Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT HƯNG YÊN


KHOA: ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: ĐỒ ÁN 1
CHUYÊN NGÀNH: TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
MẠCH SỬ DỤNG QUANG TRỞ ĐỂ BẬT TẮT BÓNG ĐÈN

Hưng Yên, tháng 9 năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
---------------------------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC : ĐỒ ÁN 1

NGÀNH: CNKT ĐIỀU KHIỂN-TỰ ĐỘNG HÓA


CHUYÊN NGÀNH: TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: MẠCH CẢM BIẾN ÁNH SÁNG DÙNG QUANG TRỞ LDR ĐỂ TỰ
ĐỘNG BẬT TẮT ĐÈN

 Người hướng dẫn:Đỗ Quang Huy

 Sinh viên: Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
 Mã sinh viên: 12221479
12221284
 Lớp: 122211.6

Hưng Yên, tháng 9 năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay
nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập
ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý
Thầy Cô và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Điện-Điện tử Trường ĐHSPKT
Hưng Yên đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã
tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn đồ án môn học mà theo em là rất hữu ích đối
với sinh viên ngành Tự Động Hóa Công Nghiệp cũng như tất cả các sinh viên thuộc các
chuyên ngành khác.Giúp em tự tìm hiểu quà nghiên cứu được nhiều kiến thức cho bản thân
nói riêng

Em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Quang Huy và các thầy cô khác đã tận tâm hướng dẫn chúng em
qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo.
Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của
em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.

Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian hơn 4 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về
lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu điện tử, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ
ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của
em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Hưng Yên, tháng 9 năm 2022

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thành Đạt

Đỗ Quang Huy
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, con người cùng những ứng dụng của khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế
giới, chúng ta đã và đang ngày càng một thay đổi, văn minh và hiện đại hơn. Sự phát triển của
kỹ thuật điện tử đã tạo ra hàng loạt những thiết bị với đặc điểm nổi bật cũng như sự chính xác
cao, tốc độ nhanh, gọn nhẹ,… là những yếu tố rất cần thiết góp phần cho hoạt động của con
người đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
Là sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em đã được trao đổi những kiến thức
chuyên môn môn của ngành học. Tuy được học và thực hành nhiều trên lớp nhưng đó chỉ là
một phần nào đó nhỏ bé so với kiến thức ngoài thực tế ngày nay và sau này khi ra trường
chúng em sẽ gặp phải. Vì thế, em rất muốn vận dụng những kiến thức đã được học vào thực
tiễn và học hỏi những gì còn thiếu. Trong những năm học tập, thực tập nghiên cứu vừa qua,
được sự giúp đỡ của các thầy cô bộ môn, em đã học hỏi được rất nhiều điều trong thực tế,
cũng như tìm hiểu chung vấn đề, tài liệu liên quan giúp ích cho việc hoàn thành báo cáo đồ án
này. Vì thế sau khi cân nhắc và được sự góp ý của thầy cô em đã chọn đề tài: “ Mạch sử dụng
quang trở để bật tắt bóng đèn ”.

Vì đây là lần đầu tiên viết báo cáo đồ án nên còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy cô
thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

GVHD: Đỗ Quang Huy SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LINH KIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MẠCH....3


1.1. ĐIỆN TRỞ.............................................................................................................3
1.2. TỤ ĐIỆN...............................................................................................................5
1.3. DIODE...................................................................................................................7
1.4. Diode Zener...........................................................................................................7
1.5. Diode cầu...............................................................................................................8
1.6. Quang trở.............................................................................................................11
1.7. RELAY (12V).....................................................................................................15
1.8. IC555...................................................................................................................21
1.9. Biến áp.................................................................................................................24
1.10. Biến trở (Chiết áp).............................................................................................26
1.11. Terminal 2chân..................................................................................................28
CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG..............28
2.1. Sơ đồ nguyên lý...................................................................................................29
2.2. Nguyên lý hoạt động...........................................................................................29
2.3. Sơ đồ mạch in......................................................................................................31
2.4. Sơ đồ lắp linh kiện...............................................................................................31
CHƯƠNG 3: THI CÔNG ĐỀ TÀI..........................................................................32
3.1. Quy trình thực hiện..............................................................................................32
3.2. Kết quả đạt được..................................................................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN........................................................................................33
4.1. Ưu điểm...............................................................................................................33
4.2. Nhược điểm.........................................................................................................33
4.3. Hướng phát triển..................................................................................................34

Trang 2

GVHD: Đỗ Quang Huy SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU LINH KIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG


MẠCH

1.1. ĐIỆN TRỞ

- Điện trở là linh kiện có tính cản trở dòng điện và làm một số chức năng khác tùy
vào vị trí trong mạch điện.

- Cấu tạo: điện trở được cấu tạo từ những vật liệu có điện trở suất cao như làm bằng
than, magie kim loại Ni-O2, oxit kim loại, dây quấn. Để biểu thị giá trị điện trở, người ta sử
dụng các vòng màu để biểu thị giá trị điện trở.

- Kí hiệu:

Hình 1: Ký hiệu điện trở

- Hình dạng thực tế:

Trang 3

GVHD: Đỗ Quang Huy SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Hình 2: Điện trở

- Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu: giá trị điện trở thường được thể hiện qua các
vạch màu trên thân điện trở, mỗi màu đại diện cho mỗi số. Dưới đây là bảng quy luật vòng
màu:

Hình 3: Bảng quy luật vòng màu

Trang 4

GVHD: Đỗ Quang Huy SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
- Nhìn trên thân điện trở, tìm bên có vạch màu nằm sát ngoài cùng nhất, vạch
màu đó và vạch màu thứ hai được dùng để xác định trị số của màu.

- Vạch thứ ba là vạch để xác dịnh nhân tử lũy thừa: 10 (giá trị của màu)
. Giá trị của
điện trở được tính bằng cách lấy trị số nhân với nhân tử lũy thừa.

