Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 51

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

🙡🕮🙣
SWASTIKA
MỘT BIỂU TƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐỨC QUỐC XÃ

TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Sinh viên thực hiện


Trần Duy Bảo - 2257061015
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS. Trần Nam Tiến
MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................................... 1

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2

1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................................... 2

2. Cơ sở lý luận:........................................................................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3


3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................................3

4. Ý nghĩa tiểu luận ......................................................................................................................... 3

5. Kết cấu của tiểu luận ................................................................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................................ 5

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ SWASTIKA ...................................................................................... 5


1.1. Khái niệm:...........................................................................................................................................................5
1.2. Lịch sử: ...............................................................................................................................................................7
1.3. Ý nghĩa của swastika trước Chiến tranh Thế giới II. ..........................................................................................13

Chương 2. SWASTIKA - MỘT BIỂU TƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐỨC QUỐC XÃ. ............... 19
2.1 Giới thiệu về Đức Quốc xã .................................................................................................................................19
2.1.1. Lịch sử hình thành của Đảng Quốc xã và quá trình vươn tới sự độc tài của Hitler ở Đức. .......................19
2.1.2. Tư tưởng cốt lõi về chủng tộc của Đức Quốc xã. ......................................................................................22
2.2. Swastika, một biểu tượng chính trị của Đức Quốc xã. .....................................................................................29
2.2.1. Swastika trở thành biểu tượng chính trị chính thức của Đảng Quốc xã. ..................................................29
2.2.2. Swastika trong công cuộc tuyên truyền của Đảng Quốc xã.......................................................................33

Chương 3. SWASTIKA SAU SỰ SỤP ĐỔ CỦA ĐỨC QUỐC XÃ. ........................................... 41

PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 46

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Vốn là một phần của văn hóa chính trị, biểu tượng chính trị có thể xem là một
phương tiện hiệu quả trong việc truyền bá tư tưởng của Đảng chính trị đến với công
chúng. Trong lịch sử, bằng việc sử dụng những biểu tượng của riêng mình, các tổ
chức chính trị đã để lại những dấu ấn mang đậm nét đặc trưng của mình trong nền
chính trị thế giới.
Trong đó, một trong những biểu tượng chính trị có độ nhận diện cao nhất trên
toàn cầu là biểu tượng swastika của đế chế độc tài Đức Quốc xã. Là một trong những
biểu tượng xa xưa nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất, swastika đã trải qua hàng
nghìn năm lịch sử với hiện thân là một biểu tượng của đức tin và điềm lành trước
khi Đức Quốc xã và Hitler thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nó. Sự thành công trong
việc sử dụng swastika làm biểu tượng chính trị cho Đảng phái của mình, Hitler đã
để lại một vết nhơ khó có thể gột rửa cho dấu swastika. Và giờ đây, ở thế kỷ XXI,
nó chính là đại diện cho mọi quan niệm tiêu cực nhất về chủng tộc và sự thù ghét
nhau giữa con người, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta về một tội ác nhân loại: sự
diệt chủng của cả một nền văn hóa với 6 triệu người Do Thái bị thảm sát dưới chế
độ của Hitler.
Dấu ấn của swastika trong lịch sử nói chung và lịch sử chính trị nói riêng từ lâu
đã trở thành một đề tài phân tích cho giới nghiên cứu. Nhận thấy được quá khứ độc
đáo cùng sự thay đổi về mặt ý nghĩa của chính biểu tượng và đặc biệt là vị trí của nó
trong nền văn hóa chính trị với các quan điểm đa chiều được đưa ra, tôi đã quyết
định chọn đề tài “Swastika - Một biểu tượng chính trị của Đức Quốc xã” cho bài tiểu
luận này.

2
2. Cơ sở lý luận:
- Văn hóa: theo cách hiểu đơn giản và tóm lược nhất, hay theo nhà nhân học
E.B.Tylor thì văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tất cả những gì con người
đạt được như một thành viên của xã hội.
- Văn hóa chính trị: tổng hợp những giá trị vật chất, tinh thần được hình thành
trong thực tiễn chính trị. Nó là cái góp phần chi phối hoạt động của các cá nhân, của
các nhà chính trị, góp phần định hướng hoạt ddoognj của họ trong việc tham gia vào
đời sống chính trị để phục vụ lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định. Văn hóa
chính trị còn thể hiện mối tương quan và tác động qua lại giữa văn hóa và chính trị.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Ý nghĩa của biểu tượng swastika đối với Đảng Quốc xã (1920 - 1945) như một
biểu tượng chính trị.
- Lịch sử của swastika và ý nghĩa của biểu tượng swastika trước và sau Chiến
tranh thế giới thứ II.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Các tài liệu trong và ngoài nước về swastika và Đức Quốc xã.
- Thời gian: từ 11/1/2023 đến 10/2/2023.

4. Ý nghĩa tiểu luận


- Cung cấp cái nhìn tổng quan về biểu tượng swastika, lịch sử của biểu tượng và
cách Đảng Quốc xã sử dụng nó như một biểu tượng chính trị.
- Làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của biểu tượng chính trị nói chung,
cụ thể là biểu tượng swastika trong bộ máy chính trị của Đức Quốc xã.

5. Kết cấu của tiểu luận


Nội dung chính của tiểu luận gồm ba phần:
- Giới thiệu về swastika.

3
- Swastika - một biểu tượng chính trị của Đức Quốc xã.
- Swastika sau sự sụp đổ của Đức Quốc xã.

4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ SWASTIKA
1.1. Khái niệm:
Swastika (hoặc trước đây còn được gọi là svastika) hay chữ Vạn là một ký hiệu
có hình chữ thập, với các cạnh được bẻ vuông góc theo hướng bên phải, và cái tên
có ý nghĩa biểu trưng cho sự ban phước hay điềm lành, theo như cách học giả người
Pháp M. Eugene Burnouf định nghĩa về nó.

Biểu tượng Swastika.


Nguồn: Wikipedia.
Swastika được xem là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất được sử dụng
bởi người Aryan (Ấn trắng), lan truyền rộng rãi trong nhiều nền văn hóa xa xưa, gần
như đạt độ phủ sóng toàn cầu mà tiêu biểu nhất là ở các khu vực Nam Á, Lưỡng Hà,
và các khu vực ở Châu Mỹ. Xuất phát từ chữ tiếng Phạn "svastika", swastika mang
ý nghĩa là “điềm lành”, “may mắn” hoặc “an khang” và trong một khoảng thời gian
dài trước năm 1920 khi Adolf Hitler quyết định sử dụng swastika làm biểu tượng
cho chế độ độc tài Đức Quốc xã của mình, biểu tượng đã được sử dụng gắn liền với
các ý nghĩa tích cực như sự may mắn, thiêng liêng và hữu thần, nổi bật trong các tôn
giáo Ấn Độ như Đạo Hindu, Đạo Phật, Đạo Jain,... hay như một vật trang trí được
tin là có khả năng mang lại vận may.

5
Biểu tượng swastika bên trong một ngôi chùa.
Nguồn: Wikipedia.
Ở các nước khác nhau, biểu tượng này lại có những tên gọi khác nhau. Ở Anh,
nó được gọi là "fylfot"(nghĩa là nhiều chân), còn trong tiếng Pháp nó được gọi là
"gammadion", trong tiếng Nhật là "manji" hay là "hakenkreuz" trong tiếng Đức.
Nhưng trong bài tiểu luận này, biểu tượng dấu thập với các cạnh được nối dài và bẻ
vuông góc, xoay từ trái qua phải (卐) sẽ được gọi là swastika vì đây là cụm từ được
chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu.
Swastika có rất nhiều phiên bản biến thể bên cạnh hình ảnh của một dấu thập với
các cạnh nối dài. Một số biến thể có thêm các dấu chấm ở giữa phần giao nhau của
các cạnh, hoặc một số sẽ có ba dấu chấm ở cuối mỗi đầu của dấu thập. Một số khác
sẽ có nhiều hoặc ít cạnh hơn hoặc các cạnh được nối dài theo hình xoắn ốc thay vì
vuông góc. Trong các biến thể, có một biểu tượng mà các cạnh của nó được quay
theo hướng ngược lại với swastika (tức bên trái) được giáo sư Max Müller gọi là
Sauvastika, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh cách gọi này.

6
Một số biến thể của swastika.
Nguồn: German International và Svasticross.blogspot.

Sauvastika theo cách gọi của Max Müller.


