Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH HỌC PHẦN II

Bài số 1:
A. Số dư đầu tháng 12/N TK 1122 (USD): 10.000 USD, tỷ giá 23; TK 131 chi tiết khách
hàng A: 15.000 USD, tỷ giá 23,5; TK 331 chi tiết người bán K: 10.000 USD, tỷ giá nhận
nợ là 23,6/USD. Doanh nghiệp không có khoản mục tiền tệ là ngoại tệ nào khác.
B. Tình hình tăng giảm TGNH ngoại tệ trong tháng như sau: (ĐVT: 1000đ)
o 5/12: Tăng 5000 USD do khách hàng A thanh toán nợ phải thu, tỷ giá khi cho nợ là
23,5/USD, tỷ giá thực tế mua của ngân hàng là: 23,6/USD
o 10/12: Giảm 10.000 thanh toán nợ phải trả cho người bán K, tỷ giá khi nhận nợ là
23,6/USD, tỷ giá thực tế bán của ngân hàng là 23,7 /USD.
o 15/12: Nhập kho hàng hóa nhập khẩu, giá mua (CIF) 10.000 USD, chưa thanh toán tiền
(Thời hạn thanh toán 10 ngày), thuế Nhập khẩu phải nộp 10%, thuế GTGT hàng nhập
khẩu 10%. Tỷ giá thực tế bán của ngân hàng là 23,55/USD; tỷ giá thực tế mua của ngân
hàng là 23,5/USD. Doanh nghiệp đã nộp thuế bằng TGNH VNĐ, tỷ giá hải quan quy
định ngày 15/12: 23,4.
o 25/12: Vay ngắn hạn bằng USD để thanh toán tiền nhập khẩu lô hàng ngày 15/12. Ngân
hàng chuyển thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp. Tỷ giá thực tế bán của ngân hàng là:
23,7/USD.
o Tại ngày 31/12/N, tỷ giá mua/bán của ngân hàng thương mại lần lượt là 23,65 và
23,7/USD.
Yêu cầu: 1. Hãy tính toán, lập các định khoản kế toán liên quan, kể cả đánh giá lại số
dư có gốc ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ.
2. Xác định thông tin liên quan đến tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ trình bày trên
BCTC ngày 31/12/N?
Biết rằng: Doanh nghiệp tính tỷ giá ghi sổ cho TK 112 theo phương pháp bình quân
liên hoàn; TK 131, 331 theo tỷ giá đích danh. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
KKTX; Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tỷ giá nêu trong bài là tại ngân hàng
thương mại mà doanh nghiệp có mở tài khoản ngoại tệ và giao dịch thường xuyên.
Bài số 2:
Tại công ty Hoàng Hiệp, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đồng tiền sử
dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, niên độ kế toán phù hợp với năm dương lịch. Tháng
12/N có các chứng từ tài liệu sau đây : (ĐVT: 1000đ)

1
I. Số dư đầu tháng
TK 1122- Ngoại tệ : 345.000 (15.000USD) gửi Vietcombank.
TK 131 – Công ty FRS Dư Nợ: 693.000 (30.000USD)
TK 131 – Công ty GEO Dư Có: 460.000(20.000 USD)
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng liên quan đến tiền gửi ngân hàng là
ngoại tệ như sau:
1. Ngày 1/12, mua 20.000 USD của ngân hàng Vietcombank, đã thanh toán bằng tài
khoản tiền gửi thanh toán tại Vietcombank.
2. Ngày 4/12, Công ty ký hợp đồng mua vật liêu Y của công ty BC với trị giá
60.000USD, Công ty chuyển khoản thanh toán trước cho công ty BC bằng TGNH
50% giá trị hàng nhập khẩu: 30.000 USD, đã có GBN của Vietcombank.
3. Ngày 15/12, nhập khẩu vật liệu Y theo hợp đồng thương mại với công ty BC, giá
nhập khẩu: 60.000USD, thuế nhập khẩu: 30% (Tờ khai hải quan áp dụng tỷ giá hối đoái
23/1USD), thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Vật liệu Y đã được nhập kho đủ.
4. Ngày 20/12, xuất khẩu lô hàng hóa K theo hợp đồng xuất khẩu với công ty GEO, trị
giá hàng xuất khẩu : 80.000 USD, tờ khai hải quan: thuế xuất khẩu 10%, tỷ giá hối đoái:
23. Công ty GEO đã chuyển khoản thanh toán 25% từ ngày 15/11/N, số còn lại chưa thanh
toán. Thuế xuất khẩu đã nộp bằng TGNH (có giấy báo Nợ).
5. Ngày 20/12 Công ty FRS thanh toán tiền hàng: 30.000 USD, đã chuyển vào tài
khoản ngân hàng Vietcombank (Đã có giấy báo Có).
7. Ngày 31/12, tỷ giá công bố mua vào và bán ra của ngân hàng VCB: Tỷ giá mua vào
23,4/1USD; tỷ giá bán ra 23,5/1USD.
Yêu cầu: Bổ sung các thông tin cần thiết về tỷ giá và định khoản các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh tại công ty Hoàng Hiệp, biết rằng công ty tính tỷ giá ghi giảm tiền gửi ngân hàng
bằng ngoại tệ theo phương pháp bình quân liên hoàn.
Bài số 3:
Tại công ty HH, đồng tiền sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, niên độ kế
toán phù hợp với năm dương lịch. Ngày 31/12, số dư chi tiết tài khoản gốc ngoại tệ như
sau:(ĐVT: 1000đ)
- TK 331:
TK 331 Chi tiết công ty UEA: Dư Có 2.280.000 (100.000USD)
TK 331 Chi tiết công ty CGC: Dư Nợ : 5.725.000 (250.000USD)

2
- TK 131:
TK 131 chi tiết công ty BC: Dư Nợ 4.540.000 (200.000USD)
TK 131 chi tiết công ty JAP: Dư Nợ 6.840.000 (300.000 USD)
- TK 1122 (Vietcombank) : 3.435.000 (150.000USD)
- TK 1283 : 230.000 (100.000USD) tại Vietcombank.
-TK244 : 115.000 (50.000USD) tại Vietcombank.
Yêu cầu:
Tỷ giá USD mua vào của ngân hàng Vietcombank ngày 31/12 là 23,2/1USD; tỷ giá
bán ra 23.3/1USD. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ gốc ngoại tệ và định khoản. Xác
định thông tin liên quan đquacacs TK trên trình bày trên BCTC ngày 31.12.N.
Bài số 4 : Tại doanh nghiệp Phương Đông có các tài liệu sau
A) Số dư ngày 1/1/N của một số TK:
- TK 131( dư Nợ): 4.800. Trong đó: + Phải thu của Công ty A: 6.300
+ Công ty B trả trước tiền hàng: 1.500
- TK 138 “ Phải thu khác”: 3.500. Trong đó: TK 1381: 3.000; TK 1388: 500
- Các TK khác có số dư bất kỳ hoặc không có số dư.
B) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N
1. Xuất kho thành phẩm giao bán cho Công ty C( Trị giá xuất kho: 20.000) theo hoá
đơn GTGT số 00325: Giá chưa có thuế: 60.000, thuế GTGT 10%: 6.000, tổng giá thanh
toán: 66.000
Công ty C đã chấp nhận thanh toán, doanh nghiệp chưa thu tiền của Công ty C.
2. Giấy báo Có số 110 ngày 5/1 doanh nghiệp nhận được tiền do Công ty A trả tiền
hàng, số tiền: 4.500.
3. Phiếu chi tiền mặt số 11 ngày 6/1, doanh nghiệp mua phí bảo hiểm các loại ô tô
trả một lần trong năm số tiền: 12.000
4. Biên bản xử lý tài sản thiếu hụt ở tháng 12 năm (N-1) như sau:
- Bắt thủ kho phải bồi thường 2.000 được trừ vào lương tháng 1.
- Tính vào chi phí bất thường: 1.000
5. Giấy báo Có số 112 ngày 31/1/N, số tiền hàng Công ty C đã chuyển trả là 66.000
Yêu cầu:

