Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG DỰA


TRÊN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Sinh viên thực hiện


Trần Duy Bảo - 2257061015
Nguyễn Võ Ngự Bình – 2257061018
Nguyễn Phạm Minh Châu – 2257061019
Lê Đức Minh Đăng – 2257061024

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Tuấn Hậu

TP.HCM, 2023
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
1.4.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................... 1
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
1.5. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN ............................................................................ 2
2. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................... 3
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .............................. 3
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 3
2.1.2. Những quy luật của nền kinh tế thị trường ................................................. 4
2.1.2.1. Quy luật giá trị ................................................................................... 4
2.1.2.2. Quy luật cung – cầu ........................................................................... 4
2.1.2.3. Quy luật lưu thông tiền tệ .................................................................. 5
2.1.2.4. Quy luật cạnh tranh ............................................................................ 5
2.1.3. Vai trò của thị trường trong nền kinh tế thị trường .................................... 6
2.1.4. Cơ chế thị trường ........................................................................................ 6
2.2. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ........... 6
2.2.1. Những ưu điểm của kinh tế thị trường ....................................................... 6
2.2.1.1. Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế .................................. 6
2.2.1.2. Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ
thể, các vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia ............................................... 7
2.2.1.3. Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối
đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội ... 9
2.2.2. Những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường ........................................ 10
2.2.2.1. Kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra khủng hoảng
....................................................................................................................... 10
2.2.2.2. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt
tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên ........................ 11
2.2.2.3. Nền kinh tế thị trường không giải quyết một số nhu cầu cấp thiết
của xã hội và không thể tham gia vào một số ngành nghề mà chỉ có chính
phủ mới đủ khả năng hay thẩm quyền để thực hiện ..................................... 12
2.2.2.4. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được những hiện tượng
phân hóa sâu sắc của xã hội .......................................................................... 13
2.3. Những thành tựu VN đạt được với nền kinh tế thị trường................................ 15
3. PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................................ 20
1

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Kinh tế là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của
mọi quốc gia trên thế giới. Nó là chìa khóa mở ra những bước tiến quan trọng của thời
đại, nhưng đồng thời cũng là cánh cửa dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong xã
hội. Với sự hình thành và phát triển của các học thuyết kinh tế khác nhau trong suốt
chiều dài lịch sử nhân loại, đã có nhiều mô hình kinh tế xuất hiện. Các nhà lãnh đạo của
mỗi đất nước sẽ lựa chọn cho mình một mô hình kinh tế phù hợp với tình hình thực tại
để phát triển. Một trong số đó là nền kinh tế thị trường - nền kinh tế mang định hướng
phát huy thế mạnh tiền tệ và đẩy mạnh giao thương được nhiều quốc gia trên thế giới
lựa chọn. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, khi nước ta đã xác định phát triển
kinh tế dựa trên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc nghiên
cứu và phân tích những ưu, nhược điểm của nền kinh tế này là điều cấp thiết nhằm cung
cấp thông tin, kiến thức phù hợp để có thể kịp thời nắm bắt tình hình, đưa ra các điều
chỉnh, hành động, chính sách phù hợp nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho đất nước. Vì
thế, nhóm đã chọn đề tài “Ưu, nhược điểm của nền kinh tế thị trường dựa trên lý luận
và thực tiễn” để thực hiện nghiên cứu.

1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Câu hỏi nghiên cứu mà nhóm thực hiện tiểu luận muốn trả lời thông qua tiểu luận
lần này:
- Nền kinh tế thị trường có những ưu điểm và nhược điểm nào?
- Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế cũng như va phải những tiêu cực
nào khi thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử) và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Với nội dung và phạm vi nghiên cứu
như trên, đề tài sử dụng phương pháp định tính là chủ yếu. Ngoài ra, tiểu luận còn sử
dụng một số phương pháp khác như: lịch sử, logic, thống kê, hệ thống hoá, phân tích,
tổng hợp, để làm rõ nội dung nghiên cứu.

1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Ý nghĩa lý luận


- Biết được một số khái niệm liên quan đến nền kinh tế thị trường;
- Hiểu về các ưu, nhược điểm của nền kinh tế thị trường.
2

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn


- Việc nghiên cứu đề tài tiểu luận góp phần củng cố kiến thức của sinh viên về môn
học Kinh tế chính trị Mác - Lênin nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng;
- Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các sinh viên nắm được phần nào các hành
động, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế.

1.5. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN


Ngoài phần mục lục, mở đầu và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được kết cấu
thành 3 đầu mục lớn, 3 đầu mục trọng tâm nằm trong phần nội dung và 11 tiểu mục.
3

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1.1. Khái niệm


Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đây
là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông
qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
Theo Karl Marx, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử
mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường
phát triển. Cũng theo ông, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chính là nền kinh tế thị trường
phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế
cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Để có thể chuyển
lên nấc thang này, nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến
trong đời sống kinh tế - xã hội. Kết luận này cho thấy nền kinh tế thị trường là sản phẩm
của quá trình phát triển của nhân loại, được xác định là một nấc thang tất yếu và mang
tính phổ biến. Tính phổ biến được thể hiện ở cấu trúc khung chung cho mọi nền kinh tế
thị trường.
Trong tác phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường”, Lenin đã bàn về những quá
trình gắn với sự ra đời của thị trường và nền kinh tế thị trường. Đầu tiên, ông đề cập đến
sự chuyển hóa từ nền kinh tế tự nhiên của những người trực tiếp sản xuất trở thành nền
kinh tế hàng hóa. Việc này diễn ra do sự xuất hiện của sự phân công xã hội, tức là sự
chuyên môn hóa thành những ngành sản xuất riêng lẻ. Ngoài ra, Lenin cũng nói đến sự
chuyển hóa nền kinh tế hàng hóa thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Điều này hình
thành do sự xuất hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa riêng
lẻ: Người nào cũng cố gắng bán với giá cao và mua vào thật rẻ, dẫn đến kết quả tất yếu
là người nào giàu mạnh thì càng giàu mạnh thêm, người yếu thế thì càng yếu thế hơn,
một số ít giàu lên đồng thời cũng có một số phải phá sản. Những điều này đã khiến cho
những người sản xuất độc lập phải trở thành công nhân làm thuê, và số đông những
doanh nghiệp vừa và nhỏ biến thành một số ít những công ty, xí nghiệp lớn.
Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên,
tự túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường. kinh
tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị
trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. Kinh tế thị trường là sản phẩm
của văn minh nhân loại.
So sánh kinh tế thị trường với sản xuất hàng hóa nhỏ, Karl Marx đã viết:
Hãy thử so sánh một người Phéc-mi-ê cận đại xứ Hạ Xcốt-len với một người tiểu
nông kiểu cũ trên đại lục Châu Âu. Người Phéc-mi-ê bán toàn bộ sản phẩm của mình,
và vì vậy trên thị trường phải hoàn lại tất cả các yếu tố sản xuất của anh ta, cho đến
4

cả hạt giống nữa; còn người tiểu nông thì tiêu dùng trực tiếp đại bộ phận sản phẩm
của mình; anh ta mua và bán càng ít càng tốt, và trong chừng mực có thể, anh ta còn
tự chế tạo lấy công cụ lao động, quần áo…1

2.1.2. Những quy luật của nền kinh tế thị trường

2.1.2.1. Quy luật giá trị


Đây là quy luật cơ bản nhất của của nền kinh tế thị trường, nó quy định rằng việc
trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Theo
sự vận hành của của quy luật này, nếu nhà sản xuất muốn hàng hóa của mình bán ra có
lời thì giá cả của nó ngoài thị trường phải bé hơn giá trị thực, tức giá của vốn nguyên
vật liệu và hao phí lao động tính bằng tiền đổ vào đó. Để kiếm thêm lời, nhà sản xuất
hoặc phải giảm bớt giảm bớt giá nguyên vật liệu hoặc hoa phí lao động cá động cá biệt
xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Trên thị trường, việc trao
đổi hàng hóa phải được tiến hành dựa trên cơ sở là giá trị xã hội và theo nguyên tắc trao
đổi ngang giá chứ không phải giá trị cá biệt của món hàng nào. Quy luật giá trị hoạt
động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị, dưới sự
tác động của quan hệ cung – cầu. Giá cả của các mặt hàng trên thị trường cũng biến đổi
dựa vào giá trị hàng hóa, thể hiện cơ chế tác động của quy luật giá trị. Thông qua giá cả,
ta có thể thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị, Nhưng mặt khác, người sản xuất
cũng phải phụ thuộc vào giá cả trên thị trường để điều tiết mức sản xuất của mình.

