Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................1

CHƯƠNG II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................2

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG....................................................................................2

2.2. Đại diện theo ủy quyền và vấn đề liên quan....................................................2

2.2.1. Chủ thể được ủy quyền....................................................................................3

2.2.2. Quyền của người ủy quyền sau khi đã ủy quyền.............................................5

2.2.3. Chấm dứt đại diện...........................................................................................7

2.2.3.1. Người uỷ quyền huỷ bỏ, chấm dứt việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền
từ chối việc uỷ quyền.................................................................................................7

2.2.3.2. Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết.........................................8

2.2.4. Giao dịch với người được ủy quyền trên thực tế.............................................9

2.3. Ủy quyền lại và vấn đề liên quan.....................................................................10

2.3.1. Chủ thể và nội dung Ủy quyền lại.................................................................10

2.3.2. Hủy, chấm dứt Hợp đồng ủy quyền giữa các chủ thể trong việc quyền ủy lại
.................................................................................................................................11

0
CHƯƠNG I
PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG II
PHẦN NỘI DUNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG

Đại diện theo ủy quyền và ủy quyền lại là chế định được quy định rõ trong Bộ
luật dân sự năm 2005 tại điều 139, Điều 142- Điều 148, Điều 581- Điều 589 và một
số văn bản chuyên ngành khác được thể hiện ở dưới nhiều góc độ khác nhau. Giao
dịch ủy quyền là một chế định “rất mở và thoáng” được quy định trong Bộ luật Dân
sự năm 2005. Bất cứ người dân nào cũng có quyền tham gia giao dịch này nhưng nội
dung và mục đích của hợp đồng ủy quyền không được vi phạm pháp luật, không trái
đạo đức xã hội, đối tượng giao dịch ủy quyền phải có thật.

Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người
đại diện và người được đại diện.
Uỷ quyền lại là việc Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ
ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Việc uỷ quyền lại
không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền
có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải
trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Việc đại diện theo ủy quyền và ủy quyền lại còn dựa trên phạm vi, đối tượng,
nội dung theo quy định của Pháp luật. Hiện nay, tại Văn phòng công chứng Hồng Hà -
nơi em thực tập, cũng có rất nhiều giao dịch liên quan đến công việc ủy quyền, và
cũng có nhiều quan điểm về vấn đề ủy quyền và ủy quyền lại.
1
2.2. Đại diện theo ủy quyền và vấn đề liên quan

Theo Khoản 1 Điều 142 BLDS 2005 thì “Đại diện theo ủy quyền là đại diện
được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện”. Hiện
nay, vấn đề đại diện theo ủy quyền tại Văn phòng công chứng có một số điểm đáng
chú ý như sau:

2.2.1. Chủ thể được ủy quyền

Theo Điều 139 quy định về thì “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là
người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại
diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện; Người đại diện phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ….”. Điều 143 quy định Người đại diện theo uỷ
quyền “Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho
người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”
Như vậy, nếu hiểu theo câu chữ, với những điều khoản trên có thể hiểu Chủ thể
được phép tham gia với tư cách là người nhận đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là cá
nhân, con người cụ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Tuy nhiên, hiện nay, đang có hai luồng ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này.
Một số Công chứng viên theo ý kiến hiểu đúng về mặt câu chữ của luật, họ cho rằng
luật quy định người đại diện chỉ có thể là cá nhân vì cá nhân mới có năng lực hành vi,
các nhân thực hiện các công việc thay cho người được đại diện. Công ty là một pháp
nhân, chỉ có năng lực pháp luật dân sự chứ không có năng lực hành vi dân sự nên
Công ty không thể làm đại diện theo ủy quyền. Vì vậy, họ chỉ công chứng những
hợp đồng giao dịch nếu người đại diện là cá nhân.
Ngoài ra, cũng có những ý kiến của Công chứng viên linh động hơn trong vấn
đề người đại diện. Quan hệ ủy quyền là quan hệ giữa một bên ủy quyền và một bên
được ủy quyền. Bên ủy quyền gồm cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân (cũng là một cá nhân). Cũng theo quy định này, bên được ủy quyền là

