Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN


Học phần: Kế toán ngân hàng

ĐỀ TÀI:

CHỦ ĐỀ: Tìm hiểu thông tin kế toán các Nợ phải trả tài chính được công bố và
trình bày trên BCTC riêng lẻ theo VAS của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam -
Techcombank và so sánh với yêu cầu của IFRS

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Hồng Hạnh


Lớp : ACT70A-01
Sinh viên thực hiện : Nhóm 3

Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2022

1. Thông tin chung:


Tên học phần/
Áp dụng cho đào tạo trình độ
Mã học phần/ Số phần áp dụng
và phạm vi đánh giá:
Tín chỉ

Kế toán ngân
Áp dụng cho 01 bài kiểm tra tích
hàng
luỹ học phần đối với đào tạo BÀI TẬP LỚN gồm 01 phần tương ứng với chuẩn đầu
trình độ đại học, cao đẳng chính Mã: ACT70A.01 ra học phần
quy Số tín
chỉ: 03 tín chỉ.

Họ và tên sinh viên/ Nhóm sinh viên/ Mã sinh viên


Tên người đánh giá/ giảng viên
(ghi danh sách sinh viên của nhóm)
1. Phan Kim Trang
22A4011454
2. Nguyễn Thị Mai
22A4010651
3. Khuất Thị Thu Thảo
22A4011065
4. Nguyễn Hồng Nhung
22A4010076
5. Nguyễn Phương Thảo TS. Trịnh Hồng Hạnh
22A4011156
6. Nguyễn Ngọc Đài Trang
22A4010044
7. Trần Thị Hồng Gấm
20A4010154
8. Phạm Đức Phồn
21A4010924

Ngày sinh viên nhận yêu cầu


Hạn nộp bài … Thời điểm nộp bài của sinh viên
của BÀI TẬP LỚN

Kết thúc chủ đề 4


Hết tuần 1 ………………
- Buổi 14

Tìm hiểu thông tin kế toán các Nợ phải trả tài chính
được công bố và trình bày trên BCTC riêng lẻ theo
Tiêu đề bài tập lớn VAS của một NHTM cụ thể và so sánh với yêu cầu
của IFRS

2. Yêu cầu đánh giá:


Chỉ dẫn
Thứ tự Nội dung yêu cầu đối Thứ tự trang viết
Thứ tự
Nội dung yêu cầu đối với Chuẩn đầu tiêu chí với các tiêu chí đánh phần trong bài
Chuẩn
ra học phần đánh giá theo chuẩn đầu ra áp tập lớn của
đầu ra
giá học phần dụng sinh viên
(*)

Nhớ được khái niệm,


Nắm được những vấn đề cơ bản về kế
nhận biết được đâu là
1 toán Nợ phải trả tài chính (NFTTC) 1.1 1
Nợ phải trả tài chính
của NHTM
(NFTTC)

2
Nắm được các loại Nợ
phải trả tài chính
1.2 (NFTTC) và nguyên tắc 1
kế toán đo lường, ghi
nhận NFTTC

Nắm được các nguyên


tắc công bố và trình bày
1.3 thông tin về NFTTC 1
trong hệ thống BCTC
của NHTM

Chỉ ra ý nghĩa của các


thông tin về từng loại
2.1 NFTTC được công bố 2
trên BCTC của các
Hiểu được sự khác biệt về đo lường, NHTM theo VAS
ghi nhận, công bố và trình bày thông Lý giải sự hình thành các
tin về Nợ phải trả tài chính (NFTTC) thông tin về NFTTC trên
2 2.2 2
theo chuẩn mực quốc tế và theo chuẩn các BTCT theo chuẩn
mực, chế độ kế toán của các NHTM mực VAS.
Việt Nam.
Chỉ ra sự khác biệt về
thông tin kế toán nếu các
2.3 số liệu trên BCTC đó 2
được công bố và trình
bày theo IFRS.

Xác nhận/ cam đoan của sinh viên viên:

Tôi xác nhận rằng tôi đã tự làm và hoàn thành bài tập này. Bất cứ nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng
trong bài tập này đã được tôi tham chiếu một cách rõ ràng.

