Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 165

Chuyên đề

Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm

Viện Phát triển bảo hiểm Việt Nam


KHẢO SÁT NHANH 
Bạn đã mua HĐBH nào chưa ?
Ban hỗ trợ chi trả quyền lợi BH đã bao lâu
(tháng/năm)?
Bạn cho rằng những kiến thức cơ bản nhất về BH gồm
nội dung gì ?
Bạn kỳ vọng/ mong muốn gì ở những buổi chia sẻ về
KTCB này ?
Hãy đặt một vài câu hỏi !
….

2
Nội dung

Chương 1: Tổng quan về rủi ro

Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm

Chương 3: Vai trò của bảo hiểm

Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm

Chương 5: Nguyên lý về hợp đồng bảo hiểm

Chương 6: Tái bảo hiểm

3
Lướt nhanh

Lịch sử ngành BH trên thế giới


Lịch sử ngành BH tại Việt Nam

4
Chương 1: Tổng quan về rủi ro

- Khái niệm rủi ro


- Phân loại rủi ro
- Đánh giá rủi ro
- Quản trị rủi ro
- Đề phòng, hạn chế tổn thất
5
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.1. Khái niệm rủi ro
Có nhiều quan điểm về rủi ro:
….
 giống nhau: đều đề cập đến sự không chắc
chắn, đến mức độ khác nhau của sự không
chắc chắn; đến hậu quả do 1 hoặc nhiều
nguyên nhân gây ra.
 Điểm chung nhất của các định nghĩa về rủi
ro là: sự không chắc chắn về hậu quả trong
những tình huống cụ thể, thường chỉ sự cố
gây ra tổn thất và những nhân tố có thể ảnh
hưởng tới hậu quả của tổn thất.
Mọi rủi ro đều có nguyên nhân (source) -
thường liên quan đến một quyết định, tình
huống, sự kiện hay tai nạn cụ thể - và gắn với
khả năng (likelihood) và hậu quả
(consequence).
6
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.1. Khái niệm rủi ro  Hiểm họa và Nguy cơ:
Hiểm họa (peril): là nguyên nhân chính gây tổn thất.
Trong ví dụ trên, “cháy” là hiểm họa. Hiểm họa là
nguyên nhân gây ra tổn thất và thường nằm ngoài
tầm kiểm soát của người liên quan; hỏa hoạn, lũ,
lụt, cháy, nổ….
Nguy cơ (hazard): là một hay nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến tổn thất. Bản thân nguy cơ không phải
là nguyên nhân của tổn thất, chỉ làm tăng hoặc
giảm hiểm họa xảy ra.
Ví dụ: có 2 ngôi nhà nằm bên 1 bờ sông thư.ờng tràn
bờ khi mưa to trong vùng  đều chịu rủi ro lụt,
nhưng mức độ khác nhau giữa 1 ngôi nhà nằm sát
bờ sông và ngôi nhà kia nằm xa hơn, thế đất cao
hơn  khả năng gây ra thiệt hại do ngập lụt của
ngôi nhà sau sẽ thấp hơn ngôi nhà trước  lụt là
hiểm họa, khả năng gây ra thiệt hại do lụt lội của 2
ngôi nhà trên là khác nhau  nguy cơ của rủi ro
thiệt hại do lụt của 2 ngôi nhà là khác nhau.
7
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.1. Khái niệm rủi ro
 Nguy cơ không phải là nguyên nhân gây ra tổn
thất nhưng có thể làm tăng hoặc giảm khả năng
tổn thất khi hiểm họa xảy ra.
Việc “kho hàng chứa hóa chất” là một nguy cơ khác
hẳn nguy cơ của 1 kho hàng thông thường, vì khả
năng xảy ra cháy của hóa chất cao hơn nhiều mặt
hàng khác.
Nguy cơ vật chất, nguy cơ tinh thần, nguy cơ đạo
đức:
Trong vụ cháy kho hóa chất nói trên, nguy cơ vật chất
là loại hàng hóa chứa trong kho hoặc kết cấu ngôi
nhà; hay là phương thức xây dựng 1 công trình; việc
bảo vệ an ninh của 1 nhà máy khác nhau dẫn tới
nguy cơ vật chất khác nhau.
Nguy cơ đạo đức, nguy cơ tình thần chỉ một số khía
cạnh mang tính con người (thái độ, cách cư xử của
NĐBH)  Ý thức trách nhiệm của thủ kho và các biện
pháp phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp. 8
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.1. Khái niệm rủi ro
Quan điểm phổ biến (góc nhìn nguyên lý) của các
nhà Bảo hiểm về rủi ro:

 Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có


hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không như
mong đợi.
 Tính chất đặc trưng của bảo hiểm là tạo ra cơ chế
tài chính để bồi thường/trả tiền bảo hiểm hoặc giảm
nhẹ thiệt hại về người và tài sản do tai nạn bất ngờ
và không lường trước được gây ra.

9
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.1. Khái niệm rủi ro
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro:
Nguyên nhân chủ quan
Là nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ chính bản thân người bị
thiệt hại nhưng không phải do cố ý mà xảy ra do thiếu hiểu
biết hoặc không nhận thức hoặc bất cẩn gây nên.
Nguyên nhân khách quan
Là nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ những yếu tố khách
quan mà chúng ta không kiểm soát được. Ví dụ:
Yếu tố môi trường: Thiên tai, bệnh dịch, hạn hán, lũ lụt,...
Yếu tố về công nghệ, sự phát triển của xã hội: Ví như sự
phát triển của Robot dẫn tới tình trạng thiếu việc làm, thất
nghiệp hoặc tai nạn lao động do sử dụng máy móc,...
Yếu tố về kinh tế, xã hội, chính trị: Ví dụ như khủng hoảng
kinh tế dẫn tới tình trạng thất nghiệp, chiến tranh,....
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro dù là khách quan hay chủ
quan đều để lại những hậu quả mà bạn không thể lường
trước được  đòi hỏi phải phân tích, đánh giá mức độ
thiệt hại khi rủi ro xảy ra

10
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

- Rủi ro đầu cơ, rủi ro thuần túy: Theo


khả năng xảy ra hậu quả
- Rủi ro cơ bản, rủi ro riêng: : theo ảnh
hưởng, tác động
- Rủi ro tài chính, rủi ro phi tài chính:
theo tính chất thiệt hại
- Rủi ro có thể bảo hiểm, rủi ro loại
trừ: theo kỹ thuật nghiệp vụ BH

11
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro đầu cơ Rủi ro thuần túy


(rủi ro theo suy tính)
Người chịu ảnh hưởng của rủi ro Là loại rủi ro chỉ có thể dẫn tới
này vừa có thể gặp hậu quả xấu tổn thất  không có nhân tố kiếm
nhưng cũng có thể đạt được sự lời
gia tăng lợi ích  có nhân tố
kiếm lời
Ví dụ: biến động giá cổ phiếu Ví dụ: bão lụt, mưa đá, cháy nổ

12
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro cơ bản (rủi ro chung) Rủi ro riêng


Là loại rủi ro xảy ra ngoài tầm Là loại rủi ro chỉ ảnh hưởng đến
kiểm soát của con người và có các đối tượng trong phạm vi hẹp
khả năng gây hậu quả trên phạm hơn
vi rộng Mang tính cá nhân cả ng nhân
Gây hậu quả cho nhiều người, và hậu quả
cho XH
Ví dụ: thảm họa thiên nhiên, Ví dụ: cháy một cơ sở sản xuất,
chiến tranh 01 vụ tai nạn xe khách

13
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro tài chính Rủi ro phi tài chính


Rủi ro tài chính là những rủi ro Rủi ro phi tài chính là những rủi
mà hậu quả của nó có thể đo ro không đo được bằng tiền.
được bằng tiền.
Ví dụ: Tài sản bị hư hỏng sẽ dẫn Ví dụ: bạn mua một cái xe máy
đến thiệt hại về tài chính, đó là hay đặt một món ăn không hợp
chi phí khôi phục, sửa chữa tài sở thích. Đây cũng có thể coi là
sản, chi phí thay thế bộ phận tài một rủi ro nhưng hậu quả của nó
sản bị hỏng, chi phí mua tài sản không gây thiệt hại tài chính, mà
khác tương tự thay thế tài sản đã chỉ làm cho bạn cảm thấy
bị hư hại, thiệt hại do gián đoạn không hài lòng. Điều này cũng
kinh doanh. có thể xảy ra khi chọn chồng, vợ,
Những thiệt hại liên quan đến mua nhà v.v... Đó là những rủi ro
tổn thất về người cũng có thể phi tài chính
đánh giá bằng tiền, đó là chi phí
điều trị, thu nhập bị giảm sút do
mất khả năng lao động v.v...

14
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro có thể được bảo hiểm

Rủi ro được coi là rủi ro có thể được bảo hiểm phải đáp ứng
đồng thời 4 điều kiện sau đây:
 Tổn thất phải ngẫu nhiên, bất ngờ: Tính chất đặc trưng
của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm các thiệt hại gây ra cho đối
tượng bảo hiểm do những tổn thất ngẫu nhiên, bất ngờ và
không lường trước được như giông, bão, lũ lụt, động đất,
hỏa hoạn… gây thiệt hại về người và tài sản; các thiệt hại
gây ra cho đối tượng bảo hiểm do tài sản bị hao mòn tự
nhiên, ô xy hóa, hao hụt do tính chất tự nhiên của hàng
hóa hoặc hành động cố ý của người được bảo hiểm gây
thiệt hại tài sản được bảo hiểm, hoặc người được bảo
hiểm tự tử, tự gây thương tích cho bản thân để đòi tiền
bảo hiểm… không được coi là tổn thất bất ngờ, do đó các
rủi ro này không được bảo hiểm.

15
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro có thể được bảo hiểm

Rủi ro được coi là rủi ro có thể được bảo hiểm phải đáp ứng
đồng thời 4 điều kiện sau đây:
 Phải đo được, định lượng được về tài chính: Tất cả các
đối tượng bảo hiểm (con người, tài sản và trách nhiệm) khi
tham gia bảo hiểm đều phải xác định được số tiền bảo hiểm
của các đối tượng đó. Ví dụ, phải xác định được giá trị bảo
hiểm và số tiền bảo hiểm của tài sản tham gia bảo hiểm
hoặc số tiền bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm con người
làm cơ sở tính toán trả tiền bảo hiểm khi người được bảo
hiểm bị thương tật hay tử vong do tai nạn bất ngờ gây ra,
hoặc mức trách nhiệm bảo hiểm của người được bảo hiểm
đối với người thứ ba về con người và tài sản làm cơ sở bồi
thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi bên thứ ba bị thiệt hại về
người và/hoặc tài sản do người được bảo hiểm gây ra.

16
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro có thể được bảo hiểm


Rủi ro được coi là rủi ro có thể được bảo hiểm phải đáp
ứng đồng thời 4 điều kiện sau đây:

 Phải có số đông: Số lượng các đối tượng được bảo
hiểm phải đáp ứng được yêu cầu “Quy luật số đông”
nhằm bù đắp cho số ít đối tượng đó bị tổn thất trong
thời hạn bảo hiểm; Các đối tượng được bảo hiểm
này phải đồng nhất và phải độc lập với nhau hay
nói một cách khác là nó không phụ thuộc lẫn nhau.
Ví dụ, đối tượng tham gia bảo hiểm tài sản là nhà
xưởng, máy móc thiết bị và hàng hóa, hoặc đối tượng
tham gia bảo hiểm thân tàu là tàu biển, tàu pha sông
biển, tàu sông…

17
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro
Rủi ro có thể được bảo hiểm

Nếu số lượng đối tượng hứng chịu cùng một rủi ro


cùng loại đủ lớn thì người bảo hiểm có thể dự đoán
trước được mức độ tổn thất mà họ có thể phải chịu.
Nếu không đủ lớn (không có số lớn) thì nhiệm vụ dự
đoán sẽ khó khăn hơn nhiều và việc tính toán số phí
bảo hiểm cần thu sẽ chỉ là sự phỏng đoán dựa vào
thông tin có được chứ không thể là sự tính toán chính
xác bằng toán học.
=> Khi không đảm bảo số đông, NBH có thể thận
trọng hoặc không thận trọng khi tính phí bảo hiểm,
nhưng để bảo đảm an toàn, chắc chắn sẽ cố gắng thu
phí bảo hiểm rất cao để đủ bù đắp tổn thất trong
những trường hợp xấu nhất. Yếu tố cạnh tranh sẽ rơi
xuống hàng thứ hai.
 Đặc thù: trong thực tế đôi khi người ta vẫn nhận bảo
hiểm cả những rủi ro không đủ số lớn, như các vệ
tinh phóng lên vũ trụ. 18
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro có thể được bảo hiểm

Rủi ro được coi là rủi ro có thể được bảo hiểm phải


đáp ứng đồng thời 4 điều kiện sau đây:
 Không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội: Nguyên
tắc chung được pháp luật công nhận là hợp đồng ký
kết không được trái với cái mà xã hội cho là chuẩn
mực đạo đức và lẽ phải.
 Trái với chuẩn mực đạo đức xã hội: Chẳng hạn
hợp đồng giết người; các hợp đồng cố ý huỷ hoại
hoặc lấy cắp tài sản của người khác.
 Nguyên tắc không trái với chuẩn mực đạo đức áp
dụng trong mọi hợp đồng hợp pháp, và cũng được
áp dụng với các hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ cụ thể:

19
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro có thể được bảo hiểm

 Ví dụ: Tài sản tham gia bảo hiểm không phải là tài
sản phi pháp, Tài sản đó phải đáp ứng nguyên tắc
“Quyền lợi có thể được bảo hiểm”.
 Không thể chấp nhận bảo hiểm rủi ro của một vụ
phạm pháp không thành;
 Các rủi ro bị phạt tiền như 1 người có thể lái xe vào
đường cấm và bị phạt. Người đó đúng là có quan
hệ tài chính với khoản tiền phạt và lập luận rằng tổn
thất này cũng là bất ngờ đối với anh ta  xã hội
không thể chấp nhận một người tránh được hình
phạt bằng cách ký hợp đồng bảo hiểm,…

20
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro được bảo hiểm

Rủi ro được bảo hiểm phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện:
 Là rủi ro có thể được bảo hiểm, và được
 DNBH chấp nhận bảo hiểm
Ví dụ: Rủi ro “Chiến tranh, đình công” là rủi ro có thể được
bảo hiểm, thông thường các rủi ro này bị loại trừ trong
Quy tắc bảo hiểm, tuy nhiên, DNBH có thể nhận bảo hiểm
cho rủi ro này. Trường hợp nhận bảo hiểm thì DNBH phải
cấp điều khoản sửa đổi, bổ sung về bảo hiểm rủi ro “chiến
tranh, đình công” và sửa đổi bổ sung này là một bộ phận
cấu thành và không tách rời hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, rủi ro “Chiến tranh, đình công” là rủi ro có thể
được bảo hiểm nhưng được DNBH chấp nhận bảo hiểm,
và trong trường hợp này nó là rủi ro được bảo hiểm.

