Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


----o0o----

TIỂU LUẬN MÔN


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC- LÊNIN

Đềtài: Vận dụng yêu cầu nguyên tắc khách quan, toàn diện của CNDVBC để xem
xét vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay

Giảngviênhướngdẫn:
Họcviên:
Mã lớp:

HàNội, 05/2020
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................3
2. Tổng quan đề tài......................................................................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài....................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài...............................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................................4
7. Kết cấu của đề tài....................................................................................................................4
Chương 1: Nguyên tắc khách quan, toàn diện của CNDVBC........................................................5
1.1 Nguyên tắc khách quan.........................................................................................................5
1.1.1 Nội dung của nguyên tắc khách quan.............................................................................5
1.1.2 Yêu cầu của nguyên tắc khách quan..............................................................................5
1.1.3 Vai trò của nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới........6
1.2 Quan điểm toàn diện.............................................................................................................7
1.2.1 Nội dung của quan điểm toàn diện.................................................................................7
1.2.2 Yêu cầu của quan điểm toàn diện...................................................................................8
1.2.3 Vai trò của quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn......................8
Chương 2: Vận dụng nguyên tắc khách quan, toàn diện của CNDVBC để xem xét vấn đề học tập
và rèn luyện của sinh viên Việt Nam hiện nay.............................................................................10
2.1 Thực trạng vấn đề học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay.............................................10
2.2 Giải pháp nâng cao vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam hiện nay nhờ
nguyên tắc khách quan, toàn diện.............................................................................................11
2.2.1. Giải pháp cải thiện khả năng học tập của sinh viên Việt Nam....................................11
2.2.2. Giải pháp nâng cao kĩ năng mềm trong cuộc sống hằng ngày của sinh viên Việt Nam .
...............................................................................................................................................11
Kết luận.........................................................................................................................................14
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................15

2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nguyên tắc khách quan và quan điểm toàn diện, với tư cách là những nguyên
tắc của phương pháp luận, đã góp phần không nhỏ trong việc chỉ đạo hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện tượng, sự vật thực tế và cải tạo chính
bản thân chúng ta. Tuy vậy, để có thể áp dụng các nguyên tắc này một cách hợp lý
và sáng tạo vào cuộc sống của chúng ta thì ta cần nắm chắc cơ sở lý luận và
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của chúng. Đối với sinh viên, họ có thể sử dụng
các nguyên tắc này ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường để áp dụng vào
thực hiện nhiêm vụ chính trị của mình góp phần nâng cao đời sống xã hội, đấy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước ngày
càng giàu mạnh, phồn thịnh. Trong bài tiểu luận này, với sự hướng dẫn của giáo
viên bộ môn, em xin được làm về đề tài “Vận dụng yêu cầu nguyên tắc khách
quan, toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét vấn đề học tập và rèn
luyện của sinh viên hiện nay”.

2. Tổng quan đề tài

Nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng là một
vấn đề rất thực tế để làm đề tài nghiên cứu và đã được rất nhiều nhà triết học
nghiên cứu về vấn đề này và cho rất nhiều các kết quả khả quan.
Ở trong nước, hay cụ thể là ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đề tài này
mới chỉ được nghiên cứu như một bài luận nhỏ mang tính chất tham khảo. Hiện
nay, ta tiếp thu những thành tựu trước đó và tiếp tục nghiên cứu về vấn đề trên.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của bài tiểu luận trên là tiếp cận được nguyên tắc khách quan toàn
diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng qua đó nhận xét liên hệ với vấn đề học tập
và rèn luyện của sinh viên hiện nay.
Nhiệm vụ của bài tiểu luận này là:
Phân tích nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Đánh giá ý nghĩa và giải pháp áp dụng nguyên tắc này đối với sinh viên hiện nay
trong học tập và rèn luyện.

3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng của bài luận này là vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên hiện
nay.
Phạm vi: Do đây chỉ là một bài tiểu luận nên có sự giới hạn của nó trong việc
nghiên cứu. Vì thế ở bài tiểu luận này ta chỉ làm rõ một phần nội dung ý nghĩa của
nguyên tắc khách quan toàn diện đối với sinh viên Việt Nam hiện nay trong học tập
và rèn luyện.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Cơ sở phương pháp luận của định hướng nghiên cứu là những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngoài phương pháp luận, bài tiểu luận còn sử dụng các phương pháp cụ thể
như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,...