Chữ ký xác nhận của sinh viên (*): Ngày 28 tháng 03 năm 2022

Phan Kim Trang Nguyễn Phương Thảo

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Ngọc Đài Trang

Khuất Thị Thu Thảo Trần Thị Hồng Gấm

3
Nguyễn Hồng Nhung Phạm Đức Phồn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5


PHỤ LỤC: ..................................................................................................................... 6
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 7
1. Sự khác biệt cơ bản giữa VAS và IFRS về NPTTC ................................................. 7
2. Sự khác biệt trong cách trình bày và thuyết minh thông tin về các khoản NPTTC
theo VAS và IFRS ........................................................................................................ 9
PHẦN 2: THỰC TIỄN VÀ PHÂN TÍCH ................................................................ 12
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ..... 12
2. Thực tiễn và Phân tích NPTTC trên BCTC của Techcombank theo chuẩn mực
VAS ............................................................................................................................ 12
2.1. Thực tiễn NPTTC của Techcombank. ............................................................ 12
2.2. Phân tích NPTTC của Techcombank. ............................................................ 16
3. Sự khác nhau về trình bày các khoản NPTTC theo VAS và IFRS ...................... 24
4. Phân tích tác động của sự khác nhau về trình bày các khoản NPTTC theo VAS và
IFRS đến doanh nghiệp. ............................................................................................ 25
TỔNG KẾT ................................................................................................................. 27

4
LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn thiện, thị
trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh
mẽ thì yêu cầu áp dụng IFRS là sự cần thiết cấp bách, khách quan. Đặc biệt là đối với
Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa thì không
thể bỏ qua những lợi ích mang lại khi áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp của mình và
tổ chức tín dụng.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những ngân hàng
tiên phong đầu tiên hoàn thành báo cáo tài chính năm 2020 theo chuẩn mực IFRS trong
nửa đầu năm 2021. Chính vì thế, nhóm 3 đã quyết định lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu thông
tin kế toán các Nợ phải trả tài chính được công bố và trình bày trên BCTC riêng lẻ theo
VAS của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank và so sánh với yêu cầu của
IFRS” để tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu chuyên sâu về Nợ phải trả tài chính.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhóm 3 xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.
Trịnh Hồng Hạnh đã hướng dẫn và giúp nhóm hoàn thiện bài nghiên cứu. Trong quá
trình nghiên cứu có thể sẽ còn những thiếu sót, hy vọng cô và các bạn có thể góp ý để
nhóm có thể hoàn thiện bài được tốt hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5
PHỤ LỤC:
Những cụm từ viết tắt được sử dụng trong Bài tập lớn

Viết tắt Đầy đủ

NPTTC Nợ phải trả tài chính

TSTC Tài sản tài chính

BCTC Báo cáo tài chính

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

TCTD Tổ chức tín dụng

NHNN Ngân hàng Nhà nước

CSH Chủ sở hữu

DN Doanh nghiệp

GTCG Giấy tờ có giá

6
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Sự khác biệt cơ bản giữa VAS và IFRS về NPTTC

VAS IFRS

Phân  Tiền gửi


loại  Tiền gửi tiết kiệm - Hạch toán theo phương pháp giá vốn
 Phát hành các GTCG (kỳ phân bổ: là các công cụ nợ thông
phiếu, trái phiếu, CDs) thường, thường là mặc định theo
phương pháp này nếu không có quy
định cụ thể.

- Hạch toán theo phương pháp FVTPL:


là công cụ nợ được nắm giữ với mục
đích kinh doanh hoặc được chỉ định vào
nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý
thông qua lãi/lỗ.