21
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro được bảo hiểm

Lưu ý: Luôn có xác suất có sự xuất hiện của các rủi


ro mới, rủi ro được bảo hiểm mới:
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, nó ra đời để phục vụ
nhu cầu của khách hàng và những nhu cầu đó có thể
thay đổi. Dịch vụ mà ngành bảo hiểm cung cấp tạo ra
một cơ chế chuyển giao rủi ro.
Tính chất của rủi ro có thể thay đổi với thời gian.
Những sản phẩm mới, những quá trình công nghệ
và hệ thống công nghiệp mới có thể làm xuất hiện
những hình thức rủi ro mới mà khách hàng, dù là
doanh nghiệp hay tư nhân, thấy cần phải được bảo
hiểm  người hoạt động trong ngành Bảo hiểm
luôn ghi nhớ để nhận biết các rủi ro mới.

22
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro được bảo hiểm phản chiếu trong Luật KDBH
Việt Nam gắn với «nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên» nêu
trong Luật KDBH như sau:
Khoản 5 Điều 16, Luật KDBH 2022:
«5. Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm
phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được»

 Ví dụ về rủi ro có thể được bảo hiểm: Rủi ro giông,


bão, lũ lụt, động đất… xảy ra bất ngờ làm nhà cửa,
máy móc thiết bị, hàng hóa bị tổn thất; người lao
động thi công trên công trường bị tai nạn lao động;
người lưu thông trên đường bị tai nạn bất ngờ do
xe cơ giới gây ra làm thiệt hại về người và tài
sản… là các rủi ro ngẫu nhiên, hội tụ đủ các điều
kiện để trở thành rủi ro có thể được bảo hiểm, khi
DNBH chấp nhận bảo hiểm thì các rủi ro được
chấp nhận trở thành rủi ro được bảo hiểm.

.
23
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro

Rủi ro loại trừ

 Là rủi ro không thể được bảo hiểm, hoặc

 Rủi ro có thể được bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo


hiểm không chấp nhận bảo hiểm.

 DNBH không chấp nhận bồi thường hoặc trả tiền


bảo hiểm nếu các rủi ro bị loại trừ xảy ra.
 Ví dụ: Rủi ro khủng bố, phóng xạ ion, nhiễm phóng xạ,
chất thải hạt nhân hay hành động cố ý của người được
bảo hiểm là những rủi ro không thể được bảo hiểm.
Một số rủi ro khác như rủi ro chiến tranh, đình công … là
những rủi ro có thể được bảo hiểm nhưng doanh nghiệp
bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm, do đó trong trường
hợp này nó là rủi ro loại trừ.

24
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.2. Phân loại rủi ro
Rủi ro loại trừ
Các rủi ro loại trừ: có thể cũng không cố định, tuỳ theo quan
điểm của nhà bảo hiểm. Nhưng cũng có những rủi ro dứt
khoát bị loại trừ như hành vi cố ý của người tham gia bảo
hiểm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể mở rộng diện
các rủi ro bị loại trừ để thu hẹp phạm vi bảo hiểm, làm cho
sản phẩm bảo hiểm phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của đối
tượng bảo hiểm, hoặc để giảm bớt phí bảo hiểm cho phù
hợp với khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm.
Muốn được bảo hiểm thêm rủi ro loại trừ, người tham gia bảo
hiểm cần được sự chấp nhận của doanh nghiệp bảo hiểm và
phải trả thêm phí, và rủi ro loại trừ này lại trở thành rủi ro
được bảo hiểm.

25
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.3. Đánh giá rủi ro  Tiêu chí đánh giá rủi ro là: Mức độ rủi ro và nguy cơ rủi
ro
 Mức độ rủi ro được đánh giá căn cứ vào tần suất xuất
hiện và mức độ trầm trọng của rủi ro.
 Nguy cơ rủi ro: Nguy cơ vật chất, nguy cơ tinh thần và
nguy cơ đạo đức
 Tần suất: thông thường có 4 mức đánh giá tần suất xuất
hiện của rủi ro: Thường xuyên xảy ra, thỉnh thoảng xảy
ra, hiếm khi xảy ra và không bao giờ xảy ra.
 Ví dụ: Để xem xét bảo hiểm cho một kho hàng hóa nào
đó; ngoài việc đánh giá các rủi ro khác, DNBH trước hết
phải đánh giá rủi ro lũ, lụt trong vòng 10 hoặc 15 năm về
tần suất xuất hiện lũ, lụt trên địa bàn đó và nếu xảy ra thì
phải xác định được tổn thất lớn nhất có thể/vụ tổn thất.
Trên cơ sở đó để xem xét có nhận bảo hiểm hay không.

26
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.3. Đánh giá rủi ro Mức độ nghiêm trọng của rủi ro?
Sẽ không hoàn toàn tối ưu, nếu chỉ đề phòng những rủi ro
mà tần suất của nó xảy ra thường xuyên. Bởi sẽ có những
rủi ro rất hiếm khi xảy ra. Nhưng một khi đã xảy ra, rủi ro
đó để lại những hậu quả nặng nề.
 Bước tiếp theo sau khi đánh giá tần suất xuất hiện của
rủi ro, cần phải đánh giá hậu quả, tổn thất để lại của
nó. Thông thường có 5 mức để đánh giá mức độ
nghiêm trọng:
Mức độ đặc biệt nghiêm trọng,
Mức độ rất nghiêm trọng,
Mức độ nghiêm trọng,
Mức độ ít nghiêm trọng
Mức độ không nghiêm trọng.
27
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.3. Đánh giá rủi ro
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro:
Việc đánh giá được mức độ rủi ro khi xảy ra  biết cách
ứng phó, đề phòng và xây dựng phương án phù hợp
giảm thiểu tối đa được hậu quả, thiệt hại khi mà rủi ro
không may xảy đến.
Để đánh giá mức độ rủi ro, cần phải xây dựng một bảng
đánh giá ví dụ như sau:

28
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.3. Đánh giá rủi ro

Các dạng tổn thất


Khi rủi ro xảy ra, tuỳ từng mức độ sẽ để lại những tổn
thất nhất định.
Tùy theo tính chất mà chúng ta chia tổn thất đó thành
các dạng như sau:
Tổn thất về vật chất và tài chính
Loại tổn thất này có thể đo lường được có thể sửa chữa,
khôi phục và thay thế. Thông thường, các công ty bảo
hiểm dễ dàng chấp nhận bảo hiểm những loại thuộc tổn
thất này. Bởi mọi tổn thất ở dạng này có thể bù đắp
được.

29
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.3. Đánh giá rủi ro
Các dạng tổn thất:
Tổn thất về tinh thần - tình cảm
Đây là loại tổn thất khó đo lường bằng tài chính, khó khắc
phục và khó bù đắp lại được. Ví dụ như mất đi người thân
hay mất đi một vật quý giá,...
 Với những loại tổn thất này, công ty bảo hiểm thường
không đứng ra nhận bảo hiểm (bảo hiểm tình yêu của PTI
?).
Tổn thất về Tính mạng - Sức khoẻ
Đây cũng là dạng tổn thất không thể đo lường, không thể
lượng hoá được bằng tài chính. Tuy nhiên các công ty bảo
hiểm và người sử dụng bảo hiểm có thể thương lượng về
số tiền bảo hiểm sẽ trả để hỗ trợ khi xảy ra tai nạn, thương
tật, thiệt mạng,...
Mức độ tổn thất về tính mạng và sức khoẻ có thể lượng
hoá dựa vào tỷ lệ phần trăm (%) mất khả năng lao động để
quy đổi ra mức tài chính được bảo hiểm.
30
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.3. Đánh giá rủi ro

Các dạng tổn thất


Tổn thất còn được phân loại thành tổn thất không
đáng kể và tổn thất quá lớn.
Nếu gặp tổn thất không đáng kể thì có thể tự
khắc phục mà không phải thông qua công ty bảo
hiểm.
Nếu gặp tổn thất quá lớn vượt quá khả năng của
công ty bảo hiểm, họ sẽ từ chối nhận. Dạng tổn
thất này sẽ được xử lý bằng các biện pháp của
Chính phủ hoặc của xã hội.

31
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4. Quản trị rủi ro

1.4.1. Phương pháp quản trị rủi ro


 Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu
cầu an toàn đối với con người cũng xuất hiện và
nó là một trong những nhu cầu vĩnh cửu.
 Con người luôn tìm cách bảo vệ chính bản thân
và tài sản của mình trước những rủi ro trong
cuộc sống cũng như trong sản xuất.

32
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4. Quản trị rủi ro

1.4.1. Phương pháp quản trị rủi ro

 Nhận biết, đánh giá, định lượng rủi ro.


 Phân loại rủi ro
 Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro.
 Đề phòng hạn chế và khắc phục hậu quả tổn thất.
 Ví dụ: Mô tả phươn pháp quản trị rủi ro cho bảo hiểm công việc
xây dựng/lắp đặt cho một công trình: trước hết bạn cần phải
đánh giá xem rủi ro của công trình đó là rủi ro thông thường
hay rủi ro ướt, nó được xây/lắp trên nền đất đồng bằng, đồi
núi, chịu ảnh hưởng của sông hồ hay trên nền đất yếu, và khả
năng xảy ra tổn thất của các hạng mục khi tiến hành xây/lắp.
Trên cơ sở đó để xây dựng cảnh báo về khả năng xảy ra tổn
thất đối với các hạng mục, và đề ra các biện pháp đề phòng và
hạn chế tổn thất cho các hạng mục đó.

33
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4. Quản trị rủi ro
1.4.2. Phương pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả rủi ro

Né tránh rủi ro.  Kiểm soát rủi ro.

Chấp nhận rủi ro.  Chuyển giao rủi ro.

34
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4.2. Phương pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả rủi ro
Né tránh rủi ro

- Đặc điểm: tránh không tham dự vào các hoạt động, lĩnh vực
có rủi ro, tránh xa nơi có khả năng xảy ra rủi ro

- Ưu điểm: mang lại hiệu quả và cần thiết trong trường hợp
rủi ro bất khả kháng hoặc mức độ rui ro vô cùng lớn

- Hạn chế: mang tính thụ động, không thể quá lạm dụng

35
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4.2. Phương pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả rủi ro
Kiểm soát rủi ro
- Đặc điểm: thực hiện những biên pháp nhằm phòng ngừa,
giảm thiểu rủi ro, tổn thất

- Ưu điểm: mang tính chủ động, tích cực của con người

- Hạn chế: Khă năng áp dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

36
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4.2. Phương pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả rủi ro
Chấp nhận rủi ro

- Đặc điểm: cá nhân, tổ chức bằng nguồn tài chính của riêng
mình khắc phục hậu quả tài chính của rủi ro

- Ưu điểm: có thể là sự chủ động của cá nhân, tổ chức; có thể


khắc phục hoàn toàn hậu quả rủi ro

- Hạn chế: gặp khó khăn khi khắc phục hậu quả những tổn
thất lớn

37
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4.2. Phương pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả rủi ro
Chuyển giao rủi ro

- Đây là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý rủi ro,
đặc biệt với trường hợp giá trị tổn thất do rủi ro gây ra là
lớn.
- Cơ chế: người có rủi ro sẽ chuyển giao nó cho người khác,
đổi lại họ phải mất một khoản chi phí.

