Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI THUYẾT TRÌNH


HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

Chủ đề: TRÌNH BÀY QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN BÁN BẢO HIỂM

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Tú

Nhóm sinh viên thực hiện:


Trịnh Xuân Mai - 11202489
Phạm Anh Minh - 11202575
Vũ Tuấn Đạt - 11200777
Trần Đức Nam - 11202688
Nguyễn Hương Giang - 11201095

Hà Nội, tháng 8 năm 2023


MỤC LỤC
I. Hai tình huống dẫn dắt..........................................................................................3
II. Khái quát chung về kinh doanh bảo hiểm........................................................4
1. Kinh doanh bảo hiểm là gì ?..............................................................................4
2. Đặc điểm, đặc trưng của loại hình kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm bảo
hiểm............................................................................................................................5
3. Hợp đồng bảo hiểm............................................................................................5
III. Quyền và nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm dưới góc độ kinh tế......................6
1. Đối với cá nhân:..................................................................................................6
2. Đối với xã hội:.....................................................................................................7
IV. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm...........................8
V. Bình luận về quyền và nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm.............................13

2
I. Hai tình huống dẫn dắt
- Case 1: DV Ngọc Lan
+ Trước khi ký hợp đồng dv này chưa hiểu rõ, chưa được tư vấn đầy đủ về
các điều khoản, nên hoang mang khi thấy phải đóng bảo hiểm 42 năm
cho con trai và 74 năm cho mình. Ngọc Lan cho biết cô đã mua gói bảo
hiểm cho mình và con trai là 700 triệu đồng/năm. Nữ diễn viên được
nhân viên tư vấn rằng sau 10 năm, cô lấy về tiền gốc lẫn lãi khoảng 10 tỉ
đồng. Sau 3 năm, số tiền nữ diễn viên đã đóng là 2,1 tỉ đồng. Tuy nhiên,
cô không hề biết công ty bảo hiểm này đã được bán lại cho một đơn vị
khác, khi trao đổi lại với đơn vị này, cô phát hiện số tiền mình có thể rút
ra sau 10 năm không giống trao đổi ban đầu.
+ Về những thắc mắc liên quan đến con số đóng phí 42 năm và 74 năm
trong hợp đồng của Ngọc Lan, phía bảo hiểm giải thích đó là thời gian
khách hàng được bảo hiểm. "Đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung
mà Ngọc Lan đang tham gia, thời hạn đóng phí bảo hiểm định kỳ tối đa
bằng thời hạn bảo hiểm của hợp đồng. Tuy nhiên, sau thời hạn đóng phí
bắt buộc, cụ thể là từ năm thứ 4 trở đi đối với sản phẩm này, khách hàng
có thể đóng phí linh hoạt và thời gian đóng phí dự kiến thông thường là
10, 15, 20 năm, tùy theo khả năng tài chính cũng như nhu cầu bảo vệ và
tích lũy của khách hàng", Tổng giám đốc MVI Life cho biết.
+ Về hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan, phía MVI Life cho
rằng, việc chưa được tư vấn rõ về các điều khoản có ích cho khách hàng
đã khiến cô có những thắc mắc. Cuộc đối thoại với Ngọc Lan đã giúp
MVI Life có cơ hội làm rõ những thắc mắc của cô, đồng thời giúp công
ty xác định được những điểm cần cải thiện để nâng cao hơn nữa trải
nghiệm của khách hàng."Chúng tôi trân trọng những góp ý từ Ngọc Lan
dành cho công ty, đồng thời rất vui vì đã có cơ hội giải đáp những thắc
mắc của cô", ông Đào Văn Đồng, Tổng Giám đốc MVI Life cho biết.
Qua đó, ông Đồng cũng gửi lời xin lỗi với khách hàng Ngọc Lan, vì
không cung cấp được dịch vụ hoàn hảo như mong đợi, mong Ngọc Lan
chấp nhận lời xin lỗi và Ngọc Lan đã chấp nhận lời xin lỗi.