Đo i) Ghi nhận theo giá gốc (giá trị Ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá
lường ghi sổ) vốn phân bổ:
và ghi ii) [VAS 01, Ghi nhận Nợ phải
nhận trả, Điều 42]: - Ghi nhận ban đầu
Nợ phải trả được ghi nhận trong
+ Ghi nhận 1 khoản NPTTC trong
BCĐKT khi có đầy đủ điều kiện
BCĐKT (SOFP) khi trở thành 1 bên
chắc chắn DN sẽ phải dùng một
tham gia vào hợp đồng giao dịch công
lượng tiền chi ra để trang trải
cụ tài chính.
cho những nghĩa vụ hiện tại mà
DN phải thanh toán, và khoản nợ + Ghi nhận ban đầu:
phải trả đó phải xác định được 1
cách đáng tin cậy . Khoản nợ tài chính được nắm
giữ với mục đích kinh doanh hoặc được
chỉ định vào nhóm phản ánh theo giá trị
hợp lý thông qua lãi/lỗ => ghi nhận ban
đầu theo giá trị hợp lý

. Khoản nợ tài chính khác => ghi


nhận ban đầu theo giá trị hợp lý - Chi
phí giao dịch phát sinh

7
Nếu phát sinh chi phí giao dịch liên
quan đến phát hành các công cụ nợ sẽ
theo dõi trên tài khoản khác.

- Sau ghi nhận ban đầu:

IFRS 09 yêu cầu chia cắt lãi lỗ đối


với các khoản NPTTC ghi nhận theo
giá trị hợp lý thông qua BCKQHĐKD
chia thành 2 nhóm:

 Thay đổi của giá trị hợp lý tương


ứng với những thay đổi về rủi ro
tín dụng của khoản nợ phải trả
được trình bày trong Báo cáo thu
nhập toàn diện.
 Phần còn lại của giá trị thay đổi
trong giá trị hợp lý của khoản
phải trả được trình bày trong
BCKQHĐKD.

Phần giá trị được trình bày trong Báo


cáo thu nhập toàn diện khác sau đó sẽ
không được ghi nhận vào
BCKQHĐKD, doanh nghiệp chỉ có thể
ghi nhận các khoản lãi hay lỗ lũy kế
trong khoản mục nguồn vốn.

Dừng Chưa có quy định cụ thể về việc  Được ngừng ghi nhận khi:
ghi dừng ghi nhận NPTTC, hiện  Các khoản nợ phải trả bị chấm dứt
nhận Việt Nam đang áp dụng việc hoặc triệt tiêu
dừng ghi nhận theo IAS/IFRS  Nghĩa vụ được hoàn thành, hủy bỏ
hoặc hết hạn
 Sự điều chỉnh các khoản nợ tài
chính
 Được ngừng ghi nhận nợ phải trả
chi khi chi phí khác biệt đáng kể
 PV của CF mới và PV của CF cũ (cả
2 được chiết khấu ở mức lãi suất
ban đầu) có hơn 10% khác biệt:

8
Ngừng ghi nhận (triệt tiêu khoản nợ cũ
và ghi nhận khoản nợ mới):

B3.3.3. Sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ


của khoản vay mới (khoản thanh toán
đã trả) và cũ cần được ghi nhận trong
P/L

B3.3.6 Các chi phí và phí phát sinh-


được ghi nhận trong P/L

Nếu không ngừng ghi nhận: B3.3.6.


Các chi phí và phí phát sinh - điều
chỉnh giá trị mang sang kỳ tới của
khoản nợ cũ và được phân bổ trong thời
gian còn lại

2. Sự khác biệt trong cách trình bày và thuyết minh thông tin về các khoản NPTTC
theo VAS và IFRS

VAS IFRS

Hệ thống Hệ thống BCTC của tổ chức gồm:


BCTC Hệ thống BCTC gồm:  BCĐKT
 BCKQHDKD
 BCĐKT
 Báo cáo thay đổi vốn CSH
 BCKQHDKD
 BCLCTT
 BCLCTT
 Các thuyết minh BCTC, bao
 Thuyết minh BCTC
gồm các thuyết minh về các
 Báo cáo thay đổi vốn
chính sách kế toán chủ yếu và
CSH
thuyết minh khác.

Trình bày
trung BCTC phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài
thực, hợp chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh
lý và phù nghiệp.

9
hợp với Tính linh hoạt trong việc áp dụng các
chuẩn Tính bắt buộc trong việc áp chuẩn mực.
mực dụng các chuẩn mực, các chính
sách và quy định.

