Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Tư tưởng HCM

I. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM
1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội
*Bối cảnh xã hội VN
- Cuối TK XIX – đầu TK XX, đất nước ta bị rơi vào cảnh nô lệ lầm than dưới ách thuộc địa của
thực dân Pháp. Nhân dân VN, dưới ngọn cờ của một số nhà yêu nước tiêu biểu đã liên tiếp nổi
dậy chống thực dân Pháp song đều thất bại.
*Xã hội VN cuối TK XIX – đầu TK XX

*Bối cảnh quê hương và gia đình


- HCM sinh ra và lớn lên trong một gia đình sĩ phu yêu nước.
- Trên quê hương giàu truyền thống cách mạng.
- Trong 1 đất nước sớm định hình 1 quốc gia dân tộc có chủ quyền lâu đời với tinh thần yêu
nước là dòng chảy chủ yếu xuyên suốt chiều dài lịch sử.
*Bối cảnh thời đại
- CNTB từ tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, hình thành hệ thống
thuộc địa. Xuất hiện các mâu thuẫn của thời đại.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa.
+ Mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản ở các nước phát triển.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ở các nước lạc hậu.
- Chủ nghĩa Mác – Lenin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng thâm nhập vào phong trào cách mạng
thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.
- Cách mạng Tháng 10 Nga thành công, mở ra thời đại mới.
- Quốc tế Cộng sản III – trung tâm chỉ đạo cách mạng thế giới ra đời.
1.2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM
1.2.1 Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Truyền thống yêu nước là chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử VN. Nó là chuẩn mực cao nhất,
đứng đầu bảng giá trị văn hóa, tinh thần VN; là sơi dây bền chặt nhất, gắn bó với mỗi người và
cả dân tộc VN.
- Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu
cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm.
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay.
Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước. “
(HCM toàn tập – Tập 6 trg 171)
1.2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Về Nho giáo: Người sử dụng khá nhiều luận điểm của Nho giáo, đồng thời đưa vào đó những
nội dung và ý nghĩa mới.
- Về Phật giáo: HCM tiếp thu những tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn; coi trọng
tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện…
- Về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: Người tìm thấy những điều thích hợp với điều kiện
nước ta.
- Về tư tưởng, văn hóa Phương Tây: HCM đã nghiên cứu tiếp thu tư tưởng văn hóa dân chỉ và
cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ và những giá trị tiến bộ của thiên chúa giáo.
1.2.3. Chủ nghĩa Mác – Lenin
- Là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng HCM là cốt lõi thế giới quan và
nhân sinh quan, là kim chỉ nam cho hành động của Người.
- Cốt lõi, linh hồn sống của nó là phương pháp biện chứng duy vật. Lập trường, quan điểm,
phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lenin nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của
cách mạng VN.
Chủ nghĩa Mác – Lenin là cơ sở cho thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM.
1.2.4. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của HCM
- Là người có lòng yêu nước nồng nàn, yêu nhân dân lao động, có tư duy độc lập, tự chủ, sáng
tạo, có bản lĩnh kiên định và tư chất thông minh, sắc sảo, nhạy bén.
- Là người có ý chí và nghị lực phi thường, có tác phong giản dị, có sức cảm hóa kỳ diệu, sớm
bộc lộ những năng lực về quan sát để định hướng cho hành động.
- Là người có sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, để có
thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lenin.
1.3 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM
a. Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (1890 – 1911)
- Người chứng kiến cuộc sống khổ cực, điêu đứng của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất
khuất của cha anh, từ đó trong tâm thức của Người hình thành hoài bão cứu nước.
- HCM tiếp thu và tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần và truyền thống yêu nước và nhân
nghĩa của dân tộc, hấp thi vốn văn hóa Hán học và bắt đầu tiếp xúc với văn hóa tiến bộ của nhân
loại.
b. Thời kỳ tìm tòi, khảo nghiệm con đường cứu nước giải phóng dân tộc (1911 – 1920)
- HCM ra đi tìm đường cứu nước, Người đến Pháp, tiếp tục đến nhiều nước ở châu Âu, châu
Phi, châu Mĩ.
- Người khảo sát, tìm hểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm
hiểu cách mạng Tháng Mười Nga, học tập và tìm đến chỉ nghĩa Lenin, tham dự Đại hội Tua, đứng
về phía Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Thời kỳ này HCM có sự chuyển biến vượt bậc về tư tưởng, từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống
đến chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ chống thực dân thành một chiến sĩ cộng sản VN.
c. Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng VN (1921 – 1930)
- Đây là thời kỳ hoạt động lí luận và thực tiễn sôi nổi và phong phú của HCM trên những địa bàn:
Pháp (1921 – 1923), Liên Xô (1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 –
1929),...chuẩn bị những tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập một Đảng Cộng sản
ở VN.
- Những tác phẩm, bài nói, bài viết của HCM trong thời kỳ này thể hiện những quan điểm lớn,
độc đáo và sáng tạo về con đường cách mạng VN, đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng của
Người về cách mạng VN.
d. Thời kỳ vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng VN (1930 –
1945)
- Trong mấy năm đầu của những năm 1930, Quốc tế Cộng sản, Ban chấp hành TW Đảng đã chỉ
trích đường lối của HCM, tư tưởng của Người bị phê phán nặng nề.
- Đầu năm 1941, HCM về nước, trực tiếp chỉ đạo Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành TW,
hoàn thiện việc thay đổi chiến lược cách mạng. Chính sự thay đổi chiến lược đó đã đưa cách
mạng Tháng 8 đến thành công.
- Thắng lợi của cách mạng Tháng 8 năm 1945 là thắng lợi của sự chuẩn bị tích cực của Đảng ta,
và cũng là sự khẳng định tính cách mạng và tính khoa học của tư tưởng HCM.
e. Thời ký tiếp tục phát triển (1945 – 1969)
- Đây là thời kỳ HCM cùng TW Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống thực dân
Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc.
- Trong hoàn cảnh mới, tư tưởng HCM được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt
những vấn đề cơ bản của cách mạng VN.

II. Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập
tư tưởng HCM
2.1. Định nghĩa và hệ thống tư tưởng HCM
2.1.1. Khái niệm tư tưởng HCM
“ Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về vấn đề cơ bản của cách
mạng VN, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin vào điệu kiện
cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta,
mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. “
2.1.2. Hệ thống tư tưởng HCM
1. Tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
2. Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
3. Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc
4. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân
5. Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
6. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân
7. Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm liêm, chính, chí công vô tư
8. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
9. Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
*Môn học giới thiện những vấn đề thuộc nội dung tư tưởng HCM
1. Độc lập Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội
2. Đại đoàn kết toàn dân tộc và Đoàn kết quốc tế
3. Về Đảng Cộng sản VN và về Nhà nước do dân, vì dân
4. Về đạo đức, con người, văn hóa

2.2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương hướng nghiên cứu tư tưởng HCM
2.2.1. Đối tượng
- Đối tượng của môn tư tưởng HCM là hệ thống các quan điểm lý luận của HCM về con đường
cách mạng VN trong thời đại mới mà tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do; nghiên cứu về mối quan
hệ giữa lý luận và thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận cách mạng HCM...
2.2.2. Nhiệm vụ
- Cần làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM
- Chỉ ra nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm trong hệ thống tư tưởng HCM.
- Nêu bật vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng HCM đối với cách
mạng VN và giá trị đóng góp vào kho tàng lý luận thế giới.

III. Tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN


1. Tư tưởng HCM về bản chất và mục tiêu của CNXH
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về CNXH ở VN
- Từ phương diện kinh tế: Người cho rằng, sự hình thành, phát triển và chín muồi của CNXH là
một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
- Từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cần giải phóng con người một cách triệt để.
- Từ phương diện đạo đức: đối với HCM, đạo đức cao cả nhất là đạo đức cách mạng, đạo đức
giải phóng dân tộc, giải phóng loài người.
- Từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con người VN: văn hóa VN lấy nhân nghĩa làm gốc, có
truyền thống trọng dân, trọng tri thức, hiền tài, khoan dung hòa mục để hòa đồng. Con người
VN có tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha, yêu thương đồng loại, kết hợp được cái chung với
cái riêng, gia đình với Tổ quốc, dân tộc và nhân loại...
- HCM nhận thức được tính tất yếu và bản chất của CNXH là kết quả tác động tổng hợp của các
nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa.
1.2. Tư tưởng HCM về bản chất đặc trưng của CNXH
*Quan điểm của các nhà kinh điển:
- Thiết lập chế độ sở hữu công cộng để giải phóng cho sức sản xuất xã hội phát triển.
- Có một nền đại công nghiệp cơ khí với trình độ khoa học và công nghệ hiện đại.
- Thực hiện sản xuất có kế hoạch, tiến tới xóa bỏ sản xuất hàng hóa trao đổi tiền tệ.
- Khắc phục dần sự khác biệ giữa các giai cấp, tiến tới một xã hội tương đối thuần nhất về giai
cấp.
- Giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, nâng cao trình độ tư tưởng văn hóa cho
nhân dân.
- Sau khi giai cấp không còn nữa thì chức năng chính trị của Nhà nước sẽ dần dần tiêu vong...

1.3. Quan niệm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXH
1.3.1. Mục tiêu cơ bản
*Mục tiêu chung
- Là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Là giải phóng con người, giải phóng
mọi tiềm năng của con người, tạo điều kiện về mọi mặt cho sự phát triển tự do và toàn diện của
con người.
- Mục tiêu cao nhất của CNXH là nâng cao đời sống nhân dân.
*Mục tiêu cụ thể
- Về chính trị: xây dựng chế độ nhân dân lao động làm chỉ, Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì
dân. “Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà... Đã là người
chủ thì phải biết tự mình lo toàn, gánh vác, không ý lại, không ngồi chờ.”
- Về kinh tế: phát triển công – nông – nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột
xóa bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng cải thiện.
- Về văn hóa – xã hội: phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển văn hóa nghệ thuật...”Để
phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN thì văn hóa phải XHCN về nội dung và dân tộc về hình
thức.”
- Về quan hệ xã hội: là công bằng dân chủ. Mọi chế độ chính sách về con người phải là về con
người, vì con người, cho con người. Xã hội có đạo đức, lối sống lành mạnh.

