Lý H - Nhóm 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

LÝ HẠ

I.Cuộc đời nhà thơ Lí Hạ

Giới thiệu chung: Lý Hạ tự là Trường Cát, người ở Phúc Xương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc thuộc dòng
tôn thất nhà Đường, sinh vào khoảng năm 789 và mất năm 816, khi mới 27 tuổi. Di cảo của Lý Hạ còn để
lại là một tập thơ gồm 4 tập do người bạn là Thẩm Minh sưu tầm và Đỗ Mục đề tựa năm Thái Hoà thứ 5
đời Đường Văn Tông.
1- Xuất thân:
+ Dòng dõi hoàng tộc từ lâu đời (gia tài của nhánh tộc Lý Hạ vốn đã bị suy vi từ sớm => cấp bậc thấp).
+ Cả hai bộ quốc sử triều Đường thường xem ông là "hậu duệ của Trịnh Vương".
+ Một vài học giả ủng hộ giả thuyết rằng gốc gác của Lý có liên quan đến Lý Lượng (sống dưới thời nhà
Tùy) là một người chú của Lý Uyên, hoàng đế nhà Đường đầu tiên. Có giả thuyết khác cho rằng dòng dõi
của vị thi sĩ có liên hệ tới Lý Nguyên Ý, con trai thứ 13 của Lý Uyên.
2- Những năm đầu đời:
+ Ngay từ khi lên 7 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng với những câu thơ làm kinh động giới văn sĩ
đương thời. Tương truyền hai nhà thơ nổi tiếng là Hàn Dũ và Hoàng Phủ Thực nghe tài năng xuất khẩu
thành thơ của cậu bé Lý Hạ tìm đến tận nhà xem mặt. Lý Hạ bèn đứng ngay trước cửa nhà viết bài Cao
Hiên Quá làm hai nhà thơ thành danh đã lâu phải ngỡ ngàng với hai câu :
“Điện tiền tác phú thanh ma không
Bút bổ tạo hóa thiên vô công”
(Trước nhà làm thơ trình thanh âm chạm cả vào bầu trời
Ngọn bút bổ sung chỗ khiếm khuyết của tạo hóa, không tốn công sức)
=> Văn tài, khí phách bao trùm trời đất ấy chỉ có ở những bậc thánh nhân kỳ tài và phải chăng giữa họ
mới có sự trùng lặp trong những miền giao cảm tuyệt vời mà người bình thường không thể thấy được.
 Giống như Lý Bạch, ngay từ nhỏ Lý Hạ đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm, những tố chất của nhà
thơ lớn và một ý chí hiên ngang quật khởi của kẻ sĩ theo chuẩn mực của xã hội phong kiến. Ông
cũng từng ôm mộng làm quan, có cơ hội đem tài năng ra cống hiến giúp dân, giúp đời. Những
tâm tình và khát vọng mà ông gửi gắm trong thời kỳ đầu sáng tác là một số bài thơ trong sáng,
biểu hiện tấm lòng trung quân, ái quốc, thương dân.  NHÀ THƠ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG
TÁC
 Với một chí hướng và hoài bão lớn lao, “cậu bé” Lý Hạ ngày đêm dốc mình khổ học làm bạn với
sách đèn. Tuy nhiên, mơ ước chính đáng ấy không tồn tại được lâu bởi ông đã sớm bộc lộ nỗi thất
vọng trên chính con đường chông gai, hoạn lộ của mình.
 Trong thời gian ở nhà Hàn Dũ chờ đợi khoa thi, tiếp xúc với đủ các loại người tầng lớp những
người lao động đến trí thức, văn nhân, quan lại, Lý Hạ ngày càng nhận ra bản chất thối nát của
tầng lớp thống trị đương thời. Với ông quan trường chỉ là chỗ cho những kẻ hư danh, ăn không
ngồi rồi, vô tích sự, chỉ là chốn nhiễu nhương, mua quan bán tước, ghen ghét, đố kị, tìm cách hãm
hại người tài. Lý Hạ ngày càng trở nên chán ghét thời cuộc.
 Bất lực và thương xót cho tài năng bị dập vùi, Lý Hạ đã từng cười nhạo, mỉa mai chính mình, ông
như một kẻ lênh đênh trong cuộc đời mà chẳng thể tìm được một hướng đi đúng. Tâm trạng buồn
thương, bi hận đeo đẳng một con người tài hoa, một thi nhân đa sầu, đa cảm. Giã từ giấc mộng
