Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Tên ý tưởng: natural softness- Dịu dàng như vòng tay mẹ - Kinh doanh tã lót hữu cơ

dùng 1 lần được sản xuất từ thân cây chuối kết hợp với thân cây lục bình
Chất liệu: sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, đặc biệt là nguyên liệu chính được sử
dụng là nguyên liệu thô sơ của thân cây chuối và thân cây bèo lục bình. Tã dùng một
lần được làm từ 3 lớp
Lớp ngoài cùng: Thường là lớp vải chống thấm nước. Nó ngăn nước tiểu tthaamsra
ngoài tã, chống ướt quần áo cho em bé
Lớp lõi: Là nguyên liệu làm từ sợi thân chuối và thân lục bình để hấp thụ nước tiểu
của bé và có khả năng thấm hút tốt
Lớp bên trong: chất liệu thoáng khí, giúp thông khí và giảm mồ hôi, giups da em bé
tránh bị hăm

Kích thước: Khi cha mẹ chọn tã có kích thước phù hợp cho con, họ cũng phải thắt
chặt băng phù hợp với vóc dáng của bé để tránh rò rỉ. Phần thun xung quanh mép chân
phải được định vị sao cho không bị gập vào trong. Băng phải được thắt chặt ở thắt
lưng. Bố mẹ phải luồn được 2 ngón tay vào cạp quần để đảm bảo không buộc quá chặt
gây cảm giác khó chịu cho bé. Nếu tã quá lỏng, tã không thể thấm hút tốt và có thể tạo
ma sát với da của em bé, gây kích ứng
Màu sắc: Màu sắc phổ biến cho tã lót bao gồm màu trắng, xanh, hồng, vàng, cam, và
nhiều màu pastel khác
Tính năng
1. Siêu thấm nước: Lớp ngoài cùng và trong cùng chống thấm nước tốt giúp nước
tiểu không bị lan ra quần áo em bé và cũng giúp da em bé tránh bị hăm. Lớp lõi
làm từ sợi thân cây chuối và cây lục bình có khả năng thấm nước vượt trội
2. Băng dính: chắc chắn, giữ cố định tã lót một lần với tã vải của trẻ em
3. Mùi hương: không hương liệu, mùi hương, an toàn lành tính cho da nhạy cảm
4. Kích thước và cỡ: có nhiều size cho từng giai đoạn phát triển của trẻ.
5. Các lớp đàn hồi: Tã lót có lớp đàn hồi ở các đường viền để tránh rò rỉ và vừa
vặn với cơ thể của trẻ
6. Siêu mỏng: độ dày của tã lót chỉ 4mm không gây bí
Phụ kiện
Giá bán: 200k-500k cho bịch tã lót từ (38-46-58- 64-70 miếng )
Giá trị lợi ích
Ít hóa chất bên cạnh da em bé

Hầu như không thể xác định chính xác chất nào có trong tã dùng một lần, nhưng một
nghiên cứu của Pháp đã phát hiện ra nhiều chất độc có khả năng gây hại bao gồm
phthalates, dioxin và Tributyltin .

Mặc dù các chất có khả năng gây hại ở xung quanh chúng ta, nhưng việc lựa chọn tã
hữu cơ sẽ làm giảm hoặc loại bỏ một nguồn tiếp xúc với hóa chất và đó chỉ có thể là
một điều tốt.

Ít có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng

Một nghiên cứu trên tạp chí của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã xem xét viêm da tiếp
xúc do thuốc nhuộm trong tã . Việc sử dụng tã không có thuốc nhuộm đã giải quyết
phát ban và kích ứng trong tất cả các trường hợp, và ở những trẻ em đã được kiểm tra
chất gây dị ứng, kết quả cho thấy dị ứng với thuốc nhuộm.

Nước hoa là một nguyên nhân tương tự khác của phản ứng dị ứng. Các nhà sản xuất tã
giấy không phải liệt kê tất cả các thành phần của nước hoa của họ. Kết quả là, chúng
có thể chứa hàng chục hóa chất không xác định. Tã không có mùi thơm làm giảm số
lượng hóa chất mà con bạn có thể phản ứng với.

Giảm sử dụng tài nguyên không tái tạo.


