Hệ Thống Tin Kế Toán

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

HỆ THỐNG TIN KẾ TOÁN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


- Nghiệp vụ: được đo lường bằng nội dung kinh tế, 1 đồng thuận/ thực hiện

- Bất kể các giao dịch, không ảnh hưởng đến BCTC đều được ghi nhận là nghiệp
vụ, chỉ cần thỏa các điều kiện ở trên đều là nghiệp vụ (khác với nghiệp vụ bên
kế toán)
- Quy trình kinh doanh:

- Ví dụ: một chuỗi đặt hàng, xem mình có đủ điều kiện để đáp ứng cho khách
hàng hông (có hàng bán hông), mới làm đơn xuất kho
- Quy trình thực hiện quy trình kinh doanh cùng quy trình xử lí thông tin/ xử lí
nghiệp vụ gắn kết với nhau.
- Một nhóm các nghiệp vụ liên quan xảy ra thường xuyên trong doanh nghiệp
được gọi là chu trình nghiệp vụ.
- Tập trung toàn bộ hoạt động của đơn vị, 5 hay 6 chu trình đều được tùy theo
quan điểm của doanh nghiệp
- chu trình doanh thu: hàng hóa or dịch vụ được bán để lấy tiền hoặc một lời
hứa nhận tiền mặt trong tương lai, liên quan đến khách hàng
+ xử lí hàng bị trả lại
+ xuất hàng bán ra khỏi kho
+ gửi tài khoản khách hàng chưa xử lí đến cơ quan thu nợ
- chu trình chi tiêu: công ty mua hàng tồn kho để bán lại, hoặc nguyên liệu
được sử dụng trong sản xuất sản phẳm để đổi lấy tiền mặt hoặc cam kết trả
tiền mặt trong tương lai
+ trả tiền thuế cho lương thu nhập
+ hoàn thành biên bản nhận hàng
+ lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu
+ tạo yêu cầu mua hàng
+ lập đơn đặt hàng
- chu trình sản xuất/ chuyển đổi: trong đó nguyên liệu thô được sản xuất
thành thành phẳm
+ gửi yêu cầu vật liệu để thành hàng tồn kho/ to inventory để kiểm kê
+ xác định nhu cầu lao động cho đợt sản xuất tiếp theo
+ cập nhật file sản phẩm dang dở để tích lũy dữ liệu chi phí
+ lập biên bản nguyên vật liệu
- chu trình nhân sự: nơi nhân viên được tuyển dụng được bồi đưỡng, thanh
toán và đánh giá và chấm dứt, trả tiền lương cho nhân viên
+ đo lường hiệu suất nhân viên bằng hệ thống quản lí hiệu suất
+ đảm bảo nhân viên được cập nhận với quy định mới nhất về thuế
+ chuyển khoản đóng góp của nhân viên sang hổ trợ y tế
- chu trình tài chính: công ty bán cổ phần của công ty cho các nhà đầu tư và
vay tiền, và khi nhà đầu tư được trả cổ tức và trả lãi các khoản vay.
+ Trả nợ thế chấp nhà máy, mượn tiền ngân hàng mua nhà máy
+ trả lãi vay mua nhà máy mới

- Hệ thống được lập ra để đạt được mục tiêu, giải quyết vấn đề, mỗi hệ thống
đều có một mục tiêu
- Hệ thống con: trường kinh doanh là con của hệ thống trường đại học ueh

- Thông tin: dữ liệu được tổ chức và xử lí để cung cấp ý nghĩa và tăng việc tạo
ra quyết định (chế biến dữ liệu để ra thông tin)
- Thông tin và dữ liệu khác nhau: dữ liệu là đầu vào, thông tin là đầu ra, xử lí
đứng chính giữa
VD: xử lí dữ liệu khấu hao, ra kết quả thông tin

- Giá trị thông tin: lợi ích mà thông tin tạo ra trừ đi chi phí tạo thông tin
- Lợi ích của thông tin:
+ giảm sự không chắc chắn
+ tăng việc ra quyết định
+ tăng khả năng lập kế hoạch và hoạt động thực hiện kế hoạch

- Hệ thống thông tin kế toán (AIS): gồm 6 thành phần, tưởng tượng như chu
trình trong nhà máy
- Kiểm kê đối chiếu thực tế với các số liệu của khách hàng, nếu phát hiện ra sai
sót, Đối chiếu kiểm tra lại chứng từ trên sổ chi tiết