3
1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N và ghi sổ cái TK 131
theo hình thức nhật ký chung.
2) Mở sổ chi tiết TK 131 để phản ánh ( Có khoá sổ cuối tháng 1/N)
Tài liệu bổ sung:
- Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài số 5
Tại phòng kế toán của Công ty X (Công ty là đơn vị cấp trên có nhà máy A là đơn vị
trực thuộc tổ chức công tác kế toán riêng) có tài liệu, chứng từ kế toán sau: (ĐV tính:
1000đ):
1. Công ty X giao cho nhà máy A (đơn vị trực thuộc) các tài sản theo bên giao nhận
số 01 ngày 10/01/N:
- Một TSCĐ Hữu hình nguyên giá: 50.000, Đã khấu hao: 15.000
- Nguyên liệu, vật liệu : 20.000
- Tiền mặt: 10.000
2. Công ty trả hộ cho nhà máy A tiền điện, nước bằng chuyển khoản ngân hàng số
tiền 10.000
3. Công ty nhận được khoản nợ do nhà máy A trả 30.000 tiền mặt theo phiếu thu số
21 ngày 15/1/N (khoản công ty X trả hộ nhà mày A về tiền mua nguyên liệu)
4. Nhà máy A trả hộ cho Công ty khoản vay ngắn hạn bằng tiền mặt 4.000 (Phiếu
chi số 25 ngày 20/1/N và 1 séc chuyển khoản 1.500 (đã có giấy báo Nợ ngân hàng).
Yêu cầu: Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế trên..
Bài số 6 : Tại Doanh nghiệp sản xuất HN có các tài liệu sau: (ĐVT: 1000đ)
I. Số dư ngày 01/3/N của một số TK:
- TK 111: 20.000. Trong đó: TK 1111: 20.000, TK 1112:
- TK 141: 2.500 ( Chi tiết ông Nguyễn Văn Mạnh: 2.500)
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 3/N như sau:
1) Phiếu thu tiền mặt số 115 ngày 2/3 : thu tiền mặt về bán sản phẩm cho khách
hàng A theo hoá đơn GTGT số 210486: Giá chưa có thuế 18.000 Thuế GTGT (10%).

4
2) Phiếu chi để ký quỹ ngắn hạn thuê bao bì: 1.000; Nộp tiền điện phục vụ cho sản
xuất: 1.650 (Trong đó thuế GTGT 150)
3. Ông Nguyễn Văn Mạnh nhân viên tiếp liệu đã thanh toán số tiền tạm ứng theo
bảng thanh toán tạm ứng số 02 ngày 15/3 gồm: Số tiền mua vật liệu chính theo hoá đơn
GTGT số 1502: Giá chưa có thuế: 1.800,Thuế GTGT (10%): 180,Tổng giá thanh toán:
1.980, (Vật liệu chính đã nhập kho đủ theo PNK số 13 cùng ngày). Chi phí vận chuyển vật
liệu chính là: 50. Số tiền tạm ứng chi không hết quyết định trừ vào lương tháng 3 của ông
Mạnh.
4. Phiếu chi tiền mặt số 19 ngày 15/3, chi tạm ứng lương kỳ I cho công nhân viên số
tiền: 10.000
5. Phiếu chi tiền mặt số 20 ngày 16/3, mua công cụ dụng cụ theo hoá đơn GTGT số
1950: Giá chưa có thuế: 1.000,Thuế GTGT (10%): 100, tổng giá thanh toán: 1.100. CCDC
đã nhập kho đủ theo PNK số 14 cùng ngày.
Yêu cầu: 1. Định khoản kế toán,và ghi vào sổ cái TK 141 theo hình thức NK chung.
2. Hãy ghi sổ chi tiết tiền mặt tháng 3/N.
Tài liệu bổ sung: Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
Bài số 7
Tại phòng kế toán của Doanh nghiệp X có tài liệu và chứng từ kế toán phát sinh trong
tháng 1 như sau: (ĐV: 1000đ)
1. Biên bản kiểm kê hàng tồn kho ngày 5/1 thiếu một số phụ tùng trị giá 1.500, hội
đồng kiểm kê xử lý người thủ kho phải chịu trách nhiệm và thủ kho đã ký biên bản chịu
bồi thường.
2. Doanh nghiệp chi tạm ứng cho nhân viên tiếp liệu A tiền mặt: 6.000 (phiếu chi số
23 ngày 18/1/N).
3. Doanh nghiệp xuất CCDC, phiếu xuất kho số 5 ngày 8/1/N trị giá 2.400 sử dụng
PXSX trị giá 2000, cho bộ phận quản lý DN: 400 CCDC này có giá trị lớn, thời gian sử
dụng lâu nên quyết định phân bổ làm 4 tháng.
4. Doanh nghiệp chi tạm ứng cho nhân viên quản lý PX (ông B) bằng tiền mặt phiếu
chi số 35 ngày 21/1/N để mua CCDC bảo hộ lao động, số tiền 6.600.
5. Công ty vận tải HB vi phạm hợp đồng vận chuyển hàng hóa của DN, phải bồi
thường 12.000 theo biên bản xử lý của toà án kinh tế.
6. Bảng thanh toán tiền tạm ứng, nhân viên tiếp liệu A đã thực hiện các nghiệp vụ:
5
- Mua phụ tùng đã nhập kho (PNK số 30 ngày 20/1, kèm theo hoá đơn GTGT số 38
ngày 19/1): Giá mua chưa có thuế GTGT 4.500, Thuế GTGT 450, Tổng giá thanh toán:
4.950
- Hoá đơn trả tiền thuê vận chuyển : Giá chưa có thuế: 300, Thuế GTGT: 30, Tổng
giá thanh toán: 330
- Phiếu thu tiền mặt số 26 ngày 20/1/N hoàn lại tạm ứng số tiền không sử dụng hết
720.
7. Giấy báo Có của ngân hàng, Công ty vận tải HB hoàn trả một phần tiền bồi
thường 8.000.
8. Bảng thanh toán tiền tạm ứng của nhân viên quản lý PX (ông B): Dụng cụ bảo hộ
lao động nhập kho (PNK số 35 ngày 22/1) kèm theo HĐGTGT số 76 ngày 20/1: Giá chưa
có thuế: 6.000, Thuế GTGT 600 , Tổng giá thanh toán: 6.600
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế nói trên.
2. Phản ánh vào sơ đồ TK có liên quan.
3. Ghi sổ NKC
Bài số 8:
Doanh nghiệp A trong tháng 3/N có tình hình sau: (đơn vị tính 1000)
A ) Số dư ngày 1/3/N của một số tài khoản:
- TK 141: 22.000, trong đó ông Tuấn phòng kế hoạch 7.000; Ông Minh phòng vật
tư 15.000
- TK 244: 20.000 (tiền ký cược để thuê hoạt động TSCĐ của công ty X dùng cho
phân xưởng sản xuất chính từ ngày 1/1/N đến ngày 30/3/N).
B) Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ sau:
1) Phiếu chi số 05 ngày 5/3 tạm ứng tiền công tác phí cho ông Hải phòng kế hoạch
3.000.
2) Biên lai giao nhận số 05 ngày 7/3 DN làm thủ tục bàn giao một xe máy đang
phục vụ cho bộ phận bán hàng cầm cố với công ty T để vay vốn với thời hạn 6 tháng.
Nguyên giá của chiếc xe đó là 30.000, số đã khấu hao 5.000.
3) Bảng thanh toán tạm ứng số 01/3 ngày 10/3 của ông Minh kèm theo hoá đơn mua
CCDC loại phân bổ hai lần không qua nhập kho, sử dụng ngay cho phân xưởng sản xuất

