Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

CHƯƠNG 2

DỰ BÁO BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA


1.Khái niệm:
- Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự
báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp
của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất kinh doanh.
- Quy trình áp dụng phương pháp chuyên gia chia làm 3 giai đoạn:
1. Lựa chọn chuyên gia
2. Trưng cầu ý kiến chuyên gia
3. Thu thập, xử lý các đánh giá dự báo.

Ví dụ dự báo bằng phương pháp chuyên gia:


Giả sử bạn quan tâm đến việc dự báo giá cổ phiếu của một công ty công nghệ lớn
trong tháng tới. Bạn quyết định tìm hiểu ý kiến của hai chuyên gia trong ngành
công nghệ và tài chính.
Chuyên gia A: Chuyên gia A là một nhà phân tích tài chính có kinh nghiệm, đã
nghiên cứu công ty này trong nhiều năm. Dựa trên việc theo dõi các chỉ số tài
chính, xu hướng thị trường và thông tin về sản phẩm mới sắp ra mắt, chuyên gia A
cho rằng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng 10% trong tháng tới. Ông ta lập luận
rằng công ty đang tiếp tục phát triển sản phẩm hấp dẫn và có mối liên kết vững
chắc với các đối tác lớn, điều này sẽ tạo ra dòng tiền khá ổn định và hỗ trợ cho việc
tăng giá cổ phiếu.
Chuyên gia B: Chuyên gia B là một chuyên gia công nghệ với nhiều kinh nghiệm
trong việc phân tích thị trường công nghệ. Ông ta nhận định rằng giá cổ phiếu của
công ty sẽ giảm 5% trong tháng tới. Chuyên gia B lập luận rằng dù công ty đã có
một số thành công, nhưng cạnh tranh ngày càng gia tăng và công ty không thể duy
trì tốc độ tăng trưởng hiện tại. Ông ta cho rằng các công ty khác đang tạo ra những
sản phẩm mới hấp dẫn hơn và công ty này có thể gặp khó khăn trong việc gia tăng
doanh số bán hàng.
Với hai quan điểm đối lập từ chuyên gia A và B, bạn có thể xem xét thông tin này
để đưa ra quyết định đầu tư hoặc làm căn cứ cho dự báo của bạn. Tuy nhiên, hãy
nhớ rằng dự báo có thể không chính xác 100%. Việc sử dụng phương pháp chuyên
gia giúp mang lại sự đa dạng và cái nhìn khách quan về tình hình.
2. Lựa chọn chuyên gia
*Chuyên gia dự báo:
- Khái niệm: Đó là các chuyên gia trực tiếp đưa ra các đánh giá dự báo về ngành
cần dự báo.
- Các chuyên gia này có nhiệm vụ đưa ra các ý kiến dự báo, cung cấp các thông tin
dự báo về đối tượng trong tương lai để các nhà quản lý đưa ra kết quả dự báo
chung của tập thể.
Tiêu Chuẩn Để Lựa Chọn Chuyên Gia :
- Có trình độ hiểu biết chung cao
- Có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực cần dự báo
- Có định hướng tâm lý về tương lai
- Công tác lâu năm trong lĩnh vực cần dự báo
- Không những nắm vừng tình hình dự báo trong nước mà còn quan tâm và nắm
được tình hình về lĩnh vực đó trên thế giới
- Có đánh giá phải hướng tới ổn định theo thời gian, những thông tin bổ
sung chỉ làm hoàn chỉnh thêm sự đánh giá trước

3.Quy trình thực hiện phương pháp dự báo bằng phương pháp chuyên gia
gồm các bước sau:

Xác định mục tiêu dự báo: Đầu tiên, xác định mục tiêu cụ thể của quy trình dự báo.
Ví dụ: Dự báo doanh thu bán hàng trong 3 tháng tới.
Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu liên quan đến mục tiêu dự báo từ các nguồn
khác nhau. Các nguồn dữ liệu có thể bao gồm số liệu kinh doanh trước đây, dữ liệu
về thị trường, xu hướng công nghệ, thông tin từ các chuyên gia trong lĩnh vực
tương tự.

Lựa chọn và huấn luyện chuyên gia: Chọn ra một nhóm chuyên gia có kiến thức và
kinh nghiệm trong lĩnh vực dự báo. Tiến hành đào tạo, huấn luyện chuyên gia để
họ hiểu rõ mục tiêu dự báo, phương pháp sử dụng và đưa ra dự báo chính xác.

Sử dụng phương pháp chuyên gia: Chuyên gia sẽ áp dụng kiến thức và kinh
nghiệm của mình để đưa ra dự báo. Phương pháp này có thể dựa trên các quy tắc,
công thức toán học, mô hình dự báo hoặc các phương pháp khác tuỳ thuộc vào lĩnh
vực cụ thể.