2.1.2.2. Quy luật cung – cầu


Quy luật cung – cầu là quy luật kinh tế chi phối giá cả mặt hàng trên thị trường,
điều tiết quan hệ giữa bên cung và bên có nhu cầu. Quy luật này luôn hướng đến một sự
cân bằng về cung cầu trên thị trường, hay nói cách khác là lượng cung và lượng cầu
bằng nhau và có xuất hiện giá cân bằng. Giá cân bằng là giá của hàng hóa mà ở đó,
người mua sẵn lòng chi trả cho nó và người bán đồng ý thực hiện giao dịch với cái giá
kia. Như vậy, quy luật cung – cầu đòi hỏi sự thống nhất. Trên thị trường tự do, cung và
cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và gây ảnh hưởng trực
tiếp lên giá cả của mặt hàng. Nếu cung lớn cầu thì giá cả sẽ giảm xuống và trở nên thấp
hơn giá trị và ngược lại, cầu lớn hơn cung thì giá cả sẽ cao lên. Sự tác động lẫn nhau
này trên thực tế phức tạp hơn do nó phát triển theo nhiều hướng và có nhiều mức độ
khác nhau. Quy luật cung – cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông,
làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa. Căn cứ
mức cung và cầu trong thị trường mà chúng ta có thể dự báo giá cả sắp tới của một số
mặt hàng nhất định. Quy luật cung cầu luôn xuất hiện bất cứ đâu mà thị trường xuất hiện
và quy luật này hoạt động một cách khách quan, phụ thuộc vào nhu cầu của người mua
và khả năng đáp ứng của người bán.

1
C. Mác, Ph. Ăng-ghen: Toàn tập (1994). Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, t.24, tr. 176.
5

2.1.2.3. Quy luật lưu thông tiền tệ


Quy luật lưu thông tiền tệ quy định rằng sự lưu thông của tiền trong thị trường
phải phù hợp với sự lưu thông của hàng hóa và dịch vụ. Việc một số tiền được đưa vào
thị trường để lưu thông trong mỗi thời kỳ nhất định trước hết phải thống nhất với lưu
thông hàng hóa. Hậu quả của sự bất hợp lý trong lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền
tệ đó là sự trì trệ hay lạm phát cao. Theo nguyên tắc khối lượng tiền cần được cho vào
lưu thông phải tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỉ lệ
nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ. Nếu tốc độ lưu thông tiền đã cao, tức hàng hóa liên
tục được mua bán nhưng tiền tiếp tục được bơm vào thì sẽ gây ra lạm phát và đồng tiền
nhanh bị mất giá. Ngược lại, tốc độ lưu thông tiền chậm nhưng tiền không được “bơm”
vào thị trường sẽ khiến cho thị trường bị trì trệ vì thiếu tiền và lãi suất sẽ phải giảm
xuống để kích thích lưu thông. Tiền khi được in ra, đặc biệt là đồng Dollar phải tuân
theo quy tắc lưu thông tiền tệ một cách nghiêm ngặt, không thể phát hành tiền một cách
tùy tiện.

2.1.2.4. Quy luật cạnh tranh


Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan
hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thế trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, mục tiêu của
sự cạnh tranh này xuất phát từ ham muốn muốn giành nhiều thị phần nhất có thể của
bên bán. Một khi tham gia vào thị trường để kinh doanh, chủ thể kinh tế bị buộc phải
cuốn theo cuộc đua cạnh tranh với các chủ thể khác theo quy luật cạnh tranh, Sự cạnh
tranh trong kinh doanh là hành động các chủ thể kinh tế ganh đua với nhau nhằm có
được ưu thế về sản xuất hay tiêu thụ, từ đó thu về được lợi nhuận tối đa. Kinh tế thị
trường càng phát triển thì sự cạnh tranh cũng theo đó là trở nên thường xuyên và quyết
liệt hơn. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh có thể diễn ra trong nội bộ ngành
hay giữa các ngành khác nhau. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các
chủ thể kinh doanh, sản xuất trong cùng một ngành hàng hóa. Cùng một loại hàng hóa
được các doanh nghiệp khác nhau cùng sản xuất, do điều kiện sản xuất khác nhau nên
hàng hóa cá biệt cũng sẽ khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa được trao đổi
theo giá cả mà thị trường chấp nhận. Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các
chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau. Mục đích của cạnh tranh giữa
các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất. Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là
các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác,
vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Qua đó, chúng ta thấy rằng mục đích
cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh là thu được nhiều lợi nhất có thể nhưng hệ quả là
nhu cầu của người tiêu dùng luôn được đáp ứng

2.1.3. Vai trò của thị trường trong nền kinh tế thị trường
Có thể khái quát vai trò của thị trường thành ba điểm chính:
Thứ nhất, thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản
xuất phát triển.
6

Thứ hai, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra
cách thức phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
Thứ ba, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế
quốc gia với nền kinh tế thế giới.

2.1.4. Cơ chế thị trường


Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu
cầu của các quy luật kinh tế.2
Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn,
tài nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ,... trong nền kinh tế thị trường.
Đây là một cơ chế mang tính khách quan, được hình thành do bản thân nền sản xuất
hàng hóa. Cơ chế thị trường được Adam Smith ví như một “bàn tay vô hình” có khả
năng tự điều tiết, điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Vai trò của thị trường luôn gắn liền với
cơ chế thị trường. Thị trường trở nên sống động hơn bởi vì có sự vận hành của cơ chế
thị trường.

2.2. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.2.1. Những ưu điểm của kinh tế thị trường

2.2.1.1. Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế
Một nền kinh tế thị trường luôn tạo cơ hội để cho các chủ thể thực hiện sự ham
thích sáng tạo của mình với mục đích làm tăng lợi nhuận cho bản thân. Nền kinh tế này
làm được điều đó là do cái cơ chế thị trường mà trọng tâm của nó là quy luật cạnh tranh.
Nó không chỉ tạo điều kiện và cơ hội mà còn thúc ép các chủ thể phải sáng tạo, phải đổi
mới để tăng tính cạnh tranh cho bản thân, tăng năng suất lao động, khiến cho tổng thể
nền kinh tế trở nên năng động và hiệu quả hơn. Vì không có thế lực nào ngăn cản những
chủ thể sáng tạo ngoài chính thị trường mà họ tham gia nên mặc nhiên chúng ta có thể
khẳng định rằng thị trường sẽ luôn chấp nhận những ý tưởng sáng tạo mang lại kết quả
khả quan và đào thải phần còn lại. Với kết quả đó chính là sự xuất hiện của các mô hình
kinh doanh xuất hiện dựa theo sự vận động của xã hội. Tuy nhiên, sự tự do không phải
là cái mấu chốt để tạo ra sự sáng tạo và cơ chế thị trường cũng không phải là thành phần
chính để thúc đẩy sáng tạo. Adam Smith đã đào sâu hơn về vấn đề này, trong cuốn sách
“Lý thuyết về cảm xúc đạo đức”, ông chỉ rõ chính lòng tham cá nhân đã thật sự thôi thúc
sự sáng tạo đó. Theo ông, bản chất con người là ham thích sự giàu sang và vĩ đại. Tuy
coi việc con người chạy theo những thứ kia là phù phiếm, tạm bợ, ông lại công nhận
rằng điều đó giúp con người xây nên làng mạc, thành phố, phát triển khoa học nghệ
thuật, giúp ta tạo dựng nên văn minh và “đánh bóng” đời sống con người. Ngoài ra, sự
tự do trong kinh doanh còn sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, tránh trường hợp
xảy ra tư bản thân hữu, theo thông tin từ báo Quân đội Nhân dân: “Chủ nghĩa tư bản
2
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sđd (1), tr.38.
7

thân hữu là thuật ngữ được dùng để mô tả một nền kinh tế mà trong đó thành quả kinh
doanh phụ thuộc vào các mối quan hệ thân thiết giữa các doanh nhân và các quan chức
chính quyền.”3 Sự tự do trong nền kinh tế này chỉ thực sự phát huy tối đa tác dụng khi
các chủ thể được cạnh tranh công bằng, sản phẩm của họ được lựa chọn dựa trên chất
lượng và uy tín của chủ thể chứ không phải vì lí do khác. Những quốc gia công nghiệp
phát triển cao hiện nay như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Trung Quốc đều được xác nhận là những
đích đến lý tưởng cho các nhà đầu tư vì những chính sách vị thị trường, tự do trong kinh
doanh. Những khám phá khoa học kỹ thuật giúp ích cho sự phát triển công nghiệp cũng
xuất hiện đa phần tại các nước này. Ngoài những gã khổng lồ ở trên, thì những quốc gia
có chính sách ủng hộ thị trường tự do cũng là những quốc gia mà người dân có thu nhập
cao như Thụy Sĩ, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch,… Như vậy, sự tự do trong nền kinh tế
thị trường không chỉ nên được thực hành trong sản xuất, kinh doanh trong nước mà còn
phải áp dụng trong giao thương với nước ngoài.