6. Đóng góp của đề tài

Bài tiểu luận là cơ sở để đánh giá quá trình học tập, tự nghiên cứu, tìm hiểu
các nội dung học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài
ra bài tiểu luận có thể làm dữ liệu tham khảo cho sinh viên về sau.

7. Kết cấu của đề tài

Bài tiểu luận được chia thành 2 chương và 4 tiết.

4
Chƣơng 1: Nguyên tắc khách quan, toàn diện của CNDVBC
1.1 Nguyên tắc khách quan

Nguyên tắc khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có
của mọi sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

1.1.1 Nội dung của nguyên tắc khách quan

Xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ăngghen đã khẳng
định tư duy biện chứng có tính chất khách quan. Ông đã viết: "Biện chứng gọi là
khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ
quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới
tự nhiên, của sự vận động".
Từ quan niệm đó của Ăngghen, chúng ta có thể rút ra những nhận xét: Biện
chứng chủ quan, tức là tư duy biện chứng, và biện chứng khách quan, về thực chất
là thống nhất. Bởi vì tư duy của con người và tồn tại khách quan là có tính thống
nhất, tư duy có thể phản ánh tồn tại một cách chân thực.
Xuất phát từ nguyên tắc khách quan, trong "Bút ký triết học" Lênin đã nhiều
lần khẳng định sự thống nhất giữa phép biện chứng, nhận thức luận và lôgic học.
Chính vì vậy, chúng ta coi những quy luật cơ bản của phép biện chứng là nền tảng
của lôgic biện chứng cũng như những quy luật đồng nhất, phi mâu thuẫn và bài
trung là nền móng của lôgic hình thức. Ngoài quy luật chung của phép biện chứng,
lôgic biện chứng còn nghiên cứu những quy luật riêng của tư duy biện chứng.
Những quy luật này được vận dụng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con
người sẽ trở thành những phương pháp tư duy biện chứng.
Quy luật của thế giới khách quan và hoạt động thực tiễn của con người chỉ là
cơ sở và căn cứ khách quan để hình thành phương pháp tư duy mà không phải là
bản thân phương pháp tư duy. Quy luật khách quan và hoạt động thực tiễn của con
người phải được nội hóa vào trong đầu óc con người, chuyển hóa thành quy luật
bên trong của hoạt động tư duy, thông qua các hình thức lôgic liên hệ với hoat
động tinh thần của con người mới có thể trở thành phương pháp tư duy, thành quy
tắc suy nghĩ của con người. Phương pháp tư duy là quy luật khách quan mà con
người đã nhận thức được và trở thành những quy tắc, trình tự bước đi và biện
pháp...
Tóm lại, phương pháp tư duy không thể trái với quy luật mà phải phù hợp với
nó, do đó mà có tính khách quan của tư duy con người.
5
1.1.2 Yêu cầu của nguyên tắc khách quan

Yêu cầu của nguyên tắc khách quan được tóm tắt như sau:
Khi nhận thức khách thể (đối tượng), sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực
– chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được thêm hay
bớt một cách tùy tiện.
Vật chất là cái có trước tư duy. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đoạn
phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy. Do tư duy phản ánh thế
giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát từ
tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng mà phải xuất phát từ chính
bản thân đối tượng, từ bản chất của nó, không được “bắt” đối tượng tuân theo tư
duy mà phải “bắt” tư duy tuân theo đối tượng. Không ép đối tượng thỏa mãn một
sơ đồ chủ quan hay một “lôgíc” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng,
tái tạo trong tư duy các hình tượng, tư tưởng- cái lôgíc phát triển của chính đối
tượng đó.
Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan
tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các vấn
đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối với việc
đánh giá tình hình xã hội … những đánh giá có giá trị hơn, những cách giải quyết
đúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về các lực lượng
xã hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, của những lực lượng cách
mạng của thời đại đó. Vì vậy tính khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội
nhất quán với nguyên tắc tính đảng. Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi
phạm yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ
nghĩa khách quan, cản trở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp.