Ví dụ: Vay tiền ngân hàng để mở rộng kinh doanh. Kế hoạch


kinh doanh càng mạo hiểm, khả năng thu hồi vốn của ngân
hàng càng thấp, nhưng nếu thành công khả năng sinh lời càng
cao, do đó lãi suất vay càng cao  chủ kinh doanh đã chuyển
một phần rủi ro kinh doanh sang cho ngân hàng

38
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4.2. Phương pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả rủi ro
Chuyển giao rủi ro
Chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm:

Bảo hiểm là một biện pháp khác của chuyển giao rủi ro.
Đây là biện pháp chuyển giao rủi ro rất có hiệu quả vì rủi ro
được chia sẻ cho nhiều người.
Trên cơ sở số đông người cùng có khả năng gặp phải rủi ro
đóng góp tiền bạc để hình thành quỹ bảo hiểm và quỹ này
được dùng chủ yếu vào mục đích bồi thường hoặc chi trả khi
một hay một số người tham gia đóng góp gặp phải rủi ro tổn
thất.

39
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4.2. Phương pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả rủi ro
Chuyển giao rủi ro
- Theo sự phát triển của lịch sử và của các hình thái kinh tế
xã hội cho thấy, hiện nay các biện pháp trên đều song
song tồn tại, nhưng bảo hiểm được coi là phổ biến và
có hiệu quả nhất khắc phục khó khăn tài chính do rủi ro
gây ra.
- Bảo hiểm không chỉ thuần túy là sự chuyển giao và sự chia
sẻ rủi ro giữa nhiều người, mà nó còn là sự giảm thiểu rủi
ro, giảm thiểu tổn thất thông qua các chương trình quản lý
rủi ro được phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế -
xã hội với các tổ chức bảo hiểm góp phần đảm bảo an sinh
xã hội.

40
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.4.2. Phương pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả rủi ro
Chuyển giao rủi ro
- Đặc điểm: hậu quả tài chính của rủi ro xảy ra cho cá nhân,
tổ chức được chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác cùng
gánh chịu
- Bảo hiểm là tổ chức thực hiện chuyển giao rủi ro chuyên
nghiệp
- Ưu điểm: khắc phục nhanh, kịp thời, ngay cả những tổn thất
lớn
- Hạn chế: không áp dụng đối với mọi rủi ro

41
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
Khái niệm bảo hiểm
Các giáo trình lý thuyết về BH tổng hợp lại:

Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện
qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp
nhận trả phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi
thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

42
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
Phân loại bảo hiểm
Khái niệm bảo hiểm
Bảo hiểm có thể được phân loại theo một số tiêu thức
chủ yếu sau:
- Theo quy định của pháp luật
- Theo đối tượng bảo hiểm
- Theo phương thức quản lý
- Theo nghiệp vụ bảo hiểm
- Theo mục đích bảo hiểm
- Theo những tiêu thức khác,.v.v...

Trong đó, phân loại theo đối tượng bảo hiểm và theo quy
định của pháp luật là chủ yếu.

43
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
Phân loại bảo hiểm
Khái niệm bảo hiểm
Theo đối tượng bảo hiểm:
- Bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Bảo hiểm con người
Phân loại theo phương thức quản lý: Bảo hiểm bắt
buộc và Bảo hiểm tự nguyện.
Phân loại theo mục đích hoạt động: Bảo hiểm xã hội
và bảo hiểm thương mại.
Bảo hiểm xã hội nhằm phục vụ cho các chính sách xã
hội của Nhà nước; Bảo hiểm thương mại nhằm mục tiêu
lợi nhuận.

44
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm:
Khái niệm bảo hiểm
Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia; Bảo hiểm theo kỹ
thuật tồn tích.
Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia là các bảo hiểm có thời hạn
ngắn (thường là một năm) bảo đảm cho các rủi ro có tính chất
tương đối ổn định và độc lập với tuổi thọ con người. Khi có rủi
ro được bảo hiểm phát sinh trong thời hạn hợp đồng thì quỹ
bảo hiểm được sử dụng để chi trả luôn.
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm các bảo hiểm về tài sản, về
trách nhiệm dân sự và các bảo hiểm con người phi nhân thọ
khác chính là loại bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia. Kết quả
thu – chi của các bảo hiểm này được phân bổ hết hàng năm.
Bảo hiểm nhân thọ: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi
ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời gian và đối tượng,
thường gắn liền với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm
nhân thọ). Các hợp đồng loại này thường là dài hạn (10 năm,
20 năm, trọn đời...).

45
Chương 1: Tổng quan về rủi ro
1.5. Ôn tập

1. Khái niệm về rủi ro, rủi ro thuần túy – rủi ro đầu cơ


2. Rủi ro không được bảo hiểm
3. Rủi ro có thể được bảo hiểm
4. Rủi ro được bảo hiểm
5. Các tiêu chí đánh giá rủi ro
6. Phương pháp quản trị rủi ro
7. Phương pháp phòng tránh rủi ro
8. Khái niệm về bảo hiểm

46
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost Good Faith)

Quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable Interest)

Nguyên tắc nguyên nhân trực tiếp (Proximate Cause)

Nguyên tắc bồi thường (Indemnity)

Nguyên tắc đóng góp bồi thường (Contribution)

Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)

Nguyên tắc khoán: (value contract)

48
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost Good Faith)
Quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable Interest)
Nguyên tắc nguyên nhân trực tiếp (Proximate Cause)
Các nguyên tắc trên được áp dụng chung cho tất cả các loại hình
nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và
bảo hiểm trách nhiệm.
Nguyên tắc bồi thường (Indemnity)
Nguyên tắc đóng góp bồi thường (Contribution)
Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)
Các nguyên tắc trên áp dụng cho lĩnh vực bảo hiểm tài sản như:
bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm thân tàu, thân xe ô
tô… và có thể liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm, các
nguyên tắc này không áp dụng cho loại hình bảo hiểm nhân thọ.
Nguyên tắc khoán: Nguyên tắc này chỉ áp dụng cho lĩnh vực bảo hiểm
con người.

49
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Trung thực (Material Facts)


Tất cả các bên phải trung thực, từ doanh nghiệp bảo hiểm đến
người được bảo hiểm đều phải trung thực. Hợp đồng bảo hiểm
chỉ có giá trị pháp lý khi xác lập được tiến hành dựa trên cơ sở
thông tin trung thực, độ tín nhiệm cao của các bên.

Các bên tham gia bảo hiểm cần trung thực tuyệt đối, tin tưởng lẫn
nhau. Các nội dung, giao dịch trong giao kết hợp đồng cần được
kê khai trung thực, chính xác. Đây là nguyên tắc bảo hiểm quan
trọng mà các bên liên quan cần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc.

50
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Trung thực (Material Facts)


Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khi doanh nghiệp bảo
hiểm nghiên cứu để soạn thảo một HĐBH đến khi phát hành,
khai thác bảo hiểm và thực hiện giao dịch kinh doanh với
khách hàng (người tham gia bảo hiểm, đối đòi hỏi doanh nghiệp
bảo hiểm phải có trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều
khoản để soạn thảo hợp đồng bảo đảm cho quyền lợi của hai
bên. Sản phẩm cung cấp của nhà bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ
nên khi mua, người tham gia bảo hiểm không thể cầm nắm nó
trong tay như các sản phẩm vật chất khác để đánh giá chất lượng
và giá cả… mà chỉ có thể có được một hợp đồng hứa sẽ bảo
đảm. Chất lượng sản phẩm bảo hiểm có bảo đảm hay không, giá
cả (phí bảo hiểm) có hợp lý hay không, quyền lợi của người được
bảo hiểm có đảm bảo đầy đủ, công bằng hay không… đều chủ
yếu dựa vào sự trung thực của phía doanh nghiệp bảo hiểm.

51
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Trung thực (Material Facts)


Ngược lại, nguyên tắc này cũng đặt ra một yêu cầu với người tham
gia bảo hiểm: phải trung thực khi khai báo rủi ro khi tham gia
bảo hiểm để giúp doanh nghiệp bảo hiểm xác định mức phí
phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận.
Các hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo
các thiệt hại để đòi bồi thường (khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế;
sửa chữa ngày tháng của HĐBH…) sẽ được xử lý theo pháp
luật.
Người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ phải khai báo đầy đủ và
chính xác các thông tin liên quan đến giao kết hợp đồng bảo hiểm
do doanh nghiệp bảo hiểm quy định. Đây là trách nhiệm mà bên
tham gia bảo hiểm tự giác thực hiện mà không cần phải có
sự bắt buộc yêu cầu khai báo. Điều này giúp làm giảm chi phí
đánh giá rủi ro bảo hiểm có thể xảy ra, góp phần giải quyết tốt
nhất quyền lợi bảo hiểm.
52
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Trung thực (Material Facts)

Một số yếu tố quan trọng phải trong các loại bảo hiểm kể đến
như:
Bảo hiểm nhà: Nguyên vật liệu xây dựng, thiết kế, vị trí…
Bảo hiểm con người: Độ tuổi, nghề nghiệp, thói quen, tình trạng
sức khỏe, tiền sử bệnh tật…
Bảo hiểm ô tô: Loại xe, thời gian sử dụng, tiền sử tai nạn…
Trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm cần
khai báo trung thực các yếu tố quan trọng trong bảo hiểm.
Việc khai báo không đầy đủ hoặc sai sự thật đồng nghĩa với việc vi
phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối. Khi này, hợp đồng bảo hiểm
có thể bị hủy bỏ.

53
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Trung thực (Material Facts)

Không chỉ bên tham gia bảo hiểm mà DNBH cũng cần phải tôn trọng
và thực hiện nguyên tắc trung thực tuyệt đối. Công ty bảo hiểm có
nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin có trong
hợp đồng bảo hiểm.

Bên nào trong HĐBH vi phạm nguyên tắc này, bên tham gia bảo
hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng và yêu cầu được bồi
thường thiệt hại.

54
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

 Trách nhiệm khai báo (Duty of Disclosure)


- Đây là nguyên tắc cơ bản có tính chất nền tảng của một hợp đồng
bảo hiểm. Nghĩa vụ “Trung thực tuyệt đối” là nghĩa vụ chung của cả
người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm có trách nhiệm khai báo và cung cấp cho
doanh nghiệp bảo hiểm những thông tin chính xác và trung thực liên
quan đến đối tượng bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc
các yếu tố làm thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm trong thời hạn
bảo hiểm, làm cơ sở cho việc tính toán tăng, giảm phí bảo hiểm cho
thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc thực hiện các biện pháp
đề phòng và hạn chế tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.

55
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên
quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản
bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
Ví dụ; Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản với bên mua bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm giải thích cho khách hàng các điều khoản
liên quan đến phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm được quy định
trong Quy tắc bảo hiểm hoặc các điều khoản bảo hiểm sửa đổi bổ
sung kèm theo hợp đồng bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm ô tô, người
mua cần khai báo chính xác nhà sản xuất ô tô, loại xe, năm
sản xuất, mục đích sử dụng, số Km đã sử dụng…
Bảo hiểm nhà cần khai báo chính xác loại hình ngôi nhà, giá trị
ngôi nhà, năm xây dựng, giá trị tài sản bên trong, độ rộng con
đường…

56
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Trong hợp đồng bảo hiểm con người, doanh nghiệp bảo hiểm có
trách nhiệm giải thích cho bên mua bảo hiểm về pham vi bảo hiểm,
loại trừ bảo hiểm và quyền lợi của người được bảo hiểm khi không
may xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Với sản phẩm bảo hiểm con người sẽ có sự khác biệt về độ chi
tiết, khắt khe hơn về thông tin của người được bảo hiểm. Bảo
hiểm ung thư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ chỉ cần
khai báo đúng tên tuổi, ngày tháng năm sinh, giới tính mà
không cần đi khám sức khỏe nhưng cần trả lời trung thực các
câu hỏi về lịch sử bệnh ung thư như trong gia đình có từ 2
người trở lên đã từng mắc ung thư không? hay người được
bảo hiểm đã từng hoặc có đang trong quá trình kiểm tra, có
khối u, ung thư, phát triển ung thư biểu mô tại chỗ của bất kỳ
loại ung thư nào không?,,,

57
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Điều 16. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo
hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một
cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong
quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi
có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của
Luật này;
3. Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được
không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
4. Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền
yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi
số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
5. Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ,
không lường trước được.
58
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable Interest)
Luật kinh doanh bảo hiểm:

Điều 16 Luật KDBH 2022: “2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên
mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại
hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này».

Điều 44. Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản,
hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
1. Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được
bảo hiểm khi có quyền sở hữu; quyền khác đối với tài sản; quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu.
2. Đối với hợp đồng bảo hiểm thiệt hại, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể
được bảo hiểm khi có quyền lợi về tài chính; nghĩa vụ, trách nhiệm về tài chính;
thiệt hại kinh tế đối với đối tượng bảo hiểm.
3. Tại thời điểm xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải
có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

59
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable Interest)

Bộ luật dân sự: Điều 115: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền,
bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác.
Điều 162: 1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của
mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong
phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở
hữu hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

60
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable Interest)

Ví dụ:

Người nào có quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng và


định đoạt) một tài sản nào đó, người đó có “Quyền lợi có thể
được bảo hiểm” đối với tài sản đó.

Người có quyền đối với tài sản trong thời gian chiếm hữu;
quyền đối với tài sản thế chấp; quyền đối với tài sản thuê,
mượn nếu phải chịu rủi ro về tài sản thì được coi là có “Quyền
lợi có thể được bảo hiểm” đối với tài sản đó trong thời gian
chiếm hữu, thế chấp, thuê mượn.

