Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 150

KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

TS.BS. VŨ VĂN THÁI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA KSTSR
BÀI 2. BỆNH HỌC SỐT RÉT
BÀI 3. DỊCH TỄ HỌC SỐT RÉT
BÀI 4. PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 2


BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 3


Mục tiêu học tập

1. Trình bày khái quát đặc điểm sinh lý, sinh thái, dinh
dưỡng và hô hấp của ký sinh trùng sốt rét
2. Mô tả được 2 giai đoạn của chu kỳ của ký sinh trùng
sốt rét
3. So sánh sự khác nhau về chu kỳ của P. falciparum,
P. vivax, P. malariae

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 4


1. Phân loại
- KSTSR thuộc giới động vật
- Ngành đơn bào
- Lớp bào tử trùng
- Bộ bào tử máu.
- Họ Plasmodidae
- Giống Plasmodium
- Là KST quan trọng, gây bệnh cho người và nhiều động
vật có xương sống khác như chim, gà, khỉ, một số loài bò
sát.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 5


- Đến nay đã phát hiện được khoảng 120 loài KSTSR
khác nhau, nhưng gây bệnh cho người chỉ có 5 loài:
Plasmodium falciparum
Plasmodium vivax
Plasmodium malariae
Plasmodium ovale
Plasmodium knowlesi (VN, 2009. Ninh Thuận,
Khánh Hòa, Quảng Trị)

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 6


2.Vài nét về lịch sử
- Bệnh đã được biết từ thời cổ xưa, nhưng mãi đến khi loài
người có chữ viết mới được ghi chép lại.
+ Ở Ấn Độ từ năm 1800 trước Công nguyên đã phân biệt
được 2 loại sốt rét.
+ Ở Ai Cập từ 1000 năm trước Công nguyên đã có những
bài thơ về sốt rét được khắc trên đá.
+ Năm 1630, Don Francisco Lopez, sử dụng vỏ cây
Quynquyna của thổ dân Pêru để chữa bệnh
+ Năm 1820, Pelletier và Cavento chiết xuất được Quynin
từ vỏ cây Quynquyna
15/08/2022 Ts. Thái - YHP 7
15/08/2022 Ts. Thái - YHP 8
+ Năm 1880 Laveran ( Pháp) tìm thấy KSTSR ở trong
máu bệnh nhân.
+ Năm 1891 Romanopski ( Nga) tìm được cách nhuộm
KST.
+ Năm 1897 Ross (Anh) phát hiện chu kỳ phát triển
KSTSR trong cơ thể muỗi.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 9


3. Đặc điểm chung của KSTSR:

- Hình thể của KSTSR rất thay đổi, tuỳ theo giai đoạn
phát triển của chu kỳ, chia KSTSR thành các loại hình
thể sau:
3.1. Trong cơ thể người (trong hồng cầu)
- Thể tư dưỡng (Trophozoite): Khi non như cái nhẫn, tư
dưỡng già nhân và NSC to hơn

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 10


Thể tư dưỡng (Trophozoite)

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 11


Thể phân liệt (Schizonte)
15/08/2022 Ts. Thái - YHP 12
Thể giao bào (Gamatocyte)
15/08/2022 Ts. Thái - YHP 13
Trong cơ thể muỗi
- Thể giao tử (Gamate): giao tử đực
giao tử cái
- Thể trứng: trứng di động: Ookynets
trứng nang: Oocystes
- Thể thoa trùng: Sporozoites

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 14


4. Về cấu tạo
- KST gồm 2 thành phần chủ
yếu: nhân và nguyên sinh
chất.
- K{ sinh trùng có thể làm
thay đổi sắc tố của hồng
cầu trong quá trình k{
sinh, làm sản sinh ra các
hạt sắc tố trong tế bào
(hạt Hemorzoine) rất có giá
trị trong chẩn đoán

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 15


5. Về sinh sản

KSTSR có 2 phương thức sinh sản


+ Sinh sản vô tính trong cơ thể người  người là vật
chủ phụ.
+ Sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi  muỗi là vật
chủ chính.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 16


Chu kz của KSTSR có 2 vật chủ là người và muỗi.
+ Người (và các động vật có xương sống khác) là vật
chủ phụ, chịu sự tác động có hại của KSTSR và bị
bệnh sốt rét.
+ Muỗi (Anopheles) là vật chủ chính và là VCTG truyền
bệnh SR (vector SR)

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 17


6. Về dinh dưỡng và hô hấp
- Trong cơ thể VC, KSTSR dinh dưỡng bằng cách
thẩm thấu từ máu và tổ chức của vật chủ. KSTSR
cần globin, glucose (carbon hydrat), protid, lipid,
oxy và một số vitamin.
- KSTSR hô hấp bằng việc sử dụng glucose và
oxyhemoglobine. Chúng có thể tiết ra các độc tố,
ngưng kết tố…
- Sức đề kháng của KSTSR rất yếu khi ra khỏi cơ thể
VC
15/08/2022 Ts. Thái - YHP 18
7. Đặc điểm ký sinh

- Do không có bộ phận vận động nên KSTSR phải ký


sinh nội tế bào (trong tế bào gan hoặc trong hồng
cầu)
- Ở người KSTSR di chuyển thụ động.
- Ở muỗi KSTSR di chuyển chủ động hơn.
- Đời sống của KST có liên quan mật thiết đến điều
kiện tồn tại của tế bào.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 19


Muỗi Anopheles bụng chứa đầy máu

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 20


Muỗi Anopheles

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 21


II. Chu kỳ của KSTSR
- KSTSR có 2 phương thức sinh sản và 2 vật chủ
- Là chu kz phức tạp: kiểu chu kz 5
Dạng tổng quát:
Người  Muỗi Anopheles
(VC trung gian)

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 22


1. Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người:
Gồm 2 giai đoạn phát triển trong gan và trong máu
1.1. Giai đoạn ở gan (tiền hồng cầu)
1.2. Giai đoạn ở máu.
2. Giai đoạn sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 23


1. Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người
1.1. Giai đoạn ở gan:
- Thoa trùng từ tuyến nước bọt của muỗi Anopheles cái
truyền bệnh sẽ xâm nhập vào máu khi muỗi đốt và
hút máu người.
- Chúng lưu thông trong máu khoảng 30 phút, sau đó
toàn bộ thoa trùng sẽ chui vào gan để phát triển.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 24


- Trong tế bào gan thoa trùng cuộn lại, NSC lớn lên,
nhân phân chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh nhân
bọc 1 ít nguyên sinh chất tạo thành thể phân liệt.
- Thể phân liệt vỡ ra giải phóng các mảnh trùng.
Giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền hồng cầu
- Số lượng mảnh phân liệt gan khác nhau tuỳ
từng loại KSTSR: P. falciparum có khoảng
40.000 mảnh, P. vivax và P. ovale có 10.000-
15.000 mảnh, P. malariae có 2000 mảnh.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 25