Câu chuyện thương hiệu: Tôi lớn lên trong vùng nông thôn ở Nam Định, tuổi thơ của
tôi là những ngày cùng bà ra chợ bán trái cây, là buổi sáng hái chuối rồi chiều đến
chặt cây thân chuối đó đi. Tôi thường ngây ngô hỏi bà rằng “Tại sao mình không để
lại thân chuối để mấy nữa nó lại ra quả hả bà?” Bà tôi nói là mùa chuối hết rồi, cây
chuối là một bụi cây, thu hoạch chuối xong rồi thì nó không lớn được nưã, cháu cắt đi
thì nó sẽ lớn được rồi mấy nữa nó lại ra nhiều quả cho xem. Dù biết là như thế nhưng
tôi vẫn tiếc hùi hụi thân cây chuối ấy, hình ảnh những cây chuối chặt mất thân in sâu
vào tiềm thức tôi và tôi đặt ra câu hỏi ngoài việc bán cho các cửa hàng ăn làm rau
sống ăn kèm với các món ăn thì thân cây chuối không làm được gì nữa sao? Vậy thì
người nông dân vốn đã vất vả, giờ đây lại chẳng thu được lợi ích kinh tế là bao.
Qua tìm hiểu, tôi được biết mỗi năm có đến hơn một tỷ thân cây chuối bị bỏ đi và theo
thống kê chỉ có 10% thân cây bỏ đi được tái chế. Ở nước ngoài đã có những dự án thu
mua thân cây chuối để làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm giấy, vải vóc… Từ đó cho thấy,
thân cây chuối có thể dệt ra những sợi chuối mềm, mịn, chắc chắn và có chức năng
thấm hút hiệu quả. Việt Nam mình có sẵn nguyên liệu như vậy chẳng lẽ lại thua kém
nước bạn?
Mặt khác, Việt Nam chúng ta đang hướng đến một môi trường xanh và sự phát triển
bền vững. Chúng ta dường như đã ý thức hơn với việc bảo vệ môi trường, ta đang có
xu hướng thích sử dụng những gì có nguyên liệu tự nhiên bởi đơn giản chúng dễ phân
hủy không làm ô nhiễm như các nguyên liệu khác. Qua nghiên cứu cho thấy, tã giấy
trẻ em xếp thứ 3 sau các sản phẩm được thải ra và được chôn ở các bãi rác chỉ sau:
sách báo và chai nhựa. Mỗi năm có khoảng 18 tỷ tã giấy được thải ra môi trường. Để
sản xuất ra số tã giấy trên phải tốn hàng ngàn tấn bột giấy và nhựa. Sau vài giờ sử
dụng, tã giấy được thải ra môi trường phải mất đến 500 năm sau nó mới được phân
hủy. Các bậc cha mẹ dường như có nỗi băn khoăn khi sử dụng tã lót nhưng lại trực
tiếp làm ô nhiễm môi trường trầm trọng. Liệu có loại tã lót nào làm hạn chế việc ô
nhiễm môi trường này?
Từ câu hỏi cho 2 vấn đề trên, chúng tôi đã đưa ra một giải pháp vừa đảm bảo lợi ích
kinh tế cho người nông dân và vừa đảm bảo bảo vệ môi trường, đó là ý tưởng về tã lót
hữu cơ được sản xuất từ thân cây chuối kết hợp với thân cây lục bình- sản phẩm có có
thời gian phân hủy nhanh và giúp giảm thiểu rác thải nông nghiệp.