lớn của cuộc đời mình, Lý Hạ tìm đến với giấc mộng thi ca như trút cạn bầu tâm sự.  NHÀ
THƠ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC: NHU CẦU GIẢI THOÁT NỘI TÂM.
3- Sự nghiệp chính trị:
+ Năm 20 tuổi, Lý Hạ cố gắng tham gia khoa cử, nhưng rồi bị cấm thi vì phạm vào húy kỵ: tên cha
ông, Lý Tấn Túc có từ "Tấn" đồng âm với từ "Tiến" trong Tiến sĩ, chức vị ông sẽ được sắc phong nếu đỗ
đạt.
+ Một danh sĩ nổi tiếng đương thời là Hàn Dũ vì mến tài ông mà viết bài Húy biện để dâng lên nhưng
vẫn không thể giúp Lý dự thi. Thế là ông chỉ giữ chức quan nhỏ Phụng lễ lang (trông coi về nghi lễ) trong
3 năm trước khi từ quan về quê nhà.
4- Giai đoạn cuối cuộc đời:
 Là một người có ngoại hình rất ốm yếu, với thân hình mảnh khảnh
 Ông mất năm 816 - 817 khi đang giữ chức quan nhỏ và gia cảnh nghèo khó (thọ 26-27t)
 Cuốn Lý Hạ tiểu truyện kể rằng vào canh giờ mà Lý qua đời, ông được một nhân vật mặc áo lụa
đào ghé thăm; người này nói với vị thi sĩ rằng Thượng đế đã cho gọi ông lên thiên đàng để làm
thơ.
Bổ sung:
 Danh tiếng và tên tuổi của Lý Hạ trong nền văn học Trung Quốc đã được lưu truyền suốt nhiều
thế kỷ. Vào thời nhà Thanh, các hậu bối tại Trung Quốc đã học theo phong cách thơ có một
không hai của ông. Dưới triều Thanh, danh tiếng làm thơ của ông đã vấp phải thay đổi lớn trong
thị hiếu văn học khi những tác phẩm của ông bị lược khỏi cuốn Đường thi tam bách thủ nổi tiếng,
tuy nhiên những người yêu thơ dần tái chú ý đến ông trong thế kỷ 20. Lý Hạ là một trong số
những nhà thơ Đường được Mao Trạch Đông ngưỡng mộ nhất.
 Cuộc đời của Lý Hạ tuy ngắn ngủi, nhưng lại có quá nhiều nhãn mác và ký hiệu. “Thi Quỷ” là sự
khẳng định đối với thành tựu văn học của ông, cũng là sự nuối tiếc cho sự ra đi quá sớm của ông,
phong cách thơ ‘quỷ quyệt’ và diễm lệ của Lý Hạ đã khơi dậy những cuộc thảo luận sôi nổi và sự
học tập phong cách trong giới Đường thi.
 Khi ông bị bệnh nặng, bỗng có một vị tiên mặc áo lụa đào, cưỡi con rồng màu đỏ bay đến bên
cửa, tay cầm một cuốn sách trao cho Lý Hạ và nói: Thượng đế đã cho xây xong lầu Bạch Ngọc,
xin mời ông lên gấp để viết cho bài ký (Đế thành Bạch Ngọc lâu/ Lập chiêu quân vi ký). Lát sau,
Lý Hạ mất (Theo tiểu truyện Lý Hạ - Lý Thương ẩn).
 Khi bàn về cái chết kỳ dị của Lý Hạ, người đời cho rằng được Thượng đế mời lên trời thì Lý Hạ
là tiên. Còn những kẻ ngàn năm sợ hãi ngưu thần xà quỷ thì gán cho ông là quỷ. Do gia cảnh cơ
hàn, lại sống trong thời đại môn phiệt đang thịnh, nên dù có tài, ông vẫn phải chịu mọi sự rẻ rúng
và đả kích. Nỗi niềm phẫn uất của kẻ tài cao phận thấp, sinh bất phùng thời, nếu bị câu nệ vào
chữ nghĩa mà chỉ thấy hư ảo và quái đản, thì hậu thế chỉ có thể biết một Lý Hạ "quỷ tài" mà
không thấy được một Lý Hạ "quỷ thi".
 Thời Nguyên Hòa bấy giờ đang thịnh hành thơ của hai ông Bạch Cư Dị (772 - 846) và Nguyên
Chẩn (779 - 813). Thơ của hai ông Nguyên Bạch gần như chi phối thi đàn và trở thành chuẩn
mực, được người đương thời gọi là Nguyên Hòa thể. Thế nhưng khi Nguyên Chẩn, dù là bậc đàn
anh danh tiếng, đem lễ vật đến tận nhà để xin kết giao với Hạ, thì Hạ lại chối từ không tiếp. Hạ
mang tiếng là kẻ kiêu ngạo, không hòa hợp với đời.

