Sinh Lý Cơ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

SINH LÝ CƠ

Câu 1. Khi cơ thể không hoạt động, cơ vân tiêu thụ 0xy

A. 20%

B. 30%

C. 40%

D. 50%

Câu 2. Myoglobin có nhiều ở

A. Cơ tim

B. Cơ vân

C. Cơ trơn

D. A và C đúng

Câu 3. Đặc điểm xơ actin và xơ myosin (Đ/S)

A. Tạo nên vân ngang sáng tối hay đơn vị co cơ (Sarcomere)

B. Xơ actin dày, xơ myosin mảnh

C. Khi co cơ, xơ actin và xơ myosin ngắn lại và trượt lên nhau

D. Cơ co ở mức tối đa khi xơ myosin chạm vào vạch Z

E. Cơ co ở mức tối đa khi xơ actin chạm vào vạch Z

Câu 4. Đặc điểm xơ myosin (Đ/S)

A. Có 2 đầu bị chẻ làm 2

B. Phần đầu có hoạt tính ATPase

C. Phần đầu và cổ tạo thành meromyosin nhẹ

D. Phần đuôi tạo thành meromyosin nặng

E. Phần đầu, cổ có thể gập lại như một khớp

Câu 5. Mạng nội cơ tương trong TB cơ vân nghèo nàn

A. Đ

B. S

Câu 6. Cấu tạo hệ thống ống T gồm

A. Các ống ngang (Ống T)


B. Các ông dọc

C. Bể chứa tận cùng

D. Cả 3

Câu 7. Đặc điểm hệ thống ống T (Đ/S)

A. Là kho chứa ion Canxi

B. Phát triển ở cơ vận động chậm

C. Màng của ống T có receptor ryanodin cho ion Canxi đi ra

D. Màng của lưới nội cơ tương có receptor dihydropyridin (DHP) làm mở receptor ryanodin

E. Receptor dihydropyridin nhạy cảm với sự thay đổi điện thế

Câu 8. Cấu tạo đơn vị vận động

A. Nơron vận động đơn độc

B. Cơ do nơron vận động chi phối

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 9. Yếu tố làm tăng lực co cơ

A. Dinh dưỡng

B. Nhiệt độ

C. Tần số xung động

D. Cả 3

Câu 10. Đặc điểm đơn vị vận động chậm (Đ/S)

A. Quá trình oxy hoá xảy ra mạnh

B. Nhạy cảm với sự thiếu 0xy

C. Có ít mao mạch và myoglobin

D. Nhanh mỏi hơn các đơn vị vận động nhanh

E. Chủ yếu có trong các cơ đỏ (Cơ duy trì tư thế….)

Câu 11. Các cơ trắng có chứa nhiều đơn vị vận động chậm hơn đơn vị vận động nhanh

A. Đ

B. S
Câu 12. Nhận biết đơn vị vận động nhanh và chậm dựa trên

A. Nguyên uỷ của nơron

B. Tần số xung động của nơron

C. Bám tận của nơron

D. A và B đúng

Câu 13. Mỗi sợi cơ vân nhận mấy nhánh tận cùng

A. 1

B. 2

C. 5

D. 10

Câu 14. Số sợi cơ do 1 nơron alpha chi phối (Đ/S)

A. Phụ thuộc vào loại cơ

B. Chi phối vài trăm đến vài nghìn sợi cơ với cơ thực hiện động tác chính xác

C. Chi phối vài sợi cơ với cơ lớn chịu trách nhiệm tạo lực và tư thế

D. Chi phối vài trăm đến vài nghìn sợi cơ với cơ lớn chịu trách nhiệm tạo lực và tư thế

E. Chi phối vài sợi cơ với cơ thực hiện động tác chính xác

Câu 15. Tấm vận động của sợi cơ nằm ở

A. Chỗ lồi của sợi cơ

B. Chỗ lõm của sợi cơ

C. Toàn sợi cơ

D. Cả chỗ lồi và lõm của sợi cơ

Câu 16. Nơi trữ Acetylcholin

A. Bọc nhỏ ở vùng dưới màng sau Synap

B. Bọc nhỏ ở vùng trên màng trước Synap

C. Khe synap

D. Cả 3

Câu 17. Vùng hoạt động của Synap thần kinh-cơ

A. Vùng dưới màng sau Synap


B. Vùng trên màng trước Synap

C. Khe synap

D. Cả 3

Câu 18. Khe Synap có chứa

A. Acetylcholin

B. Acetylcholinesterase

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 19. Các receptor Acetylcholin ở tấm vận động cơ vân được gọi là