II. CHIẾN LƯỢC CHO TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN


Mục tiêu ngắn hạn: Với sứ mệnh... COMFY SOFTNESS sẽ triển khai tiếp cận đại đa
số khách hàng và định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng trong vòng 2 năm đầu
tiên 2024 và 2025. Lên kế hoạch và chiến dịch truyền thông rộng rãi qua các nên tảng
mục tiêu tiếp cận
Giai đoạn 1: Ra mắt sản phẩm (Introduce)
Sản phẩm đã được hoàn thiện và tung ra thị trường, chưa tiếp cận được nhiều khách
hàng, khách hàng chủ yếu là người quen mua ủng hộ hoặc người tiêu dùng thích trải
nghiệm sự mới lạ.
Mục tiêu: tạo sự chú ý, thu hút khách hàng tiềm năng, tăng mức độ nhận diện với
khách hàng mục tiêu
Hoạt động: Quảng cáo trên các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại
chúng, KOL, KOC,... có những chương trình ưu đãi nhằm cho phép khách hàng trải
nghiệm sản phẩm. Sử dụng định giá thâm nhập để tiếp cận được nhiều khách hàng
nhất có thể.
=> Chú trọng vào Marketing và chăm sóc khách hàng
Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Qua giai đoạn 1, đã có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm hơn, do đó, doanh nghiệp
có thể nhìn thấy được sự tăng trưởng của sản phẩm một cách rõ rệt thông qua doanh
thu.
Doanh nghiệp cắt giảm chi phí về quảng cáo để có thể tập trung vào chiến lược bán
hàng như mở rộng thị trường, sản xuất, tìm kiếm những đại lý phân phối các sản
phẩm,…
Phát triển và cải tiến sản phẩm, tung ra thị trường những sản phẩm tiếp theo của doanh
nghiệp
Giá xâm nhập ở giai đoạn đầu bây giờ sẽ thay đổi dựa trên sự biến động của thị trường
Cố gắng duy trì và tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, tạo tệp khách
hàng trung thành
Giai đoạn 3: Bão hòa
Một sản phẩm bước sang giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống khi doanh số của sản
phẩm này bắt đầu tăng chậm lại và chuẩn bị chạm trần. Lợi nhuận ở mức cao nhưng
tăng trưởng thấp.
Mức độ cạnh tranh trong giai đoạn này rất cao kéo theo chi phí khách hàng tăng. Sản
phẩm đã đạt vị trí trên thị trường, do đó giảm chi phí sản xuất và tiếp thị. Thị trường
đang bão hòa, nhà bán lẻ không quảng bá sản phẩm, chỉ tiếp nhận đơn đặt hàng.
Để giữ chân thị phần, sản phẩm cần có giá cả ngang hoặc thấp hơn đối thủ cạnh tranh
(do còn là doanh nghiệp nhỏ và mới) và có nhiều ưu đãi độc đáo hơn so với đối thủ.
=> Gia tăng chương trình khuyến mãi và hậu mãi nhằm kích cầu tiêu dùng, cải tiến
sản phẩm và củng cố thêm thương hiệu, nhấn mạnh sự khác biệt nổi trội so với đối
thủ cạnh tranh, tăng cường chăm sóc khách hàng

Giai đoạn 4: Thị trường suy thoái


Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn, bắt buộc các nhà kinh doanh phải có tầm nhìn và biết
cách đón đầu xu hướng kinh doanh để có thể tạo cho sản phẩm một chu kỳ sống mới.
Doanh nghiệp thu hẹp và loại bỏ các kênh phân phối để giảm chi phí duy trì

 Giảm chi phí tiếp thị và tối đa hóa tuổi thọ của sản phẩm.
 Thu hẹp và loại bỏ các kênh phân phối để giảm chi phí duy trì.
 Tổ chức nhiều đợt khuyến mãi đại hạ giá, thu hồi sản phẩm.
 Thực hiện nghiên cứu và kế hoạch cho việc tung ra sản phẩm mới.

Giảm giá, đưa ra các chính sách marketing để đẩy hàng tồn kho
Chỉ mong manh bằng 1/5 da người lớn, nhưng lại nhạy cảm gấp 3 lần, làn da của trẻ
mới lọt lòng rất dễ bị kích ứng, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng
đến sự mềm mại của làn da con. Hơn nữa, phần lớn thời gian làn da trẻ mới lọt lòng
đều gắn liền với tã. Chọn đúng loại bỉm mềm mại, nâng niu dịu nhẹ sẽ giúp mẹ bảo vệ
làn da mỏng manh của bé, đảm bảo các hoạt động thường ngày.

Tã phải có thể thấm được nhiều nước tiểu và phân mà không bị rò rỉ hoặc chảy xệ. Tã
bị rò rỉ có thể khiến da của em bé tiếp xúc với độ ẩm ướt, do đó dẫn đến kích ứng và
phát ban tã.

Bên cạnh yếu tố mềm mại, độ thấm hút và khả năng chống tràn cũng là yếu tố quan
trọng để đánh giá bỉm lọt lòng. Một chiếc bỉm cho trẻ mới sinh có độ thấm hút tốt có
thể chứa được 5-6 lần bé tè. Thêm nữa, bỉm có khả năng thấm hút tốt, thời gian da trẻ
tiếp xúc với chất thải càng ngắn. Bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi hoạt động. Nguy
cơ hăm tã cũng được giảm thiểu đáng kể.