II.SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC


Thơ
Ảnh cuốn Lý Hạ ca thi thiên.
Trong lịch sử văn học, Lý Hạ thường được xem là một nhà thơ thuộc kỷ nguyên Trung Đường, kéo
dài từ cuối thế kỉ 8 đến đầu thế kỷ 9. Những nguồn ảnh hưởng lên lối sáng tác của Lý có thể kể đến danh
sĩ tiền bối đương thời Mạnh Giao và Hàn Dũ. Lối làm thơ của Lý Hạ cũng được xem là chịu ảnh hưởng từ
các yếu tố shaman của Sở Từ và phong cách bình dị của Lý Bạch.

Thơ của Lý Hạ bỗng chốc trở nên phổ biến từ cuối triều Minh đến giữa triều Thanh. Một lượng lớn
tập thơ của Lý có kèm chú thích xuất hiện trong giai đoạn này, từ đó thơ của ông được nhiều người bắt
chước. Học giả Vương Kỳ đã viết một bài luận dài tới 5 tập để bàn về thơ của Lý. Dù thịnh hành vào giữa
triều Thanh, nhưng một bộ phận các văn sĩ có tiếng nói lại không ưa chuộng thơ của Lý Hạ. Nhà soạn thơ
Trần Đức Tiềm đã chọn ra 10 bài thơ của Lý Hạ để cho vào cuốn sách nổi tiếng Đường thi biệt tài tập.
Trần đã bị chỉ trích dữ dội vì bắt chước lối làm thơ của Lý. Thơ của Lý Hạ cũng vắng mặt trong cuốn
Đường thi tam bách thủ, một ấn phẩm về thẩm mỹ văn học ra đời vào cuối triều Thanh và đầu thế
kỉ 20.

Cho đến nay khoảng 240 bài thơ của Lý Hạ còn sót lại. Cuốn Tân Đường thư cho biết có rất ít bài thơ
của Lý được lưu trữ bởi những sáng tác đó đều mang màu sắc độc lạ cũng như do Lý mất sớm. Giai thoại
trong cuốn Thái bình quảng ký kể rằng một người anh họ của Lý được vị thi sĩ đề nghị biên soạn một tập
thơ cho ông, nhưng vì người này không ưa Lý nên đã bí mật vứt hết đống thơ đó đi.

Ngày nay có hai tập thơ của Lý Hạ còn sót lại, đó là Lý Hạ ca thi thiên và Ngoại tập. Lý Hạ tiểu
truyện miêu tả Lý là một nhà thơ chuyên cần. Ông luôn xách bên mình chiếc túi gấm cũ để mỗi khi nảy ra
một ý thơ trên đường du ngoạn, ông liền ghi chép lại nó và bỏ vào trong túi. Sau khi trở về nhà, ông sắp
xếp các câu thơ đã viết thành một bài thơ hoàn chỉnh.

