Đặc điểm tâm lý của trẻ đường phố

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRẺ ĐƯỜNG PHỐ

1, Hoạt động chủ đạo:


- Hoạt động chủ đạo của trẻ đường phố: lao động kiếm sống.
- Các công việc dành cho trẻ lang thang đường phố thông thường là nhặt phế liệu, đánh
giày, bán hàng rong, bán sách báo và bưu phẩm, ăn xin, bán vé số, thậm chí là móc túi và
ăn cắp vặt ở chợ.
- Đối với những trẻ nam, các em thường làm các công việc đánh giày, bán vé số, móc
túi, và ăn cắp vặt ở chợ. Trong khi đó, các em gái thường đi bán vé số và bán dạo trên
đường phố.
- Những trẻ còn nhỏ tuổi thường làm nghề xin ăn và nhặt phế liệu vì các em quá nhỏ
không có đủ sức lao động để làm các việc khác ví dụ như khuân vác.
- Những trẻ lớn tuổi hơn sau khi đã tích lũy được một số những kinh nghiệm nhất định
thường muốn làm các việc như bán dạo trên phố. Rất nhiều em cùng một lúc làm hai
công việc hoặc nhiều hơn.
Lao động kiếm sống là loại hình hoạt động cơ bản nhất và quan trọng nhất của trẻ
đường phố, thông qua hoạt động này các em có khả năng nuôi sống bản thân, có khi còn
có thể nuôi sống gia đình. Lao động kiếm sống chiếm nhiều thời gian và sức lực của trẻ,
nó chi phối các hoạt động khác như vui chơi giải trí, học tập, lao động... Hoạt động kiếm
sống cũng ảnh hưởng đến những mối quan hệ của trẻ đường phố, thông qua nó các em
lựa chọn và quyết định tham gia vào các nhóm bạn có cùng công việc, cùng cảnh ngộ,
cùng nơi ở và cùng vui chơi giải trí với nhau. Đặc biệt là các em cùng nhau chia sẻ, giúp
đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sống trên đường phố có hại vì tiếp xúc với nghiện
ngập, bạo lực và bóc lột. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng đường phố cho
phép trẻ tích lũy kinh nghiệm, giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh. Mặc dù những đứa
trẻ đường phố phải đối mặt với những tình huống căng thẳng và những rủi ro lớn về mặt
cá nhân và xã hội, nhưng chúng vẫn phát triển các kỹ năng đối phó cho phép chúng vượt
qua những mối nguy hiểm của cuộc sống trên đường phố. Các em thành thạo các chiến
lược để thành lập các nhóm xã hội giúp tăng cường an toàn, cải thiện tỷ lệ sống sót và
chất lượng cuộc sống.
* So sánh hoạt động chủ đạo của trẻ em đường phố với các trẻ em bình thường khác.
Trẻ em đường phố Trẻ em bình thường

2, Đặc điểm các mối quan hệ của trẻ đường phố:


- Quan hệ giữa các thành viên trong một nhóm (có chung công việc hoặc chung hoàn,
chung nơi ở…): Mối quan hệ bình đẳng, các thành viên trong nhóm thường xuyên giúp
đỡ lẫn nhau trong lúc làm việc hàng ngày, trong lúc ốm đau, lúc gặp khó khăn như không
kiếm được tiền, bị bắt nạt… Những biểu hiện như áp đặt, bắt các thành viên trong nhóm
phải tuân theo một thành viên khác thường ít khi xuất hiện ở các nhóm trẻ em đường phố.
Trong mỗi nhóm thường sẽ có một thủ lĩnh (nhóm trưởng) – đó thường là một em có độ
tuổi lớn nhất trong nhóm, có uy tín nhất, có khả năng đảm bảo sự đoàn kết và liên kết
nhóm, có sự giúp đỡ và quan tâm thường xuyên đến các thành viên trong nhóm, biết đưa
ra những phương thức xử lý mâu thuẫn nhóm một cách hợp lý, không thiên vị hay thiếu
bình đẳng, thiếu tôn trọng các thành viên.
- Quan hệ với các nhóm trẻ đường phố khác: Thường có sự tranh chấp giữa các nhóm
trẻ đường phố trong việc giành địa bàn để lao động kiếm sống. Các trẻ em đường phố có
cùng một loại hình công việc kiếm sống đều có sự phân chia nhất định đối với địa bạn
hoạt động kiếm sống của từng nhóm, sự phân chia này chỉ mang tính tạm thời và không
chính thức. Nếu có trẻ khác đến địa bàn nào đó làm việc thì sẽ xảy ra sự tranh chấp lẫn
nhau giữa nhóm đang làm việc trên địa bàn và nhóm mới đến. Bởi vì đã làm quen và có
sự được sự tín nhiệm nhất định của khách hàng trên địa bàn nên thường những nhóm đã
làm việc lâu sẽ chiếm được ưu thế lớn hơn. Nếu sau một thời gian kiếm sống, nhóm mới
đến thấy không có khách hàng sẽ tự rút lui đi kiếm sống ở nơi khác.
- Quan hệ với chủ và khách hàng nơi làm việc: Khi các trẻ em đường phố đang kiếm
sống ở một địa bàn nhất định nào đó, các em thường cố gắng tạo mối quan hệ tốt với các
chủ nhà hàng, khách hàng mà chúng đang kiếm sống và phục vụ, cố gắng có được sự tin
tưởng của họ. Điều này rất quan trọng bởi nó làm cho nhóm trẻ có khả năng tồn tại và
làm việc ổn định trong môi trường cạnh tranh tìm kiếm việc làm ngày càng khốc liệt. Khi
đã làm quen, phần lớn các khách hàng đều đối xử tốt với các em khi được các em phục
vụ tốt. Tuy nhiên, trong số những khách hàng các em gặp phải cũng có nhiều khách hàng
đã tỏ rõ sự bất bình, khó chịu bởi họ đã nhìn các em như những đứa trẻ xấu xa, họ tỏ thái
độ xem thường, khinh miệt các em. Thậm chí có cả những người khách quỵt tiền công
của các em. Để giải quyết vấn đề này, có vài em đã tỏ thái độ coi thường lại khách hàng
hoặc không thèm chấp với họ. Cũng có trường hợp các em sẽ nhờ chủ nhà hàng và những
người lớn xung quanh giúp các em lấy lại tiền công và yêu cầu những người khách hàng
đó phải cư xử đúng mực với các em nhỏ - người đã phục vụ khách.
- Quan hệ với cảnh sát: Đối với những cảnh sát thuộc khu vực các em kiếm sống, các em
tỏ ra sợ hãi bởi việc “vây bắt và thu gom” của cảnh sát vào những dịp lễ lớn trong năm.
Các em luốn bỏ chạy khi gặp cảnh sát.
- Quan hệ với chủ nhà trọ và cộng đồng dân cư nơi ở: Đối với những nhóm trẻ em đường
phố cùng sống với nhau ở một nhà trọ rẻ tiền, các em đều muốn tỏ ra thân thiện và cởi
mở với chủ nhà trọ và mọi người sống xung quanh. Khi các em đã sống ở đó lâu và
không vi phạm pháp luật ở nơi cư trú thì chủ trọ và bà con xung quanh cũng không có
thái độ phân biệt hay coi thường các em.