Kết hợp dự báo từ nhiều chuyên gia: Nếu có nhiều chuyên gia tham gia đưa ra dự
báo, cần kết hợp các dự báo của họ để đưa ra một dự báo tổng quan. Có thể sử
dụng các phương pháp như trung bình, trọng số dựa trên độ tin cậy, hay các
phương pháp khác để kết hợp dự báo từ nhiều nguồn.

Đánh giá và kiểm tra dự báo: Sau khi có dự báo từ chuyên gia, cần đánh giá và
kiểm tra tính chính xác của dự báo. So sánh dự báo với dữ liệu thực tế để đánh giá
hiệu suất và độ tin cậy của phương pháp chuyên gia.

Cải thiện và điều chỉnh: Dựa trên kết quả đánh giá, tiến hành cải thiện và điều
chỉnh quy trình dự báo. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi phương pháp
chuyên gia, đào tạo thêm chuyên gia mới hoặc thay đổi nguồn dữ liệu.

Lập kế hoạch triển khai: Cuối cùng, lập kế hoạch triển khai quy trình dự báo và
theo dõi quá trình thực hiện để đảm bảo rằng dự báo được sử dụng một cách hiệu
quả và liên tục cải thiện theo thời gian.
3.Nội dung các phương pháp dự báo bằng chuyên gia
3.1. Xác định chuyên gia và thành lập các nhóm chuyên gia.
Một trong các giai đoạn quan trọng nhất để áp dụng phương pháp chuyên gia trong
dự báo là lựa chọn chuyên gia.
Thực tế, người ta sẽ thành lập nhóm chuyên gia bao gồm :
 Nhóm chuyên gia thường trực: 8-10 người (ban chủ nhiệm 3-4 người,
chuyên gia PP luận 1-2 người, còn lại thì mỗi người chịu 1 vấn đề chính)
 Nhóm chuyên gia lâm thời: được thành lập sau khi thành lập nhóm chuyên
gia thường trực, số nhóm chuyên gia LT bằng số lượng vấn đề dự báo chính,
số lượng mỗi nhóm khoảng 20-30 người, sau đó bớt đi là vừa.
Các cách để lập danh sách chuyên gia lâm thời:
Cách 1: Các chuyên gia thường trực sẽ giới thiệu thành viên cho nhóm lâm thời.
Cách 2: Nếu các chuyên gia thường trực biết quá ít số chuyên gia cần thiết thì họ
phải tự đi thăm dò tìm kiếm các chuyên gia lâm thời.
Cách 3: Gửi thư, Internet…
v Chất lượng dự báo phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên gia nhưng
danh sách chuyên gia lại do giới thiệu nên không hoàn toàn chính xác, vì thế
cần tuyển lựa để loại bớt. Có thể tuyển lựa bằng 2 phương pháp
PP1. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA TỰ ĐÁNH GIÁ MÌNH
- Để tiến hành theo pp này, trước hết chuyên gia thường trực lập ra phiếu điểm
cho điểm theo thang n, mỗi phiếu ghi 1 câu hỏi, chuyên gia tự đánh giá vào
ô tương ứng, khi thu hồi phiếu nhóm thường trực sẽ điền điểm theo thang
định sẵn.
Nếu gọi Aij là điểm của CHUYÊN GIA i (trong m chuyên gia được hỏi) theo phiếu
thứ j (trong n phiếu đưa ra). Gọi Aj là thang điểm lớn nhất trong thang của phiếu j,
gọi Ti là điểm chung của chuyên gia i trong n phiếu hỏi:
n

∑ A ij
T i= j=1
n

∑ Aj
j=1

0 ≤ Ti ≤1

+ Chuyên gia có Ti lớn hơn thì có năng lực cao hơn.


