Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC: CACBOHIDRAT


(Dữ kiện cho câu 1 – 4) Để nghiên cứu một hợp chất X, người ta cho X thực hiện các phản
ứng hoá học, từ đó suy luận ra đặc điểm cấu tạo của X.

Câu 1. Khử hoàn toàn hợp chất X bằng HI và photpho đỏ thu được n-hexan. Biết quá trình
khử này không làm thay đổi mạch cacbon của hợp chất. Có thể suy luận được điều
gì từ kết quả này?
A. X là hợp chất tạp chức, có 6 nguyên tử cacbon trong phân tử.
B. X có mạch cacbon gồm 6 nguyên tử cacbon, không phân nhánh.
C. X là hợp chất không no, có 6 nguyên tử cacbon trong phân tử.
D. X có chứa vòng benzen.
Câu 2. Cho vào ống nghiệm sạch 1 mL dung dịch AgNO 3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dung
dịch NH3 5% và lắc đều đến khi kết tủa vừa tan hết. Cho dung dịch chứa X vào ống
nghiệm, đun nóng nhẹ, thấy có lớp kim loại sáng như gương bám vào đáy ống
nghiệm. Còn khi cho X vào dung dịch nước brom thấy dung dịch chuyển từ màu da
cam sang không màu. Điều này chứng tỏ:
A. X có nhóm -CHO có khả năng bị oxi hoá.
B. X có liên kết ba CC không nằm ở đầu mạch.
C. X có liên kết đôi C=C hoặc liên kết ba CC.
D. X có liên kết ba CC đầu mạch.
Câu 3. Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch CuSO 4 0,5%, 1 mL dung dịch NaOH 10%.
Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa. Cho thêm vào
ống nghiệm này 2 mL dung dịch chất X, lắc nhẹ ống nghiệm, thấy kết tủa tan tạo
thành dung dịch xanh lam. Điều này chứng tỏ:
A. X có 5 nhóm -OH liền kề.
B. X có nhiều nhóm -OH liền kề.
C. X có nhóm -CHO.
D. X vừa có nhóm -CHO, vừa có nhiều nhóm -OH liền kề.
Câu 4. Cho X thực hiện phản ứng este hoá với anhidrit acetic (CH 3CO)2O, phương trình
phản ứng như sau (theo đúng tỉ lệ mol):
X +5 ( C H 3 CO )2 O → Y +5 C H 3 COOH
Kết quả này chứng tỏ:
A. X có 5 nhóm -OH liền kề.
B. X có 5 nhóm -OH.
C. X có nhóm -OH liên kết với vòng benzen.
1
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

D. X có 5 nhóm -OH liên kết với vòng benzen.


(Dữ kiện cho câu 5 – 10) Một học sinh thực hiện một thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rửa 2 ống nghiệm lần lượt theo thứ tự bằng nước cất, axit nitric đặc, nước
cất, axeton, và cuối cùng là nước cất.
Bước 2: Thêm 5 mL dung dịch AgNO3 0,1 M vào mỗi ống nghiệm.
Bước 3: Nhỏ từ từ một ít dung dịch NH3 vào ống nghiệm và lắc đến khi thấy kết tủa
màu nâu bùn. Tiếp tục thêm dung dịch NH 3 vào đến khi kết tủa nâu bùn tan hết
thành dung dịch không màu, trong suốt.
Bước 4: Thêm khoảng 2,5 mL dung dịch chất A vào ống nghiệm, nếu lại xuất hiện
kết tủa nâu bùn thì thêm tiếp dung dịch NH 3 và làm tương tự bước 3 đến khi dung
dịch trong suốt không màu.
Bước 5: Thêm 5 mL dung dịch glucozơ vào ống nghiệm (1) và 5 mL dung dịch
fructozơ vào ống nghiệm (2).
Bước 6: Đặt 2 ống nghiệm vào chậu nước nóng, lắc nhẹ và quan sát hiện tượng.