- Đối với P. falciparum toàn bộ các mảnh phân liệt gan
sẽ vào máu và ký sinh ở trong hồng cầu.
- Còn P. vivax và P. ovale ngoài sự phát triển tức thì của
các thoa trùng để phát triển thành thể phân liệt, còn
có sự phát triển muộn hơn của một số thoa trùng
khác. Những thoa trùng này gọi là các thể ngủ hay thể
ẩn (Hypnozoites)
- Các thể ngủ này nằm tiềm tàng trong tế bào gan,
từng đợt, từng đợt phát triển thành các thể phân liệt
và giải phóng những mảnh trùng tung vào máu  gây
nên những cơn sốt tái phát xa.
15/08/2022 Ts. Thái - YHP 26
1.2. Giai đoạn ở máu:
- Các mảnh phân liệt vào máu, xâm nhập vào hồng
cầu và phát triển. Lúc đầu KST nhỏ, sau lớn dần
thành thể tư dưỡng. Nhân kéo dài và phân chia, NSC
cũng phân chia tạo thành thể phân liệt có nhiều
mảnh.
- Số mảnh phân liệt cũng tuz thuộc từng loại KSTSR:
+ P. falciparum có ~ 16-32 mảnh
+ P. vivax có 16-24 mảnh
+ P. malariae có 4-8 mảnh
15/08/2022 Ts. Thái - YHP 27
- Thể phân liệt khi phát triển đầy đủ sẽ làm vỡ hồng
cầu, giải phóng ra các mảnh phân liệt.
- Các mảnh này tiếp tục xâm nhập hồng cầu phát triển
thành các thể vô tính.
- Một số khác phát triển thành thể hữu tính, đó là các
giao bào đực và cái.
- Các giao bào này nếu được muỗi hút vào dạ dày sẽ
tiếp tục chu kz, nếu không sẽ bị tiêu huỷ trong máu.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 28


2. Giai đoạn sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi
- Khi giao bào đực và cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ
phát triển thành các giao tử.
- Giao bào cái phát triển thành giao tử cái.
- Giao bào đực có sự phân chia nhân, NSC kéo dài
thành 4 - 8 roi, mỗi roi kèm 1 ít nhân trở thành 4 - 8
giao tử đực trưởng thành, gọi là hiện tượng thoát roi.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 29


- Giao tử đực hoà hợp với giao tử cái tạo nên hợp tử,
hợp tử chuyển động  trứng di động.
- Trứng chui qua thành dạ dày của muỗi  trứng nang.
- Trứng nang phát triển thành nhiều thoa trùng
(khoảng 10.000) hình thoi.
- Trứng vỡ giải phóng ra các thoa trùng tập trung về
tuyến nước bọt của muỗi, cư trú tại đó, chờ khi muỗi
đốt người, thoa trùng sẽ xâm nhập vào người để tiếp
tục chu kz sinh sản vô tính.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 30


Chu kỳ của KSTSR

15/08/2022 31
Ts. Thái - YHP
Sự khác nhau về chu kỳ của các loại KSTSR
1. Thời kỳ sinh sản vô tính trong gan:
- P. falciparum và P. malarie chỉ có giai đoạn tiền hồng
cầu, sau khi làm vỡ tế bào gan toàn bộ các mảnh phân
liệt gan đều vào máu, không có các thể ẩn/ngủ nên
bệnh không có cơn sốt tái phát xa.
- P. vivax và P. ovale có các thể ẩn/ngủ  luôn có KST
dự trữ tiềm tàng trong tế bào gan  gây ra cơn sốt tái
phát xa, bệnh kéo dài dai dẳng (P. vivax: 18 - 24 tháng;
P. ovale: 2 - 7 năm)

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 32


- Thời gian hoàn thành chu kỳ sinh sản vô tính trong tế
bào gan khác nhau tuỳ từng loại KSTSR
+ P. falciparum khoảng 9-10 ngày.
+ P. vivax khoảng 10-11 ngày.
+ P. malariae khoảng 25-26 ngày.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 33


2.Thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu:
Thời gian hoàn thành chu kỳ sinh sản vô tính trong HC
khác nhau :
+ P. falciparum, P. vivax , P. ovale: 48 giờ.
+ P. malariae: 72 giờ.
Khi hoàn thành chu kỳ sinh sản vô tính trong HC sẽ
xuất hiện cơn sốt tương ứng trên lâm sàng:
+ P. falciparum gây cơn sốt cách nhật ác tính.
+ P. vivax và P. ovale gây sốt cách nhật lành tính.
+ P. malariae gây sốt 3 ngày một cơn (cơn sốt cách 2
ngày)
15/08/2022 Ts. Thái - YHP 34
Mức độ hồng cầu bị ký sinh cũng khác nhau tuỳ từng
loại KSTSR:
+ P. falciparum khoảng 30% hồng cầu bị ký sinh.
+ P. vivax khoảng 2-5% hồng cầu bị ký sinh.
+ P. malariae khoảng 0,2-0,3% hồng cầu bị ký sinh.

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 35


3. Thời kỳ sinh sản hữu tính trong muỗi
- Để thực hiện chu kỳ KSTSR cần có nhiệt độ thích
hợp, khoảng 28-300C.
- Nhiệt độ tối thiểu cần thiết để KSTSR có thể phát
triển được, nếu dưới nhiệt độ này KSTSR sẽ ngừng
phát triển (gọi là nhiệt độ thềm).
- Nhiệt độ thềm của từng loại KSTSR cũng khác nhau:
+ P. falciparum: 160C;
+ P. vivax: 14,50C;
+ P. malariae: 16,50C

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 36


Thời gian phát triển của KSTSR trong cơ thể muỗi: số
ngày từ khi muỗi hút máu có giao bào đến khi muỗi có khả
năng truyền bệnh SR được tính theo công thức Bodenheimer
+ Sf = 111/(t – 16) (ngày)
+ Sv = 105/(t - 14,5) (ngày)
+ Sm = 144/(t - 16,5) (ngày)
Trong đó:
t: nhiệt độ trung bình của ngày theo dõi.
Tử số (111,105, 144 ) là tổng số nhiệt độ dư tích luỹ được
để chu kỳ hoàn thành.
16; 14,5; 16,5: nhiệt độ thềm
15/08/2022 Ts. Thái - YHP 37
Nhận xét công thức Bodenheimer
- Nếu nhiệt độ càng cao thì chu kz càng nhanh, thời
gian hoàn thành chu kz càng ngắn.
- Phương pháp tính nhiệt độ dư: chỉ tính những ngày
nhiệt độ trên thềm theo phương pháp số học.
- Ví dụ:
+ Nhiệt độ trung bình là 280C thì P.vivax cần khoảng 7 ngày;
P. falciparum cần 9 ngày.
+ Nhiệt độ 300C P. falciparum cần 8 ngày; P.vivax cần
khoảng 6 ngày