3. Các nhu cầu của trẻ đường phố:


* Nhu cầu được yêu thương và đồng cảm.
- Một số trẻ đi lang thang vì gia đình ruồng bỏ hoặc gia đình quá khó khăn không đáp
ứng được một số nhu cầu hết sức cơ bản như: ăn, mặc, học và nhất là tình thương. Mặt
khác khi bị xã hội bình thường ruồng bỏ về mặt tâm lý, các em thường tìm thấy mối quan
hệ thân tình gần gũi ở những người có cùng cảnh ngộ, tương thân, tương trợ lẫn nhau
những lúc đau ốm, khó khăn.
- Trẻ em đường phố cần một tình yêu thương thực sự và một sự cảm thông, đồng cảm sâu
sắc, xuất phát từ tấm lòng, không phải từ sự thương hại. Trải qua nhiều lần bị xua đuổi, bị
đánh đập hoặc bị giao cho cảnh sát, trẻ em đường phố thường khó tin tưởng chúng ta.
Trước khi gắn bó với một ai, các em luôn muốn được bảo đảm rằng các em có thể tin
tưởng người đó. Vì thế những người làm công tác tiếp xúc với trẻ em đường phố, đặc biệt
với các em có tâm lý tuyệt vọng, chán chường phải biết cách hòa nhập với các em, xác
lập một tình cảm và sự tin cậy ở các em.
* Nhu cầu an toàn, yên ổn:
- Khi lang thang trên đường phố để kiếm sống trẻ rất sợ những hành động của mình bị
người khác nhòm ngó, theo dõi, ngăn chặn bắt bớ, thu gom. Vì thế trẻ luôn có một nhu
cầu được an toàn trong hành động.
- Khi ăn uống, tụ tập, trò chuyện cùng với bạn bè đồng cảnh, cũng như với những giấc
ngủ ngoài đường phố, trẻ luôn mong có sự an toàn. Những trẻ ngủ trên đường phố có
nhiều nguy cơ gặp tai họa hơn so với các em ngủ với gia đình (hoặc những em ngủ lang
thang ngoài phố nhưng có gia đình cùng đi theo). Các em này thường bị mất cắp, bị đánh
đập hoặc bị “dân anh chị” trấn lột, tệ hơn là các em có thể bị quấy rối, xâm hại tình dục.
Các em thường nơm nớp lo âu về cuộc sống mất an toàn.
- Trong cuộc sống cô đơn cũng như trong cuộc sống lang thang cùng nhóm bạn, trẻ
đường phố luôn mong muốn một sự yên ổn, vì trẻ thường bị xua đuổi, hăm dọa, bắt bớ,
thu gom hoặc bị bắt trở lại cuộc sống nghiệt ngã, khó thở, khó sống nổi trong những gia
đình đã rạn nứt (hoặc quá nghèo đói, khó khăn). Nỗi lo sợ bị bắt, nhất là khi có chiến dịch
thu gom, khiến cho các trẻ em có nhiều phản ứng và thái độ khác nhau. Có những em
trốn kỹ, có em có thái độ khiêu khích vì lo lắng.
* Nhu cầu được “tự do”, “độc lập”.
- Rất nhiều trẻ đường phố thích cuộc sống “tự do”, “độc lập” có thể thiếu thốn và đầy bất
trắc hơn là cuộc sống trong những môi trường khá cởi mở và đầy tình thương mà chúng
ta dành cho chúng (trong đó có thể là các mái ấm, nhà mở, lớp học tình thương v.v...)
- Nhiều trẻ bụi đời không muốn từ bỏ sự độc lập của mình để quay về với cuộc sống bình
thường. Quay trở về đối với chúng là đồng nghĩa với việc phải chịu đựng đau khổ, chán
chường hay đè nén, nhất là khi chúng đã dám bước qua bước ngoặt quan trọng và cần
thiết là thoát ly khỏi cuộc sống đó rồi.
- Khi trẻ lang thang, bụi đời đã chọn cách sống lang thang đường phố là phương sách tối
ưu đối với chúng thì nhiều em không thể hoặc không muốn đưa ra lời giải thích nào khác
cho động cơ của chúng ngoài việc chúng muốn được “độc lập”, “tự do” không bị ràng
buộc vào gia đình và các tổ chức xã hội mà muốn gắn bó với bạn bè đồng cảnh.
Trẻ không muốn bị ràng buộc vào gia đình và các tổ chức xã hội mà muốn gắn bó với
bạn bè đồng cảnh.
- Khi trẻ lang thang đã tụ tập lại với nhau thành nhóm, chúng thường tỏ thái độ khiêu
khích một cách công khai, tỏ ra xem thường các quy ước xã hội, muốn tách mình ra khỏi
