Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC: ESTE


(Dữ kiện cho câu 1 – 10) Thực hiện thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào bình cầu 1,20 mL metyl propionat, khoảng 10,0
mL nước cất, sau đó thêm 1 mL dung dịch H2SO4 20%.
Bước 2: Lắc đều bình cầu, lắp ống sinh hàn và đun cách thuỷ (như
hình) trong 60 phút.
Bước 3: Ngừng đun nóng, thêm khoảng 20 mL nước cất vào bình
cầu, thấy hỗn hợp tách thành 2 lớp chất lỏng.
Bước 4: Chiết lấy phần chứa sản phẩm, đem đi chưng cất.

Câu 1. Công thức cấu tạo của metyl propionat là:


A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5.
C. C2H5COOCH3. D. C2H5COOH.
Câu 2. Hiện tượng quan sát được sau bước 1 là:
A. Hỗn hợp chất lỏng tách thành 2 lớp.
B. Hỗn hợp trở thành dung dịch đồng nhất.
C. Hỗn hợp chuyển sang màu nâu sẫm do H2SO4 có tính háo nước.
D. Hỗn hợp bốc khói mạnh trong không khí do H2SO4 có tính háo nước.
Câu 3. Vai trò của ống sinh hàn ở bước 2 là:
A. Hạn chế nhiệt độ của phản ứng tăng quá cao.
B. Tăng áp suất của hỗn hợp phản ứng, giúp tăng tốc độ phản ứng.
C. Hạn chế sự thất thoát của các chất phản ứng khi đun nóng.
D. Bổ sung thêm nước cất vào hỗn hợp phản ứng, giúp duy trì thể tích hỗn hợp.
Câu 4. Vai trò của H2SO4 trong phản ứng này là:
A. Chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra, làm tăng tốc độ phản ứng.
B. Chất xúc tác làm cân bằng của phản ứng thuỷ phân este chuyển dịch sang phải.
C. Chất xúc tác làm cân bằng của phản ứng thuỷ phân este chuyển dịch sang trái.
D. Giữ nước cho hỗn hợp phản ứng.
Câu 5. Tại sao phải đun nóng hỗn hợp phản ứng?
A. Định hướng sản phẩm của phản ứng, nếu không sẽ sinh ra sản phẩm khác.
B. Làm tăng tốc độ phản ứng.
C. Làm bay hơi ancol, giúp cân bằng chuyển dịch sang phải.
D. Chuyển este thành thể khí, phản ứng dễ xảy ra hơn.
Câu 6. Nước được dẫn vào ống sinh hàn và đi ra khỏi ống qua đầu nào?
A. Dẫn vào ở đầu (B), đi ra ở đầu (A).
1
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

B. Dẫn vào ở đầu (A), đi ra ở đầu (B).


C. Dẫn vào ở đầu (A) và đầu (B), sau đó đổ vào bình cầu.
D. Dẫn vào ở đầu (A) và đi ra ở đầu (B), hoặc ngược lại đều phù hợp.
Câu 7. Sau bước 3, hiện tượng hỗn hợp tách thành 2 lớp chất lỏng chứng tỏ:
A. Ancol rất ít tan trong nước. B. Axit propionic tan kém trong nước.
C. Axit H2SO4 vẫn còn trong hỗn hợp sau phản ứng.
D. Este vẫn còn trong hỗn hợp sau phản ứng.
Câu 8. Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình chiết lấy phần chất lỏng chứa
sản phẩm của phản ứng thuỷ phân. Phát biểu nào dưới đây là
đúng?
A. Phần chất lỏng (1) có khối lượng riêng lớn hơn phần (2).
B. Phần chất lỏng (2) có chứa sản phẩm, được giữ lại để làm
bước tiếp theo.
C. Đầu trên của phễu chiết phải được đậy kín, không để không
khí tràn vào.
D. Este có chứa trong phần chất lỏng (2).
Câu 9. Một trong các phương pháp để tách các chất lỏng trong hỗn hợp đồng nhất là chưng
cất. Phương pháp này dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn
hợp, chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ được tách ra trước. Biết rằng nhiệt độ sôi của
axit propionic và ancol metylic lần lượt là 142ºC và 65ºC. Khi chưng cất phần chất
lỏng được giữ lại sau khi chiết, thứ tự các chất thu được (từ trái sang phải) là:
A. Axit propionic → ancol metylic → nước.
B. Ancol metylic → axit propionic → nước.
C. Ancol metylic → nước → axit propionic.
D. Nước → ancol metylic → axit propionic.
Câu 10. Nếu thay metyl propionat bằng vinyl axetat thì chất đầu tiên thu được sau khi chưng
cất ở bước 4 là:
A. Nước. B. Ancol vinylic. C. Andehit axetic. D. Axit axetic.