+ Việc chuyên gia tự đánh giá thiếu khách quan, hoặc chuyên gia tự đề cao mình
hơn hay quá khiêm tốn.
PP2. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN
KHÁCH QUAN
67
- Nhóm chuyên gia thường trực lập ra phiếu điểm cho điểm theo thang n, nhưng
câu hỏi được kèm theo 1 số tiêu chuẩn nhất định, làm cho chuyên gia khó có thể
thay đổi được.
- Ngoài ra, còn đưa ra 1 số câu hỏi về kết cục đã biết để kiểm tra cùng thang điểm
KQ trả lời, và phương pháp tính điểm trung bình cũng giống như PP1. Tuy nhiên,
khá phức tạp, mặc dù mang tính khách quan.
68
Áp dụng 2 phương pháp thì ta được điểm chung như sau:
T 1 i +2T 2 i
T i=
3
Với T1i và T2i là điểm chung của chuyên gia i theo phương pháp 1 và 2.
Sau khi tính điểm trung bình của từng chuyên gia, ta sắp xếp danh sách các chuyên
gia theo thứ tự điểm giảm dần.
Tính điểm trung bình cho từng nhóm chuyên gia theo công thức:
m
1
Dm = ∑ T i
m i=1
3.2.Tổ chức lấy ý kiến và xử lý ý kiến chuyên gia
3.2.1 Lập phiếu hỏi
- Nguồn tài liệu cơ bản cho kết quả dự báo là những câu trả lời, đánh giá của
chuyên gia trong phiếu hỏi  Là khâu chủ yếu của nhóm chuyên gia thường trực,
nội dung câu hỏi bám sát mục tiêu dự báo.
- Muốn thu được kết quả mong muốn thì phải tuân theo các yêu cầu:
+ Các câu hỏi dùng thuật ngữ thông dụng dễ hiểu, không dùng từ đa nghĩa
+ Phiếu in sạch sẽ, rõ ràng.
+ Nội dung câu hỏi phải liên quan 1 cách logic với nội dung của đối tượng dự
báo.
+ Các câu hỏi phải liên quan theo một trong 3 dạng sau:
 Dạng 1: Câu hỏi để thu thập các câu trả lời về mặt số lượng: thời gian hoàn
thành sự kiện, giá trị chỉ tiêu dự báo, xác suất thực hiện 1 sự kiện,…
 Dạng 2: Câu hỏi để thu được mối quan hệ chất lượng giữa các sự kiện ( có 3
loại):
o Tuyển ( câu hỏi đóng): Chọn lấy 1 trong các yếu tố đưa ra
o Hội ( câu hỏi mở): Chọn lấy một số trong các yếu tố đưa ra.
o Tắt suy: Từ 1 yếu tố này suy ra yếu tố khác
 Dạng 3: Là câu hỏi đè nghị tả lời trực tiếp về đối tượng được hỏi như: số
liệu, luận chứng.
3.2.2 Các phương pháp tiến hành trưng cầu.
- Phỏng vấn: là hình thức trưng cầu mà các nhà phân tích đặt ra câu hỏi cho các
chuyên gia đánh giá theo một chương trình đã định trước. Thường được trả lời
ngay, dựa trên sự cởi mở giữa người hỏi và người trả lời.
- Hội thảo: Được tiến hành để giải quyết những vấn đề không đòi hỏi đánh giá
chính xác về mặt lượng của những đối tượng, tham số, phương án,…
+ Giai đoạn 1: Xác định vấn đề hội thảo, trình tự tiến hành và mời các chuyên
gia đánh giá tham gia hội thảo.
+ Giai đoạn 2: Hội thảo được mở đầu bằng khai mạc của chủ tọa; báo cáo các
vấn đề đưa ra phân tích, đánh giá, ý kiến phát triển của chuyên gia, thông qua
quyết nghị của buổi hội thảo.
+ Giai đoạn 3: Kết thúc hội thảo
- Hội nghị: là hình thức triệu tập để thông tin cho nhau và định hướng cho những
người tham gia trao đổi ý kiến, vạch kế hoạch và phối hợp kế hoạch.
- Tấn công não: là phương pháp trưng cầu cho phép thu được những tư tưởng mới,
những quyết định về một vấn đề nhờ sự sáng tạo của tập thể
+ Đề xuất tư tưởng mới.
+ Phân tích và đánh giá tư tưởng đã nêu
- Phương pháp Delphi: là phương pháp dự báo bằng trưng cầu ý kiến điển hình. Có
3 đặc điểm chủ yếu:
+ Đánh giá tập thể vắng mặt
+ Có tính khuyết danh
+ Sử dụng mối quan hệ ngược
+ Yêu cầu để tiến hành phương pháp Delphi
o Câu hỏi đặt ra phải cho phép trình bày phương án trả lời dưới dạng số
lượng;
o Phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các chuyên gia;
o Câu trả lời từng vấn đề phải được chuyên gia đánh giá có luận chứng.