Nguồn: Wikipedia.
1.2. Lịch sử:
Trong lịch sử nhân loại đã có vô số các biểu tượng đã xuất hiện từ thời kì xa xưa,
mà trong đó nhiều nghiên cứu, như “Swastika: A new symbolic interpretation” của
Stanley A. Freed and Ruth S. Freed hay “The swastika, the earliest known symbol,
and its migrations : with observations on the migration of certain industries in
prehistoric times” của Wilson Thomas, cho rằng swastika là biểu tượng cổ xưa nhất
trong tất cả các biểu tượng từng tồn tại và có lẽ là biểu tượng cổ nhất được sử dụng
bởi người Aryan. Tuy nhiên, nguồn gốc hay sự xuất hiện của nó lần đầu tiên trong
lịch sử là khi nào, ở đâu vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong giới nghiên cứu.
Dưới đây là một số giả thuyết được đưa ra.

7
Nhận định phổ biến nhất là biểu tượng Swastika có lẽ xuất hiện lần đầu tiên vào
khoảng ít nhất là vào thời kì đồ đá. Một số nhà khảo cổ học, dựa trên các vết tích tìm
được, cho rằng Swastika được sử dụng sớm nhất là vào khoảng 10 nghìn năm trước
Công nguyên, tức thời đồ đá mới. Tiến sĩ Brinton là người gần như duy nhất khẳng
định nguồn gốc của swastika bắt nguồn từ Châu Âu vào thời kỳ đồ đá mới. Còn theo
ý kiến của Will Thomas, cả ở thời kì đồ đá cũ và đồ đá mới, các biểu tượng như chữ
thập hay swastika vẫn chưa xuất hiện. Nó xuất hiện lần đầu tiên là vào thời kì đồ
đồng, song song với sự xuất hiện và lan truyền rộng rãi của đồ đồng mà bắt nguồn
là từ khu vực Phương Đông, một vùng đất thuộc Đông Nam Á.
Cụ thể hơn, theo thuyết di dân được nhắn đến trong quyển sách của Steven Heller
– “The swastika: Symbol beyond redemption?”, khu vực xuất hiện đầu tiên được
biết đến của swastika là khu vực đồng bằng lưu vực sông Ấn và các khu vực nằm ở
hướng Tây về Persia và các bán đảo Tiểu Á, kéo dài tới Hissarlik (ở Thổ Nhĩ Kỳ
ngày nay), nơi mà nhà khảo cổ học nổi tiếng - Tiến sĩ Heinrich Schiliemann, tìm
thấy nhiều di vật quan trọng liên quan đến lịch sử của dấu swastika vào cuộc du khảo
kéo dài từ năm 1871 đến 1875.
W. Norman Brown đánh giá rằng swastika là một trong những di tích còn sót lại
của nền văn minh đầu tiên ở Ấn Độ, sớm nhất là vào khoảng 2500 hay 3000 năm
TCN. Tuy vậy, nó lại có hình dạng hoàn chỉnh hơn so với các swastika được tìm thấy
vào giai đoạn sau ở khu vực phía Tây. Những di tích swastika cũng được tìm thấy
vào thập kỷ 30 của thế kỉ XX ở khu vực Tây Á và khu vực nền văn minh cổ
Baluchistan ở Trung Á với niên đại tương đương như các di tích ở khu vực văn minh
sông Ấn.
Một điểm quan trọng trong nghiên cứu của W. Norman Brown là ông khẳng định
rằng những dân cư đầu tiên ở khu vực cội nguồn của swastika thuộc tộc người
Japhetites và dân cư vùng lưu vực sông Ấn. Trích lời ông Brown “Người Âu - Ấn
không biết đến sự tồn tại của swastika cho tới khoảng 1 nghìn năm kể từ hình mẫu

8
sớm nhất của swastika xuất hiện”. Thêm vào đó, ông kết luận rằng biểu tượng
swastika tồn tại ở Ấn Độ trước cả sự tồn tại của người Aryan ở nền văn minh này,
trái ngược hoàn toàn với các quan điểm phổ biến hay quan điểm được Hitler và Đức
Quốc xã cho rằng swastika là biểu tượng cổ xưa nhất của người Aryan.
Bên cạnh đó, trong luận án của mình, Giáo sư Count Goblet d‘Alviella đã đưa
ra những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của swastika trong thời kỳ tiền sử trước cả
sự hiện diện của nó ở khu vực đồi Hissarlik- nơi mà biểu tượng này bắt đầu lan rộng
tới khu vực Bắc Ý vào thời kỳ đồ đồng trước thế kỷ 13 TCN. Sau đó, giống như giả
thuyết đã được đưa ra như trên, swastika được lan truyền rộng rãi về phía Đông lẫn
phía Tây từ Hissarlik; lần lượt là Lycaonia và Caucasus ở phía Đông, Mycenae và
Hy Lạp ở phía Tây. Sau đó, ở Hy Lạp, biểu tượng swastika lại một lần nữa mở rộng
tầm ảnh hưởng của nó đến khu vực Tiểu Á, Thracia và Macedonia. Và vào khoảng
thế kỷ II, nó đã cập bến Sicily, Gaul, Anh, Đức và Scandinavia.
Có thể thấy, vào thời kì đầu của swastika, biểu tượng này được sử dụng với mục
đích chủ yếu là trang trí nhưng vẫn chứa đựng các ý nghĩa về mặt biểu tượng. Nó có
mặt nhiều nhất trên các món gia dụng hàng ngày, như dụng cụ ăn uống, quần áo, đồ
gốm sứ hay vũ khí, mang ý nghĩa của sự may mắn và phước lành nhiều hơn là một
biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng. Trong nghiên cứu của mình, Count Goblet
d’Alviella đã chỉ ra sự xuất hiện đầu tiên của swastika ở Hy Lạp, Cyprus và Rhodes
ở trên các món đồ gốm, và sau đó là trên các đồng xu. Vào năm 1924, các di tích tìm
được trong cuộc khảo cổ ở 2 địa điểm là Mohenjo-Daro và Harappa đã đưa đến kết
luận rằng dấu swastika hầu hết được sử dụng nổi bật nhất như một chi tiết trang trí.
Vào thời kì văn minh Aegean, vào khoảng năm 1100 TCN và kéo dài suốt thời kỳ
đồ đồng, dấu swastika có mặt trên các món gốm sứ và các vật thể khác. Bên cạnh
đó, swastika còn xuất hiện phổ biến trên các đồng xu của người Lưỡng Hà, hay
thường được trang trí trên các ngôi nhà và đền thờ.

9
Đồng xu của người Ấn Độ triều đại Kuninda, khoảng từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ II.
Nguồn: The British Museum.

Đồng xu Hy Lạp, năm 510 TCN - 485 TCN.


Nguồn: The British Museum.

Họa tiết trên gốm đen của người Caucasus.


Nguồn: Steven Heller, The swastika: Symbol beyond redemption?

Chiếc cài bằng đồng ở Bavaria.


Nguồn: Báo cáo của Bảo tang Quốc gia vào năm 1894.

10
Bình nước hoa ở Cyprus.
Nguồn: Báo cáo của Bảo tàng Quốc gia vào năm 1894.

Di tích của người Cypria.


Nguồn: Báo cáo của Bảo tàng Quốc gia vào năm 1894.

11
Họa tiết trên chiếc bình của người Hy Lạp.
Nguồn: The British Museum.

Các di vật được tìm thấy bởi Tiến sĩ Heinrich Schliemann trong cuộc du khảo ở Troy.
Nguồn: Wikipedia Common và Steven Heller, The swastika: Symbol beyond redemption?

12
Từ đó ta có thể dễ dàng nhận thấy, biểu tượng swastika là một hình ảnh phổ biến,
xuất hiện từ lâu đời, mang một ý nghĩa quan trọng, cơ bản về mặt hình học và thiết
kế, được phân bố ở gần như mọi ngóc ngách trên thế giới, “từ Trung Quốc đến Peru”
như lời của William Thompson. Vậy một câu hỏi được đặt ra, swastika đến được các
vùng đất khác nhau như thế nào? Tiến sĩ Ohnefalsch - Richter cho rằng swastika
được mang đến vùng Tiểu Á và Cyprus bởi quá trình di cư hoặc giao thương của
người Phenici trên Vịnh Ba Tư. Bên cạnh đó, swastika có thể cũng đã đến được khu
vực Cyprus, Carthage và Bắc Phi từ Trung Á, Tiểu Á và Hissarlik bằng đường bộ.
Theo Giáo sư Brown, người Ấn - Âu lần đầu tiên tiếp xúc với swastika ở Hissarlik
hoặc một khu vực nào đó ở bán đảo Tiểu Á. Cũng theo ông, dấu swastika bắt đầu du
nhập vào châu Âu từ Hissarlik, qua đường biển Aegean, đến được Hy Lạp và xuất
hiện trên các loại lọ bình ở Cyprus, Rhodes và Athens từ thế kỉ XVII TCN. Riêng sự
hiện diện của swastika ở Châu Mỹ có phần đặc biệt. Thời kỳ tiền Columbus, swastika
đã xuất hiện ở các khu vực Bắc, Trung và Nam Mỹ dưới nhiều hình hài khác nhau,
và theo giả thuyết đề ra, một cách độc lập so với khu vực Châu Á và Châu Âu, hoặc
nó cũng có thể đã đến được Châu Mỹ qua quá trình di cư của người dân.

