4 Giao trinh P2 Mô phỏng mạch bằng phần mềm Proteus

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

Phần 2: Mô phỏng mạch

PHẦN 2: MÔ PHỎNG MẠCH BẰNG PHẦN MỀM PROTEUS


BÀI 1: MÔ PHỎNG IC SỐ

I. MỤC ĐÍCH
Giúp sinh viên khảo sát các vấn đề sau:
- Sử dụng phần mềm Proteus để mô phỏng mạch điện.
- Thực hiện mô phỏng hoạt động của các IC số.

II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG


1. Máy vi tính.
2. Phần mềm Proteus
Phần mềm Proteus là phần mềm cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử
như: thiết kế mạch, hay viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển như
MCS-51, PIC, AVR, …
Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS cho phép mô phỏng mạch và ARES dùng
để vẽ mạch in.
Khởi động chương trình

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 18


Phần 2: Mô phỏng mạch

- Cửa sổ chương trình sau khi khởi động:


Vùng không gian dùng
Thanh công cụ Thanh công cụ
vẽ mạch điện
chọn linh kiện chuẩn

Các nút chọn cho phép bắt đầu, tạm dừng


hay kết thúc quá trình mô phỏng

Các thao tác cơ bản


 Sử dụng thanh công cụ chuẩn:

New: tạo mạch Save: lưu trữ Zoom Out: thu Zoom to Area:
điện mới mạch điện nhỏ mạch điện phóng to một
vùng mạch điện

Open: mở mạch Zoom In: phóng Zoom All: hiện


điện có sẵn to mạch điện toàn bộ mạch điện

Các thao tác trên thanh công cụ chuẩn cũng có thể thực hiện thông qua menu File và
menu Edit.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 19


Phần 2: Mô phỏng mạch

 Sử dụng thanh linh kiện:

Linh kiện được


Nhóm các linh chọn
kiện vừa sử dụng

Đặt tên cho dây


dẫn

Nối dây dạng


bus

Nguồn và GND

Các thiết bị tạo


tín hiệu sin, Các linh kiện
vuông, … trong nhóm

Các thiết bị đo
dạng sóng

Cho phép quay


linh kiện

Để đưa linh kiện vào vùng thiết kế, ta thực hiên chọn linh kiện rồi nhấn chuột
trái trên vùng làm việc.
Để thực hiện chọn linh kiện, ta thực hiện nhấn chuột phải trên linh kiện, nó sẽ
chuyển sang màu đỏ cho biết trạng thái đang chọn.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 20


Phần 2: Mô phỏng mạch

Sau khi đã chọn linh kiện, ta có thể di chuyển linh kiện bằng cách thực hiện thao
tác drag-and-drop (nhấn chuột trái và giữ rồi di chuyển chuột đến vị trí kế).
Để xoá linh kiện, ta chọn linh kiện rồi nhấn chuột phải làn nữa để xoá.
 Thêm linh kiện mới:
Nếu linh kiện không tồn tại trong
thanh linh kiện, ta phải thực hiện thêm mới
từ các thư viện có sẵn bằng cách chọn
menu Library > Pick hay nhấn P.

Cửa sổ lấy linh kiện:

Tên linh
kiện
Hình ảnh
Tìm kiếm linh kiện
linh kiện

Các thư viện


chứa linh kiện

Các thư viện con

Ví dụ như để tìm linh kiện điện trở:

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 21


Phần 2: Mô phỏng mạch

- Gõ Resistor trong vùng Keywords.


- Chọn Category là Resistors.
- Chọn Sub-category là Generic.

 Nối dây:
- Chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần nối dây, trên con trỏ chuột sẽ xuất hiện dấu X

- Di chuyển chuột và nhấn chuột trái khi cần thiết xác định vị trí dây dẫn

- Khi kéo dây đến vị trí cần thiết thì nhấn chuột trái để nối dây.
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH
Bài 1. Mô phỏng hoạt động của IC 74LS138
a. Vẽ mạch điện như hình vẽ :
Trong đó, các linh kiện được cho như sau:

Keywords Category Sub-category Results


Led Optoelectronics LEDs LED-RED
Resistor Resistors Resistor packs RESPACK-8
Switch Switches & Relays Switches Switch
74LS138 TTL 74LS series All 74LS138

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 22


Phần 2: Mô phỏng mạch

Nguồn và GND lấy từ thanh công cụ.