- Khái niệm về chuỗi cung ứng: hệ thống được mở rộng dịch vụ từ chuỗi này
sang chuỗi khác. Kế toán góp phần cải thiện sự hữu hiệu, hiệu quả.
- Chuỗi giá trị: liên kết các hoạt động chính và hổ trợ trong một doanh nghiệp,
giá trị được thêm vào khi một sản phẩm đi qua một chuỗi, bao gồm sau khi
nhận hàng, chủ yếu phục vụ cho khách hàng
Chương 2: Kỹ thuật tài liệu hóa hệ thống
- Tài liệu hệ thống: giải thích hệ thống hoạt động gồm ai, cái gì, khi nào, cách
lưu trữ dữ liệu,...
- Cách thức phổ biến mô tả hệ thống: sơ đồ, lưu đồ, bảng biểu, hình vẽ, mô tả
chi tiết
- Tầm quan trọng của công cụ lập tài liệu hệ thống:
+ đọc hiểu hồ sơ tlht
+ lập tlht
+ đánh giá kiểm soát nội bộ, đề xuất cải tiến giúp hệ thống đạt nhu cầu của
doanh nghiệp.
- Sơ đồ dòng dữ liệu (DFD):
- Ô vuông: mô tả các đối tượng bên ngoài, các cá nhân, bộ phận or hệ thống
chỉ gửi và nhận thông tin mà gửi tới, không làm gì khác ngoài việc đó.
- Mũi tên: phải có tên chỉ dòng thông tin trên mũi tên.
- Bong bóng: xử lí chuyển đổi, chuyển đổi dữ liệu đầu vào đầu ra, phải có tên
của hoạt động xử lí ( xử lí việc trả tiền, hoạt động cập nhật khoản phải thu)
đánh số xử lí
+ vẽ theo cấp khái quát cấp 0 (I.0), 1(0.1), 2 (0.11).. (không đánh số xử lí) và
các cấp chi tiết (con của cấp lớn): hệ trường của đại học UEH, đánh số xử lí
+ kho lưu trữ: không ghi tên trên dòng thông tin
+ DFD được trình bày theo nhiều cấp độ: cấp khái quát, cấp 0, 1, 2,...
- xử lí vấn đề hệ xử lí tiền lương, muốn biết thêm thì vẽ sơ đồ cấp chi tiết cấp
0
- gồm 3 kí hiệu cho DFD khát quát
- có 6 thực thể bên ngoài, 2 nguồn 4 đích
- dựa trên dòng thông tin đầu vào: dữ liệu về nhân sự, time cards,...

- Nhiều hình tròn hơn, gồm 5 xử lí chi tiết, có thêm 1 kí hiệu lưu trữ, đối tượng
giống như cấp tổng phát.

- Nhìn vào cách đánh số của 2.0, đối tượng bên ngoài cái nào gắn với xử lí chi
tiết thi ta vẽ, thiếu 1 cái time cards.
- Liên là bản sao
- Thủ kho đối tượng ngoài: không làm việc gì khác ngoài nhận và gửi thông tin
- Khách hàng: chỉ nhận hóa đơn, đối tượng bên ngoài , bản chất là bên ngoài
(người bán, cơ quan thuế nhà nước, không thuộc phạm vi của đơn vị mình,
bản chất là ở bên ngoài)
- Sơ đồ tổng quát: hệ thống bán hàng :  luồng dữ liệu (dòng dữ liệu) nhấn
mạnh đến tính logic: thông tin, dữ liệu xuất kho, gửi hàng (không được ghi
phiếu vì liên quan đến tính vật lí, không ghi bằng cách nào phiếu, chứng từ)
- Có mấy dòng thông tin thì có bao nhiêu mũi tên
- Cấp khái quát chỉ liên quan đến các đối tượng bên ngoài.

- ở bộ phận kế toán: đối chiếu phiếu gửi hàng và hóa đơn với ghi sổ chi tiết,
được xem là gần giống nha, nên gộp hai xử lí này lại thành 1 được. Lập phiếu
gửi hàng, lập hóa đơn, và hai cái trên đều có thể gộp lại
- vẽ DFD cấp 1: vì ở xử lí 3.0 ta đã gộp đối chiếu và ghi sổ chi tiết, nên sẽ dẫn
đến phải vẽ chi tiết ra xử lí đó, còn các bước còn lại thì khỏi vì đã quá rõ ràng
rồi.