+ Phương pháp Delphi được tiến hành theo 4 giai đoạn, thời gian giữa 2 giai
đoạn khoảng 2 tháng, trong mỗi giai đoạn chuyên phải nêu ý kiến của mình
dưới dạng số lượng theo chỉ dẫn sẵn có:
o Giai đoạn 1: Các chuyên gia phải đánh giá dự báo theo các sự kiện theo
danh mục đã được các nhà phân tích chuẩn bị sẵn.
o Giai đoạn 2 : Xây dựng phiếu câu hỏi
o Giai đoạn 3 : Như giai đoạn 2 và đưa ra thông tin mới hơn.
o Giai đoạn 4 : Các chuyên gia đánh giá lại
3.2.3. Xử lí ý kiến chuyên gia
- Sau khi thu tập những ý kiến của các chuyên gia cần phải tiến hành một loạt các
biện pháp xử lí những ý kiến này
- Những ý kiến thường được sử dụng để giải quyết 2 vấn đề:
+ Đánh giá thời gian xuất hiện của sự kiện;
+ Xác định tầm quan trọng của sự kiện
a. Đánh giá thời gian xuất hiện của sự kiện
- Trong trường hợp này người ta sử dụng. Trung vị và tứ phân vị
*Trung vị ( median_me)
- Trung vị là giá trị đứng giữa của tập dữ liệu đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
- Trong dự báo:
+ Nếu dố đánh giá M là lẻ, thì trung vị của thành phần trung tâm của những đánh
giá được xếp đặt theo thứ tự thời gian.
T0.5 = TN+1/2
+ Nếu N đánh giá là chẵn, thì trung vị được tính gần đúng:
T0.5=(TN/2 +T(N+2)):2
Trong đó:N là tổng số đánh giá
T là giá trị đánh giá
T0.5 giá trị
+ Trường hợp mốc thời gian được các chuyên gia đánh giá theo khoảng số trung vị
Me được xác định bằng công thức:

n
−F 0
m e = I0 + 2
f0
Trong đó: I0 giới hạn dưới của khoảng chứa trung vị
F0 Tần số tích lũy của khoảng đứng trước khoảng chứa trung vị
f0 Tần số khoảng chứa trung vị
d Khoảng chứa trung vị ( khoảng cách thời gian)
- Khoảng tứ phân vị: là khoảng chứa 50% những đánh giá dự báo của tập thể
chuyên gia nằm giữa khoảng 25% những đánh giá cao nhất và 25% những đánh giá
thấp nhất. Giá trị giới hạn trên (dưới) của khoảng tứ phân vị được gọi là số tứ phân
vị trên (dưới). Các giá trị tứ phân vị dưới và tứ phân vị trên được xác định như là
trung vị của 50% số ý kiến thấp nhất và 50% số ý kiến cao nhất.

4. Đánh giá tầm quan trọng của sự kiện


- Khi xét mục tiêu nào đó, người ta đưa ra nhiều phương án.
- Khi lấy ý kiến CG cho PA và đề nghị họ đánh giá bằng cách cho điểm theo 1
thang điểm nào đó, thông thường PA đánh giá tốt hơn được cho điểm cao
hơn.
- Cuối cùng, thì tổng hợp ý kiến đánh giá của CG về tầm quan trọng của CG
theo bảng sau đây:

Đánh giá dự báo


theo sự kiện.

Cij : ký hiệu điểm CG i theo phương án j (i= 1÷m ; j = 1÷n)

- Từ bảng trên, tính giá trị trung bình của từng phương án:
m

∑ C ij
C j= i=1 ( j=1 ÷ n ) (1)
mj

- Với mj là số CG cho điểm PA j


- Vì có những chuyên gia do lý do nào đó, họ không cho điểm hết các phương
án. Khi ấy những ô không cho điểm sẽ để trống (sau này sẽ thay bằng Cj).
Phương án nào có Cj lớn hơn được đánh giá cao hơn.
- Trường hợp khi trình độ chuyên môn của các chuyên gia có sự khác biệt, cần
gắn cho mỗi chuyên gia một trọng số (pi) tùy theo khả năng của từng người.
Gọi là hệ số năng lực pi (i= 1÷ m) và khi đó công thức tính điểm trung bình là
:
m

∑ pi .C ij
C j= i=1 m ( j=1 ÷ n) (1’)ç
∑ pi
i=1
*HỆ SỐ NHẤT TRÍ (W)
- Trước hết ta đánh số lại các số (Cij) từ 1 ➜ n’ (n’ < n) theo nguyên tắc sau:
• Số có giá trị cao nhất đánh số 1
• Số có giá trị cao thứ 2 đánh số 2
Như vậy, nếu tất cả n cách đánh giá khác nhau thì n’ = n, còn nếu có chuyên gia
nào đó cho nhiều phương án cùng 1 điểm thì n’ < n.
Ký hiệu (Rij) là giá trị đánh số của (Cij), nó gọi là hạng của chuyên gia i đánh giá
phương án j.
Hệ số nhất trí W: là chỉ tiêu đo mức độ nhất trí các ý kiến của chuyên gia về tầm
quan trọng của tất cả các lượng đánh giá.
Được tiến hành như sau:
m
S j=∑ Rij
i=1

∑ Sj
S= j=1
n

n
S=∑ (S j−S)2
j=1

12. S
W=
m ( n −n )−m ∑ T i
2 3

2
T i=t i −t i

Trong đó:
ti là số các số hạng giống nhau trong sự sắp xếp của chuyên gia i
m: số chuyên gia
n: số phương án

