Thuyết trình KTCT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Chủ đề 9: Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới và bài học rút ra cho

Việt Nam
? Từ lý luận nghiên cứu, nhóm hãy đề xuất những giải pháp tiêu biểu để thực hiên nội dung
công nghiệp hóa, hiên đại hóa ở Việt Nam.

P1: KHÁI QUÁT CÁCH MẠNG


CÔNG NGHIỆP – CÔNG NGHIỆP HÓA
1. Cách mạng công nghiệp là gì?

- “Cách mạng”: chỉ sự thay đổi mang tính đột phá và cấp tiến. Cách mạng đã xảy ra trong suốt chiều
dài lịch sử, diễn ra trên nhiều phương diện:
+ Về chính trị: CM Tháng Mười, CM Tháng Tám, CM Hoa Hồng,...
+ Về kinh tế: CM Nông nghiệp, CM Công nghiệp, CM Xanh,...
+ Về văn hóa – xã hội: CM Văn hóa, CM Tôn giáo,...

 Khi nói đến CM Công nghiệp chủ yếu là nói đến phương diện kinh tế. Tuy nhiên, CM Công nghiệp
có sự ảnh hưởng lớn đến các phương diện khác như chính trị, văn hóa.

- “CM Công nghiệp”:


+ Về cơ bản: là sự thay đổi mang tính tiến bộ của một nền sản xuất với trình độ phát triển mới của
lực lượng sản xuất dựa trên thành tựu của nghành công nghiệp.
+ Chi tiết hơn (theo nghĩa hẹp): là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu sản
xuất và sức lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình
phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội, về tăng năng
suất lao động nhờ áp dựng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ đó
vào đời sống xã hội  (theo nghĩa rộng) CMCN là một sự tiến bộ của văn minh loài người dựa trên
nền tảng đột phá về kỹ thuật công nghệ, nó có tầm ảnh hưởng mạnh tới năng suất lao động và các
mặt trong đời sống xã hội.

2. Cách mạng công nghiệp diễn ra như thế nào?

Khoảng 10.000 năm trước, sự thay đổi trong tiến trình lịch sử loài người là chuyển đổi từ săn bắt và
hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, diễn ra nhờ sự thuần hóa động vật  là cuộc CM nông
nghiệp đầu tiên: kết hợp sức lao động của động vật và con người nhằm mục đích sản xuất, vận tải và
thông tin liên lạc.

Tiếp nối các cuộc CM nông nghiệp là một loạt cuộc CM công nghiệp bắt đầu từ nửa sau TK18. Những
cuộc CM đánh dấu sự dịch chuyển từ sức mạnh cơ bắp sang sức mạnh cơ khí và tiến triển đến ngày
nay với cuộc CM công nghiệp lần thứ 4. Đặc trưng các cuộc CM công nghiệp đó như sau:

+ CMCN 1.0:
> Khởi phát từ nước Anh (giữa TK18-giữa TK19).
> Xuất hiện từ ngành dệt vải  sau đó lan tỏa ra các ngành kinh tế khác của nước Anh.
> ND cơ bản: chuyển từ lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc, thức hiện cơ giới
hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
*Cơ giới hóa nông nghiệp là việc sử dụng máy, thiết bị, công nghệ thay thế lao động thủ công nhằm tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong quá trình sản xuất nông
nghiệp.
> Những phát minh quan trọng: phát minh ra máy móc trong ngành dệt (thoi bay, xe kéo sợi,
máy dệt,...); phát minh ra máy động lực (máy hơi nước); các phát minh trong ngành luyện kim (lò
luyện gang, công nghệ luyện sắt,...), các phát minh trong giao thông vận tải (tàu hỏa, tàu thủy,...)
+ CMCN 2.0:
> Thời gian: cuối TK19 – đầu TK20.
> ND cơ bản: sử dụng năng lượng điện và động cơ điện tạo ra dây chuyền sản xuất có tính
chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và động và tự động
hóa cục bộ trong sản xuất.
> Những phát minh quan trọng: phát minh về công nghệ và sản phẩm mới ra đời (điện, xăng dầu,
động cơ đốt trong, kĩ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép, ngành sản xuất giấy phát triển kéo
theo sự phát triển của ngành in ấn và sách bá, chế tạo ô tô, điện thoại),...

+ CMCN 3.0: (CM máy tính, CM số)


> Thời gian: những năm đầu của thập niên 60 TK đến cuối TK20.
> ND cơ bản: sự phát triển của công nghệ thông tin và tự động hóa sản xuất (như hệ thống mạng,
máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp).
> CM 3.0 diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tác bởi
sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính ở thập niên 60, máy tính cá nhân ở thập niên 70 80,
Internet ở thập niên 90.

