Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

Bài tập chương 1

Bài số 1.1
Tại một doanh nghiệp sản xuất, vào ngày 1/01/N có các tài liệu sau : (ĐVT : 1.000 đồng)
1 Chứng khoán kinh doanh 56.000
2 Phương tiện vận tải 725.000
3 Nhà của, vật kiến trúc 2.145.000
4 Máy móc thiết bị 1.750.000
5 Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
6 Đầu tư vào công ty liên doanh 550.000
7 Tiền gửi ngân hàng 520.000
8 Phải thu khách hàng 120.000
9 Phải trả cho người bán 215.000
10 Nguyên liệu vật liệu 450.000
11 Tạm ứng cho công nhân viên 12.000
12 Phải trả cho người lao động 65.000
13 Công cụ dụng cụ 42.000
14 Quỹ khen thưởng phúc lợi 75.000
15 Thành phẩm 346.000
16 Tiền mặt 108.000
17 Vay ngắn hạn 200.000
18 Vay dài hạn 400.000
19 Thiết bị văn phòng 74.000
20 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 123.000
21 Bằng phát minh sáng chế 65.000
22 NV đầu tư xây dựng cơ bản 85.000
23 Quyền sử dụng đất 745.000
24 Chi phí trả trước ngắn hạn 24.000
25 Ký quỹ, ký cược dài hạn 65.000
26 Thuế và các khoản phải trả, phải nộp NN 32.000

1
Yêu cầu :
1. Phân biệt Tài sản, Nguồn vốn và tìm X
2. Xác định tổng tài sản, tổng nguồn vốn và viết phương trình kế toán cơ bản vào
ngày 01/01/NN.
Bài số 1.2
Tại một doanh nghiệp sản xuất, vào ngày 1/1/N có các tài liệu sau: (Đvt:1.000đ)

2
1. Nguyên vật liệu chính 145.000
2. Phải thu khách hàng 67.000
3. Tiền mặt 85.000
4. Quỹ đầu tư phát triển 50.000
5. Phải trả công nhân viên 36.000
6. Nhiên liệu 25.000
7. Vay ngắn hạn 100.000
8. Máy móc, thiết bị 1.450.000
9. Phụ tùng thay thế 24.000
10. Phải trả cho người bán 96.000
11. Tạm ứng 15.000
12. Ký quỹ, ký cược ngắn hạn 35.000
13. Sản phẩm dỡ dang 25.000
14. Vay dài hạn 500.000
15. Thành phẩm 210.000
16. Phương tiện vận tải 625.000
17. Bằng phát minh sang chế 87.000
18. Nhà xưởng 945.000
19. Các khoản phải trả khác 12.000
20. Các khoản phải thu khác 10.000
21. Chứng khoán kinh doanh 62.000
22. Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
23. Nhà kho 185.000
24. Vật liệu phụ 20.000
25. Phải trả, phải nộp cho nhà nước 18.000
26. Quyền sử dụng đất 1.200.000
27. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 112.000
28. Công cụ dụng cụ 25.000
29. Hàng đang đi đường 42.000
30. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 140.000
31. Hàng gửi đi bán 34.000
32. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 54.000
33. Tiền gửi ngân hàng 3 540.000
34. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 36.000
35. Chi phí trả trước dài hạn 35.000
Yêu cầu:
1. Hãy phân biệt tài sản, nguồn vốn và tìm X
2. Viết phương trình kế toán cơ bản tại thời điểm ngày 1/1/N
Bài số 1.3:
Vào ngày 01/01/NN để thành lập doanh nghiệp, Ông Nguyễn Văn An đã bỏ ra một
số vốn như sau :
- Tiền mặt : 800.000.000 đồng
- Tiền gửi ngân hàng 2.500.000.000 đồng
Trong tháng 01/NN ở công ty này có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
(ĐVT : 1.000 đồng)
1. Mua một ngôi nhà dùng làm văn phòng trị giá 850.000 thanh toán bằng tiền vay dài
hạn.
2. Nhận bàn giao một nhà xưởng sản xuất với giá là 525.000 thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng.
3. Mua nguyên vật liệu nhập kho đã trả bằng chuyển khoản là 200.000.
4. Vay ngắn hạn ngân hàng mua một TSCĐ trị giá 120.000.
5. Mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền cho người bán 8.000
6. Chi tiền mặt để trả nợ cho người bán ở nghiệp vụ 5
7. Mua một thiết bị văn phòng chưa thanh toán cho người bán 25.000
8. Chuyển khoản thanh toán nợ vay ngắn hạn ở nghiệp vụ 4
9. Ông An rút bớt vốn khỏi công ty bằng tiền mặt 50.000
Yêu cầu :
1. Xác định phương trình kế toán cơ bản khi thành lập doanh nghiệp.
2. Viết phương trình kế toán cơ bản sau mỗi nghiệp vụ.
Bài số 1.4:
Vào ngày 01/04/N ông Nguyễn Văn B thành lập một doanh nghiệp với tình hình
Tài sản và Nguồn vốn như sau: ( Đvt: 1.000 đ)
Tiền mặt 300.000

4
Tiền gửi ngân hàng 1.500.000
Máy móc thiết bị 1.150.000
Nguyên vật liệu 200.000
Quyền sử dụng đất 650.000
Vay dài hạn 550.000
Công cụ dụng cụ 60.000
Nhà cửa, vật kiến trúc 1.920.000
Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
Phải trả người bán 20.000
Thuế và các khoản phải trả, phải nộp NN 15.000
Phải trả khác 10.000
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 245.000
Quỹ đầu tư phát triển 90.000
Trong tháng 01/01 công ty X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
1. Mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt trị giá 45.000
2. Mua phương tiện vận tải 950.000 chưa trả tiền cho người bán.
3. Mua thiết bị văn phòng thanh toán bằng chuyển khoản 12.000.
4. Mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền cho người bán 14.000.
5. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán ở nghiệp vụ số 2.
6. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán ở nghiệp vụ 4.
7. Bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 50.000, từ
quỹ đầu tư phát triển 20.000
8. Ông B rút bớt vốn khỏi công ty bằng chuyển khoản 40.000
9. Thanh toán khoản phải trả khác bằng chuyển khoản
10. Trả nợ cho nhà nước bằng chuyển khoản
11. Trả nợ cho người bán bằng tiền mặt 20.000
Yêu cầu:
1. Tìm X và viết phương trình kế toán cơ bản.