61
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable Interest)

Ví dụ:
Tài sản được chuyển nhượng nhưng bên bán không chuyển nhượng Đơn
bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua, khi đó bên bán không
còn “Quyền lợi có thể được bảo hiểm”.

Khi không còn “Quyền lợi có thể được bảo hiểm” thì hai bên chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn phí bảo hiểm
cho người được bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm
(sau khi đã trừ các chi phí hợp lý liên quan).

62
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable Interest)

Ví dụ:
Đặc thù trong lĩnh vực bảo hiểm vận chuyển hàng hóa; theo Luật
hàng hải, người được bảo hiểm phải có quyền lợi đối với đối
tượng được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất và có thể không
có quyền lợi đối với đối tượng bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo
hiểm.
Hàng hóa được nhập khẩu theo giá CIF, bên bán mua bảo hiểm và
chịu trách nhiệm kể từ khi hàng rời kho cho đến khi hàng đã được
xếp lên boong tàu tại cảng đi. Kể từ khi hàng đã được xếp lên
boong tàu tại cảng đi, những rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa
thuộc trách nhiệm của người mua, mặc dù người bán giao kết hợp
đồng bảo hiểm cho lô hàng vận chuyển đó, nghĩa là tại thời giao
kết hợp đồng bảo hiểm, người mua không có “Quyền lợi có thể
được bảo hiểm”

63
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.3. Nguyên tắc bồi thường (indemnity)

Theo nguyên tắc này, số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm
nhận được không lớn hơn thiệt hại của họ trong sự kiện bảo hiểm.
Cơ sở để giải quyết bồi thường là giá trị thiệt hại thực tế (giá thị
trường) của tài sản được bảo hiểm ngay tại thời điểm tổn thất.
Khi số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo
hiểm tại thời điểm tổn thất thì doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường
theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của tài sản ngay
tại thời điểm tổn thất. Trường hợp này được coi là bảo hiểm dưới
giá trị.
Bồi thường theo nguyên tắc khôi phục tài sản được bảo hiểm trở về
tình trạng như ngay trước khi xảy ra tổn thất.

64
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.3. Nguyên tắc bồi thường (indemnity)

Luật KDBH:
Khoản 3 Điều 16 Luật KDB 2022: «3. Nguyên tắc bồi thường: số tiền
bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt
hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
trong hợp đồng bảo hiểm»;
Điều 51 – Luật KDBH 2022 – căn cứ bồi thường: Cơ sở để giải quyết
bồi thường là giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm,
nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả
thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Khi số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm tại
thời điểm tổn thất thì DNBH bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm
và giá trị thực tế của tài sản ngay tại thời điểm tổn thất. Trường hợp này
được coi là bảo hiểm dưới giá trị.
Bồi thường theo nguyên tắc khôi phục tài sản được bảo hiểm trở về tình
trạng như ngay trước khi xảy ra tổn thất.

65
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.3. Nguyên tắc bồi thường (indemnity)

Ví dụ:
Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, tài sản A được bảo hiểm
với số tiền bảo hiểm 100 tỷ đồng; tại thời điểm tổn thất, giá trị thực
tế của tài sản A là 120 tỷ đồng.
Trường hợp này là bảo hiểm dưới giá trị; số tiền bảo hiểm < giá trị
thực tế của tài sản tại thời điểm tổn thất.
Giả sử chi phí khắc phục tài sản tổn thất 12 tỷ đồng, số tiền bồi
thường của doanh nghiệp bảo hiểm được tính theo tỷ lệ là:
12 tỷ x 100/120 = 10 tỷ đồng
Giả sử tổn thất toàn bộ thực tế, số tiền bồi thường cao nhất của
doanh nghiệp bảo hiểm là 100 tỷ đồng.

66
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.4. Nguyên tắc nguyên nhân trực tiếp (Proximate Cause)

 Là nguyên nhân đủ mạnh để khởi động cả một chuỗi sự kiện dẫn


đến một kết quả nhất định mà không có sự can thiệp, tác động của
bất kỳ một lực nào từ nguồn độc lập mới nào khác.
 Tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm phải phát sinh trực tiếp bởi
một rủi ro được bảo hiểm.
 “Nguyên nhân trực tiếp” không nhất thiết phải là nguyên nhân ban
đầu hay nguyên nhân gần nhất mà là “Nguyên nhân chi phối và có
tác động”.
 Ví dụ: Xe ôtô A đâm vào xe ôtô B làm xe B va chạm với người đi
đường. Xe A đâm xe B là nguyên nhân trực tiếp, xe A với người đi
đường được coi là “Nguyên nhân chi phối và có tác động”.

67
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.5. Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)

 Sau khi đã trả tiền bồi thường, người bảo hiểm có quyền truy đòi
người thứ ba trong phạm vi số tiền đã trả cho người được bảo hiểm
 Nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong việc đòi người thứ ba là
cung cấp mọi thông tin và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo
lưu quyền đòi người thứ ba cho người bảo hiểm.
 Nếu người được bảo hiểm không thực hiện hoặc có lỗi trong việc
bảo lưu quyền đòi người thứ ba cho người bảo hiểm; người bảo
hiểm có quyền chế tài một phần hoặc từ chối bồi thường toàn bộ
tùy theo mức độ lỗi.
 Nếu người thứ ba đã bồi thường, người bảo hiểm không phải bồi
thường hay chỉ bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bồi thường
thuộc trách nhiệm bảo hiểm với số tiền bên thứ ba đã bồi thường
cho người được bảo hiểm.

68
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.5. Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)
 Khoản 4, Điều 16 Luật KDBH 2022: «4. Nguyên tắc thế quyền: người
được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu
cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong
phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối
với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe»;
 Sau khi đã trả tiền bồi thường, người bảo hiểm có quyền truy đòi người
thứ ba trong phạm vi số tiền đã trả cho người được bảo hiểm
 Nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong việc đòi người thứ ba là cung
cấp mọi thông tin và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo lưu quyền
đòi người thứ ba cho người bảo hiểm.
 Nếu người được bảo hiểm không thực hiện hoặc có lỗi trong việc bảo lưu
quyền đòi người thứ ba cho người bảo hiểm; người bảo hiểm có quyền
chế tài một phần hoặc từ chối bồi thường toàn bộ tùy theo mức độ lỗi.
 Nếu người thứ ba đã bồi thường, người bảo hiểm không phải bồi thường
hay chỉ bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bồi thường thuộc trách
nhiệm bảo hiểm với số tiền bên thứ ba đã bồi thường cho người được
bảo hiểm.
69
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.5. Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)

 Ví dụ: Xe ô tô A đâm vào xe ô tô B, hai xe đều tham gia bảo hiểm


bắt buộc TNDS và bảo hiểm thân xe tại DNBH X & Y; giả sử xe A lỗi
hoàn toàn (100%). Chi phí khắc phục tổn thất xe B là 200 triệu
đồng.
Trường hợp chủ xe A và DNBH X đã bồi thường đủ 200 triệu đồng
cho chủ xe B; khi đó DNBH Y không phải bồi thường thân xe.
Trường hợp DNBH X bồi thường 100 triệu đồng bảo hiểm bắt buộc
TNDS và chủ xe A bồi thường 50 triệu đồng cho chủ xe B. Chủ xe B
đã thực hiện đầy đủ việc bảo lưu quyền đòi (người thứ ba) chủ xe A
cho DNBH Y; khi đó DNBH Y sẽ chỉ bồi thường số tiền chênh lệch là
50 triệu đồng. Sau khi đã bồi thường, căn cứ tài liệu liên quan đến
tai nạn, tổn thất và ủy quyền của chủ xe B, DNBH Y đòi chủ xe A bồi
thường số tiền 50 triệu đồng.

70
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.5. Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)

 Ví dụ: Doanh nghiệp bảo hiểm X nhận bảo hiểm cho lô hàng vận
chuyển từ nước ngoài về Việt Nam. Trong quá trình dỡ hàng tại
cảng đến, hàng hóa bị tổn thất do mưa bất ngờ, tổn thất thuộc
trách nhiệm của chủ tàu. Doanh nghiệp bảo hiểm X sẽ bồi thường
cho chủ hàng phần hàng hóa bị tổn thất. Tuy nhiên, chủ hàng phải
bảo lưu quyền đòi người thứ 3 (chủ tàu và/hoặc Hội P&I) và
chuyển quyền đó cho doanh nghiệp bảo hiểm X. Sau khi bồi
thường, doanh nghiệp bảo hiểm X sẽ căn cứ vào tài liệu và ủy
quyền của người được bảo hiểm để đòi chủ tàu và/hoặc Hội P&I
trong phạm vi số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm X đã bồi thường
cho chủ hàng.
Trường hợp chủ hàng không thực hiện hoặc có lỗi trong việc bảo
lưu quyền đòi chủ tàu và/hoặc Hội P&I, doanh nghiệp bảo hiểm X
có thể chế tài một phần hoặc từ chối bồi thường tùy theo mức độ
lỗi của chủ hàng.

71
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.6. Nguyên tắc đóng góp bồi thường (Contribution)

DNBH DNBH

DNBH DNBH

Người
DNBH được DNBH
bảo hiểm

72
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.6. Nguyên tắc đóng góp bồi thường (Contribution)

Nguyên tắc phân chia bồi thường thiệt hại giữa các doanh nghiệp
bảo hiểm khi tham gia đồng bảo hiểm hoặc bảo hiểm trùng.
 Ví dụ: Công ty bảo hiểm A và B đồng bảo hiểm cho nhà xưởng
theo Đơn bảo hiểm “Mọi rủi ro tài sản” với số tiền bảo hiểm 100 tỷ
đồng, tỷ lệ đồng bảo hiểm A/B là 40%/60%. Trong thời hạn bảo
hiểm, nhà xưởng bị tổn thất (thuộc phạm vi bảo hiểm); số tiền bồi
thường bảo hiểm 5 tỷ đồng.
Căn cứ tỷ lệ đồng bảo hiểm; số tiền bồi thường mà công ty bảo
hiểm A đóng góp là 2 tỷ đồng (5 x 40%) và công ty bảo hiểm B
đóng góp là 3 tỷ đồng (5 x 60%).

73
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.6. Nguyên tắc đóng góp bồi thường (Contribution)

 Ví dụ: Công ty A tham gia bảo hiểm “Mọi rủi ro tài sản” cho nhà
xưởng M tại doanh nghiệp bảo hiểm X với số tiền bảo hiểm 80
tỷ đồng và tại doanh nghiệp bảo hiểm Y với số tiền bảo hiểm 40
tỷ đồng với cùng điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Trong thời
hạn bảo hiểm, nhà xưởng bị tổn thất (thuộc phạm vi bảo hiểm).
Giá trị nhà xưởng tại thời điểm tổn thất là 100 tỷ đồng. Tài sản
thiệt hại thực tế 3 tỷ đồng.
Căn cứ số tiền bảo hiểm tham gia tại doanh nghiệp bảo hiểm X
và Y. Số tiền bồi thường mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải
đóng góp là:
DNBH X: (3 x 80)/120 = 2 tỷ đồng
DNBH Y: (3 x 40)/120 = 1 tỷ đồng.

74
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.7. Nguyên tắc khoán

1. Nguyên tắc này áp dụng cho loại hình bảo hiểm con người (trừ chi
phí y tế).
2. Người được bảo hiểm đã nhận được số tiền khoán theo đúng mức
mà họ đã thỏa thuận với người bảo hiểm trước trên hợp đồng bảo
hiểm. Khoản tiền chi trả thực hiện cam kết theo mức khoán đã quy
định.
3. Ví dụ: Người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm tai nạn lao động mức
trách nhiệm cao với số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng. Trong thời hạn
bảo hiểm, người được bảo hiểm không may bị tai nạn lao động (thuộc
trách nhiệm bảo hiểm), tỷ lệ thương tật bộ phận vĩnh viễn được xác
định là 15%. Số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả căn cứ vào tỷ
lệ thương tật và số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm tham gia
trong hợp đồng bảo hiểm, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả cho
người được bảo hiểm số tiền là 15 triệu đồng.

75
Chương 2: Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.8. Ôn tập

1. Nguyên tắc bồi thường


2. Nguyên tắc thế quyền.
3. Nguyên tắc đóng góp bồi thường.
4. Nguyên tắc “Trung thực tuyệt đối”.
5. Nguyên tắc “Quyền lợi có thể được bảo hiểm”.
6. Nguyên tắc “Nguyên nhân trực tiếp”.
7. Nguyên tắc khoán.

76
Chương 3: Vai trò của bảo hiểm
Chương 3: Vai trò của bảo hiểm

3.1. Vai trò kinh tế 3.2. Vai trò xã hội

 Góp phần ổn định tài chính của các tổ chức,


cá nhân tham gia bảo hiểm.  Tạo thêm việc làm cho xã hội.
 Đóng vai trò trung gian tài chính trong việc  Tạo nếp sống trách nhiệm và mang đến trạng
huy động vốn và đáp ứng vốn cho nền kinh thái an toàn cho xã hội.
tế.  Tác động tích cực tới công tác phòng tránh rủi
 Hỗ trợ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhằm ro, hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn cho nền
thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. kinh tế - xã hội.
 Góp phần ổn định ngân sách nhà nước.
78
Chương 3: Vai trò của bảo hiểm
3.3. Ôn tập

1. Vai trò kinh tế của bảo hiểm


2. Vai trò xã hội của bảo hiểm

79
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm Số tiền bảo hiểm


Phạm vi bảo hiểm Mức trách nhiệm
Loại trừ bảo hiểm Phí bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm Mức miễn thường
Bảo hiểm trùng
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.1. Khái niệm bảo hiểm

Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro

 Được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm.


 Bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm.
 DNBH cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.
 Ví dụ: Xe ô tô tham gia bảo hiểm thân xe tại DNBH X; điều đó có
nghĩa là chủ xe chuyển rủi ro có thể xảy ra đối với chiếc xe ô tô
đó cho doanh nghiệp bảo hiểm. Để thực hiện việc này thì hai bên
phải giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo đó khách hàng phải thanh
toán phí bảo hiểm cho DNBH X theo phương thức thanh toán đã
cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Trong thời hạn bảo hiểm,
trường hợp xe bị tổn thất bất ngờ thuộc trách nhiệm bảo hiểm,
DNBH X sẽ bồi thường thiệt hại xe (thay thế, sửa chữa hoặc bồi
thường bằng tiền) cho người được bảo hiểm theo cam kết trong
hợp đồng bảo hiểm.

81
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.2. Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm tài sản, BH Đối tượng bảo hiểm TNDS Đối tượng bảo hiểm con người
thiệt hại

Tài sản và những lợi ích liên Trách nhiệm của người được BH sức khỏe: sức khỏe con
quan bảo hiểm đối với người thứ 3 người
về người và tài sản BH Nhân thọ: Tuổi thọ, tính
mạng con người

82
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.2. Đối tượng bảo hiểm

Các khái niệm quan trọng liên quan đến đối tượng BH:

- Tài sản và lợi ích liên quan


- Thiệt hại
- Trách nhiệm dân sự
- Sức khỏe
- Tính mạng
- Tuổi thọ

83
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.3. Phạm vi bảo hiểm

Cách thức quy định

Căn cứ vào các điều kiện, điều khoản bảo


hiểm được quy định trong Quy tắc bảo
hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung
kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
Khái niệm Lưu ý: Trường hợp rủi ro được bảo hiểm
được quy định trong Quy tắc bảo hiểm,
Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, tổn thất và
tuy nhiên, DNBH đánh giá thấy khả năng
chi phí phát sinh mà theo đó người bảo hiểm sẽ chịu trách
xảy ra tổn thất cao nên loại trừ rủi ro đó;
nhiệm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
DNBH phải cấp sửa đổi, bổ sung loại trừ
rủi ro và kèm theo hợp đồng bảo hiểm..

84
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.3. Phạm vi bảo hiểm

Người được bảo hiểm có thể tham gia các


điều khoản sửa đổi bổ sung như: Điều
khoản chi phí dọn dẹp hiện trường, chi
phí chữa cháy, chi phí bảo vệ tạm thời…
Khi đó DNBH phải cấp sửa đổi bổ sung
kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
Ví dụ: Trường hợp xảy ra tổn thất thì bồi thường
tài sản bị tổn thất và các chi phí theo
Tài sản A được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm “Mọi rủi ro các điều khoản sửa đổi bổ sung trên
tài sản”. Trường hợp xảy ra tổn thất bất ngờ do bão, người không vượt quá số tiền bảo hiểm.
bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người đươc bảo
hiểm thiệt hại thực tế của tài sản và các chi phí liên quan
đến tổn thất như chi phí ngăn ngừa hạn chế tổn thất… Tuy
nhiên giới hạn bồi thường tài sản và các chi phí liên quan
không vượt quá số tiền bảo hiểm. 85
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.4. Loại trừ bảo hiểm

Cách thức quy định

Căn cứ vào các điều kiện, điều khoản loại


trừ bảo hiểm được quy định trong Quy tắc
bảo hiểm và các Điều khoản sửa đổi, bổ
sung kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
Khái niệm Lưu ý: Tương tự như phần “Phạm vi bảo
hiểm”, nếu rủi ro nào đó không được liệt
Loại trừ bảo hiểm là các rủi ro, tổn thất và chi phí theo đó người
kê trong Quy tắc bảo hiểm nhưng được
bảo hiểm không chịu trách nhiệm nếu nó xảy ra.
DNBH chấp nhận bảo hiểm thì DNBH phải
cấp sửa đổi, bổ sung bảo hiểm rủi ro đó.

86
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.4. Loại trừ bảo hiểm

• Loại trừ tổn thất và chi phí: Trường


hợp hàng hóa bị tổn thất do nước mưa
thì các chi phí phát sinh như chi phí bảo
quản, phân loại, lưu kho…hàng hóa bị
Loại trừ bảo hiểm tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo
hiểm.
 Ví dụ: Lô hàng v/c bằng đường biển được bảo hiểm theo
Trường hợp khách hàng tham gia Điều
Điều kiện ICC C; vận chuyển từ nước ngoài về VN. Theo
khoản “Mất trộm, mất cắp và không giao
Điều kiện bảo hiểm này thì:
hàng” và được DNBH chấp thuận thì
DNBH phải cấp sửa đổi bổ sung bảo
• Loại trừ rủi ro: Hàng hóa bị tổn thất hoặc mất mát do hiểm cho rủi ro đó và đính kèm hợp
những rủi ro được liệt kê trong Quy tắc bảo hiểm thuộc đồng bảo hiểm.
trách nhiệm bảo hiểm. Các rủi ro không được liệt kê như:
Hàng bị tổn thất do nước mưa, nước tràn vào hầm hàng do
biển động… không thuộc trách nhiệm bảo hiểm. 87
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.5. Giá trị bảo hiểm

4.5.2. Thời điểm xác định giá trị bảo hiểm

 Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.


 Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
 Ví dụ: Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo
4.5.1. Khái niệm hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm với
số tiền bảo hiểm là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên,
Giá trị bảo hiểm là giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm, tài sản A bị tổn
tại thời điểm xác định giá trị. thất, giá trị thực tế tại thời điểm tổn thất
Luật KDBH: của tài sản A là 12 tỷ đồng; như vậy giá trị
 Điều 47. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất/sự
kiện bảo hiểm là 12 tỷ đồng.
 Điều 48. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị

88
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.5. Giá trị bảo hiểm

4.5.3. Cách thức xác định giá trị bảo hiểm


 Giá trị thay thế mới: Xác định giá trị căn cứ vào hóa đơn mua bán,
chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm, lệ phí hải quan (nếu có), thuế
các loại và chi phí lắp đặt tại thời điểm hiện tại.
 Giá trị còn lại theo sổ sách: Xác định theo nguyên giá, trừ đi khấu
hao tài sản (nếu có), và có thể xem xét đến các chi phi sửa chữa
lớn tài sản.
 Giá trị đánh giá lại: Xác định giá trị thực tế của tài sản được bảo
hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
 Giá trị thỏa thuận: Xác định giá trị theo phương thức này thường
được áp dụng cho loại tài sản đã sử dụng, còn khấu hao hoặc hết
khấu hao nhưng vẫn còn giá trị sử dụng. Khi tham gia bảo hiểm,
hai bên có thể thỏa thuận về cách thức xác định giá trị tài sản
tham gia bảo hiểm và giải quyết bồi thường tổn thất.

89
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.5. Giá trị bảo hiểm

4.5.4. Bảo hiểm trên giá trị


 Là trường hợp số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài
sản được bảo hiểm tại thời điểm xác định giá trị bảo hiểm. Nếu số
tiền bảo hiểm lớn hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm
đó hoặc tài sản cùng chủng loại tương ứng trên thị trường thì số
tiền bồi thường cao nhất bằng giá thị trường của tài sản được
bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất.
 Ví dụ: Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, giá trị tài sản
được bảo hiểm A là 10 tỷ đồng; tuy nhiên, tại thời điểm tổn thất,
giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm A là 8 tỷ đồng. Trường
hợp này bảo hiểm trên giá trị và số tiền bồi thường tối đa của
DNBH là 8 tỷ đồng.

90
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.5. Giá trị bảo hiểm

4.5.5. Bảo hiểm dưới giá trị


 Là trường hợp số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của
tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xác định giá trị bảo
hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm thì
người bảo hiểm chỉ phải bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền
bảo hiểm/Giá trị bảo hiểm, kể cả các chi phí khác thuộc
phạm vi bảo hiểm;
 Bảo hiểm tài sản với số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị
trường của tài sản đó hoặc tài sản cùng chủng loại tương
ứng trên thị trường. Trong mọi trường hợp, số tiền bồi
thường cao nhất chỉ bằng số tiền bảo hiểm dưới giá trị hoặc
số tiền bảo hiểm ghi trên Đơn bảo hiểm/Giấy chứng nhận
bảo hiểm.

91
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.5. Giá trị bảo hiểm

4.5.5. Bảo hiểm dưới giá trị


 Ví dụ: Xe ô tô tham gia bảo hiểm thân xe, giá trị có thể
được bảo hiểm 1 tỷ đồng, xe tham gia bảo hiểm với số tiền
bảo hiểm 800 triệu đồng. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tổn
thất, chi phí khắc phục 30 triệu đồng. Số tiền bồi thường
tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm/Giá trị bảo hiểm là 24
triệu đồng (30 triệu đồng x 800/1.000).
Tài sản A được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm 10 tỷ đồng.
Trong thời hạn bảo hiểm, tài sản được bảo hiểm bị tổn thất
(thuộc phạm vi bảo hiểm); chi phí khắc phục là 150 triệu
đồng. Giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm tại thời
điểm tổn thất là 12 tỷ đồng. Trường hợp này tham gia bảo
hiểm dưới giá trị. Số tiền bồi thường thực tế là 125 triệu
đồng (150 triệu đồng x 10/12).

92
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.6. Số tiền bảo hiểm
4.6.1. Khái niệm
 Số tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà người bảo hiểm có thể
phải trả cho người được bảo hiểm trong một sự kiện bảo
hiểm hoặc trong cả thời hạn bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
 Ví dụ: Tài sản A được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 10
tỷ đồng. Trường hợp thứ nhất nếu xảy ra tổn thất toàn bộ,
DNBH sẽ bồi thường tối đa là 10 tỷ đồng. Trường hợp xảy
ra tổn thất bộ phận thì tổng số tiền bồi thường tất cả các vụ
tổn thất bộ trong thời hạn bảo hiểm tối đa không quá 10 tỷ
đồng.

93
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.6. Số tiền bảo hiểm

4.6.1. Bảo hiểm tài sản


 Giá trị tài sản là cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm
 Ví dụ: Giá trị của tài sản A là 5 tỷ đồng, trên cơ sở giá trị bảo
hiểm này, người được bảo hiểm có thể tham gia với số tiền
bảo hiểm bằng hoặc thấp hơn giá trị tài sản. Trường hợp xảy
ra sự kiện bảo hiểm, nếu bảo hiểm dưới giá trị, DNBH bồi
thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
 Lưu ý: Số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là số
tiền do bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản của
họ nhưng không thấp hơn 50% giá trị thực tế của tài sản tại
thời điểm tham gia bảo hiểm.

94
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.6. Số tiền bảo hiểm

4.6.2. Bảo hiểm SK, BHNT


 Số tiền bảo hiểm được biểu thị bằng một khoản tiền giới hạn
trách nhiệm cho mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm.
 Ví dụ: Ông A tham gia bảo hiểm tai nạn con người 24/24 với
số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng. Trong thời hạn bảo hiểm,
Ông bị tai nạn, tỷ lệ thương tật 25%, DNBH trả tiền bảo hiểm
cho Ông A số tiền 25 triệu đồng (100 triệu đồng x 25%).
Trường hợp Ông A bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn
do tai nạn, DNBH trả 100% số tiền bảo hiểm và chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm.
 Lưu ý: Số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người
được quy định theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

95
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.7. Mức trách nhiệm bảo hiểm

4.7.1. Khái niệm


 Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà DNBH phải
trả cho thiệt hại về người và tài sản của bên thứ ba do
người được bảo hiểm gây ra trong mỗi sự cố hoặc cho cả
thời hạn bảo hiểm.
 Ví dụ: Xe ô tô A tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự
bắt buộc, trong thời hạn bảo hiểm xe gây tai nạn làm
người đi đường bị thiệt hại về người và tài sản. DNBH sẽ
bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người
được bảo hiểm đã bồi thường cho người đi đường nhưng
không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm về người và
tài sản/vụ tổn thất trong thời hạn bảo hiểm.

96
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.7. Mức trách nhiệm bảo hiểm

4.7.2. Bảo hiểm TNDS

 Số tiền bảo hiểm được xác định bằng mức trách nhiệm bảo
hiểm của người được bảo hiểm đối với người thứ ba về
người và tài sản.
 Ví dụ: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới; số tiền bảo hiểm được xác định bằng mức trách
nhiệm của chủ xe đối với người thứ ba, ví dụ: về người 100
triệu đồng/người/vụ và tài sản 100 triệu đồng/vụ.

97
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.7. Mức trách nhiệm bảo hiểm

4.7.2. Bảo hiểm TNDS


 Lưu ý: Số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự được quy định theo thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm;
Ví dụ trên được hiểu là giới hạn mức trách nhiệm/vụ tổn
thất, nhưng không giới hạn số lượng các vụ tổn thất trong
thời hạn bảo hiểm, có nghĩa là xe tham gia bảo hiểm trách
nhiệm dân sự có thể gây ra nhiều vụ tai nạn trong thời hạn
bảo hiểm nhưng mỗi vụ tai nạn trách nhiệm của bảo hiểm
chỉ giới hạn ở mức 100 triệu đồng/1 người đối với con
người và 100 triệu đồng/1 vụ đối với thiệt hại tài sản.