- Vòng màu cuối cùng (Không cần quan tâm nhiều): là vạch màu tách biệt với
vạch màu còn lại, thường có màu hoàng kim hoặc màu bạc, dùng để xác định sai số
của giá trị điện trở, hoàng kim là 5%, bạc kim là 10%.

Điện trở được dùng để cản trở dòng điện, là linh kiện cực phổ biến trên các loại mạch.

1.2. TỤ ĐIỆN

- Là linh kiện có khả năng tích điện. Tụ điện cách điện với dòng điện 1 chiều và
cho dòng điện xoay chiều đi qua.

- Tụ điện được chia làm 2 loại: Tụ không phân cực và tụ có phân cực.

- Loại có phân cực thường có giá trị lớn hơn tụ không phân cực, trên 2 chân các
loại tụ phân cực có phân biệt chân nối âm, nối dương rõ ràng, khi gắn tụ có phân cực
vào mạch điện, nếu gắn ngược chiều âm dương, tụ phân cực có thể bị hư và hoạt động

Hình 4: Một số loại tụ điện

Trang 5

GVHD: Đỗ Quang Huy SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
sai. Ngoài ra người ta còn gọi tên tụ điện theo vật liệu làm tụ, ví dụ: tụ gốm, tụ sứ, tụ hóa, tụ
mica,… Hình dạng: tụ điện có khá nhiều hình dạng khác nhau.

- Ký hiệu:

Hình 5: Tụ điện

Đơn vị của tụ điện:


- Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta
thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như:
+ P (PicoFara): 1 Pico Fara = 1/1000.000.000.000 Fara (viết gọn là 1pF)
+N (NanoFara): 1Nano Fara = 1/1000.000.000 Fara (viết gọn là 1nF)
+ MicroFara: 1 Mircro = 1/1000.000 Fara ( Viết gọn là 1µF)
1µF = 1000nF = 1.000.000pF

Cách đọc trị số tụ điện:

- Đọc trực tiếp trên thân tụ điện, ví dụ 100µF (100 micro Fara)

- Nếu là số dạng 103J, 223K, 471J,… thì đơn vị là pico, hai số đầu giữ nguyên, số thứ
3 tương ứng số lượng số 0 thêm vào sau( chữ J hoặc K ở cuối là kí hiệu của sai số).

Trang 6

GVHD: Đỗ Quang Huy SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
- Ví dụ 1: 103J sẽ là 10000pF (thêm vào 3 số 0 sau số 10) = 10 nF
- Ví dụ 2: 471K sẽ là 470pF ( thêm vào 1 số 0 sau 47)

Sau trị số điện dung bao giờ cũng có giá trị điện áp, điện áp ghi
trên tụ chính là điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được, vượt quá giá trị
này thì tụ điện có thể bị hư hỏng và bị cháy nổ.

Chức năng:
- Tụ gốm: dùng để lọc nhiễu âm thanh và hạn chế tín hiệu DC đi qua
- Tụ hóa: là tụ điện nạp xả giúp cho NE555 hoạt động tạo ra nhiều
những điện áp lúc xả.
• Nguồn:Wikipedia

1.3. DIODE

*Diode thường:
- Diode là một linh kiện chỉ cho phép dòng điện chạy qua nó theo một
chiều nhất định, chiều người lại thì dòng điện không thể đi qua.
- Diode được cấu tạo từ 2 lớp bán dẫn tiếp xúc với nhau. Diode có 2 cực
Anốt và Katốt. Nó chỉ cho dòng điện đi theo 1 chiều từ Anốt sang
Katốt (Chính xác là khả năng cản trở dòng điện theo chiều AK là
rất nhỏ, còn KA là rất lớn). Nó được dùng như van 1 chiều trong
mạch điện, được dung trong phần mạch bảo vệ quá nhiệt trong
các bộ phận cấp nguồn điện.

Hình 5: Cấu tạo Diode

1.4. Diode Zener


- Diode Zener còn gọi là (diode ổn áp) có kí hiệu là (D), là một loại diode bán
dẫn làm việc ở chế độ phân cực ngược trên vùng điện áp đánh
thủng (breakdown). Điện áp này còn gọi là điện áp Zener hay "tuyết lở"
(avalanche). Khi đó giá trị điện áp ít thay đổi hơn.
Nó được chế tạo sao cho khi phân cực ngược thì Diode Zener sẽ ghim một mức điện
áp gần cố định bằng giá trị ghi trên Diode, làm ổn áp cho mạch điện

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 7 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
- Nguyên lý hoạt động của Diode Zener:

Diode Zener, còn gọi là "diode đánh thủng" hay diode ổn áp: là loại diode được chế
tạo tối ưu để hoạt động tốt trong miền đánh thủng. Khi sử dụng diode này
mắc ngược chiều lại, nếu điện áp tại mạch lớn hơn điện áp định mức của
diode thì diode sẽ cho dòng điện đi qua.
Khi được phân cực thuận diode Zener hoạt động giống diode bình thường. Khi được
phân cực nghịch, lúc đầu chỉ có dòng điện thật nhỏ qua diode. Nhưng nếu
điện áp nghịch tăng đến một giá trị thích ứng: Vngược = Vz (Vz: điện áp
Zener) thì dòng qua diode tăng mạnh, nhưng hiệu điện thế giữa hai đầu diode
hầu như không thay đổi, gọi là hiệu thế Zener.

Hình 6: Diode Zener


Nguồn:Wikipedia

1.5. Diode cầu


- Cầu diode là một giải pháp mạch được thiết kế để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều.
Một tên khác là một bộ chỉnh lưu nửa sóng. Nó được xây dựng từ các điốt chỉnh
lưu bán dẫn hoặc sự đa dạng của chúng - điốt Schottky.
- Mạch cầu giả định sự hiện diện của một số (cho một mạch bán dẫn một pha - bốn)
mà tải được kết nối.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 8 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
- Nó có thể bao gồm các yếu tố riêng biệt được hàn trên bảng, nhưng trong thế kỷ
21, các điốt được kết nối thường xuyên hơn trong một nhà ở riêng biệt. Bề ngoài,
nó trông giống như bất kỳ thành phần điện tử nào khác - chân để kết nối với các
rãnh của bảng mạch in được loại bỏ khỏi trường hợp có kích thước nhất định.