15/08/2022 Ts. Thái - YHP 38


15/08/2022 Ts. Thái - YHP 39
BÀI 2. BỆNH HỌC SỐT RÉT

TS. VŨ VĂN THÁI


ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

40
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các phương thức nhiễm bệnh.
2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng điển
hình.
3. Trình bày được những thay đổi của cơ thể do
sốt rét gây ra.
4. Trình bày được các phương pháp xét nghiệm
chẩn đoán bệnh sốt rét.
5. Trình bày được nguyên tắc điều trị sốt rét.
6. Trình bày được các nhóm thuốc, tác dụng và
áp dụng.
41
I. Định nghĩa sốt rét
• Là bệnh lây do KSTSR Plasmodium của người
gây ra.
• Bệnh lây theo đường máu chủ yếu do muỗi
Anopheles cái truyền.
• Bệnh biểu hiện điển hình với 3 triệu chứng cơ
bản: rét run, sốt nóng, toát vã mồ hôi.
• Trong cơ thể người bệnh có chu kỳ và hạn định
nếu không tái nhiễm.
• Trong xã hội bệnh lưu hành thành địa phương,
trong điều kiện thuận lợi bệnh có thể thành dịch.
42
II. Phương thức lây truyền
1. Phương thức chính và
chủ yếu:
• Do muỗi Anopheles cái
truyền: thoa trùng từ tuyến
nước bọt của muỗi sẽ xâm
nhập vào máu khi muỗi hút
và đốt người.
• Hiện nay trên thế giới có
khoảng 60 loài muỗi
Anopheles cái có khả năng
truyền bệnh sốt rét.
43
2. Phương thức phụ và thứ yếu:
2.1. Do truyền máu:
+ Khi truyền máu có KSTSR cho người nhận, các
KSTSR sẽ tiếp tục chu kỳ sinh sản vô tính trong hồng
cầu  gây bệnh cho người nhận máu.
+ Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tuỳ thuộc vào số
lượng máu truyền và mật độ KSTSR trong máu.
+ KSTSR có thể trong máu lưu trữ khoảng 15 ngày, ở
nhiệt độ 40C.

44
2.2. Do mẹ truyền cho con qua rau thai:
+ KSTSR có thể xâm nhập vào bào thai qua
chỗ rau thai bị tổn thương --.> do đó khi mẹ bị
sốt rét có thể truyền bệnh cho con .
+ Tỷ lệ thấp 0,03-0,1%.
2.3. Do dùng chung kim tiêm khi tiêm chích ma tuý.

45
III. Lâm sàng bệnh sốt rét
1. Thể sốt rét thông thường
1.1. Thời kỳ ủ bệnh: tuỳ thuộc loại KSTSR
- P. falciparum: 8-16 ngày (TB 12 ngày).
- P. vivax: 11-21 ngày (TB 14 ngày).
- P. malariae: 20 ngày đến vài tháng.
- P. ovale: 11 ngày đến 10 tháng.

46
- Trường hợp sốt rét do truyền máu  không có
giai đoạn vô tính ở gan, thời kỳ ủ bệnh phụ
thuộc vào lượng KSTSR được truyền theo máu.
+ P. falciparum: 4-10 ngày
+ P.vivax và P. ovale: 8-16 ngày.
+ P. malariae: 20 - 40 ngày.
Thời kỳ này tuy gan bị tổn thương, nhưng không
có tr/c.

47
1.2. Thời kỳ phát bệnh
- Khi sốt đầu tiên, bệnh nhân thường sốt liên
miên vài ngày, không có chu kỳ. Những cơn
sốt sau mới có chu kỳ.
- Một số bệnh nhân có dấu hiệu báo trước: trước
khi sốt một vài ngày hoặc vài giờ bệnh nhân có
tr/c khởi phát: nhức đầu, mệt mỏi, đau mình
mẩy, hay ngáp vặt, cảm giác gai rét, buồn nôn,

48
1.3. Cơn sốt điển hình lần lượt trải qua
3 giai đoạn:
+ Giai đoạn rét run: BN rét run toàn thân, cơn rét
kéo dài từ 1 đến vài giờ. Bệnh nhân nổi da gà, răng
lập cập, mặt và tay chân tím tái, giá lạnh, đắp nhiều
chăn mà vẫn không hết rét.
+ Giai đoạn sốt nóng: kéo dài vài giờ, b/n giảm
dần cảm giác rét, thân nhiệt dần tăng cao 39-400 hoặc
cao hơn nữa, mặt đỏ bừng bừng, mạch nhanh, nhức
đầu, da khô và nóng.
+ Giai đoạn vã mồ hôi: kéo dài khoảng 1đến 2 giờ,
mồ hôi bệnh nhân vã ra đầm đìa như tắm, nhiệt độ
giảm dần, bệnh nhân khát và uống nhiều nước.
49
1.4. Những yếu tố làm tăng mức độ cơn sốt
- Bệnh nhân lần đầu bị nhiễm KSTSR, chưa có miễn
dịch hoặc miễn dịch đã hết nay bị tái nhiễm.
- Cơ thể suy nhược, gầy yếu: người già, người có
bệnh mạn tính hoặc bị thương mất máu nhiều, người
suy giảm MD ( nhiễm HIV/AIDS)….
- Trẻ em từ 2-5 tuổi.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
- Sốt do KSTSR P. falciparum thường nặng hơn.
- Phương thức nhiễm bệnh do muỗi truyền thường
nặng hơn do các phương thức khác.
- Sốt trong mùa hè nóng bức thường nặng hơn.
- Những người chưa được uống thuốc phòng khi vào
vùng sốt rét sẽ nặng hơn.
50
2. Các thể sốt rét khác:
2.1. Sốt rét ác tính: gồm các thể SR nặng có biến
chứng, thường xảy ra ở những cơ địa chưa có miễn
dịch hoặc những cơ địa có miễn dịch nhưng do
P. falciparum gây ra. Tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong
cao.
* Thể não: gặp 80-95%
Biểu hiện: rối loạn ý thức, da và niêm mạc tái nhợt,
nhiệt độ tăng cao, dấu hiệu kích thích màng não (
nhức đầu, nôn mửa, thở dốc, mạch nhanh, cổ cứng,
Kernig +), hôn mê, cuồng sảng, rối loạn cơ vòng…