(Dữ kiện cho câu 11 – 20) Để nghiên cứu tốc độ phản ứng, người ta tiến hành phản ứng rồi
xác định nồng độ của chất tham gia tại các thời điểm khác nhau. Phản ứng xà phòng hoá etyl
axetat xảy ra theo phương trình:
C H 3 COO C2 H 5+ NaOH → C H 3 COONa+C 2 H 5 OH
Để nghiên cứu tốc độ phản ứng này, người ta xác định nồng độ của NaOH còn lại trong hỗn
hợp phản ứng tại các thời điểm t khác nhau, từ đó có thể khảo sát tốc độ. Các bước thực hiện
như sau:

2
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

Bước 1: Cho 90 mL dung dịch NaOH vào bình cầu (1), 20 mL etyl axetat vào bình cầu (2),
đặt cả 2 bình trong bể điều nhiệt để ổn định nhiệt độ của hệ là 30ºC.
Bước 2: Lấy 10 mL etyl axetat từ bình (2) cho vào bình (1), lắc đều hỗn hợp rồi chuyển sang
bước 3.
Bước 3: Nhanh chóng rút ra 10 mL hỗn hợp trên cho vào bình tam giác (3) (có chứa sẵn 15
mL dung dịch HCl 0,1 M và vài giọt phenolphtalein), đồng thời bấm đồng hồ, ghi nhận thời
điểm này là t = 0 (phút). Sau bước này, bình (3) chứa hỗn hợp chất lỏng không màu.
Bước 4: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 0,1 M vào bình (3) đến khi thấy dung dịch vừa mới
chuyển sang màu hồng thì dừng lại, ghi nhận thể tích dung dịch NaOH (V mL) đã nhỏ vào.
Bước 5: Lặp lại các bước 3 và 4 tại các thời điểm t = 10, 15, 20, 25, 30 phút.

Câu 11. Nồng độ NaOH có trong hỗn hợp phản ứng (bình (1)) sẽ thay đổi như thế nào theo
thời gian?
A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không đổi. D. Tuỳ nhiệt độ phản ứng.
Câu 12. Ở bước 2, khi vừa mới cho etyl axetat vào bình (1), hiện tượng quan sát được là:
A. Hỗn hợp trở nên đồng nhất.
B. Hỗn hợp tách thành 2 lớp, lớp ở trên là etyl axetat.
C. Hỗn hợp tách thành 2 lớp, lớp ở dưới là etyl axetat.
D. Sủi bọt khí không mùi.
Câu 13. Vai trò của HCl ở bước 3 là:
A. Tác dụng với NaOH có trong hỗn hợp phản ứng, làm cho phản ứng xà phòng hoá
dừng lại.
B. Tác dụng với ancol etylic, sinh ra etyl clorua làm phản ứng dừng lại.
C. Thuỷ phân etyl axetat sinh ra axit axetic và ancol etylic.
D. Hạ nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng.
Câu 14. Ở bước 4, khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH 0,1 M vào bình (3), phản ứng xảy ra là:
A. CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
B. CH3COONa + NaOH → CH3COOH + Na2O
C. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
D. C2H5OH + NaOH → C2H5ONa + H2O
Câu 15. Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng không có màu chứng tỏ:
A. Không còn este trong hỗn hợp.
B. Không còn HCl trong hỗn hợp.
C. Không còn NaOH trong hỗn hợp.
D. Có ancol etylic trong hỗn hợp
Câu 16. Ở bước 4, thời điểm dung dịch vừa mới chuyển sang màu hồng là thời điểm:

3
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

A. CH3COONa vừa mới phản ứng hết, giọt NaOH dư làm phenolphtalein hoá hồng.
B. HCl vừa mới phản ứng hết, giọt NaOH dư làm phenolphtalein hoá hồng.
C. Este vừa mới phản ứng hết, giọt NaOH dư làm phenolphtalein hoá hồng.
D. Ancol etylic vừa mới phản ứng hết, giọt NaOH dư làm phenolphtalein hoá hồng.
Câu 17. Ở bước 3, nếu lấy nhiều hơn 10 mL hỗn hợp thì thể tích V (mL) xác định ở bước 4
sẽ:
A. Lớn hơn giá trị V nếu lấy đúng 10 mL hỗn hợp.
B. Nhỏ hơn giá trị V nếu lấy đúng 10 mL hỗn hợp.
C. Bằng giá trị V nếu lấy đúng 10 mL hỗn hợp.
D. Không thể đánh giá.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, kết quả được ghi vào bảng dưới đây:
Thời điểm t (phút) 0 10 15 20 25 30
Thể tích dung dịch NaOH 0,1 M
7,0 7,2 7,3 x y 7,7
đã nhỏ vào bình (3) V (mL)
(doi: 10.14419/ijet.v7i4.14083)
Câu 18. Nồng độ của NaOH trong hỗn hợp phản ứng tại thời điểm t = 10 (phút) là:
A. 0,072 M. B. 0,078 M. C. 0,077 M. D. 0,073 M.
Câu 19. Tại thời điểm t = 20 phút, giá trị nào dưới đây lần lượt của x và y là phù hợp với
logic của thí nghiệm?
A. 7,1 và 7,4. B. 7,5 và 7,4. C. 7,5 và 7,6.D. 7,4 và 7,8.
Câu 20. Tốc độ phản ứng trung bình được tính bằng công thức (với C t, C 0 lần lượt là nồng
độ của NaOH tại thời điểm t và thời điểm ban đầu (t = 0):
|Ct −C 0|
v=
t
Tốc độ trung bình của phản ứng trên trong 30 phút thực hiện thí nghiệm là:
A. 2,3 ´ 10–4 mol/L·phút. B. 2,3 ´ 10–2 mol/L·phút.
C. 2,3 ´ 10–3 mol/L·phút. D. 2,3 ´ 10–5 mol/L·phút.

(Dữ kiện cho câu 21 – 30) Thực hiện thí nghiệm xà phòng hoá chất béo theo các bước sau:
Bước 1: Cho 15 mL dung dịch NaOH 20% và 10 mL dầu thực vật vào bình tam giác.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp đồng thời khuấy đều cho đến khi hỗn hợp trở nên sệt, đặc
quánh (khoảng 15 – 30 phút). Trong khi chờ hỗn hợp sệt lại, hoà tan x g NaCl rắn vào cốc
đựng 150 mL nước cất để được dung dịch bão hoà.
Bước 3: Ngay khi dừng phản ứng, nhanh chóng cho hỗn hợp trên vào cốc chứa dung dịch
NaCl bão hoà, khuấy đều, thấy có chất rắn xuất hiện.
4
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

Bước 4: Lọc lấy chất rắn, rửa phần chất rắn này bằng nước cất (lạnh), sấy khô.

Câu 21. Trong quá trình trên, xà phòng là:


A. Dầu thực vật. B. Hỗn hợp NaOH và dầu thực vật.
C. Hỗn hợp sản phẩm (muối và glyxerol).
D. Muối natri của các axit béo.
Câu 22. Ở bước 2, hỗn hợp trở nên sệt lại chứng tỏ
A. Xà phòng sinh ra với lượng đủ lớn, nước trong hỗn hợp đang giảm dần.
B. NaOH giảm độ tan.
C. Dầu thực vật đang cô đặc lại, làm tăng độ nhớt của hỗn hợp.
D. Glyxerol không tan trong nước.
Câu 23. Tính khối lượng NaCl rắn cần dùng (x gam) để pha dung dịch NaCl bão hoà ở bước
2, biết độ tan của NaCl tại nhiệt độ thí nghiệm là 36,0 gam/100 gam nước, khối
lượng riêng của nước cất là 1,0 g/mL.
A. 36 gam. B. 54 gam. C. 360 gam. D. 72 gam.
Câu 24. Phát biểu đúng khi phân tích hiện tượng ở bước 3 là:
A. Kết thúc bước 3, thấy lớp chất rắn kết tủa lắng xuống đáy.
B. Vai trò của dung dịch NaCl bão hoà là làm giảm độ tan của xà phòng.
C. Lớp chất rắn là glyxerol.
D. Lớp chất rắn là este bị đông cứng lại.
Câu 25. Tại sao phải rửa phần chất rắn sau khi lọc?
A. Loại bỏ bớt phần xà phòng chưa đạt yêu cầu.
B. Pha loãng xà phòng để tăng khả năng tạo bọt
C. Loại bỏ phần NaOH dư, glyxerol còn bám trên chất rắn.
D. Làm xà phòng đông cứng lại.