6
chính, trong đó: Giá mua chưa có thuế: 5.000, Thuế GTGT: 1.500. Phần chi quá tạm ứng
doanh nghiệp trả lại cho ông Minh bằng tiền mặt.
4) Bản thanh toán tạm ứng số 02/3 ngày 15/3 của ông Tuấn phòng kế hoạch kèm
theo chứng từ tiền công tác phí chưa có thuế là 6.000, thuế GTGT: 600, số còn thừa nộp lại
quỹ.
5) Phiếu thu số 40 ngày 30/3 doanh nghiệp nhận lại tiền ký cược thuê hoạt động
TSCĐ của công ty X. Doanh nghiệp làm hư hỏng một số chi tiết của TSCĐ nên bị phạt
10% số tiền đã ký cược.
Yêu cầu: - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên, biết rằng doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài số 9:
Doanh nghiệp Tam Thanh, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, sản phẩm A chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT)
theo phương pháp khấu trừ, sản phẩm B không chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ . Vật tư, tài sản mà doanh nghiệp mua về phục vụ sản xuất cả 2 loại sản phẩm. Trích
một số tài liệu tháng 12/N :
1.Trích bảng kê vật liệu mua vào đã nhập kho trong kỳ: Giá chưa có thuế GTGT:
1.400.000.000 , Thuế GTGT 140.000.000
Đã trả bằng tiền mặt: 220.000.000, trả bằng tiền gửi ngân hàng: 330.000.000, còn
lại chưa trả tiền cho người bán.
2.Mua một thiết bị sản xuất đã bàn giao cho phân xưởng sản xuất, giá chưa có thuế
GTGT 500.000.000, thuế GTGT 50.000.000, đầu tư bằng NV khấu hao.
3.Mua một TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, giá chưa có thuế GTGT 20.000.000,
thuế GTGT 2.000.000, đã trả bằng tiền mặt thuộc quỹ phúc lợi.
Yêu cầu:
1.Định khoản các nghiệp vụ trên.
2.Phân bổ thuế GTGT đầu vào vào cuối kỳ để xác định phần thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ và không đưọc khấu trừ, định khoản các nghiệp vụ đó, biết rằng doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tổng hợp được trong kỳ đối với sản phẩm A là
3.000.000.000 và sản phẩm B là 2.000.000.000.
Bài tập 10:
Trích tài liệu tháng 3 năm N của công ty A có các xí nghiệp trực thuộc (đơn vị cấp
dưới) hạch toán phụ thuộc, tổ chức công tác kế toán riêng như sau: (đơn vị tính 1000đ).
7
A. ở công ty A (cấp trên).
1. Ngày 01/3 chuyển tiền gửi ngân hàng trả cho chi nhánh điện về tiền điện dùng
cho sản xuất ở xí nghiệp trực thuộc I số tiền 11.000 đã nhận được giấy báo nợ công ty đã
thông báo cho xí nghiệp I đơn vị cấp dưới biết.
2. Ngày 18/3 công ty A nhận được thông báo của xí nghiệp trực thuộc II về việc xí
nghiệp trực thuộc II đã chi trả hộ khoản tiền công ty A nợ công ty B: Số tiền 15.400.
3. Ngày 20/3 công ty A đã thu hộ tiền đơn vị X nợ xí nghiệp trực thuộc I số tiền mặt
đã thu nhập quỹ 8.800, đồng thời thông báo xí nghiệp I biết.
4. Quỹ quản lý phải thu ở xí nghiệp I là 1.200; phải thu ở xí nghiệp II là 1.300.
5. Công ty xác định số lợi nhuận xí nghiệp II phải nộp trong kỳ là: 45.000.
B. ở các xí nghiệp trực thuộc (đơn vị cấp dưới).
1. Ngày 02/3 xí nghiệp I nhận được thông báo của công ty A (cấp trên) về việc cấp
trên đã trả hộ tiền điện cho chi nhánh điện số tiền 11.000.
2. Ngày 17/3 xí nghiệp II xuất quỹ tiền mặt trả hộ công ty A số tiền công ty A nợ
công ty B: 15.400, đồng thời thông báo cho công ty A biết.
3. Ngày 21/3 xí nghiệp I nhận được thông báo của công ty A đã thu hộ khoản đơn vị
X còn nợ xí nghiệp I về số tiền mua hàng là: 8.800.
4. Xí nghiệp I phải nộp quỹ quản lý cấp trên lên công ty A là 1.200
5. Xí nghiệp II phải nộp quỹ quản lý cấp trên lên công ty A là 1.300.
6. Xí nghiệp II phải nộp lợi nhuận lên công ty A là: 45.000.
7. Xí nghiệp I xuất quỹ tiền mặt cho xí nghiệp II mượn tạm thời không tính lãi số
tiền 30.000.
8. Xí nghiệp II mượn tiền tạm thời của xí nghiệp I đã nhập quỹ số tiền 30.000.
Yêu cầu: 1 Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ liên quan.
2. Kết chuyển thanh toán bù trừ cuối kỳ, phản ảnh trên sơ sồ tài khoản. Khoá sổ tính
số dư (ở công ty và các xí nghiệp trực thuộc).
Bài tập số 11:
Trích tài liệu tháng 3/N của DN X như sau: (đơn vị tính 1000đ)
A. Số dư đầu tháng 3/N của một số TK
- TK 111.1: 57.000