- Chạy mô phỏng bằng cách nhấn vào nút Start.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 23


Phần 2: Mô phỏng mạch

- Thay đổi trạng thái của các công tắc nhấn để kiểm tra hoạt động của 74LS138 như
bảng sau (lưu ý là Led sáng ứng với mức logic 0 và Led tắt ứng với mức logic 1):

G1 G2A G2B C B A Y0 Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 Y7

1 0 0 0 0 0

1 0 0 0 0 1

1 0 0 0 1 0

1 0 0 0 1 1

1 0 0 1 0 0

1 0 0 1 0 1

1 0 0 1 1 0

1 0 0 1 1 1

- Thay đổi trạng thái của các chân G1, G2A , G2B và nhận xét kết quả.
b. Thiết kế mạch tổ hợp từ IC 74LS138.
Dùng thêm cổng logic 74LS00 kết hợp với các ngõ ra thích hợp của 74LS138 thiết
kế tạo hàm f = x,y,z(1,3,5).
- Trình bày sơ đồ mạch.
- Các ngõ dữ liệu A,B,C đưa đến SW.
- Các ngõ điều khiển ở mức thích hợp.
- Mô phỏng mạch, ghi nhận kết quả.
Bài 2. Mô phỏng hoạt động của 74LS373.
- Vẽ mạch điện như hình vẽ trang bên:
Trong đó vị trí các linh kiện cho như sau:
Keywords Category Sub-category Results
Led Optoelectronics LEDs LED-RED
Resistor Resistors Resistor packs RESPACK-8
Switch Switches & Relays Switches SW-SPDT
74LS373 TTL 74LS series All 74LS373
74LS374 TTL 74LS series All 74LS374

- Chuyển trạng thái SW9 sang mức logic 1, thay đổi trạng thái các công tắc từ SW1
 SW8, nhận xét về trạng thái các Led.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 24


Phần 2: Mô phỏng mạch

- Chuyển trạng thái SW9 sang mức logic 0, thay đổi trạng thái các công tắc từ SW1
 SW8, nhận xét về trạng thái các Led.
- Thay đổi mức logic tại chân OE , thực hiện lại quá trình như trên, nhận xét kết quả.
- Rút ra kết luận về tác dụng của chân OE và LE.

- Thay IC 37LS373 bằng IC 74LS374, nhận xét về sự khác nhau của chân LE ở
74LS373 và CLK ở 74LS374.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 25


Phần 2: Mô phỏng mạch

Bài 3. Mô phỏng IC đếm thập phân 74LS390 (BCD COUNTER)

1 3
4 CP0 Q0 5
CLOCK CP1 Q1 6
2 Q2 7
SW5 CLR Q3
BCD TO 7 SEGMENT DISPLAY
15 13
12 CP0 Q0 11
CP1 Q1 10
14 Q2 9
SW6 CLR Q3
BCD TO 7 SEGMENT DISPLAY

IC 74LS390 thực tế gồm 2 khối đếm thập phân (IC 74LS390 trong Proteus chỉ chứa
một khối đếm thập phân).
CP0 là xung clock khối đếm lên.
CP1 là xung clock khối đếm xuống.
CLR (MR): Clear (tích cực mức cao).
Q0, Q1,Q2,Q3: ngõ ra khối đếm 10.
- Các ngõ ra Q0,Q1,Q2,Q3 đưa đến khối BCD TO 7 SEGMENT DISPLAY.
- Xung Clock có giá trị 1Hz (hoặc dùng SW tạo xung clock).
- Ngõ CLR đưa đến Switch để điều khiển.

a. Sử dụng IC 74LS390, hãy lắp mạch thực hiện đếm 00-99


- Thực hiện mạch như hình trên.
- Mô phỏng hoạt động của mạch.
- Quan sát kết quả.
b. Thiết kế mạch đếm chẵn, đếm lẻ.
Giữ nguyên mạch như hình vẽ, thực hiện mạch hiển thị trên LED theo yêu cầu sau:
- Đếm chẵn: Led 7 đoạn hiển thị: 00, 02, 04, 06,..., 96, 98, 00,02…
- Đếm lẻ: Led 7 đoạn hiển thị: 01, 03, 05, 07,..., 97,99, 01,03….
- Mô phỏng và quan sát kết quả.
c. Thiết kế mạch đếm từ 00 - 59.
- Hãy thiết kế mạch đếm hiển thị từ 00 - 59 kết hợp với IC 74LS00.
- Mô phỏng và quan sát kết quả.