+ CMCN 4.0:
> Được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hanover (Đức) năm 2011 và được
chính phủ Đức đưa vào “kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012.
> ND cơ bản: liên kết giữa thế giới thực và thế giới ảo để thực hiện công nghiệp thông minh và có
hiệu quả nhất.
> CMCN 4.0 được hình thành trên cơ sở thành tựu và kết nối của 3 cuộc CMCN trước đã có (1.0,
2.0, 3.0) nhưng trong đó trực tiếp là: CM số; công nghệ sinh học, điện toán đám mây, điện toán nhận
thức, internet trí tuệ nhân tạo.
> Đặc trưng: sự xuất hiện của các công nghệ có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo (AI),
Internet of things (IoT), Robot, in 3D, dữ liệu lớn (big data)

Vd về sự phát triển của các cuộc CMCN:


- 0.0: Khi ngành dệt xuất hiện ở trạng thái ban đầu, con người sử dụng sức lao động thủ công, lao
động cơ bắp là chính với những máy dệt thô sơ thủ công.

- 1.0: CM ở Anh xuất hiện với sự góp mặt của máy hơi nước, cũng là lúc máy dệt bằng kim loại sử
dụng năng lượng hơi nước xuất hiện  cho năng xuất cao hơn.

- 2.0: Cuối TK19, điện xuất hiện tạo ra hệ thống các máy móc sử dụng năng lượng điện với những
động cơ turbin điện  giúp hệ thống máy dệt có năng suất lao động cao hơn hẳn.

- 3.0: Với sự xuất hiện của máy tính, internet, bộ vi mạch xử lý trong chiếc máy dệt đã được hiện đại
hóa và có thể lập trình ra những sản phẩm đúng và chỉnh trên từng milimet.

- 4.0: Máy dệt được tự động hóa bằng bộ cảm biến, tự động đo và thao tác chuẩn xác mà không
cần sự điều chỉnh của con người. Máy dệt 4.0 là robot tự động đo đạc và dự báo lượng nguyên liệu
đầu vào, mức độ tiêu hao năng lượng, đặc biệt có thể xử lý những thao tác khó trong MT độc hại
mà con người không làm được  giảm đáng kể chi phí thuê lao động mà năng suất, chất lượng sản
phẩm vẫn được tối ưu.

Các cuộc CMCN đánh dấu một sự thay đổi mang tính cấp biến của lực lượng sản xuất dựa trên
nền tảng tiến bộ KHCN. Khi cuộc CMCN bước sang một trìnhh độ mới thì NSLĐ, hiệu quả sản xuất và
tối ưu nguồn lực là cái mà XH được lợi nhất. CMCN không chỉ dừng lại ở giao đoạn 4.0 mà còn có thể
tiến xa hơn với trình độ 5.0, 6.0, 7.0,... trong tương lai.
P2: KHÁI NIỆM CÔNG NGHIỆP HÓA
VÀ MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA
1. Công nghiệp hóa là gì? là một trong những cuộc cách mạng bề kinh tế, về kỹ thuật vĩ đại mà loài
người đã và đang trải qua.

- “Công nghiệp”: ngành kinh tế cơ bản trong cơ cấu kinh tế.


- “hóa”: chuyển đổi, biến đổi, chuyển hóa.
 Khái quát hơn (SGK): là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội dựa trên lao động thủ công là
chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao
động xã hội cao.
 Cách hiểu khác:
+ Sự chuyển biến một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.
+ Sự tăng dần tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân.

- Khái niệm CNH luôn mang tính lịch sử: ở từng giai đoạn, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì nội
dung, khác niệm CNH có sự khác nhau.

VD:
- Quan niệm CNH ở giai đoạn CMCN 1.0 – TK18 khác với CNH 4.0 – TK21:
+ CMCN 1.0 – TK18: CNH chỉ đơn giản là thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy
móc.
+ CMCN 4.0 – TK21: CNH phải theo hướng hiện đại (cũng là áp dụng máy móc để thay thế lao động
thủ công nhưng máy móc đó phải mang tính hiện đại, tự động hóa, tin học hóa).
- Quan niệm CNH ở Anh – TK18 khác với CNH ở Liên Xô – đầu TK20:
+ CNH ở Anh –TK18: tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ.
+ CNH ở Liên Xô – đầu TK20: tập trung vào ngành công nghiệp nặng.

 Định nghĩa cụ thể về CNH nhất thiết phải bám vào tình hình thực tiễn và ĐK phát triện kinh tế xã
hội, trình độ về kinh tế kỹ thuật cụ thể.