2.2.1.2. Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi
chủ thể, các vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia
Mọi tiềm năng và lợi thế đều có thể được phát huy trong nền kinh tế thị trường,
đều có thể làm lợi cho chủ thể kinh tế và góp ích cho xã hội. Điểm chính yếu giúp kinh
tế thị trường phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng, miền
trong quốc gia và giữa các quốc gia trong môi trường thương mại quốc tế đó là vai trò
gắn kết của thị trường. Vai trò này biến nền kinh tế trở thành một chỉnh thể, gắn kết nền
kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Điều này khiến cho mô hình kinh tế thị trường
tỏ ra ưu việt hơn so với kinh tế tự cung tự cấp hay kinh tế kế hoạch. Trong phạm vi quốc
gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành
một thể thống nhất. Thị trường không phụ thuộc vào địa giới hành chính và nó gắn kết
mọi chủ thể giữa các khâu sản xuất, các vùng miền lại với nhau. Khi xét đến quan hệ
với nền kinh tế thế giới, thị trường tạo ra sự gắn kết của nền kinh tế trong và ngoài nước.
Các quan hệ sản xuất và tiêu dùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ quốc gia mà
còn kết nối với nền kinh tế thế giới, tạo thành một mạng lưới thương mại dày đặc và
hoạt động hiệu quả. Adam Smith trong một tác phẩm “Sự giàu có của các dân tộc” còn
cho rằng sự thuế quan mà các nước áp lên các mặt hàng nhập khẩu từ bên ngoài lại
không thực sự có lợi cho chính nền sản xuất trong nước, vì nền công nghiệp của quốc
gia không thể vượt lên trên lượng vốn có sẵn mà nó huy động được. Cho nên cần phải
nhập khẩu những mặt hàng mà được làm ra rẻ hơn khi ở nước ngoài và ông khẳng định
những thuế quan chống lại sự nhập khẩu là vô tác dụng nếu nhà nước muốn phát triển
nền công nghiệp quốc gia. Theo ông: “Bất cứ người chủ khôn ngoan nào cũng sẽ không
bao giờ chế tạo những thứ mà anh ta có thể mua với giá rẻ hơn”.
Adam Smith cho rằng khả năng cải thiện, phát huy, những tiềm năng của các chủ
thể kinh tế là hệ quả của quá trình phân công lao động. Theo ông, con người luôn sống

3
Nguyễn Sĩ Dũng (2017). Bài 5: Chống chệch hướng sang chủ nghĩa tư bản thân hữu - Yêu cầu sống còn. Quân
đội Nhân dân. Truy xuất từ https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/bai-5-chong-chech-huong-sang-chu-nghia-
tu-ban-than-huu-yeu-cau-song-con-506612
8

phụ thuộc và dựa dẫm vào nhau, chỉ có ở xã hội loài người mới xuất hiện sự trao đổi,
trên đời này chúng ta không thể bắt gặp hoạt động tương tự diễn ra ở loài vật. Sự trao
đổi hàng hóa xuất hiện khi bên A muốn một thứ ở bên B và ngược lại. Vì thế, hai bên đi
đến thỏa thuận rằng A sẽ cho B cái B muốn mà A đang có, và B sẽ làm điều tương tự
với A. Kết quả là cả A lẫn B đều hài lòng với những gì thu được sau khi trao đổi. Vậy
tại sao ở xã hội loài người lại xuất hiện sự trao đổi? Đó là vì một người không thể sản
xuất tất cả những vật dụng mà người đó cần, nên việc trao đổi sản phẩm để có thứ mình
muốn là điều hiển nhiên. Từ ham muốn sở hữu những thứ mình không tự tay làm ra
được, quá trình phân công lao động xuất hiện ở xã hội loài người.
Quá trình phân công lao động diễn ra một cách chậm chạp từ khuynh hướng
muốn trao đổi sản phẩm của con người. Khi việc sản xuất những món đồ đơn giản không
còn thỏa mãn được nhu cầu thì sẽ cần đến những món hàng có kỹ thuật, trình độ sản
xuất phức tạp hơn, từ đó việc phân công lao động diễn ra. Sự phân công lao động đã dẫn
đến sự chuyên môn hóa tay nghề của con người. Nếu một người cảm thấy rằng mình có
thể làm tốt một việc gì đó và sản phẩm của họ, dù ở hình thức nào, nếu đem đi đổi lấy
một mặt hàng khác từ người khác thì họ sẽ có xu hướng tiếp tục công việc của mình.
Dần dần, họ làm công việc này tốt hơn, tay nghề cao giúp họ sản xuất được số lượng
lớn hơn và chất lượng cao hơn, dẫn đến họ có thể đem đi đổi nhiều thứ hơn. Những quốc
gia càng văn minh, trình độ kỹ thuật càng cao thì sự phân công lao động càng chi tiết
hơn. Adam Smith từng miêu tả hoạt động diễn ra trong nhà máy chế tạo kẹp, một thứ
hàng hóa đơn giản nhưng đòi hỏi tay nghề. Trong nhà máy đó, nếu một người công nhân
buộc phải làm mọi công đoạn từ đầu đến cuối mà không được đào tạo gì cả, chắc chắn
rằng một ngày anh ta sẽ không sản xuất nổi ra hai mươi cái kẹp, thậm chí là một cái
cũng không xong. Nhà máy mà Adam Smith đang đề cập không hoạt động như thế mà
ngược lại, công nhân được phân ra làm nhiều công việc cụ thể nhưng đơn giản như kéo
dây đồng, căng dây cho thẳng, cắt dây, lắp ráp,… Những công việc hết sức đơn giản
như thế thuộc về những phân đoạn nhỏ để sản xuất ra một cái kẹp và công việc của mỗi
phân đoạn sản xuất được một người công nhân đảm nhận. Kết quả là trong một ngày
làm việc, nhà máy đó đã sản xuất ra được bốn mươi tám nghìn cái kẹp - trong một dây
chuyền có mười nhân công, trung bình mỗi công nhân đã sản xuất ra được bốn nghìn
tám trăm cái kẹp, gấp nhiều lần số kẹp mà một người có thể tự tay chế tạo trong cùng
một quỹ thời gian. Để giải thích cho cái “nghịch lý” này, Adam Smith chỉ ra rằng con
người sau khi đã quen làm một việc gì đó thì khi chuyển sang một công việc mới sẽ
khiến cho người đó khó thích nghi được, từ đó năng suất lao động cũng sẽ giảm xuống.
Ông cũng đưa ra nhận xét về tính hiệu quả của phân công lao động khi nó thúc đẩy con
người chế tạo máy móc để phục vụ hoạt động sản xuất: “Con người có khả năng phát
hiện những phương pháp dễ hơn và nhanh hơn để đạt đến mục tiêu nào đó, khi sự chú ý
của họ hướng về mục tiêu duy nhất, thay vì phải phân tán sự chú ý đến những mục tiêu
khác.”4 Khi con người tập trung vào một vấn đề cụ thể nào đó thì tất nhiên là ta sẽ tìm
ra được những cách thức hiệu quả hơn để thực hiện công việc của mình. Điều đó dẫn
đến sự ra đời của máy móc - thiết bị phục vụ chúng ta ngày nay, giúp cho năng suất và

4
Adam Smith (1991). The Wealth of Nations. New York. NXB Alfred A. Knopfr, 397 – 403.
9

chất lượng sản phẩm tăng lên đáng kể. Qua ví dụ trên, Adam Smith tổng kết rằng có ba
lợi thế trong phân công lao động đó là tăng kỹ năng và khéo léo của công nhân, tiết kiệm
thời gian và sự phát minh ra máy móc. Từ góc nhìn con người mà ta có thể suy rộng ra
được rằng có những khu vực, những quốc gia làm những công việc nào đó hiệu quả hơn
những quốc gia khác, điều này vô hình chung đã biến khu vực đó, quốc gia đó trở nên
giàu có hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự thịnh vượng và tiến bộ chung của xã hội loài
người.