Báo cáo:
− Nộp file mô phỏng.
− Viết báo cáo theo các nội dung yêu cầu ở trên: Sơ đồ mạch, các kết quả thu được.
− Nộp báo cáo (viết tay hoặc đánh máy).

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 26


Phần 2: Mô phỏng mạch

BÀI 2: MÔ PHỎNG VI ĐIỀU KHIỂN


GIAO TIẾP LED 7 ĐOẠN

I. MỤC ĐÍCH
Giúp sinh viên khảo sát các vấn đề sau:
- Sử dụng phần mềm Proteus để mô phỏng mạch ứng dụng vi điều khiển.
- Tìm hiểu các phương pháp hiển thị dữ liệu trên Led 7 đoạn dùng Vi điều khiển.

II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG


- Máy vi tính.
- Phần mềm CodevisionAVR
- Phần mềm Proteus

III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Cấu trúc và mã hiển thị dữ liệu trên Led 7 đoạn
- Hình dạng Led a

f b
g

c
e
dp
d
- Led Anode chung
COM

D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8
a b c d e f g dp

a b c d e g f dp
Đối với dạng Led anode chung, chân COM phải có mức logic 1 và muốn sáng Led thì
tương ứng các chân a – f, dp sẽ ở mức logic 0.
Bảng mã cho Led Anode chung CA (a là MSB, dp là LSB):
Số a b c d e f g dp Mã hex
0 0 0 0 0 0 0 1 1 03h
1 1 0 0 1 1 1 1 1 9Fh
2 0 0 1 0 0 1 0 1 25h
3 0 0 0 0 1 1 0 1 0Dh
4 1 0 0 1 1 0 0 1 99h
5 0 1 0 0 1 0 0 1 49h
6 0 1 0 0 0 0 0 1 41h
7 0 0 0 1 1 1 1 1 1Fh
8 0 0 0 0 0 0 0 1 01h
Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 27
Phần 2: Mô phỏng mạch

9 0 0 0 0 1 0 0 1 09h
Bảng mã cho Led Anode chung CA (a là LSB, dp là MSB):
Số dp g f e d c b a Mã hex
0 1 1 0 0 0 0 0 0 0C0h
1 1 1 1 1 1 0 0 1 0F9h
2 1 0 1 0 0 1 0 0 0A4h
3 1 0 1 1 0 0 0 0 0B0h
4 1 0 0 1 1 0 0 1 99h
5 1 0 0 1 0 0 1 0 92h
6 1 0 0 0 0 0 1 0 82h
7 1 1 1 1 1 0 0 0 0F8h
8 1 0 0 0 0 0 0 0 80h
9 1 0 0 1 0 0 0 0 90h

- Led Cathode chung


a b c d e g f dp
D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8
a b c d e f g dp

COM

Đối với dạng Led Cathode chung, chân COM phải có mức logic 0 và muốn sáng Led
thì tương ứng các chân a – f, dp sẽ ở mức logic 1.
Bảng mã cho Led Cathode chung CC (a là MSB, dp là LSB):
Số a b c d e f g dp Mã hex
0 1 1 1 1 1 1 0 0 0FCh
1 0 1 1 0 0 0 0 0 60h
2 1 1 0 1 1 0 1 0 0DAh
3 1 1 1 1 0 0 1 0 0F2h
4 0 1 1 0 0 1 1 0 66h
5 1 0 1 1 0 1 1 0 0B6h
6 1 0 1 1 1 1 1 0 0BEh
7 1 1 1 0 0 0 0 0 0E0h
8 1 1 1 1 1 1 1 0 0FEh
9 1 1 1 1 0 1 1 0 0F6h

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 28


Phần 2: Mô phỏng mạch

Bảng mã cho Led Cathode chung CC (a là LSB, dp là MSB):


Số dp g f e d c b a Mã hex
0 0 0 1 1 1 1 1 1 3Fh
1 0 0 0 0 0 1 1 0 06h
2 0 1 0 1 1 0 1 1 5Bh
3 0 1 0 0 1 1 1 1 4Fh
4 0 1 1 0 0 1 1 0 66h
5 0 1 1 0 1 1 0 1 6Dh
6 0 1 1 1 1 1 0 1 7Dh
7 0 0 0 0 0 1 1 1 07h
8 0 1 1 1 1 1 1 1 7Fh
9 0 1 1 0 1 1 1 1 6Fh

2. Điều khiển led dùng phương pháp quét.


