SM-ĐỀ THAM KHẢO TÂY TIẾN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

1 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

ĐỀ LUYỆN “TÂY TIẾN” 01

Đề bài: “Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện
thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem
đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng
mạn, “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó.” (Nguyễn Đăng Điệp)
Hãy phân tích khổ thơ sau để làm rõ bút pháp hiện thực và “đôi cánh lãng
mạn” trong hình tượng người lính của Quang Dũng.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếng đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

GỢI Ý THÂN BÀI:


1. Khái quát tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng: người nghệ sĩ đa tài, một nhà thơ mặc áo lính
- Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến năm 1947 và hành quân
lên Tây Bắc. Quang Dũng là đại đội trưởng.
- Đoàn quân Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều
tầng lớp khác nhau, đa phần là những người có tri thức.
- Năm 1948 ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ khi đã
chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ.
➔ Bài thơ xuất phát từ cảm xúc chân thành, từ nỗi nhớ cá nhân của
người viết. Tác phẩm của nhà thơ – người lính viết về đồng đội
và về chính bản thân mình. Nó không phải một sự tô vẽ ngôn từ
hoa mỹ, mà là thực tâm những gì nhà thơ cảm thấy về một thời
đã qua.

2. Giải thích nhận định


“Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì
Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến

Trang 1
2 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng
mạn, “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó.” (Nguyễn Đăng Điệp)

➔ Sự hấp dẫn của “Tây Tiến” nằm ở sự tinh tế hòa quyện giữa bút
pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn của người nghệ sĩ đa tài
Quang Dũng. Nhiều cây bút khác, trong đó có nhà thơ Chính Hữu,
thường khắc họa hình tượng người lính một cách chân thực với
những khó khăn, gian nan trên con đường hành quân; với những
vẻ đẹp phẩm chất ngời sáng sự anh dũng, bản lĩnh, tinh thần quyết
chiến quyết thắng. Nhưng Quang Dũng không chỉ dừng lại ở đó.
Ngòi bút của ông còn chạm đến những rung động sâu xa, những
tình tứ bay bổng trong tâm hồn của những người nghệ sĩ, đem đến
hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng lại vừa hào hoa. Vẻ
đẹp toàn bích, hoàn mỹ của thi phẩm nằm ở chính chân dung những
chàng trai dũng cảm, gan dạ, với tâm hồn cứng cáp nhưng cũng thật
nên thơ biết nhường nào.

3. Phân tích VĐNL: Đoạn thơ đề bài cho


3.1 Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng – hào hoa
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
a. Người lính hào hùng trong chiến đấu, gan dạ và bản lĩnh khi đối
diện với những khó khăn, gian khổ của cuộc chiến: (2 câu đầu)
+ Biện pháp đảo ngữ được tác giả sử dụng ở ngay đầu câu thứ 1 đã thể
hiện sự trân trọng tên gọi đơn vị mà mình từng gắn bó vào sinh ra tử.

+ Kết hợp từ “đoàn binh” gợi lên khí thế hào hùng, mạnh mẽ của những
người lính.

+ Ba chữ “ không mọc tóc” vang lên đầy khảng khái để khắc họa một hiện
thực có phần tàn khốc: có những người lính cạo trọc đầu để tiện chiến đấu
nhưng cũng có những người vì căn bệnh sốt rét rừng mà buộc phải cạo đi
mái tóc của mình.

( Liên hệ với căn bệnh sốt rét đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm:

Trang 2
3 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh


Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
( Chính Hữu)
“Giọt, giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”
( Tố Hữu)
Quang Dũng thấu hiểu và tái hiện sự thật ấy một cách đầy chân thực, day
dứt, tuy nhiên ngòi bút của nhà thơ xứ Đoài có bi nhưng không có lụy

→ khó khăn ấy không vùi dập hình tượng người lính mà càng tô đậm sự
bất khuất , kiên cường trong những chiến sỹ áo xanh. Họ hiện lên với tinh
thần thép không gì cản nổi. Hiện thực nghiệt ngã được tái hiện với tinh
thần chủ động, kiên cường – như một sự lựa chọn mạnh mẽ của những
chàng trai trẻ Hà thành