3
=> Nghĩa vụ giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm,
điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

- Case 2: Thuê người chặt tay, chân để đòi bảo hiểm 3,5 tỷ đồng
+ Ngày 5/5/2016, do mắc vào nợ nần, Lý Thị N. (SN 1986, ngụ xã Xuân
Phú, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã thuê Doãn Văn Doanh (SN 1995, ở
huyện Phúc Thọ, Hà Nội) với giá 50 triệu đồng chặt 1/3 bàn chân và 1/3
bàn tay bên trái của mình rồi tạo hiện trường giả một vụ tai nạn tàu hỏa
để lấy tiền bảo hiểm.
+ Qua điều tra, Công an phát hiện nhiều dấu hiệu nghi vấn. Theo kết luận
giám định thương tật, N. bị tổn hại 79% sức khỏe. Tuy nhiên, thương
tích ở tay và chân cô này do vật sắc nhọn gây ra. Nhân viên y tế tham gia
điều trị cho N. cũng nhận định, vết thương không giống do tai nạn tàu
hỏa gây ra. Đặc biệt, cơ quan điều tra phát hiện, trước đó hơn 1 tháng, N.
mua liên tiếp 3 gói bảo hiểm thân thể của 2 công ty bảo hiểm nhân thọ.
Theo hợp đồng, nếu bị thương tật vĩnh viễn do tai nạn giao thông, cô ta
có thể được thanh toán tổng số tiền khoảng 3,5 tỷ đồng.
=> Quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm
vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả
thuận trong hợp đồng bảo hiểm

II. Khái quát chung về kinh doanh bảo hiểm

1. Kinh doanh bảo hiểm là gì ?

Bảo hiểm hiểu đơn giản là một hình thức để quản lý rủi ro được sử dụng nhằm bảo vệ
tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của bản thân trước những rủi ro hay biến cố ngẫu
nhiên xảy ra trong cuộc sống.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm rất nhiều loại hình: kinh doanh bảo hiểm
gốc, tái bảo hiểm, các hoạt động có liên quan như đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm,
dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật KDBH :

4
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh
nghiệp phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận
rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ
chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Đặc điểm, đặc trưng của loại hình kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm bảo
hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là loại hình kinh doanh dịch vụ, do vậy nó mang đặc điểm giống
như những loại hình dịch vụ trên thị trường, cụ thể là dịch vụ tài chính. Tuy nhiên có
một số những đặc trưng cơ bản:

- Sản phẩm cho nhu cầu thụ động → Bên mua bảo hiểm ít khi chủ chủ động tìm
đến biện pháp đối phó với rủi ro có thể xảy ra này, vì chẳng ai mong muốn
mình gặp tổn thất cả.
- Quá trình sản xuất cũng là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng
- Sản phẩm không mong đợi → Bên mua bảo hiểm chẳng bao giờ muốn sử dụng
bảo hiểm, vì chỉ khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, họ mới được bảo hiểm bồi
thường hoặc chi trả, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng với các loại hình
sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm thai sản,...

3. Hợp đồng bảo hiểm

Chương II Luật KDBH đưa ra những nội dung và quy định chung về hợp đồng bảo
hiểm.

- Không chỉ liên quan đến Luật KDBH, hợp đồng bảo hiểm còn được quy định
trong Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải. Ví dụ như hợp đồng bảo hiểm hàng hải
quy định cụ thể trong Bộ Luật hàng hải.
- Hợp đồng bảo hiểm sẽ quyết định trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của hai bên
chủ thể tham gia vào hợp đồng, đó là bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) và
bên mua bảo hiểm. Mỗi loại hợp đồng bảo hiểm sẽ có những đối tượng bảo
hiểm khác nhau, và những đối tượng này gắn bó trực tiếp với bên mua bảo
hiểm (kê khai thông tin trong đơn yêu cầu bảo hiểm). Từng trường hợp được
quy định trong mục 2 và mục 3 chương II Luật KDBH 2022 (hợp đồng bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm nghĩa vụ và trách nhiệm,...)
- Hợp đồng bảo hiểm cũng là một loại hợp đồng dân sự- thương mại hỗn hợp,
bên mua bảo hiểm có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân dân sự hay
thương mại, bên bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự (tổ chức tương

