Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 255

LOGIC ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

CHƯƠNG 1: SUY LUẬN LOGIC

Hà Bình Minh
Nguyễn Minh Tuấn
Phan Đình Phùng
—————
Banking University Ho Chi Minh City

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 1 / 46


Nội dung bài giảng

1. Logic nhị nguyên


1.1. Mệnh đề
1.2. Các phép toán mệnh đề
1.3. Quy tắc suy diễn

2. Logic vị từ
2.1. Vị từ, lượng từ
2.2. Các phép toán trên vị từ

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 2 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.1. Mệnh đề

1. Logic nhị nguyên


1.1. Mệnh đề

Mệnh đề là gì?

Mệnh đề là một câu phản ánh một điều hoặc là đúng (T), hoặc là sai
(F), chứ không thể vừa đúng vừa sai.

Ví dụ: Các câu sau LÀ mệnh đề Ví dụ: Các câu sau KHÔNG là
mệnh đề
7 là số lẻ Hôm nay là thứ mấy?
1+1=4 x là số chẵn
Nếu trời mưa thì đất bị ướt Mệnh đề này sai*
(* self-referential sentence)

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 3 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.1. Mệnh đề

Mệnh đề phức hợp

Mệnh đề phức hợp được tạo bởi bằng cách tổ hợp một hay nhiều mệnh
đề theo các phép toán trong bảng sau:

Tên Ký hiệu Mệnh đề phức hợp


not ¬ ¬p
and ∧ p∧q
or ∨ p∨q
implies (if ... then ...) → p→q
if and only if ↔ p↔q

Ví dụ: Mệnh đề phức hợp “Nếu trời mưa thì đất bị ướt” có dạng
p → q, trong đó: p = “trời mưa”, và q = “đất bị ướt”.

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 4 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.1. Mệnh đề

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Nếu ta đặt

p = “Bạn ở Hà Nội”, q = “Bạn ở Sài Gòn”, r = “Bạn ở Việt Nam”


(a) Biểu diễn mệnh đề sau: “Nếu bạn không ở Việt Nam thì bạn
không ở Hà Nội và không ở Sài Gòn”
(b) Chuyển đổi mệnh đề sau dưới dạng một câu nói: q → (r ∧ ¬p)
(a) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
(b) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . . . .1 .- .SUY
CHƯƠNG . . .LUẬN
. . . .LOGIC
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5 / 46
1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

1.2. Các phép toán mệnh đề

Các phép toán trên mệnh đề


Giá trị của mệnh đề phức hợp được cho trong bảng sau:

p q ¬q p∧q p∨q p→q p↔q


T T F T T T T
T F T F T F F
F T F F T T F
F F T F F T T

Ví dụ: Khảo sát các trường hợp trong mệnh đề p → q như sau

If you are wearing shoes, then you can’t cut your toenails
| {z } | {z }
p q

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 6 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

Mệnh đề tương đương


Hai mệnh đề được gọi là tương đương (logic) nếu chúng có cùng giá trị
T/F trong mọi trường hợp.

Ví dụ: p → q và ¬q → ¬p là hai Ví dụ: p → q và q → p là


mệnh đề tương đương vì hai mệnh đề KHÔNG tương
đương vì
p q p→q ¬p ¬q ¬q → p q p→q q→p
¬p T T T T
T T T F F T T F F T
T F F F T F F T T F
F T T T F T F F T T
F F T T T T

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 7 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

Mệnh đề đảo/ Mệnh đề phản đảo

Mệnh đề q → p được gọi là mệnh đề đảo (converse) của mệnh đề


p→q
Mệnh đề ¬q → ¬p được gọi là mệnh đề phản đảo (contrapositive)
của mệnh đề p → q
Trong ví dụ trên
Mệnh đề đảo q → p không tương đương với mệnh đề p → q
Mệnh đề phản đảo (¬q → ¬p) tương đương với mệnh đề p → q

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Viết mệnh để đảo và mệnh đề phản đảo
cho mệnh đề sau: “Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn đi ngủ muộn”
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 8 / 46
1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

LƯU Ý: Mệnh đề đảo và mệnh đề phản đảo được sử dụng nhiều


trong suy luận. Ta phải cẩn thận với mệnh đề đảo, vì nó có thể gây ra
sự nhập nhằng. Chẳng hạn, ta bắt đầu với mệnh đề p → q sau đây, và
được cho là đúng