SỰ SÁNG TẠO / TÀI NĂNG CỦA THI NHÂN  Những tác phẩm của Lý Hạ luôn độc nhất vô nhị
với màu sắc kỳ dị và khác thường, do đó ông mới được gắn cho cái nghệ danh Thi Quỷ. Hầu như không
có bài thơ nào của Lý được viết theo lối cận thể, bên cạnh đó những sáng tác của ông thường xuyên dùng
những từ mang điềm gở như "lão" và "tử". Trong những bài thơ như "Thiên thượng dao" và "Mộng
Thiên", ông viết theo lối gợi lên thế giới của thượng đế và Đức Phật.
Lão thố hàn thiềm khấp thiên sắc,
Vân lâu bán khai bích tà bạch.
Ngọc luân loát lộ thấp đoàn quang,
Loan bội tương phùng quế hương mạch.
Hoàng trần thanh thuỷ tam sơn hạ,
Canh biến thiên niên như tẩu mã.
Dao vọng Tề Châu cửu điểm yên,
Nhất hoằng hải thuỷ bôi trung tả
(Mộng Thiên)
Dịch nghĩa
Thỏ già, cóc lạnh khóc tạo nên sắc trời
Lầu mây hé mở, tường bạc nghiêng nghiêng.
Bánh xe ngọc lăn sương, quầng sáng ướt,
Đeo ngọc bội chim loan, tương phùng trên đường toả mùi hoa quế.
Dưới ba quả núi, bụi vàng, nước trong,
Nghìn năm thay đổi tựa ngựa phi.
Nhìn từ xa, Tề châu chỉ là chín điểm khói,
Nước sâu một biển đổ vừa một cái chén.

Ngòi bút của Lý Hạ cũng mang đến những nét miêu tả kỳ lạ về thế giới ma quỷ trong các bài thơ
"Thu lai" và "Thần huyền khúc". Bút pháp tượng trưng tâm linh mà Lý dùng trong các bài thơ sau này
còn khiến cho nhiều độc giả "khó có thể lĩnh hội" được. "Thần huyền khúc" là tên của một ca khúc dân
gian nổi tiếng, xuất hiện sớm nhất vào thời Lục triều và Lý đã vay mượn tên của ca khúc này cho thơ của
ông. Ca khúc có xuất xứ tại ở vùng Nam Kinh, là một bài ca lễ nghi dùng trong các buổi lễ tôn giáo để
mời gọi các vị thần linh. Thơ của Lý miêu tả thế giới siêu nhiên nhưng không giống với nội dung trong
nguyên tác dân gian. Ông thường xuyên kết hợp những hình tượng màu sắc và cảm quan trong thơ của
mình.  GIÁ TRỊ THẨM MĨ

ĐẶC TRƯNG VỀ THƠ LÝ HẠ


1- Tính siêu thực trong thơ
Có thể thấy, Lý Hạ sống trong thời Đường và đương nhiên ông không liên quan đến chủ nghĩa siêu thực
phương Tây thế kỷ XX, nhưng thơ Lý Hạ hàm chứa những yếu tố siêu thực, nó mang đặc điểm của “cái
tôi bề sâu”, tư duy “trực giác” mà H.Bergson nhắc đến (bản thân ý niệm về “trực giác” của H.Bergson
cũng rất gần với Đường thi khi nhấn mạnh sự thể nghiệm nội tâm sâu kín, việc đi sâu vào bản thể và sức
màu nhiệm của thực tại). Thơ Lý Hạ tạo ra tính siêu thực bằng cách đảo lộn mọi logic thông thường,
biến đổi quan niệm thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật truyền thống  SỰ SÁNG TẠO để tạo ra những
kết hợp quái lạ, độc đáo, những hình ảnh gây bất ngờ, kinh ngạc:
“Gọi yêu tinh, kêu ma quỷ về thưởng thức đồ ăn trên mâm
Lúc sơn tinh quỷ mị hưởng thức ăn trên mâm thì dù không trông thấy nhưng ai nấy đều kinh hãi”
Trong thơ Lý Hạ có thể thấy những yếu tố như: thực và mộng, cõi trần và tiên cảnh, hữu hình và vô
hình, thế gian và xuất thế gian, nội tâm và ngoại giới đều không rạch ròi tách biệt. Và điều này cũng
ngẫu nhiên trùng hợp với quan niệm của Hàn Mặc Tử trong Chiêm bao với sự thực: “sắc cũng như không,
chết cũng như sống, gần cũng như xa và hư cũng như thực”.
Nhiều bài thơ, câu thơ của Lý Hạ mang dáng dấp thơ siêu thực, là thơ nảy sinh từ vô thức, từ giấc mơ,
mê sảng, được biểu đạt thông qua huyền thoại. Thơ lúc này là kinh nghiệm của “mộng”, của “ảo giác”:
“Có những trải nghiệm khác mà tâm trí con người có thể nắm bắt được, những thứ mà cơ bản là tương
đồng, chẳng hạn như cái ngẫu nhiên, ảo giác, cái kỳ ảo, những giấc mơ. Những trải nghiệm khác biệt này
được kết hợp và hòa quyện trong một tác phẩm nào đó” (L.Aragon ).
=> Thơ Lý Hạ đạt thành tựu rất cao về mặt nghệ thuật. Bằng sự tái chiết xuất những kinh nghiệm
của giấc mơ qua hình thức ngôn từ mới mẻ, Lý Hạ đã khắc họa được những vẻ đẹp huyền ảo của tâm
linh. Tiêu biểu như bài Mộng thiên (Mộng lên trời) – giống tựa đề của nó, miêu tả một miền lý tưởng
mang tính siêu nghiệm. Bài thơ dường như được viết ngay trước cái chết của tác giả:
“Con thỏ già và con cóc lạnh cùng khóc màu trời
Lầu mây hé mở một nửa, bức vách mây trắng mở nghiêng nghiêng
Vầng trăng ngọc ép sương làm ướt ánh sáng tròn
(Những vị tiên) đeo ngọc bội hình chim loan, gặp nhau trên những con đường đẹp đẽ ngạt ngào mùi
hương quế…”.
Đồng thời, mộng có liên quan mật thiết tới các huyền thoại mà nhà thơ sử dụng, cơ chế sáng tạo này đã
được các nhà Phân tâm học lý giải: “người ta tìm thấy trong mộng mị những hình ảnh và những liên
tưởng tương tự ý tưởng, huyền tượng và nghi lễ thờ phụng của người cổ xưa”