5
2. Viết phương trình kế toán sau mỗi nghiệp vụ kinh tế.
Bài số 1.5
Có tình hình tài sản của Công ty X tính đến ngày 31/3/N như sau: (Đvt:1.000 đ)
1. Tiền gửi ngân hàng 840.000
2. Đầu tư vào công ty con 300.000
3. Phải trả người bán 86.000
4. Nguyên vật liệu 145.000
5. Hàng mua đang đi đường 45.000
6. Phải trả người lao động 62.000
7. Tiền mặt 250.000
8. Máy móc thiết bị 1.870.000
9. Quyền sử dụng đất 1.500.000
10. Vay ngắn hạn 250.000
11. Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
12. Phải thu khách hàng 112.000
13. Quỹ đầu tư phát triển 140.000
14. Đầu tư vào công ty liên kết 150.000
15. Thành phẩm 85.000
16. Vay dài hạn 400.000
17. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 185.000
18. Đầu tư dài hạn khác 65.000
19. Ký quỹ, ký cược 55.000
20. Hàng hoá 122.000
21. Tạm ứng 12.000
22. Các khoản phải nộp nhà nước 35.000
23. Công cụ dụng cụ 46.000
Trong tháng 4/N, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 20.000

6
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán 80.000
3. Bổ sung quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20.000
4. Thanh toán bớt nợ vay ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng 50.000
5. Mua một TSCĐ trị giá 225.000, chưa thanh toán cho người bán
6. Mua nguyên vật liệu nhập kho thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn 60.000
7. Chi tiền mặt thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên 62.000
8. Vay dài hạn ngân hàng mua TSCĐ hữu hình 250.000
9. Trả nợ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng 40.000
10. Mua CCDC nhập kho chưa thanh toán cho người bán 16.000
11. Chi tiền mặt trả nợ cho nhà nước 35.000
12. Nhận vốn góp bằng một TSCĐ HH trị giá 300.000
Yêu cầu:
1. Tìm X, viết phương trình kế toán cơ bản vào ngày 31/3/N
2. Viết phương trình kế toán cơ bản sau mỗi nghiệp vụ kinh kế phát sinh
Bài số 1.6
Tình hình Tài sản và Nguồn vốn tại một doanh nghiệp A vào đầu tháng 01/N như
sau: (ĐVT :1.000 đồng)
1 Tiền mặt 180.000
2 Tiền gửi ngân hàng 450.000
3 Nguyên liệu vật liệu 85.000
4 Công cụ dụng cụ 32.000
5 Thành phẩm 420.000
6 Phải thu khách hàng 86.000
7 TSCĐ hữu hình 920.000
8 Vay ngắn hạn 100.000
9 Phải trả cho người bán 82.000
10 Phải trả công nhân viên 44.000
11 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 15.000
12 Vốn đầu tư của chủ sở hữu X

7
13 Quỹ đầu tư phát triển 35.000
14 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 142.000
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
1. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 10.000
2. Rút tiền gửi ngân hàng trả lương còn nợ công nhân viên tháng trước.
3. Chi tiền mặt nộp thuế Nhà nước 15.000.
4. Mua 1 TSCĐ mới đã trả bằng tiền vay dài hạn 275.000
5. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 20.000
6. Mua TSCD hữu hình thanh toán bằng tiền vay dài hạn 200.000
7. Tạm ứng cho nhân viên đi công tác bằng tiền mặt 10.000
8. Trả nợ cho người bán bằng chuyển khoản 20.000
9. Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi từ lợi nhận sau thuế chưa phân phối 20.000
10. Trích quỹ đầu tư phát triển từ lợi từ lợi nhận sau thuế chưa phân phối 40.000
Yêu cầu:
1. Xác định tổng Tài sản, tổng Nguồn vốn vào đầu tháng và viết phương trình kế
toán cơ bản.
2. Phân tích sự biến động của đối tượng sau mỗi nghiệp vụ kinh tế. Xác định phương
trình kế toán sau mỗi nghiệp vụ.

8
Bài tập chương 2
Bài số 2.1:
Công ty TNHH Minh Anh có các thông tin như sau:
Địa chỉ 157- Điện Biên Phủ - ĐN Giám đốc Nguyễn Văn Bình
Mã số thuế 1000456511 Kế toán trưởng Nguyễn Minh Nhật
Tài khoản 051.100.0001 Thủ quỹ Trần Kim Anh
Điện thoại 05113.688960 Thủ kho Lê trọng Nhân
- Kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT
10%.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trong tháng 3/N, tại công ty có phát sinh nghiệp vụ như sau:
Hóa đơn 065476 kèm theo phiếu nhập kho số 01, ngày 3/3/N: Công ty mua công
cụ dụng cụ của Công ty Minh Khang - 145 Nguyễn Chí Thanh – Đà Nẵng. Người mua
hàng: Nguyễn Hữu Minh
STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá vốn Đơn giá bán
1 CCDC X Cái 10 35.000 40.000
2 CCDC Y Cái 15 24.000 30.000
3 CCDC Z Cái 20 42.000 50.000
- Thanh toán bằng tiền mặt (theo phiếu chi số 01)
- Lô hàng nhập tại kho A1- Địa chỉ: 157 Điện Biên Phủ - Đà Nẵng - Người giao
hàng cũng là người nhận tiền: Trần Minh Thư (Công ty Minh Khang- MST: 1000459112)
Yêu cầu: Lập các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế trên
Công ty Minh Anh: Phiếu nhập kho, Phiếu chi số 05
Công ty Minh Khang: Hóa đơn GTGT, Phiếu Xuất kho, Phiếu thu số 07 ( Biết
rằng: Thủ kho – Trịnh Đình Anh, Kế toán trưởng: Nguyễn Minh Huy, Giám đốc: Trần
Quốc Minh – Thủ quỹ: Nguyễn Thị Hiền)

9
Bài số 2.2
Công ty TNHH Hồng Hà trong tháng 05/N có các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt như
sau:
1. Ngày 2/5 thu tiền mặt nhập quỹ:
- Theo Hoá đơn GTGT số 062512 ngày 02/5/N, giá bán chưa thuế của lô hàng A là
15.500.000 đồng, thuế GTGT 10%.
- Lý do thu: Thu tiền bán hàng.
- Khách hàng: Nguyễn Văn An- Công ty TNHH B.
2. Ngày 3/5, chi tạm ứng cho ông Nguyễn An Bình- Nhân viên Phòng vật tư:
- Theo Giấy đề nghi tạm ứng số 01 do Giám đốc ký ngày 3/5
- Lý do chi: Tạm ứng mua vật tư
- Số tiền: 14.000.000 đồng.
3. Ngày 5/5, Công ty rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
- Giấy báo Nợ số 0135 ngày 5/5 của Ngân hàng Á châu.
- Số tiền: 200.000.000 đồng.
4. Ngày 8/5 khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp.
- Hoá đơn GTGT số 062457 ngày 12/4/N
- Số tiền thu: 18.000.000 đồng
- Người nộp tiền: Đặng Văn Ánh – Nhân viên công ty TNHH C.
5. Ngày 10/5 Chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên: Theo Bảng thanh toán
tiền lương tháng 05/N, với số tiền 180.000.000 đồng.
6. Ngày 15/5 Chi tiền mặt để mua nguyên vật liệu B:
- Theo Hoá đơn GTGT số 045612 ngày 15/5 của công ty TNHH D
- Giá mua chưa thuế GTGT 10% là 17.500.000 đồng
- Người nhận tiền: Nguyễn Văn Bình – Nhân viên của công ty TNHH A.
7. Ngày 25/5 Chi trả nợ cho Công ty X
- Theo Hoá đơn GTGT số 042156 ngày 05/05/N
- Số tiền: 12.500.000 đồng