những ràng buộc của xã hội, chúng tự đặt ra những quy ước riêng với nhau với mong
muốn được tự do cá nhân. Đối với các em kỷ luật và tình đoàn kết gắn bó với nhau theo
quy ước riêng của nhóm là nguyên tắc cần thiết để chúng tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Một đặc điểm của trẻ đường phố mà chúng ta ít quan tâm là sự hào hiệp của các em và
tinh thần đoàn kết với người yếu đuối và người nghèo - đó cũng là cơ chế phòng thủ và tự
bảo vệ của nhóm trẻ lang thang.
* Nhu cầu tự khẳng định.
- Nhu cầu này xuất hiện sớm, ngay từ lúc trẻ chập chững biết đi: Lên hai tuổi trẻ đã tự
làm lấy một số việc như tự cầm lấy thìa, lấy chén… đến 3 tuổi trẻ đã xuất hiện xu thế
“ngang bướng”, thích làm ngược lại để khẳng định sự độc lập của mình, ý thức về bản
thân mình được coi là một bước chuyển biến cơ bản, là trung tâm của sự hình thành và
phát triển cá tính của các em.
- Đối với trẻ lang thang thì nhu cầu tự khẳng định thể hiện ở chỗ trẻ muốn tỏ ra mình đã
có đủ khả năng tự kiếm sống, muốn thoát khỏi sự ràng buộc, kiểm tra, giám sát của gia
đình, của người lớn, của xã hội.
- Trong quan hệ với bạn bè đồng cảnh lang thang, trẻ em thuộc loại này cũng luôn tỏ ra
mình độc lập với người khác, không phụ thuộc vào người khác, hoặc muốn trẻ khác chịu
“lép vế” hơn, phải phụ thuộc vào mình, tôn mình lên làm “dân anh chị”.
- Nhu cầu tự khẳng định ở trẻ lang thang còn thể hiện ở chỗ chúng dám nhận mình là ai,
tỏ phản ứng khó chịu, khi người khác tỏ ra thương hại hoặc đánh giá thấp chúng.
* Nhu cầu giao lưu
- Nhu cầu giao lưu là một nhu cầu xã hội có từ khi trẻ mới sinh (ở mức thấp) phát triển
ngày càng phong phú và đa dạng. Đó là nhu cầu đặc biệt của mối quan hệ giữa con người
với con người, con người và xã hội. Giao lưu là điều kiện tồn tại của con người và xã hội
loài người. Thông qua giao lưu và con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội
tiếp thu nền văn hóa xã hội và các chuẩn mực đạo đức xã hội, hình thành các phẩm chất
tâm lý - nhân cách của cá nhân.
Cũng qua giao lưu mà con người đối chiếu mình với người khác, thấy rõ bản thân mình,
hình thành tự ý thức, hình thành bản chất của mình. Vì thế, nhu cầu giao lưu là một nhu
cầu xã hội đặc trưng của con người.
- Cũng như mọi trẻ em khác, trẻ lang thang đường phố muốn bước vào một cuộc sống
“độc lâp”, “tự do”, các em muốn giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng cảnh ngộ, để tìm
thấy trong cuộc sống phiêu bạt, lang thang một tình thương yêu, đùm bọc của những
người cùng cảnh ngộ, để chia sẻ niềm tâm tư với các bạn mà các em tìm thấy ở đó niềm
tin yêu và đồng cảm.
- Mặt khác trẻ lang thang bị xô đẩy vào những hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã, thiếu thốn,
khó khăn đủ điều, các em càng ngại tiếp xúc thân tình với người lớn, với các trẻ em bình
thường khác. Sự khép kín thế giới tâm hồn trong phạm vi nội tâm, hoặc chỉ bộc lộ nó
trong mối “quan hệ đồng bọn” làm cho các em dễ trở nên xa lánh mọi người.
- Trong mối quan hệ giao lưu phức tạp trên đường phố, số trẻ lang thang dễ dàng bắt
chước, a dua với những hành vi trái quy tắc xã hội (như trộm cắp, trấn lột, đánh lộn lẫn
nhau… ) hoặc dễ dàng tiếp thu những mặt xấu, tiêu cực của đời sống xã hội, của những
phim ảnh, sách báo thiếu văn hóa, khiêu dâm, đồi trụy. Vì thế việc giao lưu của trẻ lang
thang đường phố dễ dàng đem lại những suy thoái, những biến chất trong tâm hồn trẻ thơ.

You might also like