2. Các mô hình CNH tiêu biểu trên thế giới:

2.1. Mô hình CNH cổ điển: (CNH tuần tự)


- Là mô hình CNH đầu tiên trong lịch sử gắn liền với cuộc CMCN 1.0, tiêu biểu ở nước Anh từ giữa
TK18.
- Đặc trưng: bắt đầu từ sự phát triển của ngành CN nhẹ (ngành dệt) và cuối cùng chuyển sang ngành
CN nặng (cơ khí, chế tạo máy).
- Diễn ra tuần tự trong thời gian tương đối dài (trung bình 60-80 năm), sau khi khởi nguồn ở Anh
rồi lan rộng sang Pháp, Đức, Mỹ,...
- Nguồn vốn để CNH do bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản người sản xuất nhỏ, xâm chiếm và
cướp bóc thuộc địa  CNH cổ điện dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, giữa các
nước tư bản với nhau, giữa các nước tư bản và các nước thuộc địa.

2.2. Mô hình CNH kiểu Liên Xô:


- Được xây dựng lần đầu tiên ở Liên Xô năm 1930, sau đó lan rộng ra các nước XNCH và các nước
Đông Âu năm 1945. VN cũng xây dựng mô hình này từ 1960 đến 1986 thì xóa bỏ.
- Đặc trưng: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng (cơ khí, chế tạo máy), nhà nước có vai trò quyết
định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh.
- Giai đoạn đầu, mô hình này rất hiệu quả (sản lượng công nghiệp ở Liên Xô đứng đầu Châu Âu và
th2 TG sau Mỹ)

 giúp Liên Xô nhanh chóng hoàn thành xong kế hoạch CNH sau 18 năm (thời gian hoàn thành CNH
ngắn nhất trên TG vì Anh mất 200 năm, Mỹ mất 120 năm).

Giai đoạn sau, khi tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh ở Liên Xô tỏ ra lạc hậu, trì trệ, không còn thích
ứng được, làm kìm hãm sự phát triển và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, mô hình
CNH “ưu tiên phát triển CN nặng” không còn đủ sức để giúp Liên Xô vươn lên trong cuộc chạy đua
với Mỹ sau này  mô hình sụp đổ vào cuối thập kỷ 80 TK20

2.3. Mô hình CNH của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs: Newly Industrialized
Countries)

-Dù xuất phát muộn khi bắt tay thực hiện CNH, các nước như Nhật Bản, NICs (các nước công nghiệp mới
như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc,...) đã sử dụng chiến lược CNH rút ngắn. Họ tận dụng tốt cơ hội để đi tắt
thông qua tiếp nhận công nghệ và đi thẳng vào công nghệ hiện đại.
- Bằng việc nhập khẩu công nghệ và từng bước sáng tạo công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu, phát
triển sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu. Thông qua việc tận dụng lợi thế về kho học,
công nghệ của các nước đi trước, cùng với việc phát huy nguồn lực và lượi thế trong nước thu hút
nguồn lực bên ngoài để tiến hành CNH gắn với HĐH.
- Kết quả là, chỉ sau 20-30 năm, họ đã thực hiện thành công con đường CNH HĐH đất nước.
 Mô hình cho thấy các nước đi sau nếu biết các khai thác tốt lợi thế trong nước và tận dụng, tiếp
thu những nguồn lực đặc biệt là những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại của các nước đi
trước thì có thể rút ngắn được quá trình phát triển.
 Việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại có thể được thực hiện bằng nhiều
con đường: (trang 61)
+ Thông qua đầu tư ...  Con đường này là con đường tuần tự, đòi hỏi thời gian dài và nhiều tổn
thất.
+ Tiếp nhận chuyển giao ...  Con đường này rút ngắn hơn tuy nhiên đòi hỏi nhiều vốn, ngoại tệ và
bị phụ thuộc vào nước ngoài.
+ Xây dựng chiến lược ...  Con đường này cơ bản, lâu dài, vững chắc, đi tắt và bám đuổi.

 3 mô hình trên có đặc trưng riêng và chỉ phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện kinh tế xã hội tại
thời điểm ở mỗi nước. Bởi vậy, chúng ta mới khẳng định nội dung CNH có tính lịch sử.

1. Quá trình CNH ở VN


Tóm lược quá trình CNH ở VN từ trước đến nay: chia làm 2 giai đoạn
- Thời kỳ trước đổi mới (1960-1986): Sau khi ký kết hiệp định Giơ ne vơ 1954, Pháp rút quân khỏi VN,
nước ta tạm chia cắt làm 2 miền: miền Bắc thì xd CNXH, miền Nam ngay sau đó bị Mỹ xâm lượng và
sau đó trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Tại thời điểm đó, KN CNH không còn quá mới mẻ đối
với quốc tế, rất nhiều quốc gia đã thực hiện CNH thành công.
+ Miền Bắc VN độc lập, đứng trước câu hỏi sẽ lựa chọn mô hình CNH nào để phát triển? (CNH cổ
điển, CNH kiểu LX, CNH kiểu NICs). Dĩ nhiên, sau 1954 LX và TQ tiếp tục ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Mỹ ở VN. VN được coi là mắc xích quan trọng trong hệ thống các nước XHCN bây giờ. Và tất
nhiên, Đảng đã quyết định chọn lựa con đường CNH XHCN kiểu LX tại Đại hội III th9/1960. Mục đích
CNH để thực hiện 2 mục tiêu chiến lược: Vừa xd CNXH ở miền Bắc vừa kháng chiến chống Mỹ ở miền
Nam giành độc lập dân tộc  ND cơ bản mô hình CNH nước ta lúc bấy giờ: ưu tiên phát triển CN
nặng (như CN điện lực, CN gang thé, CN chế tạo máy...)
+ Miền Bắc
- Thời kỳ đổi mới (1986-nay)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH – HĐH VIỆT NAM


1. Dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế:

- Quốc tế:

- Trong nước:

2. Các giải pháp:

Đứng trước sự chuyển biến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việt Nam cần hành động
nhanh chóng để có thể bắt kịp thời đại, rút ngắn khoảng cáchvới thế giới, cụ thể:
- Thứ nhất là đám bảo thể chế không bị tụt lại trong cuộc chạy đua với côngnghệ để mở đường cho
các công nghệ và phương thức sản xuất mới ( được các chuyên gia gọi là nền kinh tế mới – new
economy) đi vào cuộc sống.
- Thứ hai là phải có cách thức thúc đẩy để đảm bảo kỹ năng không bị tụt lạiso với công nghệ. Nếu
không sẽ dẫn tới những bất ổn xã hội do có một nhóm ít kĩnăng sẽ bị tụt lại phía sau.
- Thứ ba là không thể thúc đẩy công nghệ nếu như những vấn đề cơ cấu vẫn còn tồn đọng và những
cơ chế thị trường cơ bản chưa được xác lập.
- Thứ tư là học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là các nước đi trước trong cách
mạng công nghệ 4.0 là hết quan trọng, giúp Việt Nam có thể tránh được những vấn đề mà nước đó
gặp phải.

- Tăng cường năng lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và ứng dụng vào quá trình sản xuất,
đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng ngành công nghiệp tự chủ đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh trên thị trường
toàn cầu, trên cơ sở phát triển các ngành chủ chốt như điện tử, cơ khí, hóa chất, dệt may.

- Thúc đẩy việc sử dụng công nghệ thông tin và phát triển hệ thống đổi mới có thể hỗ trợ quá trình
chuyển đổi từ công nghiệp hóa sang đổi mới.
1. Với vị trí địa lý ở trung tâm Đông Nam Á (lợi thế so sánh), Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận các thị
trường khác trong khu vực. --> Mở cửa thương mại: Việt Nam có thể tiếp tục theo đuổi các chính
sách mở cửa thương mại, chẳng hạn như các hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương, để tăng tích hợp toàn cầu.

2. Tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài (mua phát minh, sáng chế, mua máy móc thiết bị, du nhập
công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),...)

3. Việt Nam có thể xây dựng các ngành trọng điểm và mũi nhọn, đặc biệt là các ngành công nghệ cao, sản
xuất thiết bị điện tử, phần mềm, sản phẩm y tế, sản phẩm nông lâm thủy sản, du lịch và dịch vụ logistics.
Đồng thời, tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các
ngành trọng điểm này.

4. Nâng cao vai trò của nhà nước:

4.1. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất và
đồng bộ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm phát huy cao nhất mặt tích cực và hạn chế tối đa
những mặt trái của kinh tế thị trường. Hệ thống pháp luật này là công cụ chủ yếu để Nhà nước quản
lý nền kinh tế.

Trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu
cầu đổi mới kinh tế. Tuy nhiên, đến nay, hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam còn thiếu và chưa
đồng bộ, thường phải sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung. Vì vậy, trước mắt phải tiếp tục khẩn trương
hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng. Đồng thời
sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh hiện hành và ban hành các luật mới phù hợp với thực tiễn vận
động nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân.

4.2. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước theo quy định của pháp luật, kiên quyết đấu
tranh chống các tệ buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại, tham nhũng, lãng phí...; tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.
Phân định rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng quản lý sản xuất - kinh doanh;
từ đó, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng sở hữu tài sản công của
Nhà nước.

4.3. Chú trọng đến công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Cân đối thu và chi ngân sách
một cách phù hợp đảm bảo nhu cầu tài chính của Nhà nước; Bảo đảm tính minh bạch, công bằng
trong chi ngân sách nhà nước; Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các
cam kết quốc tế; Nâng cao hiệu quả đầu tư vốn và sử dụng vốn, chống lãng phí, thất thoát vốn; Gắn
cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Cơ giới hóa # cơ khí hóa

- Cơ giới hóa (nông nghiệp): thủ công  máy móc, thiết bị

- Cơ khí hóa: tác động cơ bắp của con người khi cần thực hiện quá trình công nghệ chính xác  máy
móc

You might also like