Hình 7: Một số hình ảnh cầu chỉnh lưu


- Nguyên lý hoạt động:
Bắt đầu, điốt đi qua hiện tại theo một hướng. Sự chỉnh lưu của điện áp xoay chiều
xảy ra do độ dẫn một phía của điốt. Do kết nối chính xác của chúng, nửa
sóng âm của điện áp xoay chiều đi vào tải dưới dạng dương. Nói một cách
đơn giản - nó lật nửa sóng âm.
Để đơn giản và rõ ràng, chúng tôi coi hoạt động của nó là một ví dụ về bộ chỉnh lưu
hai pha một nửa pha.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 9 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Nguyên lý hoạt động của mạch dựa trên thực tế là điốt dẫn dòng điện theo một
hướng và bao gồm:

 Một tín hiệu hình sin xen kẽ được đưa đến đầu vào của cầu diode, ví dụ
220v từ nguồn điện gia dụng (trong sơ đồ nối dây, đầu vào cầu diode
được chỉ định là AC hoặc ~).
 Mỗi nửa sóng của điện áp hình sin (hình dưới) được truyền qua một cặp
van nằm chéo trên mạch.

Hình 8: Hình ảnh sóng sin khi chỉnh lưu

Nửa sóng dương được truyền qua các điốt VD1, VD3 và âm - VD2 và VD4. Tín
hiệu ở đầu vào và đầu ra của mạch bạn nhìn thấy bên dưới.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 10 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Tín hiệu này được gọi là - điện áp gợn chỉnh lưu. Để làm mịn nó, một bộ lọc với tụ
điện được thêm vào mạch.

Nguồn:Wikipedia

1.6. Quang trở


- Quang trở (photoresistor hay photocell) còn được gọi là điện trở quang là một linh
kiện điện tử có điện trở phụ thuộc ánh sáng chiếu vào nó. Đây một linh kiện điện
tử nhạy cảm với ánh sáng. Khi có ánh sáng chiếu vào nó, thì điện trở sẽ thay đổi.
Giá trị điện trở của quang trở giảm khi mức độ ánh sáng tăng lên và ngược lại. Vì
lý do này, chúng còn được gọi là điện trở phụ thuộc vào ánh sáng, viết tắt là LDR
(Light Dependent Resistor).

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 11 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
- Từ kiến thức cơ bản, chúng ta đã biết về mối quan hệ giữa điện trở suất (khả năng
cản trở dòng electron) và độ dẫn điện (khả năng cho phép dòng electron), chúng ta
biết rằng cả hai đại lượng này đều là trái ngược của nhau. Do đó, khi chúng ta nói
rằng điện trở giảm khi cường độ ánh sáng tăng, đồng nghĩa với độ dẫn điện tăng
khi cường độ ánh sáng chiếu vào điện trở quang hay LDR tăng. Đặc tính này gọi
là độ dẫn quang của vật liệu.
- Ý tưởng về điện trở quang được phát triển khi hiện tượng quang dẫn trong
Selenium được Willoughby Smith phát hiện vào năm 1873. Nhiều biến thể của linh
kiện quang dẫn sau đó đã được tạo ra.
- Hình bên dưới cho thấy hình dạng thực tế và ký hiệu của quang trở được sử dụng
trong các mạch điện tử. Ký hiệu cho biết đây là một linh kiện có giá trị điện trở
phụ thuộc vào ánh sáng chiếu vào nó.

Hình 9: Quang Trở

- Một điện trở quang được cấu tạo từ vật liệu bán dẫn nhạy cảm với ánh sáng, thông
thường là Cadmium Sulphide (CdS). Vật liệu này được phủ trên một chất nền cách
điện như gốm theo hình zig-zag để có được giá trị điện trở và công suất mong
muốn.
- Phần còn lại là các tiếp xúc (chân) kim loại được gắn kết ở hai bên của vùng phía
trên. Điện trở của 2 chân kim loại này phải càng nhỏ càng tốt để đảm bảo rằng
điện trở chủ yếu thay đổi do tác dụng của ánh sáng.
- Toàn bộ cấu trúc được đặt trong một vỏ nhựa để có thể giúp tiếp xúc được với ánh
sáng và cảm nhận được sự thay đổi của cường độ ánh sáng.
- Hình bên dưới minh họa cho thấy cấu tạo của một điện trở phụ thuộc vào ánh
sáng.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 12 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Hình 10: Cấu tạo quang trở

Nguyên lý hoạt động của quang trở:

- Để hiểu được nguyên lý hoạt động của LDR, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về
các electron hóa trị và các electron tự do.
- Như chúng ta đã biết, các electron hóa trị là những electron nằm ở lớp vỏ ngoài
cùng của nguyên tử. Do đó, chúng liên kết một cách lỏng lẻo với hạt nhân của
nguyên tử. Điều này có nghĩa là chỉ cần một lượng năng lượng nhỏ là đủ để kéo nó
ra khỏi quỹ đạo bên ngoài.
- Mặt khác, các electron tự do là những electron không liên kết với hạt nhân và do
đó chúng chuyển động tự do khi có năng lượng bên ngoài như điện trường đặt vào.
Do đó, khi có năng lượng làm cho electron hóa trị kéo ra khỏi quỹ đạo ngoài, nó
đóng vai trò như một điện tử tự do; sẵn sàng chuyển động bất cứ khi nào có điện
trường tác dụng. Năng lượng ánh sáng được sử dụng để làm cho một electron hóa
trị trở thành một electron tự do.
- Nguyên tắc rất cơ bản này được sử dụng trong quang trở. Ánh sáng chiếu xuống
vật liệu quang dẫn sẽ bị hấp thụ, do đó tạo ra nhiều electron tự do từ các electron
hóa trị.
- Hình ảnh dưới đây minh họa cho chúng ta thấy nguyên lý hoạt động của quang
trở.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 13 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
- Khi năng lượng ánh sáng chiếu vào vật liệu quang dẫn tăng, số electron hóa trị
nhận năng lượng và tách khỏi liên kết với hạt nhân tăng lên. Điều này dẫn đến một
số lượng lớn các electron hóa trị nhảy đến vùng dẫn, sẵn sàng chuyển động tự do
khi có tác dụng của bất kỳ ngoại lực nào như điện trường.
- Như vậy, khi cường độ ánh sáng tăng thì số electron tự do cũng tăng lên. Điều này
có nghĩa là độ dẫn điện của vật liệu quang dẫn tăng đồng nghĩa với việc giảm điện
trở suất của vật liệu.