A. Receptor ryanodin

B. Receptor dihydropyridin

C. Receptor nicotinic

D. Receptor Acetylcholinesterase

Câu 20. Đặc điểm receptor nicotinic (Đ/S)

A. Là protein xuyên màng

B. Có 5 tiểu đơn vị

C. 3 trong số 5 tiểu đơn vị gắn với Acetylcholin, gọi là tiểu đơn vị Alpha

D. Khi 3 tiểu đơn vị gắn với Acetylcholin thì kênh Na và K mở

E. Là kênh hoạt hoá hoá học

Câu 21. Vị trí kênh Canxi là ở cúc tận cùng

A. Đ

B. S

Câu 22. Kênh chịu ảnh hưởng của điện thế hoạt động

A. Kênh Canxi

B. Kênh Na+

C. Kênh K+

D. B và C đúng

Câu 23. Kênh chịu ảnh hưởng của chất hoá học Acetylcholin
A. Kênh Canxi

B. Kênh Na+

C. Kênh K+

D. B và C đúng

Câu 24. Điện thế ở tấm vận động tuân theo định luật tất cả hoặc không

A. Đ

B. S

Câu 25. Điện thế tối thiểu xuất hiện với tần số

A. 1 lần mỗi giây

B. 2 lần mỗi giây

C. 3 lần mỗi giây

D. 4 lần mỗi giây

Câu 26. Mức độ khử cực phụ thuộc số kênh Canxi mở ra

A. Tỷ lệ thuận

B. Tỷ lệ nghịch

C. Không phụ thuộc

D. Thuận nghịch tuỳ lúc

Câu 27. Duy trì sự toàn vẹn của sợi cơ nhờ vào điện thế tối thiểu

A. Đ

B. S

Câu 28. Điện thế tấm vận động xuất hiện

A. 30mV

B. 40mV

C. 50mV

D. 60mV

Câu 29. Làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng TB cơ nhờ vào

A. Điện thế tối thiểu

B. Điện thế tấm vận động


C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 30. Chất ức chế giải phóng Acetylcholin

A. Chất curare

B. Succinylcholin

C. Botulinum

D. Cả 3

Câu 31. Quá trình kích thích-co cơ gồm mấy giai đoạn

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 32. Góc của phần đầu cổ ban đầu của xơ myosin

A. 45 độ

B. 60 độ

C. 75 độ

D. 90 độ

Câu 33. Hiện tượng cứng cơ ở tử thi do thiếu ATP nên không giải phóng ion Canxi tạo phức
hợp actin-myosin

A. Đ

B. S

Câu 34. Số đầu myosin hoạt động không thay đổi

A. Đ

B. S

Câu 35. Một phân tử ATP bơm được mấy ion Canxi

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4
Câu 36. Cơ chế phân tử của co cơ

A. Điện thế hoạt động theo hệ thống T tới các sợi cơ, các xơ trượt lên nhau, cơ giãn ra, ion Canxi gắn
vào Troponin

B. Điện thế hoạt động theo hệ thống T tới các sợi cơ, cơ giãn ra, các xơ trượt lên nhau ,ion Canxi gắn
vào Troponin

C. Điện thế hoạt động theo hệ thống T tới các sợi cơ, ion Canxi gắn vào Troponin , cơ giãn ra, các xơ
trượt lên nhau

D. Điện thế hoạt động theo hệ thống T tới các sợi cơ, ion Canxi gắn vào Troponin , các xơ trượt lên
nhau, cơ giãn ra

Câu 37. Do điện thế hoạt động ở các đơn vị vận động riêng lẻ gây ra

A. Co cơ đơn độc

B. Co cơ trương lực

C. Co cơ đẳng trương

D. Co cơ đẳng trường

Câu 38. Giải phóng tối đa ion Canxi và gây co các sợi cơ vân (ĐL tất cả hoặc không)