2
“người khác”. “Người khác” có thể hiểu là một cá nhân hoặc pháp nhân. Bởi lẽ, Pháp
nhân được thành lập theo quy trình, thủ tục chặt chẽ theo quy định của Pháp luật. Nếu
đối với cá nhân, bằng năng lực hành vi dân sự (là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự) thì người đó có thể xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự thì đối với pháp nhân, từ khi pháp nhân thành lập thì pháp nhân
đã có năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (là tổng hợp những quyền và nghĩa vụ
mang tính khách quan được pháp luật quy định). Những quyền, nghĩa vụ này không
được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự mà được quy định tại các văn bản pháp
luật chuyên biệt về loại hình pháp nhân đó và trong quyết định thành lập và Điều lệ
của pháp nhân. Từ đó pháp nhân được thực hiện những quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể,
mang tính chủ quan của mỗi pháp nhân phát sinh trên cơ sở năng lực hành vi của mỗi
pháp nhân.
Xét về mặt bản chất vấn đề ủy quyền là việc một người được thay mặt nhân
danh người khác nhằm thực hiện một công việc nhất định nào đó thì việc quan trọng
nhất ở đây là ủy quyền như thế nào để công việc của mình được thuận lợi nhất, có lợi
cho mình nhất. Từ người ở đây không chỉ có ý nghĩa chỉ một con người cụ thể mà nó
cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn có thể là con người có năng lực hành vi dân sự hay
cũng có thể là một pháp nhân.
Hiện trong thực tế cũng có rất nhiều giao dịch có thể làm phát sinh quan hệ ủy
quyền giữa các pháp nhân, từ đó đặt ra nhu cầu chính đáng về hành lang pháp lý cho
mối quan hệ đại diện này. Ví dụ như việc có một số cá nhân mua nhà ở thương mại
đang trong quá trình xây dựng từ các nhà đầu tư. Sau khi đã nộp một khoản tiền nhất
định, nhận bàn giao nhà thì tổ chức kinh doanh Bất động sản phải xin cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá
nhân, và cá nhân đó sẽ ủy quyền cho tổ chức kinh doanh Bất động sản đi xin cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
làm sổ đỏ. Mà luật quy định chỉ ủy quyền cho cá nhân gây bất lợi cho công việc của
họ. Hay theo quy định khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BXD quy định: "2.

3
Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có thể ủy quyền cho ban quản lý dự án
(trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án) hoặc tư vấn quản lý dự án (trong trường
hợp thuê tư vấn quản lý dự án) thực hiện một hoặc một số các nội dung nêu tại Khoản
1 Điều này, trừ các nội dung sau: phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình,
phê duyệt thiết kế xây dựng công trình làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công
xây dựng công trình, phê duyệt kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu
hoặc phê duyệt kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây
dựng đưa vào sử dụng"
Hiện nay, chưa có một văn bản nào định nghĩa rõ ràng "thế nào là ban quản lý
dự án" Nhưng theo quuan điểm cá nhân, Ban quản lý dự án không thể là một người,
ban quản lý dự án là một tổ chức, được thành lập để tiến hành việc quản lý, theo dõi,
đôn đốc công trình ... Ban quản lý là một tổ chức cụ thể chứ không thể là một thể nhân
độc lập. Từ ví dụ trên, ta thấy việc thiếu thống nhất giữa hệ thống văn bản pháp luật
Việt Nam.
Theo quan điểm của cá nhân, việc quy định người đại diện là pháp nhân trong
bối cảnh hiện tại xã hội là hợp lý và rất cần thiết. Và dường như những nhà làm luật
dự liệu được sự cần thiết này, tránh sự gây hiểu lầm về câu chữ, bằng việc Bộ luật
Dân sự mới 2015 đã chính thức cho phép một pháp nhân (chẳng hạn một công ty) có
thể ủy quyền cho một pháp nhân khác xác lập và/hoặc thực hiện giao dịch cho mình
theo khoản 1, điều 134 quy định đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện)
nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự. Đây là một điểm tiến bộ đáng ghi nhận so với quy
định cũ. Bộ luật Dân sự 2005 dường như chỉ cho phép cá nhân là người đại diện cho
cá nhân hay pháp nhân khác. Để tránh việc trái với quy định của bộ luật gốc này, một
số văn bản pháp luật chuyên ngành (chẳng hạn về giao dịch bảo đảm hay chứng
khoán) chỉ công nhận một cách dè dặt hoặc hàm ý khả năng một pháp nhân có thể đại
diện cho một pháp nhân khác trong việc thực hiện một số giao dịch cụ thể. Điều này
là một rào cản pháp lý vô hình trong khá nhiều trường hợp.