10
- Người nhận tiền: Trần Minh – Nhân viên Công ty X.
Yêu cầu: Hãy lập chứng từ thu, chi quỹ tiền mặt cho các nghiệp vụ trên.
Bài số 2.3
Tại công ty TNHH Minh Cường, trong tháng 01/N có các nghiệp vụ nhập, xuất
kho như sau:
1. Ngày 4/1, công ty làm thủ tục nhập kho đủ số Hàng hoá mua ngoài nhập kho Theo Hoá
đơn GTGT số 031256 ngày 4/1 của công ty Thành Trung . Cụ thể:
STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Hàng hoá A Cái 100 100.000 10.000.000
2 Hàng hoá B Cái 50 500.000 25.000.000
3 Hàng hoá C Cái 40 300.000 12.000.000
Tổng cộng 47.000.000
Họ tên người nhập hàng: Nguyễn An - Công ty Minh Cường – Kho hàng hóa.
2. Ngày 10/1, công ty làm thủ tục nhập kho đủ số Thành phẩm từ phân xưởng sản xuất,
theo Biên bản kiểm nhận sản phẩm hoàn thành nhập kho số 01 ngày 10/1 như sau:
STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sp X Cái 150 120.000 18.000.000
2 Sp Y Cái 800 92.000 73.600.000
Tổng cộng 91.600.000
Họ tên người nhập hàng: Trần Thanh – Kho thành phẩm
3. Ngày 15/1 Mua hàng hoá của công ty Minh Anh nhập kho theo Hoá đơn GTGT số
045136 ngày 15/1. Cụ thể:
STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Hàng hoá A Cái 200 99.000 19.800.000
2 Hàng hoá B Cái 50 501.000 25.050.000
3 Hàng hoá C Cái 50 302.000 15.100.000
Tổng cộng 59.950.000
Người mua: Phạm Công Bình – nhân viên công ty Minh Cường.

11
Người nhập hàng: Nguyễn An - Công ty Minh Cường – Kho hàng hóa
4. Ngày 15/1 Xuất hàng hoá bán theo Hoá đơn GTGT số 061244 ngày 15/3. Trị giá vốn
của hàng xuất bán.
STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Hàng hoá A Cái 100 100.000 10.000.000
2 Hàng hoá B Cái 50 500.000 25.000.000
3 Hàng hoá C Cái 40 300.000 12.000.000
Tổng cộng 47.000.000
Người nhận hàng: Trần Ly – Công ty Tân Cương.
Yêu cầu: Hãy lập chứng từ Nhập, Xuất kho cho các nghiệp vụ trên.
Bài số 2.4
Có nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Minh Anh như sau:
- Họ tên người mua: Nguyễn Cao Cường- Công ty An Khanh- MST: 1000456625
– Địa chỉ: 212 – Nguyễn Lương Bằng – Đà Nẵng
- Giá bán các mặt hàng chưa thuế GTGT như sau:
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Hàng hoá X Cái 50 52.000 2.600.000
2 Hàng hoá Y Cái 35 101.000 3.535.000
3 Hàng hoá Z Cái 60 184.000 11.040.000
Tổng 17.175.000
- Phương thức thanh toán: bằng chuyển khoản sau 20 ngày.
- Thuế suất thuế GTGT: 10%.
- Giá vốn các mặt hàng trên như sau:
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Hàng hoá X Cái 50 42.000 2.100.000
2 Hàng hoá Y Cái 35 93.000 3.255.000
3 Hàng hoá Z Cái 60 175.000 10.500.000

12
Tổng 15.855.000
- Xuất tại kho Công ty.
- Người xuất: Nguyễn Bình – Công ty Mỹ Hạnh
Yêu cầu:
- Lập hóa đơn GTGT số 062165, ngày 10/3/N
- Lập phiếu xuất kho số 07 ngày 10/3/N.

13
Bài số 3.1: Tại một doanh nghiệp trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
(Đvt: 1.000 đ)

14
1. Mua máy móc thiết bị sản xuất trị giá 540.000 chưa trả tiền cho người bán.
2. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 120.000
3. Nhà nước cấp thêm cho doanh nghiệp một thiết bị sản xuất trị giá 640.000
4. Chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên 100.000
5. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 50.000
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán ở nghiệp vụ 1
7. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 150.000
8. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua 35.000 thanh toán bằng chuyển khoản
9. Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
60.000
10. Mua công cụ dụng cụ nhập kho, giá mua 14.000 thanh toán bằng tiền mặt.
11. Chi tiền mặt trả các khoản phải nộp nhà nước 15.000
12. Thu khoản phải thu khác bằng tiền mặt 5.000
13. Tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác bằng tiền mặt 10.000
14. Mua nguyên vật liệu nhập kho thanh toán bằng tiền tạm ứng 15.000
15. Ký quỹ, ký cược ngắn hạn bằng tiền mặt 12.000
16. Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi để khen thưởng cho người lao động: 50.000
17. Chi tiền mặt khen thưởng cho người lao động: 50.000
18. Thông báo chia cổ tức cho cổ đông 150.000
19. Trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 50.000
20. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn bằng chuyển khoản 20.000
21. Xuất kho hàng hóa gửi đi bán, giá trị hàng hóa gửi đi bán: 40.000
22. Mua CCDC nhập kho thanh toán bằng tiền tạm ứng 10.000
23. Thu khoản phải thu khác bằng chuyển khoản 20.000
24. Trả khoản phải trả khác bằng tiền mặt 10.000
25. Trả nợ cho đơn vị cấp trên bằng chuyển khoản 50.000
26. Thu hộ đơn vị cấp trên bằng chuyển khoản qua ngân hàng 50.000

15
27. Mua NVL, giá mua 20.000, đã thanh toán bằng tiền mặt. Doanh nghiệp đã
nhận được chứng từ nhưng cuối kỳ NVL vẫn chưa được kiểm nhận nhập kho.
28. Tạm ứng lương cho cán bộ công nhân viên bằng tiền mặt 50.000
29. Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
40.000
30. Nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ đơn vị cấp trên bằng chuyển khoản
100.000
Yêu cầu:
1. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Cho biết các nghiệp vụ trên tế trên thuộc loại quan hệ đối ứng kế toán nào?
Bài số 3.2
Tình hình Tài sản và Nguồn vốn vào cuối tháng 01/N ở một doanh nghiệp. ĐVT:
1.000 đồng
1 Tiền mặt 120.000
2 Tiền gửi ngân hàng 350.000
3 Phải thu khách hàng 86.000
4 Nguyên liệu vật liệu 112.000
5 TSCĐ hữu hình 655.000
6 Hao mòn TSCĐ 56.000
7 Phải trả cho người bán 87.000
8 Vay ngắn hạn 100.000
9 Phải trả công nhân viên 36.000
10 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 25.000
11 Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
12 Quỹ đầu tư phát triển 59.000
13 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 122.000
Trong tháng 02/NN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :

16
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho giá là 29.700, doanh nghiệp chưa trả tiền cho người
bán.
2. Khách hàng trả tiền còn nợ doanh nghiệp kỳ trước 10.000 bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Doanh nghiệp trả hết lương còn nợ cán bộ công nhân viên kỳ trước bằng tiền mặt.
4. Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngắn hạn 40.000.
5. Doanh nghiệp trả nợ cho người bán bằng chuyển khoản 15.000
6. Tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác bằng tiền mặt 5.000
7. Dùng tiền mặt mua công cụ dụng cụ trị giá 4.000
8. Mua TSCĐ hữu hình trị giá 45.000 chưa thanh toán cho người bán.
9. Chi tiền mặt nộp thuế cho Nhà Nước 25.000
10. Trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu
40.000, bổ sung quỹ đầu tư phát triển 10.000.
Yêu cầu :
1. Tìm X. Xác định phương trình kế toán cơ bản của doanh nghiệp vào đầu tháng
01/NN. Viết PTKT cơ bản từ nghiệp vụ 1-10.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cho biết nghiệp vụ kinh tế đó
thuộc loại quan hệ đối ứng kế toán nào?
Bài số 3.3
Tại một doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (ĐVT: 1.000
đồng).
1. Mua nguyên vật liệu trị giá 50.000 chưa trả tiền cho người bán
2. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100.000.
3. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 50.000.
4. Chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác 10.000.
5. Vay ngắn hạn để trả nợ cho nguời bán 70.000.
6. Nhà nước cấp thêm cho doanh nghiệp một thiết bị sản xuất trị giá 725.000.
7. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn ở nghiệp vụ 5.
8. Mua công cụ dụng cụ trị giá 18.000, doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt.