Sự khó hiểu ở thơ ông là bởi tư duy thơ, cảm quan về vũ trụ và con người của nhà thơ đã vượt qua logic
thông tục. Vì thế tác phẩm mang tính bất thường, tính hoang đản. Không yên bình, bị thôi thúc bởi khát
vọng sáng tạo, luôn khắc khoải, mãi kiếm tìm ý nghĩa nhân vị trong cõi siêu hình là nét đặc trưng đặc sắc
ở thơ Lý Hạ.

Đã có nhà nghiên cứu xếp thơ Lý Hạ vào loại “thơ tắc tị/ thơ mê hoặc”. Hậu thế ca tụng ông là quỷ tài, và
gọi thơ ông là quỷ thi.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ LÝ HẠ  GIÁ TRỊ THẨM MĨ

1. Trường từ vựng ma quỷ, chết chóc


"Quỷ dị" từ cuộc đời Lý Hạ đã đi vào thơ ông. Nó trở thành "quỷ khí", thành nỗi ám ảnh ma quái, ghê
rợn, chết chóc. “Quỷ khí” không phải là bản chất của tự nhiên, mà là hình ảnh có được thông qua cảm
nhận của con người. Thế giới thẩm mĩ của Lý Hạ là những bi oán, sầu muộn. Vì thế thơ Lý Hạ đặc biệt
rất hiếm từ, ngữ thuộc ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ tự nhiên. Nhà thơ thường đứng bên lề cái chết
mà nhìn cuộc đời, đem con mắt của ma quỷ mà nhìn nhân gian. Khiến cho ông thấy quanh mình ngập tràn
một màu máu đỏ. Bài Cảm phúng, ông viết: “Hiểu vân giai huyết sắc” (Trên làn mây sớm mai toàn màu
máu).
“Thi trung hữu quỷ” là cách nhận xét khái quát thường gặp khi đề cập đến thơ Lý Hạ.

2. Trường từ vựng thần kì và siêu tưởng


Bút lực của Lý Hạ thể hiện ở việc dùng từ ngữ khắc họa hàng loạt hình tượng thơ không có trên cõi
phàm. Một thế giới của những câu chuyện thần thoại, giai thoại, ngụ ngôn, cổ tích. Đa phần các điển ngữ
được ông sử dụng có nguồn gốc từ các sách Nam hoa kinh (Trang Tử), Sơn hải kinh (Hoài Nam Tử - Lưu
An đời Hán),...Tất cả những điển ngữ ấy, làm thành thế giới thần thoại, thế giới truyền thuyết trong thơ
ông. Có những điển ngữ được ông dùng nhiều lần ở các bài thơ khác nhau. Tuy nhiên, ông thường không
lặp lại vỏ ngôn từ ấy, mà luôn tìm cách làm mới các điển ngữ.