8
- KT 3411 (chi tiết vay ngắn hạn): 210.000
- TK 331 (chi tiết công ty A) dư có: 120.000
- Các TK khác có số dư bất kỳ.
B. Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ phát sinh gồm:
1. Ngày 3/3, Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để trả cho người bán (công ty A)
số nợ kỳ trước 120.000 và ứng trước tiền hàng kỳ này 30.000. Tổng số tiền vay là 150.000
thời hạn vay 6 tháng lãi suất 0,8%/tháng. Thanh toán 1 lần cả gốc và lãi khi đến hạn.
2. Ngày 8/3, Doanh nghiệp vay dài hạn ngân hàng để mua ôtô con 4 chỗ trang bị cho
Giám đốc, giá mua chưa có thuế GTGT. 790.000, thuế GTGT 10% đã được ngân hàng cho
vay thanh toán thẳng cho bên bán, tổng số tiền vay 869.000.
Ôtô đã nhận và hoàn tất giấy tờ trước bạ, đăng ký chi bằng tiền mặt 18.000 từ nguồn
vốn khấu hao cơ bản.
3. Ngày 12/3, Doanh nghiệp mua vật liệu đã nhập kho đủ, giá mua chưa có thuế
GTGT 270.000 thuế GTGT 10%. Ngân hàng đã cho vay thanh toán thẳng cho người bán
số tiền 297.000 thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 0,8% / tháng, thanh toán một lần cả gốc và
lãi khi đến hạn.
4. Ngày 15/3, Doanh nghiệp nhận ký quỹ ngắn hạn của đơn vị y bằng ngoại tệ đã
nhập quỹ số tiền 2000USD tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) tại thời điểm nhận
ký quỹ là 15,8/1USD.
5. Ngày 18/3, Doanh nghiệp mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền người bán số lượng
100 bộ, giá mua chưa có thuế GTGT: 100.000, thuế GTGT 10.000, hàng về tiến hành kiểm
nghiệm số lượng thực tế 110 bộ đã nhập kho. Số công cụ dụng cụ thừa chưa xác định được
nguyên nhân, trị giá công cụ dụng cụ thừa DN tính theo giá mua chưa có thuế ghi trên hoá
đơn để nhập kho.
6. Ngày 31/3, Doanh nghiệp chuyển TGNH trả nợ vay ngắn hạn số nợ gốc 210.000
trả lãi vay trong 6 tháng lãi suất 0,8%/tháng. DN có trích trước tiền lãi vay phải trả hàng
tháng.
Yêu cầu:
1. Tính toán và lập các định khoản kế toán liên quan các nghiệp vụ trên.
2. Ghi sổ cái TK 3411 theo hình thức NKC.
Tài liệu bổ sung: - DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- DN thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

9
Bài tập số 12:
Trích tài liệu quý I/N của doanh nghiệp M như sau (đơn vị tính 1000đ)
1. Ngày 01-1/N phòng kế toán nhận được biên bản kiểm kê số 01- ngày 01/01/N vật
liệu chính thừa chưa rõ nguyên nhân trị giá 12.000.
2. Ngày 15/1/N doanh nghiệp vay 500.000 của đơn vị X trả cho công ty N về số tiền
hàng nợ tháng trước. Giấy nhận nợ tiền vay số 03 ngày 15/1/N thời hạn vay 03 tháng lãi
suất 0,8%/tháng trả lãi theo định kỳ hàng tháng.
3. Ngày 20/1/N doanh nghiệp nhận được giấy báo có của ngân hàng số 79 ngày
19/1/N số tiền 30.000 do đơn vị Y ký quỹ ngắn hạn để mua hàng của doanh nghiệp.
4. Ngày 31/1/N doanh nghiệp nhận được thông báo của cơ quan thuế về thuế nhà đất
phải nộp 2.200.
5. Ngày 01/2/N doanh nghiệp chuyển TGNH trả nợ dài hạn đến hạn trả, cho công ty
T số tiền 7.000, đã nhận được giấy báo nợ số 08 ngày 1/02/N.
6. Ngày 02/2/N. Giám đốc DN quyết định xử lý số vật liệu thừa được phép ghi tăng
nguồn vốn kinh doanh.
7. Ngày 06/2/N DN chuyển TGNH nộp thuế nhà đất số tiền 2.200 đã nhận được
giấy báo nợ số 12 ngày 06/2/N.
8. Doanh nghiệp xuất quỹ tiền mặt theo phiếu chi số 36 ngày 15/2/N trả lãi tiền vay
cho đơn vị X số tiền 4.000.
9. Biên bản bàn giao TSCĐ số 004 ngày 11/3/N DN nhận một TSCĐHH đã đưa vào
sử dụng ở bộ phận sản xuất. TSCĐ này được mua bằng tiền vay dài hạn đã thanh toán
thẳng cho người bán theo hợp đồng vay vốn số 43 ngày 09/3/N tổng số tiền vay 441.000.
Giá mua chưa có thuế 420.000 thuế GTGT 5%.
Yêu cầu: Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ trên.

Bài số 13:
Trích tài liệu quý 4/N của công ty Điện tử viễn thông gồm: (đơn vị tính 1000đ).
1. Ngày 01/10/N. Công ty dùng quỹ phúc lợi mua một chiếc ôtô K 60 chỗ để đưa
đón công nhân đi làm. Giá mua chưa có thuế GTGT 680.000 thuế GTGT 10% trả bằng
tiền gửi ngân hàng. Lệ phí trước bạ, đăng kiểm giấy tờ liên quan khác đã chi bằng tiền mặt:
22.000.
2. Ngày 26/11/N. Công ty nhận bàn giao đưa vào kinh doanh một kiốt đã xây dựng
bằng nguồn quỹ phúc lợi trị giá 120.000.

10
3. Ngày 01/12/N công ty tiến hành thanh lý 1 nhà trẻ để bàn giao mặt bằng cho ban
quản lý dự án đô thị Hà Nội. Nguyên giá 360.000 giá trị hao mòn luỹ kế 318.000, chi phí
thanh lý thuê ngoài trả bằng tiền mặt 9.000, phế liệu thu hồi bán nhận bằng tiền mặt đã
nhập quỹ 11.000. Giám đốc quyết định các khoản thu, chi liên quan đến thanh lý nhà trẻ
đều hạch toán vào quỹ phúc lợi.
4. Do nguyên nhân khách quan trạm biến áp bị cháy nổ, ngày 18/12/N. Giám đốc
quyết định dùng quỹ dự phòng tài chính để khắc phục và lắp đặt mới; công ty tiến hành
thanh lý trạm biến áp nguyên giá 540.000 đã khấu hao 285.000 chi phí thanh lý thuê làm
ngoài giờ (không có thuế GTGT) trả bằng tiền mặt: 12.000, bán phế liệu thu hồi thanh lý
(không có thuế GTGT) đã nhập quỹ: 15.000.
Mua thiết bị lắp đặt đưa vào sử dụng phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh tổng
số tiền thanh toán trả bằng séc chuyển khoản số tiền: 646.800 trong đó thuế GTGT 10%.
Trạm biến áp mới được hình thành từ nguồn vốn KHCB của trạm biến áp trước khi
cháy nổ và quỹ dự phòng tài chính sau khi trừ giá trị thanh lý.
5. Ngày 31/12/N Công ty xác định giá trị hao mòn của chiếc ôtô K 60 chỗ đưa đón
công nhân viên đi làm tính đến thời điểm cuối năm tài chính là: 30.000.
Yêu cầu: Tính toán, lập định khoản liên quan và ghi sổ cái TK 3532 theo hình thức
NKC.