Trường Trong một số trường hợp đặc biệt, cho


hợp Không đề cập vấn đề này. phép không áp dụng các yêu cầu chung
không áp Trong thực tế, các DN phải nhằm đảm bảo BCTC được trình bày
dụng được sự đồng ý của Bộ tài liên tục và hợp lý, khi ban giám đốc
những yêu chính về việc áp dụng những doanh nghiệp thấy rằng việc tuân thủ
cầu chính sách kế toán có sự khác theo các quy định chung sẽ làm sai
biệt so với các chuẩn mực. lệch BCTC. Tuy nhiên, việc không áp
dụng theo các quy định chung cần
được trình bày.

Kỳ báo
cáo BCTC của DN phải được lập ít nhất cho kỳ kế toán năm. Trường hợp
hợp đặc biệt, một DN có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn
đến việc lập BCTC cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn
hơn một năm dương lịch và việc thay đổi này cần được thuyết minh.

Không đề cập vấn vấn đề này. Có thể


Không đề cập vấn đề này. Việc lập BCTC cho giai đoạn 52 tuần vì yêu
lập BCTC cho một niên độ kế yêu cầu thực tế nếu BCTC không có
toán không được vượt quá 15 những khác biệt trọng yếu so với
tháng. (NHNH có quy định) BCTC lập cho kỳ kế toán năm.

Ngày đáo DN cần trình bày ngày đáo hạn của cả


hạn Không đề cập về vấn đề này. tài sản và công nợ nợ để để đánh giá
(NHNH có quy định về thuyết tính thanh khoản và khả năng thanh
minh kỳ đáo hạn thực tế) toán của DN.

10
Hình thức
báo cáo Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên BCDKT có thể bao gồm:

 Các khoản mục hàng dọc được đưa thêm vào khi một chuẩn mực
kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên BCDKT hoặc
khi quy mô, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thông tin đòi
hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
 Các hình thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự yếu tố thông tin có
thể được sửa đổi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của DN
nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được
tình hình tài chính tổng quan của DN.

Không đưa ra BCDKT mẫu.


BCDKT được lập phù hợp với
quy định trong bảng hướng dẫn
thực hiện chuẩn mực này.

11
PHẦN 2: THỰC TIỄN VÀ PHÂN TÍCH

1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (hay còn được gọi là
Techcombank; mã giao dịch: TCB) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt
Nam, được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng.

Ngân hàng Techcombank có trụ sở chính tại 191 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà
Trưng, Hà Nội. Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển ngân hàng có mạng lưới chi
nhánh và phòng giao dịch trên khắp các tỉnh thành cả nước với 1 trụ sở chính, 2 văn
phòng đại diện và 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước và hơn 9.700 nhân
viên, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thông thường mà còn đảm bảo
nhu cầu an toàn tài chính cho người Việt. Techcombank cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ tài chính đa dạng cho hơn 6 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và lớn ở
Việt Nam.

2. Thực tiễn và Phân tích NPTTC trên BCTC của Techcombank theo chuẩn mực
VAS

2.1. Thực tiễn NPTTC của Techcombank.

NĂM 2019 2020


2018

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 321.626.694 364.988.147


269.206.236

Từ BCTC của công ty đã kiểm toán năm 2020, nhóm sẽ cùng nhau xem xét và dựa vào
kiến thức đã học và tự tìm hiểu để thực hành về BCTC của Techcombank được lập theo
VAS và phân tích sự thay đổi nếu lập BCTC phần NPTTC theo IRFS.

Đây là NPTTC trong BCĐKT của Techcombank năm 2020 theo VAS:

12
13
Các chỉ tiêu NPTTC trên BCTC của Techcombank khi thay đổi theo IFRS vào
31/12/2020:

Đơn vị: Triệu đồng.