4
2.2.2. Quyền của người ủy quyền sau khi đã ủy quyền
Theo luật, người đại diện có thể có những quyền năng rất lớn (theo thỏa thuận
hoặc pháp luật cho phép) nhưng tất cả mọi công việc, hoạt động, hành vi của người
đại diện luôn phải được thực hiện vì lợi ích của người được đại diện. Người đại diện
hoạt động không nhân danh chính bản thân mình và không được vì lợi ích của mình.
Bản chất của đại diện đã là vì người khác, vì vậy người đại diện phải nỗ lực hết mình
để thực hiện các công việc được đại diện sao cho có lợi nhất (trong điều kiện có thể),
vì lợi ích của người mà mình đã đại diện. Người đại diện cho pháp nhân cũng không
ngoại lệ, họ phải luôn vì lợi ích của pháp nhân, tổ chức của mình và không thể vì lợi
ích cá nhân. Chính vì vậy mà người đại diện không được phép xác lập, thực hiện các
giao dịch với chính mình hoặc với người khác mà mình cũng là người đại diện của
người đó, trừ một số trường hợp đặc thù. Mọi vấn đề phát sinh từ quan hệ đại diện, dù
là đại diện theo ủy quyền luôn tạo ra quyền và nghĩa vụ cho chính người được đại
diện. Người được đại diện ủy quyền phần quyền của mình nhưng không có nghĩa họ
mất quyền năng mà họ đang có, mà họ chỉ mang cái quyền đó trao cho người khác
thực hiện thay công việc họ được quyền làm vì lợi ích của họ, vì vậy, họ hoàn toàn
được quyền tự thực hiện phần quyền của mình mặc dù đã ủy quyền cho người khác.
Vì về mặt bản chất, mục đích cuối cùng của ủy quyền vì lợi ích của người được ủy
quyền, khi họ tự làm công việc cho mình thì theo tôi không có vấn đề gì. Ví dụ, nếu
ông A ủy quyền cho bà B đi nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền trả lại thì
việc bà B xuất trình giấy ủy quyền, giấy tờ nhân thân để đi nhận giấy chứng nhận này
là phù hợp với công việc ủy quyền. Tuy nhiên, việc ông A sau khi sắp xếp được công
việc, tự đi nhận lại Giấy chứng nhận mang tên mình thì cơ quan có thẩm quyền bắt
buộc phải trả ông mặc dù ông A đã ủy quyền cho B.

Tuy nhiên, trên thực tế, với công việc ủy quyền không có định đoạt thì có thể
xem xét giải quyết công việc đã được ủy quyền, nhưng với những việc ủy quyền có
định đoạt, ví dụ như: Ông B chủ sở hữu căn hộ muốn ủy quyền cho C bán căn hộ này

5
thay cho mình cho D, và B với C đã làm hợp đồng ủy quyền tại cơ quan công chứng.
Sau đó, do sắp xếp được công việc, B đã về được và muốn tự mình bán căn hộ này
cho D. Lúc này, hầu hết các tổ chức hành nghề công chứng sẽ yêu cầu B và C hủy
Hợp đồng ủy quyền, sau đó mới ký Hợp đồng mua bán giữa B và D. Điều này khiến
tôi đặt câu hỏi, vấn đề quyền thực hiện công việc của người được đại diện sau khi đã
ủy quyền đi là như thế nào, họ có đương nhiên mất quyền thực hiện đó không? Hay
do lý do nào khác.