Nếu bé yêu của mẹ có làn da nhạy cảm, điều đầu tiên khiến mẹ lo lắng sẽ là “Nếu con
tôi bị hăm tã thì sao?” Nhiều người tin rằng tã vải không gây phát ban, nhưng điều đó
không phải lúc nào cũng đúng. Hăm tã có thể do hơi ẩm đọng lại xung quanh khu vực
quấn tã của bé.

với những đặc tính như nhẹ, dẻo dai, thấm hút tốt, chống cháy, kháng nấm mốc,
thoáng khí, cách âm, cách điện…, sợi chuối đã trở thành nguyên liệu để sản xuất hàng
vạn sản phẩm, vật phẩm tiêu dung
"Banana fiber diaper" được làm hoàn toàn bằng sợi chuối tự nhiên và thành phần hút
ẩm thân thiện với môi trường giúp sản phẩm sau khi sử dụng có thời gian phân hủy rất
nhanh, giảm áp lực về rác thải ra môi trường. Sản phẩm còn được đánh giá cao về tính
ứng dụng, hỗ trợ xử lý vấn đề rác thải trong nông nghiệp khi hiện nay đa phần thân
cây chuối đều bỏ đi hoặc xử lý thành thức ăn cho gia súc, gia cầm, không đạt hiệu quả
kinh tế cao, lâu dài.

Về quy trình sản xuất tã giấy từ thân cây chuối, đại diện nhóm cho hay, mọi thứ đơn
giản nhưng khá hiệu quả nên sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư. Sau khi thu hoạch, thân cây
chuối sẽ được cuộn nhẹ lại để loại bỏ phần nước thừa. Sau đó đem thân cây đi vệ sinh
thật sạch, làm khô. Phần thân cây chuối sau đó được cán mỏng, cắt nhỏ cho quá trình
kéo sợi rồi đưa lên khung dệt thành vải làm tã. Phần hút ẩm bên trong tã được làm
bằng chất liệu mới là potassium polyacrylate, dễ phân hủy khi thải ra môi trường.
"Tụi em tin vào tính khả thi của dự án và việc mà nhóm có thể chung tay giảm nhẹ
thực trạng quá tải rác thải nhựa trong môi trường. Chúng ta không cần tốn nhiều bột
giấy và nhựa để làm tã giấy nữa. Ở Việt Nam, cây chuối rất dễ tìm, giá thành rẻ mà
quá trình phân hủy cũng nhanh, đơn giản thay vì phải mất gần 800 năm để phân hủy
hoàn toàn như tã giấy hiện tại", đại diện nhóm Banana Split chia sẻ.
Sợi chuối cũng giống như sợi tre và sợi gai nhưng độ mảnh và khả năng kéo sợi của
loại sợi này tốt hơn sợi tre và sợi gai

Đặc tính của sợi chuối

Với thành phần hóa học bao gồm cellulose, hemicelluloses và lignin, sợi chuối có độ
mịn màng và khả năng kéo sợi tốt, bao gồm phương pháp kéo sợi vòng (ring
spinning), kéo sợi đầu hở (open-end spinning), kéo sợi bán thô (semi-worsted
spinning).

Sợi chuối có độ bóng sáng tự nhiên và đặc tính hút nhả ẩm cực mạnh. Điều này khiến
nó trở thành ứng cử viên sáng giá cho các sản phẩm ngành hàng may mặc và gia
dụngSợi vải này có thể phân hủy sinh học nên rất thân thiện với môi trường.

Công đoạn tách sợi xơ tự nhiên từ cây chuối cần được thực hiện kĩ lưỡng để tránh bị
hư hại. Vào khoảng thời gian trước đó, các đoạn cây chuối được cắt từ thân chính của
cây và được ép nhẹ theo chiều xoắn để loại bỏ độ ẩm dư thừa. Các tạp chất trong sợi
xơ như chất màu, xơ gãy, lớp phủ cellulose sẽ được loại bỏ thủ công bằng lược chải
sợi và sau đó các sợi xơ được làm sạch và sấy khô. Việc tách sợi chuối bằng máy và
thủ công này khá tốn thời gian và gây hư hại cho sợi. Do đó, loại kỹ thuật này không
được khuyến khích áp dụng trong sản xuất công nghiệp.

Một loại máy đặc biệt đã được thiết kế để tách sợi xơ chuối một cách tự động. Máy
bao gồm hai thanh ngang làm đường dẫn cho một bộ phận gắn lược chải được thiết kế
đặc biệt có thể di chuyển tới lui. Công đoạn tách sợi xơ bằng kỹ thuật này có thể được
thực hiện dễ dàng bằng cách đặt một phần thân chuối đã được làm sạch lên bệ cố định
của máy và kẹp ở hai đầu bằng cái kẹp. Việc này sẽ tránh thân cây bị chuyển động và
làm đứt sớm các sợi xơ. Bước tiếp theo là làm sạch và sấy khô sợi xơ trong buồng ở
nhiệt độ 200 độ C trong vòng 3 tiếng. Sau đó những sợi này sẽ được dán nhãn và
chuyển qua quy trình cán mỏng.