W ≈ 1 ⇒ nhất trí rất cao


W ≈ 0 ⇒ nhất trí rất thấp
W ¿ 0 , 8 → 0 ,9 :nhất trí cao
W ¿ 0 , 7 →<0 , 8 :nhất trí tương đối cao
W ¿ 0 , 5 →< 0 ,7 : nhất trí trung bình
W ¿ 0 , 4 →<: nhất trí thấp
*HỆ SỐ BIẾN ĐỘNG (B )
j
- Bj xác định mức độ nhất trí của CG về 1 hướng đánh giá nào đó
Tj
Bj= ( j=1÷ n)
Cj
Trong đó:
Cj: là số điểm trung bình của từng PA xác định ở trên
Tj : độ lệch bình phương trung bình

√ √
mj mj

∑ d ij 2
∑ (C ij−C j )2 )
i=1 i=1
T j= = ¿
mj mj

v Bj càng nhỏ => sự nhất trí đánh giá hướng (phương án) j càng cao.
5. Quy trình thực hiện
- Đặt nhiệm vụ
- Tổ chức cơ quan chỉ đạo và nhóm chuyên gia thường trực
- Thành lập nhóm chuyên gia lâm thời
- Thu thập, xây dựng tư liệu về lĩnh vực dự báo
- Xác định xu hướng của đối tượng dự báo.
- Xây dựng biểu câu hỏi lấy ý kiến chuyên gia.
- Cung cấp thông tin cần thiết cho chuyên gia.
- Lấy ý kiến chuyên gia.
- Xử lý kết quả.
- Phân tích định tính, định lượng, ý nghĩa kinh tế & KTKT, đánh giá độ tin
cậy cho từng phương án.

BÀI TẬP CỦNG CỐ


1. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia làm bao nhiêu giai
đoạn lớn?
A.1 B.2 C.3 D.4
(Lựa chọn chuyên gia- Trưng cầu ý kiến chuyên gia- Thu thập và xử lý các đánh
giá dự báo)
2.Phương pháp Delphi trong dự báo không mang đặc điểm nào dưới đây?
A .Sử dụng thông tin mới để điều chỉnh dự báo.
B. Đánh giá tập thể có mặt.
C .Có tính khuyết danh.
D .Xử lý các câu hỏi của chuyên gia bằng phương pháp thống kê
(Giải thích: Phương pháp chuyên gia đánh giá tập thể vắng mặt)
3. Một trong các nhiệm vụ của chuyên gia dự báo là:
A .Lựa chọn thành lập nhóm chuyên gia dự báo
B .Cung cấp thông tin khách quan có liên quan đến vấn đề dự báo
C .Cung cấp thông tin dự báo về đối tượng trong tương lai
D. Tổng hợp những ý kiến dự báo và đưa ra kết luận thể hiện ý kiến chunng của
tập thể chuyên gi
4 Chuyên gia phân tích là gì?
A. Là các chuyên gia trực tiếp đưa ra các đánh giá dự báo về đối tượng cần dự
báo.
B. Là nhóm chuyên gia quản lý, tổ chức quá trình dự báo, nhóm thường trực
của đề tài
C. Cả A và B đều sai
5 .Chuyên gia phân tích bao gồm những ai?
A. Nhà khoa học
B. Những người có cương vị lãnh đạo
C. Nhà quản lí
D. cả 3 đáp án đúng
6 Trưng cầu ý kiến chuyên gia theo phương pháp tấn công não có ưu điểm
vượt trội nào sau đây:
A Bảo mật thông tin
B. Đảm bảo tính khách quan, độc lập trong câu trả lời
C.Giảm ảnh hưởng yếu tố tâm lý, kích thích sáng tạo
D.Tăng độ tin cậy của dự báo do được tiến hành nhiều vòng
7 Nội dung nào sau đây không phải là căn cứ lập luận của các chuyên gia
trong quá trình dự báo?
A Phân tích lý luận đã tiến hành
B Tham khảo kinh nghiệm trong và ngoài nước
C Định hướng cho các chuyên gia phân tích
D Trực cảm
(Giải thích: Căn cứ lập luận của chuyên gia dựa trên cơ sở khoa học khách quan
chứ không dựa trên các yếu tố chủ quan như trực cảm)
8 Phương pháp chuyên gia chỉ được áp dụng trong trường hợp cấp bách về
thời gian.
A. Đúng
B. Sai
(Sai. Phương pháp chuyên gia không nhất thiết phải sử dụng trong hoàn cảnh cấp
bách về thời gian. Vì có một số phương pháp chuyên gia tiến hành qua nhiều bước,
khá tốn kém về thời gian như Delphi)
9. Phương pháp Delphi sử dụng kỹ thuật trưng cầu ý kiến chuyên gia theo
nhóm và trực tiếp.
A.Đúng
B. Sai
(Sai. Vì phương pháp chuyên gia dùng kỹ thuật trưng cầu ý kiến trên cơ sở đánh
giá tập thể vắng mặt và có tính khuyết danh, nên đây không phải hình thức trưng
cầu theo nhóm và trực tiếp.)
10. Hệ số nhất trí W = 0,7 → <0,8 là hệ số ntn?
A. Tương đối cao
B. Rất cao
C. Trung bình
D. Thấp
11 .Một trong những cơ sở khoa học của phương pháp chuyên gia:
A. Dựa vào khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia
giỏi về các vấn đề mang tính thời sự
B. Dựa vào trực giác của chuyên gia
C. Dựa vào tính cách của các
D. Cả 3 đáp án đều sai
12 Tiêu chuẩn nào để lựa chọn chuyên gia:
A. Có định hướng tâm lý về tương lai
B. Có đánh giá ổn định theo thời gian, những thông tin bổsung chỉ làm hoàn
chỉnh thêm sự đánh giá trước
C. Có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực cần dự báo
D. Cả 3 đáp án đều đúng
13. Phạm vi áp dụng pp chuyên gia:
A. Khi dự báo trung hạn và dài hạn những đối tượng thuộc ngành công nghệ
mới không chịu ảnh hưởng lớn bởi những phát minh cơ bản.
B. Trong điều kiện đã đầy đủ thông tin và những thống kê ,đáng tin cậy về
đặc tính của đối tượng dự báo
C. Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tượng dự báo
D. Cả 3 đáp án đều đúng
14. Ý kiến chuyên gia nhằm giải quyết vấn đề nào:
A.Đánh giá thời gian xuất hiện sự kiện
B.Xác định tầm quan trọng của sự kiện
C. Đánh giá quy mô của sự kiện
D. Cả A và B đều đúng
15.Thang đo định tính gồm những loại nào:
A. Gồm 2 loại: thang đo định danh và thứ tự
B. Gồm 3 loại: thang đo định danh, thứ tự và khoảng cách.
C . Gồm 2 loại: thang đo định danh và tỷ lệ
D .Gồm 4 loại: thang đo định danh, thứ tự,khoảng cách và tỷ lệ
16.Giai đoạn nào sau đây không nằm trong quy trình áp dụng phương pháp
chuyên gia:
A. Lựa chọn chuyên gia
B. Tìm kiếm các thông tin chính xác về thị trường cho chuyên gia tham khảo
C. Trưng cầu ý kiến chuyên gia
C. Thu thập, xử lý các đánh giá dự báo
17. Cái nào sau đây không phải là nhược điểm của phương pháp chuyên gia :
A. Việc tập trung đầy đủ chuyên gia và thu hồi phiếu trả lời đúng hạn không phải việc
dễ dàng
B. Trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách thì việc áp dụng phương pháp
chuyên gia sẽ làm rối loạn thêm tình hình hiện tại.
C. Mang tính chủ quan
D. Ý kiến chuyên gia trái ngược nhau
18. Một nhóm CG thường trực bao gồm bao nhiêu người:
A. 6-8 người
B. 4-6 người
C. 8-10 người
D. 10-12 người