Bài số 14:
Trích tài liệu quý 4 năm N ở công ty A đang hoạt động SXKD như sau (ĐVT: 1000đ)
A. Số dư đầu quý 4 của một số TK.
1. TK 1112: 420.000................... .
Số ngoại tệ tồn quỹ là số tiền khách hàng trả một lần trong tháng trước. Tỷ giá hối
đoái quy đổi ghi sổ kế toán là 21.USD.
2. TK 131: 246.000 trong đó:
- Công ty H nợ bằng tiền Việt Nam 36.000
- Công ty K nợ bằng ngoại tệ 10.000 USD tỷ giá khi nhận nợ là 21/1USD. Quy đổi
thành tiền Việt Nam ghi số là: 210.000
3. TK 3411: (NHCT BĐ): 202.000 (vay bằng ngoại tệ là 10.000 USD tỷ giá giao
dịch tại thời điểm vay là 21,2/1USD).
4. TK 331 (Chi tiết công ty XNKHN) dư có 420.000 (số phải trả bằng ngoại tệ là:
20.000USD tỷ giá khi nhận nợ quy đổi để ghi số là: 21/1USD).

11
Các TK khác có số dư bất kỳ.....
B. Trong quý 4 có các nghiệp vụ phát sinh gồm:
1. Ngày 15/10/N DN chi tiền mặt bằng ngoại tệ tạm ứng cho ông B phòng cung tiêu
8.000USD để mua vật tư.
2. Ngày 10/11/N Công ty H trả tiền mua hàng nợ kỳ trước bằng ngoại tệ số tiền
2.000USD tỷ giá thực tế là 21,3/1USD.
3. Ngày 30/11/N DN chi tiền mặt bằng ngoại tệ trả cho công ty XNK HN là 5.400
USD. Tỷ giá thực tế là 21,4/1USD.
4. Ngày 02/12/N công ty K trả tiền mua hàng nợ từ quý trước là 10.000USD tỷ giá
thực tế 21,4/1USD.
5. Ngày 29/12/N DN chi tiền mặt bằng ngoại tệ trả cho công ty XNKHN 5.000USD,
tỷ giá thực tế 21,5/1USD.
6. Ngày 30/12/N DN chi tiền mặt bằng ngoại tệ trả nợ vay ngắn hạn NHCT BĐ số
tiền là 11.000USD.
7. Ngày 30/12/N ông B lập bảng kê thanh toán tạm ứng kèm theo hoá đơn và phiếu
nhập kho nguyên vật liệu tổng số tiền trả cho người bán là 7.700USD. Giá mua vật tư là
7.000USD thuế GTGT 700USD, tỷ giá thực tế 21,4/1USD. Vật liệu đã nhập kho đủ. Số
ngoại tệ không chi hết đã hoàn tạm ứng nhập lại quỹ.
8. Ngày 30/12/N. DN chuyển TGNH (tiền Việt Nam) trả lãi vay cho NHCT BĐ là
5.280 đã nhận được giấy báo nợ.
9. Cuối năm tài chính ngày 31/12/N DN đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ theo quy định, tỷ giá thực tế ngày 31/12/N là 21,5/1USD.
Yêu cầu: Hãy tính toán, lập định khoản kế toán ghi sổ NKC tình hình trên trong quý 4/N .
Tài liệu bổ sung: Ngoại tệ xuất quỹ quy đổi ra Việt Nam đồng tính theo phương
pháp bình quân gia quyền di động
Bài số 15:
Trích tài liệu quý I/N của doanh nghiệp H như sau: (đơn vị tính 1000đ)
1. Doanh nghiệp góp vốn liên doanh với hãng EW bằng quyền sử dụng đất. Hội
đồng liên doanh đánh giá và công nhận vốn góp 50.000.000.
2. Doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh bằng một TSCĐHH đã đưa vào hoạt động.
Hội đồng liên doanh đánh giá 240.000. Chi phí lắp đặt thuê ngoài trả bằng tiền mặt 66.000
trong đó thuế GTGT 10%, lấy từ nguồn vốn khấu hao cơ bản.

12
3. Doanh nghiệp nhận bàn giao một TSCĐHH. Giá mua chưa có thuế GTGT
200.000 thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp thanh toán bằng cổ phiếu công ty.
4. Doanh nghiệp được tổ chức Việt Kiều gửi tặng một số công cụ dụng cụ trị giá
100.000 đã làm thủ tục nhập kho.
5. Doanh nghiệp quyết định dùng quỹ phúc lợi ủng hộ quỹ "vì người nghèo" chi
bằng tiền mặt 12.000.
6. Doanh nghiệp chi quỹ phúc lợi trong dịp tết dương lịch cho CBCNV bằng tiền
mặt số tiền: 21.000.
7. Doanh nghiệp nhận được văn bản phê duyệt quyết toán năm N-1:
- Số thuế TNDN còn phải nộp bổ sung 14.000
- Các quỹ được trích bổ sung cho quỹ ĐTPT 13.000; quỹ KT: 12.000; quỹ phúc lợi
12.000.
8. Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh quý I/N là: 16.000.
9. Cơ quan thuế thông báo thuế TNDN phải nộp cho quý I/N là: 10.000.
10. Doanh nghiệp chuyển TGNH nộp htuế TNDN quý I/N đã nhận được giấy báo
nợ số tiền là 10.000.
Yêu cầu:
1. Tính toán lập định khoản kế toán cần thiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Phản ánh vào sơ đồ TK dạng chữ T.
Bài số 16:
Trích tài liệu tháng 12/N của công ty Đ như sau: (đơn vị tính 1000đ)
1. Ngày 01/12/N công ty nhận bàn giao đưa vào sử dụng một TSCĐHH theo hợp
đồng thuê tài chính, thời hạn thuê 5 năm. Giá trị hợp lý của tài sản thuê là: 3.000.000 lãi
thuê phải trả 1% tháng.
2. Ngày 02/12/N công ty phát hành 5.000 trái phiếu kỳ hạn 5 năm loại mệnh giá
1.000, lãi suất 8%/năm trả lãi sau. Số tiền bán trái phiếu thu theo đúng mệnh giá đã nhập
quỹ là: 5.000.000.
3. Ngày 4/12/N công ty phát hành 3.000 trái phiếu kỳ hạn 5 năm loại mệnh giá
5.000, lãi suất 6%/năm trả lãi trước ngay khi phát hành số tiền bán trái phiếu thực tế thu
nhập quỹ: 10.500.000.