NPTTC VAS Ảnh hưởng khi chuyển đổi IFRS


sang IFRS

Tiền gửi và vay các 47.484.812 Giảm 599.493 46.885.319


TCTD khác

14
Tiền gửi của khách 277.458.651 Giảm 8.195.501 269.263.150
hàng

Phát hành GTCG 27.899.640 Giảm 1.419.134 26.480.506

Các khoản nợ khác 11.878.118 Giảm 36.575 11.841.543

- Tiền gửi và vay các TCTD khác: Cuối kỳ chỉ ghi số tiền gốc vay và gửi tại TCTD
khác. Theo IFRS thì phải hạch toán giá trị hợp lý, vì vậy ở đây có thêm khoản chi
phí lãi tiền gửi/lãi vay TCTD khác.

Bút toán điều chỉnh theo IFRS:

Nợ TK chi phí lãi tiền vay: 599.493 triệu đồng

Có TK Tiền gửi và vay các TCTD khác: 599.493 triệu đồng

- Tiền gửi của khách hàng: Theo IFRS thì Tiền gửi của khách hàng phải ghi theo
giá trị hợp lý. Trong kỳ, Tiền gửi của khách hàng khiến cho Techcombank phải trả
khoản chi phí 8.195.501 triệu đồng. Số tiền này ghi nhận vào Tiền gửi của khách
hàng.

Bút toán điều chỉnh theo IFRS:

Nợ TK Chi phí lãi tiền gửi: 8.195.501 triệu đồng

Có TK Tiền gửi của khách hàng: 8.195.501 triệu đồng

- Phát hành GTCG: Theo IFRS thì Phát hành GTCG phải ghi nhận theo giá trị hợp
lý. Trong kỳ,việc Phát hành GTCG tạo ra một khoản chi phí là 1.419.134 triệu đồng
. Số tiền này ghi nhận vào Phát hành GTCG.

Bút toán điều chỉnh theo IFRS:

Nợ TK Chi phí lãi GTCG phát hành: 1.419.134 triệu đồng

Có TK Phát hành GTCG: 1.419.134 triệu đồng

- Các khoản nợ khác: Theo IFRS, Các khoản nợ được ghi nhận theo giá trị hợp lý.
Trong kỳ, chi phí bỏ ra cho các khoản nợ này là 36.575 triệu đồng.

15
Bút toán điều chỉnh theo IFRS:

Nợ TK Chi phí khác cho hoạt động tín dụng: 36.575 triệu đồng

Có TK Các khoản nợ khác: 36.575 triệu đồng

2.2. Phân tích NPTTC của Techcombank.

Các khoản NPTTC bao gồm:

• Các khoản nợ Chính Phủ và NHNN

• Tiền gửi và vay các TCTD khác

• Tiền gửi của khách hàng

• Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro

• Phát hành GTCG

• Các khoản nợ khác.

Trong các khoản mục trên nhóm sẽ chọn để phân tích chuyên sâu về 2 khoản mục:
+ Tiền gửi khách hàng
+ Phát hành GTCG
Đây là 2 khoản mục được coi là khoản nợ tài chính chủ yếu của ngân hàng và có ảnh
hưởng lớn tới NPTTC, lý do vì đó là các phương thức phổ biến nhất để nhà đầu tư phân
bổ các nguồn vốn nhàn rỗi.

2.2.1. Phân tích khoản mục tiền gửi khách hàng

a, Ghi nhận, hạch toán.

16
Ghi nhận theo VAS theo giá gốc và đo theo số dư gốc cộng thêm lãi dự chi sau bước
đầu ghi nhận.

Các loại tiền gửi:

 Tiền gửi không kỳ hạn


 Tiền gửi có kỳ hạn
 Tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn, có kỳ hạn)

- Tuân theo nguyên tắc “cơ sở dồn tích” để hạch toán chi phí lãi.

- Các bước kế toán Tiền gửi khách hàng.