- Lưu đồ
- Lưu đồ: kỹ thuật phân tích, sử dụng bộ kí hiệu chuẩn hóa để mô tả bằng hình
vẽ theo tính logic
- Mô tả cách thức quy trình kinh doanh thực hiện và luân chuyển chứng từ.

- Kí hiệu đầu vào/ ra: chứng từ điện tử/ bằng giấy hoặc là báo cáo, gồm tên chứng từ, số CT, liên cụ
thể
- Đầu vào/ đầu ra:

+ E output (đầu ra)sử dụng máy, thông tin chiếu trên màn hình máy tính, đầu
ra (không nhất thiết phải vẽ)
+ E data entry: kí hiệu nhập dữ liệu điện tử, nhập vào máy tính như bàn
phím\ thông tin chứng từ trên tờ giấy, ta nhập thông tin đó vào máy.
+ cái cuối: mô tả điểm nhập liệu và thể hiện hiện nội dung nhập liệu được
chiếu trên màn hình
- Xử lí: mô tả các hoạt động trừ: nhận và gửi dữ liệu/thông tin, lưu trữ

- Lưu trữ: tiêu chí để lưu trữ có 3 loại: số, ngày lập chứng từ, thanh toán,...theo
tên khách hàng/bộ phận nào đó
- Lưu chuyển thông tiin: gửi nhận
+ mô tả điểm lưu chuyển qua các mạng truyền thông T.2
+ kết nối cho một trang lưu đồ, số thứ tự số tự nhiên or bảng chữ cái
- Ký hiệu khác:
+ terminal: mô tả đối tượng bên ngoài

+ điểm bắt đầu/ điểm kết thúc: quy trình gì thì ghi chữ đó

+ quyết định, lựa chọn đường đi đúng sai


+ ghi chú: nhận chứng từ, muốn ghi sổ ngay nhưng theo kì kế toán để ghi thời
gian.
- Hướng dẫn vẽ lưu đồ:

- Hoạt động xử lí kinh doanh: trao đổi khách hàng, xuất hàng gửi hàng, tác
động vật lí đến tài sản của đơn vị
- Hoạt động xư lí thông tin: liên quan đến các số liệu, nội dung thông tin,
chuyển đổi dữ liệu tạo ra thông tin mới, kiểm tra chứng từ,....
- Chia thành bao nhiêu cột tùy thuộc vào đối tượng mà mình đã phân tích, ghi
tên theo vị trí chứng năng như bộ phận bán hàng, nhân viên bán hàng,..
- Xác định đối tượng
+bên ngoài: thủ kho, khách hàng,
+ bên trong: bộ phận gửi hàng, bộ phận lập hóa đơn, kế toán
- Vẽ theo bộ phận: chia cột ghi 3 bộ phận bên trong

 So sánh lưu đồ và sơ đồ:


- Giống nhau:
+ mô tả quy trình xử lí thông tin
- Khác nhau:
+ sơ đồ: nhấn mạnh tính logic (cái gì)
+ lưu đồ: nhấn mạnh tính vật lí (bằng cách nào)