51
Cơ chế: 4 giả thuyết
- Tăng tính thấm của màng não  thoát dịch não tuỷ
và phù não.
- Đông máu nội mạc rải rác làm kết dính h/c bị
nhiễm P.falciparum với h/c bình thường.
- Cơ chế nhiễm độc liên quan đến cytokines.
- Hiện tượngmiễn dịch bệnh lý với sự tích tụ các
phức hợp MD
* Thể nôn ra mật, đái ra huyết cầu tố
* Thể giá lạnh: b/n trong tình trạng choáng, h/áp tụt,
đau đầu, chân tay lạnh và ẩm.
52
* Thể phổi: Bn khó thở và tím tái. Nhịp thở nhanh,
khạc ra đờm có bọt và máu, đáy phổi có nhiều ran
ẩm và ran ngáy.
* Thể mật: vàng da, buồn nôn và nôn mửa, nước tiểu
có nhiều bọt, và muối mật, phân vàng.
2.2. Sốt rét ở phụ nữ có thai: thường làm xảy thai,
đẻ non hoặc thai chết lưu.
2.3. Sốt rét ở trẻ em: dễ xảy ra SR ác tính hơn người
lớn.
2.4. Sốt rét bẩm sinh: ngay sau khi sinh ra trẻ đã có
KSTSR cùng loại với mẹ (ít gặp)
53
3. Thay đổi của cơ thể trong bệnh sốt rét
3.1. Thay đổi về lách:
- B/n mới sốt thì lách chưa to, lách chỉ sưng to khi
b/n sốt nhiều lần và nhiễm nhiều KSTSR.
- Nguyên nhân lách to:
+ Rối loạn thần kinh vận mạch, thần kinh giao
cảm: KSTSR kích thích thần kinh giao cảm và
phó giao cảm, thần kinh giãn mạch hưng phấn,
thần kinh co mạch bị ức chế  máu đến lách
nhiều  lách to ra.
+ Lách phải tăng cường chức năng thực bào do
h/c bị phá huỷ hàng loạt.
54
Hậu quả:
+ Lách trở lại bình thường, nếu được điều trị tốt.
+ Lách to nên dễ bị dập vỡ, chấn thương.
+ Lách to không hồi phục do tế bào lách bị xơ hoá

55
3.2. Thay đổi về gan:
- Gan là bộ phận đầu tiên bị KSTSR xâm nhập
nên thường có biểu hiện viêm gan: gan to, sờ
nắn đau, các chức năng của gan đều bị ảnh
hưởng, gan có thể bị ứ đọng các sắc tố.
- Mức độ tổn thương của gan phụ thuộc vào
chủng loại KSTSR, thời gian bị bệnh và sự can
thiệp điều trị của thầy thuốc.
+ Điều trị tốt sau 2-3 tuần gan trở lại bình thường
+ Điều trị không tốt: gan có thể xơ hoặc suy gan.

56
3.3. Thay đổi về máu:
- Trong bệnh SR thiếu máu là triệu chứng thường gặp.
Mức độ thiếu máu phụ thuộc vào từng loại KSTSR và
các thể bệnh
- Do sau một chu kỳ sinh sản vô tính có hàng loạt h/c
bị vỡ. Trung tâm sinh huyết bị ức chế  số lượng h/c
giảm đi nhiều. Trong SR nặng h/c < 2 triệu/mm3, tỷ lệ
huyết sắc tố giảm nhiều, bạch cầu đơn nhân tăng.
- H/c còn thay đổi về hình dạng và kích thước.
- Trong sốt rét do P.vivax HC bị trương to, méo mó, các
thành phần trong máu cũng bị rối loạn nhiều.
3.4. Thay đổi của da:
- Da bị ứ đọng sắc tố  màu da vàng xạm, thâm tái
57
3.5. Thay đổi về thận:
- Thận bị viêm do độc tố của KSTSR, có thể phù, tăng
huyết áp, nước tiểu có thể có trụ niệu, albumin và h/cầu.
- Thận viêm do SR thường lành tính, dễ điều trị và mau
lành.
- Nếu không được điều trị tốt sẽ chuyển sang viêm thận
mạn tính.
- Do P.falciparum có khả năng gây viêm thận nhiều hơn.
3.6.Thay đổi về nội tiết:
- Khi bị SR phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt, sảy
thai hoặc vô sinh.
3.7. Thần kinh:
- BN thường nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ.
58
VI. Chẩn đoán bệnh sốt rét
1. Dịch tễ học
- Tiền sử dịch tễ: có sống ở vùng SR, có vào vùng SR,
có truyền máu gần đây không?
2. Lâm sàng
- Cơn sốt rét điển hình, sốt hàng ngày hoặc cách ngày.
- Cơn sốt không điển hình:
+ Sốt không thành cơn, chỉ cảm giác ớn lạnh, gai gai
rét, hay gặp ở trẻ nhỏ, người sống trong vùng sốt rét
lưu hành.
+ Sốt liên tục hoặc dao động trong 5-7 ngày đầu, sau
có chu kỳ 48 h hoặc 72 giờ.
59
- Khám: gan to, lách to,thiếu máu (da xanh, niêm mạc
nhợt).
3. Xét nghiệm: Làm giọt đặc và giọt đàn, sau nhuộm
Giêm sa để soi tìm. Lấy máu lúc b/n đang sốt.
- Hiện nay có test nhanh để thử tìm KSTSR, như:
Parasigh – F, Paracheck P. f
- Kỹ thuật huỳnh quang gián tiếp (IFA)
- Kỹ thuật hấp phụ gắn men (ELISA)
- Kỹ thuật PCR

60
BN đang được lấy máu làm XN KSTSR
61
VII. Điều trị sốt rét
1. Nguyên tắc điều trị:
- Phải chẩn đoán và điều trị sớm trước lúc KSTSR trở
thành giao bào để tránh lây lan.
+ Với P.falciparum sau khoảng 10 ngày sẽ xuất
hiện giao bào trong máu.
+ Với P.vivax và các loại khác sau 2-3 ngày sẽ xuất
hiện giao bào trong máu.
- Dùng thuốc đúng mục tiêu, đủ liều lượng, đúng
phác đồ cho b/n.
- Diệt giao bào và thể ngủ trong gan.
- Phòng ngộ độc thuốc, đảm bảo an toàn cho bệnh
nhân. 62
2. Mục tiêu điều trị:
- Cắt sốt nhanh, cắt KSTSR triệt để , tránh biến
chứng trong điều trị.
- Giảm tử vong, ngăn chặn nhanh sự lan truyền
bệnh.
- Hạn chế sự kháng thuốc của KSTSR.

63
3. Các thuốc điều trị
Nhóm 1: Quinin
Nhóm 2: Amino acridin (Quinacrin)
Nhóm 3: 4 - Amino quinolein (Chloroquin hoặc
Delagyl).
Nhóm 4: 8 - Amino quinolein (Primaquin,
Quinocid).
Nhóm 5: Biguamid (Bigumal, Paludrin).
Nhóm 6: Pyrimethamin (Manocid, Paraprin).
Nhóm 7: Sulfamid
Nhóm 8: Các thuốc mới : Mefloquin, Artemisinin,
Artesunat, Artemether .
64
4. Các tác dụng của thuốc
- Diệt thể thoa trùng chưa có thuốc.
- Diệt thể tiền hồng cầu và thể ngủ trong gan: nhóm
4, 6.
- Diệt thể vô tính để cắt cơn sốt: dùng các nhóm
thuốc (trừ nhóm 4).
- Diệt thể giao bào: nhóm 4, 5, 6.

