Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Câu 6: Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ và lời nói có quan hệ với nhau như thế nào?

Cho ví dụ minh
hoạ?
1. Khái niệm ngôn ngữ:
_ Chỉ hệ thống kí hiệu nói chung dùng làm phương tiện giao tiếp.
_ Chỉ hệ thống những từ âm, từ và các quy tắc kết hợp của chúng mà những người trong cùng
một cộng đồng sử dụng làm phương tiện giao tiếp.
_ Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính nghệ thuật.

- Ví dụ: câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“ Đầu lòng hai ả tố nga


Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”
Các câu thơ được tạo lập bằng hệ thống các đơn vị ngôn ngữ:
+ Âm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói: /v/, /l/, /n/, m/, /t/...
+ Hình vị: là chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành, có chức năng cấu tạo từ và biểu thị ý nghĩa của
từ vựng : “tinh thần” được tạo bởi hai hình vị là “tinh” và “thần” kết hợp với nhau
+ Từ: là đơn vị được cấu tạo từ một hay một số hình vị: “mai”, “tuyết”...
+ Câu: là chuỗi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ pháp nhất định: “Thúy Kiều là
chị, em là Thúy Vân”
-Ví dụ: I usually get up early in the morning
+ Âm vị: /t/, /m/...
+ Hình vị: , “early” có 2 hình vị, “morning” có 2 hình vị
+ Từ: usually, morning
+ Câu: I usually get up early in the morning.
2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói:
+ Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, bằng một số đơn vị từ, người nói sử dụng những quy tắc ngữ
pháp để kết hợp các từ, tạo thành lời nói. Những đơn vị từ và những quy tắc vận dụng trong các
tình huống cụ thể, đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ có tính khái quát, có tính xã hội, tính thống
nhất và tính quy ước trong một cộng đồng sử dụng chung ngôn ngữ. Lời nói là hoạt động cần
thiết trong giao tiếp. Lời nói mang sắc thái cá nhân sử dụng ngôn ngữ qua âm thanh, từ ngữ và sự
vận dụng ngữ pháp trong hoạt động tạo lời. Lời nói cũng là điều kiện cần thiết để xác lập ngôn
ngữ.
+ Ngôn ngữ và lời nói có sự gắn bó chặt chẽ với nhau: ngôn ngữ được hiện thực hóa trong lời
nói và lời nói chính là ngôn ngữ đang hoạt động. Lời nói vừa mang tính cá nhân của người sử
dụng vừa mang tính xã hội của cộng đồng ngôn ngữ.
+ Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói có thể nhận thức được trên cơ sở quan điểm biện chứng
giữa cái chung và cái riêng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa trừu tượng và cụ thể.
+ Ví dụ: Với các yếu tố ngôn ngữ như: “nắng, màu, gió, hương”, mỗi người có thể miêu tả khác
nhau. Xuân Diệu đã miêu tả qua 4 câu thơ sau trong bài thơ Vội vàng:
“ Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi ”
Những từ ngữ và quy tắc ngữ pháp được sử dụng trong 4 câu thơ trên mang tính chung của
cộng đồng. Nhưng cách thức sắp xếp để tạo câu thơ thể hiện phong cách riêng của mỗi cá nhân.
Câu 7: Vì sao nói Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt? Lấy ví dụ và phân tích.
*Ngôn ngữ gắn bó với đời sống con người, đồng thời phát triển song song với hoạt động và tư
duy của con người.
*Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên:
-Quy luật phát triển của ngôn ngữ không giống với quy luật tự nhiên
-Các hiện tượng tự nhiên tự nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiêu hủy như tự nhiên, không phụ
thuộc vào con người: mưa, bão, động đất, sóng thần
- Ngôn ngữ do con người quy ước, nó không tự nảy sinh, phát triển như hiện tượng tự nhiên, nó
phụ thuộc vào ý thức của con người. Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa Đác-uyn, cho rằng: ngôn
ngữ tự hình thành và từ tiêu hủy như tiếng Tiên Ly (Trung Quốc), tiếng hạn (một số từ cũ không
dùng và tiêu hủy, từ mới xuất hiện. Đó chưa phải cơ sở khẳng định sự phát triển mang tính tự
nhiên của ngôn ngữ)
-Ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa cái cũ và phát triển cái mới, không bao giờ hoàn toàn bị hủy
diệt mà ngày càng phát triển.
