện nay. Bà từng là Ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Bộ máy quản trị cấp cao
dưới sự điều hành của bà Mai Kiều Liên đã đưa ra một loạt những quyết định mang tính
chất lịch sử, thay đổi số phận củaVinamilk. Năm 1988, bà Mai Kiều Liên đã đưa ra
phương thức liên kết đổi sản phẩm với những công ty trong nước, vừa giải quyết vấn đề
trang thiết bị, vừa giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Sau đó 10 năm, năm
1998, cũng với sự dẫn dắt tài tình của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk đã có được hợp đồng
xuất khẩu sữa đi nước ngoài đầu tiên ở Trung Đông khi trúng thầu cung cấp sữa vào thị
trường Iraq.
 Quản trị cấp trung của Vinamilk: bộ máy quản trị cấp trung của Vinamilk bao gồm
các giám đốc các bộ phận của công ty như: Giám đốc hoạch định chiến lược, Giám đốc
công nghệt hông tin, Giám đốc quản lý chi nhánh nước ngoài, Giám đốc điều hành dự án,

 Quản trị cấp thấp: bộ máy quản trị cấp cơ sở của Vinamilk bao gồm các trưởng
các bộ phận, tổ sản xuất trong các phân xưởng. Nhà quản trị cấp cơ sở của Vinamilk có
nhiệmvụ triển khai các kế hoạch, chỉ tiêu mà nhà quản trị cấp trung đưa xuống. Bên cạnh
đó, đây cũng là cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, là người đại diện cho
người lao động trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích của chính họ.
3. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị của công ty Vinamilk

Quản trị theo 2 chiều thuận và nghịch giúp cho nhà quản trị cấp cao có cơ hội tiếp
xúc, thấu hiểu hơn các tâm tư, nguyện vọng của nhà quản trị cấp thấp, có cơ hội tham

4
khảo chiến lược mà các cấp quản trị khác đưa lên để từ đó đưa ra một chiến lược chung
nhất, khái quát nhất, phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Theo chiều thuận, đây là mối quan hệ chỉ đạo giữa các cấp quản trị. Các nhà quản trị
cấp cao đóng vai trò hoạch định chiến lược, đưa ra chiến lược, mục tiêu chung nhất của
công ty trong từng giai đoạn. Cụ thể: chiến lược phát triển dài hạn của Vinamilk là đạt
mức doanh số để trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong
giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3tỷ USD.

Sau khi xác định được chiến lược, mục tiêu dài hạn của toàn công ty, chiến lược sẽ
được chuyển xuống các nhà quản trị cấp trung (ở đây là các giám đốc điều hành) để cụ
thể hóa chiến lược thành các kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận, từng đơn vị.

Việc tiến hành quản trị theo chiều thuận giúp công ty có thể triển khai chiến lược một
cách tập trung, đồng nhất từ trên xuống dưới, tránh được sự khác biệt trong chiến lược
của các cấp. Đồng thời, tiến hành quản trị theo chiều thuận tạo ra cho doanh nghiệp một
kỷ luật nghiêm khắc, trên bảo dưới phải nghe.

Theo chiều nghịch, đây là mối quan hệ báo cáo giữa cấp quản trị phía bên dưới với
cấp quản trị phía bên trên. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình, định kì hàng
tuần hoặc hàng tháng nhà quản trị cấp cơ sở sẽ phải báo cáo lên nhà quản trị cấp trung
gian tình hình thực hiện nghiệp vụ của bộ phận do mình quản lý. Bên cạnh đó, trong quá
trình làm việc sẽ dẫn đến những vấn đề phát sinh cũng như ý kiến góp ý của người lao
động đến với doanh nghiệp. Nhà quản trị cấp cơ sở sẽ thay mặt công ty đứng ra giải
quyết những trường hợp phát sinh này. Trong trường hợp vượt quá quyền hạn cho phép,
nhà quản trị cấp cơ sở sẽ là đại diện của người lao động để báo cáo lên nhà quản trị cấp
trung những vấn đề phát sinh để nhà quản trị cấp trung có thể giải quyết trong quyền hạn
và báo cáo lên cấp trên nếu không giải quyết được.

IV.Kết luận

Quản trị một doanh nghiệp, một tổ chức là một nghiệp vụ khó. Nghiệp vụ này đòi hỏi
các nhà quản trị cần phải có rất nhiều các kỹ năng như nhận thức, quan hệ con người, kỹ
thuật. Úng với mỗi cấp quản trị lại có một yêu cầu về kỹ năng, nhận thức riêng. Tuy
nhiên, ở cấp quản trị nào thì cũng cần phải có đủ cả ba kỹ năng trên, chỉ khác nhau ở mức
độ, cái nào ít, cái nào nhiều. Việc thực hiện quy trình ra quyết định theo hai chiều thuận
và nghịch như của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một cách thức được áp
dụng phổ biến ở các công ty lớn. Việc thực hiện theo quy trình này càng làm rõ hơn mối
quan hệ giữa ba cấp quản trị. Không chỉ là sự chỉ đạo thực hiện từ trên xuống dưới, cách
thức này còn đem đến cho nhà quản trị cấp cao một luồng thông tin mới, là thông tin từ

5
chính những người lao động ở cơ sở, là thông tin chính xác nhất về việc thực hiện chiến
lược của công ty đê từ đó có những điều chỉnh hợp lý.

You might also like