2.2.1.3. Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn
tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, các thành viên của xã hội luôn có thể tìm thấy cơ
hội để tối đa hóa việc thỏa mãn nhu cầu của mình. Với sự tác động của các quy luật thị
trường, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất
với khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Khi nhu cầu của các loại hàng hóa,
dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời thì người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu
cũng như đáp ứng đầy đủ mọi chủng loại hàng hóa, dịch vụ. Đổi lại, người sản xuất có
thêm thu nhập, tạo điều kiện để có thể đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng.
Theo nhận định của Adam Smith, nhu cầu chính là ham muốn vật chất hay tinh thần của
con người, để có được thứ mà tự người đó không thể sản xuất ra. Từ đó, sự trao đổi hàng
hóa trở thành một điều tất yếu của con người và phân công lao động càng nhiều thì lượng
hàng hóa trao đổi trong thị trường càng lớn và hoạt động đó cũng sẽ diễn ra thường
xuyên hơn. Việc con người phải sống dựa vào nhau qua đó cũng phải dựa trên lợi ích
của các bên chứ không phải là sự ban ơn nữa. Để thuyết phục và có được sự giúp đỡ của
người khác thì chúng ta phải chứng minh được mình có thể làm gì đó cho họ, đó chính
là sự trao đổi trên thị trường khi mình có một thứ mà đối phương muốn nên hai bên tiến
hành trao đổi cho nhau. Trong xã hội hiện đại, sự trao đổi mang tính đồng thuận này
được thực hiện với trung gian là tiền bạc và như thế, cả hai đối tượng trong thị trường
đều được thỏa mãn nhu cầu của nhau. Do đó, chỉ có ở nền kinh thế thị trường tự do thì
con người mới có thể tìm ra những phương thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của
mình. Cùng với đó là sự phân công lao động, khiến cho con người được đưa vào những
ngành nghề khác nhau mà họ có thể phát huy tối đa khả năng của mình để làm lợi cho
bản thân. Chính bởi bàn tay lao động của con người để đạt đến sự thịnh vượng nói trên
mà Trái Đất bỗng dưng có thêm nhiều của cải vật chất hơn để thỏa mãn nhiều người
hơn.
Tất cả những điều tốt đẹp trên hóa ra lại đến từ sự vị kỷ cá nhân và với sự tác
động của “Bàn tay vô hình”, dù không cố ý hay không hay biết, hành động làm giàu cho
bản thân vô hình chung lại đóng góp to lớn vào sự tiến bộ và phát triển của nhân loại.
Một tay lãnh chúa, theo Adam Smith cũng có lòng tham không đáy tựa như một tay
nông dân nhưng sức chứa của lãnh chúa không thể nào là vô hạn. Tay lãnh chúa chỉ lựa
ra và lấy những phần tốt nhất của các sản phẩm mà thần dân của hắn tạo ra và phần còn
lại sẽ là của chính những người phục vụ. Cuối cùng thì hắn buộc phải san sẻ những gì
mình có cho người làm của mình - những người sẽ nhận phần dư thừa từ ham muốn vô
ích và vô độ của bản thân tên lãnh chúa. Lãnh chúa có thể chi tiêu hoang phí tùy thích
10

nhưng chính “bàn tay vô hình” sẽ khiến cho sự hoang phí của ông ta trở thành cái lợi
ích của người khác.
Khi nhắc đến sự hạnh phúc và thỏa mãn của con người, Adam Smith cũng lưu ý
rằng không có sự thỏa mãn nào thật sự tuyệt đối, ông vua có thể có rất nhiều của cải,
vàng bạc để thỏa mãn thú vui trần tục của ông ta nhưng phải đánh đổi bằng sự an nhàn
và thảnh thơi mà một gã ăn mày thường được thụ hưởng. Không chỉ ở mối quan hệ chủ
tớ thông thường mà trong xã hội nói chung, sự tương tác, trao đổi hàng hóa giữa người
với người cũng vừa thỏa mãn nhu cầu của hai phía, vừa đóng góp cho sự phát triển của
xã hội. Người thợ may sẽ không tự đóng giày mà sẽ mua nó từ thợ đóng giày, người thợ
đóng giày cũng sẽ không tự may quần áo mà mua nó từ ông thợ may, và thợ làm bánh
sẽ không phải tự đóng giày và tự may áo mà người đó sẽ đem bánh của mình để đi đổi
hai thứ kia. Thêm nữa, thợ làm bánh nướng bánh ngon không phải vì người đó muốn
khách hàng của mình có trải nghiệm tốt mà chỉ muốn khách hàng mua nhiều bánh của
mình hơn. Trong nền kinh tế thị trường tự do, không có nhiều sự can thiệp từ thế lực
bên ngoài, sẽ giúp cho các cá nhân, chủ thể tự tìm ra được cách thỏa mãn chính bản thân
mình và nhờ đó, dù vô tình hay cố ý, đã đóng góp phần nào làm cho xã hội tốt lên thông
qua “Bàn tay vô hình”.

2.2.2. Những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường

2.2.2.1. Kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra khủng hoảng
Trên thực tế, thị trường không bao giờ đạt được sự điểm cân bằng về giá và lượng
của hàng hóa trên thị trường, do đó luôn có tiềm ẩn khả năng xảy ra khủng hoảng và nó
diễn ra theo chu kỳ, hay còn gọi là chu kỳ kinh tế. Phạm vi của cuộc khủng hoảng có
thể nhỏ hoặc lớn, diễn ra cục bộ tại một quốc gia hay toàn thế giới. Điều nguy hiểm của
một cuộc khủng hoảng kinh tế đó là người ta khó mà dự đoán được sự kiện đó sẽ xảy ra
khi nào một cách chính xác, thậm chí có những trường hợp dự báo sai. Trong nền kinh
tế thị trường thì khủng hoảng kinh tế là chuyện không thể tránh được
Chu kỳ kinh tế là một đặc điểm tự nhiên của nền kinh tế thị trường, nó nên được
hiểu đơn giản là sự suy giảm và bùng nổ liên tục của nền kinh tế. Chu kỳ kinh tế có bốn
giai đoạn: Mở rộng, Đỉnh điểm, Xuống dốc và Chạm đáy. Ở giai đoạn đầu tiên, nhu cầu
người tiêu dùng tăng cao, khiến cho các chủ doanh nghiệp tăng cường đầu tư sản xuất
và các chủ ngân hàng hạ mức lãi suất để việc vay tiền diễn ra dễ dàng hơn. Đến giai
đoạn “Đỉnh điểm”, lúc này nhu cầu tiêu dùng còn cao và doanh nghiệp càng có động lực
để đầu tư thêm và vì nhu cầu nhân công và vật liệu sản xuất cao dẫn đến sự tăng giá của
hai mặt hàng này và kéo theo hàng hóa tiêu thụ tăng giá. Đây là lúc mà thị trường trở
nên “quá nóng”, lạm phát bắt đầu gia tăng và “bong bóng” được thổi phồng. Theo định
nghĩa của NASDAQ, “bong bóng thị trường” được định nghĩa là một hiện tượng trong
thị trường khi giá cả của một mặt hàng vượt lên cao trên mức giá trị thực của chính mặt
hàng đó. Thông thường, cũng như việc dự báo thời điểm diễn ra khủng hoảng người ta
cũng khó xác định được giá cả thực của mặt hàng là bao nhiêu. Khi “bong bóng” “nổ”,
đó cũng là lúc thị trường rơi vào giai đoạn “Xuống dốc”. Trong giai đoạn này, doanh
11

thu của doanh nghiệp và mức chi tiêu của người dân giảm xuống do giá cả đã trở nên
quá cao và bắt đầu xảy ra một số hiện tượng như công nhân bị cho thôi việc, nhà máy
hay cửa hàng phải đóng cửa,... Người dân chi tiêu ít hơn, doanh nghiệp cũng sản xuất ít
hơn và khi hoạt động kinh tế chậm lại như thế, đó là lúc nền kinh tế bước vào khủng
hoảng. Khủng hoảng kinh tế đôi khi chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và gây
ít hậu quả nhưng cũng có những cuộc khủng hoảng hết sức kinh hoàng, đánh gục nền
kinh tế của nhiều quốc gia theo hiệu ứng dây chuyền như cuộc Đại khủng hoảng cuối
thập niên 20 của thế kỷ XX, Đại suy thoái 2008 hay gần đây nhất - Suy thoái kinh tế thế
giới hậu Đại dịch Covid-19. Chỉ số rõ ràng nhất của một cuộc khủng hoảng đó là lạm
phát gia tăng, lượng tiền lưu thông trong thị trường quá tải nên một điều bắt buộc phải
xảy ra đó là tăng lãi suất để doanh nghiệp không mượn tiền để sản xuất. Kết quả đó là
giá các mặt hàng giảm xuống, cả về lượng hàng lẫn giá của hàng, đó cũng là điểm báo
lạm phát đã “hạ nhiệt”. Đến lúc này, nền kinh tế quay lại với giai đoạn đầu tiên là “Mở
rộng” và bắt đầu chu kỳ mới. Tuy đó là hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường
nhưng ảnh hưởng tiêu cực ở hai giai đoạn “Xuống dốc” và “Chạm đáy” đôi khi rất khủng
khiếp, không chỉ ảnh hưởng xấu đến riêng nền kinh tế quốc gia, khu vực mà thậm chí
còn gây xáo trộn trong chính trị, xã hội.