*Ngôn ngữ không phải là bản năng sinh vật:
-Con người sinh ra đã có bản năng: đi, ngồi, chạy…đó là chức năng sinh học của con người
không phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống.
-Ngôn ngữ không mang tính bản năng như các hoạt động của con người. Tuy nhiên, con người có
các cơ quan bẩm sinh liên quan đến phát âm: khoang phát âm như mũi, răng, môi..., cơ quan hô
hấp, trung ương thần kinh. Nhưng không thể coi đó là cơ sở để hiểu tính bẩm sinh của ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là kết quả của sự học hỏi, bắt chước, tiếp xúc xã hội, với mọi người xung quanh.
-Bản năng sinh vật có thể phát triển ngoài xã hội. Ngôn ngữ sẽ không có được khi con người
sống cô độc, tách biệt với xã hội.
+ Ví dụ: Đứa trẻ sinh ra ở Việt Nam, nhưng lớn lên ở Nga, tiếp xúc người Nga sẽ nói tiếng Nga.
+ Ví dụ: trẻ sinh ra mà sống cách biệt XH loài người thì sẽ không biết nói tiếng người (không
biết ngôn ngữ)
*Ngôn ngữ không phải là đặc trưng chủng tộc:
-Con người sinh ra có đặc điểm về bẩm sinh hay di truyền như: đi, ngồi, màu da, tỉ lệ thân thể
(người châu Âu thường cao hơn, da trắng còn người Việt Nam thấp hơn và da vàng, tóc đen).
-Ngôn ngữ không mang tính di truyền. Con người sinh ra nếu không có giao tiếp với người khác,
với xã hội thì không bao giờ có ngôn ngữ. Bởi vì các chủng tộc khác nhau trong điều kiện đặc
biệt có thể nói cùng thứ tiếng; không thể đồng nhất ngôn ngữ với đặc trưng về chủng tộc. Vì ranh
giới chủng tộc và ngôn ngữ không trùng nhau
-Ví dụ: Một số trẻ em người Việt sinh ra và lớn lên tại Pháp sẽ nói được tiếng Pháp.
*Ngôn ngữ khác với âm thanh:
-Động vật dùng tiếng kêu để thông báo theo bầy đàn báo hiệu sự nguy hiểm hay gọi nhau như:
tiếng gà mẹ gọi đàn con, tiếng gáy của gà là đặc trưng của nó, tiếng chó sủa
-Âm thanh ngôn ngữ khác âm thanh (tiếng kêu) của một số động vật. Một số con vật nói được
tiếng người (sáo, vẹt, yểng...) đó là kết quả quá trình rèn luyện phản xạ không hoặc có điều kiện
của một số loài động vật đó.
- Ngôn ngữ là sản phẩm của loài người do con người quy ước gắn liền tư duy, suy đoán của con
người nên không thể đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu động vật.
*Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân:
-Ngôn ngữ tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện
vọng của mỗi cá nhân
-Ngôn ngữ không của riêng ai, là sản phẩm của cả cộng đồng
-Ví dụ: chúng ta đều là người Việt Nam nên có chung tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt
-Ví dụ: Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Hay ở cộng
đồng Liên Hợp Quốc, có 6 ngôn ngữ được quy định sử dụng là tiếng Anh, Trung, Nga, Pháp, Tây
Ban Nha và Ả rập
-Cá nhân có thể có phong cách ngôn ngữ riêng, sáng tạo riêng trên cơ sở tuân thủ những quy ước
chung của xã hội. Cá nhân không thể tự mình thay đổi ngôn ngữ của xã hội. Ví dụ phong cách
thơ Tố Hữu, phong cách của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.
Qua đó, cho thấy rằng:
-Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên mà là hiện tượng xã hội.
-Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ không chịu ảnh hưởng của quy luật tự nhiên mà chịu sự tác
động của quy luật xã hội.
-Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội, thể hiện ý thức của xã hội, là công cụ để tư duy.
*Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt:
-Ngôn ngữ và hình thái xã hội:
+ Theo chủ nghĩa Mác, ngôn ngữ có vị trí khác so với các ngôn ngữ khác. Chủ nghĩa Mác đã
phân chia hình thái kinh tế xã hội thành hai bộ phận: kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng
+ Kiến trúc thượng tầng: là quan điểm về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, văn hóa
+ Cơ sở hạ tầng: toàn bộ quan hệ sản xuất xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định
+ Ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất của con người, với tất cả lĩnh vực đời sống
xã hội, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng.