2.2.3. Chấm dứt đại diện

Việc chấm dứt đại diện được quy định rõ và chi tiết điều 147, 148 BLDS 2005

Tuy nhiên, trong lĩnh vực công chứng, tôi muốn bình luận rõ hơn về vấn đề
chấm dứt ủy quyền khi:
2.2.3.1. Người uỷ quyền huỷ bỏ, chấm dứt việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ
chối việc uỷ quyền
Đối với hoạt động công chứng, khi chấm dứt việc ủy quyền của các bên, đặc
biệt đối với công việc ủy quyền có định đoạt thì buộc phải có sự thỏa thuận, đồng ý
của cả hai bên. Mặc dù pháp luật quy định rất rõ, việc chấm dứt đại diện đương nhiên
khi một trong hai bên hủy bỏ việc ủy quyền hoặc từ chối việc ủy quyền, trong trường
hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một
thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho
bên ủy quyền. Nhưng trên thực tế, không có công chứng viên nào dám công nhận việc
đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do này để đảm bảo quyền lợi cho các bên khi
tham gia giao dịch. Công chứng viên không thể biết được rằng, bản chất của Hợp
đồng ủy quyền này có đơn thuần là việc ủy quyền hay không, hay nó đang ẩn chứa
một loại giao dịch khác. Bởi lẽ, do tính chất tự nguyện thỏa thuận của các bên tham
gia giao dịch, chế định ủy quyền đang bị lạm dụng rất nhiều, thậm chí vượt quá khả
6
năng cho phép của chế định ủy quyền mà theo luật định cũng như nội hàm ý nghĩa của
ủy quyền. Mục đích của việc lạm dụng này có thể nhằm che giấu một giao dịch có
thật, hợp thức hóa để thực hiện một số thủ tục hành chính có liên quan, hoặc đôi khi
nhằm đem lại cho một bên chủ thể cảm giác “yên tâm” để đảm bảo quyền lợi của
mình. Ví dụ cụ thể cho thấy sự lạm dụng này chính là nội dung Công văn số
1133/TCT-TNCN ngày 05/4/2011 của Tổng cục thuế, tổng cục thể ra công văn trên để
giảm thiểu việc ẩn nấp một giao dịch thông quá ủy quyền vì nhiều trường mua bán,
chuyển nhượng bất động sản được “ngụy trang” dưới hợp đồng ủy quyền cho người
được ủy quyền có đầy đủ quyền sở hữu: sử dụng, chiếm hữu, định đoạt. Bất động sản
đó chuyển nhượng nhiều lần dưới hình thức ủy quyền, nhà nước không quản lý được
và không thu được thuế, những người ủy quyền lần sau lại tìm đến người đứng tên
đầu để công chứng ủy quyền tiếp (vì thông thường trong giao dịch mua bán, người ta
vẫn thỏa thuận với nhau, nếu bên mua chuyển nhượng tiếp, bên bán có nghĩa vụ ký
hợp đồng ủy quyền khác). Tuy nhiên, công văn này khi ra đời cũng có một số bất cập
nhất định. Ví dụ trường hợp thực tế ở cơ sở thực tập đã thấy: Vợ chồng ông A bà B sở
hữu, sử dụng bất động sản ở Việt Nam nhưng đã cư trú tại nước ngoài, nay có nhu cầu
bán, chuyển nhượng bất động sản đó nhưng bố mẹ của họ đều đã chết, vậy nếu ủy
quyền cho một người khác kể cả anh chị em ruột, thì phần dâu, rể vẫn bị đánh thuế
chứ chưa nói là ủy quyền người ngoài. Do vậy, để tránh việc bị đánh thuế hai lần cho
một bất động sản, họ buộc phải về Việt Nam để tự mình thực hiện giao dịch này, điều
này rất tốn kém và nó làm khác đi bản chất ủy quyền. Hay do về mặt giấy tờ chưa đầy
đủ cho việc công chứng hoạt động mua bán, chuyển nhượng mà các bên phải ủy
quyền cho nhau. Vì vậy, giao dịch trong những trường hợp này, công chứng viên yêu
cầu các bên thỏa thuân chấm dứt đồng ủy quyền mà không được đơn phương chấm
dứt để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bên thứ ba đối với những lần giao dịch
sau để tránh trường hợp tranh chấp …

2.2.3.2. Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết

7
Việc ủy quyền cũng chấm dứt trong trường hợp một trong các bên trong quan
hệ ủy quyền chết. Tuy nhiên, thực tế, khi ký giao dịch tiếp theo thông qua quan hệ ủy
quyền, công chứng viên cũng không thể kiểm soát được bên ủy quyền đã chết hay còn
sống để giải quyết nếu như người được ủy quyền không khai báo trung thực. Hơn nữa,
cũng có thể, khi ủy quyền định đoạt bán, chuyển nhượng bất động sản, sau khi ủy
quyền, người ủy quyền và người được ủy quyền họ không gặp nhau, chính người
được ủy quyền họ không biết người ủy quyền cho mình còn sống hay đã chết. Vì vậy,
công chứng viên khó có thể xác minh được điều này. Nếu bắt buộc họ chứng minh thì
người được ủy quyền có lẽ họ cũng không biết chứng minh như thế nào. Để chứng
minh được, người được ủy quyền phải mời được người đã ủy quyền cho họ mang theo
giấy tờ nhân thân đến kiểm tra. Như vậy, nó sẽ vi phạm quyền lợi của những người ủy
quyền. Người ủy quyền không có thời gian, hay vì bất cứ lý do nào đó không thể có
mặt trong khi thực hiện giao dịch nên mới ủy quyền cho một người khác thực hiện
công việc đó thay cho mình, giờ lại yêu cầu họ đến để chứng minh Hợp đồng ủy
quyền còn hiệu lực thì không hợp lý một chút nào. Nói chung, khi công chứng viên
chứng nhận Hợp đồng giao dịch thông qua người ủy quyền vô cùng rủi ro đối với cả
công chứng viên và người thứ ba ngay tình. Hợp đồng đó hoàn toàn có thể bị tuyên vô
hiệu khi bên ủy quyền chứng minh được người ủy quyền cho mình đã chết trước khi
giao dịch với người thứ ba khác.