17
 Kế toán Tiền gửi không kỳ hạn
 Khi nhận tiền gửi của khách hàng:

Nợ Tiền mặt/ Thanh toán vốn

Có Tiền gửi

 Định kỳ tính và hạch toán lãi (lãi nhập gốc):

Nợ Chi phí trả lãi

Có TK tiền gửi

 Khi khách hàng rút tiền hoặc thanh toán CK:

Nợ TK Tiền gửi

Có TK Tiền mặt/Thanh toán vốn

 Kế toán Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (Lãi cuối kỳ)


 Nguyên tắc:
 Không được rút trước hạn, nếu rút trước hạn thì lãi suất được hưởng nhỏ
hơn lãi suất đúng hạn (tùy ngân hàng)
 Tính lãi theo từng món
 Hình thức trả lãi bao gồm: Trả lãi trước, Trả lãi định kỳ, Trả lãi khi đáo
hạn
 Hàng tháng: phải hạch toán lãi và ghi nhận vào chi phí trả lãi đều đặn, lãi
hàng tháng (tuyệt đối không nhập gốc )
 Khi đến ngày đáo hạn nếu khách hàng không đến lĩnh tiền
=> Thì sẽ nhập lãi vào gốc, mở cho khách hàng một kỳ hạn mới tương
đương với kỳ hạn cũ theo mức lãi suất hiện hành.
 Khi nhận tiền gửi: Nợ Tiền mặt

Có Tiền gửi

 Định kỳ tính và hạch toán lãi (dự trả lãi): Nợ Chi phí trả lãi

Có Lãi phải trả

 Khi KH rút tiền ( hoặc thanh toán chuyển khoản) : Nợ tiền gửi

Nợ Lãi phải trả

Có Tiền mặt

 Kế toán tiền gửi Tiết kiệm có kỳ hạn (Lãi trước)

18
 Khi nhận tiền gửi: Nợ Tiền mặt

Nợ Chi phí chờ phân bổ

Có Tiền gửi

 Định kỳ tính và hạch toán lãi (phân bổ lãi): Nợ Chi phí trả lãi

Có Chi phí chờ phân bổ

 Khi KH rút tiền (hoặc thanh toán chuyển khoản): Nợ Tiền gửi
Có Tiền mặt

b, Trình bày trên BCTC

19
(Nguồn: BCTC hợp nhất TECHCOMBANK)

Theo như bên trên ta chỉ có thể thấy được tổng số tiền gốc mà khách hàng gửi vào ngân
hàng chứ không thể biết rõ nguồn gốc số tiền đó? Nên thông qua thuyết minh BCTC số
18 cho ta thấy được điều đó. Tất cả các khoản mục mà ngân hàng huy động được đều
được chi tiết hóa trong thuyết minh.

(Nguồn: BCTC hợp nhất TECHCOMBANK)

Theo ảnh trên có thể thấy chi tiết khoản tiền gửi của KH được gửi dưới những hình thức
nào, cũng như khách hàng gửi tiền là cá nhân hay tổ chức, hình thức gửi tiền nào chiếm
tỷ trọng lớn nhất, ít nhất.

20
Ngày 31/12/2020 ghi nhận tiền gửi của khách hàng là 277.458.651 triệu đồng (tăng
46.161.890 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái). Sự tăng lên này được thể hiện trong
BCLCTT của ngân hàng.

Khoản mục ‘Tăng tiền gửi của khách hàng’ tính bằng chênh lệch giữa số dư khoản mục
tiền gửi khách hàng trong BCDKT ở thời điểm đầu và cuối năm 2020:

= (277.458.651- 231.296.761) = 46.161.890

2.2.2. Phân tích khoản mục phát hành GTCG

a, Tổng quan về GTCG và cách ghi nhận, hạch toán

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật các TCTD 2010 thì “Giấy tờ có giá là bằng
chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu
giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”

Và theo quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-NHNN thì GTCG được phát hành bởi
các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi,
trái phiếu, GTCG vô danh và GTCG ghi danh.

Hình thức phát hành GTCG

Theo Thông tư số 34/2013/TT-NHNN gồm có:

21
Phát hành GTCG theo hình thức GTCG ghi danh, GTCG vô danh do ngân hàng thương
mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành. Trong đó: Đối với người mua GTCG
là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ
được phát hành GTCG theo hình thức GTCG ghi danh.

Về mệnh giá: Thông tư quy định mệnh giá tối thiểu của một GTCG là 100.000 đồng.
Mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.