1.3. Ý nghĩa của swastika trước Chiến tranh Thế giới II.
Do sự xuất hiện và phân bố rộng rãi của swastika ở các châu lục và các nền văn
minh kéo dài từ cổ đại đến hiện đại nên biểu tượng này sẽ được sử dụng với nhiều
mục đích, ý nghĩa khác nhau, mà phần lớn đều mang màu sắc tích cực. Tuy nhiên,
vì lý do chuyên môn chưa đáp ứng đủ, nên bài tiểu luận này sẽ chỉ đề cập đến hình
ảnh swastika trong một số bối cảnh tiêu biểu trong quá khứ thay vì bao hàm tất cả.

13
Swastika trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.
Nguồn: Bảng so sánh được phát hành bởi chính phủ Mỹ vào những năm 1940.

Trong lịch sử, Swastika được xem là biểu tượng tâm linh đại diện cho nhiều thực
thể. Được H. J. D. Astley đề cập đến trong “The Swastika: A Study”, ông cho rằng
trước nhất, nó thể hiện hình ảnh xoay chuyển từ trái sang phải của mặt trời và đây
có lẽ cũng là quan điểm được sử dụng rộng rãi nhất. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu
đã đưa ra nhận định của mình về tính biểu tượng của Swastika mà theo họ Swastika
có thể là hình ảnh đại diện cho: thần Zeus, thần Baal, mặt trời, thần mặt trời, cỗ xe
mặt trời của thần lửa Agni, thần mưa Indra, bầu trời, thần bầu trời, các đấng sáng
tạo, ánh sáng, nước, hay các vị thần tối cao trong tôn giáo Ấn Độ là Brahma, Vishnu
và Shiva. Về phía Steven Heller, ông còn cho rằng Swastika có thể tượng trưng cho
tính nữ bởi sự xuất hiện của nó trên đền thờ của các nữ thần Artemis, Hera, Demeter,
Astarte, và Chaldean Nana như là một biểu tượng cho khả năng sinh đẻ của người
phụ nữ.
Song song với đó, nó cũng được sử dụng như một biểu tượng tôn giáo trong các
đạo Hindu, đạo Phật và đạo Jain. Trong đạo Hindu, nó đại diện cho vận may, sự thịnh
vượng hay mặt trời và chu kỳ cuộc sống. Nó cũng phục vụ như một phương tiện
truyền đạo khi hình ảnh của nó được sử dụng như một phép ẩn dụ cho các triết lý

14
của đạo Hindu về đích đến của con người và thần linh. Do đó, nó cũng được tin là
sở hữu sức mạnh xua đuổi điềm rủi, âm khí nên các tín đồ theo Đạo sử dụng dấu
swastika để đánh dấu sách truyền đạo, cửa, lối vào, vật tế cũng như luôn mang nó
theo trong các buổi lễ và hiến tế. Swastika được xem như là một biểu trưng cho các
tín đồ theo Jain giáo, nó tượng trưng sự vĩnh cửu, cho quan niệm của đạo Jain cho 4
kiếp người mà một linh hồn có thể vươn tới. Ở đạo Phật, swastika là hình ảnh bước
chân của Phật và là một trong ba mươi hai tướng tốt được in trên ngực của Phật.

Biểu tượng swastika trong Jain giáo.


Nguồn: Wikipedia.

Tượng Đức Phật ở chùa Gangaramaya, Sri Lanka.


Nguồn: Svasticross.blogspot.

15
Một tín đồ theo đạo Hindu.
Nguồn: BBC News.

Ngoài mục đích tâm linh, dấu swastika cũng được xem là một hình ảnh thiết kế
phổ biến vì nó được cho là đại diện của vận may. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, từ
Đông sang Tây, trên các quảng cáo và thiết kế sản phẩm. Trích lời Steven Heller
trong cuốn sách của mình: “Coca-Cola đã sử dụng nó. Carlsberg cũng sử dụng nó
trên các chai bia của họ. Hội Nam Hướng đạo sinh Mỹ cũng dùng nó và cả Girls’
Club cũng gọi tạp chí của họ là Swastika. Họ thậm chí còn gửi các huy hiệu swastika
như một phần thưởng cho các độc giả trẻ của mình”.

Mặt đồng hồ hình swastika trong chiến dịch quảng cáo của Coca-Cola vào năm 1925.
Nguồn: Adbranch.

16
Đồng xu kỷ niệm của Hội Nam Hướng đạo sinh Mỹ vào năm 1910 - 1914.
Nguồn: Las Vegas International Scouting Museum.

Một thiệp mừng có hình ảnh swastika.


Nguồn: eBay.

Bìa một quyển sách dành cho thiếu nhi vào năm 1927.
Nguồn: Svasticross.blogspot.

17
Tờ tạp chí hàng tháng “The Swastika” của The Girls’ Club vào năm 1914 – 1916.
Nguồn: Steven Heller, The swastika: Symbol beyond redemption?

18
Chương 2. SWASTIKA - MỘT BIỂU TƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐỨC
QUỐC XÃ.
2.1 Giới thiệu về Đức Quốc xã

2.1.1. Lịch sử hình thành của Đảng Quốc xã và quá trình vươn tới sự
độc tài của Hitler ở Đức.
Trong tình hình chính trị căng thẳng ở Đức sau Hiệp ước Versailles được ký kết
vào năm 1919, nhiều Đảng phái chính trị đã được thành lập trên cơ sở chống đối sự
thỏa hiệp của Chính phủ Đức đối với phe Hiệp ước thông qua Hiệp ước Versailles.
Trong đó, Đảng Công nhân Đức, tiền thân của Đảng Quốc xã, được thành lập vào
năm 1919 bởi Anton Drexler, người lãnh đạo đầu tiên của Đảng, cùng với Dietrich
Eckhart và Gottfried Feder. Cũng vào năm 1919, Adolf Hitler, với tư cách là một
gián điệp của Chính phủ, đã tham gia vào một cuộc họp của Đảng phái này. Tuy
nhiên, do sự tương đồng về tư tưởng chính trị, Hitler đã trở thành một thành viên
năng nổ và sau này đã vươn lên vị trí lãnh đạo nhờ khả năng hùng biện của mình.
Vào năm 1920, Hitler đã đổi tên Đảng Công nhân Đức thành Đảng Công nhân Đức
Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, hay Đảng Quốc xã, và đưa ra luận cương 25 điểm, làm
nền tảng cho sự tồn tại của tổ chức này. Vào năm 1923, Đảng Quốc xã đã đặt trụ sở
của mình tại Bavaria và dần dần phát triển lớn mạnh hơn. Cùng năm đó, nhận thấy
thời cơ đã chín muồi, Adolf Hitler cùng với các nhóm chính trị cánh hữu khác đã
tiến hành cuộc Đảo chính quán bia (Beer Hall Putsch) hay Đảo chính Hitler-
Ludendorff với mục tiêu lật đổ chính phủ Bavaria và chiếm lấy chính quyền, cũng
như hòng kích động một cuộc bạo động lật đổ chế độ Dân chủ Cộng hòa Weimar.
Cuộc đảo chính thất bại, Hitler bị bắt vào tháng 11 năm 1923, bị tuyên án tù và Đảng
Quốc xã bị tạm thời cấm hoạt động. Thế nhưng, cuộc đảo chính thất bại đó đã thành
công trong việc tập trung sự chú ý của nhân dân Đức vào Đảng Quốc xã. Trong
khoảng thời gian ngồi tù của mình, Hitler đã viết quyển Mein Kampf (Cuộc đấu
tranh của tôi), sau này trở thành “Kinh thánh” của những người theo Đảng Quốc xã.

19
Adolf Hitler.
Nguồn: Nghiên cứu quốc tế.

Đội quân ủng hộ Hitler trong cuộc đảo chính đến Munich vào năm 1923.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

Cuốn sách “Mein Kampf” của Adolf Hitler.