1.1.3 Vai trò của nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động cải tạo thế
giới

Nguyên tắc khách quan đòi hỏi việc nhận thức phải dựa vào những cơ sở thực
tế khách quan, xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ những thuộc tính và mối
liên hệ vốn có của nó, từ những quy luật vận động và phát triển của bản thân nó;
không thể dựa vào ý muốn chủ quan hoặc lấy ý chí chủ quan áp đặt cho thực tế,
đồng thời không được cắt xén, không được gán ghép cho sự vật, hiện tượng những
gì mà chúng vốn không có. Trong Bút ký triết học, V.I.Lênin chỉ ra rằng, “tính
khách quan của sự xem xét (không phải thí dụ, không phải dài dòng, mà bản thân
sự vật tự nó)”.
Nắm vững và vận dụng đúng đắn nguyên tắc khách quan sẽ góp phần thiết
thực trong việc xây dựng năng lực tư duy biện chứng cho người học. Việc quán
6
triệt nguyên tắc này giúp họ thấy được rằng, phải quan sát các sự vật và hiện tượng
trong thực tế hoặc phải tiến hành các thí nghiệm khoa học để có được những tư liệu
cần thiết nhằm rút ra tri thức khoa học đúng đắn. Những kết quả nghiên cứu phải
được kiểm tra, đối chiếu, so sánh và đánh giá có phù hợp với hiện thực khách quan
hay không. Nắm vững nguyên tắc khách quan giúp người học hiểu được sự cần
thiết phải quan sát thực tế một cách tỉ mỉ, chính xác; phải xuất phát từ bản thân đối
tượng, phải xem xét đối tượng đúng như nó vốn có trong thực tế.
Bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan không tồn tại cô
lập, tách rời, mà tồn tại trong những mối liên hệ hữu cơ với nhau. Hơn nữa, những
mối liên hệ ấy lại vô cùng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp, bao gồm cả
những mối liên hệ bản chất và không bản chất, tất nhiên và ngẫu nhiên, chủ yếu và
thứ yếu. Vì thế, khi nhận thức thế giới khách quan, tư duy biện chứng đòi hỏi phải
tuân thủ nguyên tắc toàn diện. V.I.Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần
phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ
gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn
đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi
phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc”.

1.2 Quan điểm toàn diện

Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới
quan và phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới, nghiên cứu
những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống gồm 2
nguyên lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển), 6 cặp
phạm trù cơ bản (cái riêng-cái chung, nguyên nhân-kết quả, tất nhiên-ngẫu nhiên,
nội dung-hình thức, bản chất-hiện tượng, khả năng-hiện thực), 3 quy luật cơ bản
(quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật
phủ định của phủ định). Từ 2 nguyên lý cơ bản trên, ta xây dựng được 3 quan
điểm: quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể.
Trong đó, quan điểm toàn diện có một vai trò quan trọng bởi bất cứ sự vật hiện
tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng
khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú. Do đó, quan điểm toàn diện có ý nghĩa
hết sức thiết thực trong cuộc sống.

7
1.2.1 Nội dung của quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện đã được phép biện chứng duy vật khái quát từ nội dung
của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương
hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng
hoặc giữa các đối tượng với nhau.
“Mối liên hệ phổ biến” dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở
nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là
những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Đó là các mối liên
hệ giữa: các mặt đối lập, chất và lượng, khẳng định và phủ định, cái chung và cái
riêng,…
Mọi mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là cái vốn có của
mọi sự vật, hiện tượng, con người chỉ nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó
trong hoạt động thực tiễn của mình. Mối liên hệ còn mang tính phổ biến bởi bất cứ
sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác; bất cứ sự vật, hiện
tượng nào cũng bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong
của nó.
Ngoài tính khách quan, tính phổ biến, phép biện chứng duy vật còn khẳng
định tính phong phú, đa dạng của mối liên hệ. Sự vật, hiện tượng hay quá trình
khác nhau đều có mối liên hệ khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn
tại và phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định, ở những giai
đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những
tính chất và vai trò khác nhau. Tính phong phú, đa dạng của mối liên hệ còn bao
hàm quan niệm về sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối
liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều
kiện không gian và thời gian cụ thể.

1.2.2 Yêu cầu của quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn
cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự
vật đó với các sự vật khác. Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải
biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên
hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu,…Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về
bản chất của sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn nhằm

8
đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân. Như vậy, quan điểm toàn
diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và đời sống.