Sau khi điều chế, xà phòng cần được kiểm định về khả năng tẩy rửa và độ pH, nhằm đảm
bảo chất lượng và độ an toàn cho da.
Câu 26. Khi sử dụng xà phòng để tẩy rửa dầu mỡ, xà phòng sẽ tạo các lớp vỏ hình cầu (gọi là
micelle) bao bọc lấy giọt chất béo, giúp phân tán nhỏ các vết chất béo, dễ dàng bị
rửa trôi theo dòng nước. Hình nào dưới đây mô tả đúng về hạt micelle bao bọc giọt
chất béo bên trong? (đầu tròn biểu thị cho nhóm COO – ưa nước, đuôi biểu thị cho
mạch cacbon kị nước)
A. B. C. D.

5
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

Câu 27. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+ và Ca2+. Nếu sử dụng nước cứng để tẩy rửa
với xà phòng, hiện tượng quan sát được là:
A. Xà phòng tạo nhiều bọt hơn.
B. Xà phòng tạo micelle tốt hơn do tăng lượng ion trong môi trường.
C. Xà phòng giảm khả năng tạo bọt, xuất hiện cặn lắng.
D. Xà phòng bị phân huỷ thành các phân tử nhỏ hơn.

Chất chỉ thị màu axit-bazơ được sử dụng để dự đoán khoảng pH của môi trường dung
dịch. Ví dụ khi nhỏ phenolphthalein vào một dung dịch, nếu thấy có màu hồng chứng tỏ dung
dịch có môi trường bazơ. Bảng dưới đây cung cấp thông tin về màu sắc của một số chất chỉ
thị màu axit-bazơ, phụ thuộc vào pH của dung dịch.
Màu sắc tương ứng với pH môi trường
Chất chỉ thị màu (Các giá trị pH nằm giữa 2 khoảng này có màu trộn
lẫn của 2 màu tương ứng)
Phenolphthalein pH < 8,2: không màu pH > 10,0: hồng
Methyl red pH < 4,2: đỏ pH > 6,3: vàng
Thymol blue pH < 8,0: vàng pH > 9,6: xanh dương
Alizarin yellow pH < 10,1: vàng pH > 13,0: đỏ
Bromothymol blue pH < 6,0: vàng pH > 7,6: xanh dương

Câu 28. Xà phòng Dove baby được báo cáo có độ pH = 8,61 (10.1016/j.jped.2015.08.009).
Nếu dùng Methyl red và Thymol blue để thử độ pH của loại xà phòng này thì màu
sắc quan sát được lần lượt là:
A. đỏ và xanh dương. B. vàng và xanh lá.
C. vàng và xanh dương. D. vàng và vàng.
Câu 29. Sử dụng các chất chỉ thị màu trên để kiểm tra xà phòng thu được từ thí nghiệm trên,
kết quả được ghi lại vào bảng dưới đây:
Phenolphthalein Hồng nhạt
Methyl red Vàng
Thymol blue Xanh lá
Alizarin yellow Vàng

6
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

Bromothymol blue Xanh dương


Giá trị pH nào là phù hợp với kết quả trên?
A. 9,1. B. 7,6. C. 9,8. D. 10,4.
+
Câu 30. Nồng độ của ion H trên bề mặt loại xà phòng trên có giá trị trong khoảng nào là phù
hợp với kết quả chỉ thị màu:
A. 1,3´10–10 đến 5,0´10–9 M. B. 3,2´10–10 đến 5,0´10–9 M.
C. 6,7´10–9 đến 8,1´10–7 M. D. 7,4´10–10 đến 3,7´10–8 M.