98
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.8. Phí bảo hiểm

 Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng
cho DNBH.
 Thời hạn và phương thức thanh toán phí do hai bên thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên, thời hạn thanh toán
phí không được quá thời hạn bảo hiểm.
 Ví dụ: Ông A mua bảo hiểm vật chất xe ô tô, số tiền bảo hiểm
1 tỷ đồng; tỷ lệ phí bảo hiểm là 1,1%.
Số phí bảo hiểm là: 1 tỷ đồng x 1,1% = 11 triệu đồng.
Thời hạn và phương thức thanh toán phí bảo hiểm theo quy
định của pháp luật và được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm.
Điều 4, Luật KDBH 2022:

99
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.9. Mức miễn thường

Khái niệm

 Mức miễn thường là phần tổn thất và/hoặc chi phí gây ra
nhưng người được bảo hiểm phải tự gánh chịu (thường áp
dụng trong bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự)
 Các loại mức miễn thường: Mức miễn thường có khấu trừ và
mức miễn thường không khấu trừ. Việc áp dụng mức miễn
thường nào là do DNBH và bên mua bảo hiểm thỏa thuận.
Thông thường áp dụng mức miễn thường có khấu trừ.

100
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.9. Mức miễn thường

4.9.1. Mức miễn thường có khấu trừ

 Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất – Mức miễn thường
 Trường hợp Giá trị tổn thất ≤ Mức miễn thường, tổn thất
không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
 Ví dụ: Khách hàng A mua bảo hiểm thân xe ô tô, hợp
đồng bảo hiểm quy định mức miễn thường có khấu trừ là
1 triệu đồng/vụ tổn thất. Trong thời hạn bảo hiểm đã xảy
ra tổn thất (thuộc trách nhiệm bảo hiểm):
Trường hợp chi phí sửa chữa và thay thế (không trừ
khấu hao) 20 triệu đồng, số tiền bồi thường là 19 triệu
đồng (20 triệu đồng – 1 triệu đồng).
Trường hợp chi phí sửa chữa 900.000 đồng, tổn thất
không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

101
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.9. Mức miễn thường

4.9.2. Mức miễn thường không khấu trừ

 Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất (Giá trị tổn thất > Mức
miễn thường).

 Trường hợp Giá trị tổn thất ≤ Mức miễn thường, tổn thất
không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
 Ví dụ: Vẫn như ví dụ trên. Số tiền bồi thường cho khách
hàng A là 20 triệu đồng (Vì trường hợp này Giá trị tổn thất
> Mức miễn thường).

102
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.10. Bảo hiểm trùng

 Bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao
kết hợp đồng bảo hiểm với hai DNBH trở lên để bảo
hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm, với cùng điều
kiện và sự kiện bảo hiểm hay hiểu theo một cách
khác:
• Đối tượng bảo hiểm được bảo vệ bằng ít nhất hai
hợp đồng bảo hiểm;
• Rủi ro gây nên tổn thất đều thuộc rủi ro được bảo
hiểm của các hợp đồng bảo hiểm đó, và
• Tổn thất xảy ra khi các hợp đồng bảo hiểm còn
hiệu lực.

103
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.10. Bảo hiểm trùng

 Trường hợp bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo


hiểm, mỗi DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo
tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số
tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua
bảo hiểm đã giao kết.

Tổng số tiền bồi thường của các DNBH không vượt


quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

104
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.10. Bảo hiểm trùng
 Luật KDBH:

105
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.10. Bảo hiểm trùng

 Ví dụ: Giá trị lô hàng nhập khẩu A là 10 tỷ đồng được bảo


hiểm theo 2 đơn bảo hiểm.

Đơn bảo hiểm thứ nhất bảo hiểm theo điều kiện A, số tiền
bảo hiểm là 8 tỷ đồng. Đơn bảo hiểm thứ hai bảo hiểm theo
điều kiện C, số tiền bảo hiểm 4 tỷ đồng.

Trong quá trình vận chuyển, lô hàng bị cháy (thuộc phạm vi


bảo hiểm). Hàng bị tổn thất 3 tỷ đồng. Trường hợp này là
bảo hiểm trùng vì rủi ro cháy đều thuộc phạm vi bảo hiểm
theo điều kiện A và điều kiện C. Tính toán số tiền bồi thường
như sau:
Đơn bảo hiểm thứ nhất : 3 tỷ đồng x 8/12 = 2 tỷ đồng.
Đơn bảo hiểm thứ hai : 3 tỷ đồng x 4/12 = 1 tỷ đồng.

106
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.11. Đồng bảo hiểm

 Đồng bảo hiểm là trường hợp nhiều DNBH cùng bảo hiểm
cho một đối tượng bảo hiểm theo nguyên tắc cùng chia sẻ
quyền lợi (phí bảo hiểm) và trách nhiệm (bồi thường, chi
phí) theo tỷ lệ.
 Ví dụ: DNBH A và B đồng bảo hiểm cho tài sản X theo Đơn
bảo hiểm “Mọi rủi ro tài sản”. Số tiền bảo hiểm 10 tỷ đồng;
tỷ lệ phí 0,11%; tỷ lệ đồng bảo hiểm A/B là 60/40; số tiền
bồi thường là 30 triệu đồng. Phí bảo hiểm và bồi thường
được phân bổ như sau: Phí bảo hiểm của DNBH A là 6
triệu đồng và DNBH B là 4 triệu đồng; DNBH A bồi thường
18 triệu đồng và DNBH B bồi thường 12 triệu đồng.BH:
 Luật KDBH:

107
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.12. Ôn tập

1. Đối tượng bảo hiểm.


2. Phạm vi bảo hiểm.
3. Loại trừ bảo hiểm.
4. Đối tượng của bảo hiểm TNDS, bảo hiểm tài sản và
bảo hiểm con người
5. Khái niệm về giá trị bảo hiểm.
6. Thời điểm xác định giá trị bảo hiểm
7. Bảo hiểm trên giá trị, bảo hiểm dưới giá trị
8. Khái niệm số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm tài sản;
bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự

108
Chương 4: Một số khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
4.12. Ôn tập

9. Mức miễn thường có khấu trừ


10. Mức miễn thường không khấu trừ.
11. Đồng bảo hiểm
12. Bảo hiểm trùng

109
Chương 5: Nguyên lý về hợp đồng bảo hiểm
Chương 5: Nguyên lý về hợp đồng bảo hiểm
5.2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm
Tài sản Con người: NT; SK Trách nhiệm dân sự
Thiệt hại

Điều 15 Luật KDBH 2022 - Hợp đồng bảo hiểm


1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ

111
Chương 5: Nguyên lý về hợp đồng bảo hiểm
5.2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm

5.2.1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản, BH Đối tượng HĐBH tài sản
thiệt hại
Là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị
giá được bằng tiền và các quyền tài sản…

Quy định cụ thể:

 Bồi thường: Số tiền bồi thường được xác định


trên cơ sở giá thị trường của tài sản tại thời điểm
tổn thất, không vượt quá số tiền bảo hiểm.
 Thế quyền: DNBH thay mặt cho bên mua bảo
hiểm đòi bồi hoàn từ bên thứ ba cho tổn thất
được bảo hiểm.
 Đóng góp: Các DNBH có nghĩa vụ đối với đối
tượng được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
112
Chương 5: Nguyên lý về hợp đồng bảo hiểm
5.2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm

5.2.2. Hợp đồng bảo hiểm SK, BHNT

Quy định cụ thể

 Không áp dụng nguyên tắc thế


quyền.; nguyên tắc bồi thường;
nguyên tắc đóng góp bồi thường
Giao kết hợp đồng bảo hiểm Đóng phí bảo hiểm  Không áp dụng bảo hiểm trùng (trừ
chi phí y tế).
 Giao kết hợp đồng bảo hiểm  DNBH không được khởi kiện đòi  Bảo hiểm tai nạn căn cứ vào số tiền
cho trường hợp chết của người đóng phí. bảo hiểm.
khác?
 Bảo hiểm chi phí y tế căn cứ vào
 Trường hợp dưới 18 tuổi, chi phi y tế thực tế.
người bị tâm thần?

113
Chương 5: Nguyên lý về hợp đồng bảo hiểm
5.2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm

5.2.3. Hợp đồng bảo hiểm TNDS

Quy định cụ thể

 Bảo hiểm khiếu nại phát sinh khi người


thứ ba khiếu nại đòi người được bảo
hiểm bồi thường.
 Người thứ ba không được trực tiếp yêu
Đối tượng của HĐBH trách nhiệm cầu DNBH bồi thường.

Là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người  DNBH có quyền thay mặt bên mua bảo
thứ ba về người và tài sản. hiểm để thương lượng với người thứ ba
về mức độ bồi thường thiệt hại.

114
Hợp đồng bảo hiểm
5.3.Các bên trong hợp đồng bảo hiểm Điều 4, Luật KDBH 2022

Bên mua bảo hiểm


 Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao
kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức
tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và đóng
phí bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm


Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập,
tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật
khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái
bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm
bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
115
Hợp đồng bảo hiểm
5.3. Các bên trong hợp đồng bảo hiểm Điều 4, Luật KDBH 2022

Người thụ hưởng


 Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được
bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo
hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Người được bảo hiểm


Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách
nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích
kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm

116
Lưu ý: Khái niệm người thụ hưởng trong HĐBH
+ Theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Điều 4 khoản 26 “Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân
được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
 Không có quy định Người thụ hưởng phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người
được bảo hiểm.

+ Khoản 1 Điều 41 Luật KDBH có quy định:


“Điều 41. Chỉ định, thay đổi người thụ hưởng
Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm.
Trường hợp bên mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm, bên mua
bảo hiểm phải có sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm khi chỉ định
người thụ hưởng; trường hợp người được bảo hiểm chưa thành niên hoặc mất năng lực
hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự thì việc chỉ định người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật
đồng ý”.

117
Hợp đồng bảo hiểm
5.3. Các bên trong hợp đồng bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm

 Đại diện cho khách hàng (bên mua bảo


hiểm hoặc bên nhượng tái bảo hiểm) và
được hưởng hoa hồng môi giới do
DNBH trả.

Đại lý bảo hiểm


 Thực hiện việc cung cấp thông tin/tư
 Được DNBH ủy quyền để thực hiện những công việc liên vấn, đàm phán, thu xếp hợp đồng bảo
quan đến hoạt động bảo hiểm (được hưởng hoa hồng do hiểm, dịch vụ phụ trợ BH, có thể được
DNBH trả). DNBH ủy quyền thu phí và trả tiền bảo
 Thực hiện việc giới thiệu, chào bán, đánh giá rủi ro, thu hiểm.
xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm, thu phí, giám định và trả  Điều 131. Nội dung hoạt động của
tiền bảo hiểm. doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt
động môi giới tái bảo hiểm.
2. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
3. Hoạt động khác liên quan đến hợp đồng
bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo
hiểm. 118
Hợp đồng bảo hiểm
5.4. Đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm

Đặc trưng pháp lý của hợp đồng


bảo hiểm

 Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng


song vụ.
 Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng mở
sẵn (Hợp đồng mẫu).
 Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng
phải trả tiền.
 Hợp đồng bảo hiểm được xác lập và
thực hiện dựa trên nguyên tắc “Trung
thực, tín nhiệm tuyệt đối”.

119
Hợp đồng bảo hiểm
5.5. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

Nội dung
 Đối tượng bảo hiểm.
 Phạm vi bảo hiểm; điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
 Số tiền bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm.
 Phí bảo hiểm và phương thức thanh toán.
 Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
 Thời hạn bảo hiểm.
 Mức khấu trừ.
 Quyền và nghĩa vụ các bên. Các quy định giải quyết
tranh chấp.
 Điều 17 Luật KDBH số 08

120
Xác lập hợp đồng bảo hiểm
Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, DNBH trong quá trình xác lập
HĐBH

 Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, DNBH


trong quá trình thực hiện HĐBH
 Điều 20, 21 Luật KDBH số 08.

121
Hợp đồng bảo hiểm

5.7. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu


 Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo
hiểm.
 Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo
hiểm không tồn tại.
 Tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm
biết sự kiện đã xảy ra.
 Bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao
kết hợp đồng bảo hiểm
 Giao kết hợp đồng giả tạo/ vi phạm điều cấm của luật,
trái đạo đức xã hộ/ bên mua bị đe dọa, cưỡng bức giao
kết HĐ, bên mua không đủ điều kiện theo quy định, HĐ
không đúng hình thức quy định.
 Điều 25 Luật KDBH

122
Hợp đồng bảo hiểm

5.8. Đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm


 Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo
hiểm.
 Bên mua bảo hiểm không đóng đủ hoặc không đóng phí bảo
hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
 Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí trong thời gian gia
hạn đóng phí bảo hiểm.
 Sự kiện bảo hiểm xảy ra và người bảo hiểm đã hoàn thành
toàn bộ cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
 Hợp đồng bảo hiểm cũng có thể được chám dứt theo thỏa
thuận giữa hai bên.
 Trường hợp DNBH bị phá sản, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm
dứt nếu bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao hợp
đồng bảo hiểm cho DNBH khác.
 Điều 26 Luật KDBH
123
Hợp đồng bảo hiểm

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp


đồng bảo hiểm
 Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo
hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm thì DNBH
phải hoàn lại phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại (trừ
các chi phí hợp lý liên quan).
 Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua không
đóng hoặc không đóng đủ phí thì bên mua bảo hiểm vẫn phải
đóng đủ phí bảo hiểm cho đến thời hạn chấm dưt hợp đồng
bảo hiểm (không áp dụng với bảo hiểm con người).
 Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do bên mua bảo
hiểm không đóng đủ phí trong thời gian gia hạn đóng phí thì
DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm
cho đến hết thời gian gia hạn.