“Nếu công ty không gian lận thuế


thì kiểm toán viên không tìm ra bằng chứng gian lận”

Tuy nhiên, mệnh đề đảo q → p thì chưa chắc đúng

“Nếu kiểm toán viên không tìm ra bằng chứng gian lận
thì công ty không gian lận thuế”

Còn mệnh đề phản đảo (¬q → ¬p) thì luôn đúng (do tương đương)

“Nếu kiểm toán viên tìm ra bằng chứng gian lận


thì công ty gian lận thuế”
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 9 / 46
1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

Ký hiệu tương đương (⇔)


Nếu p và q là hai mệnh đề tương đương thì ta viết p ⇔ q
LƯU Ý:
Ký hiệu ⇔ giống như như ký hiệu ↔
Khác nhau: khi ta viết p ⇔ q thì
giá trị mệnh đề p ⇔ q luôn là T trong mọi trường hợp
Trong khi đó, khi ta viết p ↔ q thì giá trị của mệnh đề p ↔ q có thể
nhận T hoặc F

Ví dụ: Theo ví dụ trước, mệnh đề p → q và mệnh đề phản đảo của


nó (¬q → ¬p) là tương đương, do đó ta có thể viết
(p → q) ⇔ (¬q → ¬p)

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 10 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

Ví dụ: p và ¬¬p là hai mệnh đề tương đương và ta có thể viết


p ⇔ ¬¬p , vì
p ¬p ¬¬p p ⇔ ¬¬p
T F T T
F T F T

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Kiểm tra ¬(p ∨ q) ⇔ (¬q ∧ ¬p) bằng
cách xây dựng bảng giá trị cho các trường hợp như sau:
p q p∨q ¬(p ∨ q) ¬p ¬q ¬q ∧ ¬p
T T ... ... ... ... ...
T F ... ... ... ... ...
F T ... ... ... ... ...
F F ... ... ... ... ...

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 11 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

Ví dụ: (sinh viên tự giải)


Kiểm tra p ∨ (q ∧ r ) ⇔ (p ∨ q) ∧ (p ∨ r ) bằng cách xây dựng bảng
giá trị tương ứng
Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 12 / 46
1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

Một số áp dụng của phép toán mệnh đề

Bài tập áp dụng


(a) Biểu diễn mệnh đề sau dưới dạng mệnh đề phức hợp

“Nếu An đi học thì Bình đi học, và,


nếu An và Bình đi học thì lớp học vui”

(b) Biết rằng mệnh đề trên đúng và buổi hôm nay lớp học không vui.
Liệu An hôm nay có đi học?

Giải: (a) Đặt

p = “An đi học”, q = “Bình đi học”, r = “lớp học vui”

Mệnh đề được biểu diễn như sau: s = (p → q) ∧ [(p ∧ q) → r ]


CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 13 / 46
1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

(b)
No. p q r p→q p∧q (p ∧ q) → r s
1 T T T T T T T
2 T T F T T F F
3 T F T F F T F
4 T F F F F T F
5 F T T T F T T
6 F T F T F T T
7 F F T T F T T
8 F F F T F T T
Do s = T nên ta chỉ xét các trường hợp 1, 5, 6, 7, 8.
Do lớp học buổi hôm nay không vui (tức là r = F ) nên chỉ còn lại
hai trường hợp 6, 8.
Trong cả hai trường hợp 6 và 8, p = F , tức là An không đi học

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 14 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

Bài tập áp dụng


(Xác định lỗi) Một kỹ sư nghi ngờ 3 bộ xử lý A, B, C trong hệ thống có
thể không hoạt động. Bằng cách thử nghiệm, anh ta xác định được rằng:
Bộ xử lý A báo cáo rằng B không hoạt động và C hoạt động
Bộ xử lý B báo cáo rằng A hoạt động khi và chỉ khi B hoạt động
Bộ xử lý C báo cáo rằng ít nhất một trong hai bộ xử lý còn lại không
hoạt động
Hãy giúp anh kỹ sư bằng cách sử dụng các kiến thức về logic mệnh đề:
(a) Biểu diễn các báo cáo trên dưới dạng mệnh đề phức hợp, với
a = “A hoạt động”, b = “B hoạt động”, c = “C hoạt động”
(b) Lập bảng giá trị logic như sau:
No. a b c A’s report B’s report C’s report
1 T T T ... ... ...
2 T T F ... ... ...
... ... ... ... ... ... ...