TỔ CHỨC VÀ XỬ LÍ DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN


- 2.3 nguyên tắt tạo nên mô hình thực thể
+ không có mối quan hệ trực tiếp giữa nguồn lực và đối tượng liên quan.
+ phản ánh những điều không có trong thực tế.
R: nguồn lực
- Phản ánh mô hình mua hàng: hoạt động giao dịch giữa đơn vị và nhà cung
cấp cho đến khi mình nhận được dịch vụ/ hàng hóa
+ thực thể: nhà cung cấp, hàng hóa, người mua hàng, đơn đặt hàng
+ E: hoạt động mua hàng (chứng từ hóa đơn), hoạt động đặt hàng ( hoạt
động giao dịch mang tính cam kết, (đơn đặt hàng chỉ là một chứng từ không
mang tính chất hoạt động mà phải ghi là hoạt động đặt hàng)
+ R: hàng hóa
+ A (đối tượng): nhà cung cấp, người mua hàng, nhân viên kho hàng,
+ chứng từ phiếu thu: không thuộc mô hình nào cả.
 Sự kiện đặt hàng – hoạt động vận chuyển(ít xuất hiện) – hoạt động nhận hàng
– hoạt động mua hàng
- Xác định thuộc tính của thực thể: đặc điểm của hoạt động
- Tùy theo chính sách và quy định mà ta xác định đối tượng.
4.1
- cập nhật dữ liệu: khóa chính: account number (mã khách hàng), giao dịch
bán hàng: thuộc tính
- hóa đơn chỉ là căn cứ để biết hoạt động gì đang diễn ra.
- transaction(E)
- updated master file record: (R) nguồn lực liên quan đến bán hàng: hàng hóa
- giới hạn tính dụng (A) khách hàng/ nhân viên, trong trường hợp này là
khách hàng: liên quan đến bán chịu, tùy theo khả năng thanh toán của khách
hàng. (mức giới hạn nợ)
- cần dữ liệu của đối tượng mình cần cập nhật, (nguyên tắc cập nhật)
- mô hình xử lí theo lô
+ nhóm chứng từ gốc: chứng từ ghi nhận nghiệp vụ khi nó phát sinh => nhóm nó
lại theo nhóm (lô), tính số tổng để dễ kiểm soát (tổng lô), kích cỡ được chỉnh sửa
trước (số lượng thu được trong 1 ngày, hay lượng tối đa 1 ngày) => chỉnh sửa lại
cho phù hợp, sắp xếp theo trật tự mã số cho dễ tìm kiếm => lưu vào file tạm thời
=> xử lí tất cả các nghiệp vụ của lô, cập nhật file,... (3) tập tin nghiệp vụ (lưu tạm
trước) => in hoặc trình bày, tốc độ xử lí không nhanh dẫn đến thời gian xử lí thông
tin diễn ra chậm
 Cung cấp thông tin không kịp thời vì xử lí không ngay lập tức.
- Mô hình online- batch processing
+ nhập một nghiệp vụ khi nó xảy ra ( hoạt động nào đó ngay khi nó xảy ra)
+ lưu trữ trong file tạm thời
+ tập hợp tập tin cũ xác nhập vào tập tin tạm thời hồi nảy, tạo ra một tập tin
mới
+ in nó ra.
 Xử lí vào một ngày nhất định vào sổ cái, cung cấp thông tin không ngay lập tức
(liên quan đến thông tin cần xử lí ngay)
- Minh họa xử lí onl-real time (xử lí ngay lập tức), cung cấp thông tin kịp thời.
 Ví dụ 2.6
- Sự kiện đặt vé liên quan đến nguồn lực: chỗ ngồi, đối tượng là khách hàng,
nhân viên bán hàng (onl-real time).
- Trong doanh nghiệp hoạt động bán hàng được coi là thông tin cần xử lí ngay
lập tức (onl-realtime), xử lí công nợ.
a) Lập séc trả lương hàng tuần: (hàng tuần là theo lô)
b) Mua hàng từ kho onl (tại mua hàng onl real)
c) Lập chứng từ gửi ngân hàng hàng ngày (lo)
- Mã khối (phân loại theo tính chất) thuộc bộ phận nào ví dụ 0-10 nhân viên bộ
phận bán hàng 10-11 nhân viên quản lí, nhược điểm: không phản ánh nhiều
thông tin chi tiết (đọc theo số tự nhiên)
- Mã nhóm: một mã thuộc nhiều nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa đại điện cho 1
đại diện cụ thể ví dụ tk kế toán 111, tiền mặt, tài sản ngắn hạn, thuộc nhóm
tiền, số điện thoại theo phân nhóm ( +84)
- Mã gợi nhớ: ví dụ sx01 (nhân viên sản xuất)
 Đọc tk 1111, mà không đọc theo số tự nhiên: vì từng số có ý nghĩa riêng biệt.
Kiểm soát nội bộ
- Kiểm soát rủi ro để đạt được mục tiêu.
- COBIT: chuyên về thông tin
- COSO: quản trị rủi ro doanh nghiệp
- Sự kiện có chiều hướng ảnh hưởng xấu đến mục tiêu: nguy cơ
- ......................................................... tốt, thúc đẩy mục tiêu.......................: cơ
hội
- Nguy cơ biến thành rủi ro: khi tìm được điểm yếu tương ứng vượt qua sự
kiểm soát thì sẽ thành rủi ro

- Nguy cơ: kẹt xe, ngủ trễ,... tập trung vào những nguy cơ có rủi ro nhất (tùy
thuộc vào mức độ thiệt hại)
 Hãy nghĩ đơn giản, dựa vào đề bài.