13
4. Ngày 12/12/N công ty phát hành 2.000 trái phiếu kỳ hạn 5 năm loại mệnh giá
5.000, lãi suất 6%/năm, trả lãi sau. Tại thời điểm này lãi suất huy động vốn của ngân hàng
trả cho người gửi là 6,3%/năm. Do lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa nên công
ty bán một trái phiếu với giá: 4.940. Tổng số tiền thu thực tế nhập quỹ là: 9.880.000.
5. Ngày 31/12/N công ty nhận được hoá đơn GTGT về thuê tài sản số nợ gốc phải
trả trong tháng 12/N là 50.000, thuế GTGT là 2500 tiền lãi thuê phải trả là 30.000.
6. Công ty chuyển TGNH thanh toán tiền thuê tài sản cố định thuê tài chính đã nhận
được giấy báo nợ.
7. Cuối năm tài chính ngày 31/12/N công ty xác định và chuyển số nợ dài hạn đến
hạn trả trong niên độ kế toán năm N+1.
Yêu cầu:
1. Tính toán lập các định khoản kế toán cần thiết.
2. Hãy cho biết tại thời điểm trên giá bán một trái phiếu là bao nhiêu thì người mua
trái phiếu có được lãi suất bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Bài số 17:
Công ty A có lượng hàng hóa A tồn kho vào ngày 31/12/N là 1000 chiếc, đơn giá gốc tồn
kho là 30tr/1 chiếc. Giá bán ước tính tại thời điểm 31/12/N là 28tr/1 chiếc, chi phí ước tính
cần thiết cho việc bán hàng hóa A là 2tr/1 chiếc. Lượng Hàng hóa A tồn kho dự trữ cho
một hợp đồng đã ký không hủy ngang là 400 chiếc.
Ngày 20/1/N+1, công ty A bán 100 hàng hóa A thu được 2.700tr, chi phí cần thiết
cho việc bán 100 hàng hóa A là 80tr.
Hãy xác định và định khoản về mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập cho
hàng hóa A tại thời điểm 31/12/N và mức trích bổ sung tại thời điểm 20/1/N+1. Vận dụng
chuẩn mực kế toán số 23, thực hiệu các bút toán điều chỉnh số liệu trên BCTC năm N.
Bài số 18: Tại doanh nghiệp thương mại X, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế suất 10%, nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp thuế suất 22%, niên độ kế toán phù hợp với năm dương lịch, có tài
liệu sau:
1. Bảng tổng hợp các loại hàng tồn kho bị giảm giá ngày 31/12/N như sau:
STT Tên hàng hóa ĐVT Số Đơn giá Đơn giá trị
lượng ghi sổ thuần có thể
tồn (1000đ) thực hiện được
kho (1000đ)

14
1 Hàng hóa A Kg 10.000 210 190
2 Hàng hóa B Chiếc 1.000 X1 9.000
3 Hàng hóa C Cái 500 3.000 X2
2.Số dư của TK2294 tại thời điểm cuối năm tài chính trước khi tính trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho là 15.000.000đ.
3.Ngày 20/1/N+1, doanh nghiệp X bán hàng hóa B với số lượng 100chiếc, đơn giá bán
chưa có thuế GTGT là 8.000.000đ/1chiếc, thuếc GTGT 10% đã thu bằng TGNH. Chi phí bán
hàng liên quan đến bán lô hàng này là 3.000.000đ.
Yêu cầu:
1. Điền các số liệu phù hợp cho các số chưa biết X1, X2?
2. Hãy lập dự phòng cho các loại hàng hóa bị giảm giá của doanh nghiệp X tại ngày 31/12/N?
3. Vận dụng chuẩn mực kế toán 23, điều chỉnh số dự phòng đã lập giảm giá hàng tồn kho đã lập
ngày 31/12/N và điều chỉnh thông tin trình bày trên BCTC năm N?
Bài 19: Tại Công ty XT, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế suất 10%, nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp thuế suất 22%, niên độ kế toán phù hợp với năm dương lịch, có tài liệu sau:
1. Bảng tổng hợp công nợ phải thu quá hạn tính đến ngày 31/12/N như sau:
Số nợ quá hạn (1000đ)
STT Tên khách hàng Dưới 1 năm Từ 1 đến 2 năm Cộng
1 Khách hàng A 60.000 60.000
2 Khách hàng B X1 X1
3 Khách hàng C 100.000 X2 .....
Cộng .... .... .....
2.Số dư của TK2293 tại thời điểm cuối năm tài chính trước khi tính trích lập dự
phòng phải thu khó đòi là 50.000.000đ.
3.Ngày 20/1/N+1, khách hàng A bị thiệt hại lớn bởi một vụ hỏa hoạn, lâm vào tình trạng
khó khăn về tài chính, công ty XT thực hiện điều chỉnh mức lập dự phòng 100% đối với
khoản nợ phải thu công ty A.
4. Ngày 20/4/N+1, công ty bán nợ phải thu của khách hàng B cho công ty M, thu được số
tiền bằng tiền gửi ngân hàng là 50% X1.

15
Yêu cầu:1. Hãy cho các số liệu chưa biết X1, X2?
2.Hãy trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản nợ quá hạn tại ngày
31/12/N? (Biết rằng, chế độ cho phép mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với
khoản nợ quá hạn trong vòng 1 năm là 30%, từ 1 đến 2 năm là 50%). Xử lý các khoản nợ
khó đòi đã bán nợ tại 20/4/N+1.
3.Vận dụng chuẩn mực kế toán số 23, điều chỉnh mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi
đối với khách hàng A và điều chỉnh thông tin trình bày trên BCTC năm N?
Bài số 20: Tại công ty DTA nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, có thông tin về các khoản đầu tư tài
chính như sau: (ĐVT: 1000đ)
1. Thông tin về các khoản đầu tư tài chính ngày 31/12/N.

Tên các khoản Đơn giá ghi Giá thị


đầu tư Số lượng sổ Giá ghi sổ trường/1CK
1.TK121 30.200.000
Cổ phiếu A 100.000 12 1.200.000 13
Cổ phiếu B 500.000 18 9.000.000 15
Cổ phiếu C 200.000 8 1.600.000 5
Trái phiếu X 20.000 1.000 20.000.000 990
2. TK 221 175.000.000
Cổ phiếu M 5.000.000 15 75.000.000 16
Cổ phiếu N 10.000.000 10 100.000.000 9
2. Trước thời điểm trích lập dự phòng năm N, số dư TK 2291 :1.200.000 và TK 2292 : 1.500.000.
3. Ngày 31/3/N+1, giá đóng cửa các loại chứng khoán A,B,X,M,N lần lượt là: 14;13,5;980;15,5;8.
4. Ngày 30/6/N+1, công ty C hủy niêm yết và phá sản, các chủ sở hữu không được giải quyết về
quyền lợi vì giá trị tài sản chỉ có thể thanh toán cho các chủ nợ.
Yêu cầu: 1. Xác định mức lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngày 31/12/N, định khoản và trình
bày thông tin về dự phòng giảm giá đầu tư chúng khoán năm N?
2. Xác định và trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán tại 31/3/N+1? Giả sử trong quý I/N+1,
công ty không mua thêm chứng khoán nào?
Bài số 21:
Tại công ty ATG nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, có thông tin về các khoản phải thu, phải trả như
sau: (ĐVT: 1000đ)
1. Thông tin về các khoản phải thu phải trả ngày 31/12/N.
Đối tượng nợ Số dư nợ gốc Quá hạn dưới Quá hạn từ Thời gian