Ứng dụng của quang trở


- Cảm biến quang (LDR) có giá thành thấp, cấu tạo đơn giản và thường được sử
dụng làm cảm biến ánh sáng. Các ứng dụng khác của quang trở bao gồm:

 Phát hiện sự vắng mặt hoặc sự hiện diện của ánh sáng như trong đồng hồ
đo ánh sáng của camera
 Được sử dụng trong thiết kế chiếu sáng đường phố
 Đồng hồ báo thức
 Mạch báo trộm
 Máy đo cường độ ánh sáng
 Được sử dụng như một phần của hệ thống SCADA để thực hiện các chức
năng như đếm số lượng gói hàng trên băng chuyền chuyển động
Nguồn:Wikipedia

1.7. RELAY (12V)

- Trước khi vào nội dung chính thì chúng ta sẽ cần tìm hiểu sơ lược về dòng thiết bị
này trước nhé. Relay hay còn gọi là rơ – le là tên gọi theo tiếng Pháp, là một công

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 14 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
tắc (khóa K) điện từ được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ có thể bật
hoặc tắt một dòng điện lớn hơn nhiều. Bản chất của relay là một nam châm điện
(một cuộn dây trở thành một nam châm tạm thời khi dòng điện chạy qua nó) và hệ
thống các tiếp điểm đóng cắt có thiết kế module hóa dễ dàng lắp đặt. Bạn có thể
nghĩ relay sẽ như một loại đòn bẩy điện vậy, khi chúng ta kích nó bằng một dòng
điện nhỏ thì nó sẽ bật “đòn bẩy” một thiết bị nào đó đang sử dụng dòng điện lớn
hơn nhiều.

Hình 11 : một số loại relay

Relay là gì ?

- Điện áp và dòng điện được relay chuyển mạch sẽ rất khác so với tín hiệu được sử
dụng để kích hoạt hoặc cấp điện cho relay. Nói tóm lại rơ-le hay relay là một thiết
bị thông dụng, gọn nhẹ, giá thành dễ tiếp cận và được sử dụng rộng rãi trong đời
sống hằng ngày của chúng ta.

Cấu tạo của relay (rơ – le):

- Về cấu trúc cơ bản của relay (rơ – le) sẽ bao gồm một cuộn dây kim loại đồng
hoặc nhôm được quấn quanh một lõi sắt từ. Bộ phận này có phần tĩnh được gọi là
ách từ (Yoke) và phần động được gọi là phần cứng (Armature). Phần cứng sẽ được
kết nối với một tiếp điểm động, cuộn dây có tác dụng hút thanh tiếp điểm lại để
tạo thành trạng thái NO và NC. Mạch tiếp điểm (mạch lực) có nhiệm vụ đóng cắt
các thiết bị tải với dòng điện nhỏ và được cách ly bởi cuộn hút.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 15 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Hình 12 :Cấu tạo của relay (rơ – le)

Nguyên lý làm việc của relay (rơ – le):

Các bạn có thể quan sát sơ đồ mô tả bên mình cung cấp bên dưới để tiện cho việc
hình dung nhé. Khi dòng điện chạy qua mạch thứ nhất (1) thì nó sẽ kích hoạt
nam châm điện (màu nâu) và tạo ra từ trường để thu hút một tiếp điểm (màu
đỏ) và kích hoạt mạch thứ hai (2). Khi tắt nguồn, một lò xo được lắp trước
vào tiếp điểm có nhiệm vụ kéo tiếp điểm trở lại vị trí ban đầu, tắt mạch thứ
hai một lần nữa.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 16 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Nguyên lý làm việc của relay (rơ – le)
Đây là một ví dụ về rơ le “thường mở” (NO). Các tiếp điểm trong mạch thứ hai
không được kết nối theo mặc định và chỉ bật khi dòng điện chạy qua nam
châm. Các rơ le khác là “thường đóng” (NC). Các tiếp điểm được kết nối để
dòng điện chạy qua chúng theo mặc định) và chỉ tắt khi nam châm được kích
hoạt, kéo hoặc đẩy các tiếp điểm ra xa nhau. Thông thường rơle mở là phổ
biến nhất.

Bên dưới là một hình ảnh động khác cho thấy cách một relay liên kết hai mạch với
nhau. Ở phía bên trái, có một mạch đầu vào được cung cấp bởi một công tắc
hoặc một loại cảm biến nào đó. Khi mạch này được kích hoạt, nó cung cấp
dòng điện cho một nam châm điện kéo công tắc kim loại đóng lại và kích
hoạt mạch đầu ra thứ hai (ở phía bên phải). Dòng điện tương đối nhỏ trong
mạch đầu vào do đó kích hoạt dòng điện lớn hơn trong mạch đầu ra.

 Thứ nhất: mạch đầu vào (vòng màu xanh) bị tắt và không có dòng điện
chạy qua cho đến khi một cái gì đó (có thể là cảm biến hoặc đóng công
tắc) bật nó. Mạch đầu ra (vòng lặp màu đỏ) cũng bị tắt.
 Thứ hai: khi một dòng điện nhỏ chạy trong mạch đầu vào. Nó sẽ kích hoạt
nam châm điện (được hiển thị ở đây dưới dạng một cuộn dây màu xanh
đậm). Và tạo ra một từ trường xung quanh nó.
 Thứ ba: nam châm điện năng lượng kéo thanh kim loại trong mạch đầu ra
về phía nó, đóng công tắc và cho phép dòng điện lớn hơn nhiều chạy qua
mạch đầu ra.
 Thứ tư: mạch đầu ra vận hành một thiết bị có dòng điện cao như đèn hoặc
động cơ điện.