19. Hệ số nhất trí W được đánh theo nguyên tắc nào:


A. Số có giá trị nhỏ nhất thì đánh số 1
B. Số có giá trị nhỏ nhất thì đánh số 0
C. Số có giá trị cao nhất thì đánh số 1
D. Số có giá trị cao nhất thì đánh số 0
20. Hệ số biến động Bj được tính theo công thức nào sau đây:
A. Bj= TjCj
B. Bj=CjTj
C. Bj= Tj.Cj
D. Bj= Tj + Cj
21. Hệ số nhất trí W nào dưới đây ở mức trung bình:
A. W = 0,6 → <0,8
B. W = 0,3 → <0,4
C. W = 0,4 → <0,6
D. W = 0,5 → <0,7
22. Hệ số nhất trí W nào dưới đây ở mức tương đối cao:
A. W = 0,6 → <0,8
B. W = 0,7 → <0,8
C. W = 0,6 → <0,7
D. W = 0,8 → <0,9
23. Câu nào sau đây nói sai về hệ số nhất trí W:
A. W 1 → nhất trí rất cao
B. W 1 → nhất trí rất thấp
C. W = 0,8 → <0,9: nhất trí cao
D. W = 0,4 → <: nhất trí thấp
24. Cần thành lập nhóm chuyên gia bao gồm:
A. Một nhóm CG thường trực và một nhóm CG tạm thời
B. Một nhóm CG thường ngày và một nhóm CG tạm thời
C. Một nhóm CG thường trực và một nhóm CG hiện tại
D. Một nhóm CG thường trực và một nhóm CG lâm thời

25. Có mấy bước trình tự tiến hành dự báo theo phương pháp chuyên gia:
A. 8
B. 9
B. 10
B. 11
26. Trong phần xử lý ý kiến chuyên gia: ý kiến CG nhằm giải quyết 2 vấn đề
nào:
A. Đánh giá thời gian xuất hiện và kết thúc của sự kiện
B. Đánh giá khoảng thời gian sự kiện tồn tại và tầm quan trọng của sự kiện
C. Đánh giá thời gian,khả năng kết thúc và tầm quan trọng của sự kiện
D. Đánh giá thời gian xuất hiện và tầm quan trọng của sự kiện
27. Cho biết ví dụ sau đây thuộc về loại thang đo nào: “Vui lòng cho biết trình
độ học vấn cao nhất của anh/chị?