A. Co cơ đơn độc

B. Co cơ trương lực

C. Co cơ đẳng trương

D. Co cơ đẳng trường

Câu 39. Co cơ tối đa so với co cơ đơn độc mạnh hơn

A. 2 lần

B. 3 lần

C. 4 lần

D. 5 lần

Câu 40. Nồng độ ion Canxi lúc cơ co cứng cao

A. Đ

B. S

Câu 41. Nồng độ ion Canxi khi có 2 kích thích đơn độc nối tiếp nhau cao

A. Đ

B. S
Câu 42. Đặc điểm co cơ đẳng trường (Đ/S)

A. Lực co cơ giảm

B. Lực co cơ tăng

C. Tăng số lượng nơron alpha hoạt động nên tăng số sợi cơ co

D. Giảm tần số xung trên nơron alpha

E. Lực co cơ đẳng trường phụ thuộc chiều dài sợi cơ trước khi co

Câu 43. Hiện tượng cộng kích thích xảy ra khi

A. Tần số xung tăng nhẹ

B. Tần số xung tăng vừa phải

C. Tần số xung tăng cao

D. Tần số xung giảm

Câu 44. Cơ co cứng khi

A. Tần số xung tăng nhẹ

B. Tần số xung tăng vừa phải

C. Tần số xung tăng cao

D. Tần số xung giảm

Câu 45. Lực co cơ tối đa khi chiều dài sợi cơ là

A. 1,5 micromet

B. 2 micromet

C. 2,2 micromet

D. 3,5 micromet

Câu 46. Lặp lại các chu kỳ trượt của các xơ cơ

A. Co cơ đơn độc

B. Co cơ trương lực

C. Co cơ đẳng trương

D. Co cơ đẳng trường

Câu 47. Đặc điểm co cơ đẳng trương

A. Lực co cơ không thay đổi


B. Tốc độ rút ngắn cơ không thay đổi

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 48. Hiệu suất tối đa của co cơ

A. 10-15%

B. 15-20%

C. 20-25%

D. 25-30%

Câu 49. Hiệu suất co cơ thấp vì

A. ½ năng lượng mất đi trong quá trình tạo ATP, sau đó 30-35% năng lượng trong ATP được chuyển
thành công cơ học

B. ½ năng lượng mất đi trong quá trình tạo ATP, sau đó 40-45% năng lượng trong ATP được chuyển
thành công cơ học

C. 1/3 năng lượng mất đi trong quá trình tạo ATP, sau đó 30-35% năng lượng trong ATP được chuyển
thành công cơ học

D. 1/3 năng lượng mất đi trong quá trình tạo ATP, sau đó 40-45% năng lượng trong ATP được
chuyển thành công cơ học

Câu 50. Hiệu suất co cơ cao nhất đạt được khi

A. Cơ co với tốc độ chậm

B. Cơ co với tốc độ vừa phải

C. Cơ co với tốc độ nhanh

D. Cơ co với tốc độ tối đa

Câu 51. Hiệu suất co cơ cao nhất khi cơ co với tốc độ

A. 20% tốc độ tối đa

B. 30% tốc độ tối đa

C. 40% tốc độ tối đa

D. 50% tốc độ tối đa

Câu 52. Nguyên nhân mỏi cơ (Đ/S)

A. Cơ co mạnh, kéo dài

B. Thiếu 0xy
C. Tăng glycogen

D. Giảm acid lactic

E. Chèn ép mạch, giảm dẫn truyền thần kinh

Câu 53. Teo cơ do liệt do tổn thương

A. Nơron cảm giác

B. Nơron vận động

C. TB TK đệm

D. Cả 3

Câu 54. Đặc điểm phì đại cơ sinh lý (Đ/S)

A. Khi cơ co với tốc độ tối đa hoặc gần tối đa

B. Xơ cơ không đổi

C. Tốc độ tổng hợp protein, enzym, myoglobin tăng

D. Số lượng sợi cơ tăng

E. Xuất hiện chậm và mất chậm

Câu 55. Đặc điểm teo cơ (Đ/S)

A. Khối lượng cơ giảm

B. Số lượng cơ giảm

C. Protein bị thoái hoá chậm

D. Số lượng tơ cơ, xơ cơ giảm

E. Có thể phục hồi trong vòng 3 tháng đầu

Câu 56. Bệnh nhược cơ (Đ/S)

A. Là bệnh dị ứng

B. Là bệnh tự miễn

C. Cơ thể sinh kháng thể chống lại các kênh ion

D. Dẫn truyền thần kinh mạnh

E. Không có dẫn truyền thần kinh

Câu 57. Bệnh Duchene có kèm theo liệt mềm

A. Đ
B. S

Câu 58. Cơ ở mống mắt, thể mi

A. Cơ vân

B. Cơ trơn

C. Cơ ở mống mắt là cơ vân, thể mi là cơ trơn

D. Cơ ở thể mi là cơ vân, mống mắt là cơ trơn

Câu 59. Đặc điểm tế bào cơ trơn (Đ/S)