16
1 năm 1-2 năm t.toán
Nợ Có
TK1283 900.000 - 500.000 400.000
Công ty K 500.000 500.000 < 12 tháng
Công ty S 400.000 400.000 < 12 tháng
TK131 3.300.000 200.000 500.000 300.000
Công ty A 2.000.000 < 12 tháng
Công ty B 1.000.000 500.000 < 12 tháng
Công ty C 200.000 < 12 tháng
Công ty D 300.000 300.000 < 12 tháng
TK331 700.000 4.500.000 700.000 < 12 tháng
Công ty X 1.500.000 < 12 tháng
Công ty Y 200.000 200.000 < 12 tháng
Công ty Z 3.000.000 < 12 tháng
Công ty T 500.000 500.000 < 12 tháng
2. Trước thời điểm trích lập dự phòng năm N, số dư TK 2293 :1.300.000.
3. Ngày 28/2/N+1, công ty B tuyên bố giải thể và thực hiện thanh toán cho công ty ATG 200.000
bằng TGNH.
4. Ngày 25/5/N+1, Công ty T lâm vào tình trạng phá sản và không thực hiện được các hợp đồng
cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khách hàng, không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ.
Yêu cầu:
1. Xử lý thông tin, tính toán xác định mức trích lập các khoản dự phòng liên quan đến các khoản phải
thu khó tại thời điểm 31/12/N? Định khoản và trình bày thông tin về các khoản dự phòng tổn thất tài
sản, các khoản phải thu, phải trả trên BCTC năm N?
2.Vận dụng chuẩn mực kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm để điều
chỉnh mức trích lập các khoản dự phòng năm N?
Bài số 22: Tại công ty AFC,nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, có thông tin về các hàng tồn kho như
sau: (ĐVT: 1000đ)
1. Thông tin về các hàng tồn kho ngày 31/12/N.
Chi phí
Đơn vị Chi phí
Loại hàng tồn Đơn giá vận
đo Số lượng cần thiết đơn giá bán
kho gốc chuyển
lường khác
bốc xếp
1.TK156
Hàng hóa A Chiếc 1.000 10.000 200 300 9.000

17
Hàng hóa B cái 500 20.000 300 500 20.000
Hàng hóa C kg 12.000 500 30 20 560
Hàng hóa D Hộp 200 200 10 10 130
Hàng hóa E m2 1.000 300 5 10 240
2. TK157
Hàng hóa A Chiếc 200 10.000 300 9.000
Hàng hóa B cái 100 20.000 500 20.000
Hàng hóa C kg 3.000 500 20 560
2. Trước thời điểm trích lập dự phòng năm N, số dư TK 2294 :1.800.000
3. Ngày 20/1/N+1, Công ty bán được 50 hàng hóa B với giá bán 19.500/cái và chi phí bán hàng bình
quân là 800/cái. Ngày 15/3/N+1, Công ty bán được 50 hàng hóa B với giá 19.400/cái, chi phí bán
hàng bình quân 800/cái.
4. Ngày 25/3/N, đại lý bán hết số hàng hóa A với giá 9.000/chiếc, chi phí bán hàng bình quân
500/chiếc.
5. Ngày 15/4/N+1, Công ty hủy lô hàng hóa D tồn kho do quá hạn sử dụng.

Yêu cầu:
1. Xử lý thông tin, tính toán xác định và ghi nhận mức trích lập các khoản dự phòng liên quan đến dự
phòng giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/N?
2.Vận dụng chuẩn mực kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm để điều
chỉnh mức trích lập các khoản dự phòng năm N để phát hành BCTC năm N?
3. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho trên sổ kế toán năm N+1?
4. Giả sử trong quý I, công ty không mua thêm hàng hóa, hãy xác định và ghi nhận mức lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho tại ngày 31/3/N+1?
Bài số 24: Tại công ty AEQ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, có thông tin về các hàng tồn kho như
sau: (ĐVT: 1000đ)
1. Thông tin về các hàng tồn kho ngày 31/12/N.
Chi phí
Đơn vị Chi phí
Loại hàng tồn Đơn giá cần thiết
đo Số lượng chế biến đơn giá bán
kho gốc cho việc
lường thêm
bán
1.TK155
Thành phẩm A Chiếc 2.000 15.000 300 14.000
Thành phẩm B Chiếc 500 10.000 200 11.000
Thành phẩm C Chiếc 1.000 4.000 100 3.800

18
Thành phẩm D Hộp 500 200 40 250
2. TK154
Thành phẩm A Chiếc 200 14.000 1.000 300 14.000
Thành phẩm B Chiếc 100 8.500 1.500 200 11.000
Thành phẩm C Chiếc 100 170 300 100 1.500
3. TK152
Vật liệu X Kg 10.000 2.000 100 1.900
Vật liệu Y m2 2.000 1.500 80 1.300
Vật liệu Z Kg 1.000 500 20 480

2. Trước thời điểm trích lập dự phòng năm N, số dư TK 2294 :1.000.000. Trong số thành phẩm A
tồn kho, có 500 chiếc dự trữ cho hợp đồng đã ký tháng 6/N với giá bán 15.000/chiếc. Vật liệu Z
dùng để sản xuất sản phẩm D và vật X, Y dùng để sản xuất sản phẩm A, C.
3. Ngày 20/1/N+1, Công ty bán được 50 thành phẩm A với giá bán 13.800/chiếc và chi phí bán hàng
bình quân là 400/cái. Ngày 15/3/N+1, Công ty bán được 50 thành phẩm A với giá 13.700, chi phí
bán hàng bình quân 400/cái.
4. Ngày 15/4/N+1, Công ty 500kg vật liệu X tồn kho do quá hạn sử dụng.

Yêu cầu:
1.Xử lý thông tin, tính toán xác định mức trích lập các khoản dự phòng liên quan đến dự phòng giảm giá
hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/N? Định khoản và trình bày thông tin về các khoản dự phòng tổn thất
tài sản, hàng tồn kho trên BCTC năm N tại ngày 31/12/N?
2.Vận dụng chuẩn mực kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm để điều
chỉnh mức trích lập các khoản dự phòng năm N để phát hành BCTC năm N?
3. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho trên sổ kế toán năm N+1?

Bài số 25: Tại công ty B, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Kết thúc năm tài chính 31/12/N đang bị
công ty S kiện về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngày 25/1/N+1, tòa án xử công ty B thua kiện phải bồi
thường cho công ty S 200trđ và án phí đã trả bằng tiền mặt 50trđ.
1. Trên BCTC kết thúc ngày 31/12/N, thông tin về vụ kiện được kế toán xử lý như thế nào?
2. Tại thời điểm 25/1/N+1, thông tin về vụ kiện được kế toán xử lý như thế nào trên BCTC năm N và
trên BCTC năm N+1?
Bài số 26: Tại công ty AB, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Kết thúc năm tài chính 31/12/N đang bị
công ty S kiện về vi phạm luật bảo vệ môi trường.