17
9. Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 50.000.
10. Mua thiết bị sản xuất trị giá 222.000, doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán.
11. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn bằng tiền mặt 20.000
12. Chi tiền mặt ký quỹ tại ngân hàng 50.000
13. Trả lương cho người lao động bằng chuyển khoản 80.000
14. Tiền thưởng phải trả cho người lao động 20.000
15. Chi tiền mặt để ủng hộ hoạt động phúc lợi xã hội từ quỹ khen thưởng phúc lợi của
doanh nghiệp: 10.000
16. Chi tiền mặt để thanh toán tiển thưởng cho người lao động 20.000
Yêu cầu :
1. Sắp xếp các nghiệp vụ kinh tế trên theo các loại quan hệ đối ứng kế toán, đồng
thời phân tích sự biến động của đối tượng kế toán trong từng nghiệp vụ kinh tế. Nghiệp
vụ nào có ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.

Bài số 3.4
Tại một doanh nghiệp X có số dư của các TK vào đầu tháng 03/NN như sau (ĐVT:
1.000 đồng)
1 TK 111 - Tiền mặt 740.000
2 TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 920.000
3 TK 131 –Phải thu khách hàng 72.000
Trong đó :
- Phải thu khách hàng A 31.000
- Phải thu khách hàng B 41.000
4 TK 138 - Phải thu khác 10.000
5 TK152 – Nguyên liệu vật liệu 60.000
6 TK 153 - Công cụ dụng cụ 122.000
7 TK 211 - TSCĐ hữu hình 1.820.000

18
8 TK 214 - Hao mòn TSCĐ 70.000
9 TK 331 - Phải trả cho người bán 66.000
Trong đó :
- Người bán X 34.000
- Người bán Y 32.000
10 TK 338 – Phải trả khác 50.000
11 TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 45.000
12 TK 334 - Phải trả công nhân viên 430.000
13 TK 333 – Phải trả, phải nộp nhà nước 15.000
14 TK 411 - Vốn đầu tư của CSH 2.948.000
15 TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển 50.000
16 TK 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 70.000
Trong đó, vay ngắn hạn : 45.000
Trong tháng 03/NN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua nguyên liệu vật liệu của đơn vị X nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 10%
30.000, chưa trả tiền cho người bán.
2. Chi tiền mặt trả hết nợ người bán Y kỳ trước.
3. Khách hàng A trả nợ kỳ trước cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản số tiền: 20.000.
4. Mua công cụ dụng cụ, giá mua chưa thuế GTGT 10% 25.000 đã trả bằng chuyển
khoản.
5. Nhà nước cấp thêm cho doanh nghiệp một thiết bị sản xuất trị giá 52.000.
6. Chi tiền mặt trả hết nợ vay ngắn hạn kỳ trước.
7. Ứng trước tiền mua hàng cho người bán X bằng chuyển khoản 20.000
8. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 400.000.
9. Chi tiền mặt trả lương kỳ trước cho cán bộ công nhân viên.
10. Trích bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
26.000, từ quỹ đầu tư phát triển 10.000.
11. Khách hàng A ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 15.000

19
12. Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng tiền mặt 100.000
13. Nhận vốn góp bằng chuyển khoản 200.000
14. Trả nợ cho nhà nước bằng chuyển khoản
15. Nhận ký quỹ, ký cược bằng chuyển khoản 200.000
16. Tạm ứng cho nhân viên đi công tác bằng tiền mặt 20.000
17. Thu khoản phải thu khác bẳng tiền mặt 10.000
18. Ký quỹ bằng chuyển khoản 50.000
19. Trả khoản phải trả khác bằng tiền mặt 20.000
20. Mua Nguyên vật liệu, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 20.000, chưa trả tiền cho
người bán X. Doanh nghiệp đã nhận được chứng từ nhưng cuối kỳ hàng vẫn chưa được
kiểm nhận nhập kho.
Yêu cầu :
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Mở các tài khoản (TK) cần thiết để phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ
và số dư cuối kỳ (Ngoài các TK có số dư ở trên, các TK khác có số dư bằng 0)
3. Lập bảng cân đối tài khoản vào cuối kỳ.
Biết rằng: DN nộp thuế GTGT theo PP trực tiếp
Bài số 3.5
Tình hình đầu tháng 05/NN của một doanh nghiệp thể hiện trên một số TK như
sau (ĐVT : 1.000 đồng)
TK 111 - Tiền mặt 200.000.
TK 112 - Tiền gưỉ ngân hàng 450.000
TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu 570.400
Trong đó :
- Sắt 211.400
- Thép 309.000
- Sơn 50.000
TK 331 - Phải trả cho người bán 100.000

20
+ Phải trả cho công ty A 30.000
+ Phải trả cho công ty B 70.000
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (giá mua ở các nghiệp vụ dưới đây
bao gồm cả thuế GTGT 10 %)
1. Mua của công ty A 22.000 kg Sắt, tổng giá thanh toán là 88.000 và 10.000 kg Thép
tổng giá thanh toán là 55.000, chưa thanh toán tiền cho người bán.
2. Mua của công ty B 15.000 kg Sắt, tổng giá thanh toán là 66.000, 5.500 kg Thép giá
thanh toán là 28.600, doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Mua của công ty C 5.500 kg Sắt với giá thanh toán là 23.100 chưa trả tiền.
4. Mua của công ty B 4.000 kg Sơn, giá thanh toán là 210.000 chưa trả tiền cho người
bán.
5. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán A 100.000
6. Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất (Ghi Nợ TK 621 - Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp)
- Sắt 30.000 kg thành tiền 126.000
- Thép 22.000 kg thành tiền 114.400
- Sơn 5.000 kg thành tiền 260.000
7. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả hết nợ cho người bán C.
Yêu cầu :
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào các TK có liên quan.
2. Lập bảng tổng hợp chi tiết vật liệu của doanh nghiệp, cho biết số lượng vật liệu
tồn đầu tháng 05/NN là
- Sắt 50.000 kg
- Thép 60.000 kg
- Sơn 1.000 kg.
3. Lập bảng tổng hợp chi tiết với người bán.
4. Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết với số liệu trên TK tổng hợp tương
ứng.

