An Thiên - Lms7

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Câu 1:

Khái niệm sản xuất vật chất:-Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên biến các dạng vật chất của tự nhiên thành của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn
tại và phát triển của xã hội.
-Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì:
+Sản xuất vật chất là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội khi loài người tách
khỏi giới động vật những thức ăn có sẵn trong tự nhiên bị hạn chế để duy trì sự tồn tại và phát triển
của cộng đồng con người bắt buộc phải tham gia vào quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải
vật chất cho cộng đồng.
+Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng để con người sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội sáng
tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần cho xã hội.
+Sản xuất vật chất quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao quyết định sự tiến bộ xã hội.

Câu 2:
Lực lượng sản xuất được hiểu là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành trong
quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở thể hiện ở trình độ khống chế tự
nhiên của con người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự nhiện để tạo
ra của casit vật chất nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người.
Quan hệ sản xuất xã hội được hiểu là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất
và tái sản xuất xã hội: SẢN XUẤT - PHÂN PHỐI - TRAO ĐỔI - TIÊU DÙNG. Theo đó, Quan hệ sản
xuất bao gồm quan hệ kinh tế - xã hội và quan hệ kinh tế tổ chức. Quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực
đời sống vật chất xã hội, nó tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người. Quan hệ sản
xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội. Đây là một kiểu quan hệ tiêu biểu
cho bản chất kinh tế - xã hội nhất định.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không
tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài
người, quy luật về sự hòa hợp quan hệ sản xuất với tình chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Quy luật này vạc rõ tính chất phụ thuộc khác quan của quan hệ sản xuất và phát triển của lực lượng
sản xuất.
Lực lượng sản xuất tác động đến quan hệ sản xuất, cụ thể như sau:

Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển đều do lực lượng sản xuất quyết định;
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi các quan hệ sản xuất
sao cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất sẽ phải phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đó;
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ làm cho quan hệ sản xuất từ phù
hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển này. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng
sản xuất tất yếu này dẫn đến sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới sao
cho phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp
tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thì phương thức sản xuất
mới ra đời thay thế cho cái cũ.
- Quan hệ sản xuất tác động đến lực lượng sản xuất, cụ thể như sau:

Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất;
Lực lượng sản xuất sẽ có quyết định quan hệ sản xuất. Nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc
lập tương đối và tác động ngược trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất;
Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất và phân phối. Do đó sự trực tiếp gây
ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất, cải tiến
công cụ lao động. Sự tác động của quan hệ sản xuất lên lực lượng sản xuất diễn ra theo hai hướng
là tích cực hoặc tiêu cực. Tích cực là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nếu nó phù hợp, còn
tiêu cực là kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không còn phù hợp.
Thông qua lý luận và quy luật trên, nước ta đã vận dụng chúng vào công cuộc đổi mới như: trong
kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa đa thành phần, chuyển dịch theo cơ chế
thị trường với sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp và hàng
hóa dịch vụ chủ động hội nhập quốc một cách tích cực, lĩnh hội những thành tựu về khoa học công
nghệ…

You might also like