- Ưu tiên chọn biện pháp có chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất tức hiệu quả
cao nhất.
- Rủi ro tiềm tàng: rủi ro tiềm ẩn vốn có của hệ thống
- Rủi ro còn lại: rủi ro sau khi áp dụng kiểm soát
 Rủi ro luôn không thể =0

- Ví dụ:
- Mục tiêu: bảng tính lương chính xác
- Điểm yếu: mình không kiểm tra dữ liệu
- Trước hay sau đều áp dụng mức độ tác động của nó.
- Chi phí áp dụng kiểm soát là 600. Tức tổng thiệt hại hết 600+100=700 thì vẫn
ít hơn cái tổng thiệt hại trước khi áp dụng thủ tục kiểm soát
- Tức rủi ro tìm tàng và rủi ro còn lại (mức độ thiệt hại kì vọng trước và sau khi
áp dụng thủ tục kiểm soát), lợi ích của thủ tục kiểm soát: 10.000x(15%-
1%)=......
- Hiệu quả của kiểm soát: 1.500-700=800.
- Đánh giá rủi ro: nhận diện nguy cơ từ bên ngoài hoặc bên trong.
- Nguy cơ gian lận: được gọi là những hành động cố tình.
 Rủi ro nghiêm trọng gây hại cho doanh nghiệp.
- Mục tiêu kiểm soát chính:
+ mục tiêu hoạt động: hữu hiệu và hiệu quả
+ mục tiêu báo cáo: tạo ra bctc tin cậy
+ mục tiêu tuân thủ.
 Quy trình bán hàng: xác nhận đơn hàng (xác nhận thông tin trên đơn có đúng
hông) – lệnh bán hàng (cho phép bán hàng (rủi ro khách hàng không mua, mất
thị trường, cho phép xuất kho, bán hàng)
 Ví dụ: mục tiêu bán được hàng, thu được tiền, giữ được khách hàng, chi phí
bán hàng thấp (ở đây không có thủ tục kiểm tra khả năng trả tiền, dẫn đến
nguy cơ không thu tiền.
1. Mục tiêu hoạt động không đạt được do không có hoạt động kiểm tra hàng
tồn kho (coi còn hàng không), thiếu thủ tục kiểm tra khả năng chi trả
 Rủi ro cao, thiếu nhiều vấn đề quan trọng, quy trình yếu là thiếu những cái
trọng yếu.
2. Đảm bảo mục tiêu báo cáo tài chính đáng tin cậy, không đảm bảo. Chưa đối
chiếu giữa các hoạt động xuất hàng mà kế toán lập hóa đơn bán hàng dựa
trên lệnh bán hàng.
 Mục tiêu lựa chọn thủ tục kiểm soát nào.
- Lựa chọn dựa trên hiệu quả của thủ tục kiểu soát = lợi ích – chi phí
- Kiểm soát A: chi phí 100.000, xác xuất thiệt hại 6%
- Kiểm soát B: chi phí 140.000, xác suất thiệt hại 4%
- Cả hai thủ tục: chi phíL 220.000, xác suất thiệt hại 2%
- Mối đe dọa của hệ thống 10%, nếu xảy ra mức thiệt hại là 3tr.
 Mình sẽ chọn tổng thiệt hại thấp nhất = hiệu quả cao nhất
= lợi ích – chi phí
= rủi ro bị mất đi – chi phí
= rủi ro tìm tàng- (rủi ro còn lại + chi phí)
= RRTT lớn nhất khi cụm sau nhỏ nhất.
- Mức chấp nhận rủi ro:
+ giảm thiểu
+ chia sẻ/ chuyển giao
+ chấp nhận
+ né tránh
- Hoạt động kiểm soát: các chính sách và thủ tục
- Kiểm soát chung: đảm bảo hệ thống của tổ chức
- Kiểm soát ứng dụng: ngăn ngừa trong một chương trình ứng dụng.
Ví dụ;
2.trong một bữa tiệc diễn ra tại phòng máy, một chai nước đỗ làm ảnh hưởng đến
lưu dữ liêu
=> phân loại kiểm soát chung liên quan đến quy chế, quy định vận hành một cái
hệ thống
3. nhập liệu hoạt động thu tiền: kiểm soát ứng dụng
- ủy quyền: trao cho ai đó một cái quyền để người đó hoạt động
+ ủy quyền cụ thể:
+ ủy quyền chung:
- ủy quyền đặt biệt: áp dụng cho vấn đề xảy ra lần đầu, hoặc ít xảy ra, hoaccwj
có giá trị lớn nếu sai sót xảy ra
- ủy quyền chung: được áp dụng khi đã có một điều kiện lập đi lập lại, giá trị
nghiệp vụ không quá lớn, tác động của nó cũng hông quá lớn
- phân chia trách nhiệm: nguyên tắc phân chia bất kiêm nghiệm. (ví dụ thủ quỹ
với kế toán, kế toán với thủ kho
ví dụ:
+ thủ kho và trưởng phòng vật tư: khum được, ăn cấp vật tư
+ thủ kho và kế toán lương: được nha, thủ kho được xét duyệt bởi kế toán
kho
 nguyên tắc: cùng 1 loại tài sản, bảo vệ tài sản và xét duyệt tài sản
 bảo vệ - xét duyệt – ghi chép
+ phụ trách tài chính và kế toán trưởng: cùng liên quan đến hoạt động tài
chính, xây dựng hoạt động tài chính, giám sát và ghi chép hoạt động tài chính.
1 người thực hiên, 1 người ghi chép. Nguy cơ gian lận
- thiết kế và sử dụng chứng từ, sổ sách.
- Số chứng từ là dấu vết kiểm toán.
- Kiểm tra độc lập: được thực hiện bởi người khác người tạo ra dữ liệu.
CHƯƠNG 5: KIỂM SOÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
- Kiểm soát chứng từ và ngày phải hợp lí
- Lỗi ngày hóa đơn thì dùng biện pháp kiểm soát: kiểm tra giới hạn đến ngày
hiện hành
- Hàng D không có trong danh muc: tính hợp lệ
- Tên khách hàng và mã hàng hóa chưa nhập => kiểm tra tính đầy đủ
CHU TRÌNH DOANH THU
 Xử lí xuất kho – giao hàng