65
Bản đồ chỉ sự kháng thuốc

66
BÀI 3. DỊCH TỄ HỌC
SỐT RÉT

15/08/2022 Ts Thái KST 67


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Mô tả đặc điểm địa hình, thời tiết khí hậu
trong dịch tễ học sốt rét (DTHSR) ở Việt Nam.
2. Trình bày đặc điểm Plasmodium trong dịch tễ
học sốt rét ở Việt Nam.
3. Phân tích vai trò của muỗi truyền bệnh sốt rét
ở Việt Nam.
4. Liệt kê các yếu tố nguy cơ về tập quán, về kinh
tế- xã hội đối với DTHSR.
5. Trình bày phân vùng DTHSR ở Việt Nam.
6. Nêu khái quát tình hình SR hiện nay ở VN.
15/08/2022 Ts Thái KST 68
I. Những yếu tố liên quan đến dịch tễ học
(DTH) bệnh SR

1. Yếu tố ký sinh trùng Plasmodium:


- Là yếu tố quyết định dịch SR. Nếu không có
KSTSR thì không có dịch SR.
- Tính chất một vụ dịch phụ thuộc vào đặc điểm
sinh lý, sinh thái và chu kỳ từng loài KSTSR

15/08/2022 Ts Thái KST 69


Do P. falciparum: dịch
thường xảy ra đột
ngột, diễn biến
nặng, tử vong cao
nhưng thời gian tồn
tại của dịch ngắn.
Do các loài KSTSR
Plasmodium khác:
dịch diễn biến
chậm, mức độ nhẹ
hơn nhưng kéo dài.
15/08/2022 Ts Thái KST 70
- Do nhiều loài Plasmodium nhiễm phối hợp thì
dịch sẽ diễn biến nặng và phức tạp.
- Tỷ lệ các loại KSTSR ở VN:
+ P. falciparum: chiếm 70 - 80%.
+ P. vivax: chiếm 20 - 30%.
+ P. malariae: 1 - 2 %.
+ P. ovale: lẻ tẻ ở VN.
+ P. knowlesi: phát hiện ở VN, năm 2009

15/08/2022 Ts Thái KST 71


2. Yếu tố muỗi truyền bệnh SR
(Vectơ SR)
2.1. Các loài muỗi
truyền bệnh ở VN:
- VN có gần 60 loài
Anopheles, nhưng có
khả năng truyền bệnh
SR chỉ có 1 số loài:

15/08/2022 Ts Thái KST 72


* Ở vùng rừng núi:
- Truyền bệnh chủ yếu:
+ An. minimus
+ An. dirus
- Truyền bệnh thứ yếu:
+ An. aconitus; + An. vagus;
+ An. maculatus; + An. jeyporiensis.

15/08/2022 Ts Thái KST 73


* Ở vùng ven biển nước lợ:
- Truyền bệnh chủ yếu:
+ An. subpictus (miền Bắc);
+ An. epiroticus (trước đây là An. sundaicus -
miền Trung và miền Nam).
- Truyền bệnh thứ yếu:
+ An. vagus ; An. sinensis.

15/08/2022 Ts Thái KST 74


2.2. Sinh thái một số loài muỗi truyền bệnh
SR chủ yếu:
* An. minimus: Muỗi nhỏ,
thích sống trong nhà, trong
buồng tối kín gió, ở chân
vách dưới 2 m, ở quần áo vắt
trên dây, gầm giường…
- Thường hút máu vào buổi
tối và ban đêm. Đẻ trứng ở
những khe suối nước trong
chảy chậm.
- Phân bố chủ yếu ở rừng núi
có nhiều khe suối.
15/08/2022 Ts Thái KST 75
- Phát triển mạnh vào trước và sau mùa mưa,
bắt đầu từ tháng 5 và cao điểm vào tháng 9.
- Nhậy cảm với DDT nên dễ diệt.
* An. dirus: là loài muỗi hoang dại, phân bố chủ
yếu trong các rừng rậm.
- Thích sống ở ngoài nhà và hút máu người vào
sẩm tối.
- Đẻ trứng trong các vũng nước đọng, trong
bóng râm.
- Phát triển mạnh vào mùa mưa, cao nhất là các
tháng 8, 9 và 10.
15/08/2022 Ts Thái KST 76
* An. sundaicus: Phân bố
chủ yếu ở vùng đồng
bằng nước lợ từ Phan
Thiết trở vào.
- Thích sống trong nhà,
hút máu người cả ban
ngày lẫn ban đêm.
- Đẻ trứng ở các ao hồ,
ruộng lúa.
- Xuất hiện suốt mùa
mưa và cao nhất là các
tháng 5, 6, 7.
15/08/2022 Ts Thái KST 77
* An. subpictus: Phân bố chủ yếu ở vùng đồng
bằng ven biển và các hải đảo (có nước lợ).
- Là loài muỗi thuần dưỡng, ưa vào nhà, hút
máu người vào ban đêm. Chịu được độ mặn cao
(> 30g/l).
- Đẻ trứng ở các ao hồ, ruộng lúa, các hốc đá
dọc bờ biển.
- Phát triển mạnh vào các tháng giữa mùa mưa,
từ tháng 7 đến hết hè.

15/08/2022 Ts Thái KST 78


Một số hình ảnh muỗi Anopheles

Anopheles dirus

Anopheles minimus

15/08/2022 Ts Thái KST 79


Bản đồ vector sốt rét trên thế giới năm 2012
15/08/2022 80
Ts Thái KST
3. Yếu tố thời tiết khí hậu:
- Bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa, có
ảnh hưởng nhiều đến DTH bệnh SR
3.1. Nhiệt độ: vừa ảnh hưởng đến sự sinh sản
của vectơ SR, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển
của KSTSR trong cơ thể muỗi.
- Chu kỳ sinh sản và phát triển của muỗi phụ
thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì muỗi
hoạt động càng mạnh, tìm mồi đốt nhiều, đẻ
nhanh và đẻ nhiều. Do đó ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới muỗi phát triển nhiều.
15/08/2022 Ts Thái KST 81
- Chu kỳ phát triển của KSTSR trong cơ
thể muỗi cũng phụ thuộc vào nhiệt độ tự
nhiên. Nhiệt độ càng cao thì thời gian
hoàn thành chu kỳ thoa trùng càng ngắn.
Muỗi có khả năng truyền bệnh sớm.
- Do đó vào mùa hè nóng bức bệnh SR
càng phát triển mạnh.

15/08/2022 Ts Thái KST 82


* Ở miền Nam: nhiệt độ trung bình trong năm
thường cao > 160C  muỗi Anopheles phát
triển tốt và KSTSR phát triển thuận lợi quanh
năm  bệnh SR lưu hành quanh năm.
* Ở miền Bắc: mùa hè nhiệt độ tăng cao, sự
lan truyền SR tăng. Mùa đông nhiệt độ lạnh,
muỗi ít sinh sản, KSTSR chậm phát triển trong
cơ thể muỗi nên bệnh SR giảm lan truyền.

15/08/2022 Ts Thái KST 83


3.2. Độ ẩm: ít ảnh hưởng đến KSTSR nhưng rất
ảnh hưởng đến tuổi thọ và hoạt động của muỗi
Anopheles.
- Muỗi sống lâu khi độ ẩm cao (ít nhất > 60%).
Khi có độ ẩm cao và nhiệt độ thích hợp thì muỗi
hoạt động mạnh.
3.3. Lượng mưa và mùa mưa: Chu kỳ của
muỗi gắn liền với môi trường nước.
- Mùa mưa giúp cho muỗi sinh sản và phát triển
thuận lợi  dịch SR thường xảy vào mùa mưa.