5
hỗ) hoặc thương mại (công ty bảo hiểm), mối quan hệ giữa bên mua và bên bán
(cung cấp) có thể sẽ có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự -
thương mại hỗn hợp, căn cứ vào điều 402 (Bộ Luật dân sự) thì Hợp đồng bảo
hiểm chính là hợp đồng song vụ, tức là mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm nên nhà nước ban hành quy định riêng về
Hợp đồng bảo hiểm, để giám sát và quản lý một cách tốt nhất.
- HĐBH bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, bên mua bảo hiểm và bên bảo
hiểm → Tìm hiểu về bên mua bảo hiểm, làm rõ quyền và nghĩa vụ của chủ thể
này trong hợp đồng.

III. Quyền và nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm dưới góc độ kinh tế
Quyền và nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm đối với cá nhân và đối với xã hội có
một số khía cạnh khác nhau. Dưới đây là phân tích về quyền và nghĩa vụ của bên bán
bảo hiểm đối với cả cá nhân và xã hội:

1. Đối với cá nhân:


Quyền của bên bán bảo hiểm đối với cá nhân:
- Quyền cung cấp bảo hiểm: bên bán bảo hiểm có quyền cung cấp các sản phẩm
bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài sản, sức khỏe và cuộc sống của cá nhân.
Quyền này cho phép cá nhân có sự lựa chọn và truy cập vào các dịch vụ bảo
hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của họ.
- Quyền tư vấn và hỗ trợ: bên bán bảo hiểm có quyền cung cấp tư vấn và hỗ trợ
cho cá nhân trong việc lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp và hiểu rõ về
điều kiện và quyền lợi của chính sách.

Nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm đối với cá nhân:


- Nghĩa vụ bồi thường: có nghĩa vụ thanh toán bồi thường cho cá nhân khi xảy ra
các sự cố bảo hiểm được bảo đảm. Việc thực hiện nghĩa vụ này đảm bảo sự an
tâm và sự bảo đảm tài chính cho cá nhân trong trường hợp xảy ra rủi ro.
- Nghĩa vụ thông tin: có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng cho cá
nhân về các điều kiện, quyền lợi, giới hạn và loại trừ trong chính sách bảo

6
hiểm. Điều này giúp cá nhân hiểu rõ về dịch vụ mà họ mua và đưa ra quyết
định thông minh về việc mua bảo hiểm.

2. Đối với xã hội:


Quyền của bên bán bảo hiểm đối với xã hội:
- Quyền đóng góp vào nền kinh tế: Bên bán bảo hiểm có quyền hoạt động kinh
doanh và tạo ra lợi nhuận, đóng góp vào phát triển và ổn định của nền kinh tế
xã hội.
- Quyền tạo việc làm: tạo ra cơ hội việc làm cho một lượng lớn người lao động.
Họ cung cấp công việc cho các nhân viên và nhân sự liên quan, góp phần vào
sự phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với xã hội:


- Nghĩa vụ đảm bảo an ninh tài chính: có nghĩa vụ duy trì tài chính ổn định để
đảm bảo khả năng thanh toán bồi thường cho cá nhân và tổ chức khi xảy ra các
sự cố bảo hiểm. Điều này giúp đảm bảo an ninh tài chính cho xã hội và tránh
tình trạng rủi ro lan rộng.
- Nghĩa vụ tuân thủ quy định và chuẩn mực: có nghĩa vụ tuân thủ các quy định
và chuẩn mực ngành để đảm bảo hoạt động công bằng, minh bạch và đáng tin
cậy. Việc tuân thủ các quy định giúp bảo vệ lợi ích của khách hàng và xã hội
nói chung.
- Nghĩa vụ thúc đẩy ổn định xã hội: có nghĩa vụ thúc đẩy ổn định xã hội bằng
cách cung cấp bảo hiểm cho các rủi ro và sự cố khác nhau. Điều này giúp giảm
thiểu tác động tài chính của các sự cố đối với cá nhân và xã hội, tạo điều kiện
để phục hồi và phát triển sau các sự cố.
- Nghĩa vụ giáo dục và tư vấn: có nghĩa vụ cung cấp giáo dục và tư vấn về bảo
hiểm cho cộng đồng. Điều này giúp tăng cường hiểu biết và nhận thức của
công chúng về tầm quan trọng của bảo hiểm và cách thức bảo vệ tài sản và sức
khỏe cá nhân.

7
Tóm lại, bên bán bảo hiểm có quyền cung cấp bảo hiểm và tư vấn cho cá nhân,
đóng góp vào phát triển kinh tế và tạo việc làm, trong khi có nghĩa vụ thanh toán bồi
thường, đảm bảo an ninh tài chính, tuân thủ quy định và chuẩn mực, thúc đẩy ổn định
xã hội và cung cấp giáo dục và tư vấn cho cộng đồng. Những quyền và nghĩa vụ này
đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động bảo hiểm hiệu quả và sự bảo vệ
cho cá nhân và xã hội.

IV. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm
Bên bán BH bao gồm:
- DNBH: là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định
của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái
bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo
hiểm sức khỏe. ( khoản 17, điều 4, luật KDBH 2022 )
- Đại lý BH: là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm
vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại
lý bảo hiểm. ( điều 124, luật KDBH 2022 )
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và
hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để thực hiện
các hoạt động môi giới bảo hiểm ( khoản 21, điều 4, luật KDBH 2022 )
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài: là đơn vị phụ
thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách
pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm và
chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt
Nam ( khoản 19, điều 4, luật KDBH 2022 )
Quyền và nghĩa vụ của DNBH, chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài ( điều
20, luật KDBH 2022 )
1. Quyền

a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

8
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan
đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

c) Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;

d) Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách
nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong
hợp đồng bảo hiểm;

đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối
với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ
theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra;

g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ

a) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến
rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

b) Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều
khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi
giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định
tại Điều 18 của Luật này;

d) Cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

9
e) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

g) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi
thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

h) Lưu trữ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

i) Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp, trừ trường
hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên
mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của đại lý BH ( điều 129, luật KDBH 2022 )

1. Quyền

a) Lựa chọn và giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp
bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật;

b) Được cung cấp thông tin và điều kiện cần thiết để thực hiện hợp đồng đại lý bảo
hiểm;

c) Hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi
khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài
sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ

a) Thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

10
b) Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nếu có
thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

c) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

d) Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm; cung cấp các thông tin về sản
phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đầy đủ, chính xác cho bên
mua bảo hiểm và giải thích rõ ràng, đầy đủ về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; không được tự ý kê
khai thông tin cho bên mua bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm;
thực hiện các nghĩa vụ khác theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo
hiểm;

đ) Tham dự các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức do doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp
bảo hiểm vi mô tổ chức;

e) Chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;

g) Bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô các khoản tiền mà doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức
tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đã bồi thường cho người được bảo hiểm, bên mua
bảo hiểm trong trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý
bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm;

h) Thực hiện đúng tiêu chuẩn hoạt động đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp
bảo hiểm vi mô quy định;

11
i) Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và
không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ
trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật;

k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ( điều 137, luật KDBH
2022 )

1. Quyền

a) Hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

b) Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu
của bên mua bảo hiểm;

d) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ

a) Bảo mật thông tin do khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

b) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra;

c) Công khai thông tin cho khách hàng các nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Tài chính;

d) Hạch toán và theo dõi tách biệt các khoản thu hộ, chi hộ doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

12
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm.

e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

V. Bình luận về quyền và nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm

13

You might also like