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 15 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

Bài tập áp dụng (...)


(c) Giả sử rằng tất cả các báo cáo đều đúng, hãy xác định bộ xử lý nào
hoạt động/ không hoạt động?
(d) Giả sử rằng tất cả các bộ xử lý đều hoạt động, hãy xác định báo cáo
nào là đúng/ sai?
(e) Giả sử rằng tất cả báo cáo chỉ đúng khi và chỉ khi bộ xử lý đó hoạt
động, hãy xác định bộ xử lý nào hoạt động/ không hoạt động?

Giải: (sinh viên tự giải) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . . . .1 .- .SUY
CHƯƠNG . . .LUẬN
. . . .LOGIC
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .16. / 46
1. Logic nhị nguyên 1.2. Các phép toán mệnh đề

...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 17 / 46
1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

1.3. Quy tắc suy diễn

Tại sao lại cần đến các quy tắc suy diễn?

Mỗi khi cần kiểm tra sự tương đương của hai mệnh đề, ta cần lập
bảng giá trị logic của chúng → sự phức tạp tăng lên cấp mũ với mỗi
biến được thêm vào
Ta cần một công cụ mới để phân tích và kiểm tra tính đúng đắn của
những mệnh đề phức tạp
Các quy tắc suy diễn, trên thực tế, đã khá quen thuộc với chúng ta
vì chúng được sử dụng rất nhiều trong thực tế và trong các lập luận
toán học (từ lớp 1 đến 12)

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 18 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Ví dụ: (sử dụng quy tắc suy luận trong thực tế) Chẳng hạn nếu
ta công nhận hai mệnh đề sau đây là đúng:

“Bạn không có tàu vũ trụ”

“Nếu bạn đến từ sao Hỏa


thì bạn sẽ có tàu vũ trụ”

thì ta có thể kết luận rằng mệnh đề sau đây là đúng

“Bạn không đến từ sao Hỏa”

Tại sao chúng ta lại có thể kết luận như vậy? Kết luận này được dựa
trên cơ sở nào?

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 19 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Công thức hằng đúng/ hằng sai

Công thức hằng đúng (tautology) là công thức luôn nhận giá trị T
trong mọi trường hợp
Công thức hằng sai (contradiction) là công thức luôn nhận giá trị F
trong mọi trường hợp

Ví dụ: Công thức (p ∧ q) → p là công thức hằng đúng vì nó nhận


giá trị T trong mọi trường hợp, theo như bảng dưới đây:

p q p∧q (p ∧ q) → p
T T T T
T F F T
F T F T
F F F T

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 20 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Ký hiệu tương đương (⇔), Ký hiệu suy ra (⇒)


Ta viết p ⇔ q nếu mệnh đề p ↔ q là công thức hằng đúng
Ta viết p ⇒ q nếu mệnh đề p → q là công thức hằng đúng

LƯU Ý:
Khi sử dụng các ký hiệu ⇔ và ⇒, ta phải chắc chắn công thức logic
chứa các ký hiệu này là công thức hằng đúng
Nếu không chắc là công thức hằng đúng thì ta sẽ sử dụng các ký hiệu
↔ và → thay vì sử dụng ⇔ và ⇒

Ví dụ: Theo ví dụ trước, mệnh đề (p ∧ q) → p là công thức hằng


đúng, do đó ta có thể viết (p ∧ q) ⇒ p

Ví dụ: Mệnh đề [p ∧ (p → q)] → q là công thức hằng đúng, do đó ta


có thể viết [p ∧ (p → q)] ⇒ q
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 21 / 46
1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Ký hiệu
Để thuận tiện trong việc trình bày các quy tắc suy diễn, ta biểu diễn
công thức hằng đúng (A ∧ B) ⇒ C dưới dạng ký hiệu sau

A
⇒C
B

Cách thức đơn giản để đọc ký hiệu này là: “Nếu A đúng và B đúng thì
C đúng”. Cách đọc này mặc dù chưa phản ánh hết ý nghĩa của công
thức nhưng lại gần gũi trên thực tế.

Ví dụ: Công thức hằng đúng [p ∧ (p → q)] ⇒ q có thể viết dưới


dạng sau 
p
⇒q
p→q
Ta có thể đọc là “nếu p đúng và p → q đúng thì q đúng”.
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 22 / 46
1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Quy tắc suy diễn

Quy tắc suy diễn (inference rules) là một tập hợp các công thức hằng
đúng có dạng A ⇒ B cho phép chúng ta đưa ra kết luận rằng: nếu A đúng
thì B đúng.