Nguồn: BBC News.

20
Sau khi ra tù, Hitler đã nhanh chóng tổ chức lại Đảng phái của mình, chuyển các
hoạt động của nó thành các hoạt động hợp pháp và thông qua các quá trình dân chủ.
Từ sau năm 1925, số lượng người theo Đảng Quốc xã tăng nhanh và Đảng tham dự
các cuộc bầu cử bang và chính quyền với tần suất ngày một tăng. Vốn dĩ Đảng Quốc
xã và Hitler nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ như vậy là do Đảng đã có các chính sách
tuyên truyền hiệu quả, đặc biệt là vào giai đoạn Đại Khủng hoảng, lợi dụng nỗi sợ
và niềm hi vọng của hàng triệu người dân thất nghiệp vào khoảng thời gian này.
Chính sách tuyên truyền bầu cử của Đảng Quốc xã bao gồm hứa hẹn đưa nước Đức
ra khỏi Đại Khủng hoảng, khôi phục lại các giá trị văn hóa của nước Đức, đảo ngược
các điều khoản của Hiệp ước Versailles, loại bỏ sự lan rộng của chế độ Cộng sản,
đưa người Đức trở lại làm việc và đưa nước Đức quay về vị trí quyền lực như là một
cường quốc. Với sự hoài nghi của nhân dân về khả năng điều hành, khôi phục nền
kinh tế của chính quyền đương nhiệm và nỗi thất vọng sau sự thảm bại của Đức
trong Thế chiến I, sự tín nhiệm của nhân dân đối với Đảng của Hitler tăng cao trong
giai đoạn 1928-1932. Số lượng phiếu bầu đối với Đảng Quốc xã tăng từ 800 ngàn
vào năm 1928 lên 14 triệu vào cuộc tuyển cử diễn ra vào tháng 7 năm 1932, đồng
nghĩa với việc Đảng Quốc xã có được 38% tổng phiếu bầu, chiếm được 230 ghế
trong Quốc hội, đây cũng là số thành viên nhiều nhất mà một Đảng có được trong
Quốc hội trong lịch sử chính trị Đức. Vào ngày 30 tháng 1 năm tiếp theo, Hitler được
bổ nhiệm làm Thủ tướng bởi Tổng thống Dân chủ Cộng hòa Weimar, Paul von
Hindenburg. Vào ngày 23 tháng 3 năm 1933, Đạo luật Cho quyền được thông qua,
cho phép chính quyền của Hitler ban hành các pháp lệnh mà không cần thông qua
Quốc hội hay Tổng thống, khởi đầu cho quá trình thâu tóm quyền lực, độc tài của
Hitler đối với Đức.
Sự kiện tiếp theo góp phần lớn trong việc đưa Hitler trở thành một nhà độc tài là
cái chết của Tổng thống Hindenburg vào tháng 8 năm 1934. Sau đó ít lâu, một cuộc
trưng cầu dân ý đã đưa Hitler trở thành Quốc trưởng, thâu tóm mọi quyền lực của

21
quốc gia trong tay, và đưa Đảng Quốc xã trở thành Đảng chính trị duy nhất trong
thời kì này.
2.1.2. Tư tưởng cốt lõi về chủng tộc của Đức Quốc xã.
Một tư tưởng cốt lõi của Hitler đối với sự thống trị của Đức Quốc xã là sự bài
trừ người Do Thái. Trước sự gia nhập của Hitler, Đảng Công nhân Đức đã mang
những tư tưởng chính trị mang tính dân tộc cực đoan, phân biệt chủng tộc và bài trừ
người Do Thái. Sau khi trở thành một thành viên và người lãnh đạo độc tài của Đảng
Quốc Xã, Hitler đã truyền bá và áp dụng rộng rãi các tư tưởng này lên nước Đức.
Hitler tin rằng có một sự phân tầng các chủng tộc, với một số tộc người là tộc
người thượng đẳng, số còn lại sẽ là các chủng tộc hạ đẳng. Mà trong đó, người Đức,
theo niềm tin của Hitler, là tộc người thượng đẳng và được cho là hậu duệ của một
chủng tộc người được gọi là người Aryan. Chủng tộc người này, theo Arthur
Gobineau, là chủng tộc thượng đẳng nhất trong các chủng người châu Âu da trắng,
đã tiến hành xâm lược và chiếm đóng vô số các thuộc địa trong lịch sử thế giới. Nhận
thấy sự áp đảo của đế chế này, người châu Âu, đặc biệt là người Đức, tin rằng họ là
hậu duệ của tộc người Aryan và niềm tin đó dần dà đã định hình các thái độ về sắc
tộc trong nền chính trị của Đức vào khoảng thời gian Thế chiến thứ II. Tuy đã tạo
được niềm tin và sự đồng lòng trong nhân dân về một dân tộc Đức, nhưng cũng đã
hình thành sự thù ghét đối với các tộc người được xem là hạ đẳng hơn và tinh thần
thượng đẳng đối với chính tộc người mình.
Ngược với tộc người thượng đẳng Aryan, tộc người hạ đẳng, là người Do Thái.
Hitler cũng tin vào “chủng tộc thuần chủng” và e ngại rằng các chủng tộc hạ đẳng
(mà đối tượng lớn nhất của Hitler ở đây là người Do Thái) sẽ làm ô nhiễm các phẩm
chất cao đẹp của chủng tộc Aryan. Từ đó, các đạo luật ra đời bài trừ người Do Thái
và các nhóm cộng đồng người khác như người Digan, người đồng tính, người khuyết
tật và các cộng đồng người thiểu số khác mà đối với Đức Quốc xã, họ không phù
hợp các tiêu chuẩn sinh học, chủng tộc và phẩm chất xã hội.

22
Cơ sở của tư tưởng bài trừ Do Thái của Hitler được dựa trên sự chọn lọc có chủ
đích thuyết Siêu nhân (Übermensch) của triết gia Friedrich Nietzsche mặc cho sự
phản đối của ông đối với các thái độ chính trị bài trừ Do Thái, cùng với một số học
thuyết khác thuyết tiến hóa xã hội (Social Darwinism), thuyết giao phối chọn lọc
(Eugenics) và thuyết chủng tộc thuần chủng (Racial hygiene). Thuyết tiến hóa xã
hội áp dụng thuyết tiến hóa và chọn lọc tự nhiên của Darwin vào các tình huống xã
hội, cho rằng lịch sử con người là cuộc đấu tranh về tính ưu việt giữa các tộc người
và sự sống còn của một tộc người được dựa trên khả năng sinh sản, chiếm hữu nơi
ở và duy trì sự thuần khiết của dòng gen của chủng tộc, thứ đã cho chủng tộc đó các
phẩm chất để sống sót xuyên suốt các thế kỉ. Bằng cách áp dụng phi khoa học thuyết
tiến hóa và chọn lọc tự nhiên được đề xuất bởi Darwin vào 1859 lên con người, Đức
Quốc xã và các nhà khoa học chủng tộc đã giành được niềm tin của công chúng .
Kết hợp với quy luật di truyền của Mendel, dù cả thuyết tiến hóa của Darwin và quy
luật di truyền của Mendel chỉ được áp dụng lên động vật và thực vật, Hitler tin rằng
các phẩm chất của con người như tính cách, thái độ, khả năng và hành vi, đều được
quyết định bởi chủng tộc của người. Do đó, khi có sự giao thoa giữa 2 chủng tộc
khác nhau về cấp bậc, sẽ tạo ra đứa trẻ với những phẩm chất kém cỏi hơn người
bố/mẹ có chủng tộc thượng đẳng hơn, như lời của Hitler trong Mein Kampf: “Chúng
ta có thể nâng tầm các chủng tộc kia từ nền văn minh trước đó của chúng nhưng
đồng thời, chúng ta cũng vĩnh viễn hạ thấp cấp bậc của bản thân, vốn trước đó đã
cao hơn”.
Một trong những người đầu tiên áp dụng các thuyết này là Arthur de Gobineau -
tiểu thuyết gia và nhà ngoại giao người Pháp. Ông tin rằng, để một chủng tộc người
có thể tồn tại và phát triển thì chủng tộc đó cần được duy trì. Là một trong những
người đầu tiên đề ra khái niệm về một chủng tộc thượng đẳng Aryan, ông tin rằng
người Arya không thể giao phối với bất kì một tộc người nào khác (mà ông cho là
kém ưu việt hơn) vì ông tin rằng điều đó sẽ làm ô uế tộc Aryan, khiến họ mất đi các