2.2.2.2. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt
tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên
Mọi chủ thể kinh doanh, sản xuất, khi bước vào thị trường tự do để thu lợi nhuận
đều sẽ phải tuân theo quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu. Đáng tiếc rằng tham số
môi trường ảnh hưởng rất ít vào hai hàm số trên, do đó sự phát triển kinh tế - xã hội
thường đi kèm với đó là sự xuống cấp của môi trường sống. Trong nhiều trường hợp,
những chủ thể sản xuất sẵn sàng bỏ qua yếu tố môi trường, vi phạm đạo đức kinh doanh
và cả pháp luật để thu lợi nhiều nhất có thể. Ở đây, chúng ta có thể thấy được rằng học
thuyết “Bàn tay vô hình” đã không phản ánh được thực tế cuộc sống hiện nay, khi các
chủ thể kinh tế đã chạy theo lợi riêng nhưng không hoàn toàn tạo ra hệ quả tích cực cho
xã hội mà thay vào đó chúng ta thấy những thiệt hại kinh khủng gây ra cho môi trường
sống. Ở Việt Nam, vụ án môi trường nổi tiếng nhất chính là sự kiện nhà máy thép của
tập đoàn Formosa xả thải ra vùng biển Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh năm 2016. Vụ việc đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cuộc sống của bà con làng chài. Trên thế giới, nổi bật hiện nay là nạn phá, khai thác
quá mức rừng Amazon - được mệnh danh là “lá phổi” của Trái Đất. Theo Tạp chí Thời
đại, tỷ lệ phá rừng lên đến 27% cộng với biến đổi khí hậu thì Amazon rất có thể sẽ bị sa
mạc hóa vào năm 20305. Không chỉ môi trường ở đó bị đe dọa mà cộng đồng người dân
bản địa sống ở vùng Amazon cũng phải chịu thiệt hại nghiêm trọng. Cơ chế thị trường
- thứ luôn hướng đến sự tiện nghi tối đa cho con người đã tỏ ra bất lực trước thách thức
này.

5
Matt Sandy. The Amazon rainforest is nearly gone. Time. Truy xuất từ https://time.com/amazon-rainforest-
disappearing/
12

2.2.2.3. Nền kinh tế thị trường không giải quyết một số nhu cầu cấp thiết
của xã hội và không thể tham gia vào một số ngành nghề mà chỉ có chính phủ
mới đủ khả năng hay thẩm quyền để thực hiện
Mặc dù quy luật “Bàn tay vô hình” đã khẳng định rằng việc chủ thể kinh tế tự
làm lợi cho chính mình sẽ vô hình chung làm lợi cho xã hội, nhưng thực tế cho thấy rằng
quy luật không đúng tuyệt đối như với trường hợp đã nêu trên. Ngoài ra, quy luật này
cũng không hoàn toàn đúng khi đề cập đến vấn đề phúc lợi xã hội. Cụ thể, những ngành
kinh doanh có lợi cho đa số người dân nhưng cần sự đầu tư quá lớn mà thu lợi không
nhiều hay thời gian thu lợi kéo dài khiến cho nó không đủ hấp dẫn để thu hút vốn đầu
tư, do đó đa số dân chúng cũng không hưởng lợi được. Bốn dịch vụ công hết sức cần
thiết cho sự phát triển của xã hội nhưng không nhận được sự quan tâm của các nhà đầu
tư tư nhân đó chính là giáo dục, y tế, bảo hiểm và an ninh. Mặc dù nhu cầu của xã hội
đối với bốn loại hàng hóa đó là cực kỳ cao nhưng tính chất của mặt hàng đó đồng thời
đòi hỏi giá cả phải rẻ để đại đa số hoặc thậm chí toàn bộ công dân quốc gia có cơ hội
tiếp cận. Chính điều kiện đó mà chúng ta không thể dựa dẫm hoàn toàn vào các doanh
nghiệp tư nhân trong nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khi nhà tư bản
đầu tư vào cái gì, điều đầu tiên và có lẽ là duy nhất mà người đó hướng đến là lợi nhuận.
Vì vậy, khi đầu tư vào giáo dục hay y tế, nhà đầu tư cần phải đảm bảo chất lượng để
tăng tính cạnh tranh nhưng số người dân có đủ tiền để tiếp cận dịch vụ tư đó lại không
nhiều, dẫn đến sẽ một đại bộ phận dân chúng bị đẩy đến “rìa xã hội”. Đó cũng là lý do
vì sao mà số lượng trường công luôn đông hơn trường tư ở mọi cấp độ giáo dục và cũng
như ở đa số các quốc gia. Theo số liệu từ NationMaster, năm 2012, chỉ có 5 quốc gia và
vùng lãnh thổ có tỷ lệ phần trăm số lượng trường tư trên 50%6.
Sự can thiệp của chính phủ để đảm bảo sự phát triển của đất nước là hết sức cần
thiết, nhất là khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ khi
kinh tế hàng hóa chớm nở, nhà nước đã có sự can thiệp mạnh mẽ để đảm bảo sự phát
triển liên tục của đất nước. Theo Jacob Soll, vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa thực dân và
chủ nghĩa trọng thương, chính phủ các quốc gia như Anh, Hà Lan, Pháp đã đầu tư rất
nhiều vào công cuộc chinh phục thuộc địa, bao gồm huy động vốn để đóng tàu, tuyển
thủy thủ,.... Bên cạnh đó, các nước này còn tích cực áp thuế lên hàng hóa của nhau,
thông qua những đạo luật thương mại độc quyền giữa mẫu quốc và thuộc địa. Riêng
nước Pháp, dưới thời vua Louis XIV có vị bộ trưởng Colbert đã áp dụng chính sách đầu
tư rất nhiều vào các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm bắt kịp nước Anh trong cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Những khoảng đầu tư khổng lồ như thế sẽ không
thể thực hiện được nếu chính phủ các nước Tây Âu khi đó chỉ dựa vào nguồn vốn của
các công ty thương mại tư nhân.

6
Nation Master. Private school share: Countries Compared. Truy xuất từ
https://www.nationmaster.com/country-info/stats/Education/High-school/Private-school-share#2012
13

2.2.2.4. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được những hiện tượng
phân hóa sâu sắc của xã hội
Sự phân công lao động ở xã hội loài người, như được đề cập đến ở phần trên, là
quá trình tất yếu phải diễn ra và theo một cách chậm chạp. Từ đó con người chúng ta
xuất hiện những ngành nghề chuyên biệt, tạo ra những sản phẩm chuyên biệt, tăng dần
về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, sự phân công lao động không đến từ sự tự
nguyện, chân thành của con người mà lại từ nhu cầu trao đổi để sống của con người. Vì
thế, cùng với sự phát triển của xã hội, sự phân công lao động trong xã hội cũng trở nên
phức tạp hơn và nhiều người buộc phải tham gia vào một nghề nghiệp chuyên biệt nào
đó để nuôi sống bản thân họ. Sự phân hóa về nghề nghiệp này cũng dẫn đến khoảng
cách thu nhập trong xã hội, có những nghề nghiệp được trả lương cực kỳ cao song, cũng
có những nghề được trả rất thấp. Ở Việt Nam, công nhân vệ sinh công cộng được trả
vào khoảng 4 đến 6 triệu một tháng trong khi CEO của các khách sạn hạng sang có mức
lương thấp nhất là 300 triệu một tháng7. Như vậy, để có một tháng thương của một CEO
thì người công nhân vệ sinh kia phải lao động trong vòng từ 4 đến 6 năm. Theo ước tính
từ một bài báo của VnExpress, cần tối thiểu 8 triệu để sinh sống ở thành phố Hồ Chí
Minh nếu là người độc thân và 14 triệu nếu phải nuôi gia đình 8. Dẫn từ báo Dân Trí,
mức giá này còn làm phát hơn đến 100% nếu là người sống ở Thủ đô Hà Nội, thành phố
đắt đỏ nhất Việt Nam theo báo cáo của Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI)
năm 2021. Ở Hà Nội, một gia đình chưa có nhà, nếu mức thu nhập vào tầm từ 30 đến
35 triệu đồng cũng chỉ vừa đủ sống tại Thủ đô9. Kết hợp giữa chi phí sinh hoạt cắt cổ và
sự phân hóa cao về nghề nghiệp, chúng ta có một bộ phận người lao động phải làm một
công việc có mức nhu cầu cao trong thành phố nhưng đang sống với đồng lương khắc
khổ. Đó là ta còn chưa đề cập đến khoảng cách giàu nghèo giữa giới chủ và giới vô sản,
điều mà Karl Marx đã nêu ra trong cuốn Tư Bản – Phê phán khoa kinh tế chính trị. Marx
khẳng định:
Cũng giống như việc sản xuất ra giá trị thặng dư là mục đích quyết định của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa, cho nên mức độ giàu có cũng vậy, nó không phải được đo
bằng lượng tuyệt đối của sản phẩm mà bằng lượng tương đối của sản phẩm thặng
dư. Tổng số lao động cần thiết và lao động thặng dư, tức là những khoảng thời gian