Quytắc Tên Quy tắc  Tên


p ¬q modus
⇒ (p ∧ q) conjunction ⇒ ¬p
q  p→q tollens
p modus simplifi-
⇒q (p ∧ q) ⇒ p
p→q ponens cation
p ⇒ (p ∨ q) addition

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 23 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Ví dụ: Trở lại ví dụ về tàu vũ trụ và sao Hỏa, ta có thể biểu diễn các
mệnh đề như sau

¬q = “Bạn không có tàu vũ trụ”

p → q = “Nếu bạn đến từ sao Hỏa


thì bạn sẽ có tàu vũ trụ”

¬q
Khi đó, theo quy tắc Modus tollens ⇒ ¬p , ta đi đến kết
p→q
luận mệnh đề ¬p là đúng, tức là

¬p = “Bạn không đến từ sao Hỏa”

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 24 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Quy tắc tương đương

Quy tắc tương đương (equivalence rules) là một tập hợp các công thức
hằng đúng có dạng A ⇔ B cho phép chúng ta đưa ra kết luận rằng: nếu A
đúng thì B đúng, và, nếu A sai thì B sai.

Quy tắc Tên


p ⇔ ¬¬p double negation
p → q ⇔ ¬p ∨ q implication
¬(p ∧ q) ⇔ ¬p ∨ ¬q
De Morgan’s laws
¬(p ∨ q) ⇔ ¬p ∧ ¬q
p∧q ⇔q∧p
commutativity
p∨q ⇔q∨p
p ∧ (q ∧ r ) ⇔ (p ∧ q) ∧ r
associativity
p ∨ (q ∨ r ) ⇔ (p ∨ q) ∨ r

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 25 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Ví dụ: Sử dụng quy tắc De Morgan, mệnh đề

¬p ∧ ¬q = “Micah is not sick and Micah is not tired”

là tương đương với mệnh đề sau

¬(p ∨ q) = “It is not the case that Micah is sick or tired”

LƯU Ý:
Trong thực tế, các quy tắc tương đương ít được sử dụng hơn các
quy tắc suy diễn.
Nếu ta biết A ⇔ B thì hai mệnh đề A và B có thể sử dụng để
thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, nếu ta biết thêm A ⇒ C thì ta có
thể thay thế mệnh đề A bởi B để đi đến kết luận B ⇒ C .

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 26 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Chuỗi suy diễn


Chuỗi suy diễn (proof sequence) là một chuỗi các mệnh đề và các lý do
để đi đến kết luận A ⇒ C . Cụ thể, với mệnh đề A cho trước, ta sẽ xây
dựng một chuỗi các mệnh đề B1 , B2 , . . . sao cho mỗi mệnh đề có thể suy
ra từ các mệnh đề trước nó bằng các quy tắc suy diễn. Mệnh đề cuối cùng
trong chuỗi này là mệnh đề C , và do đó A ⇒ C .

Mệnh đề Lý do
1. A given
2. B1 ...
3. B2 ...
... ...
... ...
n. C ...

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 27 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Ví dụ: Xây dựng chuỗi suy diễn cho khẳng định sau:

p 
p→q ⇒r
p→r

Chuỗi suy diễn được cho dưới dạng bảng dưới đây:

Mệnh đề Lý do
1. p given
2. p → q given
3. q → r given
4. q modus ponens, 1, 2
5. r modus ponens, 4, 3

LƯU Ý: Một cách khác để có được khẳng định trên, ta có thể xây
dựng bảng giá trị logic cho mệnh đề [p ∧ (p → q) ∧ (q → r )] ⇒ r .

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 28 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Ví dụ: Xây dựng chuỗi suy diễn cho khẳng định sau:

p∨q
⇒q
¬p
Chuỗi suy diễn được cho dưới dạng bảng dưới đây:

Mệnh đề Lý do
1. p ∨ q given
2. ¬p given
3. ¬(¬p) ∨ q double negation, 1
4. ¬p → q implication, 3
5. q modus ponens, 4, 2

LƯU Ý: Trong các dòng 3 và 4, hai quy tắc tương đương double
negation và implication được sử dụng để thay thế mệnh đề (1) bởi các
mệnh đề tương đương như sau: (1) ⇔ (3) ⇔ (4).