3. Sáng tạo nhiều từ ngữ “quái kiệt”  SÁNG TẠO


Lý Hạ đã tìm đến việc sáng tạo ra rất nhiều cách diễn đạt mới, những cách biểu hiện khác lạ. Đây chính là
những dụng công kỳ diệu mà Lý Hạ để lại cho cuộc đời. Ngay cả những sự vật đã rất đỗi quen thuộc
trong đời sống con người cũng được khoác lên mình một vẻ tân kỳ bởi những tên gọi mới, ví dụ: mặt trời
được ông gọi là: "hồng kính" (gương hồng), "bạch cảnh" (cảnh sáng),...
Lý Hạ cố gắng thoát khỏi sự dung tục, tầm thường. Ông luôn hướng đến sự mỹ lệ, thanh nhã bằng lối
nói ví von. Cũng vì thế mà việc chú giải thơ Lý Hạ ở không ít từ, ngữ là sự thách đố hóc hiểm đối với hậu
sinh. Đời Thanh, cuốn “Lý Trường Cát ca thi vựng giải” (Giải nghĩa thơ ca của Lý Hạ) của Vương Kỳ
được coi là cẩm nang để các nhà nghiên cứu đời sau tìm hiểu và giải nghĩa thơ ông. Nhà nghiên cứu Chu
Tử từng nói: “Thơ Lý Hạ dùng chữ hiểm quái.”

4. Ngôn ngữ thơ khôi kỳ và diễm lệ


Nét mĩ lệ của những hình ảnh thơ Lý Hạ không chỉ bởi sự kì vĩ mà còn được làm nên từ những nét về
thanh tao, u lệ. Khi thì độc giả thấy tâm hồn mình cùng nhuốm màu u tịch.
. Ông tránh lối “trần ngôn”, tạo cho mỗi hình tượng thơ vẻ lung linh kì diệu. Lục Du từng nói về điều
này. “thơ Lý Hạ hội tụ) nét cầm tú của muôn nhà sự huyền diệu của ngũ sắc, thích mất êm tai”. Các nhà
nghiên cứu trong sách Trung Quốc văn học sứ đại cương cũng nhận xét: “(Lý Hạ) tiếp thu ảnh hưởng của
Hàn Dù: bỏ lối nói trấn ngôn (trong thơ), không chịu sự câu thúc của cách luật.
"Quỷ thi" Lý Hạ luôn mang vào trong thơ mình những âm điệu sầu thương, bi tráng. Chịu ảnh hưởng từ
bức tranh hiện thực suy vi của thời đại, lại thêm những dằn vặt về công danh, tật bệnh, nỗi niềm bất đắc
chí. Bởi thế, hồn thơ Lý Hạ lạnh lẽo như cõi âm. Đọc thơ ông, người đọc bất giác thấy rùng mình bởi thế
giới thơ ông là thế giới của những quỷ hồn. Thế nhưng, người đọc không cảm thấy ghê sợ, mà thấy lòng
mình cuộn xoáy bởi chạm đến được thế giới thâm sâu của những linh hồn  QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA NHÀ THƠ VÀ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ.