7
Toplist. Top 9 Việc làm có mức lương thấp nhất hiện nay tại Việt Nam. Truy xuất từ https://toplist.vn/top-
list/viec-lam-co-muc-luong-thap-nhat-hien-nay-o-viet-nam-
7608.htm#:~:text=C%C3%B4ng%20nh%C3%A2n%20may,-
25&text=%C4%90%C3%A2y%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20trong%20nh%E1%BB%AFng,m%C3%
A1y%20v%C3%A0%20x%C6%B0%E1%BB%9Fng%20may%20l%E1%BB%9Bn.
8
Quang Tan (2023). Lương 14 triệu mới đạt mức đủ sống ở Sài Gòn. Vnexpress. Truy xuất từ
https://vnexpress.net/luong-14-trieu-moi-dat-muc-du-song-o-sai-gon-
4579008.html#:~:text=Theo%20t%C3%B4i%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20t%C3%ADnh%20n%E1%BA%
BFu,th%C3%A1ng%20m%E1%BB%9Bi%20%C4%91%E1%BA%A1t%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c
%20m%E1%BB%A9c
9
Hồng Anh (2023). Lương gần 10 triệu không đủ sống ở Hà Nội, cô gái trẻ đành nghỉ việc về quê. Dân Trí.
Truy xuất từ https://dantri.com.vn/doi-song/luong-gan-10-trieu-khong-du-song-o-ha-noi-co-gai-tre-danh-nghi-
viec-ve-que-
20230220195843118.htm#:~:text=Theo%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20Ch%E1%BB%89%20s%E1%BB
%91,%C4%91%E1%BB%A7%20s%E1%BB%91ng%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BB%A7%20%C4%91
%C3%B4.
14

trong đó người công nhân sản xuất ra các giá trị bù lại sức lao động của mình và sản
xuất ra giá trị thặng dư, họp thành đại lượng tuyệt đối của thời gian lao động của
người công nhân – tức là ngày lao động.10
Cái lao động thặng dư mà ông nói đến đó là khoảng thời gian lao động của người
công nhân tạo ra sản phẩm mà không được tính tiền công vì số tiền công mà họ làm ra
đó sẽ trở thành giá trị thặng dư cho giới chủ. Qua đó Marx đã chỉ trích sự tham lam của
giới chủ vì đã ăn cắp sức lao động của công nhân vì đã không trả lương đúng với giá trị
mà họ tạo ra. Marx cũng đã chứng minh rằng việc giảm giờ làm của công nhân không
khiến các nhà tư bản mất toàn bộ lợi nhuận mà lợi nhuận của họ chỉ giảm đi một ít mà
thôi.
Cùng với sự lớn mạnh của xu hướng toàn cầu hóa trong 70 năm trở lại đây,
khoảng cách giàu nghèo tại các nước phát triển ngày càng trở nên sâu sắc và các nước
đang phát triển hiện nay cũng đang chứng kiến tình trạng tương tự. Theo một bài xã luận
trên The Globe Post, nguyên nhân của gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở các nước phát
triển là vì các nước đang phát triển có khả năng cung cấp lực lượng công nhân giá rẻ, sự
phân công lao động này đã khiến cho các công ty sản xuất hàng tiêu dùng chuyển cơ sở
sản xuất từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, khiến cho giá bán rẻ hơn
rất nhiều so với sản xuất trong nước. Sự tiến bộ về khoa học công nghệ ở các nước phát
triển cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách này vì quá trình tự động hóa đã thay thế
sức lao động của con người tại các vị trí như nhân viên đánh máy, công nhân trong các
dây chuyền sản xuất11. Không những thế, thị trường lao động tại các nước phát triển còn
đòi hỏi nhân lực tay nghề cao, cần có bằng cấp để xin việc làm nhưng học phí lại cao.
Riêng tại Hoa Kỳ, nợ của sinh viên cho việc học đã lên đến tổng cộng 15 nghìn tỷ USD,
chiếm khoảng 7% GDP của nước này vào năm 202012. Ngay cả đối với nền kinh tế đang
phát triển, cụ thể là Trung Quốc, cũng bắt đầu chứng kiến sự gia tăng về khoảng cách
giàu nghèo trong dân số cũng như giữa thành thị và nông thôn kể từ khi nước này mở
cửa kinh tế với Phương Tây. Về sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa khu vực thành thị
và nông thôn ở Trung Quốc, 55% dân số nước này sinh sống tại các thành thị vào năm
2015 nhưng thu nhập của dân thành thị lại chiếm đến 80% thu nhập của người dân toàn
quốc. Bên cạnh đó, 10% dân số Trung Quốc nắm giữ 67% của cải quốc gia, gần chạm
đến mức của Hoa Kỳ là 72% và đã trên cả mức của Pháp là 50% 13. Qua những ví dụ

10
Karl Marx (1967). Tư Bản – Phê phán khoa kinh tế chính trị. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Sự thật, 419 –
427.
11
William R. Hauk (2019). Globalization and Inequality: Sharing Wealth One of Society’s Greatest Challenges.
The Global Post. Truy xuất từ https://theglobepost.com/2019/01/30/globalization-inequality/
12
The Economist. 22/2/2020. Student debt in America amounts to over $1.5trn. Truy xuất từ
https://www.economist.com/finance-and-economics/2020/02/22/student-debt-in-america-amounts-to-over-
15trn?utm_medium=cpc.adword.pd&utm_source=google&ppccampaignID=17210591673&ppcadID=&utm_ca
mpaign=a.22brand_pmax&utm_content=conversion.direct-response.anonymous&gclid=Cj0KCQjwtO-
kBhDIARIsAL6LordAluqnqOlpIQzJ8u5fm9Avp5JHHo7al68U3l5b7dpAGj2_ECkIpB4aAvlDEALw_wcB&gcl
src=aw.ds
13
Thomas Piketty & Li Yang & Gabriel Zucman. 2017. Capital accumulation, private property and rising
inequality in China, 1978-2015. Nber Working Paper Series, 23368. Truy xuất từ
https://www.nber.org/system/files/working_papers/w23368/w23368.pdf
15

trên, ta thấy rằng hiện tượng phân hóa xã hội giữa người giàu và kẻ nghèo bao gồm cả
về cơ hội là tất yếu trong một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, chỉ khi có sự phân hóa
này thì kinh tế thị trường mới thể hiện được sức mạnh của nó, mặc dù Trung Quốc đã
thoát nghèo nhưng sẽ có một số người Trung Quốc giàu nhanh và kiếm được nhiều tiền
hơn đại đa số còn lại. Hiện tượng này là một trong các đặc điểm của thế mạnh cũng như
mặt trái của kinh tế thị trường nên nó đồng nghĩa với việc một nền kinh tế thị trường sẽ
không thể tự khắc phục được khía cạnh có xu hướng sâu sắc này.

2.3. Những thành tựu VN đạt được với nền kinh tế thị trường
Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới đã tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hình thức tổ chức kinh
tế này chính là một mô hình kinh tế mới của thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, phù
hợp với tình hình xã hội và chính trị Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Vì tình hình và
thực tại khách quan còn nhiều khó khăn mà Việt Nam đã tiến hành xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử, thay
vì nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ: “Đó là một kiểu kinh tế thị trường
mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường”14. Đây cũng là một hình thức vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như sự học hỏi và áp
dụng có chọn lọc tinh hoa, kinh nghiệm của thế giới .
Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định rằng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tuân theo các quy luật của nền kinh tế
thị trường nhưng được xây dựng dựng dựa trên nền tảng xã hội chủ nghĩa về mặt tính tư
hữu tài sản, quản lý và phân chia của cải. Một cách đơn giản, nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế nhiều thành phần với thành phần kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo, chịu sự định hướng và lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được
điều tiết bởi thị trường nhằm đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng và văn minh. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta còn được đặc trưng bởi các khía cạnh sau: những tác động tiêu cực của thị trường và
can thiệp quá mức, sự buông lỏng trong quản lý nhà nước đối với thị trường hay sự câu
kết giữa Nhà nước với thị trường được hạn chế ở mức thấp nhất, đồng thời những tác
động tích cực của thị trường và vai trò kiến tạo của Nhà nước được phát huy ở mức cao
nhất, được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển; nền kinh tế có sự gắn kết
chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; là nền kinh tế
phát triển hài hòa với tự nhiên và coi bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu
là một trong những nhiệm vụ cốt lõi, không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để
chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, cũng như không đánh đổi giữa tăng trưởng
kinh tế với môi trường.
Kể từ những giai đoạn đầu tiên của việc tiến hành thực hiện nền kinh tế thị trường
ở nước ta đến hiện nay, nhà nước và nhân dân đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.