19
1. Trên BCTC kết thúc ngày 31/12/N, thông tin về vụ kiện được kế toán xử lý như thế nào trong
trường hợp các hồ sơ chứng từ cho thấy bằng chứng chưa rõ ràng về việc Công ty có vi phạm luật
bảo vệ môi trường?
2. Trên BCTC kết thúc ngày 31/12/N, thông tin về vụ kiện được kế toán xử lý như thế nào trong
trường hợp các hồ sơ chứng từ cho thấy bằng chứng việc công ty đã vi phạm luật bảo vệ môi
trường và mức yêu cầu đền bù thiệt hại của bên nguyên đơn là 1.000trđ?
3. Trên BCTC kết thúc ngày 31/12/N, thông tin về vụ kiện được kế toán xử lý như thế nào trong
trường hợp tòa án đã xử vào ngày 25/3/N+1, Công ty phải bồi thường cho bên nguyên đơn là
1.000trđ, xử lý môi trường là 300trđ và án phí phải thanh toán là 200trđ? Trong trường hợp này,
ngày 25/3/N+1, kế toán phải xử lý và ghi nhận thông tin về vụ kiện trên sổ kế toán và BCTC năm
N+1 như thế nào?
Bài số 27: Tại công ty X có thông tin sau:
- Cuộc họp hội đồng quản trị và ban giám đốc ngày 1/7/N đã quyết định sẽ đóng cửa hoạt động của
nhà máy sản xuất phụ tùng tại tỉnh A và bán các tài sản thuộc nhà máy trong năm N+1. Kế hoạch tái
cơ cấu đã thông báo rộng rãi cho cán bộ công nhân viên và các đối tượng sử dụng thông tin khác.
- Ngày 25/12/N, công ty đã ký hợp đồng chuyển giao toàn bộ nhà xưởng và các tài sản khác thuộc nhà
máy sản xuất phụ tùng cho công ty B. Thương vụ sẽ hoàn tất việc chuyển giao vào tháng 8/N+1.
- Với kế hoạch tái cơ cấu này, dựa trên các điều khoản thỏa thuận giữa công ty X với các chủ thể có
liên quan trong các hợp đồng đã ký trước đây, công ty ước tính phải bồi thường:
+ Bồi thường cho người lao động bị mất việc làm: 1.000trđ.
+ Bồi thường cho công ty S cung cấp bao bì đóng gói: 500trđ và công ty D cung cấp vật liệu:
400trđ.
+ Bối thường cho các nhà phân phối sản phẩm phụ tùng của công ty: 600trđ
Với các thông tin trên, kế toán công ty X sẽ xử lý như thế nào khi lập BCTC năm N?
Bài số 28: Tại công ty M có thông tin sau:
1. Ngày 10/10/N, công ty ký hợp đồng bán cafe cho công ty HK theo giá thỏa thuận (giá FOB) là
1.700USD/1 tấn; số lượng 500 tấn; giao hàng vào tháng 4/N+1; thanh toán khi giao hàng. Nếu 1
trong các bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng sẽ bị phạt 20% giá trị hợp đồng. Các bên đều đã
ký hợp đồng bảo lãnh thực hiện hợp đồng với các ngân hàng phục vụ.
2. Đến ngày 31/12/N, Công ty M đã mua được 100 tấn cafe với giá gốc 33trđ/tấn. Giá cafe trên thị
trường tại thời điểm 31/12/N là 36trđ/tấn và có xu hướng tăng do thời tiết không thuận lợi, năng suất
cafe thấp, chất lượng kém. Các khoản chi phí cần thiết để giao hàng theo yêu cầu của công ty HK
theo hợp đồng đã ký ước tính bình quân khoảng 4trđ/tấn. Tỷ giá thực tế mua bán trên thị trường
xoay quanh 22.000đ/1USD.
Trong trường hợp này, công ty M cần xử lý như thế nào khi lập BCTC năm N?
Bài số 29: Tại công ty SD là một công ty vận tải biển có thông tin sau:
1. Ngày 20/12/N, công ty bị chìm tàu, tổng giá trị thiệt hại về hàng hóa vận chuyển công ty ước tính bồi
thường cho chủ hàng 20 tỷ đồng. Tàu có nguyên giá 15 tỷ đồng, đã khấu hao 5 tỷ đồng. Tàu và hàng
đã tham gia bảo hiểm.
2. Ngày 25/12, công ty đã làm các thủ tục giấy tờ và gửi cho công ty bảo hiểm.

20
3. Ngày 31/12/N, công ty đã nhận được thông báo của công ty bảo hiểm nhưng sẽ thực hiện giải quyết
bồi thường theo quy định trong các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm nhưng chưa có thông tin cụ
thể về giá trị bồi thường.
4. Ngày 20/1/N+1, công ty bảo hiểm ra văn bản thông báo giá trị bồi thường đối với tài là 7 tỷ đồng và
giá trị bồi thường đối với hàng là 10 tỷ đồng.
5. Ngày 15/4/N+1, công ty bảo hiểm đã chuyển giá trị các khoản bồi thường cho công ty SD bằng
TGNH. Công ty SD đã chuyển tiền bồi thường thiệt hại cho chủ hàng 15 tỷ đồng.
Với các thông tin trên, kế toán công ty SD xử lý như thế nào khi lậpvà phát hành BCTC năm N?

Bài số 30:
Doanh nghiệp chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%, Tháng 12/N phát sinh
khoản chi phí lãi vay dùng cho hoạt động xây dựng cơ bản (công trình A) do doanh nghiệp
tự làm, chi bằng tiền mặt, số tiền 400.000.000đồng, doanh nghiệp đã ghi sổ theo định
khoản:
Nợ TK635: 400.000.000
Có TK111: 400.000.000
Công trình A đang xây dựng dở dang, cuối tháng 12/N vẫn chưa hoàn thành bàn
giao đưa vào sử dụng.
Đồng chí hãy cho biết:
1.Trường hợp trên hạch toán như thế nào là đúng?
2.Do doanh nghiệp hạch toán sai như vậy ảnh hưởng đến những các chỉ tiêu trên
Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh Năm N như thế nào?
3.Nếu nghiệp vụ hạch toán sai như trên đây được phát hiện vào ngày 15/2/N+1
(trước ngày phát hành báo cáo tài chính năm N), là cán bộ kế toán anh (chị) sử dụng các
bút toán điều chỉnh như thế nào? (Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 23 "Các sự kiện
phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm")
4.Nếu nghiệp vụ trên đây được phát hiện vào ngày 30/6/N+1 (sau ngày phát hành
báo cáo tài chính năm N):(Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 29 "Thay đổi chính sách
kế toán, ước tính kế toán và các sai sót"):
a. Nếu nghiệp vụ trên được xác định là sự kiện không trọng yếu, kế toán áp dung
phương pháp "phi hồi tố" để điều chỉnh như thế nào?
b. Nếu nghiệp vụ trên được xác định là sự kiện trọng yếu, kế toán áp dung phương
pháp "phi hồi tố" để điều chỉnh như thế nào?

21

You might also like