2.2.4. Giao dịch với người được ủy quyền trên thực tế


Trên thực tế hiện nay, một số giao dịch thông qua người ủy quyền khó giải
quyết. Ví dụ điển hình đối với ngân hàng khi ký Hợp đồng thế chấp tài sản thông qua
người được uỷ quyền. Khi có nhu cầu vay vốn, bên được ủy quyền mang bất động
sản thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng từ chối việc nhận thế chấp vì các
ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về hệ lụy của giao dịch mua bán thông qua
hình thức ủy quyền, vì nếu nhận thế chấp trong trường hợp này thì sẽ dẫn đến rủi ro
rất cao cho ngân hàng, hợp đồng ủy quyền chấm dứt (do chủ sở hữu, chủ sử dụng tài
sản thế chấp chết) kéo theo hợp đồng thế chấp không còn giá trị pháp lý. Hoặc chủ sở

8
hữu, chủ sử dụng tài sản đã chết, mà người nhận ủy quyền vẫn sử dụng hợp đồng ủy
quyền để xác lập giao dịch thế chấp thì lúc này hợp đồng thế chấp sẽ vô hiệu hoàn
toàn. Hay việc người được uỷ quyền có quyền làm tất cả những gì mà mình được uỷ
quyền kể cả quyền tối cao nhất là định đoạt tài sản, tuy nhiên tất cả những hành vi này
phải đáp ứng tiêu chí đó là phải vì lợi ích của người uỷ quyền (chủ tài sản) chứ không
phải là khi được uỷ quyền rồi thì anh muốn làm gì thì làm mà không cần quan tâm tới
lợi ích của chủ sở hữu. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng mà chủ sở hữu
có thể vận dụng để có thể thu hồi được tài sản hợp pháp của mình. Vấn đề thực sự khó
khăn khi đến hạn, mà người đó không trả được nợ. Về mặt pháp lý bất động sản vẫn
thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền. Bên được ủy quyền về bản chất chỉ là đại diện
cho chủ sở hữu nên các chủ nợ vẫn có nguyên quyền yêu cầu kê biên và/hoặc phát
mãi bất động sản để thanh toán cho khoản nợ với mình. Lúc này ngân hàng sẽ đứng ra
xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, việc đòi quyền lợi cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ
đòi ai, đòi người đã trực tiếp ký Hợp đồng thế chấp với mình hay từ chủ tài sản. Hậu
quả pháp lý đối với những giao dịch này đang dẫn tới những ngõ cụt đối với chính
Ngân hàng cũng như những người chủ tài sản thực tế mà ngân hàng đang giữ bộ giấy
tờ của họ.

2.3. Ủy quyền lại và vấn đề liên quan

2.3.1. Chủ thể và nội dung Ủy quyền lại


Điều 583 của Bộ Luật dân sự năm 2005 đã quy định về uỷ quyền lại như sau:

“Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền
đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền
ban đầu.
Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.”

9
Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về ủy quyền lại nhưng chỉ là ủy quyền
lại cho cá nhân. Như đã phân tích ở trên. Việc ủy quyền lại cho cá nhân thì đơn giản
và dễ dàng, nhưng ủy quyền lại trong trường hợp người được ủy quyền là tổ chức lại
rất cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Việc ủy quyền lại không được vượt qua phạm vi ủy quyền ban đầu thể hiện ở
hai khía cạnh:
Thứ nhất, việc ủy quyền lại cho người thứ ba phải được sự đồng ý của người ủy
quyền thể hiện bằng việc Hợp đồng ủy quyền ban đầu có nội dung “người nhận uỷ
quyền được uỷ quyền lại cho bên thứ ba” Hay có thể hiểu, trong bất kỳ trường hợp
nào, việc ủy quyền lại cho cá nhân hay cho pháp nhân thì cũng đều phải được sự cho
phép của người ủy quyền. Vì có như thế thì pháp luật mới chặt chẽ, mới phù hợp với
thực tiễn cuộc sống, đồng thời tránh được những hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật
để trục lợi.
Thứ hai, hình thức, nội dung ủy quyền lại cho người thứ ba phải phù hợp với
hình thức nội dung ban đầu. Tức là, người được ủy quyền thứ nhất được ủy quyền làm
những công việc gì thì chỉ được ủy quyền lại thực hiện công việc đó.