14
Nguyễn Phú Trọng. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 966, tháng 5-2021, tr.8.
16

Kể từ năm 2008, tức chỉ 22 năm sau khi Đổi mới, Việt Nam từ một nước kém phát triển,
đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với định hướng xã hội chủ
nghĩa được giữ vững và nền kinh tế phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển xã
hội chủ nghĩa toàn diện. Diện mạo của đất nước có nhiều nét đổi mới, có sự cải thiện rõ
rệt cả trong đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, vai trò, vị thế và
uy tín quốc tế của quốc gia cũng từng bước được nâng cao cùng quốc phòng, an ninh
được bảo đảm vững chắc. Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng đã khẳng định những
thành tựu to lớn mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được và ý nghĩa của nó: “Nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững
chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy
trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được
cải thiện. Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng
đầy đủ hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp
với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị
trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực
và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh
doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi
động. Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn;
kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh
tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta... Hội nhập kinh tế quốc
tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều hiệp định
thương mại song phương, đa phương thế hệ mới; xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của
đất nước”15. Cụ thể hơn, 35 năm kể từ khi đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam liên tục
tăng trưởng. Theo số liệu năm 2021 của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn từ năm
1986 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt bình quân 6,44%, cao hơn mức
trung bình của thế giới (2,92%) và của khu vực kinh tế năng động là Đông Á và Thái
Bình Dương (4,82%); quy mô nền kinh tế được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 271,1
tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với năm 1986; chất lượng tăng trưởng được cải thiện với
năng suất lao động tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Lạm phát được duy trì ở mức có thể
kiểm soát được và thấp trong những năm gần đây; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
hiện đại. Từ nền kinh tế với tỷ trọng chủ yếu là nông nghiệp vào những năm 1990, nền
kinh tế hiện nay đã dựa nhiều hơn vào công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với tỷ trọng
của các khu vực này trong GDP chiếm trên 75%; cơ cấu lao động cũng có sự chuyển
dịch tương ứng. Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và dự trữ ngoại hối tăng mạnh. Các khu
vực kinh tế phát triển nhanh và ngày càng đa dạng. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu
và rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu; đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do
(tính đến tháng 12-2021), kết nối nền kinh tế với phần lớn các thị trường trọng điểm trên
thế giới, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với tiêu chuẩn chất
lượng rất cao. Thể chế kinh tế thị trường cùng môi trường đầu tư và kinh doanh cũng
15
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
tr.59
17

đang từng bước được hoàn thiện và phát triển. Theo số liệu thống kê năm 2021 của Ngân
hàng Thế giới, năm 2020, Việt Nam xếp hạng 70/190 quốc gia trên thế giới, xếp thứ
7/47 nước có thu nhập trung bình thấp và xếp thứ 8/25 nước Đông Á và Thái Bình
Dương; năng lực cạnh tranh quốc gia từng bước được nâng lên; chỉ số sáng tạo liên tục
tăng đã giúp cho nền kinh tế vươn lên nhóm nửa trên bảng xếp hạng toàn cầu. Xếp hạng
về phát triển bền vững cũng tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020, cao hơn
nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. Hiệu quả kinh tế cũng đã mang
lại nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, giáo dục… trong nước. Các
chỉ tiêu về xã hội liên tục được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, tiến bộ và
công bằng xã hội được bảo đảm với việc thực hiện thành công sớm các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ (từ năm 2015). Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới,
năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu
người đạt trên 1.000 USD. Đến năm 2020 đạt khoảng 3.000 USD. Chỉ trong hai thập
kỷ, đã có khoảng 30 triệu người Việt Nam thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi
năm giảm khoảng 1,5%. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm được giữ ở mức thấp và có
xu hướng giảm dần. Tuổi thọ trung bình của dân cư cũng có xu hướng tăng từ 62 tuổi
năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Bên cạnh đó, mức độ bất bình đẳng có xu hướng
giảm, ở mức thấp hơn so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á; bình đẳng giới
ngày càng tiến bộ với tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội, các cấp chính quyền và kinh
doanh cao. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông và chỉ số phát triển con người có nhiều
cải thiện.
Tuy nhiên, đi cùng với những thay đổi tích cực đó là những vấn nạn gây nhức
nhối đối với công luận Việt Nam như tham nhũng và ô nhiễm môi trường. Nạn tham
nhũng ở nước ta cũng là một vấn đề nóng và báo động trong những năm gần đây tuy đã
có xu hướng thuyên giảm. Tội phạm về tham nhũng không chỉ gây ra những thiệt hại
về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách
xã hội, làm suy yếu hệ thống tổ chức bộ máy trong các cơ quan nhà nước và làm giảm
sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Theo Tổ
chức Minh bạch quốc tế, chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam năm 2021
đứng thứ 87/180, tăng 46 bậc so với năm 2012, cũng là năm Việt Nam có chỉ số CPI
cao nhất trong 10 năm 2012-202116. Tuy nhiên, tình hình tội phạm tham nhũng vẫn diễn
biến phức tạp, xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp gây bức xúc trong dư
luận xã hội. Theo số liệu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp, trong 10 năm qua,
các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy
tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham
nhũng, chức vụ, kinh tế. Trong đó, số các vụ án tham nhũng đã khởi tố, điều tra là 2.657
vụ/5.841 bị can17.
Song song đó, tình trạng nền kinh tế phát triển nhanh chóng cũng đã dẫn đến sự
suy giảm về chất lượng môi trường sống với tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn

16
Bộ Chính trị (2022). Báo cáo tổng kết 10 năm công tác PCTN, TC giai đoạn 2012-2022, nhiệm vụ, giải pháp
thời gian tới.
17
Bộ Chính trị (2022). Tlđd (16).
18

biến phức tạp, với nhiều điểm nóng, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng,
nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác
quản lý và khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản
xuất xả thải bất chấp đạo đức và pháp luật. Điển hình như sự cố môi trường biển tại bốn
tỉnh miền trung liên quan đến Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS);
sự cố cháy nổ tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông… ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường, sức khỏe của người dân. Mặt khác, hiện chất lượng không khí ở
các đô thị, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có xu hướng giảm và ngày
càng nghiêm trọng. Theo PGS, TS Lưu Thế Anh. Những nguyên nhân gây suy thoái môi
trường ở nước ta thời gian qua, trước hết là do quy mô nền kinh tế và dân số nước ta
ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng cao; khai thác tài
nguyên thiên nhiên ồ ạt và thiếu kiểm soát, phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm, chất thải
ngày càng tăng về thành phần và khối lượng. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng thu gom và xử
lý chất thải còn thiếu và không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến các áp lực lên môi trường
ngày càng cao, tác động xấu đến chất lượng môi trường, nhất là dẫn đến suy thoái các
hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Ngoài ra, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường còn chồng chéo, bất cập và yếu kém về năng lực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản
lý đối với một số lĩnh vực lớn, phức tạp, nhạy cảm đang gia tăng; các công cụ quản lý
môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả; cách tiếp cận và công cụ quản lý mới
chưa được thể chế hóa kịp thời và không theo kịp với những diễn biến nhanh của các
vấn đề về môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất
nước. Nguồn tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước và vốn
doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá để huy động nguồn tài chính
cho công tác này. Nhận thức và đạo đức môi trường, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi
trường của doanh nghiệp, cộng đồng tại nhiều nơi còn thấp, dẫn đến thiếu ý thức tự giác
trong công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương.
19