21
Giả định doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Bài số 3.6:
Có số dư đầu kỳ trên TK331 và các tài khoản chi tiết của nó tại một doanh nghiệp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp như sau: (Đvt: 1.000 đ).
TK 331 – Phải trả người bán 180.000
Trong đó:
Phải trả người bán X 80.000
Phải trả người bán Y 40.000
Phải trả người bán Z 60.000
Trong kỳ có các nghiêp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua nguyên vật liệu chính nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 45.000, thuế
GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán X.
2. Mua vật liệu phụ nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 17.000, thuế GTGT
10%, chưa thanh toán cho người bán Z.
3. Chuyển khoản thanh toán nợ cho người bán Y 40.000
4. Vay ngắn hạn ngân hàng thanh toán tiền hàng cho người bán X ở nghiệp vụ 1.
5. Mua công cụ dụng cụ nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 12.000, thuế GTGT
10%, chưa thanh toán cho người bán Z.
6. Ứng trước tiền mua hàng cho người bán M bằng tiền mặt 20.000
7. Mua nguyên vật liệu chính, giá mua chưa thuế GTGT 25.000, thuế GTGT
10%, thanh toán bằng tiền ứng trước cho người bán M, số còn lại nợ chưa thanh
toán.
8. Trả nợ cho người bán Z bằng chuyển khoản 25.000
9. Mua vật liệu phụ nhập kho, giá mua chưa thuế 14.000, thuế GTGT 10%, chưa
thanh toán cho người bán X.
10. Ứng trước tiền mua hàng cho người bán Y bằng tiền mặt 20.000
Yêu cầu:

22
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Lập bảng tổng hợp chi tiết về thanh toán với người bán tại thời điểm cuối kỳ
Biết rằng: Các tài khoản khác có số dư giả định
Bài số 3.7
Tại một doanh nghiệp có tình hình Tài sản, Nguồn vốn vào đầu tháng 06/NN như
sau (ĐVT : 1.000 đồng)
1 Tiền mặt 180.000
2 Tiền gửi ngân hàng 300.000
3 Phải thu khác 10.000
3 Nguyên liệu vật liệu 76.000
4 Công cụ dụng cụ 87.000
5 Hàng hoá 112.000
6 Hàng gửi đi bán 70.000
7 TSCĐ hữu hình 530.000
8 Hao mòn TSCĐ hữu hình 70.000
9 Đầu tư vào Công ty liên doanh, liên kết 100.000
10 Vay và nợ thuê tài chính 34.000
11 Phải trả cho người bán 28.000
12 Phải trả công nhân viên 56.000
13 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 31.000
14 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.156.000
15 Quỹ khen thưởng phúc lợi 50.000
16 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100.000
17 Quỹ đầu tư phát triển 70.000
Trong đó: Vay ngắn hạn 34.000
Trong tháng 06/NN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
1. Nhận lại vốn góp liên doanh bằng tiền mặt 100.000

23
2. Mua nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất tháng sau 21.000, chưa trả tiền cho người
bán (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT 5%).
3. Hàng gửi đi bán tháng trước không bán được đem về nhập kho 50.000.
4. Mua công cụ về nhập kho, giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% là 44.000 đã trả bằng
TGNH
5. Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp bằng một chiếc xe tải trị giá 700.000
6. Chuyển TGNH trả hết nợ vay ngắn hạn tháng trước.
7. Chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên tháng trước.
8. Chuyển TGNH nộp thuế Nhà nước 31.000
9. Chuyển từ quỹ khen thưởng phúc lơi bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu 10.000.
10. Mua hàng hoá về nhập kho, giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% là 33.000 chưa trả
tiền cho người bán.
11. Chi tiền mặt hỗ trợ cho hoạt động phúc lợi xã hội từ quỹ khen thưởng phúc lợi của
doanh nghiệp 10.000
12. Thu khoản phải thu khác bằng chuyển khoản 10.000
13. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 15.000
14. Nhận vốn góp bằng chuyển khoản 180.000
15. Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhận sau thuế chưa phân phối 50.000
16. Chuyển khoản ký quỹ cho Công ty Y 20.000.
17. Xuất kho hàng hóa gửi đi bán, giá xuất kho 25.000.
Yêu cầu :
1. Mở các tài khoản liên quan, phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối
kỳ.
2. Lập bảng cân đối tài khoản vào cuối tháng 06/NN.
3. Lập bảng đối kiểu bàn cờ vào ngày 31/06/NN.
Giả sử doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Bài số 3.8

24
Tại một doanh nghiệp vào ngày 01/05/NN còn môt số chi phí trả trước (Giá trị
của công cụ dụng cụ có giá trị lớn đã xuất dùng ở phân xưởng) là 10.000.000 đồng và
một số chi phí phải trả (số trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và
trích trước chi phí lãi vay) là 20.000.000 đồng.
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế sau : (ĐVT : 1.000 đồng)
1. Xuất kho một số công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng trị giá 25.000.
Số công cụ này dự kiến sử dụng trong 5 tháng (Kỳ kế toán của doanh nghiệp là tháng)
2. Để thực hiện chế độ nghỉ phép cho công nhân, doanh nghiệp đã có kế hoạch trích
trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Tỷ lệ trích trước là 5% trên tiền
lương thực tế. Tiền lương thực tế trong tháng 05/NN là 100.000. Doanh nghiệp đã tiền
hành trích trước theo kế hoạch.
3. Tiền lương phải trả cho công nhân nghỉ phép trong tháng này là 10.000.
4. Doanh nghiệp tiếp tục phân bổ chi phí trả trước còn lại vào đầu tháng tính vào chi phí
sản xuất là 5.000
5. Theo kế hoạch sẽ trích trước chi phí lãi vay trong 5 tháng. Vì vậy, trong tháng này
doanh nghiệp đã trích trước một khoản chi phí chi phí lãi vay là: 10.000.
Yêu cầu :
1. Phản ánh tình hình trên vào các TK 242, 335.
2. Cho biết tình hình chi phí trả trước và chi phí phải trả vào cuối tháng 05/NN.

Bài tập chương 4


Bài số 4.1
Công ty HK tiến hành mua vật liệu X phục vụ cho sản xuất. Trong kỳ có các tài
liệu liên quan đến việc mua nguyên vật liệu X như sau : (ĐVT : 1.000 đồng)
- Vật liệu X:
+ Giá mua chưa thuế GTGT 215.000
+ Thuế GTGT 10% 21.500
- Chi phí vận chuyển: 6.600
+ Giá chưa thuế GTGT 6.000

25
+ Thuế GTGT 10% 600
- Chi phí bốc dỡ 1.000
Yêu cầu :
1. Tính giá thực tế vật liệu nhập kho. Biết rằng vật liệu mua vào dùng để sản xuất
kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2. Tính giá thực tế vật liệu nhập kho trong trường hợp vật liệu mua vào dùng để sản
xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Bài số 4.2
Tại Công ty A trong tháng 4/ N có mua một số loại tài sản như sau:
1. Mua một lô hàng hóa X tại TPHCM, giá mua 320.000.000 đ (chưa thuế GTGT 10%),
trọng lượng hàng kiểm nhận bàn giao cho đơn vị vận tải Z là 20.000 kg. Chi phí vận
chuyển, bốc dỡ chưa thuế GTGT 10% là 5.600.000 đ. Số hàng đơn vị vận tải bàn giao
cho Công ty A có trọng lượng 19.800 kg. Lượng hàng thiếu đơn vị vận tải phải bồi
thường.
2. Mua một ôtô vận tải, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 650.000.000 đ. Lệ phí trước bạ
của ô tô tải là 10% tính trên giá thanh toán. Lệ phí làm biển số là 2.000.000 đ.
3. Mua một thiết bị sản xuất trị giá 440.000.000 đ (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Chi phí
lắp đặt 4.500.000 đ, chi phí vận chuyển 3.300.000 đ (bao gồm cả thuế GTGT 10%).
Yêu cầu:
1. Tính giá thực tế của các tài sản trên trong trường hợp các tài sản đó mua vào dùng
để sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2. Tính giá thực tế của các tài sản trên trong trường hợp các tài sản đó mua vào dùng
để sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Bài số 4.3
Có tình hình mua sắm tài sản tại một doanh nghiệp như sau:
Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT của NVL A là
50.000.000 đ, thuế GTGT 10%; giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% của NVL B là

