Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Vai trò của NAQ TRONG VIỆC THÀNH lập đảng

1. Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc


Nguyễn Ái Quốc (19/5/1890 - 2/9/1969) , tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là
một nhà cách mạng, lãnh tụ của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Người sinh
ra trong một gia đình nhà nho yêu nước . Từ nhỏ Người đã lớn lên trong tình cảnh
đất nước bị đô hộ , bóc lột tàn bạo bởi bọn thực dân Pháp .

2. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc


- Trc sự bóc lột tàn bạo đó từ cùng với sự chứng kiến nhiều ptrao` yêu nước nổ ra
trên khắp cả nước do nhân dân ta lãnh đạo : phong trào cần vương 1885-1896 ; Bãi
Sậy, Ba Đình, Hương Khê ; Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) ; Phong trào Duy
Tân (1905 - 1908) ; phong trào Đông Du ( 1905-1908)) nhưng đều lần lượt thất bại
do thiếu đường lối đúng đắn , thiếu tổ chức và lực lượng rời rạc .
- Trong bối cảnh các phong trào đều lânf lượt thất bại , tình trạng khủng hoảng về
đường lối cứu nước ngày càng sâu sắc thì chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã
quyết định ra đi tìm đường cứu nước . (5/6/1911) Bác đã rời bến Nhà RỒng trên
con tàu đô đốc Latouche-Trévilee để học hỏi những tinh hoa tiến bộ của các nước
phương Tây nhằm từ đó đưa ra con đường đúng đắn và hiệu quả nhất . Thời gian
học hỏi đó người đã đi qua rất nhiều nước , trải qua nhiều công việc và gặp được
nhiều người -> nhận thức được 1 cách rạch ròi “ Dù da màu có khác nhau , trên đời
này chỉ có 2 giống người : người bóc lột và người bị bóc lột “ => TỪ đó xác định
rõ được kẻ thù và lực lượng dồng minh của nhân đân các dân tộc bị áp bức.
- Cùng thời điểm đó , năm 1917 , thắng lời của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga
dã tác động mạng mẽ đến nhận thức của Nguyễn Tất Thành ( đây là cuộc cách
mạng đến nơi đến chốn )
- Năm 1917, Người trở lại Pháp, đến Paris và đến năm 1919 gia nhập Đảng xã hội
Pháp.
-Tháng 6/1919 thay mặt những người yêu nước Việt Nam, Người gửi bản yêu
sách 8 điểm tới Hội .

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được "Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa" của Lênin, từ đó, Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán
thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập
Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là sự
kiện trọng đại đánh dấu bước chuyển quan trọng của Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ
nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác Lênin,
đồng thời vạch ra quan điểm: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn
con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Từ đây, cùng với việc
thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến
truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, vạch ra phương hướng chiến lược cách mạng Việt
Nam, chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
3. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ở nước ta có tới 3 tổ chức Cộng sản
lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng
6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (tháng 11/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn (tháng 01/1930) . Sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản không tránh khỏi phân
tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là chấm
dứt hiện tượng biệt phái, chia rẽ giữa các nhóm cộng sản, phải thống nhất các tổ
chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam.
Từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, trong bối cảnh tổ chức Hội Việt nam cách
mạng thanh niên có sự phân hóa và mất dần vai trò lãnh đạo cách mạng, ở Việt
Nam chỉ trong thời gian ngắn lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông
Dương Cộng sản Đảng (tháng 6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (tháng 11/1929)
và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (tháng 01/1930). Điều đó phản ánh xu thế tất
yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Song sự tồn tại của ba tổ
chức cộng sản không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ
chức. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là chấm dứt hiện tượng biệt phái, chia rẽ giữa các
nhóm cộng sản, phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy
nhất ở Việt Nam. Nhiệm vụ đó đặt lên vai Nguyễn Ái Quốc, người duy nhất có đủ
năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử: thống nhất các tổ chức cộng sản
thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. với sự nhạy bén về chính trị, sự chủ
động cao, thực hiện trọng trách lịch sử đối với dân tộc, với vai trò, trách nhiệm
trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất,
thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày
06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long - Hồng Kông (Trung Quốc), Hội
nghị hợp nhất được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam và tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết
định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

=> Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, chứng tỏ giai
cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời
kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối phong trào cách mạng Việt Nam.
Đó là kết quả của sự vận động, phát triển, thống nhất phong trào cách mạng trong
cả nước, sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết,
nhất trí của những chiến sĩ tiên phong vì lợi ích của giai cấp và dân tộc.

You might also like