15/08/2022 Ts Thái KST 84


Sự lan truyền sốt rét cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ và
ẩm độ, nhiều nơi sự lan truyền theoTs Thái
15/08/2022
mùaKSTvới đỉnh cao trong và sau mùa mưa 85
4. Yếu tố địa hình:
- Địa hình VN phức tạp.
Với diện tích không lớn
nhưng xen kẽ nhiều loại
địa hình: đồng bằng, trung
du, rừng núi, cao nguyên,
vùng ven biển, hải đảo…
Làm cho tình hình bệnh
SR hết sức phức tạp.
- VN có khoảng 2/3 diện
tích nằm trong vùng SR
lưu hành.
15/08/2022 Ts Thái KST 86
15/08/2022 Ts Thái KST 87
5. Yếu tố khối cảm thụ:
- Người chưa có MD, khi bị muỗi nhiễm
KSTSR đốt đều có khả năng bị SR.
- Mức độ cảm thụ với bệnh SR tuỳ thuộc vào
vùng dân cư, lứa tuổi và khả năng MD của cơ
thể. Người ở vùng SR ít cảm thụ với bệnh SR
hơn người ở vùng khác đến (bệnh nhẹ hơn, ít
bị SRAT hơn)

15/08/2022 Ts Thái KST 88


6. Yếu tố nguồn bệnh SR:
- Nguồn bệnh SR là người bệnh SR và người
mang KST lạnh.
* Người bệnh SR: là nguồn bệnh chủ yếu, nhất
là giai đoạn KSTSR phát triển thành giao bào.
* Người mang KST lạnh: người có KSTSR
trong máu nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ là
nguồn lây quan trọng. Do không được phát hiện
nên có thể làm lây bệnh qua đường truyền máu
hoặc qua muỗi Anopheles truyền. Họ cũng dễ bị
SR khi sức đề kháng của cơ thể giảm.
15/08/2022 Ts Thái KST 89
7. Các yếu tố khác:
7.1. Yếu tố XH: là bệnh XH nên các điều kiện
XH như đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá…
của nhân dân, mạng lưới y tế và các dịch vụ
CSSK… có ảnh hưởng lớn đến bệnh SR.
7.2. Chiến tranh: bệnh SR phát triển mạnh.
7.3. Nhân sự: VN có 54 dân tộc, đa số là dân tộc
ít người sống trong rừng sâu, du canh du cư .…
7.4. Khoa học kỹ thuật: giúp cho việc điều trị,
phòng chống bệnh SR có hiệu quả hơn.
15/08/2022 Ts Thái KST 90
Sinh địa cảnh và di
biến động dân số là
môi trường thuận
lợi cho bệnh sốt rét
phát triển
15/08/2022 Ts Thái KST 91
15/08/2022
Sử dụng màn tẩm hóa Tschất diệt muỗi (ITNs, LLINs)
Thái KST 92
15/08/2022 Ts Thái KST 93
II. Phân vùng SR
1. Phân vùng theo quốc tế: Căn cứ vào mức lưu
hành bệnh SR đã được WHO công nhận, Mac
Donal chia thành 4 vùng SR:
+ Vùng SR lưu hành nhẹ: chỉ số lách to ở trẻ
em 2 - 9 tuổi là 10%; chỉ số KSTSR: 10%.
+ Vùng SR lưu hành vừa: 2 chỉ số trên: 11-
50%
+ Vùng SR lưu hành nặng: 2 chỉ số trên là: 51-
75 %.
+ Vùng SR lưu hành rất nặng: 2 chỉ số trên là:
> 75 %.
15/08/2022 Ts Thái KST 94
2. Phân vùng SR ở Việt Nam:
chia 7 vùng theo địa lý
* Vùng 1: Đồng bằng
và đô thị: Có độ cao
trên mặt biển 0-25m;
không có núi cao; không
có khe suối chảy; muỗi
SR không có điều kiện
phát triển. Không có
bệnh SR lưu hành. Có
SR tản phát và có thể có
dịch SR.
15/08/2022 Ts Thái KST 95
* Vùng 2: Nước chảy
đồi thấp (trung du):
Có các đồi đất cao 100-
200m, có nhiều sông to
không thuận lợi cho
muỗi phát triển; có các
lạch đưa nước lên đồng
ruộng cao và các ruộng
màu. Bệnh SR lưu hành
nhẹ.

15/08/2022 Ts Thái KST 96


* Vùng 3: Nước chảy
núi đồi:
- Có đồi núi cao 200-
400m; rừng thưa hoặc
vùng rừng núi nhô ra
biển hải đảo;có khe
suối nước thuận lợi
cho muỗi SR phát
triển. Bệnh SR lưu
hành vừa.

15/08/2022 Ts Thái KST 97


* Vùng 4: chia 3 loại:
+ Vùng nước chảy núi
rừng miền Bắc:
- Vectơ chính là An.
minimus. Có núi cao
400-800m; có nhiều
khe suối, nước chảy
quanh năm; bệnh SR
lưu hành nặng và rất
nặng.

15/08/2022 Ts Thái KST 98


+ Vùng nước chảy núi
rừng miền Trung và
Tây nguyên: Vectơ
chính là An.minimus và
An. dirus. Bệnh SR lưu
hành nặng.
+ Vùng rừng miền
Đông Nam Bộ: Vectơ
chính là An. dirus và
An. minimus nhưng
An. minimus có mật độ
thấp hơn. Bệnh SR lưu
hành nặng.
15/08/2022 Ts Thái KST 99
* Vùng 5: Cao
nguyên miền Bắc: có
độ cao 800-1000m
nhưng khá bằng
phẳng. Có SR lưu
hành nhẹ, có nguy cơ
xảy ra dịch SR.

15/08/2022 Ts Thái KST 100


* Vùng 6: Núi cao:
+ Ở miền Bắc: núi cao
> 800m; cây cối thưa
thớt, khe suối ít; nước
chảy thành thác.
+ Ở miền Nam: núi cao
từ 1200-1500m; khí hậu
mát mẻ. Vùng này
không có SR lưu hành.
Có BN SR do quan hệ
giao lưu mật thiết với
vùng 4.
15/08/2022 Ts Thái KST 101
* Vùng 7: ven biển
nước lợ: có những vùng
nước lợ không thích hợp
với An. minimus, nhưng
phù hợp với sinh thái
của muỗi An. subpictus;
An.sundaicus;An. vagus;
An.sinensis… Bệnh SR
lưu hành nhẹ.

15/08/2022 Ts Thái KST 102


Phân vùng dịch tễ ứng dụng trong triển
khai phòng chống sốt rét
Năm 2009, NIMPE đã phân làm 5 vùng dịch tễ
sốt rét can thiệp:
+ Vùng I: không có sốt rét lưu hành: Vùng đồng
bằng hoặc núi cao > 1.000m ở miền Bắc và >
1.500 m ở miền Trung-Tây Nguyên, Nam bộ;
không có lây truyền sốt rét tại chỗ; không có ký
sinh trùng sốt rét nội địa nhưng có thể có ký sinh
trùng sốt rét ngoại lai.