Các loại relay (rơ – le) trên thị trường hiện nay:

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 17 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Cách xác định trạng thái của một rơ – le
Vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao chúng ta có thể xác định được cái rờ – le mà
chúng ta đang cầm trên tay là dạng nào. Và để giải quyết vấn đề này mình sẽ
đề xuất cho các bạn một số cách thức khá thú vị nhưng hiệu quả như sau:

 Cách 1: hỏi người cung cấp relay (rơ – le), đây là cách phổ biến nhất và
nhanh nhất nếu chúng ta không có thời gian.
 Cách 2: kiểm tra bằng cách cấp nguồn vào các chân điều khiển của
module relay (cách này dùng như thế nào thì khi đến phần sử dụng sẽ rõ
nhé)
 Cách 3: không biết thì tra google, nói có vẻ đùa nhưng thực chất thì đúng
vậy đấy các bạn. Có thể thử tìm kiếm trên google model relay của các bạn
đang dùng xem nó thuộc loại gì nhé. Nếu nó thuộc dạng NPN là module
mức cao và ngược lại PNP thì rơ – le đó thuộc mức thấp.
Các thông số thường thấy của bộ module relay:

Đây là các thông số thể hiện mức dòng điện cũng như hiệu điện thế tối đa của các
thiết bị mà các bạn muốn đóng/ngắt có thể đấu dây với rơ – le. Và thường
chúng sẽ in lên trên thiết bị để chúng ta quan sát, đại loại như hình

Hiệu điện thế và cường độ dòng điện tối đa

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 18 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
 10A – 250VAC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là
10A với hiệu điện thế 250VAC
 10A – 30VDC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là
10A với hiệu điện thế 30VDC
 10A – 125VAC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là
10A với hiệu điện thế 125VAC
 10A – 28VDC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là
10A với hiệu điện thế 28VDC
 SRD-05VDC-SL-C: hiệu điện thế kích tối ưu là 5V.
Cách sử dụng relay (rơ – le)
Trong phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thức sử dụng cũng như đấu dây
các thiết bị khác với rơ – le nhé. Thông thường thì một relay sẽ có 6 chân
gồm 3 chân kích và 3 chân kết nối với thiết bị điện áp cao. Cụ thể chúng ta sẽ
đấu dây như sau:

Với 3 chân kích


+ : dùng để cấp hiệu điện thế tối ưu

– : dùng để nối với cực âm

S : đây là chân tín hiệu, tùy vào loại module rơ-le mà nó sẽ làm nhiệm vụ kích rơ-le:

Nếu bạn đang dùng module rơ-le kích ở mức cao và chân S bạn cấp điện thế dương
vào thì module rơ-le của bạn sẽ được kích, ngược lại thì không.

Tương tự với module rơ-le kích ở mức thấp.

Với 3 còn lại


COM: chân nối với 1 chân bất kỳ của đồ dùng điện, nhưng mình khuyên bạn nên
mắc vào đây chân lửa (nóng) nếu dùng hiệu điện thế xoay chiều và cực
dương nếu là hiệu điện một chiều.

ON hoặc NO: chân này bạn sẽ nối với chân lửa (nóng) nếu dùng điện xoay chiều và
cực dương của nguồn nếu dòng điện một chiều.

OFF hoặc NC: chân này bạn sẽ nối chân lạnh (trung hòa) nếu dùng điện xoay chiều
và cực âm của nguồn nếu dùng điện một chiều.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 19 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Các nguyên tắc khi vận hành một relay
Để thiết bị có thể hoạt động tốt thì chúng ta cần lưu ý các nguyên tắc vận hành như
sau:

 Nguồn điện được cung cấp cho cuộn dây để tạo ra từ trường
 Từ trường được chuyển thành cơ thông qua việc hút phần ứng
 Phần ứng có nhiệm vụ đóng/mở một hoặc nhiều tiếp điểm
 Các tiếp điểm cho phép chuyển mạch điện sang tải như thiết bị điện tử
khác, động cơ, quạt, bóng đèn,…
 Sau khi điện áp bị loại bỏ thì từ trường biến mất, các tiếp điểm trở lại vị
trí như ban dầu
 Các tiếp điểm có thể thường đóng hoặc thường hở
Chúng ta phải đảm bảo rằng relay hoạt động theo đúng chu trình như trên nhé. Nó
sẽ tương tự như phần nguyên lý hoạt động mà thôi. Tuy nhiên thì đó là các
bước không thể thiếu đối với bất kì dòng module relay nào.

Ứng dụng module relay (rơ – le) trong thực tế


Relay (rơ – le) trong thực tế
Có thể nói các ứng dụng của relay trong thực tế là rất phổ biến nhất là trong các ứng
dụng tự động hóa. Chúng thường được sử dụng kèm với các loại cảm biến
báo mức như cảm biến nhiệt độ, áp suất, mực nước, độ ẩm,…Relay thường
được tích hợp trong các ngõ ra của các loại màn hình hiển thị, công tắc báo
mức hay thiết bị chuyển đổi tín hiệu. Sử dụng các tín hiệu điện áp nhỏ từ các
cảm biến để kích hoạt các thiết bị có điện áp cao hơn

Ví dụ: chúng ta có một cảm biến đo mức nước dạng báo đầy báo cạn ngõ ra Relay
NO/NC được đấu dây với các motor bơm nước. Trường hợp mực nước quá

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 20 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
cao cảm biến sẽ kích tín hiệu điện áp thấp và ngắt hoạt động của máy bơm để
đảm bảo nước không bị tràn ra bên ngoài. Bên cạnh đó thì chúng ta còn có
rất nhiều ứng dụng khác trong công nghiệp nữa