1. Dưới trung học phổ thông


2. Trung cấp, cao đẳng
3. Đại học
4. Sau đại học”

A.Thang đo thứ tự
B. Thang đo định danh
C.Thang đo tỷ lệ
D. Thang đo quãng
(Giải thích: Với câu hỏi này chúng ta có thể quy ước các cá nhân trả lời theo bốn biểu hiện của biến
“trình độ học vấn”. Một người có câu trả lời được mã hóa bởi số 3 sẽ có trình độ học vấn cao hơn người mang
số 2 hoặc 1)
28. Cho biết ví dụ sau đây thuộc về loại thang đo nào: “Anh/chị vui lòng đánh
giá tầm quan trọng của các yếu tố sau đây đối với cuộc sống của một người?
(1=không quan trọng; 7=rất quan trọng)

A.Thang đo thứ tự
B. Thang đo định danh
C.Thang đo tỷ lệ
D. Thang đo quãng

( Giải thích: Thông thường thang đo quãng có dạng là một dãy các chữ số liên
tục và đều đặn từ 1 đến 5, từ 1 đến 7 hoặc từ 1 đến 10. Dãy số này có 2 cực ở hai
đầu thể hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau, chẳng hạn như 1 là rất ghét, 7 là rất
thích; 1 là không đồng ý, 7 là rất đồng ý; 1 là rất không hài lòng, 7 là rất hài lòng...
Những phép toán thống kê có thể sử dụng thêm cho loại thang đo này so với 2 loại
thang đo trước là tính khoảng biến thiên, số trung bình, độ lệch chuẩn).
29. Cho biết ví dụ sau đây thuộc về loại thang đo nào: “Anh/chị vui lòng cho
biết thu nhập hàng tháng của mình (triệu đồng)? Các con số thu được từ câu
hỏi nêu trên có thể tính tỉ lệ được (chẳng hạn một người có thu nhập 30 triệu
thì nhiều gấp đôi người có thu nhập 15 triệu”.

A.Thang đo thứ tự
B. Thang đo định danh
C.Thang đo tỷ lệ
D. Thang đo quãng
(Giải thích: thang đo tỉ lệ có tất cả các đặc tính khoảng cách và thứ tự của thang
đo khoảng, điểm 0 trong thang đo tỉ lệ là một trị số thật nên ta có thể thực hiện
được phép chia để tính tỉ lệ nhằm mục đích so sánh. Thang đo tỉ lệ cho phép thực
hiện mọi phép toán phân tích thống kê).
30: Cho biết ví dụ sau đây thuộc về loại thang đo nào: “Vui lòng cho biết giới
tính của anh/chị?

1. Nam
2. Nữ”

A.Thang đo thứ tự
B. Thang đo định danh
C.Thang đo tỷ lệ
D. Thang đo quãng
(Giải thích: Thang đo danh nghĩa giúp quy ước các cá nhân trả lời câu hỏi này
thành các biểu hiện của biến “giới tính”. Chúng ta có thể quy ước đặt Nam = 1, Nữ
= 2. Những con số này mang tính định danh vì chúng ta không thể cộng hoặc tính
ra giá trị trung bình của “giới tính”. )
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ DỰ BÁO BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN
GIA
Đề: Các bạn hãy nối đáp sao cho phù hợp với trình tự của sơ đồ trên( vd:1A,
2B,...)
A. Thành lập các nhóm chuyên gia lâm thời
B. Xây dựng biểu câu hỏi lấy ý kiến chuyên gia
C. Tổ chức cơ quan chỉ đạo và nhóm chuyên gia thường trực
D. Xác định xu hướng của đối tượng dự báo
E. Cung cấp thông tin cần thiết cho chuyên gia
F. Đặt nhiệm vụ
G. Thu thập, xây dựng các tư liệu về lĩnh vực dự báo
H. Lấy ý kiến chuyên gia có thể sử dụng nhiều phương pháp như phỏng vấn, so
sánh, tấn công não
I. Xử lí kết quả
J. Tiến hành phân tích định tính, định lượng, ý nghĩa kinh tế và KHKT, đánh
giá độ tin cậy cho từng phương án( nếu được)
Đáp án :
1F 6B
2C 7E
3A 8H
4G 9I
5D 10 J
Bài tập 2:

ĐÁP ÁN:
PA CG 1 2 3 4 Pi
1 4 3 2 1 4
2 3 2 1 1 3
3 2 1 2 3 1
4 4 4 2 1 2
5 4 - 2 3 1
∑Cij 17 10 9 9 ∑Pi=11

Cj(1) 3,4 2,5 1,8 1,8


Cj(1`) 3,55 2,68 1,72 1,3
6
Ta có:
Cj(1)= ∑Cij/mj (Trong đó mj là số chuyên gia tham gia cho điểm j)

 C1=17/5=3,4
C2=10/4
C3=9/5
C4=9/5

Có: Cj(1`)= ∑CijPi/ ∑Pi


 C1= ( 4*4+ 3*3+2*1+4*2+4*1)/11= 3,53
C2,C3,C4 làm tương tự
Bài 3: Từ ví dụ trên, hãy tính hệ số nhất trí W và cho biết hệ số nhất trí W
thuộc loại nào?
PA CG 1 2 3 4
1 4 3 2 1
2 3 2 1 1
3 2 1 2 3
4 4 4 2 1
5 4 - 2 3

Đáp án:
Với ví dụ trên, sau khi đánh số ta có {Rij}:
Bảng Rij
PA CG 1 2 3 4 Ti
1 1 2 3 4 1
2 1 2 3 3 2
3 2 3 2 1 2
4 1 1 2 3 2
5 1 3 4 2 1
Sj 6 11 14 13

Trong bảng trên vì ô (5,2) trống,nên ta lấy bổ sung C52 = C2 = 2,5


Các giá trị Sj (j= 14) được ghi ở dòng cuối
S = Sjn = 6+11+14+134= 11
S = ∑ (Sj - S)2 = (6-11)2 + (11-11)2 + (14-11)2 + (13-11)2 = 38
ở đây t2 = t3 = t4 = 2 => ∑Ti = 3(22 – 2) = 6 ( vì Ti=Ti2 – Ti )
W = 12.3852 43-4-5.6=0,31
 Hệ số nhất trí tương đố yếu
Bài 4: Tương tự bài trên , hãy tính hệ số nhất trí W và cho biết hệ số nhất trí
thuộc loại nào?
PA CG 1 2 3 4 5
1 1 3 2 4 5
2 1 2 3 5 4
3 2 4 3 5 3
4 1 3 2 - 4
5 2 4 4 3 5

Đáp án:

PA CG 1 2 3 4 5 Ti
1 5 3 4 2 1 1
2 5 4 3 1 2 2
3 4 2 3 1 3 2
4 5 3 4 1 2 2
5 4 2 2 3 1 1
Sj 23 14 1 8 9
6

Trong bảng trên vì ô (4,4) trống,nên ta lấy bổ sung C44 = C4 = 4,5


Các giá trị Sj (j= 15) được ghi ở dòng cuối
S = Sjn = 23+14+16+9+85= 14
S = ∑ (Sj - S)2 = (23-14)2 + (14-14)2 + (16-14)2 + (9-14)2+ (8-14)2 = 146
Ti = 3(12 – 1) + 2(22 – 2)= 4 ( vì Ti=Ti2 – Ti )
W = 12.14652 53-5-5.4=0,588
 Hệ số nhất trí trung bình d2ij
Bài 5: Từ bảng trên, hãy tính ∑ d2ij , ∑ d2ij/m ,Tj ,Bj và xếp hạng mức độ nhất trí của
chuyên gia

PA CG 1 2 3 4
1 0,6 0,5 0,2 -0,8

2 -0,4 -0,5 -0,8 -0,8

3 -1,4 -1,5 0,2 1,2

4 0,6 -1,5 0,2 -0,8

5 0,6 - 0,2 1,2

Đáp án:
PA CG 1 2 3 4
1 0,6 0,5 0,2 -0,8
0,36 0,25 0,04 0,64
2 -0,4 -0,5 -0,8 -0,8
0,16 0,25 0,64 0,64
3 -1,4 -1,5 0,2 1,2
1,96 2,25 0,04 1,44
4 0,6 -1,5 0,2 -0,8
0,36 2,25 0,04 0,64
5 0,6 - 0,2 1,2
0,36 0,04 1,44
∑ d2ij 3,2 5 0,8 4,8

, ∑ d2ij/m 0,64 1,25 0,16 0,96

Tj 0,8 1,118 0,4 0,979

Bj=TjCj 0,2352 0,44492 0,222 0,5443

Xếp hạng mức độ nhất trí theo 2 3 1 4


hướng

NHẬT XÉT: Hướng 3 ( phương án 3) có sự nhất trí cao nhất, sau đó là phươnh án
1, rồi tới phương án 2 ,cuối cùng là phương án 4.

You might also like