+ “ Quân xanh màu lá” :dùng để chỉ sự nguy trang của những người lính
để tránh máy bay thăm dò của địch nhưng cũng có thể là sự xanh xao ,
gầy gò trên những khuôn mặt vốn thiếu ăn, thiếu ngủ - lại bị hành hạ bởi
sốt rét rừng

→ Biểu trưng cho sự thật tàn khốc của cuộc kháng chiến chống Pháp thời
kì đầu – vô cùng cam go.

+ Nhưng những khó khăn không thể làm họ trở nên nhụt chí, nản lòng.
Sự xanh xao ấy lại được khắc họa đi kèm với 3 chữ: “Dữ oai hùm” : mặc
dù khó khăn đến vô cùng thế nhưng họ vẫn giữ sự uy nghiêm, kiên định
với một tinh thần bất khuất khi chiến đấu với kẻ thù chẳng khác gì một
vị chúa tể sơn lâm nơi rừng sâu.

➔ Họ trở nên hiên ngang, là chúa tể của rừng thiêng nước độc .
Không sợ bất kì một hiểm nguy hay khó khăn nào.
b. Người lính hào hoa trong nỗi nhớ về quê hương:
“ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ “ Mắt trừng” là đôi mắt mạnh mẽ nhìn thẳng về phía kẻ thù , chẳng có
chút sợ sệt hay chịu thua. Bên cạnh ấy đôi mắt ấy còn dùng để “ gửi mộng

Trang 3
4 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

qua biên giới”: là những giấc mơ mà họ chưa từng quên, là giấc mơ mà


họ vẫn luôn luôn ấp ủ từng ngày, luôn luôn khao khát

➔ Họ thực hiện song song cả hai “nhiệm vụ”: Bảo vệ non sông
xứ sở, và bảo vệ chính những giấc mơ trong trái tim mình.
Những giấc mơ ấy sẽ đưa tâm hồn họ bay bổng đi xa mãi.
Phải chăng, đó chính là “đôi cánh lãng mạn” mà Quang Dũng
đã tạo nên trong thi phẩm của mình?

+ Nỗi nhớ nào cũng cần điểm đến, và đích đến trong lòng những chàng
trai trẻ chính là “dáng kiều thơm” : là bóng hình người con gái mà họ yêu
ở quê nhà, là hình dáng của người vợ, người thương mà họ đã dành cả
trái tim mình để thương yêu hết mực – hoặc có thể là khao khát có được
một tình yêu đôi lứa riêng tư của những người lính trẻ. Bởi chiến tranh
đang loạn lạc, thứ tình cảm riêng tư ấy họ phải gác lại sáng một bên để
dành chỗ cho lí tưởng cách mạng , cho ánh sáng rạng ngời mang tên Tổ
quốc.

→ Những người lính Hà Thành vẫn mang trong mình nỗi nhớ về quê nhà,
nhớ về tình cảm riêng tư. Song, họ vẫn luôn đặt cái chung lên trên cái
riêng, đặt lợi ích công đồng lên trên hết. Và những tình cảm ấy cũng là
động lực để họ tiến về phía trước.

( Liên hệ:
Trần Lê Văn từng viết: “Đã có lúc, có người cho rằng bài thơ Tây Tiến không
tích cực vì nó buồn , nó tô đậm gian khổ , cái tổn thất , làm nhụt nhuệ khí của
quân ta . Sự thật trải qua bao đời quân ta “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” có
bao giờ nhụt chí đâu!... Bài thơ Tây Tiến có phảng phất nét buồn , nét đau nhưng
đó là cái buồn bi tráng chứ không bi lụy. “

3.2 Sự hy sinh của những người lính nơi đất khách quê người qua ngòi
bút hiện thực cùng cảm hứng lãng mạn của nhà thơ xứ Đoài
a. Hiện thực tàn khốc:
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Trang 4
5 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

Hai câu thơ đã vẽ nên một bức tranh đượm buồn và xót xa về sự hy sinh
của người lính. Họ mất ở chốn đất khách quê người, nơi vốn chẳng phải
quê hương mà họ được chôn rau cắt rốn.