(Dữ kiện cho câu 31 – 40) Thực hiện phản ứng este hoá giữa ancol isoamylic và axit axetic
theo các bước như sau:
Bước 1: Cho 20 mL ancol isoamylic và 12 mL axit axetic (nguyên chất) vào bình cầu. Thêm
tiếp 1 mL dung dịch H2SO4 đặc 98% và khoảng 1,5 g hạt silica gel vào bình cầu. Lắp ống
sinh hàn, đun sôi hỗn hợp trong bình cầu trong 60 phút.
Bước 2: Khi ngừng đun, để nguội cho bình cầu trở về nhiệt độ phòng, sau đó đổ hỗn hợp vào
phễu chiết.
Bước 3: Cho 20 mL dung dịch NaHCO3 5% vào phễu chiết, đậy nút và lắc mạnh, thường
xuyên mở nút của phễu giữa các lần lắc. Sau đó để yên cho hỗn hợp tách lớp, chiết bỏ lớp
dung dịch ở dưới.
Bước 4: Cho 20 mL nước cất vào phễu chiết và thực hiện tương tự như bước 4 (nhưng chỉ
thực hiện 1 lần).
Bước 5: Cho phần chất lỏng (sau khi thực hiện bước 5) vào bình cầu, sau đó cho khoảng 2 g
Na2SO4 khan (hoặc CaCl2 khan) vào để hút nước, sau đó được chiết ra để thực hiện bước 6.
Bước 6: Chưng cất hỗn hợp để thu được este tinh khiết.

Câu 31. Tính số mol của ancol isoamylic (x mmol) và axit axetic (y mmol) đã cho vào bình
cầu ở bước 1, biết khối lượng riêng của ancol isoamylic là 0,809 g/mL, của axit
axetic là 1,049 g/mL.
A. x=184 ; y =210. B. x=0 , 184 ; y =0,210.
C. x=238 ; y=162 . D. x=0 , 238 ; y=0,162 .
Câu 32. Phương trình hoá học nào dưới đây biểu diễn đúng cho phản ứng ở thí nghiệm trên?
A.
( C H 3 ) 2 CHC H 2 C H 2 OH +C H 3 COOH ⇌ C H 3 COOC H 2 CH ( C H 3 ) C H 2 C H 3 + H 2 O
B.
C H 3 C H 2 CH (C H 3)C H 2 OH +C H 3 COOH ⇌ C H 3 COOC H 2 CH ( C H 3 ) C H 2 C H 3 + H 2 O
C.
C H 3 C H 2 CH (C H 3)C H 2 OH +C H 3 COOH ⇌ C H 3 COOC H 2 C H 2 CH ( C H 3 )2 + H 2 O
7
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