ẢNH HƯỞNG THƠ LÝ HẠ


Một số phê bình gia phương Tây và Nhật Bản đương đại như A. C. Graham, Naotarō Kudō và J. D.
Frodsham đều nhất trí rằng thơ của Lý Hạ không có nhiều người đón đọc rộng rãi cho đến thời hiện đại,
tuy nhiên quan điểm này không hoàn toàn chính xác. Trong cuộc khảo sát năm 1994, học giả Ngô Khải
Minh cho biết vào thời Trung Quốc tiền hiện đại, Lý Hạ là nhà thơ thường được bắt chước nhiều hơn là bị
thờ ơ.
Tại Trung Quốc, Thời kỳ trung - vãn Đường, việc tiếp thụ và phê bình thơ Lý Hạ khá sôi nổi. Đối tượng
tiếp thụ bao gồm cả quan thần, tướng mạc, văn sĩ, từ nhân, tăng lữ, nhạc công, cùng nhiều giai tầng khác
nhau trong xã hội, trong đó có thầy học và bạn học của Lý Hạ. Tài năng và thơ từ của Lý Hạ ngay lúc
đương thời đã được hoan nghênh. Càng về sau càng nhiều người ngưỡng mộ như thi nhân hậu vãn
Đường, các văn sĩ từ nhân thời Ngũ Đại. Vi Trang trong một bản tấu chương gửi cho Hoàng thượng yêu
cầu truy ban cho Lý Hạ được “đẳng nhập Tiến sĩ cập đệ”, Đỗ Mục, Tôn Quang Tuyển cũng có những chỉ
xuất về Lý Hạ. Khi so sánh Lý Hạ với Ly Tao, Đỗ Mục chỉ ra “Lý tuy bất cập, từ hoặc quá chi” (Lý tuy
không bằng, từ có chỗ còn hơn).
- Ngoài ra, mọi người đặc biệt cảm thương tuổi hoa niên tài hoa của Lý Hạ, và ngưỡng mộ về thi
phong của ông. Cũng trong thời kỳ vãn Đường, đã hình thành chủ thể ý thức nhất đán về Lý Hạ. Chẳng
hạn Đỗ Mục cho rằng Lý Hạ thuộc hàng miêu duệ của Ly Tao “Tao chi miêu duệ” , Trương Bích thì cho
rằng phong cách thơ Lý Hạ là kỳ lạ, ngòi bút mạnh mẽ, sắc sảo, Thẩm Á Chi thì tôn sùng cú lệ thanh từ
của cung thể và thơ nhạc phủ của Lý Hạ, đặc biệt bài Tựa của Đỗ Mục với sự khái quát phong cách thơ
Lý Hạ là “ngưu quỷ thần xà”, đã khiến hậu thế đều lưu truyền ý thức về thi phong Lý Hạ. Thêm vào đó,
khi xét ngọn nguồn thi phong Lý Hạ, mọi người thường so sánh Lý Hạ với Lý Bạch. Chính bởi vậy sau
này, người đời Tống khi luận thơ của hai vị họ Lý này, thường đưa ra thuyết “tiên tài”, “quỷ tài” là như
vậy.
Tại Việt Nam, rất ít người biết đến thơ của Lý Hạ, kể cả trong giới nghiên cứu văn học, nên chỉ có một
lượng ít ỏi các tài liệu dịch thuật và nghiên cứu ông bằng tiếng Việt. Mặc dù vậy, thơ của ông tiếp cận
giới nghiên cứu văn học Việt từ khá sớm, cụ thể là vào thập niên 60 của thế kỷ 20, khi các học giả Việt
dịch bộ Lịch sử văn học Trung Quốc của Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung
Quốc.
- Trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2, dịch giả-giáo sư Nguyễn Khắc Phi nhận xét: "… Kỳ lạ,
phóng túng, tươi đẹp buồn thương, cố tâm theo đuổi cái mới lạ khiến cho thơ ca của ông tuyệt nhiên khác
thường".
- Năm 1995, trong cuốn Diện mạo thơ Đường, tác giả Lê Đức Niệm nhận định: "Lý Hạ sáng tác theo
khuynh hướng lãng mạn. Những tác phẩm của ông đều có ký thác tâm sự cá nhân, nhưng cũng có nhiều
nét của cuộc sống hiện thực, dùng bút pháp tượng trưng để gửi gắm lý tưởng và nỗi u sầu".
- Học giả Nguyễn Tôn Nhan trong cuốn Thơ siêu thực của Lý Hạ (2000) viết: "Thơ ông thích
miêu tả cảnh giới siêu hiện thực với ảo giác thần kỳ quái đản... Nhiều bài thơ có sắc thái nồng diễm, lạnh
lẽo, thê lương, chữ dùng lại tân kỳ, mới lạ".
Tóm lại, Lý Hạ và thơ của ông có một ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đối với lịch sử văn học Trung Quốc
mà còn có sức hút mãnh liệt đối với học giới hải ngoại. Điều đó xác lập vị trí quan trọng của ông trong
tiến trình văn học sử cũng như trong tiếp thụ, thưởng thức, phê bình.

Thành viên nhóm 3:


- Nguyễn Thị Diệu Anh
- Trần Minh Khuê
- Bùi Thị Vân Anh
- Nguyễn Hà Trang
- Phạm Trần Phương Linh
- Đặng Mai Anh
- Vũ Quỳnh Trang

You might also like