Các sợi được cán mỏng và thu gom lại để chuyển sang công đoạn kéo sợi. Thông qua
các nghiên cứu, người ta phát hiện rằng phương pháp kéo sợi đầu hở (open-end
spinning) khá phù hợp để kéo sợi chuối. Các sợi được cắt thành độ dài 3 cm để đảm
bảo cho quá trình kéo sợi được dễ dàng. Sau khi kéo sợi xong, công đoạn dệt vải được
thực hiện trong khung dệt theo quy trình bình thường như các chất liệu vải khác

Vải sợi chuối là một loại chất liệu thực vật lý tưởng thay thế cho lụa. Chúng mô phỏng
rất nhiều đặc điểm quý giá của vải lụa. Sợi chuối mềm, mịn và có độ bóng từ vừa phải
đến cao
Nó sẽ hút ẩm và giữ cho bạn luôn trong trạng thái mát mẻ vào những ngày hè nóng
nực trong khi sợi tổng hợp có thể gây khó chịu và đổ mồ hôi nhiều.
Các nhà hoạt động vì môi trường cũng lên tiếng chỉ trích tã giấy sử dụng 1 lần. Một
đứa trẻ từ khi sinh ra đến lúc tự đi vệ sinh được sẽ cần khoảng 5.300 chiếc tã giấy. Và
phải mất 120 – 399,5 kg bột bông và 130 kg nhựa để sản xuất nên tã giấy cho một đứa
trẻ/năm. Con số này đặt ra vấn đề về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững
cũng như vấn đề tái chế. Vì tã giấy cũng là sản phẩm gây nên núi chất thải xếp thứ 3,
chỉ sau sách, báo và chai/lon nước giải khát. [2]

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất và phân hủy tã giấy, nước thải từ từ bột giấy,
nhựa, dung môi, bùn, kim loại nặng, polyme không phản ứng, dioxin và furan sẽ gây
ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước, đất, không khí.[2]

Chính vì những vấn đề liên quan tới sức khỏe và môi trường nên vào những năm cuối
thể kỷ 20, các nhà khoa học kết hợp cùng các tập đoàn sản xuất tã giấy lớn trên thế
giới đã nghiên cứu ra loại tã giấy hữu cơ – giải pháp thay thế cho tã giấy thông
thường.

Source : https://accgroup.vn/
Chia sẻ về dự án, Đăng Khoa cho biết, ở Việt Nam, cây chuối là loại cây dễ trồng, dễ
mọc. Tuy nhiên, thân chuối sau khi bị đốn buồng sẽ bị chặt bỏ đi để nhường chỗ cho
những cây chuối nhỏ khác lớn lên. Trong khi đó, ở nước ngoài người ta tận dụng thân
cây chuối để sản xuất giấy để viết, phục vụ cho việc học tập.
https://infonet.vietnamnet.vn/chang-trai-bien-loai-phu-pham-bi-vut-bo-cho-bo-lon-an-
thanh-mat-hang-ty-do-411566.html
Cây chuối chỉ ra quả một lần trong đời và phần còn lại của cây bị vứt bỏ như chất thải
nông nghiệp. Vì vậy mỗi năm có hàng tỷ tấn thân chuối bị vứt bỏ. Chất thải này, khi
được đem vào sản xuất sợi chuối và làm ra các loại sản phẩm từ sợi chuối như hàng
thủ công mỹ nghệ, giấy, sợi, vải dệt, không chỉ mang lại một ngành sản xuất trị giá
hàng tỷ USD mà còn giúp sử dụng hợp lý hơn các sản phẩm an toàn, thân thiện cũng
như giảm đáng kể chất thải nông nghiệp.

Nông dân trồng chuối hiện sẽ có thêm một nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống
cũng như phát triển sản xuất. Thay vì chỉ bán trái chuối như trước đây, giờ đây họ có
thêm một nguồn thu từ thân chuối để làm sợi chuối. Điều này giúp ích cho sinh kế
không chỉ của những nông dân sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, kể cả những trang
trại lớn.

You might also like