D. ( C H 3 ) 2 CHC H 2 C H 2 OH +C H 3 COOH ⇌ C H 3 COOC H 2 C H 2 CH ( C H 3 )2 + H 2 O


Câu 33. Vì sao không sử dụng H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng este hoá?
A. Dung dịch H2SO4 loãng dễ bay hơi, làm thất thoát chất phản ứng.
B. Dung dịch H2SO4 loãng không có khả năng xúc tác cho phản ứng este hoá.
C. Dung dịch H2SO4 loãng có tính háo nước mạnh.
D. Dung dịch H2SO4 loãng chứa nhiều nước, làm giảm hiệu suất của phản ứng.
Câu 34. Hạt silica gel (SiO2·nH2O) được điều chế bằng cách sấy khô axit silixic rắn
(H2SiO3). Việc cho hạt silica gel vào bình cầu có vai trò chính là:
A. Giúp hỗn hợp sôi đều.
B. Tăng tính axit cho hỗn hợp phản ứng.
C. Hấp phụ nước có trong hệ phản ứng.
D. Tăng áp suất cho hệ phản ứng, làm tăng tốc độ phản ứng.
Câu 35. Hình ảnh dưới đây mô phỏng quá trình đun nóng bình cầu có
gắn ống sinh hàn. Quan sát ống sinh hàn, ta nhận khoảng 1/3
dưới của ống sinh hàn có những giọt chất lỏng được ngưng tụ
trên thành ống. Nguồn gốc phần chất lỏng này là:
A. Nước được dẫn vào ống sinh hàn, gặp môi trường có nhiệt
độ cao nên bay hơi, sau đó ngưng tụ trên thành ống.
B. Chất lỏng trong bình cầu bay hơi, sau đó ngưng tụ trên
thành ống.
C. Nước trong chậu đun cách thuỷ bay hơi, sau đó ngưng tụ trên thành ống.
D. Hơi nước từ môi trường xung quanh ngưng tụ trên thành ống.
Câu 36. Sau bước 1, hỗn hợp chất lỏng trong bình cầu chứa:
A. Ancol dư, este, H2SO4. B. Axit dư, este, H2SO4.
C. Ancol, axit, este, H2SO4. D. Este, H2SO4.
Câu 37. Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaHCO 3 bằng dung dịch loãng của chất nào dưới
đây?
A. Na2SO4. B. NaCl. C. Na2CO3. D. CH3COONa.
Câu 38. Có bao nhiêu phát biểu SAI trong các phát biểu dưới đây khi mô tả bước 3 của thí
nghiệm?
(1) Thường xuyên mở nắp phễu chiết (giữa các lần lắc) để khí CO2 thoát ra.
(2) Khi hỗn hợp đã tách lớp, lớp ở dưới có chứa các muối natri.
(3) Lặp lại bước 3 nhiều lần đến khi không còn thấy sủi bọt khí khi thêm dung dịch
NaHCO3 vào hỗn hợp.
(4) Kết thúc bước 3, ta thu được este tinh khiết.
(5) Nếu hỗn hợp không tách lớp, ta có thể cho một ít NaCl rắn vào hỗn hợp.
8
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Phương pháp chưng cất (bước 6) là phương pháp
tách riêng các chất từ hỗn hợp dựa vào sự khác
nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp
đó, chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ được tách ra
trước. Giá trị đọc được trên nhiệt kế biểu thị:
A. Nhiệt độ của chậu nước (14).
B. Nhiệt độ của bếp điện (13).
C. Nhiệt độ của chất đang được tách ra.
D. Nhiệt độ của hỗn hợp trong bình cầu (15).
Câu 40. Sau khi chưng cất, ta thu được este nguyên chất.
Đem cân bình cầu (8) (chứa este nguyên chất),
thấy khối lượng là 50,48 gam. Nếu đem cân một bình cầu rỗng (có kích thước và cân
nặng tương tự bình cầu (8)), thấy khối lượng là 39,00 gam. Hiệu suất của quá trình
este hoá này xấp xỉ:
A. 42%. B. 48%. C. 37%. D. 55%.

(Dữ kiện cho câu 41 – 45) Este có thể tác dụng với các chất khử mạnh (như LiAlH 4) theo sơ
đồ phản ứng sau:
' o
RCOO R LiAl H 4 t RC H 2 OH + R ' OH

Câu 41. Sản phẩm thu được khi cho este C2H5COOCH3 tác dụng với LiAlH4 là:
A. Ancol etylic và ancol metylic. B. Ancol isopropylic và ancol metylic.
C. Ancol n-propylic và ancol metylic. D. Chỉ thu được ancol etylic.
Câu 42. Cho 8,80 gam este etyl axetat tác dụng với LiAlH 4 trong điều kiện thích hợp (với
hiệu suất đạt 90%) thu được khối lượng ancol etylic là:
A. 4,14 gam. B. 8,28 gam. C. 4,60 gam. D. 9,20 gam.
Câu 43. Một este có công thức phân tử là C 5H10O2, sau khi phản ứng với LiAlH 4 thu được 2
ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. Số este thoả mãn tính chất trên là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44. Công thức cấu tạo của hợp chất có thể viết thu gọn
dưới dạng đoạn thẳng gấp khúc. Mỗi đầu một đoạn
thẳng hoặc điểm gấp khúc ứng với một nguyên tử
cacbon, không biểu thị số nguyên tử hidro liên kết với
cacbon. Một este có công thức cấu tạo như hình bên.
Công thức cấu tạo của 2 ancol sản phẩm là:
A. B.
9
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