Khi kết nối chung các đường dữ liệu của Led 7 đoạn (hình vẽ), ta không thể cho các
Led này sáng đồng thời (do ảnh hưởng lẫn nhau giữa các Led) mà phải thực hiện phương pháp
quét, nghĩa là tại mỗi thời điểm chỉ sáng một Led và tắt các Led còn lại. Do hiện tượng lưu
ảnh của mắt, ta sẽ thấy các Led sáng đồng thời.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 29


Phần 2: Mô phỏng mạch

3. Điều khiển led dùng phương pháp chốt


Khi thực hiện tách riêng các đường dữ liệu của Led, ta có thể cho phép các Led sáng
đồng thời mà sẽ không có hiện tượng ảnh hưởng giữa các Led. IC chốt cho phép lưu trữ dữ
liệu cho các Led có thể sử dụng là 74LS373, 74LS374.

IV. NỘI DUNG THỰC HÀNH


Sử dụng VĐK AVR Atmega16 (hoặc VĐK khác). Viết chương trình C thực hiện
các yêu cầu sau:

C1

1nF
R1
X1
CRYSTAL 10k
C2

1nF

U1
9 22
RESET PC0/SCL
23
PC1/SDA
12 24
XTAL1 PC2/TCK
13 25
XTAL2 PC3/TMS
26
PC4/TDO
40 27
PA0/ADC0 PC5/TDI
39 28
PA1/ADC1 PC6/TOSC1
38 29
PA2/ADC2 PC7/TOSC2
37
PA3/ADC3
36 14
PA4/ADC4 PD0/RXD
35 15
PA5/ADC5 PD1/TXD
34 16
PA6/ADC6 PD2/INT0
33 17
PA7/ADC7 PD3/INT1
18
PD4/OC1B
1 19
PB0/T0/XCK PD5/OC1A
2 20
PB1/T1 PD6/ICP1
3 21
PB2/AIN0/INT2 PD7/OC2
4
PB3/AIN1/OC0
5
PB4/SS
6
PB5/MOSI
7 32
PB6/MISO AREF
8 30
PB7/SCK AVCC
ATMEGA16

PROGRAM=Bai2a.HEX

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 30


Phần 2: Mô phỏng mạch

Bài 1. Vẽ mạch kết nối VĐK với 4 led 7 đoạn catode chung theo phương pháp quét, xây
dựng bảng mã led 7 đoạn cho các số từ 0-9.
Bài 2. Vẽ mạch kết nối VĐK với 4 led 7 đoạn anode chung theo phương pháp quét, xây
dựng bảng mã led 7 đoạn cho các số từ 0-9.
Bài 3. Viết chương trình hiển thị các số từ 1234 lên 4 LED 7 đoạn, thời gian quét 3ms.
Bài 4. Viết hiện chương trình hiển thị dòng ‘hElP’ lên 4 LED 7 đoạn, thời gian quét
3ms.
Bài 5. Viết hiện chương trình hiển thị dòng ‘hElP’ lên 4 LED 7 đoạn trong thời gian 5s.
Sau đó hiện chữ ‘StOP’ trên 4 led trong 3s. Lặp lại liên tục.
Bài 6. Viết chương trình đếm từ 0-9 hiển thị trên 1 led 7 đoạn.
Bài 7.Viết chương trình đếm hiển thị trên 2 Led 7 đoạn từ 00 - 59.
Bài 8.Viết chương trình đếm hiển thị trên 2 Led 7 đoạn từ 23 - 00.
Bài 9. Viết chương trình đềm từ 1-100 hiển thị trên 3 led 7 đoạn.
Bài 10. Viết chương trình điều khiển 8 led đơn sáng dần, tắt dần, thời gian delay
300ms, lặp lại 8 lần và hiển thị số lần lặp trên 1 led 7 đoạn.
Bài 11. Thực hiện chương trình hiển thị các số từ 0 đến 9 chạy tuần tự từ phải qua trái
trên 4 led 7 đoạn.
Báo cáo: Nộp file mô phỏng bao gồm cả sơ đồ nguyên lý và code.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 31