1.2.3 Vai trò của quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng, triết học
Mác – Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức. Vì bất cứ sự vật, hiện
tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác
và mối liên hệ rất phong phú, đa dạng, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng,
chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật,
hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật
của nó.
Trong hoạt động thực tiễn, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật,
chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải chú ý tới
những mối liên hệ giữa sự vật ấy với các sự vật khác. Từ đó ta phải biết sử dụng
đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào sự vật nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất. Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức
được sự vật cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con
người. Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất
định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối
liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ
trọn vẹn. Ý thức được điều này, chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hóa những
tri thức đã có về sự vật và tránh xem nó là những chân lí bất biến, tuyệt đối không
thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật, cần phải nghiên cứu
tất cả các mối liên hệ, cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng
ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú
ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn
có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những
quy định khác nhau của sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau
đó. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều
mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối
sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.

9
Chƣơng 2: Vận dụng nguyên tắc khách quan, toàn diện của
CNDVBC để xem xét vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên Việt
Nam hiện nay
2.1 Thực trạng vấn đề học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay

Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức
sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến
bộ xã hội nói chung và sự phát triển của đất nước nói riêng. Nhưng xã hội ngày
càng văn minh hiện đại, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, công cuộc hội
nhập với thế giới càng cao, đời sống con người càng được nâng cao thì càng đặt ra
cho sinh viên, tầng lớp tri thức, giới trẻ ngày nay càng nhiều thử thách. Những điều
này đã ảnh hưởng không ít tới việc học tập của sinh viên Việt Nam ngày nay.
Một trong những thực trạng hiện nay đó là cách học thụ động của sinh viên.
Đa số sinh viên ít quan tâm đến mục đích của từng môn học mà chỉ quan tâm đến
nội dung trong môn học đó để đối phó với thi cử. Khi lên lớp, sinh viên chủ yếu để
nghe giảng, ghi chép và hoàn toàn dựa vào sự chỉ bảo, hướng dẫn của giảng viên,
chỉ học và thực hiện những gì do giảng viên yêu cầu, nếu giảng viên không đọc thì
sinh viên cũng không chép, chỉ ngồi nghe và thực tế là kiến thức đọng lại trong đầu
khi đó sẽ rất ít, thậm chí là không có gì. Hơn nữa sinh viên cũng không có thói
quen đọc giáo trình và tự tìm tòi các tài liệu liên quan tới môn học mặc dù có nhiều
thời gian rảnh.
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên ngày nay còn có những nhận thức lệch lạc,
chưa xem xét kỹ các vấn đề trong đời sống mà đã vội vàng kết luận dẫn đến những
quan điểm sai lầm làm ảnh hưởng tới việc học tập. Hiện nay các bạn trẻ đang có xu
hướng vừa đi học vừa đi làm thêm, một số thì cho rằng đi làm thêm với mục đích
chính là muốn tiếp xúc với xã hội, phát triển các kỹ năng mềm, tạo dựng các mỗi
quan hệ… Nhưng không phải ai cũng cũng có mục tiêu đó, có những bạn do hoàn
cảnh khó khăn muốn đi làm để kiếm tiền phụ giúp gia đình, có những bạn thì chỉ có
mục đích là dùng cho việc chi tiêu hàng ngày… Rồi dần dần, các bạn sinh viên lại
hứng thú với việc đi làm thêm để kiếm tiền hơn là việc học. Bắt đầu nảy sinh các
quan điểm thiếu tính khách quan, chỉ nhìn nhận một mặt của vấn đề, cho rằng có
tiền sẽ mua được những thứ mình thích, đi chơi tiêu xài không phải lo nghĩ…
nhưng chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà không nhận ra hậu quả phải đánh đổi
chính là thời gian để học. Càng ngày các bạn ấy lại càng cố gắng đi kiếm tiền lãng
10
quên đi mục đích chính là học tập, bỏ bê việc học dẫn đến kết quả sa sút, thậm chí
còn bị buộc thôi học…
2.2 Giải pháp nâng cao vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam hiện
nay nhờ nguyên tắc khách quan, toàn diện