23
phẩm chất vốn có của mình. Tương tự, các nhà khoa học như Francis Galton, Alfred
Ploetz đã đưa ra quan điểm của bản thân về sự nghi ngại đối với sự thuần khiết của
giống loài Aryan và đều đồng ý rằng nó chỉ có thể được bảo đảm bởi sự sinh sản của
2 người Aryan thuần. Với cùng lý tưởng đó, Đức Quốc xã đã tiến hành chương trình
Lebensborn nhằm tăng sự thuần khiết cho chủng tộc Aryan bằng cách cho các phụ
nữ Aryan đạt chuẩn mang thai với những người lính SS để tạo ra những đứa trẻ
Aryan thuần khiết. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự hình thành vai trò giới của người
phụ nữ dưới đế chế Đức Quốc xã: trở thành những lò sản xuất người Aryan ưu việt.
Cùng nỗ lực để đảm bảo sự thanh khiết của chủng tộc Aryan, Đức Quốc xã đã
đề ra các chính sách nhằm tước đi các quyền và thanh tẩy một chủng tộc kém ưu
việt, kẻ thù của Đức Quốc xã và nhân dân Đức khỏi nước Đức: người Do Thái. Đối
với Hitler, không nhóm người nào nguy hiểm và mang tính đe dọa đến nước Đức
hơn người Do Thái vì ông định nghĩa họ là một tộc người mà sẽ tăng nhanh về số
lượng và áp đảo những tộc người khác, gây ảnh hưởng đến sự sinh sống của người
Aryan ở Đức. Song song đó, Hitler gán cho người Do Thái những phẩm chất trái
ngược hoàn toàn với sự ưu việt của người Aryan, họ bị xem là những ký sinh trùng,
bằng việc sử dụng các chiêu trò bất chính, sẽ làm vấy bẩn tộc người của vật chủ và
làm yếu đi khả năng phòng ngự quốc gia của nó. Và do đó, người Do Thái bị xem là
nguyên nhân của sự xuống cấp của nền chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội của Đức và
chủng tộc này cần phải bị thanh trừng khỏi nước Đức cùng các quốc gia châu Âu
khác. Mở đầu cho những ngày tháng tăm tối của người Do Thái ở Đức Quốc xã và
các thuộc địa của Đức trong Thế chiến thứ II là chiến dịch tẩy chay các doanh nghiệp
Do Thái vào tháng 4 năm 1933 và một đạo luật sau đó yêu cầu những công dân
không phải người Aryan nghỉ việc. Những chính sách áp lực về kinh tế cũng như
bạo lực được đưa ra hòng khiến người Do Thái tự nguyện rời khỏi nước Đức. Vào
tháng 11 năm 1935, Đạo luật Nuremberg được thông qua, đánh dấu sự hợp pháp hóa
hành vi áp bức của chính quyền đối với người Do Thái. Tình hình bắt đầu leo thang

24
khi vào tháng 11 năm 1938, một người Do Thái đã bắn chết một sĩ quan người Đức
ở Paris, nhằm nỗ lực chống lại các chính sách áp bức của Đức Quốc xã đối với gia
đình mình ở Đức. Điều này đã tạo cho Đức Quốc xã thêm cơ sở để bài trừ người Do
Thái bằng các hình thức vô nhân tính hơn, mở màn là sự kiện Kristallnacht với 91 người
Do Thái bị sát hại. Những người Do Thái dần bị bắt vào các trại tập trung và bị giết
hại, bị sử dụng cho các thí nghiệm vô đạo đức lên con người hoặc bị bóc lột, bắt lao
động đến chết. Dần dần, các chính sách bài Do Thái trở thành các kế hoạch giết
người hàng loạt và diệt chủng. Người Do Thái bị đưa vào các lò hơi ngạt hoặc các
xe tải hơi ngạt và tổng cộng có khoảng 6 triệu người Do Thái đã bị thảm sát với
khoảng 1 triệu là trẻ em. Các kế hoạch tận diệt người Do Thái này được biết đến với
tên gọi là Thảm họa diệt chủng người Do Thái (The Holocaust) và Giải pháp cuối
cùng cho vấn đề Do Thái (Final Solution) ghi nhận một trong những giai đoạn đen
tối nhất trong lịch sử nhân loại.

Lính SA đứng chặn lối ra vào của một cửa tiệm người Do Thái và cầm tấm bảng với nội dung kêu gọi
người Đức tẩy chay các doanh nghiệp Do Thái.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

25
Một hiện trường của sự kiện Kristallnacht ở Berlin.
Nguồn: Wikipedia.
Các cộng đồng người thấp kém, theo tiêu chuẩn của Đức Quốc xã, cũng phải
hứng chịu số phận tương tự. Người Digan bị đưa vào các trại tập trung cùng với
người Do Thái và có tổng cộng khoảng 30 ngàn người đã bị thảm sát, bằng súng
hoặc bị đưa vào các lò hơi ngạt. Kế hoạch “cái chết êm dịu” của Đức Quốc xã nhằm
loại bỏ các cá nhân người Đức khiếm khuyết về mặt thể chất hay trí tuệ đã giết hơn
30 ngàn người bằng các biện pháp vô nhân tính như xử bắn hay sử dụng hơi ngạt,
tương tự như đối với người Digan và Do Thái. Các biện pháp này được thực hiện
trong các bệnh viện tâm thần và các trại tập trung từ khoảng 1939 đến 1944. Ngoài
ra, những nhóm người phải chịu sự áp bức và tước đoạt tính mạng từ Đức Quốc xã
bao gồm người đồng tính, thành viên và binh lính của các Đảng chính trị đối lập
cùng một số nhóm người thuộc cộng đồng thiểu số khác như được nêu ở trên.

26
Xác của tù nhân ở trại tập trung Nordhausen được chụp lại vào năm 1945.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

Xác của tù nhân ở trại tập trung Dachau được chụp lại vào năm 1945.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

27
Phòng hơi ngạt ở trại tập trung Auschwitz.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

Lò thiêu xác ở trại tập trung Dachau được chụp lại vào năm 1945.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

Cơ sở chiến dịch “Cái chết nhẹ nhàng” ở Kaufbeuren được chụp vào năm 1945.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum

28
Tất cả những tội ác nhân loại này được tiến hành cùng với sự hiện diện của một
biểu tượng, đại diện cho lý tưởng mang đậm tính phân biệt chủng tộc và bài xích Do
Thái của Đảng Quốc xã mà sau này đã trở thành một biểu tượng quốc tế cho sự thù
hằn, ganh ghét và phân biệt đối xử - dấu swastika.

2.2. Swastika, một biểu tượng chính trị của Đức Quốc xã.
2.2.1. Swastika trở thành biểu tượng chính trị chính thức của Đảng
Quốc xã.
Vào năm 1920, Adolf Hitler đã sử dụng hình ảnh swastika làm hình ảnh đại diện
chính trị cho Đảng phái chính trị của mình, nổi bật nhất là nằm ở trung tâm cho lá
cờ của Đảng Quốc xã (sau này trở thành cờ của Đức Quốc xã vào năm 1935), gắn
liền với đế chế độc tài của Hitler từ thời kì đầu cho tới sự sụp đổ của nó vào năm
1945. Lá cờ được thiết kế với với 3 màu: ở trung tâm lá cờ - màu đen của dấu
swastika, hình tròn màu trắng nằm ở phía ngoài dấu swastika và nền đỏ. Trong quyển
Mein Kampf, Hitler đã nói rằng “Lá cờ phải là hình ảnh biểu tượng cho quá trình
đấu tranh của chúng ta…Trong màu đỏ, chúng ta có thể thấy được những quan niệm
xã hội của chiến dịch, trong màu trắng, chúng ta thấy được những quan niệm về chủ
nghĩa dân tộc và ở dấu swastika, chúng ta thấy được quá trình đấu tranh cho thắng
lợi của người Aryan, cũng như sự chiến thắng của các công cuộc của chúng ta, mà
bản chất của nó đã và luôn luôn sẽ là chống lại Do Thái”. Việc sử dụng 3 màu đen,
trắng, đỏ của cờ Đảng Quốc xã tương đồng với màu cờ của Đế quốc Đức, sự tương
đồng này là có chủ đích. Khi trong pháp lệnh được ban hành bởi Paul von
Hindenburg và Adolf Hitler nói rằng “Những lá cờ này (tức chỉ cờ của Đảng Quốc
xã và Đế quốc Đức) nối liền quá khứ lẫy lừng của Đế quốc Đức với sự trỗi dậy của
nước Đức ở hiện tại. Cùng nhau, chúng đại diện cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết
của toàn thể nhân dân Đức”.