26
33.000.000. Chi phí vận chuyển NVL về nhập kho là 2.200.000 đ bao gồm cả thuế GTGT
10%. Chi phí bốc dỡ là 550.000 đ.
Yêu cầu:
1. Tính giá thực tế của các NVL A và NVL B trong trường hợp NVL mua sắm để
sản xuất các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2. Tính giá thực tế của các NVL A và NVL B trong trường hợp NVL mua sắm để
sản xuất các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Biết rằng chi phí vận chuyển, bốc dỡ phân bổ cho NVL A và NVL B theo giá mua
chưa thuế.
Bài số 4.4
Có tình hình mua sắm hai loại NVL M và N tại một doanh nghiệp như sau:
- NVL M, số lượng mua và nhập kho: 8.000 đơn vị, đơn giá mua chưa thuế GTGT
10% là 16.000 đ/đơn vị.
- NVL N, số lượng mua và nhập kho: 3.000 đơn vị, đơn giá mua chưa thuế GTGT
10% là 11.000 đ/đơn vị.
- Chi phí vận chuyển cả hai loại NVL về nhập kho là 16.500.000 đ (giá chưa thuế),
thuế GTGT 10%.
Yêu cầu: Tính giá nhập kho của NVL M và N trong hai trường hợp:
1. Hàng hóa mua vào dùng để kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
2. Hàng hóa mua vào dùng để kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp.
Biết rằng: Chi phí vận chuyển phân bổ cho hai loại NVL theo trọng lượng vận
chuyển.
Bài số 4.5
Tại một doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có tình hình như sau :
I. Tình hình tồn kho đầu kỳ:

27
- Vật liệu A: 500 kg Giá thực tế :17.000 đ/kg
- Vật liệu B: 200 kg Giá thực tế : 6.000 đ/kg.
II. Tình hình nhập xuất trong kỳ:
1. Mua 250 kg vật liệu A nhập kho, đơn giá chưa có thuế GTGT 10% 16.800 đ/kg, đã
thanh toán bằng chuyển khoản.
2. Xuất kho 600 kg vật liệu A cho sản xuất trực tiếp.
3. Nhập một lô nguyên vật liệu B, số lượng 220 kg, đơn giá chưa thuế GTGT 10% :
6.200 đ/kg, thanh toán bằng tiền mặt.
4. Xuất kho 50 kg vật liệu B sử dụng cho quản lý doanh nghiệp.
5. Xuất kho vật liệu B sử dụng cho sản xuất trực tiếp 200 kg, cho nhu cầu khác của phân
xưởng 80 kg.
6. Mua một lô hàng nhập kho gồm có :
- Vật liệu A: 300 kg Giá thực tế: 17.100 đ/kg
- Vât liệu B: 100 kg Giá thực tế: 6.500 đ/kg
7. Xuất kho 60 kg vật liệu B sử dụng cho bộ phận bán hàng.
Yêu cầu: Xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo các phương pháp tính giá
hàng xuất kho.
Bài số 4.6
Một doanh nghiệp có tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu như sau :
1. Nguyên vật liệu A tồn đầu tháng : 300 kg, đơn giá 2.000 đ/kg.
2. Tình hình nhập, xuất trong tháng :
- Ngày 02 : Nhập 200 kg VL A, đơn giá 2.100 đ/kg.
- Ngày 07 : Xuất VL A sử dụng cho sản xuất 250 kg.
- Ngày 09 : Nhập 500 kg VL A, đơn giá 2.200 đ/kg.
- Ngày 15 : Xuất VL A sử dụng cho sản xuất trực tiếp 100 kg.
Yêu cầu :
Tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo các phương pháp :
- Nhập trước - xuất trước (FiFo)

28
- Bình quân gia quyền.
- Giá đích danh (đưa ra các giả định)
Bài số 4.7
Tại một doanh nghiệp có số liệu liên quan đến nhập – xuất vật liệu trong tháng
như sau:
Vật liệu X tồn đầu kỳ: 200 kg Đơn giá: 2.000 đ/ kg
Tình hình nhập xuất trong tháng:
Ngày 01: Nhập kho 500 kg, đơn giá nhập 2.100 đ/kg
Ngày 02: Xuất sử dụng 300 kg
Ngày 05: Nhập kho 700 kg, đơn giá nhập 2.050 đ/kg
Ngày 06: Xuất sử dụng 500 kg
Ngày 10: Nhập kho 600 kg, đơn giá nhập 2.150 đ/kg
Ngày 11: Xuất dử dụng 700 kg
Ngày 20: Nhập kho 800 kg, đơn giá nhập 2.200 đ/kg
Ngày 21: Xuất sử dụng 600 kg
Ngày 28: Nhập kho 500 kg, đơn giá nhập 2.100 đ/kg
Ngày 29: Xuất sử dụng 600 kg
Yêu cầu: Xác định giá trị vật liệu xuất kho trong tháng theo các phương pháp
nhập trước xuất trước, đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập, đơn giá bình quân cả kỳ dự
trữ.
Bài số 4.8
Tại một doanh nghiệp có số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh được cho
như sau. Vật liệu tồn đầu kỳ:
- Vật liệu chính: 7.000 kg, Đơn giá: 40.000 đồng/kg
- Vật liệu phụ: 1.000 kg, Đơn giá: 10.000 đồng/kg
- Nhiên liệu: 500 lít, Đơn giá: 9.000 đồng/lít
1. Nhập kho 800 lít nhiên liệu, giá mua ghi trên hoá đơn là 9.400 đ/lít.
2. Nhập kho 3.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 41.600 đồng/kg..

29
3. Xuất kho 6.000 kg vật liệu chính để dung cho sản xuất sản phẩm.
4. Xuất kho 800 kg vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm.
5. Xuất kho 1.200 lít nhiên liệu dung cho bộ phận phân xưởng.
6. Nhập kho 4.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 40.100 đ/kg.
7. Nhập kho 2.000 kg vật liệu phụ, giá nhập kho là 9.200 đồng/kg.
8. Nhập kho 1.800 lít nhiên liệu, giá mua ghi trên hoá đơn là9.600 đồng/lít.
9. Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
10. Nhập kho 6.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 40.300 đồng/kg
11. Xuất kho 1.500 kg vật liệu phụ sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
12. Xuất kho 7.000 kg vật liệu chính sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
13. Nhập kho 1.000 kg vật liệu phụ, giá nhập kho là 9.700đ/ kg
14. Nhập kho 5.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 40.300 đồng/kg.
15. Xuất kho 1.000 lít nhiên liệu dùng cho phân xưởng sản xuất.
16. Xuất kho 4.000 kg vật liệu chính để sản xuất sản phẩm
17. Nhập kho 500 lít nhiên liệu, giá mua ghi trên hoá đơn là 9.800 đ/lít
18. Nhập kho 7.000 kg vật liệu chính, giá mua ghi trên hoá đơn là 40.200 đ/kg.
19. Xuất kho 1.200 kg vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm.
20. Xuất kho 6.000 kg vật liệu chính để sản xuất sản phẩm
21. Xuất kho 400 lít dùng ở phân xưởng sản xuất.
Yêu cầu: Xác định giá trị vật liệu xuất kho trong tháng theo các phương pháp
nhập trước xuất trước, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp giá đích dang
(đưa ra các giả định).
Bài số 4.9
Tại một doanh nghiệp có tình hình chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ như sau:
(ĐVT : 1.000 đồng)
1. Chi phí phát sinh trong kỳ :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 147.260
- Chi phí nhân công trực tiếp 183.184