1.3.2. ?
1.3.3. Đấu tranh khắc phục các trở lực
- Bên cạnh việc phát huy cả động lực, HCM chỉ ra sự cần thiết phải đấu tranh khắc phục những
trở lực của CNXH sau:
+ CNTB, CNĐQ: đây là kẻ địch to
+ Các phong tục tập quán không tốt
+ Chủ nghĩa cá nhân
2. Tư tưởng HCM về con đường quá độ lên CNXH
2.1. Tư tưởng HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN
- Quan điểm của Mác, Ăngghen (Engels), Lenin về thời kỳ quá độ: có hai con đường quá độ lên
CNXH:
+ Con đường quá độ trực tiếp lên CNXH từ nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao
+ Con đường phát triển ở những nước tiền tư bản chủ nghĩa, quá độ gián tiếp lên CNXH bỏ qua
chế độ tư bản.
- HCM lựa chọn hình thức quá độ gián tiếp và chỉ ra đặc điểm, mâu thuẫn, độ dài của thời kỳ
quá độ

IV. Tư tưởng HCM về đạo đức, nhân văn, văn hóa


1. Tư tưởng HCM về đạo đức
1.1. Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng
- Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và toàn diện của HCM trong sự nghiệp
cách mạng VN.
- HCM coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn
của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo
đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”
- Theo quan điểm của HCM, mỗi người có công việc, tài năng, địa vị, vị trí khác nhau, người làm
việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
- Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán
nản...; khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ”, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu
ngạo.....
- Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Phải có cái đức để đi đến cái trí, và khi có cái
trí thì cái đức đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được cái chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ,
chấp nhận và đi theo.

1.2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người VN trong thời đại mới
- Trung với nước, hiếu với dân:
+ Quan niệm trước đây:........
+ Quan niệm của HCM: trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập, tự
do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng đánh
thắng. Vừa kêu gọi, vừa định hướng chính trị, đạo đức cho mọi người.
- Nội dung của trung với nước/ hiếu với dân:
* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
+ Cần: là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao...
+ Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giời, tiết kiệm tiền của nhân dân, của đất nước,
của bản thân mình...
+ Liêm: là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không câm phạm một xu, hạt thóc
của nhà nước, của nhân dân”...
+ Chính: là không tà, thẳng thắn, đúng đắn đối với mình, với người, với việc...
1.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
- “Xây” đi đối với “chống”, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

2. Tư tưởng nhân văn HCM


2.1. Con người là vốn quý nhất – nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
- HCM nhận thức về con người cụ thể, lịch sử, mang tính xã hội.
- Thương yêu và quý trọng con người.
- Tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người. Tiết kiệm sức dân, tôn trọng đức
và tài của dân, lắng nghe ý kiến của dân, chăm lo đời sống của dân.
- Lòng khoan dung rộng lớn.
2.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
- Con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con
người, vì vậy mọi chủ trương của Đảng phải vì dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
- Con người là động lực của cách mạng. Cần phải tổ chức và thức tỉnh hàng chục triệu nông dân,
phải thức tình và tổ chức toàn thể giai cấp nông dân, nhân dân lao động.

3. Tư tưởng HCM về văn hóa


3.1. Những quan điểm của HCM về văn hóa
- Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn.
- Vị trí của văn hóa, vai trò chiến sĩ của người hoạt động văn hóa.
- Chức năng của văn hóa:
+ Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người.
+ Nâng cao dân trí.
+ Bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp và phong cách lành mạnh, hướng con người vươn tới chân –
thiện – mĩ.
- Tính chất của văn hóa: tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng. Nền văn hóa mới có nội
dung XHCN và có chất dân tộc.
3.2. Tư tưởng HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa
- Văn hóa giáo dục
- Văn hóa văn nghệ
- Văn hóa đời sống
- Xây dựng đời sống mới là quan điểm độc đáo của HCM về văn hóa. Đời sống mới bao gồm cả
đạo đức, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung cấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó
đạo đức đóng vai trò quan trọng.

4. Vận dụng tư tưởng đạo đức nhân văn, văn hóa HCM vào việc xây dựng con
người VN hiện nay
4.1. Học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức HCM
- Bồi dưỡng nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng HCM.
- Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chỉ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên trong lao động, học tập,
bảo vệ Tổ quốc.
4.2. Học tập và vận dụng tư tưởng nhận văn HCM
- Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, lòng khoan dung.
4.3. Vận dụng và phát triển tư tưởng HCM
- Rèn thói quen tự học, vươn lên chiếm lĩnh tri thức của thời đại…Giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu.

(Ai cho xin 15k động lực đánh máy với)

You might also like