3. PHẦN KẾT LUẬN


Như vậy, nền kinh tế thị trường đem lại những tác động tích cực, có ảnh hưởng
to lớn đến cách trao đổi mua bán thông qua việc tạo ra động lực thúc đẩy các nhà sản
xuất không ngừng nâng cao kỹ thuật, quy trình tạo ra sản phẩm, chất lượng hàng hoá
được đưa ra thị trường để có thể cạnh tranh và vươn lên nắm giữ ưu thế. Sự cạnh tranh
này sẽ tạo nên một “màng lọc" chất lượng nơi những cá thể/sản phẩm ưu tú, chất lượng
cao được sử dụng trong khi những sản phẩm kém chất lượng, không cải tiến để phù hợp
với thị trường bị đào thải. Nền kinh tế thị trường cũng gây dựng những mạng lưới liên
kết, tạo ra những cơ hội hợp tác cùng phát triển giữa các nước bằng việc chuyển giao
công nghệ, dây chuyền sản xuất hay cách thức vận hành và quản lý.
Tuy nhiên, cách nền kinh tế thị trường cơ cấu và duy trì hoạt động cũng đem lại
những hệ quả không mấy sáng lạn. Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị
trường có thể dẫn đến sự bất bình đẳng về thu nhập và tô đậm khoảng cách giàu nghèo
trong xã hội. Sự chênh lệch quá lớn này có thể gây ra những tác động tiêu cực không
mong muốn như sự gia tăng của tệ nạn xã hội hay những cuộc bạo loạn nhằm lật đổ trật
tự. Ngoài ra trong thị trường “cá lớn nuốt cá bé" như trên, nếu không có sự điều tiết phù
hợp, dần dần các tiểu thương, nhà sản xuất vừa và nhỏ sẽ dần chết yểu, dọn đường cho
sự vươn lên tạo thế độc quyền của một vài nhà sản xuất. Lúc này, khi cạnh tranh đã
không còn, những nhà sản xuất lớn sẽ thâu tóm cả thị trường, tuỳ ý thay đổi giá cả, chất
lượng,...
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được định hướng đi theo xã hội chủ nghĩa -
một tiền lệ chưa từng có trước đây. Vẫn mang bản chất của nền kinh tế thị trường, nó
vẫn tồn tại những mặt trái cần khắc phục, tuy nhiên khó có thể phủ nhận hướng đi này
đã đem đến nhiều thành tựu đáng kinh ngạc, thúc đẩy kinh tế và đời sống xã hội đi lên,
đưa Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Thông qua bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu, phân tích nền kinh tế
thị trường cũng như đào sâu và so sánh những mặt lợi - mặt hại của nó. Thông qua những
gì nghiên cứu, tuy vẫn còn một vài hạn chế nhất định nhưng ta vẫn có thể thấy được
những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đến với sự phát triển kinh tế của một
đất nước.
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội. (2021, September 6). Bộ Công

Thương. Retrieved July 6, 2023, from https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/bao-ve-

moi-truong-gan-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.html

Bình, M. (2023, January 16). Loạt kỷ lục của thương mại Trung Quốc trong năm

2022. VnEconomy. https://vneconomy.vn/loat-ky-luc-cua-thuong-mai-trung-quoc-

trong-nam-2022.htm

The Economist. (2020, 2 22). Student debt in America amounts to over $1.5trn. The

Economist. https://www.economist.com/finance-and-economics/2020/02/22/student-

debt-in-america-amounts-to-over-

15trn?utm_medium=cpc.adword.pd&utm_source=google&ppccampaignID=17210591

673&ppcadID=&utm_campaign=a.22brand_pmax&utm_content=conversion.direct-

response.anonym

GDP Ranked by Country 2023. (2019). World Population Review. Retrieved July 6,

2023, from https://worldpopulationreview.com/countries/by-gdp

The Global Economy. (2022). Trade freedom by country, around the world |

TheGlobalEconomy.com. Trade freedom. Retrieved July 6, 2023, from

https://www.theglobaleconomy.com/rankings/herit_trade_freedom/

Nguyễn Quang Thuấn. (2022, January 20). Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tạp chí Tuyên giáo. Retrieved July 6, 2023, from

https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/phat-trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-

hoi-chu-nghia-o-viet-nam-137544

Hauk, W. R. (2019, January 30). Globalization and Inequality: Sharing Wealth One of

Greatest Challenges. The Globe Post.

https://theglobepost.com/2019/01/30/globalization-inequality/
21

Hồng, A. (2023, 2 22). Lương gần 10 triệu không đủ sống ở Hà Nội, cô gái trẻ đành

nghỉ việc về quê. Dân trí. https://dantri.com.vn/doi-song/luong-gan-10-trieu-khong-

du-song-o-ha-noi-co-gai-tre-danh-nghi-viec-ve-que-20230220195843118.htm

Lee, S. (n.d.). Public investment | Definition & Facts | Britannica. Encyclopedia

Britannica. Retrieved July 6, 2023, from https://www.britannica.com/topic/public-

investment

Mackintosh, P. (n.d.). Economic bubble Definition. Nasdaq. Retrieved July 6, 2023,

from https://www.nasdaq.com/glossary/e/economic-bubble

Marx, K. (1967). Tư Bản – Phê phán khoa kinh tế chính trị. Sự thật.

Montevirgen, K. (n.d.). 4 Stages of the Economic Cycle. Britannica Money. Retrieved

July 6, 2023, from https://www.britannica.com/money/stages-of-economic-cycle

Mueller, D. C. (2012). The Oxford Handbook of Capitalism. Oxford University Press.

NationMaster. (n.d.). All countries compared for Education > High school > Private

school share. Education - High school. Retrieved July 6, 2023, from

https://www.nationmaster.com/country-info/stats/Education/High-school/Private-

school-share#2012

Nguyễn Văn Hùng. (2020, June 10). Thực trạng và một số giải pháp phòng, chống

tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước. Retrieved July 6,

2023, from https://tcnn.vn/news/detail/47668/Thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-phong-

chong-tham-nhung-o-Viet-Nam-hien-nay.html

Nguyễn, D. S. (2017, May 6). Bài 5: Chống chệch hướng sang chủ nghĩa tư bản thân

hữu - Yêu cầu sống còn. Báo Quân đội nhân dân. https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-

van-de/bai-5-chong-chech-huong-sang-chu-nghia-tu-ban-than-huu-yeu-cau-song-con-

506612
22

Nguyễn Hồng Sơn. (2022). Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa - Sự đột phá về lý luận và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt

Nam. Tạp chí Cộng sản. Retrieved 5, 2023, from https://tapchicongsan.org.vn/media-

story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/xay-dung-nen-kinh-te-thi-truong-

dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-su-dot-pha-ve-ly-luan-va-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-

cua-dang-cong-san-viet-nam

Hoàng Trung Thực, Đinh Văn Thành. (2022, September 3). Nguyên nhân khách quan

dẫn đến tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề đặt ra đối với công tác

phòng, chống tham nhũng. Đài Phát thanh và Truyền hình Điện Biên. Retrieved July

6, 2023, from https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202209/nguyen-nhan-khach-

quan-dan-den-tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-cong-

tac-phong-chong-tham-nhung-311528/

Phạm, L. V., & Lê, A. H. (2021). Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin. Chính trị

quốc gia sự thật.

Phương, T. (2023, April 10). Top 12 nghề lương cao nhất Việt Nam mà ai cũng mơ

ước. Tạp chí điện tử Nhân lực Nhân tài Việt. Retrieved July 6, 2023, from

https://nguonluc.com.vn/top-12-nghe-luong-cao-nhat-viet-nam-ma-ai-cung-mo-uoc-

a10299.html

Piketty, T., Yang, L., & Zucman, G. (2017). CAPITAL ACCUMULATION,

PRIVATE PROPERTY AND RISING INEQUALITY IN CHINA, 1978-2015.

NATIONAL BUREAU OF ECONOMIC RESEARCH, (23368), 37.

https://www.nber.org/system/files/working_papers/w23368/w23368.pdf

Quang, T. (2023, 3 8). 'Lương 14 triệu mới đạt mức đủ sống ở Sài Gòn'. VnExpress.

https://vnexpress.net/luong-14-trieu-moi-dat-muc-du-song-o-sai-gon-4579008.html
23

Sandy, M. (n.d.). Why Is the Amazon Rain Forest Disappearing? | Time. TIME.

https://time.com/amazon-rainforest-disappearing/

Smith, A. (1991). The Wealth of Nations. Alfred A. Knopf.

Smith, A. (2011). The Theory of Moral Sentiments. Gutenberg Publishers.

Socialist-oriented market economy: concept and development solutions | Embassy of

the Socialist Republic of Vietnam in the United States. (2003, November 17). Vietnam

Embassy. Retrieved July 6, 2023, from https://vietnamembassy-

usa.org/news/2003/11/socialist-oriented-market-economy-concept-and-development-

soluti

Soll, J. (2023, 4 3). Free Market: The History of an Idea. Youtube. Retrieved July 6,

2023, from https://www.youtube.com/watch?v=A-

_nI1ZipY4&list=TLPQMjIwNjIwMjP7yorQ_QLaTg&index=1

Statista. (2022, December 13). Ranking of the 20 countries with most patent grants.

Education & Science. Retrieved July 6, 2023, from

https://www.statista.com/statistics/257152/ranking-of-the-20-countries-with-the-most-

patent-grants/

Toplist. (n.d.). Top 9 Việc làm có mức lương thấp nhất hiện nay tại Việt Nam -

toplist.vn. Việc làm. Retrieved July 6, 2023, from https://toplist.vn/top-list/viec-lam-

co-muc-luong-thap-nhat-hien-nay-o-viet-nam-7608.htm

Trần, T. B. (2002). Kinh tế chính trị học. Thống kê.

US News. (n.d.). Best Countries for Business | U.S. News. Best for countries.

Retrieved July 6, 2023, from https://www.usnews.com/news/best-

countries/rankings/open-for-business

Xuân, L. (2017, July 13). Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016. Báo Tuổi

Trẻ. https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm

You might also like