Nguồn:Wikipedia

1.8. IC555
- IC 555 là một loại linh kiện khá là phổ biến bây giờ với việc dễ dàng tạo được
xung vuông và có thể thay đổi tần số tùy thích, với sơ đồ mạch đơn giản,điều
chế được độ rộng xung. Nó được ứng dụng hầu hết vào các mạch tạo xung
đóng cắt hay là những mạch dao động khác.Đây là linh kiện của hãng CMOS
sản xuất .
Sau đây là bảng thông số của 555 có trên thị trường :
+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555, NE555, NE7555..)
+ Dòng điện cung cấp : 6mA - 15mA
+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V
+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V
+ Công suất lớn nhất là : 600mW
Các chức năng của 555:
+ Là thiết bị tạo xung chính xác
+ Máy phát xung
+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)
+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại)
Đấy chỉ là những thông số cơ bản của 555.
1 : Giới thiệu, sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý, chân của 555
IC thời gian 555 được du nhập vào những năm 1971 bằng công ty Signetics
Corporation bằng 2 dòng sản phẩm SE555/NE555 và được gọi là máy thời
gian và cũng là loại có đầu tiên. Nó cung cấp cho các nhà thiết kế mạch điện
tử với chi phí tương đối rẻ, ổn định và những mạch tổ hợp cho những ứng
dụng cho đơn ổn và không ổn định. Từ đó thiết bị này được làm ra với tính
thương mại hóa. 10 năm qua một số nhà sản suất ngừng sản suất loại IC này
bởi vì sự cạnh tranh và những lý do khác. Tuy thế những công ty khác lại sản
suất ra những dòng này

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 21 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Các dạng hình dáng chân của 555 trong thực tế: Hình dạng của 555 ở trong hình 1
và hình 2. Loại 8 chân hình tròn và loại 8 chân hình vuông. Nhưng ở thị
trường Việt Nam chủ yếu là loại chân vuông.

Chân số 1: “GND” là chân nối đất, tất cả các mức điện áp điều được so sánh với áp tại
đường dây nối đất.
Chân số 2: “Trigger” là chân kích : chân trigger được dùng để cung cấp đầu vào kích
cho IC 555 hoạt động ở chế độ đơn ổn. Chân này là đầu vào đảo của bộ so sánh
có nhiệm vụ làm cho transistor của flip flop chuyển trạng thái từ set sang reset.
Ngõ ra của bộ định thời phụ thuộc vào độ lớn xung bên ngoài đưa vào chân
trigger. Một xung âm
Chân số 3: “Output” là chân xuất tín hiệu ra : Ngõ ra của bộ định thời luôn luôn có sẵn
ở chân này. Có hai cách để 1 tải có thể kết nối với chân output. Cách 1 là kết nối
giữ chân 3 (output) và chân 1 (GND) hoặc giữa chân 3 và chân 8 (chân nguồn).
Tải nối giữa chân output và chân nguồn được gọi là tải thường mở, tải nối giữa
chân outpur và chân GND được gọi là tải thường đóng.
Chân số 4: “Reset” là chân reset vi mạch: Bất cứ khi nào bộ định thời bị reset, một
xung âm được đưa đến chân 4. Đầu ra được thiết lập lại trạng thái ban đầu bất kể
điều kiện đầu vào. Khi chân này không được sử dụng, ta nối lên Vcc.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 22 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Chân số 5: “Control voltage” là chân điện áp điều khiển. Chân ngưỡng (threshold) và
chân kích (trigger) điều khiển sử dụng chân này. Biên độ sóng ra được quyết
định bởi một biến trở hoặc một điện áp bên ngoài được đưa vào chân này. Vì
vậy, lượng điện áp trên chân này sẽ quyết định khi nào bộ so sánh được chuyển
đổi, và do đó thay đổi biên độ của đầu ra. Khi không sử dụng chân này, ta nên
nối đất thông qua 1 tụ 0,01 micro Farad để chống nhiễu.
Chân số 6: “Threshold” là chân ngưỡng. Nó là ngõ vào không đảo của bộ so sánh 1,
được so sánh với ngõ vào đảo với điện áp tham chiếu là 2/3Vcc, bộ so sánh trên
chuyển sang +Vsat và đầu ra được đặt lại.
Chân số 7: “discharge” là chân xả điện. Chân này nối vào cực C của transistor và
thường có một tụ điện nối giữa chân xả điện và chân nối đất. Nó được gọi là
chân xả điện vì khi transistor dẫn bão hòa, tụ C xả điện thông qua transistor. Khi
transistor ngắt, tụ được nạp thông qua điện trở và tụ bên ngoài.
Chân số 8: “Vcc” là chân cấp nguồn. Nguồn cung cấp trong khoảng từ 5V đến 18V.

Nguồn:Wikipedia

1.9. Biến áp

Nhắc đến máy biến áp ta sẽ nghĩ ngay đến một loại máy có chức năng biến đổi điện áp xoay chiều,
nó có thể tăng hoặc giảm mức điện áp ban đầu tùy theo cấu tạo của nó. Máy biến áp ngày
nay thường được gọi với tên ngắn gọn là biến áp. Hiểu một cách chính xác, máy biến áp là
một thiết bị điện từ loại tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 23 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện
áp khác với tần số không thay đổi. Hay ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn, máy biến
áp là thiết bị điện dùng cảm ứng điện từ để truyền, đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay
chiều giữa các mạch điện theo một nguyên lí nhất định. Đôi khi hay có sự nhầm lẫn về
chức năng của máy biến áp, trên thực tế máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hoặc
phân phối năng lượng chứ không làm biến đổi năng lượng.
Hiện nay người sử dụng có nhu cầu sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại từ nước ngoài về. Với
nhiều máy móc được sản xuất ở nước ngoài thường có những mức điện áp định mức khác
nhau không giống với mức điện áp phổ biến ở Việt Nam. Như vậy muốn sử dụng những
chiếc máy móc nhập ngoại này cần phải sử dụng đến những chiếc máy biến áp. Qua đó ta
thấy được vai trò không thể thiếu của những chiếc máy biến áp trong các hệ thống sử dụng
nhiều máy móc.