Câu 5. Ở bước 1, tác dụng của việc rửa ống nghiệm bằng axit nitric đặc có thể là:
A. Khử các chất oxi hoá còn dính trên thành ống nghiệm.
B. Hút nước đang dính lại trên thành ống nghiệm.
C. Hoà tan các vết kim loại và các chất khử còn dính trên ống nghiệm, đặc biệt là
ống nghiệm mới, chưa sử dụng.
D. Thuỷ phân chất béo, lipit có dính trên ống nghiệm.
Câu 6. Ở bước 2, kết tủa nâu bùn chính là:
A. AgOH. B. Ag2O. C. AgNO3. D. Ag(NH3)2OH.
Câu 7. Ở bước 4, chất A có thể là:
A. Na2O. B. NaCl. C. KBr. D. KOH.
Câu 8. Vai trò của việc đặt ống nghiệm vào chậu nước nóng mà không đun trực tiếp trên
ngọn lửa ở bước 6 là:
A. Làm nóng dung dịch trong ống nghiệm từ từ và đều từ các phía.
B. Nước trong chậu giúp phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.
C. Phản ứng không xảy ra nếu đun trực tiếp.
D. Chậu nước giúp hạn chế thất thoát nhiệt của phản ứng ra ngoài môi trường.
Câu 9. Hiện tượng quan sát được sau bước 6 là:
A. Có lớp kim loại sáng như gương bám ở đáy của cả 2 ống nghiệm.
B. Có lớp kim loại sáng như gương bám ở đáy của ống nghiệm (1), còn ống nghiệm
(2) không có hiện tượng.

2
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

C. Có lớp kim loại sáng như gương bám ở đáy của ống nghiệm (2), còn ống nghiệm
(1) không có hiện tượng.
D. Không quan sát thấy hiện tượng ở cả 2 ống nghiệm.
Câu 10. Làm thí nghiệm tương tự, nhưng ở bước 5 cho 5 mL dung dịch saccarozơ vào ống
nghiệm thì thấy không có hiện tượng xảy ra. Nếu muốn có hiện tượng xảy ra thì cần
làm gì với dung dịch saccarozơ trước khi thực hiện bước 5?
A. Đun nóng dung dịch saccarozơ.
B. Cho 5 mL dung dịch H2SO4 đặc vào dung dịch saccarozơ, đun nóng.
C. Cho 5 mL dung dịch HCl loãng vào dung dịch saccarozơ, đun nóng.
D. Cho 5 mL dung dịch NaOH loãng vào dung dịch saccarozơ, đun nóng.

(Dữ kiện cho câu 11 – 15) Lắp đặt mô hình thí nghiệm như hình dưới đây. Cân chính xác 2,0
gam glucozơ, cho lượng glucozơ này và men vào bình (1), điều chỉnh nhiệt độ của bể điều
nhiệt đến nhiệt độ phù hợp. Dẫn khí sinh ra vào bình tam giác (2) chứa đầy nước (đã được
điều chỉnh pH đến giá trị x). Bình (3) ban đầu không có nước.

Câu 11. Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết được phản ứng lên men bắt đầu xảy ra?
A. Nhiệt độ của bể điều nhiệt tăng lên do phản ứng toả nhiều nhiệt.
B. Nước tràn ngược từ bình (2) vào bình (1).
C. Có sủi bọt khí vào bình (2).
D. Ngửi thấy mùi đặc trưng của ancol etylic thoát ra.

3
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

Câu 12. Để nhận biết khí thoát ra là khí CO2, ta có thể cho dung dịch nào vào bình (2)?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch nước brom. D. Dung dịch thuốc tím.
Câu 13. Biết khi dẫn CO2 vào dung dịch có dung môi là nước, CO 2 có thể phản ứng với nước
theo các cân bằng sau:
+ ¿¿
−¿+H ¿
C O2 + H 2 O⇌ HC O 3
+¿ ¿
2−¿+ H ¿

HC O−¿⇌
3
CO 3 ¿

Để hạn chế cho CO2 hoà tan vào dung dịch, giá trị của x nào là phù hợp nhất trong
các giá trị dưới đây?
A. 12. B. 9. C. 6. D. 2.
Câu 14. Sau một thời gian phản ứng, thấy lượng nước trong bình (3) đang ở vạch như hình
dưới đây (đơn vị mL). Thể tích khí CO2 sinh ra tại điều kiện thí nghiệm là?