2.2.1 Giải pháp cải thiện khả năng học tập của sinh viên Việt Nam

Đối với mỗi sinh viên, để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân thì việc học
tập và rèn luyện là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng học như thế nào để có
thể đạt được kết quả như mong đợi thì không phải là chuyện dễ. Việc áp dụng quan
điểm toàn diện trong học tập là việc rất cần thiết để ta có thể nắm bắt tổng thể
những điều cần học rồi góp phần đưa ra phương pháp học tập thích hợp cho bản
thân. Cụ thể khi áp dụng quan điểm toàn diện thì ta sẽ đặt việc học tập vào các mối
liên hệ khác nhau: cần học cái gì, khi nào thì học, học như thế nào, làm sao để áp
dụng, áp dụng ở đâu, áp dụng như thế nào... , từ đó ta có thể nắm bắt, rút ra mối
quan hệ giữa những điều ta học được để tự tạo nên một hệ thống kiến thức cần thiết
cho riêng mình trong quá trình học tập và tự tin làm chủ lượng kiến thức ấy. Ví dụ
như khi học môn vật lý thì có những kiến thức của môn không làm rõ mà chỉ khái
quát vấn đề, trong khi có những bộ môn khác lại tập trung làm rõ vấn đề đó thì ta
phải tự tìm hiểu để có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề và phải tiếp thu những ý kiến
khác nhau để so sánh, nhận thức đúng-sai. Nhưng người ta vẫn thường nói “học đi
đôi với hành”, và chỉ khi nào áp dụng những thứ học được vào thực tế thì mới có
thể đối chiếu để so sánh xem những điều mình học đã đúng hay chưa, có phát sinh
ra những vấn đề khác hay không. Qua quan điểm toàn diện ta có thể thấy mối quan
hệ của việc học, và việc vận dụng quan điểm toàn diện không chỉ có áp dụng trong
học tập mà còn áp dụng trong quá trình học, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức để
hoàn thiện bản thân. Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có
đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”, đây là hai mặt khác nhau về nội dung
nhưng hoàn toàn thống nhất với nhau để góp phần hoàn thiện bản thân. Khi đã có
tài qua việc học tập thì đức sẽ làm cho cái tài của ta được bộc lộ một cách toàn
diện. Đức không chỉ là do một phẩm chất tạo thành mà cần rất nhiều phẩm chất
góp lại để tạo nên. Nó được bộc lộ trong mọi thời gian không gian khác nhau, nó
phản ánh đúng bản chất con người trong việc đối nhân xử thế. Qua đây ta thấy,
việc áp dụng nguyên tắc khách quan toàn diện chính là một giải pháp hữu hiệu giúp
kết hợp học tập và rèn luyện giúp sinh viên đạt được những kết quả tốt nhất.

11
2.2.2 Giải pháp nâng cao kĩ năng mềm trong cuộc sống hằng ngày của sinh viên
Việt Nam