Về lãi suất: Lãi suất do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, và phải phù
hợp với lãi suất thị trường, quy định hiện hành về lãi suất của NHNN Việt Nam trong
từng thời kỳ. Lãi suất trong thời hạn phát hành GTCG, TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định về điều chỉnh lãi suất
của NHNN trong thời kỳ.

- Phương thức trả lãi: Trả lãi trước, Trả lãi định kỳ, Trả lãi khi đáo hạn

- Hạch toán chi phí lãi: Nguyên tắc “Cơ sở dồn tích”

- Quy trình kế toán phát hành GTCG

 Khi phát hành: Nợ Tiền mặt/Thanh toán vốn

Nợ Chi phí chờ phân bổ (nếu có)

Nợ/Có Chiết khấu/Phụ trội GTCG (nếu có)

Có Phát hành GTCG

 Định kỳ

Dự trả lãi (lãi cuối kỳ) hoặc phân bổ lãi (lãi trước)

Phân bổ chiết khấu/phụ trội (nếu có) theo phương pháp lãi suất thực (quốc tế)
hoặc phương pháp đường thẳng (Việt Nam)

 Khi thanh toán: Nợ Phát hành GTCG

Nợ Lãi phải trả (lãi cuối kỳ)

Có Tiền mặt

b, Phân tích khoản mục phát hành GTCG

Trong BCĐKT của ngân hàng, Phát hành GTCG được thống kê tại mục VI. Thông qua
BCĐKT thì ta biết được số tiền mà ngân hàng huy động được từ nguồn này là bao nhiêu

22
cụ thể vào năm 2020 thì Ngân hàng đã huy động được từ nguồn này 27.899.640 triệu
đồng.

Nguồn: BCTC của Techcombank 2020

Số liệu chi tiết được thể hiện qua thuyết minh số 20 của BCTC

Thông qua thuyết minh ta có thể thấy được vào năm 2020 thì số lượng GTCG
Techcombank phát hành ra có sự tăng giảm khác nhau phụ thuộc vào kì hạn của giấy tờ
có giá. Kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm (i) tăng 164% và trên 5 năm giảm 22,5% so với
năm 2019. Lãi suất của giấy tờ có giá năm 2020 giảm nhẹ nhưng do ảnh hưởng từ dịch
Covid-19 các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư an toàn hơn nên chỉ tiêu này tăng lên khá
cao so với năm trước.

23
2.2.3. Nghĩa vụ của ngân hàng đối với các khoản nợ phải trả

Khi huy động vốn, lãi mà ngân hàng Techcombank phải trả được thể hiện trên báo cáo
kết quả kinh doanh với khoản mục: chi phí lãi và các chi phí tương tự.

(Trích BCKQHĐKD riêng của TCB năm 2020)

3. Sự khác nhau về trình bày các khoản NPTTC theo VAS và IFRS

- IFRS hướng dẫn việc xác định, phân loại nợ phải trả; không đưa ra mẫu biểu của Báo
cáo tình hình tài chính, cũng như yêu cầu về trình tự sắp xếp, trình bày các khoản mục
trên báo cáo. DN cần trình bày ngày đáo hạn của nợ phải trả để có thể đánh giá tính
thanh khoản.

- VAS hướng dẫn việc xác định, phân loại tài sản và nợ phải trả trong chuẩn mực; quy
định chi tiết việc trình bày từng khoản mục trên báo cáo theo mẫu biểu quy định trong
văn bản hướng dẫn chuẩn mực. Không đề cập đến việc trình bày ngày đáo hạn của nợ
phải trả

(Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng của TCB năm 2020)

24
Tiền gửi khách hàng cũng như phát hành GTCG theo tiêu chuẩn kế toán VN thì tách
biệt giữa gốc và lãi như hình trên. Khi đến kỳ báo cáo mà các khoản nợ đó chưa đến
hạn đều sẽ được hạch toán vào tài khoản các khoản nợ khác

Còn theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế thì sẽ không có tài khoản các khoản nợ khác mà
những khoản lãi phát sinh sẽ được hạch toán trực tiếp vào tài khoản tiền gửi khách hàng
cũng như phát hành GTCG.