Phần 2: Mô phỏng mạch

BÀI 3: MÔ PHỎNG VI ĐIỀU KHIỂN


GIAO TIẾP CÔNG TẮC NHẤN (SWITCH)

I. MỤC ĐÍCH
Giúp sinh viên khảo sát các vấn đề sau:
- Sử dụng phần mềm Proteus để mô phỏng mạch ứng dụng vi điều khiển.
- Tìm hiểu cách thức kiểm tra công tắc có nhấn hay không và các ứng dụng của
chúng.
II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG
- Máy vi tính.
- Phần mềm CodeVisionAVR.
- Phần mềm Proteus
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Công tắc đơn
Các phím đơn dùng để điều khiển khi hệ thống không đòi hỏi nhiều giá trị nhập
(chẳng như chỉ cần các điều khiển đóng mở thiết bị). Khi thực hiện kiểm tra phím nhấn, vấn
đề cần thiết là phải thực hiện chống dội. Quá trình chống dội có thể thực hiện bằng phần
mềm: Do thời gian dội của phím vào khoảng 20ms nên quá trình chống dội bằng phần mềm
đơn giản là tạo một thời gian trễ đủ lớn để chương trình bỏ qua ảnh hưởng khi dội.
Có 2 trạng thái khác nhau của phím nhấn khi thiết kế:
- Nhấn tạo mức logic 1, không nhấn mức logic 0.
- Nhấn tạo mức logic 0, không nhấn mức logic 1.

VCC VCC VCC

R R
SW SW

To uP To uP
To uP
SW
R

a b c

2. Bàn phím Hex


Là một dạng ma trận phím được thiết kế dành cho một số ứng dụng nào đó. Khi
không nhấn phím thì hàng của bàn phím Hex nối với Vcc thông qua điện trở R nên có mức
logic 1 (hoặc ngược lại). Để phân biệt được trạng thái của phím nhấn thì mức logic khi nhấn
phím phải là mức logic 0 (hoặc ngược lại). Mà khi nhấn một phím nào đó thì tương ứng
hàng và cột của bàn phím Hex sẽ kết nối với nhau. Do đó, để thực hiện kiểm tra một phím
thì ta phải cho trước cột chứa phím tương ứng ở mức logic 0, sau đó kiểm tra hàng của
phím, nếu hàng = 0 thì có nhấn phím còn hàng = 1 thì không nhấn phím.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 32


Phần 2: Mô phỏng mạch

Ví dụ như muốn kiểm tra phím 4 thì ta cho cột chứa phím 4 ở mức logic 0 (chân 5
của J1, các cột khác = 1, nghĩa là dữ liệu tại J1 là 1000xxxxb), sau đó thực hiện kiểm tra
chân 2 của J1 (hàng của phím 4), nếu chân này = 0 thì phím 4 được nhấn.

VCC

R R R R

0 1 2 3

4 5 6 7

8 9 A B
CON8
1
2
3
4 C D E F
5
6
7
8

J1

IV. NỘI DUNG THỰC HÀNH.


1. Công tắc đơn
Bài 1. Vẽ sơ đồ kết nối VĐK Atmega16 với 2 nút nhấn và 2 led 7 đoạn. Viết chương
trình kiểm tra trạng thái của phím nhấn hiển thị trên led 7 đoạn tương ứng: Nhấn hiển
thị 1, không nhấn hiển thị 0.
Bài 2. Vẽ sơ đồ kết nối VĐK Atmega16 với 2 nút nhấn và 3 led 7 đoạn. Viết chương
trình hiển thị giá trị đếm value (khởi tạo bẳng 0) trên 3 led 7 đoạn. Nếu
– Nhấn sw1: nếu biến value<200 thì tăng value= value+5; nếu lớn hơn 200 thì
value=0.
– Nhấn sw2: nếu biến value>0 thì giảm value= value-1, nếu value=0 thì không giảm
nữa.
2. Bàn phím Hex
Vẽ sơ đồ kết nối VĐK Atmega16 với ma trận phím nhấn 4x4 và 4 led 7 đoạn

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 33


Phần 2: Mô phỏng mạch

Bài 1. Thực hiện chương trình đọc mã bàn phím hiển thị lên 1 LED 7 đoạn.
Bài 2. Thực hiện chương trình đọc mã bàn phím ma trận hiện thị lên 4 LED 7 đoạn, khi
một phím mới được nhấn, mã phím cũ sẽ chuyển qua LED bên trái một vị trí, để mã
phím mới hiện lên trên LED bên phải.