124
Hợp đồng bảo hiểm
5.9. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
(Điều 28 Luật KDBH)

1. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng


bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc
chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của
người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật
của người được bảo hiểm.
2. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có
quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và
nghĩa vụ của bên chuyển giao.
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực
khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng ý bằng văn bản, trừ
trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập
quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.

125
Ôn tập

1. Đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm.


2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và DNBH khi xác lập
hợp đồng bảo hiểm.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và DNBh khi thực hiện
hợp đồng bảo hiểm.
4. Đại lý bảo hiểm.
5. Môi giới bảo hiểm.
6. Người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ
hưởng bảo hiểm.
7. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.
8. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
9. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.

126
Chương 6: Tái bảo hiểm
Phác thảo quan hệ các bên

Rủi ro được BH
Người được BH

HĐBH gốc Insurance

NBH gốc

HĐ TBH Reinssurance

Người nhận
TBH
HĐ Retrocession
nhượng
TBH
Người nhận TBH thứ
cấp
Chương 6: Tái bảo hiểm

Khái niệm
Tái bảo hiểm là nghiệp vụ mà DNBH sử dụng để chuyển một phần
trách nhiệm đối với rủi ro đã nhận bảo hiểm cho DNBH khác
Lý do sử dụng TBH:
- Năng lực tài chính của DNBH so với nhu cầu bảo hiểm của
khách hàng
- Nhu cầu phân chia, phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn trong năm
kinh doanh không thuận lợi
- Qui định của pháp luật buộc phải sử dụng TBH nhằm đảm
bảo quyền lợi cho khách hàng
Phương thức tái bảo hiểm
- TBH tạm thời
- TBH cố định (bắt buộc) Treaty
- TBH tạm thời - bắt buộc

129
Chương 6: Tái bảo hiểm

Nội dung cơ bản


Hợp đồng tái bảo hiểm
-TBH tạm thời (tự nguyện)
-TBH cố định (bắt buộc)
-TBH tạm thời - bắt buộc
Phương thức tái bảo hiểm
- TBH tỷ lệ
+ TBH số thành
+ TBH mức dôi
- TBH phi tỷ lệ
+ TBH vượt mức bồi thường
+ TBH vượt tỷ lệ bồi thường

130
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.1. Hợp đồng tái bảo hiểm

6.1.1. Hợp đồng tái bảo hiểm cố định (bắt buộc)

Việc chuyển nhượng và nhận tái giữa công ty nhượng và nhà tái
bảo hiểm mang tính bắt buộc và thực hiện theo các điều kiện,
điều khoản được quy định cụ thể trong hợp đồng tái bảo hiểm.
Thời hạn hợp đồng thường là 1 năm.
Theo hình thức này, công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho
nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc khai thác
được trong năm tài chính theo điều kiện, điều khoản bảo hiểm
mà hai bên đã quy định cụ thể trong hợp đồng tái bảo hiểm
cho tới một hạn mức tối đa đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng bắt buộc nhận toàn bộ các
rủi ro đó.

131
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.1. Hợp đồng tái bảo hiểm

6.1.1. Hợp đồng tái bảo hiểm cố định (Treaty)

 Công ty nhượng có toàn quyền tự quyết định định giá phí bảo
hiểm mà không cần tham khảo hoặc xin ý kiến trước nhà tái bảo
hiểm.
 Công ty nhượng đơn phương thanh toán các vụ tổn thất có
liên quan đến hợp đồng tái bảo hiểm.
 Nhà tái bảo hiểm sẽ chấp nhận thanh toán các tổn thất thuộc
phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm. Tuy nhiên, nhà tái bảo hiểm
không bị ràng buộc do sơ xuất hoặc sai sót của công ty nhượng
làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
 Hợp đồng tái bảo hiểm cố định áp dụng cho tái bảo hiểm tỷ lệ
và phi tỷ lệ.

132
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.1. Hợp đồng tái bảo hiểm

6.1.1. Hợp đồng tái bảo hiểm cố định (Treaty)

 Ưu và nhược điểm
• Công ty nhượng chủ động khai thác dịch vụ gốc có số tiền
bảo hiểm trong phạm vi tổng mức trách nhiệm theo hợp đồng.
• Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm cao.
• Nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được số phí lớn nhất, phù hợp
với “Quy luật số đông”.
• Công ty nhượng có thể đàm phán với nhà đứng đầu tái bảo
hiểm (Leader) để đưa một số dịch vụ có điều kiện, điều khoản
không phù hợp vào hợp đồng tái bảo hiểm cố định.
• Khi khai thác dịch vụ có giá trị lớn, công ty nhượng có thể đàm
phán với nhà TBH cung cấp điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm
và thu xếp phần trách nhiệm vượt quá hợp đồng cố định tạo
điều kiện cho việc đấu thầu bảo hiểm

133
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.1. Hợp đồng tái bảo hiểm

6.1.2. Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời (tự nguyện)
Là hợp đồng tái bảo hiểm theo đó công ty nhượng tái chào dịch
vụ cho nhà tái bảo hiểm; trên cơ sở đó nhà tái bảo hiểm xem xét
các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, phí bảo hiểm… để xem
nhận hay không nhận dịch vụ đó.
 Công ty nhượng có toàn quyền chọn rủi ro cần phải tái bảo
hiểm.
 Nhà tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối rủi ro mà công ty
nhượng chào.
 Trên cơ sở Phiếu đề nghị (Slip) của công ty nhượng, nhà tái
bảo hiểm xác nhận phần tham gia và gửi lại công ty nhượng.
Việc xác nhận có thể thực hiện qua điện tín, điện thoại nhưng
sau đó vẫn phải xác nhận bằng văn bản.
 Trước khi chấp nhận hay từ chối, người nhận tái bảo hiểm có
thể yêu cầu người nhượng cung cấp thêm thông tin để đánh
giá rủi ro như HĐBH, chi tiết định giá phí
134
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.1. Hợp đồng tái bảo hiểm

6.1.2. Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời

Ví dụ: Công ty bảo hiểm A nhận dịch vụ bảo hiểm xây dựng/lắp
đặt; số tiền bảo hiểm $5,000,000. Dịch vụ này không đưa
được vào hợp đồng tái bảo hiểm cố định nên phải thu xếp tái
bảo hiểm tạm thời. Công ty A giữ lại 20%; phần 80% thu xếp
tái bảo hiểm tạm thời và các nhà tái bảo hiểm nhận theo tỷ lệ
sau:
- Nhà tái bảo hiểm B: 35%
- Nhà tái bảo hiểm C: 25%
- Nhà tái bảo hiểm D: 10%
- Nhà tái bảo hiểm E: 10%
Tổng cộng : 80%

135
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.1. Hợp đồng tái bảo hiểm

6.1.2. Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời


Ưu và nhược điểm:
 Công ty nhượng có thể nhận những dịch vụ có giá trị lớn.
 Công ty nhượng có quyền chủ động trong việc chấp nhận bảo
hiểm đối với những rủi ro không được đưa vào hợp đồng tái bảo
hiểm cố định.
 Công ty nhượng phải thông báo đầy đủ thông tin liên quan cho nhà
tái bảo hiểm, do đó dễ xảy ra hiện tượng cạnh tranh giành dịch vụ
 Nếu không thu xếp tái bảo hiểm nhanh thì dễ bị mất dịch vụ.
 Chi phí quản lý liên quan cao.
 Hợp đồng này chủ yếu áp dụng cho dạng tái bảo hiểm theo tỷ lệ.

136
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.1. Hợp đồng tái bảo hiểm

6.1.3. Hợp đồng tái bảo hiểm mở (tự nguyện/bắt buộc)

Là hợp đồng theo đó việc chuyển nhượng dịch vụ của công ty


nhượng là tự nguyện nhưng nhà nhận tái bảo hiểm là bắt buộc khi
công ty nhượng đưa dịch vụ bảo hiểm đó vào hợp đồng tái bảo
hiểm.
 Công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những
đơn vị rủi ro mà mình nhận bảo hiểm.
 Nhà tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận những dịch vụ mà
công ty nhượng đưa vào với điều kiện những dịch vụ đó có
điều kiện, điều khoản bảo hiểm và nội dung phù hợp với hợp
đồng tái bảo hiểm đã thỏa thuận.
 Công ty nhượng có điều kiện chào từng phần cho một hay nhiều
nhà tái bảo hiểm.

137
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.1. Tái bảo hiểm tỷ lệ (proportional reinsurance, pro – rata reinsurance)

- Là phương pháp tái bảo hiểm trong đó trách nhiệm


của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm đối với rủi
ro được bảo hiểm được phân bổ theo tỷ lệ tham gia
của mỗi bên/số tiền bảo hiểm, theo đó:
 Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm
được tính theo tỷ lệ tương ứng của mỗi bên tham
gia.
 Phí bảo hiểm và bồi thường được chia sẻ theo tỷ lệ
tham gia về số tiền bảo hiểm.
 Bao gồm 2 loại: TBH số thành và TBH mức dôi

138
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm

6.2.1. Tái bảo hiểm tỷ lệ


a.Tái bảo hiểm số thành (Quotashare)
 Theo phương thức này, nhà nhận tái bảo hiểm quy định giới
hạn trách nhiệm tối đa áp dụng cho hợp đồng tái bảo
hiểm, theo đó dịch vụ được phân bổ theo tỷ lệ đã định trước
giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm. Do đó việc phân
chia trách nhiệm (Số tiền bảo hiểm và số tiền bồi thường)và
quyền lợi (phí bảo hiểm) trong tái bảo hiểm số thành rất đơn
giản.
 Theo hình thức này, nhà tái bảo hiểm sẽ trả hoa hồng tái bảo
hiểm cho công ty nhượng theo tỷ lệ %/tổng phí chuyển tái.
 Lưu ý: Hoa hồng phí tái bảo hiểm khác với môi giới phí. Môi
giới phí là số tiền mà nhà tái bảo hiểm trả cho môi giới khi
dịch vụ bảo hiểm được đem tái bảo hiểm gián tiếp qua môi
giới

139
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm

6.2.1. Tái bảo hiểm tỷ lệ a.Tái bảo hiểm số thành

 Thông thường hình thức tái bảo hiểm này chỉ dùng cho các
đơn vị gốc mới thành lập hoặc triển khai nghiệp vụ mới, không
có số liệu thống kê để tính toán.
 Hạn mức trách nhiệm bảo hiểm được quy định trong hợp đồng
tái bảo hiểm, theo đó phân định tỷ lệ của công ty nhượng và
nhà tái bảo hiểm.

140
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.1. Tái bảo hiểm tỷ lệ
a.Tái bảo hiểm số thành

Ưu điểm Nhược điểm

 Đơn giản, dễ xử lý, chi phí quản lý thấp.  Công ty nhượng phải tái bảo hiểm cả những rủi ro
 Nhà tái bảo hiểm được tham gia vào tất cả nằm trong khả năng tài chính cho phép giữ lại.
các rủi ro mà công ty nhượng khai thác được.  Mức giữ lại của công ty nhượng/mỗi đơn vị rủi ro
 Tỷ lệ hoa hồng cao. không giống nhau, do đó không khống chế được
số tiền giữ lại.
141
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.1. Tái bảo hiểm tỷ lệ
b. Tái bảo hiểm mức dôi
Nhược điểm

 Nhược điểm của phương pháp này là


chi phí quản lý tốn kém do việc theo dõi
hợp đồng và thanh toán theo quý.
 Trường hợp tổn thất rơi nhiều vào
những rủi ro dưới mức giữ lại (MGL) có
thể làm ảnh hưởng đến kinh doanh của
Theo phương thức này, công ty nhượng chỉ chuyển nhượng
công ty nhượng.
những dịch vụ có số tiền bảo hiểm vượt quá mức giữ lại
đã ấn định trước. Mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm
cũng được ấn định bằng một số tiền tối đa theo thỏa thuận
trong hợp đồng tái bảo hiểm.

142
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.1. Tái bảo hiểm tỷ lệ
b. Tái bảo hiểm mức dôi

 Theo dạng tái bảo hiểm này, mức giữ lại của công ty nhượng được
coi là một line (One line) và phần đem tái bảo hiểm được tính bằng số
lines theo bội số của mức giữ lại đó.

 Để việc phân tán rủi ro được thực hiện dễ dàng và tránh mất cân đối
giữa phí và trách nhiệm bảo hiểm đối với những rủi ro có giá trị bảo
hiểm lớn, vượt quá mức trách nhiệm của hợp đồng tái bảo hiểm cố
định; công ty nhượng có thể thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm mức
dôi thứ 2, thứ 3… hoặc thu xếp tái bảo hiểm tạm thời.

 Hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi giới hạn trách nhiệm của nhà tái bảo
hiểm, do đó trong thực tế công ty nhượng thực hiện theo cách hoặc là
thu xếp tái bảo hiểm tạm thời phần trách nhiệm vượt quá hoặc
chia theo nhiều lớp để bảo vệ tốt hơn.
143
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ

 Là hình thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng ấn


định giới hạn bồi thường mà họ tự gánh chịu cho tổn
thất là hậu quả của mỗi một sự cố mà mình đảm trách
và phần vượt quá giới hạn đó thuộc trách nhiệm của
nhà tái bảo hiểm. Đặc điểm:
Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm đối
với tổn thất không chia sẻ về tỷ lệ phí, bồi thường.

144
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ

Tiêu chuẩn để phân định trách nhiệm là số tiền bồi thường tổn
thất. Công ty nhượng chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất
nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức bồi thường giữ lại, nhà tái bảo hiểm bồi
thường cho phần vượt quá mức tự bồi thường của công ty nhượng tới
một hạn mức tối đa được thỏa thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm.

145
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ
a. Một số lưu ý
Khái niệm “Tổn thất thực tế cuối cùng” (Ultimate net loss)

 “Tổn thất”: Là khoản tiền bồi thường mà công ty nhượng phải bồi
thường cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
 “Thực tế”: Là số tiền bồi thường tổn thất phải khấu trừ đi các khoản
liên quan như đòi người thứ ba …
 “Cuối cùng”: Tổn thất thực tế sau khi đã thanh toán các khoản chi
phí, bồi hoàn liên quan từ sự cố.

146
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm

6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ a. Một số lưu ý

Khái niệm “Mỗi một sự cố”

Khái niệm “Mỗi một sự cố” (Any one event): Được hiểu là
hậu quả của một sự cố bất ngờ xảy ra trong một thời gian
nào đó.

147
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm

6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ a. Một số lưu ý


Phương pháp tính tổn thất

 Tính theo năm nghiệp vụ hay còn gọi là năm phát hành
bảo hiểm (issued & renewed): Theo cách tính này, nhà tái
bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả các
tổn thất xảy ra thuộc các đơn bảo hiểm được cấp trong
năm tài chính. Nhà tái bảo hiểm vẫn tiếp tục có trách
nhiệm đối với những tổn thất thuộc các đơn bảo hiểm
được cấp trong năm tài chính trên, mặc dù tổn thất có
thể xảy ra ở năm tiếp theo.
 Phí tái bảo hiểm được tính trên cơ sở “Phí thu nhập phát
hành của năm bảo hiểm” (Written premium).
 Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng cho tái bảo hiểm tỷ lệ

148
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ b.Ưu, nhược điểm
Ưu điểm  Nhược điểm

 Công ty nhượng khống chế được mức bồi  Nếu mức tự bồi thường cao thì có thể ảnh hưởng
thường tối đa. đến lợi nhuận; nếu thấp thì chi phí hành chính cao.

 Công ty nhượng thu nhập được số phí bảo  Phí tái bảo hiểm phải đóng trước. Do đó để khắc
hiểm lớn hơn. phục nhược điểm này nên thỏa thuận với nhà tái
bảo hiểm là thanh toán phí theo kỳ.
 Chi phí hành chính ít tốn kém.
 Phải trả thêm phí khi hợp đồng có “Điều khoản tái
lập trách nhiệm” (Reinstatement.)
149
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
c.Các loại tái bảo hiểm phi tỷ lệ
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ - Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường (Excess of Loss)
- Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường (Stop Loss)

150
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường

Một đơn vị rủi ro: Per Risk  Per Event

Tái bảo hiểm phi tỷ lệ được áp dụng một trong hai cơ sở tổn thất trên hoặc kết hợp cả hai.

151
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường

 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường là một dạng tái bảo
hiểm phi tỷ lệ, theo đó mức tự bồi thường của công
ty nhượng được ấn định sao cho khi xảy ra một số
vụ tổn thất thông thường thì nhà tái bảo hiểm vẫn
phải chịu trách nhiệm bồi thường.
 Theo phương thức này, công ty nhượng tái sẽ ấn định
mức tự bồi thường/1 đơn vị rủi ro; phần vượt quá mức
tự bồi thường đó thuộc trách nhiệm của nhà tái bảo
hiểm.

152
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ  Reinsurance Premium = GNPI x R/I Rate
(Rate on GNPI)
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường
 Adjustable Premium = Reinsurance
Premium – MDP

 Nếu phí tái > MDP thì nhà tái trả thêm phí.
 Nếu phí tái </= MDP thì không phải trả lại
phí đã đặt cọc.
 Phần GNPI bao gồm cả phí gốc và phí nhận
Phí tái bảo hiểm tái bảo hiểm.
 Tỷ lệ phí TBH (R/I rate) do nhà nhận tái bảo
hiểm đưa ra trong bản chào.
 GNPI = Gross Net Premium Income
Minimum Deposit Premium
Estimated
X%  Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường thường
= X R/I rate x
(MDP)
GNPI
(75% / 80% / 85% / 90%) áp dụng Điều khoản tái lập trách nhiệm
(Reinstatement) được quy định số lần theo
lớp.

153
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường
Ví dụ
Công ty nhượng thu xếp hợp đồng (hàng hải) x/s cho nhà tái bảo
hiểm , thời hạn 01 năm. Giả sử:
Tổng doanh thu (GNPI) hàng hải năm 2020 dự kiến là: 100 tỷ VNĐ
Tỷ lệ phí (R/I Rate) tái bảo hiểm là 18%
Phí đặt cọc (MDP) 90%
Phí đặt cọc mà công ty A phải thanh toán cho nhà tái bảo hiểm là:
100 tỷ VNĐ x 90% x 18% = 16,2 tỷ VNĐ
Giả sử GNDP năm 2020 đạt 95 tỷ. Công ty nhượng phải thanh toán
thêm phí cho nhà tái bảo hiểm là: (95 tỷ VNĐ x 18%) – 16,2 tỷ VNĐ
= 0,9 tỷ VND.
Giả sử GNDP năm 2020 đạt 85 tỷ thì phần chênh lệch tính theo
doanh thu đặt cọc và doanh thu thực tế thực hiện không được hoàn
lại.

154
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường

Điều khoản tái lập trách nhiệm (Reinstatement)


 Tái lập trách nhiệm hợp đồng là điều khoản được quy định
trong hợp đồng tái bảo hiểm phi tỷ lệ nhằm mục đích bảo
đảm trách nhiệm của hợp đồng tái bảo hiểm sau khi đã bồi
thường tổn thất luôn luôn được tái lập bằng hạn mức tối đa
đã thỏa thuận.

155
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường

Điều khoản tái lập trách nhiệm (Reinstatement)

 Hiểu một cách đơn giản là nếu không có điều khoản này thì
mỗi lần xảy ra tổn thất mà nhà tái bảo hiểm phải bồi thường
thì trách nhiệm của hợp đồng sẽ giảm tương ứng với số
tiền đã bồi thường cho công ty nhượng và có thể giảm cho
đến hết trách nhiệm quy định trong hợp đồng.
 Ví dụ: Trách nhiệm hợp đồng tái bảo hiểm : $6,000,000

Bồi thường : $1,500,000


Trách nhiệm còn lại : $4,500,000

156
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường
Điều khoản tái lập trách nhiệm (Reinstatement)
 Nếu không có điều khoản khôi phục trách nhiệm, theo ví dụ
trên, giả sử xảy ra tổn thất lần 2 và phần vượt quá mức giữ
lại của công ty nhượng là $5,000,000 thì nhà tái bảo hiểm
chỉ phải bồi thường $4,500,000; phần chênh lệch $500,000
do công ty nhượng tự chịu. Trường hợp áp dụng điều
khoản khôi phục thì nhà tái bảo hiểm vẫn bồi thường đủ số
tiền $5,000,000.
 Điều khoản tái lập trách nhiệm được giới hạn bằng một số
lần khôi phục nhất định theo thỏa thuận giữa công ty
nhượng và nhà tái bảo hiểm và kèm điều kiện trả thêm phí
tái bảo hiểm.
 Điều kiện tái lập trách nhiệm có nghĩa là “n” lần trách nhiệm
hợp đồng được tái lập.

157
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường

Điều khoản tái lập trách nhiệm (Reinstatement)


 Tổng hạn mức trách nhiệm = “n” lần tái lập x Hạn mức
trách nhiệm tối đa.
 Ví dụ:
Hạn mức trách nhiệm tối đa : $1,000,000
Số lần tái lập trách nhiệm : 2 lần
Tổng hạn mức trách nhiệm trong năm của nhà tái bảo hiểm
là:
$1,000,000 + ($1,000,000 x 2) = $3,000,000

158
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường cho thảm họa
(Catastrophe Cover)
 Theo dạng tái bảo hiểm này, mức tự bồi thường và các lớp
được tính cho nhiều tổn thất của các rủi ro có cùng nguyên
nhân là một sự cố thảm họa. Thường các bên đưa ra điều
khoản giới hạn về thời gian, địa bàn để xác định sự cố (Event).
 Ví dụ: Điều khoản 72 giờ đối với giông, bão, lũ lụt, động đất:
“Tổn thất tài sản được bảo hiểm gây ra do giông, bão, lũ lụt,
động đất. Mức miễn thường đối với mỗi tổn thất hoặc thiệt hại
đó do rủi ro này gây ra sẽ được áp dụng trong vòng 72 giờ bắt
đầu từ khi xảy ra các rủi ro thiên tai”.

159
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ
Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường

 Là dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ, nhà tái bảo hiểm chịu trách
nhiệm bồi thường khi kết quả toàn bộ nghiệp vụ của công
ty nhượng có tỷ lệ bồi thường vượt quá tỷ lệ đã ấn định
trước.
 Theo phương thức này, việc phân chia số tiền bồi thường
giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm dựa trên tỷ lệ bồi
thường.
 Công ty nhượng đảm nhận một tỷ lệ bồi thường nhất định,
phần vượt quá đó thuộc trách nhiệm nhà tái bảo hiểm. Tuy
nhiên, nhà tái bảo hiểm sẽ giới hạn trách nhiệm bồi thường
ở một mức nhất định.
 Thông thường áp dụng theo năm tài chính, tỷ lệ bồi thường
được biểu thị bằng tỷ lệ % giữa tổn thất phải bồi thường và
số phí bảo hiểm thu được của năm tài chính.
160
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ
Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường

Theo phương thức này, việc phân chia số tiền  Nhà nhượng đảm nhận một tỷ lệ bồi thường
bồi thường giữa nhà nhượng và nhận dựa trên nhất định, phần vượt quá đó thuộc trách
tỷ lệ bồi thường. nhiệm nhà nhận tái bảo hiểm. Tuy nhiên, nhà
tái bảo hiểm sẽ giới hạn trách nhiệm bồi
thường ở mức nhất định.

161
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.2. Phương thức tái bảo hiểm
6.2.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường

Ví dụ

Giả sử trong năm tài chính, phí bảo hiểm


mà nhà nhượng thu được là $1,000,000,
nếu:
 Tổng bồi thường $600,000, tương
đương 60%, trách nhiệm thuộc nhà
nhượng
Giới hạn trách nhiệm bồi thường của nhà nhượng với tỷ lệ 90%.  Tổng bồi thường $2,000,000, tương
nhà tái bảo hiểm đảm nhiệm tỷ lệ 60% vượt quá 90%. đương 200%, trách nhiệm nhà nhượng
$900,000 (90%), nhà nhận $600,000
(60%) phần 50% còn lại nhà nhượng
chịu trách nhiệm
Phí tái bảo hiểm = Tỷ lệ phí % x GNPI

162
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.3. Ôn tập

1. Hợp đồng tái bảo hiểm cố định.


2. Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời.
3. Tái bảo hiểm số thành.
4. Tái bảo hiểm mức dôi.
5. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường.
6. Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường.
7. Năm nghiệp vụ, năm tài chính.
8. Cấp đơn bảo hiểm gốc và thu xếp tái bảo hiểm tạm thời.
9. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường cho thảm họa.
10. Điều khoản “Tái lập trách nhiệm hợp đồng”.

163
Chương 6: Tái bảo hiểm
6.3. Ôn tập
HĐ Tái BH cố định: Việc tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm mang tính bắt buộc; Việc tái bảo hiểm
và nhận tái bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện, điều khoản được quy định trong hợp đồng
tái bảo hiểm; Thời hạn của hợp đồng tái bảo hiểm cố định thông thường là một (01) năm.

HĐ TBH tạm thời: Việc tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm mang tính tự nguyện; Doanh nghiệp bảo
hiểm có toàn quyền chọn rủi ro cần phải tái bảo hiểm; Doanh nghiệp, tổ chức nhận tái bảo hiểm có
quyền nhận hay từ chối rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm chào.

Trong hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi, giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức nhận tái bảo
hiểm đối với phần vượt quá mức trách nhiệm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thu xếp tái bảo hiểm
tạm thời.
Điều khoản tái lập trách nhiệm được giới hạn bằng một số lần khôi phục nhất định theo thỏa thuận
giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm và kèm điều kiện trả thêm phí tái bảo hiểm..Điều kiện tái
lập trách nhiệm có nghĩa là “n” lần trách nhiệm hợp đồng được tái lập.
Trong phương thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ: Tổn thất trên 1 đơn vị rủi ro (Per Risk) và tính trên sự kiện
(Per Event)./.
164
165

You might also like