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 29 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Điền các quy tắc cho chuỗi suy diễn
trong bảng dưới đây:

Mệnh đề Lý do
1. q ∧ r given
2. ¬(¬p ∧ q) given
3. ¬¬p ∨ ¬q ..............................
4. p ∨ ¬q ..............................
5. ¬q ∨ p ..............................
6. q → p ..............................
7. q ..............................
8. p ..............................

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 30 / 46


1. Logic nhị nguyên 1.3. Quy tắc suy diễn

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Điền các quy tắc cho chuỗi suy diễn
Mệnh đề Lý do Mệnh đề Lý do

1. p ∧ (q ∨ r ) given 9. (q ∨ r ) ∧ p ...................

2. ¬(p ∧ q) given 10. q ∨ r ...................

3. ¬p ∨ ¬q ................ 11. r ∨ q ...................

4. ¬q ∨ ¬p ................ 12. ¬(¬r ) ∨ q ...................

5. q → ¬p ................ 13. ¬r → q ...................

6. p ................ 14. ¬(¬r ) ...................

7. ¬(¬p) ................ 15. r ...................

8. ¬q ................ 16. p ∧ r ...................

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 31 / 46


2. Logic vị từ 2.1. Vị từ, lượng từ

2. Logic vị từ
2.1. Vị từ, lượng từ

Vị từ là gì?
Vị từ (predicate) là một câu miêu tả mà giá trị T/F của nó phụ thuộc vào
một hay nhiều biến. Nói cách khác, vị từ là câu miêu tả với biến số, và sau
khi gán biến số đó bởi giá trị cụ thể thì câu miêu tả đó trở thành mệnh đề.

Ví dụ: Ta sử dụng ký hiệu sau để mô tả vị từ


P(x) = “x là số chẵn”
Q(x, y ) = “x lớn hơn y ”
Ta sẽ biết predicate vị từ là T/F khi thay x, y bằng các giá trị cụ thể
P(8) = T
Q(khủng long, chuột) = T
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 32 / 46
2. Logic vị từ 2.1. Vị từ, lượng từ

Ví dụ: Equations are predicates. For example, if E (x) stands for the
equation
x2 − x − 6 = 0
Khi đó
E (3) = T
E (4) = F

LƯU Ý:
Predicate is declarative sentences, không phải là MỆNH ĐỀ.
Trong mỗi vị từ, các biến sẽ nằm trong một miền nào đó để vị từ
có ý nghĩa, tức là có giá trị T/F. Ngoài miền đó vị từ sẽ không có
nghĩa. Chẳng hạn, với vị từ P(x) = “x là số chẵn” thì biến x nằm
trong tập các số nguyên. Nếu x = 13 ∈ / Z thì
1
P( ) = không có nghĩa
3
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 33 / 46
2. Logic vị từ 2.1. Vị từ, lượng từ

Lượng từ là gì?
Lượng từ modifies a predicate by describing whether some or all elements
of the domain satisfy the predicate. We will need only two quantifiers:
universal and existential.
The universal quantifier “for all” is denoted by ∀. So the statement

(∀x)P(x)

says that “P(x) is true for all x in the domain”.


The existential quantifier “there exists” is denoted by ∃. The
statement
(∃x)P(x)
says that “there exists an element x of the domain such that P(x) is
true”; in other words, “P(x) is true for some x in the domain”.

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 34 / 46


2. Logic vị từ 2.1. Vị từ, lượng từ

Ví dụ: Giả sử E (x) là vị từ sau

x2 − x − 6 = 0

(∃x)E (x) là gì?

(∃x)E (x) = “Tồn tại số thực x sao cho x 2 − x − 6 = 0”


= “Phương trình x 2 − x − 6 = 0 có nghiệm thực”
= T

(∀x)E (x) là gì?

(∀x)E (x) = “Với mọi số thực x, ta luôn có x 2 − x − 6 = 0”


= “x 2 − x − 6 = 0, với mọi số thực x”
= F
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 35 / 46
2. Logic vị từ 2.1. Vị từ, lượng từ

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Giả sử x thuộc tập hợp những bộ phim,
và V (x) là vị từ “x là phim hành động”. Hãy biểu diễn các mệnh đề
sau đây.
(a) Có một số phim hành động.
(b) Có một số phim không là phim hành động.
(c) Không có phim nào là phim hành động.
(d) Tất cả các bộ phim là phim hành động.