C. D.

Câu 45. Một este vòng có công thức cấu tạo như hình bên. Sản phẩm thu
được khi cho este vòng này tác dụng với LiAlH4 là:
A. HO-(CH2)4-OH. B. HO-(CH2)5-OH.
C. HO-CH2-CH(CH3)-CH2-OH.
D. HO-CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-OH.
(Dữ kiện cho câu 46 – 50) Để điều chế este, ta có thể cho ancol tác dụng với axit cacboxylic,
anhidrit axit hoặc clorua axit. Tuy nhiên, các este của phenol không thể điều chế được bằng
phản ứng este hoá với axit cacboxylic, mà phải dùng anhidrit axit hoặc clorua axit. Ví dụ:
C 6 H 5 OH + ( C H 3 CO )2 O→ C 6 H 5 OOCC H 3 +C H 3 COOH
Công thức cấu tạo của axetic anhidrit và axit clorua axetic lần lượt là:

Câu 46. Cho 9,40 gam phenol tác dụng với 8,16 gam axetic anhidrit với hiệu suất 60% thì
khối lượng este thu được là:
A. 8,16 gam B. 10,9 gam. C. 6,53 gam. D. 13,6 gam
Câu 47. Dựa vào phương trình trên, hãy dự đoán phương trình phản ứng của phenol và axit
clorua axetic.
A. C 6 H 5 OH +C H 3 COCl →C 6 H 5 Cl+ C H 3 COOH .
B. C 6 H 5 OH +C H 3 COCl →C 6 H 5 OOCC H 3 + HCl .
C. C 6 H 5 OH +C H 3 COCl →C 6 H 5 COCl +C H 3 OH .
D. C 6 H 5 OH +C H 3 COCl →C 6 H 5 COC H 3+ HClO.
Câu 48. Sản phẩm của phản ứng giữa ancol benzylic và anhidrit propionic có tên là:
A. Benzyl propionat. B. Phenyl propionat.
C. Propyl benzoat. D. Propyl phenolat.

10
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

Câu 49. Biết rằng xenlulozơ cũng có thể bị este hoá bằng cách cho phản ứng với axetic
anhidrit (dư), tạo ra sản phẩm Y được dùng làm tơ nhân tạo trong công nghiệp dệt
may. Phương trình hoá học nào dưới đây mô tả đúng phản ứng trên?
A. ( C 6 H 10 O5 )n + ( C H 3 CO )2 O →Y +C H 3 COOH .
B. ( C 6 H 10 O5 )n +5 ( C H 3 CO ) 2 O →Y +5 C H 3 COOH .
C. ( C 6 H 10 O5 )n +3 ( C H 3 CO ) 2 O →Y +3 C H 3 COOH .
D. ( C 6 H 10 O5 )n +2 ( C H 3 CO )2 O→ Y +2 C H 3 COOH .
Câu 50. Cho 1,38 gam ancol etylic tác dụng với 1,57 gam axit clorua axetic. Cho nước cất
vào hỗn hợp sau phản ứng, chờ hỗn hợp tách lớp rồi chiết lấy phần chất lỏng ở lớp
dưới, cho vào bình tam giác. Cho vài giọt phenolphthalein vào bình tam giác, sau đó
nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1,00 M vào, đến khi 1 giọt dung dịch NaOH làm dung
dịch trong bình chuyển sang màu hồng thì dừng lại, nhận thấy đã dùng V mL dung
dịch NaOH. Giả sử phản ứng este hoá xảy ra hoàn toàn, giá trị của V là:
A. 0,0200. B. 0,200. C. 2,00. D. 20,0.

11
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – ĐHQG NGUYỄN HOÀNG GIA KHÁNH

1C 2A 3C 4A 5B 6B 7D 8B 9C 10C
11B 12B 13A 14C 15C 16B 17A 18B 19C 20A
21D 22A 23B 24B 25C 26B 27C 28B 29A 30B
31A 32B 33D 34C 35B 36C 37C 38B 39C 40D
41C 42B 43C 44B 45D 46C 47B 48A 49C 50D

12

You might also like