30
- Chi phí sản xuất chung 28.050
2. Sản lượng nhập kho gồm 1.000 sản phẩm M và 1.200 sản phẩm N.
3. Không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
4. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp như sau :
Tên sản phẩm NVL trực tiếp Nhân công trực tiếp

Sản phẩm M. 70 80
Sản phẩm N 65 76
Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, biết rằng chi
phí sản xuất chung phân bổ theo số lượng SP hoàn thành (lập bảng tính giá thành sản
phẩm M, N).
Bài số 4.10
Tại một doanh nghiệp có tình hình chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ như sau
(ĐVT :1.000 đồng)
1. Bảng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ như sau :
Chi phí sản xuất Định mức Định mức
Khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ Sản phẩm A sản phẩm B
cho cả sp A và B
1.NVL trực tiếp 156.800 50 60
2. NC trực tiếp 98.980 32 34
3. Sản xuất chung 36.400
2. Sản phẩm A, B không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
3. Sản lượng nhập kho gồm có 2.000 sản phẩm A và 1.000 sản phẩm B.
4. Biết rằng chi phí sản xuất chung phân bổ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Yêu cầu: Lập bảng tính giá thành sản phẩm A, B
Bài số 4.11
Tại một doanh nghiệp có tình hình chi phí sản xuất sản phẩm như sau: (Đvt: 1.000
đồng)

31
Khoản mục CPSX CPSX phát sinh CPSX
Định mức
chi phí DDĐK trong kỳ DDCK
SPA cho cả SPA và B SPA SPA SPB
1.NVL trực tiếp 400 235.200 600 90 100
2. NC trực tiếp 300 313.425 400 120 130
3. Sản xuất chung 100 82.600 200
Tổng cộng 800 511.900 1.200

- Sản phẩm B không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.


- Sản lượng nhập kho gồm có 1.000 sản phẩm A và 1.500 sản phẩm B.
Yêu cầu: Lập bảng tổng hợp chi phí và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của 2
loại sản phẩm A và B. Biết rằng chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A và B
theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Bài số 4.12
I. Có số dư đầu kỳ của một số tài khoản tại một doanh nghiệp sản xuất như sau: (ĐVT:
1.000 đồng)
- TK 152 210.000
- TK 154 22.400
Trong đó : + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11.400
+ Chi phí nhân công trực tiếp 7.000
+ Chi phí sản xuất chung 4.000
II. Trong kỳ, doanh nghiệp tiến hành sản xuất một loại sản phẩm. Chi phí sản xuất trong
kỳ như sau:
1. Vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm: 140.000.
2. Vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm 28.400, dùng ở phân xưởng 3.600.
3. Công cụ dụng cụ dùng ở bộ phận sản xuất (thuộc loại phân bổ 1 lần): 5.400
4. Tiền lương phải trả trong kỳ :
- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm : 100.000

32
- Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng : 25.000
5. Trích khấu hao máy móc thiết bị sản xuất 22.400, khấu hao nhà xưởng sản xuất:
6.700.
6. Các khoản chi phí khác bằng tiền mặt phát sinh ở phân xưởng 5.420.
7. Trong kỳ hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm theo giá thành thực tế. Biết rằng giá trị
sản phẩm dở dang cuối kỳ : 10.800. Trong đó :
- Chi phí nguyênvật liệu trực tiếp 6.900
- Chi phí nhân công trực tiếp 2.200
- Chi phí sản xuất chung 1.700
Yêu cầu : Tập hợp chi phí sản xuất và lập bảng tính giá thành sản phẩm

Bài tập chương 5


Bài số 5.1
A. Báo cáo tình hình tài chính tóm tắt vào ngày 31/12/N của công ty A như sau :
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TÓM TẮT
Ngày 31 tháng 12 năm N (ĐVT : 1.000đ)
TÀI SẢN SỐ TIỀN
1 Tiền mặt 145.000
2 Tiền gửi ngân hàng 230.000
3 Phải thu khách hàng 45.000
4 Các khoản phải thu khác 10.000
5 Nguyên vật liệu 60.000
6 Công cụ dụng cụ 20.000
7 TSCĐ hữu hình 875.000
8 Hao mòn TSCĐ hữu hình (92.000)
Tổng tài sản 1.293.000
NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
1 Vay và nợ thuê tài chính 120.000
2 Phải trả cho người bán 54.000

33
3 Thuế và các khoản phải nộp NN 15.000
4 Phải trả công nhân viên 35.000
5 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 994.000
6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 75.000
Tổng nguồn vốn 1.293.000
Trong đó:
TK Phải trả người bán N 54.000
Khoản vay ngắn hạn 120.000
B. Trong quý 1 năm NN + 1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho theo giá mua chưa có thuế GTGT là 18.000, thuế
GTGT 10 %. Công ty chưa trả tiền cho người bán M.
2. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán N 20.000.
3. Công ty ứng trước tiền mua vật tư cho người bán M: 21.000 bằng chuyển khoản.
4. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 40.000.
5. Chi tiền mặt thanh toán tiền lương cho công nhân viên kỳ trước.
6. Cấp trên cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công ty bằng chuyển khoản qua ngân
hàng 50.000
7. Vay dài hạn ngân hàng mua thiết bị sản xuất, giá mua chưa có thuế GTGT 120.000,
thuế GTGT 10%.
8. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 50.000.
9. Số phải thu khác kỳ trước công ty đã thu bằng tiền mặt.
10. Trả nợ cho người bán M bằng tiền mặt 15.000.
11. Chi tiền mặt trả nợ cho nhà nước 15.000
12. Tạm ứng cho nhân viên đi công tác bằng tiền mặt 10.000
13. Trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhận sau thuế chưa phân phối 20.000
14. Nhận ký quỹ bằng chuyển khoản 20.000
15. Chi tiền mặt ký quỹ tại ngân hàng 25.000

34
Yêu cầu :
1. Phản ánh số dư đầu quý, số phát sinh trong quý, số dư cuối quý vào các TK có liên
quan.
2. Lập bảng cân đối tài khoản quý I năm N+1 và báo cáo tính hình tài chính vào ngày
31/3/N+1
Biết rằng doanh nghiệp A nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Bài số 5.2
Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 01/01/N như sau: (Đvt: 1.000 đ)
1. TSCĐ 1.300.000
2. Tiền gửi ngân hàng 140.000
3. Phải trả người bán 60.000
4. Phải thu khách hàng 40.000
5. Khoản phải thu khác 80.000
6. Khoản phải trả khác 40.000
7. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 50.000
8 . Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100.000
9. Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
10. Quỹ đầu tư phát triển 20.000
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 50.000
12. Vay và nợ thuê tài chính 120.000
13. Tiền mặt 50.000
14. Hàng đang đi đường 30.000
15. Tạm ứng 20.000
16. Phải trả người lao động 30.000
17. Hao mòn TSCĐ 100.000
18. Thành phẩm 60.000
19. Nguyên vật liệu 150.000
20. Công cụ dụng cụ 10.000

