Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

I. PHÒNG KẾ HOẠCH

- P. Kế hoạch nhận đơn hàng: Khảo sát định mức về thời gian và thiết bị, đánh
giá chi phí sản xuất để xác nhận đơn giá, ký hợp đồng và làm các thủ tục
HQ.
- P. Kế hoạch tiếp nhận TLKT, sản phẩm mẫu, mẫu cứng từ khách hàng =>
Chuyển tài liệu liên quan đến NPL đến kho, và chuyển toàn bộ TLKT, sản
phẩm mẫu, mẫu cứng về P.KT và thông báo đơn hàng mới cho bộ phận Cơ
điện.
- Làm 8 bộ bảng màu, gửi khách hàng 2 bộ ký duyệt trước khi triển khai sản
xuất (ngay khi nguyên phụ liệu của đơn hàng về, đồng bộ hoặc chưa đồng
bộ)

II. KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU

- Nhận tài liệu đơn hàng mới từ P.KH


- Thời gian tiếp nhận NPL và bốc dỡ hàng
- Bố trí vị trí để NPL

III. PHÒNG KỸ THUẬT

Sau khi nhận toàn bộ TLKT, sản phẩm mẫu, mẫu cứng từ P.KH (NPL mẫu), P.KT
phải đọc, nghiên cứu tài liệu và hiểu yêu cầu kỹ thuật của mã hàng cần gì, thiết bị
gì, kim gì.
o Triển khai may mẫu: Tìm thông tin không giống nhau giữa TL, sản phẩm
mẫu, mẫu cứng, thông số, NPL
- Phản hồi với khách hàng những điểm không giống nhau, lưu trữ hồ sơ.
- Tìm đường đi sản phẩm nhanh nhất
- Thao tác may
- Ke cữ
o Kết hợp với Cơ điện để dùng chủng loại máy gì, ke gì, kim gì.
- Nghiệm thu thiết bị, ke, kim sau khi máy 10 sản phẩm.
o Tính thời gian sản xuất cho 1 sản phẩm
- Lập quy trình SAM cho 1 sản phẩm sản xuất và cung cấp thông tin cho
P.KH để tính năng suất và kế hoạch sản xuất, xuất hàng
- Quay hình ảnh từng công đoạn để chứng minh tính chính xác của SAM
o Tính định mức NPL cho 1 sản phẩm
- Kiểm tra định mức khách hàng cung cấp và thông tin cho P.KH để xác nhận
với khách hàng.
- Tính định mức NPL cho các bộ phận sản xuất và báo định mức cho P.KH để
cấp phát NPL cho các bộ phận.
- Khi NPL nhận thực tế không đúng với TLKT về khổ vải, chủng loại, đặc
tính hoặc chất lượng, … P.KT có trách nhiệm báo với P.KH để làm việc với
Khách hàng.
o Khảo sát thông số (thử độ co) trước khi cắt đại trà
o Trước khi chuẩn bị sản xuất phải được khách hàng đồng ý về chất lượng
mẫu, thông số, định mức.
o Lập kế hoạch in sơ đồ cho cắt, dưỡng may cho cơ điện và mẫu pattong cho
kiểm BTP cắt và đổi bù, cho QC kiểm hàng thành phẩm, cho là thành phẩm.
o Lập quy trình và yêu cầu kỹ thuật cho các bộ phận (kho, cơ điện, cắt, may,
hoàn thiện)
- Kho: Thời gian xả vải, lót, khổ, chất lượng vải, phụ liệu.
- Cơ điện: Các loại thiết bị, ke cữ, kim theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
- Cắt: Tiêu chuẩn cắt (độ cao của trải vải, chiều tuyết, phân lót để đi theo sơ
đồ mẫu, BTP sau khi cắt phải đảm bảo đủ nốt bấm dấu đúng theo pattong ,
nhiệt độ của máy ép nhiệt, máy ép mác và tiêu chuẩn của BTP sau khi ép),
số lượng chi tiết, kẻ vẽ lấy dấu (dùng bút gì, phấn gì, lấy bao nhiêu lá)
- May:
 Gửi toàn bộ tài liệu hướng dẫn đơn hàng cho các chuyền trưởng
 Hướng dẫn chuyền trưởng may mẫu
 Hướng dẫn công nhân những bộ phận khó
 Hướng dẫn dải chuyền
 Kiểm tra các bộ phận đã được hướng dẫn và ký nhận
 Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu chuyền cùng Chuyền trưởng, QA,
QC và có biên bản bàn giao kỹ thuật
 Kiểm tra năng suất ra chuyền theo kế hoạch đã đề ra, cân bằng chuyền
 Kiểm tra các phát sinh, yêu cầu các chuyền trưởng phải làm theo
hướng dẫn của quy trình kỹ thuật.
- Hoàn thiện:
 Cung cấp toàn bộ tài liệu, dưỡng mẫu cho tổ trưởng tổ HT
 Hướng dẫn kẻ form cho là thành phẩm
 Hướng dẫn quy trình đóng gói, đóng thùng
o May mẫu đại trà theo yêu cầu của khách hàng
IV. CƠ ĐIỆN
- Nhận tài liệu từ P.KH và P.KT:
Chuẩn bị thiết bị, khi thiết bị thiếu, không đồng bộ thì phải báo về bộ phận
kế hoạch
Chuẩn bị ke: Nếu thiếu phải chế tạo hoặc báo về bộ phận vật tư
- Tổ chức và kiểm tra công tác ATLĐ, PCCC, nồi hơi.

V. CẮT
- Nhận kế hoạch cắt từ bộ phận kế hoạch
- Phân công lao động theo nhóm.

You might also like