29
Cờ của Đảng Quốc xã (trái) và cờ của Đế quốc Đức từ 1867 đến 1918 (phải).
Nguồn: Wikipedia.

Huy hiệu và Quốc huy của Đảng Quốc xã.


Nguồn: Wikipedia.

Hitler ở Thế vận hội Olympics Berlin vào năm 1936.


Nguồn: NBC News.
Bên cạnh cờ, swastika còn được sử dụng trong quốc huy, huy hiệu và băng đeo
tay của Đức Quốc xã. Swastika, như được Hitler đề cập, đại diện cho tộc người
Aryan, sự ưu việt, thuần khiết của tộc người này và nối liền dân tộc Đức lúc bấy giờ
với quá khứ đầy danh vọng và lẫy lừng của người Aryan. Mối liên hệ giữa swastika
và người Aryan được đề xướng bởi Tiến sĩ Heinrich Schliemann khi ông tìm được
các dấu swastika trên các cổ vật ở Hissarlik vào khoảng thời gian giữa năm 1871 và

30
1875, ông khẳng định rằng đó là biểu tượng tôn giáo của tổ tiên người Đức, tức
người Aryan. Những người Aryan đã mang theo dấu swastika di chuyển qua các địa
phận, từ Ấn Độ đến Troy (nơi mà Schliemann tìm thấy các di tích), băng qua khu
vực Trung Đông và thành lập đế chế hùng mạnh của mình trong quá trình đó. Tiếp
nối đó là nhận định của Emile Burnouf về sự tương đồng giữa người Aryan và người
Ấn - Âu thông qua sự tương đồng giữa các ngôn ngữ, bao gồm tiếng Ba Tư, tiếng
Phạn, Latinh, Hy Lạp và tiếng Đức. Nhằm nỗ lực củng cố lý luận đối với các thuyết
chủng tộc của mình, ông đã chứng minh được dấu swastika thuộc về chủng người
Aryan, hay cụ thể hơn là một vị thần Aryan tối cao và biến swastika trở thành biểu
tượng cho chủng tộc Aryan, đánh dấu sự trở lại của swastika với vị trí quyền lực của
mình ở châu Âu. Điều này đã kích thích sự tò mò của nhân dân Đức về gốc gác,
những di sản mang tính siêu việt của mình.
Trên thực tế, Hitler không phải là người đầu tiên sử dụng biểu tượng swastika
này với hàm ý của tinh thần thượng đẳng Aryan hay tính dân tộc cực đoan. Vào năm
1891, thông qua việc sáng tác cuốn sách Tuisko-Land, der arischen Stämme und
Götter Urheimat, lần đầu tiên, Ernst Ludwig Krause đã giới thiệu tinh thần dân tộc,
mang theo đó là thái độ bài trừ Do Thái song hành với biểu tượng swastika. Song
song đó, sự lan truyền rộng rãi của khoa học thần bí ở Đức và Tây Âu vào cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của các hội kín và giáo hội đã tạo
điều kiện cho sự phổ biến tăng nhanh của swastika trong cộng đồng. Với quan niệm
về sự độc nhất của dấu swastika đối với người Aryan và niềm tin rằng dấu swastika
có khả năng phục hồi năng lượng, nó đã được đeo như một phụ kiện thời trang bởi
các nhà thần bí học và các thanh thiếu niên, song song với việc sử dụng dấu swastika
trong các hội kín vào giai đoạn chuyển giao giữa TK XIX và XX. Trong các hội kín
tồn tại trong xã hội châu Âu thời kỳ này, hội Germanen Orden (1912-1922), hội thần
bí học với tư tưởng dân tộc có mối liên kết mật thiết với Đảng Quốc xã, được cho là
đã truyền cảm hứng cho việc sử dụng sử dụng swastika trên lá quốc kỳ của Đảng

31
Quốc xã. Bên cạnh đó, việc sử dụng dấu swastika bởi các đảng phái chính trị và lực
lượng vũ trang khác cũng đã phần nào dẫn tới sự xuất hiện của swastika trên lá cờ
của Đảng Quốc xã. Quá trình bạo lực hóa swastika bao gồm việc Wandervogel -
phong trào thanh niên xung kích vào năm 1914, sử dụng swastika như một biểu trưng
của tinh thần dân tộc. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của swastika trong lực lượng
không quân Phần Lan trong cuộc chiến chống lại sự trỗi dậy của nền dân chủ tiền
Nội chiến Mỹ. Tương tự, hình ảnh swastika (hoặc một hình ảnh khác có nét tương
đồng với swastika) cũng đã xuất hiện trên những chiếc mũ của Đội Ehrhardt trong
chiến dịch giải phóng Munich khỏi phe Cộng sản, đánh dấu sự xuất hiện của swastika
như một hình thức chống đối vũ trang đối với nền Dân chủ Weimar và gắn liền
swastika với thái độ thù địch chế độ dân chủ. Tất cả, bao gồm việc sử dụng swastika
bởi các thế lực thần bí học và các đảng phái chính trị tiền Đảng Công nhân Đức đã
đưa ra câu trả lời thích đáng cho việc sử dụng swastika của Hitler trên lá cờ Đảng
Quốc xã và với nguồn gốc không rõ ràng của nó, swastika đã phục vụ mục đích của
Hitler và những người theo chủ nghĩa dân tộc, trở thành công cụ truyền bá lý tưởng
của họ về một chủng tộc Aryan thượng đẳng và thuần khiết.

Máy bay của Không quân Phần Lan từ năm 1918 đến 1945.
Nguồn: The Christian Science Monitor.

32
Mũ bảo hiểm của Đội Ehrhadt trong cuộc đảo chính Kapp vào năm 1920.
Nguồn: Wikipedia.
2.2.2. Swastika trong công cuộc tuyên truyền của Đảng Quốc xã.
Về lá cờ của mình, trong quyển Mein Kampf, Hitler đã nói rằng: “Nó cũng phải
có vai trò là một áp phích tuyên truyền… .một dấu hiệu mà trong mọi trường hợp
đều phải, trước nhất và trên hết, thúc đẩy nhiệt huyết đối với 1 phong trào một cách
hiệu quả”. Và quả thật, với vai trò là một biểu tượng chính trị, nhân tố quan trọng
nhất của lá cờ - dấu swastika, đã thành công. Là hình ảnh “thương hiệu” cho đế chế
Đức Quốc xã, dấu swastika đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị của Đức ở
thời kỳ này bởi sự xuất hiện rộng rãi của nó bên trong đời sống chính trị của người
dân Đức: trên các áp phích, trên băng đeo tay, huân chương và huy hiệu quân sự.
Swastika luôn đi song song với người lính SS, Hitler và Đức Quốc xã, biến tất cả trở
thành một thể thống nhất hoàn chỉnh và biến swastika trở thành danh tính của một
Đảng phái chính trị chứ không phải bất kì một biểu tượng thông thường nào. Sự lan
rộng của nó trong cộng đồng nhân dân Đức cũng đã đánh dấu sự chiến thắng của
Đảng quốc xã trong nước, ngay trước cả sự chiến thắng thực thụ của Đảng phái này
trên bàn bầu cử.
Trước khi thâu tóm được quyền lực chính trị vào tay mình, Đảng Quốc xã đã sử
dụng các biện pháp nhằm để lại dấu ấn của mình trong đời sống chính trị nhân dân
Đức: tuyên truyền bằng hình ảnh qua các tấm áp phích tuyên truyền. Sử dụng các kĩ
thuật được dùng trong quảng cáo, trên các tấm áp phích, cùng với hình ảnh nổi bật,