35
Trong đó: Khoản vay ngắn hạn 120.000
Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (Đvt: 1.000 đ)
1. Cổ đông góp vốn bằng một TSCĐ hữu hình trị giá 150.000
2. Mua nguyên vật liệu, giá mua chưa thuế 30.000, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho
người bán.
3. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 50.000
4. Mua CCDC, giá mua chưa thuế 3.000, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.
5. Người mua trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 20.000, bằng tiền gửi ngân hàng
50.000.
6. Thu các khoản phải thu khác bằng tiền mặt 10.000
7. Dùng tiền gửi ngân hang trả nợ ngân sách nhà nước 15.000
8. Dùng tiền mặt trả khoản phải trả khác 20.000
9. Tài sản thừa chờ xử lý đã giải quyết tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu 20.000
10. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 50.000
11. Dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu 50.000
12. Người mua trả nợ cho doanh nghiệp 30.000 bằng chuyển khoản
13. Trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 30.000 bằng TGNH
14. Mua NVL trị giá 20.000 (chưa thuế GTGT 10%), CCDC trị giá 6.000 (chưa thuế
GTGT 10%) chưa thanh toán cho người bán.
15. Hàng đi đường tháng trước về nhập kho (hàng đi đường là nguyên vật liệu).
16. Chi tiền mặt trả lương cho người lao động 30.000
17. Xuất kho thành phẩm gửi đi bán 12.000
18. Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20.000
19. Nhận ký quỹ bằng chuyển khoản 20.000
20. Chi hỗ trợ hoạt động phúc lợi xã hội 10.000 từ quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Yêu cầu:
1. Tìm X và lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp vào ngày 31/03/N
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

36
3. Phản ánh tình hình trên vào các tài khoản có liên quan
4. Lập bảng cân đối tài khoản cuối kỳ.
5. Lập báo cáo tính hình tài chính cuối kỳ
Biết rằng: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Bài số 5.3
Tại một doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán ghi nhận lại
vào ngày 31/12/N như sau:
1. Tiền mặt 150.000
2. Thành phẩm 150.000
3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 10.000
4. Phải thu khác 20.000
5. Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
6. Quỹ đầu tư phát triển 400.000
7. TSCĐ hữu hình 5.400.000
8. Hao mòn TSCĐ 400.000
9. Vay và nợ thuê tài chính 1.550.000
10. Phải trả người bán 120.000
11. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 80.000
12. Phải trả người lao động 70.000
13. Phải trả khác 10.000
14. Tiền gửi ngân hàng 850.000
15. Phải thu khách hàng 150.000
16. Nguyên vật liệu 300.000
17. Công cụ dụng cụ 40.000
18. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 300.000
19. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100.000
Trong đó: Khoản vay ngắn hạn 500.000
Trong Quý 1/N+1, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

37
1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 20.000, bằng tiền gửi ngân hàng
100.000.
2. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 50.000.
3. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa thuế 50.000, thuế GTGT 10%, chưa
thanh toán cho người bán.
4. Trả nợ cho người bán 100.000 bằng tiền gửi ngân hàng.
5. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000
6. Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 250.000
7. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 150.000
8. Chuyển khoản thanh toán nợ cho nhà nước 25.000
9. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa thuế 45.000, thuế GTGT 10% thanh toán
bằng chuyển khoản.
10. Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ 200.000.
11. Chi tiền mặt trả khoản phải trả khác 25.000.
12. Mua CCDC nhập kho, giá mua chưa thuế 10.000, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng
tiền mặt.
13. Mua 1 TSCĐ hữu hình trị giá 45.000 (chưa thuế GTGT 10%), chưa thanh toán cho
người bán.
14. Nhận lại vốn góp liên doanh bằng chuyển khoản 50.000
15. Tạm ứng tiền cho nhân viên bộ phận thu mua bằng tiền mặt 20.000
Yêu cầu:
1. Tìm X
2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản
3. Lập bảng cân đối tài khoản và báo cáo tính hình tài chính lúc cuối kỳ.
Biết rằng: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Bài số 5.4:
Có tài liệu kế toán về tình hình tiêu thụ trong quý II năm N tại một doanh nghiệp:

38
Số lượng sản phẩm tiêu thụ: 20.000 sản phẩm
Đơn giá bán: 25.000 đồng/ sản phẩm
Đơn giá vốn: 20.000 đồng/ sản phẩm
Chi phí bán hàng: 24.000.000 đ
Chi phí quản lý doanh nghiệp: 28.000.000 đ
Do 1 lô hàng có số lượng là 1.000 sản phẩm giao sai qui cách nên bị khách hàng
trả lại hàng
Thuế suất thuế TNDN là 20%
Yêu cầu: Hãy tính toán các chỉ tiêu và lập báo cáo kết quả hoạt động quý II năm
N theo mẫu sau: (dạng tóm tắt)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
(Dạng tóm tắt)
Chỉ tiêu Kỳ này
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp 20.000x25.000=
dịch vụ 500.000.000
Các khoản giảm trừ doanh thu 1.000x25.000=25.000.000
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 500.000.000-25.000.000=
dịch vụ 475.000.000
Giá vốn hàng bán 19.000x20.000=
380.000.000
Lợi nhuận gộp 475.000.000-
380.000.000=95.000.000
Chi phí bán hàng 24.000.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp 28.000.000
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 95.000.000-24.000.000-
28.000.000= 43.000.000
Chi phí thuế TNDN 43.000.000x20%=
8.600.000

39
Lợi nhuận sau thuế 43.000.000-8.600.000=
34.400.000
Bài số 5.5:
Có tài liệu kế toán về tình hình tiêu thụ trong quý I năm N tại một doanh nghiệp:
Số lượng sản phẩm tiêu thụ: 50.000 sản phẩm
Đơn giá bán: 12.000 đồng/ sản phẩm
Đơn giá vốn: 10.000 đồng/ sản phẩm
Chi phí bán hàng: 21.000.000 đ
Chi phí quản lý doanh nghiệp: 30.000.000 đ
Do 1 lô hàng có số lượng là 2.000 sản phẩm giao sai qui cách nên doanh nghiệp đã
giảm giá cho khách hàng 10%.
Thuế suất thuế TNDN là 20 %
Yêu cầu: Hãy tính toán các chỉ tiêu và lập báo cáo kết quả hoạt động quý I năm N
theo mẫu sau: (dạng tóm tắt)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
(Dạng tóm tắt)
Chỉ tiêu Kỳ này
Tổng doanh thu 50.000x12.000=600.000.000
Các khoản giảm trừ doanh thu 2.000x12.000x10%=
2.400.000
Doanh thu thuần về bán hàng và cung 597.600.000
cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 50.000x10.000=
500.000.000
Lợi nhuận gộp 97.600.000
Chi phí bán hàng 21.000.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp 30.000.000
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 46.600.000

40
doanh
Chi phí thuế TNDN 46.600.000x20%=
9.320.000
Lợi nhuận sau thuế 37.280.000

41
42

You might also like