Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Phần 4.

Kết luận
1. Ứng dụng của NH3 trong đời sống và sản xuất
Phân bón
● Trên thực tế có đến khoảng 83%
amoniac lỏng được dùng làm phân bón vì
trong tất cả các hợp chất Nito đều có
nguồn gốc từ NH3, rất cần thiết cho sự
phát triển của cây trồng.
● Năm 2004, của amoniac được sử dụng
như phân bón hoặc như là các muối của
nó hoặc là giải pháp. Khi áp dụng cho
đất, giúp cung cấp năng suất gia tăng
của các loại cây trồng như ngô và lúa mì.

Dùng làm thuốc tẩy


● Amoniac được dùng trong hộ gia đình là dung dịch NH3 trong nước
được sử dụng làm chất tẩy rửa cho nhiều bề mặt

Dùng trong ngành dệt may


● Amoniac lỏng được sử dụng để điều trị
nguyên liệu bông, cung cấp cho một tài
sản kiềm bóng sử dụng chất kiềm. Đặc
biệt, nó được sử dụng để rửa tiền len.
Dùng trong xử lý môi trường khí thải
● Amoniac lỏng được sử dụng trong xử lý môi trường nhằm loại bỏ các
chất như Nox, Sox trong các khí thải khí đốt các nguyên liệu hóa thạch
như than, đá..

Là chất chống khuẩn trong thực phẩm


● Amoniac là một chất khử mạnh, Amoniac khan hiện được sử dụng với
mục đích thương mại để giảm hoặc loại bỏ nhiễm khuẩn của thịt bò.
Dùng trong công nghiệp chế biến gỗ
● Amoniac lỏng được sử dụng trong chế biến gỗ, làm cho màu sắc đậm
hơn bởi khí Amoniac phản ứng với tannin tự nhiên trong gỗ và làm thay
đổi màu sắc đẹp hơn.
2. Bảo quản và vận chuyển
Cách bảo quản NH3 an toàn:

● Bảo quản NH3 trong các bồn lỏng hoặc bình chứa có ghi nhãn rõ
ràng.
● Không nạp NH3 lỏng đầy quá 80% thể tích thiết bị chứa.
● Lưu trữ trong thùng kín. Lưu trữ tại nơi khô ráo, thoáng mát, riêng
biệt và thông gió tốt, tránh xa nơi có thể gây cháy. Tránh nhiệt, độ
ẩm và tránh các vật tương khắc.
Cách vận chuyển an toàn:

● Đối với NH3 công nghiệp được bán dưới dạng dung dịch amonia
(thường là 28% NH3 trong nước) hoặc amonia lỏng thì nên chứa trong
bồn lỏng vận chuyển bằng xe ô tô hoặc bình chứa.
● Phương tiện vận chuyển phải có mái che, thành xe chắc chắn.
● Không chở lẫn người và các vật liệu dễ cháy, bình được xếp ở tư thế
đứng một lượt, giữa các bình phải có đệm lót, bốc xếp nhẹ nhàng,
không để sản phẩm ở nơi có nhiệt
độ cao.

3.

Tác hại của NH3


Tác hại của amoniac
Khí amoniac với nồng độ đậm đặc rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Cụ thể:

● Hít phải: gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Điều
này làm phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp. Vì amoniac có tính
ăn mòn.
● Tiếp xúc trực tiếp: da, mắt, họng,
phổi có thể bị bỏng rất nặng.
Những vết bỏng có thể gây mù
vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc tử
vong.
● Nuốt phải: Vô tình nuốt phải
amoniac đậm đặc có thể bỏng ở
miệng, cổ họng

4. Biện pháp xử lí

Cần làm gì khi tiếp xúc và sơ cứu người bị ngộ độc amoniac?
- Người vào cứu nạn nhân bị ngộ độc amoniac phải dùng mặt nạ.
- Hạn chế tiếp xúc với amoniac: Di chuyển ra nơi an toàn, cởi bỏ quần áo có
dính khí độc, rửa sạch amoniac dính trên cơ thể bằng nước sạch.
- Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp
bệnh nhân không tỉnh. tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế
tới hỗ trợ.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Các biện pháp dự phòng nhiễm độc Amoniac


- Những người làm việc trong môi trường có amoniac cần đề cao cảnh giác
nguy cơ bị ngộ độc hơi amoniac cấp, bị bỏng lạnh và tai nạn nổ khi áp suất
cao. Do vậy, tại các vị trí có nguy cơ rò rỉ NH3 cần phải có hệ thống cảnh báo
và phương tiện xử lý sự cố, cấp cứu như nước, bình bọt...
- Những người làm việc với NH3 lỏng phải được đào tạo về chuyên môn và
về cách xử lý các sự cố liên quan. Đồng thời phải có các thiết bị bảo hộ cần
thiết như mặt nạ, kính bảo hộ, găng tay và ủng cao su butyl, quần áo bảo hộ
chuyên dụng...
- NH3 lỏng có khả năng gây độc, nổ nên các bình chứa amoniac dùng khi
chuyên chở, bảo quản và sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn
và kiểm tra các thiết bị theo đúng quy định.
- Người làm việc cần đeo mặt nạ hoặc kính đeo mắt và khẩu trang ướt, đi ủng
và găng tay cao su butyl để phòng hộ. Khi thao tác cần đứng tại vị trí ngược
hướng gió với nguồn NH3.Tại nơi làm việc với NH3 lỏng cần có sẵn nguồn
nước dùng khi cần cấp cứu sự cố. Nếu chẳng may amoniac lỏng tiếp xúc vào
da hoặc mắt, cần rửa ngay bằng nhiều nước nguội trong 15 phút và nhanh
chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế cứu chữa. Hơi NH3 trong không khí có
thể được loại trừ bằng cách dùng nước phun sương.
- Không để bình chứa NH3 lỏng ở khu vực có nhiệt độ cao trên 50 độ C, gần
lửa hay phơi nắng quá lâu.
- Khi làm việc với NH3 cần phải kiểm tra kỹ bình chứa, van, vòi dẫn. Nếu phát
hiện bất thường cần ngay lập tức dừng thao tác và tìm các biện pháp xử lý
kịp thời.
- Đề phòng NH3 lỏng bay hơi sẽ thu nhiệt và giữ trạng thái lỏng lâu, khi tiếp
xúc có thể gây bỏng lạnh rất nguy hiểm.
- Khi dùng amoniac lỏng đóng bình, không được dùng đến hết kiệt mà phải
dừng sử dụng khi áp suất còn 0,05 MPa (0,5 atm).
- Tuyệt đối không sửa chữa bình chứa NH3 khi trong bình đang còn áp suất.
Nghiêm cấm để lẫn bình, bồn chứa NH3 với các bình chứa các chất khác,
đặc biệt là bình chứa khí oxy.

You might also like