Nguyên tắc khách quan không chỉ là giải pháp trong học tập và rèn luyện mà
còn được áp dụng trong chính cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Trong cuộc
sống hằng ngày có vô số các sự vật, hiện tượng xảy ra trước mắt chúng ta mà nếu
ta không nhìn nhận một cách đúng đắn sẽ làm cho ta hiểu sai bản chất vấn đề,
không đúng với sự thật. Ông cha ta có câu “Không nên đánh giá quyển sách qua
bìa”. Không phải chỉ vì cái nhìn đầu tiên là ta có thể đánh giá đó là một người tốt
hay xấu được cho dù đó là một người có ngoại hình đẹp, dễ nhìn hay chỉ là người
có ngoại hình khác thường, khi nhìn đã có ấn tượng không tốt về họ. Người ta
thường nói “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, tính cách và ngoại hình là hai mặt
khác nhau của một con người vì vậy khi đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài là
hoàn toàn phiến diện. Cho dù trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó người đó có
những cử chỉ tốt hay nhìn có vẻ rất thân thiện, dễ gần gũi thì cũng chỉ gây ấn tượng
tốt ban đầu đối với chúng ta chứ không thể khẳng định đó là một người tốt. Đôi khi
đó chỉ là cách gây ấn tượng với người khác của họ chứ không phải là bản chất thật
sự của họ. Mà quá trình đánh giá một con người là một quá trình lâu dài và toàn
diện về nhiều mặt khác nhau của họ. Cách thức họ ứng xử, giao tiếp với mọi người
xung quanh, cách họ làm việc độc lập và với tập thể. Bác Hồ đã nói “vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, công việc xây dựng một
con người tốt không phải trong một thời gian ngắn mà là cả một đời người. Cho
thấy công việc đánh giá con người cũng phải là một công việc lâu dài, một ngày có
thể ta không thấy nhưng nhiều ngày ta sẽ thấy họ như thế nào: ích kỉ, nhỏ nhen, vụ
lợi hay là một người rộng lượng, tốt bụng để ta có thể chọn lựa đúng đắn hơn. Qua
đó ta cũng thấy rằng cho dù có những người không tốt ở hiện tại nhưng chưa chắc
họ sẽ không tốt ở tương lai, vì vậy ta hãy biết vận dụng quan điểm toàn diện đánh
giá lại khi họ đã thay đổi để có cái nhìn tổng quan hơn.
Ngoài ra, quan điểm toàn diện còn là một giải pháp cải thiện khả năng giao
tiếp với mọi người xung quanh. Tùy trường hợp cụ thể mà ta có những cách cư xử
khác nhau sao cho phù hợp, ta phải biết mình đứng ở đâu, vị trí nào trong hoàn
cảnh đó để có cách ứng xử và lời nói, suy nghĩ cho phù hợp. Ví dụ như khi giao
tiếp với người lớn thì ta cần có thái độ tôn trọng, lễ phép, còn khi giao tiếp với
người trẻ ta cần phải cởi mở, thân thiện. Còn khi nhìn nhận một vấn đề thì ta cần
đặt nó vào những mối liên hệ, xem xét tất cả các mặt để đưa ra những kết luận
đúng đắn.
Áp dụng quan điểm toàn diện là một giải pháp không những giúp ta có những
đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng mà còn giúp ta có những mối quan
hệ tốt đẹp hơn với mọi người xung quanh. Trên cơ sở đó, quan điểm toàn diện giúp
12
ta xây dựng nên một nền tảng kĩ năng sống vững chắc, thứ quan trọng không kém
gì việc học tập với những bạn học sinh, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm khi
bước ra ngoài xã hội.
Với tư cách là một sinh viên cần phải biết vận dụng quan điểm toàn diện vì
đây là một giải pháp hiệu quả để cải thiện bản thân về mọi mặt trong học tập, sinh
hoạt và cuộc sống . Nó góp phần định hướng, chỉ đạo các hoạt động nhận thức,
hoạt động thực tiễn và cải tạo bản thân chúng ta. Tuy nhiên giải pháp chỉ hiệu quả
khi ta phải tìm hiểu, phải nhận thức rõ quan điểm để biết cách vận dụng tốt nhất
đối với bản thân trong từng khoảng không gian, thời gian cụ thể.

13
Kết luận
Như vậy, quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về
nhiều mặt, nhiều mối liên hệ sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi
phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Quan điểm toàn diện
không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau
của sự vật, hiện tượng, nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản nhất, chủ yếu nhất và
quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng đó. Do đó, trong học tập hay đời sống sinh
hoạt của bản thân mình muốn thành công phải cố gắng lúc đó ta mới nhận thức
được nhiều mặt, mới có cái nhìn toàn diện và sẵn sàng làm chủ cuộc sống.
Quan điểm này nói lên mọi vấn đề trong cuộc sống, trong học tập rèn luyện
của sinh viên thì không chỉ có học tập mà còn phải tu dưỡng rèn luyện nên người vì
vậy ở các trường học hay có câu “tiên học lễ, hậu học văn” là vậy, đặc biệt là khi
học tập cũng phải chú ý học đều và toàn diện các môn chứ không được học lệch,
nó sẽ làm cho chúng ta thiếu hụt những kiến thức cần thiết cho cuộc sống đời
thường và trong công tác sau này của bạn.
Bản thân mình là một sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội, về vấn đề các
sinh viên ra trường “Thừa kiến thức, thiếu kĩ năng” không còn mới. Đây là một vấn
đề đáng quan ngại với sinh viên nhà trường, do đó mình mong nhà trường sẽ có
nhiều hoạt động ngoại khóa và có các biện pháp cần thiết để động viên các bạn
sinh viên tích cực tham gia để cải thiện kĩ năng sống, vận dụng nguyên tắc khách
quan toàn diện để cải thiện giúp bản thân tiến bộ không chỉ về học vấn mà còn về
cả nhận thức và kĩ năng.

14
Tài liệu tham khảo

Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhà xuất
bản chính trị quốc gia – năm 2009

15

You might also like