+ Tính đặc biệt của ngôn ngữ là ở chỗ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa các thành
viên trong xã hội loài người. Nếu không có ngôn ngữ thì không có xã hội và ngược lại.
-Ngôn ngữ không mang tính giai cấp:
+ Các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng luôn phục vụ cho một giai cấp nhất định
trong xã hội.
+ Ngôn ngữ là tài sản chung của tất cả giai cấp trong xã hội. Ngôn ngữ không mang tính giai
cấp, là hiện tượng xã hội xuyên suốt mọi thời gian, qua các thời đại lịch sử.

Câu 8: Tại sao nói ngôn ngữ thống nhất mà không đồng nhất với tư duy? Cho ví dụ
minh họa.

Câu 9: Tại sao nói ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người?
*Trước hết, cần tìm hiểu về giao tiếp và các chức năng và nhân tố của giao tiếp:
-Giao tiếp của con người có thể diễn ra bằng nhiều phương tiện như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu
bộ... được gọi là giao tiếp ngoài ngôn ngữ. Tuy nhiên, phương tiện giao tiếp phổ biến nhất là giao
tiếp bằng ngôn ngữ, thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn tự.
-Chức năng của giao tiếp:
+ Chức năng thông tin: Là hiện thực được nói đến trong giao tiếp để những người tham gia giao
tiếp thông báo với nhau (gọi là chức năng thông báo). Ví dụ như giảng viên dùng ngôn ngữ để
thông báo về bài tập, bài thuyết trình, lịch thi sắp tới cho sinh viên IUH
+ Chức năng tạo lập các quan hệ: bên cạnh nội dung thông báo, cuộc giao tiếp tạo được mối
quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp. Ví dụ như khi tham gia vào các câu lạc bộ ở
trường, các bạn sẽ chủ động bắt chuyện làm quen với nhau để cùng nhau làm việc hiệu quả.
+ Chức năng giải trí: ngôn ngữ là phương tiện con người trò chuyện với nhau, tạo giây phút nghỉ
ngơi, giải trí. Ví dụ như các bạn cùng chia sẻ về cuộc sống sinh viên, học tập, trao đổi về sở thích,
món ăn yêu thích
+ Chức năng tự biểu hiện: Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người tự biểu hiện mình: tình cảm,
sở thích, khuynh hướng, trạng thái… Ví dụ như khi làm bài tập thuyết trình, nếu bạn giao tiếp
thành thạo, trình bày rõ ràng sẽ cho thấy bạn là người tự tin, mạnh dạn, có kỹ năng nói trước đám
đông.
-Các nhân tố của giao tiếp:
+ Nhân vật giao tiếp: người nói, người nghe
+ Hiện thực được đề cập đến
+ Hoàn cảnh giao tiếp
+ Ngôn ngữ được sử dụng
+ Ngôn bản
*Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vì:
-Những thuận lợi của giao tiếp bằng ngôn ngữ: ngôn ngữ bằng lời có tính chặt chẽ và đa dạng,
ngôn ngữ có thể diễn đạt hiện tượng xảy ra trong thế giới khách quan mà không có gì có thể thay
thế vai trò diễn đạt của nó. Hơn nữa, ngôn ngữ không có tính giai cấp, phổ biến tiện lợi, mọi
thành viên trong xã hội đều sử dụng được trong mọi lĩnh vực. Trong lúc đó, các phương tiện giao
tiếp khác như cử chỉ, điệu bộ... chỉ đóng vai trò bổ sung cho ngôn ngữ.
- Khái quát: chính nhờ ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sản xuất và lao
động, người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác có thể hiểu được nguyện vọng, tư tưởng
tình cảm của mọi người. Có thể hiểu lẫn nhau, con người có thể cùng hợp tác sản xuất, chinh
phục thiên nhiên, xã hội, làm cho xã hội ngày càng tiến lên.
-Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh, sản xuất, thể hiện hoạt động sản xuất, có thể giúp người ta giành
lấy tri thức cần thiết để đấu tranh sản xuất, có thể giúp người ta cùng hợp tác sản xuất do đó thúc
đẩy sản xuất ngày càng phát triển.
-Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng lại là công cụ đấu tranh giai cấp. Các giai cấp khác nhau
sử dụng ngôn ngữ để đấu tranh với nhau.
Câu 10: Âm thanh là gì. Những điều kiện để âm thanh trở thành âm thanh ngôn ngữ?