Cấu tạo máy biến áp


Máy biến áp có cấu tạo chung gồm 3 bộ phận chính ta có thể dễ dàng nhận thấy đó
chính là lõi thép, dây quấn và vỏ máy.

 Lõi thép: Lõi thép gồm có trụ và gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn gông
là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành một mạch từ kín. Lõi thép của máy
biến áp được chế tạo từ nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau và thường
được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt. Lõi thép có chức năng dẫn từ thông
đồng thời làm khung để đặt dây cuốn. Đối với các loại biến áp dùng trong
lĩnh vực thông tin, tần số cao thường được cấu tạo bởi các lá thép permalloy
ghép lại.
 Dây quấn hay cuộn dây: thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm bên
ngoài bọc cách điện để nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra. Với
biến áp quấn bằng dây đồng thì sẽ dẫn điện tốt hơn, tránh được ôxi hoá, tăng
tuổi thọ của biến áp. Phần có nhiệm vụ nhận năng lượng vào nối với mạch
điện xoay chiều được gọi là cuộn dây sơ cấp, còn phần có nhiệm vụ truyền
năng lượng ra nối với tải tiêu thụ được gọi là cuộn dây thứ cấp. Số vòng dây
ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 > N2
hoặc ngược lại.
 Vỏ máy: Tùy theo từng loại máy biến áp mà chúng được làm bằng các chất
liệu khác nhau. Chúng thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn
mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong nó,
bao gồm: nắp thùng và thùng. Nắp thùng để đậy trên thùng.

Phân loại máy biến áp:


Cũng giống như nhiều các thiết bị điện khác, ta cũng có nhiều cách để phân loại
máy biến áp.

 Theo cấu tạo ta sẽ phân chia thành máy biến áp một pha và máy biến áp ba
pha
 Theo chức năng có máy biến áp hạ thế và máy biến áp tăng thế
 Theo cách thức cách điện: máy biến áp lõi dầu, máy biến áp lõi không khí,…
 Theo mối quan hệ cuộn dây ta chia thành biến áp tự ngẫu và biến áp cảm ứng
 Theo nhiệm vụ: máy biến áp điện lực, máy biến áp cho dân dụng, máy biến
áp hàn, máy biến áp xung,…

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 24 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Ngoài ra cũng có thể phân loại dựa vào công suất hay hiệu điện thế.
Nguồn:Wikipedia

1.10. Biến trở (Chiết áp)

Chiết áp, potentiometer hay biến trở chia áp là phần tử điện trở có ít nhất một tiếp
điểm di động trên thân điện trở để tạo thành "bộ chia điện áp" chỉnh được.
Tiếp điểm di động chia điện trở thành các phần có giá trị bù nhau, và khi đặt
lên điện trở một điện áp (tín hiệu) V thì điện áp tại tiếp điểm là giá trị chia tỷ
lệ điện áp đó theo các giá trị điện trở. Đó cũng là nguồn gốc để đặt tên là
"chiết áp".
Chiết áp được dùng để điều khiển mức tín hiệu trong các thiết bị điện và điện tử.
Trong phần lớn trường hợp công suất tiêu tán trên chiết áp là nhỏ, nhưng
cũng có một số trường hợp công suất tiêu tán lên tới watt hoặc trăm watt.
Nếu một đầu ra của thân điện trở không được sử dụng, chỉ có một đầu ra và cần gạt,
thì nó hoạt động như một điện trở thay đổi hoặc biến trở (trở biến đổi).
Trong lịch sử các biến trở, thường là trở dây quấn, có công suất tiêu tán chịu
được trên 1 W gọi là rheostat.
- Phân loại:
Chiết áp được chế tạo đa dạng, và phân loại theo tiêu chí khác nhau

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 25 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
- Theo vật liệu:
Điện trở của chiết áp được chế tạo theo hai nhóm vật liệu chính.
Màng than graphit hoặc tương đương, là các chiết áp phổ biến trong điện tử tiêu
dùng.
Dây điện trở cao quấn lên trụ lõi, có độ chính xác, ổn định cao, dùng trong kỹ thuật
điện tử đo đạc phân tích.

- Theo hình dạng điện trở:


Phân loại theo hình dạng gắn với công dụng thì có các dạng chính:
Chiết áp xoay có tấm điện trở hình vòng cung và tiếp điểm di động lắp trên cần
xoay. Hầu hết chiết áp xoay là màng than.
Chiết áp thanh trượt có tấm điện trở hình dạng dải thẳng và tiếp điểm di động lắp
trên cần trượt. Các thiết bị dân dụng dùng trở màng than, còn thiết bị kỹ
thuật dùng trở dây quấn.
Dạng đặc biệt, như Helipot là dạng dây quấn trên một trụ, và trụ này lại được cuốn
thành nhiều vòng dạng lò xo, thường là 10 vòng, tạo ra chiết áp chính xác 10
vòng xoay.

- Theo công dụng trong thiết bị:

Chiết áp lắp trên bảng điều khiển.

Chiết áp tinh chỉnh trimpot hoặc trimmer, có kích thước nhỏ lắp lắp
vào mạch in khi không điều chỉnh thường xuyên. Các trimpot có thể là màng
than tiếp điểm xoay, nhưng các thiết bị kỹ thuật thường dùng loại dây quấn
có độ ổn định và chính xác cao.

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 26 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
Ứng dụng:

Chiết áp thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện như điều khiển âm
lượng trên thiết bị âm thanh. Khi dịch chuyển thanh trượt được vận hành bởi một cơ
chế xác định thì nó có thể được sử dụng làm đầu dò vị trí, ví dụ trong joystick. Chiết
áp hiếm khi được sử dụng để điều khiển trực tiếp công suất đáng kể, cỡ hơn một
watt, vì công suất tiêu tán trong chiết áp sẽ tương đương với công suất trong tải điều
khiển.