A. 74 mL. B. 75 mL. C. 75,5 mL. D. 76 mL.


Câu 15. Sau khi khí ngừng thoát ra, nhận thấy lượng nước trong bình (3) là 240 mL. Biết ở
điều kiện thí nghiệm, nhiệt độ là 25ºC, áp suất khí quyển là 1 atm. Hiệu suất của quá
trình lên men glucozơ gần nhất với:
A. 90%. B. 80%. C. 40% D. 45%.

(Dữ kiện cho câu 16 – 20) Thuốc thử Benedict được dùng để định tính khả năng khử của
cacbohidrat đơn giản, đồng thời định lượng nồng độ đường có sẵn trong dung dịch.

Câu 16. Để pha 1,00 L dung dịch Benedict, cần dùng 100 g natri cacbonat khan (để tạo môi
trường kiềm cho phản ứng), 173 g natri citrat (Na 3C6H5O7) (ion citrat có vai trò tạo
phức bảo vệ Cu2+ không bị khử trước khi thực hiện phản ứng) và 17,3 g
CuSO4·5H2O. Nồng độ mol của ion Na+ trong 2,00 mL dung dịch Benedict là:
4
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

A. 3,90 M. B. 7,80 · 10–3 M. C. 1,61 M. D. 3,22 · 10–3 M.


Lấy 2,00 mL dung dịch Benedict (có màu xanh lam) vào ống nghiệm sạch,
sau đó cho tiếp 1,00 mL dung dịch chứa loại cacbohidrat X chưa biết.
Ngâm ống nghiệm trong chậu nước nóng 3-5 phút. Nếu loại cacbohidrat
trên có khả năng khử (có nhóm -CHO) (hoặc có khả năng chuyển thành
đồng phân có tính khử), và với nồng độ đủ lớn, ta sẽ quan sát thấy kết quả
màu đỏ gạch xuất hiện (như hình).
Câu 17. Kết tủa đỏ gạch này có thể là:
A. Đồng kim loại. B. Đồng(II) oxit.
C. Đồng(I) oxit. D. Phức của cacbohidrat và Cu2+.
Câu 18. Cacbohidrat X không thể là chất nào dưới đây?
A. Glucozơ. B. Fructozơ.
C. Saccarozơ. D. Mantozơ (có công thức như hình bên).
Câu 19. Lactozơ là một disaccarit có trong sữa, phân tử có nhóm -CHO. Khi đun nóng
lactozơ trong dung dịch HCl loãng, thu được 2 loại monosaccarit khác nhau. Điều
nào sau đây là sai khi nói về lactozơ?
A. Nếu đun nóng lactozơ trong dung dịch NaOH, ta thu được muối natri của 2 loại
monosaccarit khác nhau.
B. Lactozơ có khả năng phản ứng với thuốc thử Benedict.
C. Lactozơ làm mất màu dung dịch nước brom.
D. Lactozơ có thể tham gia phản ứng cộng hidro (xúc tác Ni, tº).
Câu 20. Phản ứng Benedict còn có thể dùng để chuẩn độ (xác định nồng độ) của dung dịch
đường đã biết, dựa vào thời điểm dung dịch Benedict’s mất màu xanh lam. Theo số
liệu đã được nghiên cứu, để làm mất màu của 10,00 mL dung dịch Benedict’s, ta cần
dùng 0,0271 g lactozơ.
Trong một thí nghiệm, người ta cho thêm nước cất vào một dung dịch chứa đường
lactozơ (nồng độ x mg/mL) để thể tích dung dịch tăng lên 2 lần, thu được dung dịch
A. Sau đó cho dung dịch A vào burette, nhỏ từng giọt vào cốc đựng 10,00 mL dung
dịch Benedict (được đun nóng suốt quá trình thực hiện thí nghiệm). Khi dung dịch
vừa mới mất màu xanh lam, ghi nhận thể tích dung dịch A đã dùng là 8,20 mL. Giá
trị của x là:
A. 3,30. B. 3,30 · 10–3. C. 6,61. D. 6,61 · 10–3.

5
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

1B 2A 3B 4B 5C 6B 7D 8A 9A 10C
11C 12B 13D 14A 15D 16A 17C 18C 19A 20C

You might also like