• “ rải rác” : từ láy như tô đậm thêm nỗi buồn của người nằm xuống
khi họ phải cô đơn, lạc lõng ở một miền đất xa, nơi không có mẹ
hiền, cha chờ, vợ mong; cũng chẳng có những người đồng đội kề
bên như lúc trước. Bởi bom đạn kẻ thù đã phá tan những mô đất
mà họ nằm xuống thành hố bom, bãi cát đầy đau thương và xót xa.
• Mặc dù vậy nhưng họ chẳng “tiếc đời xanh” : họ chẳng tiếc tuổi trẻ
hay thân mình khi hi sinh vì non sông , gấm vóc. Họ chủ động và
tự nguyện “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” , chẳng hề luyến tiếc
bất kì một điều gì; chỉ tiếc khi đất nước chưa hoà bình, độc lập. Đó
là một tinh thần cao đẹp của người lính cụ Hồ.

• Các từ Hán Việt được sử dụng khiến cho lời thơ mang âm hưởng
trang trọng. Tác giả thiêng liêng hóa sự ra đi của những người lính
vô danh, đã âm thầm cống hiến tuổi xuân cho nước nhà…

b.Tác giả thiêng liêng hóa - lãng mạn hóa sự hy sinh của những người
lính:

“Áo bào thay chiếu anh về đất


Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

• “Áo bào”: tác giả đã kết hợp từ áo quần và chiến bào để tạo thành
cụm từ đầy trang trọng và uy nghiêm. Cụm từ ấy như một sự nâng
niu, trân trọng và bù đắp những thiệt thòi và tổn thương khi những
người lính áo xanh phải nằm lại ở chiến trường trong khi đến một
tấm chiếu che người cũng chẳng có. Ngoài ra từ “áo bào” còn được
tác giả sử dụng nhằm thiêng liêng hoá sự hy sinh - đưa cái chết của
những người lính trở nên trang trọng như sự băng hà của các vua
chúa vì các anh đã đóng góp cả mạng sống của mình để bảo vệ non
sông, gấm vóc.

Trang 5
6 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

• Cách nói giảm nói tránh được sử dụng tinh tế qua động từ “về đất”:
tạo một cảm giác nhẹ nhàng , bình yên với một niềm tin rằng những
người lính sẽ được vòng tay của đất mẹ hãy nói cách khác là Tổ
quốc ta chở che, chào đón khi đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng
cao cả của mình.
• Câu thơ cuối của khổ 3 chính là lời tiễn biệt của thiên nhiên dành
cho người lính đã anh dũng ngã xuống nơi chiến trường.
+” sông Mã” một người bạn vốn đồng hành cùng các anh trong suốt
chặng đường hành quân nay cũng như đau thương, thét gào đến
tột cùng khi các anh rời xa chốn chiến trường của tổ quốc để về yên
giấc dưới lòng sâu
+ Sông Mã như thét gào, oán hận và thay lời trách móc kẻ thù -
những kẻ gieo rắc các tội ác dã man, tàn bạo, vô nhân tính khi xâm
lăng non sông đất nước Việt .
+ Khúc độc hành cũng chính là khúc nhạc đau thương tiễn đưa
người lính về nơi an nghỉ cuối cùng. Đây không chỉ là khúc nhạc
buồn mà còn là khúc nhạc đầy trang trọng và uy nghiêm của dân
tộc ta.

4. Nhận xét đặc sắc nghệ thuật:


- Đan xen tài tình giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn
- Thể thơ 7 chữ dạt dào xúc cảm
- Cách sử dụng từ ngữ tinh tế + linh hoạt trong việc sử dụng các biện
pháp tu từ

Trang 6

You might also like