Báo cáo: Nộp file mô phỏng bao gồm cả sơ đồ nguyên lý và code.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 34


Phần 2: Mô phỏng mạch

BÀI 4: MÔ PHỎNG VI ĐIỀU KHIỂN


GIAO TIẾP LCD

I. MỤC ĐÍCH
Giúp sinh viên khảo sát các vấn đề sau:
- Sử dụng phần mềm Proteus để mô phỏng mạch ứng dụng vi điều khiển.
- Tìm hiểu cách thức điều khiển hiển thị trên LCD và các ứng dụng của chúng.
II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG
- Máy vi tính.
- Phần mềm CodeVisionAVR.
- Phần mềm Proteus
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. LCD là kinh kiện hiển thị thông tin một cách trực quan trên màn hình.
2. Phân loại: dựa trên số dòng và cột LCD có thể hiển thị, ví dụ 2x16 (2 dòng
16 cột), 2x20, 4x20…
3. Các hàm điều khiển LCD (codevisionC)
lcd_init(unsigned char lcd_columns);
lcd_clear();
lcd_gotoxy(unsigned char x, unsigned char y);
lcd_putchar (char c);
lcd_puts (char *str);
lcd_putsf (char flash *str);
lcd_putse (char eeprom *str);
4. Lập trình:
˗ Muốn hiển thị ký tự trên màn hình LCD trước hết phải khởi động nó bằng cách
ghi giá trị 38H tới thanh ghi điều khiển của nó. Chọn thanh ghi điều khiển bằng
cách cấp RS=1, ghi bằng cách câp R/W = 0 và cho E lến mức 1 sau đó kéo
xuống mức 0.
˗ Trước khi ghi dữ liệu tới hiển thị lên LCD cần kiểm tra trạng thái sẵn sàng của
nó bằng cách đọc thanh ghi trạng thái (RS=1, R/W=1 và E = L-H-L). Nếu bit
cao nhất của thanh ghi trạng thái bằng 1 thì LCD đã sẵn sàng nhận dữ liệu.
˗ Để hiển thị ký tự trên LCD cần ghi mã ASCII của ký tự cần hiển thị tới nó
(RS=0, R/W=0, E = L-H-L, DB7-0=ASCII).
˗ Phần mềm CodevisionAVR đơn giản hóa việc điều khiển đọc ghi thông qua các
lệnh điều khiển LCD sẵn có của trình biên dịch.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 35


Phần 2: Mô phỏng mạch

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Vẽ sơ đồ kết nối VĐK AVR Atmega16 với LCD2x16.

Viết chương trình thực hiện


Bài 1. Viết chương trình hiển thị 2 dòng chữ trên màn hình LCD:
“Welcome to” tại tọa độ (4,0)
“PTIT” tại tọa độ (7,1)
Bài 2. Viết chương trình hiển thị “Counter:” trên dòng 1 tại tọa độ (0,0) và đếm từ
00-99, lặp lại liên tục trên dòng 1 tại (9,0), thời gian delay để tăng số đếm là 300ms.
Bài 3. Viết chương trình thực hiện:
– Nhấn sw1: hiển thị chữ “Welcome to” trên dòng 1của LCD
– Nhấn sw2: hiển thị chữ “PTIT” trên dòng 2 của LCD
Bài 4. Viết chương trình hiển thị chữ “Counter” trên dòng 1 của LCD và hiển thị
biến value (khởi tạo bẳng 0) trên dòng 2 của LCD. Nếu
– Nhấn sw1: nếu biến value<200 thì tăng value= value+5; nếu lớn hơn 200 thì
value=0.
– Nhấn sw2: nếu biến value>0 thì giảm value= value-1, nếu value=0 thì không
giảm nữa.
Bài 5. Hiển thị dòng chữ “Welcome to PTIT” trôi từ phải qua trái trên màn hình
LCD.

Biên soạn : Khoa Kỹ Thuật Điện Tử 2 Trang 36

You might also like