15/08/2022 Ts Thái KST 103


Phân vùng dịch tễ ứng dụng trong triển
khai phòng chống sốt rét

+ Vùng II: nguy cơ sốt rét quay trở lại: Là vùng


sốt rét lưu hành cũ nhưng đã cắt đứt lây truyền
sốt rét; không có ký sinh trùng sốt rét nội địa
trong vòng 5 năm liền từ 2004 - 2008 nhưng có
thể có ký sinh trùng sốt rét ngoại lai.

15/08/2022 Ts Thái KST 104


Phân vùng dịch tễ ứng dụng trong triển
khai phòng chống sốt rét
+ Vùng III: sốt rét lưu hành nhẹ: Vùng đồi thấp
cây bụi, vùng núi cao 800-1.000m ở miền Bắc,
vùng ven biển nước lợ; có lan truyền sốt rét tại
chỗ, có An. minimus hoặc An. dirus hoặc cả
An.minimus và An.dirus hoặc An.epiroticus; tỷ lệ
bệnh nhân sốt rét < 5/1.000 dân số chung (< 5 ca
ký sinh trùng sốt rét (+)/1.000 dân vùng sốt rét
lưu hành); tỷ lệ P. falciparum < 50%/năm.

15/08/2022 Ts Thái KST 105


Phân vùng dịch tễ ứng dụng trong triển
khai phòng chống sốt rét
+ Vùng IV: sốt rét lưu hành vừa: Là vùng rừng
đồi, ven biển nước lợ, vùng rừng rậm, rừng thưa
cây bụi, rừng cây công nghiệp; có lan truyền sốt
rét tại chỗ, có An.minimus hoặc An. dius hoặc cả
An.minimus và An.dirus hoặc An.epiroticus; tỷ lệ
bệnh nhân sốt rét từ 5 - 10/1.000 dân số chung;
có > 5 KSTSR(+)/1.000 dân số vùng sốt rét lưu
hành/năm; tỷ lệ P. falciparum 50 - 70%/năm.

15/08/2022 Ts Thái KST 106


Phân vùng dịch tễ ứng dụng trong triển
khai phòng chống sốt rét
+ Vùng V: sốt rét lưu hành nặng: Là vùng núi
rừng, rừng bằng Nam bộ; rừng rậm và bìa rừng
rậm, rừng cây công nghiệp; có lan truyền sốt rét
tại chỗ, có An.minimus hoặc An. dius hoặc cả
An.minimus và An.dirus; tỷ lệ bệnh nhân sốt rét
từ >10/1.000 dân số chung; tỷ lệ P. falciparum >
70%/năm.

15/08/2022 Ts Thái KST 107


15/08/2022 Ts Thái KST 108
15/08/2022 Ts Thái KST 109
15/08/2022 Ts Thái KST 110
15/08/2022 Ts Thái KST 111
III. Đặc điểm dịch tễ học SR ở Việt Nam
1. Mùa SR:
- VN có nhiều điều kiện để bệnh SR phát triển.
Dịch SR có thể xảy ra quanh năm. Thường có 1
đến 2 đỉnh cao tuỳ vectơ chủ yếu và liên quan
chặt chẽ với mùa mưa.
- Vùng có vectơ chính là An.minimus: mùa SR
có 2 đỉnh cao là vào đầu và cuối mùa mưa.

15/08/2022 Ts Thái KST 112


- Vùng có vectơ chính là An.dirus chỉ có 1 đỉnh
cao là giữa mùa mưa, tức là các tháng 8,9,10. (do
số lượng ổ bọ gậy do mưa tạo nên cao hơn), tỷ lệ
mắc SR trong suốt mùa mưa cao hơn mùa khô.
- Vùng có vectơ chính là An. minimus và
An.dirus thì đỉnh cao của mùa SR kéo dài từ đầu
đến cuối mùa mưa (tháng 5-10).
- Vùng ven biển nước lợ mà vectơ chính là An.
sundaicus thì đỉnh cao vào đầu mùa mưa (tháng
5,6,7); (do độ mặn của nước biển giảm ).
15/08/2022 Ts Thái KST 113
2. Tác động của kinh tế-xã hội- môi trường
2.1. Các hoạt động phát triển kinh tế của con
người có thể làm tăng nguy cơ SR như:
- Làm tăng chỗ muỗi đẻ: mương thuỷ lợi; đào hồ
ao nuôi cá; dẫn nước lên ruộng bậc thang…
- Làm tăng sự tiếp xúc với muỗi: đi vào vùng SR
để khai thác lâm sản, đá quý; xây dựng vùng
kinh tế mới…

15/08/2022 Ts Thái KST 114


2.2. Các điều kiện lao động quá mức, sinh hoạt
tạm bợ làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
2.3. Có những tác động có lợi như phong trào
vệ sinh làng bản: khơi thông cống rãnh, phát
quang bụi rậm, nuôi cá diệt bọ gậy… giúp cho
việc phòng chống SR có hiệu quả.

15/08/2022 Ts Thái KST 115


BÀI 4. PHÒNG CHỐNG
SỐT RÉT

15/08/2022 Ts Thái KST 116


MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày tác hại của bệnh sốt rét ở Việt Nam
2. Phân tích các nguyên tắc phòng chống sốt rét.
3. Trình bày các biện pháp phòng chống sốt rét
4. Trình bày các khó khăn trong công tác phòng
chống sốt rét và cách khắc phục.

15/08/2022 Ts Thái KST 117


15/08/2022 Ts Thái KST 118
I. Tình hình bệnh SR và tác hại của bệnh SR:
- Tình hình bệnh SR trên thế giới và ở VN là
nghiêm trọng. Trên thế giới hàng năm có hàng
trăm triệu người mắc SR và hàng triệu người
chết do SR.
- Việt Nam nằm trong khu vực SR nặng của thế
giới.