1: Âm thanh của lời nói
_ Âm thanh có được do sự rung động của một vật thể, sự tác động của một lực vào một vật thể.
VD: gảy đàn, gõ trống... hoặc sự vận động cũng tạo ra âm thanh như nước chảy, gió thổi....
_ Trong thực tiễn đời sống có 2 loại âm thanh:
+ Âm thanh tự nhiên: vốn tồn tại trong tự nhiên: gió thổi, mưa rơi, chim hót....
+ Âm thanh nhân tạo do con người tạo ra tiếng trống, tiếng còi...
_ Trong các âm thanh nhân tạo có một loại âm thanh đặc biệt do bộ máy cấu tạo của con người
phát ra được thính guacs tiếp nhận và được dùng trong giao tiếp. Đó là âm thanh ngôn ngữ ( Gọi
tắt là ngữ âm).
_ Âm thanh của ngôn ngữ có thể được nghiên cứu từ những góc độ khác nhau:
+ Từ góc độ vật lý học: nghiên cứu qúa trình truyền và tiếp nhận các âm ngữ của ngôn ngữ.
+ Từ góc độ sinh lý học: nghiên cứu bộ máy phát âm của con người.
+ Từ góc độ ngôn ngữ học:
_ Ưu điểm của âm thanh ngôn ngữ:
+ Có tính phân tiét cao, đó là yếu tố để mã hoá một khối lượng vô hạn những thông tin.
( Tiếng Việt có 22 phụ âm + 16 nguyên âm + 6 thanh đệm = từ vô hạn)
+ Việc giao tiếp = ngữ âm không bị cản trở vì thiếu ánh sáng và vật cản.
+ Khi phát âm con người đồng thời ktra âm thanh phát ra của mình.
_ Cơ sở của ngữ âm ( Cơ sở vật lý)
+ Độ cao ( cao độ)
Do tần số dao động của vật thể quy định. Đơn vị để đo độ cao là Hec( Hz). Độ cao cho biết giới
tính, cảm xúc,tuổi tác…
+ Độ vang ( cường độ)
Do biên độ dao động của vật thể quy định. Đơn vị để đo là đe-xi-ben ( dB)
- Các nguyên âm a, u, e nghe vang hơn các phụ âm. Các â,m p, t, k có độ vang kém nhất.
- Phụ thuộc vào thời gian lâu hay mau của âm : a/ă; ơ; â….. VD: mát, mắt, mất….
Tan, tâm, tân, an, ăn…
+ Âm sắc: là sắc thái riêng của âm
_ Cơ sở sinh lý của ngữ âm
+ Bộ máy phát âm: thanh hầu, dây thanh , khoang miệng, khoang mũi.
+ Dây thanh hoạt động đều: chu kỳ tần số xác định, âm thanh êm tai, dễ nghe => tiếng thanh ( âm
a,e,u)
+ Dây thanh hoạt động ít hoặc không hoạt động => chu kỳ và tần số không xác định => tiếng
động ( phụ âm cấu tạo bằng các tiếng động) : b, m, n, d
 Theo đặc điểm sinh học các âm được phân thành nguyên âm và phụ âm.
+ Giữa nguyên âm và phụ âm có một loại trung gian là bán âm
+ Tuỳ theo tỉ lệ tiếng rhanh và tiếng động mà ngta chia phụ âm thành các loại khác nhau
- Phụ âm vô thanh chỉ được tạo bằng tiếng động ( p, k, t trong TV)
- Phụ âm hữu thanh: ngoài tiếng động + tiếng thanh VD /b/, /d/….
 2 loại này có phụ âm này gọi là phụ âm ồn
 Phu âm vang: m, n, ng, nh ( vang mũi), l( vang bên)
+ Khoang miệng và khoang mũi gồm: môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đầu
lưỡi ( t, đ), mặt lưỡi( nh, ch), gốc lưỡi ( g, ng, kh), nắp họng (h)
+ Khoang miệng và khoang mũi nhờ sự cộng hưởng của lưỡi và môi có thể thay đổi, nhờ đó
tạo nên những âm có âm sắc khác nhau.
+ các bp phát âm của cong người chia làm 2 koaij
- Loại hoạt động được ( động) : lưỡi, con, nắp họng, lưỡi môi.
- Loại không hoạt động được ( tĩnh) : rặng, lợ , gạc
Câu 2: Trình bày khái quát về phụ âm. Miêu tả và phiên âm các phụ âm tiếng việt?

You might also like