2.3.2. Hủy, chấm dứt Hợp đồng ủy quyền giữa các chủ thể trong việc quyền ủy lại

Việc chấm dứt Hợp đồng ủy quyền là một vấn đề khá phức tạp. Với ví dụ như
trên tuy nhiên có sự thay đổi: Ông B chủ sở hữu căn nhà ủy quyền cho C bán nhà cho
mình, trong hợp đồng ủy quyền có điều khoản cho phép C được quyền ủy quyền lại
cho người thứ ba, sau đó C ủy quyền cho D để D bán nhà cho E. Nếu như theo Luật
dân sự, B đơn phương chấm dứt viêc ủy quyền với C thì hậu quả pháp lý giữ ủy quyền
C với D cũng phải chấm dứt. Nhưng theo như phân tích ở trên, việc đơn phương chấm
dứt, cơ quan công chứng sẽ không đủ cơ sở để giải quyết. Và như vậy, thì D đang làm
công việc vì lợi ích của C hay vì lợi ích của B. Khi chấm dứt ủy quyền thì D chấm dứt
với B hay chấm dứt với C. Vì thực tế, cho dù ai thực hiện công việc đi chăng nữa thì
bản chất cũng là thực hiện vì lợi ích của B. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 51 Luật

10
công chứng quy định vấn đề Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng,
giao dịch như sau: “Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã
được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc
công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công
chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng
hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ
sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch”. Vậy nếu
như B và C ký Hợp đồng ủy quyền ở tổ chức hành nghề X, C và D ký hợp đồng ủy
quyền ở tổ chức hành nghề Y thì B không thể chấm dứt Hợp đồng ủy quyền với D
được vì buộc phải chấm dứt tại tổ chức hành nghề công chứng nơi đã thực hiện việc
công chứng giao dịch ủy quyền. Nghĩa là ở đây, B không muốn ủy quyền nữa thì C và
D đến tổ chức hành nghề công chứng Y để chấm dứt ủy quyền giữa C và D sau đó B
và C phải đến tổ chức hành nghề X chấm dứt hợp đồng ủy quyền giữa B và C.

Vấn đề này càng cần được giải quyết trong trường hợp bên C không liên lạc
được, mà nếu D bán nhà cho E sẽ mất nhiều lần thuế ký Hợp đồng mua bán chuyển
nhượng qua ủy quyền sẽ bị mất vì hơn một lần thuế thu nhập cá nhân theo Công văn
số 1133/TCT-TNCN ngày 05/4/2011 của Tổng cục thuế. Hiện tại Bên B, D, E gặp
được nhau và B muốn ký Hợp đồng mua bán trực tiếp cho E để giảm thuế thì trường
hợp này mặc dù rất chính đáng, tuy nhiên, công chứng cũng không thể áp hủy Hợp
đồng ủy quyền để cho B ký thẳng hợp đồng mua bán với E được mà cần phải chấm
dứt hợp đồng các bên.

Qua một thời gian thực tập tại Văn phòng Công chứng Hồng Hà, em đã học
được rất nhiều kiến thức bổ ích, tiếp xúc với công việc thực tế, được sự hướng dẫn tận
tình của các anh/chị trong văn phòng, em đã có những trải nhiệm thực tế. Cái lớn nhất
được trong quá trình thực tập là định hình được cách thức làm việc, công việc cần
làm, làm như thế nào trong tương lai, không còn sự bỡ ngỡ của một sinh viên mới ra
trường. Qua thời gian thực tập, em cũng thấy bản thân yêu thích, phù hợp với công

11
việc này và cố gắng sau khi ra trường sẽ được trở thành nhân viên của Văn phòng
Công chứng Hồng Hà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự 2005

2. Bộ luật Dân sự 2015

3. Luật Công chứng 2014

4. http://duongleuocan.blogspot.com/2015/10/phap-nhan-co-uoc-uy-quyen-cho-
phap-nhan.html

5. http://luatsubuiquoctuan.blogspot.com/2016/01/cac-luu-y-ve-uy-quyen.html

6. http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/rui-ro-cong-chung-uy-quyen-
2234211.html

12

You might also like