Nguồn:Wikipedia

1.11. Terminal 2chân

Dùng để cắm dây thuận tiện hơn

CHƯƠNG 2

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT


ĐỘNG

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 27 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
2.1. Sơ đồ nguyên lý

2.2. Nguyên lý hoạt động

-Theo cấu tạo của ic mà suy ra nguyên lý hoạt động của mạch, cụ thể như
sau:
- Để đèn có thể điều khiển sáng vào tắt ta dùng rơ le như một công tắc

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 28 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
-Còn để rơ le hoạt động thì ta dùng quang trở và Ic555 điều khiển
- Quang trở là điện trở phụ thuộc vào ánh sáng .Khi ánh sáng chiếu vào thì
điện trở của quang trở sẽ giảm , khi ánh sáng mạnh thì điện trở xấp xỉ bằng 0
- Khi trời tối hoặc ánh sáng yếu --> Điện trở của Quang trở tăng cao, theo
R3 điện áp tại chân số 2 (và số 6 nối chung) điện áp giảm xuống dưới 1/3
VCC thì đầu ra tại chân số 3 của ic lên mức cao, làm rơle đóng tiếp điểm
thường mở NO cấp điện cho bóng đèn sáng.
- Ngược lại khi ánh sáng mạnh --> Điện trở Quang trở giảm làm tăng điện
áp cấp vào chân số 2 tới mức lớn hơn bằng 2/3 VCC, đầu ra chân số 3
xuống mức thấp làm rơle nhả tiếp điểm sang thường đóng NC, bóng đèn
tắt do mất nguồn cấp.

- Để Ic 555 hoạt động ta sử dụng mạch hạ áp ,ta có điện vào 220v sẽ đc giảm
áp qua máy biến áp xuống và được nắn thành điện một chiều qua cầu
diode ,sau khi đi qua R1 R2 và diode zener điện áp xuống 12v và đc tụ làm
mịn điện áp .

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 29 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
2.3. Sơ đồ mạch in

2.4. Sơ đồ lắp linh kiện

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 30 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
CHƯƠNG 3

THI CÔNG ĐỀ TÀI

3.1. Quy trình thực hiện :

 B1: Lắp các linh kiện lên bo mạch in và tiến hành test
 B2:Ăn mòn mạch
 B3:Hoàn thiện mạch
 B4:Vận hành mạch điện
 B5:Sữa chữa nếu sai hỏng

 Video cụ thể các bước làm:


https://drive.google.com/drive/folders/
1ROc11BPRQ6PBVC__OJx97phFxm_MhEIu?usp=sharing

3.2. Kết quả đạt được:

 Qua đề tài nghiên cứu thiết kế trên đã giúp chúng em kiểm tra lại kiến
thức mình được học, bổ xung kiến thức mới, rút ra những kinh nghiệm
cho mình trong quá trình thiết kế hoạch. Đề tài này mang tính mô phỏng
giới thiệu cao, nếu có thời gian em có thể hoàn thiện mạch hoàn chỉnh
hơn, nghiên cứu đưa ra ứng dụng trong thực tế. Sau khi hoàn thành ta thấy
mạch hoạt động đúng theo yêu cầu ban đầu đặt ra. Ta có thể điều chỉnh độ
nhạy theo ý muốn.

CHƯƠNG 4

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 31 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
KẾT LUẬN

4.1. Ưu điểm

 Mạch nhỏ gọn, phù hợp với việc học tập nghiên cứu và phát triển nó
 Linh kiện dễ kiếm, phổ biến, dễ dàng thực hiện mô phỏng bằng phần mềm.
 Mạch sử dụng nguồn 12V thông dụng, dễ tìm.
 Thiết kế bằng phần mềm Proteus thông dụng trong ngành điện tử hiện nay.
 Đảm bảo an toàn, dễ sử dụng giá thành rẻ.
 Ứng dụng trong học tập và nghiên cứu.
 Giải phóng hoạt động con người công việc bật tắt đèn được diễn ra một cách
tự động, không cần phải chịu tác động trực tiếp từ con người, ta cũng không
cần phải nghĩ rằng mình đã quên tắt đèn hay chưa.
 Tạo cảm giác thoải mái, tiện nghi con người không phải nhớ rõ vị trí công
tắc đèn nữa, nhất là đối với những người tuổi cao hay những vị khách đến
chơi nhà không phải khó khăn để bật được đèn sáng mọi thứ trở nên đơn giản
và dễ dàng hơn.
 Nâng cao tính an toàn cho tài sản và cuộc sống chiếu sáng báo hiệu khi có kẻ
gian đột nhập.
 Tiết kiệm năng lượng và tiền bạc khi hệ thống chiếu sáng được sử dụng vào
đúng thời điểm, đúng nhu cầu sử dụng thì việc tiết kiệm năng lượng sẽ được
cải thiện rõ rệt, giảm chi phí kinh tế cho nhu cầu sử dụng của gia đình.
 Dễ dàng lắp đặt và sử dụng: thiết bị không quá phức tạp hầu hết mọi người
có thể sử dụng. Với giải pháp lắp đặt hệ thống chiếu sáng tự động, chúng ta
có thể áp dụng trên phạm vi từ hộ gia đình đến phạm vi toàn bộ nhu cầu
chiếu sáng của nhà máy, xí nghiệp, trường học và toàn thể quốc gia

4.2. Nhược điểm

 -Chưa thống nhất một quy chuẩn trên thị trường .Ngày càng có nhiều công
nghệ do các nhà cung cấp đưa ra , vì vậy để ứng dụng rộng rãi và hiệu quả
thì việc các công ty ra nhập các hiệp hội tiêu chuẩn là rất cần thiết

4.3. Nhận xét

 Qua những hiệu quả và những ý nghĩa to lớn mà mạch chiếu sáng tự động
mang lại cho con người và xã hội. Em thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu mạch
chiếu sáng tự động là cần thiết, góp phần nhỏ trong công cuộc ứng dụng
công nghệ vào đời sống xã hội, đưa mức tiện nghi lên cao, tiết kiệm nguồn
năng lượng điện cho quốc gia

GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 32 SVTH:Nguyễn Thành Đạt


Đỗ Quang Huy
GVHD: Đỗ Quang Huy Trang 33 SVTH:Nguyễn Thành Đạt
Đỗ Quang Huy

You might also like