- Về đơn đặt hàng đã được chấp nhận: bộ phận bán hàng cung cấp thông tin
cho các bộ phận liên quan như thông báo cho thủ kho (liên quan đến bảo vệ
tài sản, bộ phận lập hóa đơn (xác định về hoạt động ghi chép), bộ phận gửi
hàng, kế toán kho (dựa theo nguyên tắc liên quan trực tiếp đến thực thi hoạt
động, ghi chép hoạt động, bảo vệ tài sản)
- Thông báo hoạt động xuất kho: bộ phận gửi hàng, kế toán kho, người lập hóa
đơn, thông báo cho khách hàng (tùy theo bản chất của hợp đồng giao tại kho,
hoặc giao về khách hàng)
- Thông báo gửi hàng: thông báo cho khách hàng, thông báo cho bộ phận giám
sát
- Muốn lập hóa đơn thì phải chứng minh hoạt động bán hàng hoàn thành:
kiểm tra phiếu giao hàng phải khớp phiếu xuất kho, kiểm tra đối chiếu các
chứng từ liên quan.
- Để xác định số lượng thực sự được bán ở trên hóa đơn căn cứ vào
- Mục tiêu chính của việc lập hóa đơn: xác định hoạt động bán hàng hoàn
thành, xác minh nghĩa vụ thanh toán giữa hai bên
- Đơn giá bán căn cứ vào thỏa thuận của đôi bên, hợp đồng kinh tế
- Kế toán phải thu chỉ theo dõi khi đơn hàng hoàn thành, theo dõi công nợ
- Bộ phận quỹ: thông tin tiền mặt hay chuyển khoản
- Nếu bị trả lại hàng: biên bản trả lại hàng, chứng từ trả lại hàng do bên mua
phát hành
- Giảm giá hàng: không điều chỉnh trực tiếp trên hóa đơn trước đó, làm thêm
hóa đơn mới về việc giảm giá
 Xử lí đặt hàng DFD cấp 1:
- Đối tượng bên ngoài thường là khách hàng, nhưng ở đây chỉ là đối tượng
riêng của hệ thống
- Sale order gửi cho kho: ủy quyền cho kho được phép xuất hàng (chứng đựng
thông tin loại hàng, số lượng, tên mã, không có đơn giá vì trong kho chỉ nói về
hiện vật vẻ ngoài thôi, không liên quan đến giá cả)
- Thanh toán theo từng hóa đơn ta áp dụng phương pháp thanh toán theo hóa
đơn mở
- Nhập hóa đơn áp dụng công nghệ thông tin
- Hộp đồng kinh tế được sử dụng để thông báo cho kế toán đặt hàng được
chấp nhận
- Để kiểm soát nội bộ, quản lí tín dụng nên xét duyệt chứng từ ủy quyền chỉnh
giảm nợ phải thu.
- Chứng từ để ủy quyền ghi giảm số dư trên tài khoản nợ phải thu

You might also like