A. Hệ thống ống phát triển

B. Bề mặt có nhiều chỗ lõm

C. Xơ dày có myosin, xơ đặc có actin, tropomyosin và troponin

D. Xơ mảnh gắn vào các thể đặc được tạo bởi alpha acnitin là một protein có ở vạch Z của cơ vân

E. Không có đơn vị co cơ (Sarcomere)

Câu 60. Chất tiếp nhận Canxi trong TB cơ trơn

A. Troponin

B. Calmodulin

C. Tropomyosin

D. Myosin

Câu 61. Cơ chế làm Canxi đi vào trong TB cơ trơn

A. Chất truyền đạt TK gắn vào receptor làm mở kênh Canxi

B. Điện thế hoạt động

C. Canxi được giải phóng ở mạng nội cơ tương nhờ IP3

D. Cả 3

Câu 62. Cầu nối myosin ở cơ trơn có mấy chuỗi nhẹ

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 63. Đầu xơ myosin có mấy chuỗi nhẹ


A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 64. Tốc độ co cơ trơn so với cơ vân

A. Lớn hơn 10 lần

B. Nhỏ hơn 10 lần

C. Lớn hơn 100 lần

D. Nhỏ hơn 100 lần

Câu 65. Chu kỳ tạo cầu nối của sợi cơ trơn so với cơ vân

A. Ngắn hơn

B. Dài hơn nhìều

C. Bằng nhau

D. Ngắn hơn nhiều

Câu 66. Hoạt tính ATPase ở cầu nối của cơ trơn mạnh

A. Đ

B. S

Câu 67. Tốc độ co (hình thành cầu nối) phụ thuộc vào sự phosphoryl hoá chuỗi nặng

A. Đ

B. S

Câu 68. Lực co tối đa của cơ trơn so với cơ vân

A. Yếu hơn

B. Mạnh hơn

C. Bằng nhau

D. Yếu hơn nhiều

Câu 69. Thời gian tồn tại của cầu nối myosin-actin ở cơ trơn ngắn

A. Đ

B. S
Câu 70. Làm cơ trơn có khả năng tiêu hao ít năng lượng mà vẫn duy trì được trương lực

A. Cầu nối

B. Cầu chốt

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 71. Chất truyền đạt thần kinh của cơ trơn

A. Acetylcholin

B. Noradrenalin

C. Cathecholamin

D. Acetylcholin và Noradrenalin

Câu 72. Hormon trong máu ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ trơn

A. Tạng

B. Phủ

C. Mạch máu

D. Cả 3

Câu 73. Hormon gây khử cực do (Đ/S)

A. Mở kênh Na+

B. Mở kênh Ca2+

C. Đóng kênh Na+

D. Đóng kênh Ca2+

E. Mở kênh K+

Câu 74. Các yếu tố tại chỗ gây giãn cơ trơn, giãn mạch (Đ/S)

A. Thiếu 0xy

B. Giảm nồng độ C02 như leo núi….

C. Tăng acid lactic

D. Tăng ion K+

E. Tăng ion Ca2+

Câu 75. Ống T của cơ tim nhỏ hơn cơ vân


A. Đ

B. S

Câu 76. Đặc điểm cơ tim (Đ/S)

A. Cơ tim không có tấm vận động

B. Cơ tim dễ bị kéo dài hơn cơ vân

C. Lực co của cơ tim có thể thay đổi theo thời gian của điện thế hoạt động

D. Cơ tim hoạt động quá sức bị co cứng như cơ vân

E. Thời gian trơ của cơ tim dài và chấm dứt khi sắp hết co

Câu 77. Năng lượng cho hoạt động co cơ được lấy từ

A. Oxy hoá các chất dinh dưỡng

B. ATP

C. Phosphocreatin

D. Glycogen

Câu 78. Nguồn tái tạo ATP

A. Oxy hoá các chất dinh dưỡng

B. Glycogen

C. Phosphocreatin

D. Cả 3

Câu 79. Nguồn tái tạo Phosphocreatin

A. Oxy hoá các chất dinh dưỡng

B. ADP

C. Phosphocreatin

D. Glycogen

Câu 80. Năng lượng 0xy hoá các chất dinh dưỡng cung cấp bao nhiêu % ATP

A. 80%

B. 85%

C. 90%

D. 95%
Câu 81. Lượng 0xy nợ so với lượng 0xy tiêu thụ cơ bản cho co cơ

A. Gấp 5 lần

B. Gấp 6 lần

C. Gấp 7 lần

D. Gấp 8 lần

Câu 82. Tình trạng nợ 0xy (Đ/S)

A. Tích tụ quá nhiều acid lactic

B. Thiếu glycogen

C. Tăng creatinin phosphat

D. Lực co cơ tối đa được duy trì

E. Khi nghỉ ngơi, cơ sử dụng 0xy để 0xy hoá acid lactic thành chất cung cấp ATP

You might also like