33
dấu swastika được sử dụng bên cạnh các khẩu hiệu đơn giản nhưng ấn tượng để
giành lấy sự chú ý của công chúng. Các thông điệp được truyền tải cũng được điều
chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng như người lao động, tầng lớp trung lưu, phụ
nữ, nông dân, thanh thiếu niên, người mù,... Ví dụ, bằng cách quảng bá Phúc lợi xã
hội Quốc gia của Nhân dân (The National Socialist People’s Welfare) và Dịch vụ
công Nhà nước (Reich Labor Service), đánh thẳng vào nỗi sợ của nhân dân trong
thời kỳ Đại Khủng hoảng, Đảng Quốc xã đã khắc sâu vào trí óc của dân nghèo và
người lao động rằng Đảng sẽ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho người dân khó khăn
và chính Đảng đã mang đến sự thịnh vượng, công ăn việc làm cho nước Đức. Song
song đó, các áp phích về sự bài trừ người Do Thái cũng được thực hiện với các thủ
thuật tương tự đã nhắc nhở người Đức về sự thượng đẳng của tổ tiên mình và sự thấp
kém của người Do Thái, ngầm xác định kẻ thù của người Đức chính là người Do
Thái. Như vậy, qua sự hiển hiện của mình trong các chiến dịch tuyên truyền, swastika
đã gắn liền với các ý niệm đó. Bên cạnh đó, Đảng Quốc xã cũng đã sản xuất phim
riêng của mình như một loại hình tuyên truyền. Nổi bật trong số đó là Triumph of
The Will với sự xuất hiện của dấu swastika, biểu tượng đã gợi nhắc cho người dân
không chỉ là về lý tưởng của Đảng Quốc xã mà còn là sự đồng cảm đối với Đảng
Quốc xã, sự tự hào Đức, sức mạnh, lòng trung thành và sự hy sinh cùng với thái độ
thù địch đối với kẻ thù của người Đức. Sau khi đã có được quyền lực trong tay, Đảng
Quốc xã đã củng cố dấu ấn biểu tượng chính trị của mình ở Đức bằng việc ban hành
Luật Bảo vệ Biểu tượng Quốc gia, nghiêm cấm việc sử dụng swastika với mục đích
thương mại nếu không nhận được sự cho phép từ chính quyền và bắt buộc mọi công
trình công cộng phải treo cờ của Đảng Quốc xã. Sự phủ sóng của swastika đã đem
lại cho Đảng Quốc xã độ nhận diện vô cùng lớn và tích cực trong quần chúng nhân

34
dân và cuối cùng, đã mang lại chiến thắng cho Đảng Quốc xã, một trong hai Đảng
phái hiếm hoi có sử dụng biểu tượng chính trị trong quá trình tranh cử của mình.

Áp phích kêu gọi cử tri với khẩu hiệu "Tiến tới tự do!" vào năm 1927.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

Áp phích kêu gọi bầu cử Quốc hội của Đảng Quốc xã vào năm 1930 với swastika đại diện cho Đảng
Quốc xã, ẩn dụ Đảng là mặt trời mang lại tự do và sự thịnh vượng về kinh tế.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

35
Bìa của tờ rơi "Hitler über Deutschland".
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

Chiến dịch tuyên truyền kêu gọi bầu cử Quốc hội năm 1932 ở Rosenheim với các áp phích nhắm tới các
cử tri là phụ nữ, công nhân và nông dân.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

36
Áp phích của Đảng Quốc xã nhắm tới người lao động.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

Quảng cáo của Đảng Quốc xã bằng chữ braille nhắm tới người mù.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

37
Áp phích nhằm lan truyền thái độ thù địch nhắm tới người Do Thái vào năm 1928.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

Áp phích nhắm tới đối tượng là học sinh vào năm 1930.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

38
Đảng Quốc xã trong một chiến dịch kêu gọi ở Berlin vào năm 1932.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

Tờ báo Wiener Montagblatt buổi sáng có biểu tượng swastika vào năm 1938.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.

39
Thành viên Liên minh Thiếu nữ Đức vẫy cờ thể hiện sự ủng hộ quá trình thôn tính Áo ở Vienna vào năm
1938.
Nguồn: US Holocaust Memorial Museum.
Các hình thức tuyên truyền này được thực hiện theo quan điểm của Hitler: việc
tuyên truyền phải được hướng tới công chúng, đặc biệt là các cộng đồng với hiểu
biết hạn chế và việc tuyên truyền không những phải gây sự chú ý mà còn phải thuyết
phục công chúng rằng những điều được tuyên truyền là sự thật. Và như vậy, như một
phương tiện của Đảng Quốc xã nhằm thôn tính người dân, dấu swastika được thể
hiện xuyên suốt và liên tục trong các tấm áp phích, phim ảnh và các hình thức truyền
bá khác, liên kết chúng lại với nhau. Lâu dần, bản thân dấu swastika cũng là một
hình thức tuyên truyền, mang hàm ý khác nhau đối với các đối tượng khác nhau
nhưng chung nhất, bên trong nó là lý tưởng mà Đảng Quốc xã muốn người dân tin
vào. Và tới cuối cùng, swastika chính là hiện thân của Đảng Quốc xã, của nước Đức
dưới chế độ độc tài Adolf Hitler.
Nhận định về sự thành công của Đảng Quốc xã trong xây dựng danh tính của
mình thông qua việc sử dụng biểu tượng chính trị swastika, George L.Mosse viết
rằng: “Đó là thế mạnh của chủ nghĩa này khi nó, khác hẳn với các chiến dịch chính
trị khác, nhận ra rằng Châu Âu ở thế kỉ XIX đã bước vào kỷ nguyên thị giác, thời kỳ

40
mà các biểu tượng chính trị như quốc kỳ hay quốc ca có hiệu quả hơn bất kỳ một bài
phát biểu rập khuôn nào trong vai trò là một công cụ của nền chính trị quần chúng”.
Đến ngay cả những người chống đối Đức Quốc xã cũng phải công nhận rằng “bộ
nhận diện” của Hitler là hệ thống đồ họa nhất quán và tài tình nhất từng được nghĩ
ra. Điều này không phải ngẫu nhiên bởi vì ngay từ những ngày đầu, Hitler đã nhận
thấy được tầm quan trọng và sức mạnh của một biểu tượng chính trị đối với một
đảng chính trị. Trong nỗi trăn trở tìm kiếm một biểu tượng cho Đảng của mình, ông
đã nói rằng “sự vắng mặt của các biểu tượng như vậy, không chỉ bất lợi cho ta ở hiện
tại, mà còn ảnh hưởng đến sự tồn vong trong tương lai.”. Và sự lựa chọn biểu tượng
swastika của Hitler, đã được lịch sử công nhận, là một quyết định đúng đắn. Nguyên
nhân không chỉ nằm ở sự phổ biến và ý nghĩa của biểu tượng này trong các thời kỳ
trước đó, mà còn ở sự đơn giản, cân bằng nhưng cũng vô cùng bắt mắt của nó.
Swastika là một biểu tượng có tính hình họa vô cùng nổi bật tới độ ta có thể nhận
biết được nó ở bất kì khoảng cách, kích cỡ nào, theo lời của Steven Heller.

Chương 3. SWASTIKA SAU SỰ SỤP ĐỔ CỦA ĐỨC QUỐC XÃ.


Sau sự thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ II và sự sụp đổ của Đức Quốc xã
vào năm 1945, swastika và một số biểu tượng khác được sử dụng bởi Đảng Quốc
xã đã bị cấm bởi vì giờ đây, các biểu tượng đó, đối với nhiều nước, đã mang dấu ấn
của thái độ thù địch, phân biệt chủng tộc, sự diệt chủng và tinh thần thượng đẳng.
Tuy nhiên di sản của Hitler vẫn tiếp tục được truyền tải đến các thế hệ hậu Thế chiến
II. Tư tưởng da trắng thượng đẳng và phân biệt chủng tộc đã làm cơ sở cho sự hình
thành của các nhóm thù ghét, một trong số đó được gọi là Tân Đảng Quốc xã. Cùng
với các nhóm thù ghét khác, Tân Đảng Quốc xã, vẫn sử dụng biểu tượng swastika,
tiến hành các cuộc khủng bố, bạo loạn, biểu tình và lan truyền thông tin giả, bạo lực
mạng nhắm vào chính quyền và các nhóm người da màu. Mặt khác, dấu swastika lại
được sử dụng như một biểu tượng văn hóa cho sự nổi loạn bởi các nhóm đua xe vào

41
những năm 50 của thế kỷ XX hoặc những nghệ sĩ punk rock vào những cuối những
năm 1970. Thế nhưng, swastika, vốn đã và vẫn là một biểu tượng thiêng liêng của
đạo Phật, đạo Jain, đạo Hindu đang gặp phải trở ngại lớn sau khi ý nghĩa của nó đã
bị làm ô nhục. Giờ đây, khi các tín đồ đã phải đối mặt với các ánh nhìn kỳ thị và thái
độ dè bỉu, chống đối khi thực hành đức tin của mình ở những nước mà dấu swastika

luôn bị gắn liền với Đức Quốc xã trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Swastika trong văn hóa Punk.


Nguồn: Punk Rocker.

42
Swastika xuất hiện trong cuộc biểu tình chống lệnh tiêm vaccine bắt buộc ở New York vào năm 2021.
Nguồn: NBC News.

Các thành phần của Tân Đảng Quốc xã trong một cuộc biểu tình ở Mỹ.
Nguồn: Insider.

Phần tử của Tân Đảng Quốc xã âm mưu hủy diệt Baltimore.