15/08/2022 Ts Thái KST 119


Bản đồ SR trên thế giới

15/08/2022 Ts Thái KST 120


15/08/2022 Ts Thái KST 121
15/08/2022 Ts Thái KST 122
15/08/2022 Ts Thái KST 123
15/08/2022 Ts Thái KST 124
15/08/2022 Ts Thái KST 125
Malaria transmission occurs in five WHO regions. Globally,
an estimated 3.4 billion people in 91 countries and
territories are at risk of being infected with malaria and
developing disease (map), and 1.1 billion are at high risk
(>1 in 1000 chance of getting malaria in a year). According
to the World Malaria Report 2016, there were 212 million
cases of malaria globally in 2015 (uncertainty range 148–
304 million) and 429 000 malaria deaths (range 235 000–
639 000), representing a decrease in malaria cases and
deaths of 22% and 50% since 2000, respectively. The
burden was heaviest in the WHO African Region, where an
estimated 92% of all malaria deaths occurred, and in
children aged under 5 years, who accounted for more than
two thirds of all deaths. (World Malaria Report 2015,
WHO)
15/08/2022 Ts Thái KST 126
15/08/2022 Ts Thái KST 127
2. Tác hại của bệnh SR
2.1. Thiệt hại về con người:
- Tỷ lệ mắc cao; ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ,
gây tử vong; gây sảy thai, vô sinh ở phụ nữ; suy
dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ em.
2.2.Thiệt hại về kinh tế, vật chất:
- Mất nhiều ngày công LĐ do bị SR; tốn nhều
kinh phí để điều trị và phòng chống bệnh SR.
2.3. Ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh:
- Do vùng SR đều có vị trí quan trọng về an
ninh, quốc phòng.
15/08/2022 Ts Thái KST 128
II. Nguyên tắc phòng chống SR
1. Giải quyết nguồn lây:
Chủ yếu diệt KSTSR với các biện pháp:
+ Phát hiện bệnh sớm ngay tại tuyến y tế cơ sở
+ Điều trị sớm, đủ liều lượng, đúng phác đồ.
+ Quản lý BN SR, những người từ vùng dịch
tễ SR trở về cần khám, phát hiện bệnh và điều
trị.

15/08/2022 Ts Thái KST 129


15/08/2022 Ts Thái KST 130
Khám, lấy máu …

15/08/2022 Ts Thái KST 131


Làm tiêu bản, soi tìm KSTSR

15/08/2022 Ts Thái KST 132


2. Giải quyết trung gian truyền bệnh:
Chủ yếu diệt muỗi, chống muỗi đốt.
+ Biện pháp cải tạo và vệ sinh môi trường …
+ Biện pháp hoá học: phun thuốc DDT; ICON;
Sumithion; tẩm màn Permethrin, hương xua diệt
muỗi …
+ Biện pháp sinh học: nuôi cá diệt bọ gậy ...

15/08/2022 Ts Thái KST 133


Tẩm màn bằng Permethrine

15/08/2022 Ts Thái KST 134


15/08/2022 Ts Thái KST 135
3. Bảo vệ người lành:
- Tác động vào khối
cảm thụ :
- Truyền thông giáo
dục trong nhân nhân
những kiến thức cơ
bản về bệnh SR: cách
lây truyền, các biện
pháp phòng chống
bệnh SR …

15/08/2022 Ts Thái KST 136


Đưa chương trình giáo dục SR
vào trường học

15/08/2022 Ts Thái KST 137


15/08/2022 Ts Thái KST 138
- Uống thuốc phòng đối với người chưa có
miễn dịch trước khi vào vùng SR
- Ngủ màn chống muỗi đốt.
- Khi có sốt đi khám và XN máu tìm KSTSR.

15/08/2022 Ts Thái KST 139


Cấp phát màn cho đồng bào trong
vùng dịch tễ SR

15/08/2022 Ts Thái KST 140


III. Các nghiên cứu về phòng chống sốt rét ở
Việt Nam
1. Chiến lược “Tiêu diệt SR”: 1955 - 1979
Nội dung gồm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị
+ Giai đoạn tấn công
+ Giai đoạn củng cố
+ Giai đoạn bảo vệ.

15/08/2022 Ts Thái KST 141


2. Chiến lược “Phòng chống SR”: 2/1991
2.1. Mục tiêu:
+ Giảm mắc SR
+ Giảm chết do SR
+ Giảm vụ dịch do SR
2.2. Các biện pháp kỹ thuật:
- Lập chương trình PCSR quốc gia.
- Tập trung vùng SR trọng điểm (vùng núi, dân
tộc ít người …)
- Lồng ghép chương trình PCSR với CSSKBĐ.
15/08/2022 Ts Thái KST 142
- Tăng cường củng cố màng lưới y tế cơ sở,
phát hiện sớm và điều trị sớm từ cơ sở, vùng
sâu, vùng xa.
- Đào tạo CB, đẩy mạnh NCKH, tuyên truyền
vận động, đẩy mạnh xã hội hoá PCSR …

15/08/2022 Ts Thái KST 143


3. Sự khác nhau giữa chiến lược “TDSR” và
“PCSR”
3.1. Về mục tiêu:
- TDSR nhằm mục tiêu loại trừ bệnh SR như
một bệnh của nhân loại, xoá bỏ bệnh đó trong
danh sách các bệnh của loài người.
- PCSR với mục tiêu làm giảm mắc SR và giảm
tử vong do SR.

15/08/2022 Ts Thái KST 144


3.2. Về thời gian: TDSR có hạn định 12-14 năm;
còn PCSR là vô hạn định.
3.3. Về biện pháp thực hiện:
- TDSR: gồm 4 giai đoạn, với biện pháp chủ yếu
là phun DDT diệt muỗi, coi trọng diện tích phun
và số dân được bảo vệ.
- PCSR: việc chẩn đoán và điều trị bệnh được
coi là biện pháp hàng đầu.

15/08/2022 Ts Thái KST 145


4. Chiến lược loại trừ bệnh sốt rét: 2008  nay
Gồm 4 giai đoạn, không giới hạn thời gian mà căn
cứ vào tỷ lệ KST (+)/dân số vùng SR lưu hành:
4.1. Phòng chống sốt rét tích cực
- Tỷ lệ KST/lam máu người có sốt ≥ 5% (~ ≥ 5
KST/1000 dân vùng SRLH/năm – WHO).
- Mốc chuyển sang giai đoạn tiền loại trừ SR: tỷ
lệ KST/lam máu người có sốt < 5% (sau 3 năm)

15/08/2022 Ts Thái KST 146


Các biện pháp can thiệp:
+ Quản lý ca bệnh
+ Phòng chống vector
+ Giám sát và đánh giá
+ GDTT về PCSR, quan hệ quần chúng
+ Nghiên cứu ứng dụng PCSR
+ Hệ thống y tế
+ Quản lý chương trình

15/08/2022 Ts Thái KST 147


4.2. Giai đoạn tiền loại trừ sốt rét
- Tỷ lệ KST/lam máu người có sốt < 5% (~ < 5
KST/1000 dân vùng SRLH/năm – WHO).
- Mốc chuyển sang giai đoạn loại trừ SR: tỷ lệ
KST/lam máu người có sốt < 1%
4.3. Giai đoạn loại trừ sốt rét
- Tỷ lệ KST/lam máu người có sốt < 1% (~ < 1
KST/1000 dân vùng SRLH/năm – WHO).
- Mốc chuyển sang giai đoạn đề phòng SR
quay trở lại: ca bệnh lây truyền tại địa phương
15/08/2022 Ts Thái KST 148
4.4. Giai đoạn đề phòng SR quay trở lại
- Tiếp tục giảm ca bệnh lây truyền tại địa
phương.
- Cấp giấy chứng nhận của WHO

15/08/2022 Ts Thái KST 149


15/08/2022
KÕt thóc toµn bé phÇn sèt rÐt
Ts Thái KST 150

You might also like