4. Phân tích tác động của sự khác nhau về trình bày các khoản NPTTC theo VAS
và IFRS đến doanh nghiệp.

Theo các tài liệu khảo sát về việc chuyển đổi sang IFRS ở nhiều quốc gia trên thế
giới, nhiều DN đã bị thất bại hoặc gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi,
mà một trong các nguyên nhân chính là vì lãnh đạo của các DN đó suy nghĩ rất đơn giản
là chuyển đổi sang IFRS chỉ là việc thay đổi chính sách kế toán, và là trách nhiệm của
bộ phận kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế, IFRS cần rất nhiều sự thay đổi của doanh
nghiệp, và đòi hỏi phải có sự hiểu biết và hợp tác của nhiều bộ phận khác nhau trong
doanh nghiệp.

Sở dĩ cần có sự chuyển đổi từ VAS sang IFRS là vì phương pháp tiếp cận giá gốc
không còn phù hợp với thực tiễn thị trường. Theo mô hình giá gốc, công nợ phải trả sẽ
được ghi nhận theo giá tại thời điểm giao dịch và kể cả sau lần ghi nhận ban đầu, công
nợ phải trả vẫn sẽ được trình bày theo giá gốc. Ưu điểm của mô hình giá gốc là cách
tiếp cận đơn giản và đảm bảo được tính tin cậy của thông tin kế toán. Tuy nhiên, mô
hình này chỉ cung cấp thông tin quá khứ và không mang tính cập nhật vì không ghi nhận

25
được sự biến động về nợ phải trả trên thị trường. Vì vậy, mô hình giá gốc không phản
ánh được đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập BCTC, gây rủi ro
đáng kể đối với các nhà đầu tư và người sử dụng BCTC của doanh nghiệp.

Với xu hướng áp dụng mô hình giá trị hợp lý trong định giá, IFRS đã đưa ra chuẩn
mực IFRS 13 nhằm cung cấp một bộ khung IFRS duy nhất đo lường giá trị hợp lý và
yêu cầu công bố về đo lường giá trị hợp lý. Mô hình này khắc phục được nhược điểm
của mô hình giá gốc, đảm bảo công nợ phải trả của doanh nghiệp được báo cáo theo
mức giá phù hợp với mức giá kỳ vọng chung của thị trường, phù hợp với các quyết định
tài chính trong bối cảnh thị trường chứng khoán và thị trường tài chính đang phát triển
ở nhiều quốc gia.

Với những tồn tại của các chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS, việc chuyển đổi và
áp dụng IFRS được xem là một bước ngoặt lớn, là một nhu cầu cấp thiết và là yếu tố
quan trọng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu hơn với các thị trường tài
chính quốc tế, đồng thời tạo ra những tác động tích cực lên nền kinh tế trong nước.

26
TỔNG KẾT

Có thể thấy rằng, việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS vào trong quá
trình vận hành của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng đã mang lại một
bước tiến lớn đáng kể giúp cho ngân hàng tăng thêm địa vị và tiến sâu vào trong thị
trường quốc tế. Không những thế, áp dụng IFRS còn gia tăng thêm sự tin tưởng cho nhà
đầu tư khi bắt đầu một dự án nào đó bởi vì tính chính xác, độ minh bạch cao về các
thông tin trong BCTC.
Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có thể chưa tiếp cận chuẩn mực kế
toán quốc tế này hoặc đang trong quá trình hội nhập thì quyết định của ngân hàng TMCP
Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) - một trong những ngân hàng tiên phong đầu tiên
hoàn thành báo cáo tài chính năm 2020 theo chuẩn mực IFRS trong nửa đầu năm 2021
là hoàn toàn chính xác, mở ra một lối đi sáng cho sự phát triển của các ngân hàng nói
chung sau này.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế toán Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, 2018

2. Tài liệu học tập Kế toán Ngân hàng I, Học viện Ngân hàng, 2022

3. Các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS, IFRS

4. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS

5. Báo cáo tài chính của Techcombank 2020

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng của Techcombank năm 2020

7. Chuyển đổi Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực BCTC Quốc tế - Deloitte
Việt Nam

28

You might also like