Nguồn: CNN politics.

43
PHẦN KẾT LUẬN
Việc swastika bị chiếm dụng bởi Đức Quốc xã là một trường hợp điển hình của
chiếm dụng văn hóa khi một biểu tượng của sự tích cực tồn tại suốt hàng nghìn năm
bị biến dạng, lợi dụng để truyền bá những tư tưởng thượng đẳng và thái độ thù địch
nhằm các mục đích chính trị. Chỉ sau hơn 20 năm bị chiếm dụng, ý nghĩa về điềm
lành, sự may mắn của swastika đã hoàn toàn rơi vào quên lãng ở phần lớn các quốc
gia trên địa cầu mà thay vào đó, là ký ức về một thời kỳ tăm tối của nhân loại đã
khiến một nền văn minh gần như bị xóa sổ khỏi Trái Đất .
Dấu ấn của biểu tượng này trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những bài học.
Một trong số đó là bài học về cách mà Adolf Hitler dựng nên đế chế của mình thông
qua các chiêu bài tuyên truyền khác nhau mà qua đó, sức mạnh và tiếng nói của một
biểu tượng chính trị là vô cùng to lớn. Biểu tượng chính trị là một công cụ “làm
chính trị” hiệu quả hơn hết khi mà nó có thể tiếp cận dễ dàng với đại chúng bằng
việc sử dụng lặp đi lặp lại trong các phương tiện truyền bá của mình mà qua đó, nó
cũng gửi gắm được các giá trị cốt lõi mà một Đảng phái chính trị muốn truyền đạt
tới người dân. Chiến thắng của Đảng quốc xã như một tổ chức chính trị hiếm hoi có
sử dụng biểu tượng chính trị trong thế kỷ XIX ở Đức là minh chứng lịch sử rõ ràng
nhất cho điều đó.
Swastika cũng nhắc nhở ta về một vết nhơ trong lịch sử nhân loại và về khả năng
sống lại của những tư tưởng phát xít thế kỷ XIX qua các nhóm thù ghét như Tân
Đảng Quốc xã và yêu cầu chúng ta phải ngăn chặn điều đó trước khi lịch sử lặp lại.
Thế nhưng, các lệnh cấm swastika trên thế giới cũng đã chia rẽ con người và cách
nhìn nhận của họ về biểu tượng này. Một số người tin rằng lệnh cấm là thỏa đáng vì
tính tiêu cực của swastika cũng như sự hiện diện của nó sẽ gây khủng hoảng cho các
nạn nhân của Đức Quốc xã còn sống, số khác tin rằng lệnh cấm này đã tước đi cơ

44
hội để các tín đồ và các cá nhân vận dụng tính “phước lành” và giáo dục các thế hệ
sau về một tội ác lịch sử cũng như những giá trị cổ xưa nhất, cơ bản nhất của nó.
Đây là một bài toán khó cho các chính quyền về vấn đề văn hóa chính trị khi phải
cân bằng giữa việc ngăn chặn sự trỗi dậy của các thế lực thù ghét chống phá chính
quyền, nhân dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về biểu tượng có dấu ấn
mạnh mẽ nhất đối với lịch sử.
Câu hỏi được đặt ra là trong tương lai, liệu swastika có khôi phục lại được vị trí
của nó trong lịch sử như một biểu tượng của sự may mắn trên toàn cầu không hay
vĩnh viễn trở thành dấu ấn cho một chế độ độc tài của Đức? Liệu những “hiểu lầm”
mà Đức Quốc xã gây ra cho swastika có được xóa nhòa trong tương lai trong nỗ lực
khôi phục những tinh hoa sơ khai của nó? Đó là những câu hỏi mà ở hiện tại, chưa
một ai có câu trả lời thích đáng và chính xác nên những gì chúng ta có thể làm là hy
vọng về sự tha thứ và về một bộ mặt tốt đẹp hơn cho biểu tượng này trong tương lai,
khi nó có lẽ không còn đại diện cho những giá trị mà loài người tiên tiến chống lại.

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Steven Heller, “The Swastika: Symbol Beyond Redemption?”, 2000.


[2] Wilson, Thomas, “The swastika, the earliest known symbol, and its migrations : with
observations on the migration of certain industries in prehistoric times”, 767 - 798,
1894.
[3] Stanley A. Freed, Ruth S. Freed, “Swastika: A new symbol interpretation”, 87,
1980.
[4] Malcolm Quinn, “The Swastika: Constructing the Symbol”, 7, 1994.
[5] Turnbull, Lindsey L., "The evolution of the swastika : from symbol of peace to
tool of hate" (2010). HIM 1990-2015. 954.
[6] Chetia, P. (2022, November 17). The Swastika, Its Origin, History & Symbol.
Study.Com. https://study.com/learn/lesson/swastika-origin-symbol-history.html
[7] Srivastava, J. (2005, April 1). The Auspicious Swastika. Hinduism Today.
https://www.hinduismtoday.com/magazine/april-may-june-2005/2005-04-the-auspicious-swastika/

[8] Boissoneault, L. (2017, April 6). The Man Who Brought the Swastika to
Germany, and How the Nazis Stole It. Smithsonian Magazine.
https://www.smithsonianmag.com/history/man-who-brought-swastika-germany-and-how-nazis-stole-it-
180962812/

[9] Hendricks, S. (2022, April 19). How the nazis hijacked Nietzsche, and how it can
happen to anybody. Big Think.
https://bigthink.com/thinking/how-the-nazis-hijacked-nietzsche-and-how-it-can-happen-to-anybody/

[10] History of the Swastika. (n.d.). Holocaust Encyclopedia.


https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/article/history-of-the-swastika

[11] Hogeback, J. (n.d.). How the Symbolism of the Swastika Was Ruined.
Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/story/how-the-symbolism-of-the-swastika-
was-ruined

[12] Nazi Party summary. (n.d.). Encyclopedia Britannica.

46
https://www.britannica.com/summary/Nazi-Party

[13] Nazis used “strong graphic images, swastika” to rise to prominence.


(2021, January 31). UN News.
https://news.un.org/en/audio/2017/01/622382

[14] Racism: An Overview. (n.d.). Holocaust Encyclopedia.


https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/article/nazi-racism-an-overview

[15] Rise of the Nazis and Beginning of Persecution. (n.d.).


https://www.yadvashem.org/holocaust/about/nazi-germany-1933-39/beginning-of-persecution.html

[16] Beer Hall Putsch. (2009, November 9). History.Com.


https://www.history.com/topics/european-history/beer-hall-putsch
[17] Selling Nazism in a Democracy 1918–1933: Democracy - State of Deception:
The Power of Nazi Propaganda - United States Holocaust Memorial Museum. (n.d.).
https://exhibitions.ushmm.org/propaganda/1918-1933

[18] Skidmore, J. M. (2017, September 1). How Nazis twisted the swastika into a
symbol of hate. The Conversation.
https://theconversation.com/how-nazis-twisted-the-swastika-into-a-symbol-of-hate-83020

[19] The Nazi Party. (n.d.). Holocaust Encyclopedia.


https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/article/the-nazi-party-1

[20] The Nazi Rise to Power. (n.d.). Holocaust Encyclopedia.


https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/article/the-nazi-rise-to-power

[21] The origins, principles, and ideology of Nazism. (n.d.). Encyclopedia


Britannica.
https://www.britannica.com/summary/Nazism

[22] The Weapons of Dictatorship: Propaganda - State of Deception: The Power of


Nazi Propaganda - United States Holocaust Memorial Museum. (n.d.).
https://exhibitions.ushmm.org/propaganda/1933-1939-dictatorship/the-weapons-of-dictatorship-
propaganda

[23] Timeline of Events. (n.d.). Holocaust Encyclopedia.


https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/timeline/holocaust

47
[24] Victims of the Nazi Era: Nazi Racial Ideology. (n.d.). Holocaust Encyclopedia.
https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/article/victims-of-the-nazi-era-nazi-racial-
ideology?series=28

[25] What were Hitler’s and the Nazi Party’s ideas? – The Holocaust Explained:
Designed for schools. (n.d.).
https://www.theholocaustexplained.org/the-nazi-rise-to-power/the-early-years-of-the-nazi-party/what-
were-hitlers-ideas/

[26] World War I: Aftermath. (n.d.). Holocaust Encyclopedia.


https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/article/world-war-i-aftermath

[27] Gill, N. S. (2019, October 3). The Ancient Origins of the Swastika.
ThoughtCo. https://www.thoughtco.com/what-is-the-origin-of-the-swastika-116913

48

You might also like