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 36 / 46
2. Logic vị từ 2.1. Vị từ, lượng từ

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Giả sử x thuộc tập hợp những con sư tử,
và D(x) là vị từ “x là nguy hiểm”. Hãy biểu diễn các mệnh đề sau đây
dưới dạng câu nói.
(a) (∀x)D(x) (c) ¬(∃x)D(x)
(b) (∃x)D(x) (d) (∃x)¬D(x)

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 37 / 46


2. Logic vị từ 2.1. Vị từ, lượng từ

LƯU Ý khi biểu diễn những vị từ phức tạp


Lưu ý phạm vi của lượng từ:
(∀x)(. . . phạm vi của ∀ . . . ), (∃x)(. . . phạm vi của ∃ . . . )
Lưu ý khi kết hợp nhiều vị từ: Giả sử x thuộc tập hợp các điện
thoại di động, C (x) = “x rẻ tiền”, L(x) = “x có màn hình lớn”.
(∀x)(L(x) → ¬C (x)) = “Tất cả điện thoại có màn hình lớn đều
không rẻ tiền”
¬(∀x)(L(x) → ¬C (x)) = “Không phải tất cả các điện thoại có màn
hình lớn thì đắt tiền”
(∃x)(L(x) ∧ C (x)) = “Tồn tại điện thoại có màn hình lớn và rẻ tiền”
Lưu ý thứ tự của lượng từ: Giả sử x, y thuộc tập hợp các số thực,
G (x, y ) = “x > y ”.
(∀y )(∃x)G (x, y ) = “Với mọi số thực y , luôn tồn tại một số thực x
sao cho x > y ” = T
(∃x)(∀y )G (x, y ) = “Tồn tại một số x cho trước sao cho với mọi số
thực y , ta luôn có x > y ” = F
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 38 / 46
2. Logic vị từ 2.1. Vị từ, lượng từ

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Giả sử x thuộc tập hợp những môn học,
K (x) là “x là môn học về Tài chính”, và H(x) là “x là môn học thú vị”.
Hãy biểu diễn các mệnh đề sau đây
(a) (∀x)(K (x) → H(x)) (c) (∀x)(K (x) ∨ H(x))
(b) (∃x)(K (x) ∧ H(x)) (d) (∃x)(K (x) ∧ ¬H(x))

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 39 / 46


2. Logic vị từ 2.2. Các phép toán trên vị từ

2.2. Các phép toán trên vị từ

Quy tắc phủ định vị từ


Quy tắc phủ định của vị từ được cho trong bảng sau

Quy tắc Tên


¬[(∀x)P(x)] ⇔ (∃x)(¬P(x)) universal negation
¬[(∃x)P(x)] ⇔ (∀x)(¬P(x)) existential negation

LƯU Ý:
Đưa dấu phủ định vào trong phạm vi của lượng từ
Chuyển đổi lượng từ ∀ sang lượng từ ∃ hoặc ngược lại

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 40 / 46


2. Logic vị từ 2.2. Các phép toán trên vị từ

Ví dụ: Trở lại ví dụ x thuộc tập hợp các điện thoại di động, C (x) =
“x rẻ tiền”, L(x) = “x có màn hình lớn”. Ta sẽ chỉ ra rằng

¬(∀x)(L(x) → ¬C (x)) ⇔ (∃x)(L(x) ∧ C (x))

Giải: ¬(∀x)(L(x) → ¬C (x))


⇔ (∃x)¬[L(x) → ¬C (x)] - universal negation
⇔ (∃x)¬[¬L(x) ∨ ¬C (x)] - implication
⇔ (∃x)[¬(¬L(x)) ∧ ¬(¬C (x))] - De Morgan’s law
⇔ (∃x)(C (x) ∧ L(x)) - double negation
⇔ (∃x)(L(x) ∧ C (x)) - commutativity

¬(∀x)(L(x) → ¬C (x)) = “Không phải tất cả các điện thoại có


màn hình lớn thì đắt tiền”
(∃x)(L(x) ∧ C (x)) = “Tồn tại điện thoại có màn hình lớn và rẻ
tiền”
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 41 / 46
2. Logic vị từ 2.2. Các phép toán trên vị từ

Bài tập áp dụng


(Các mảnh ghép quả bóng đá) Để khâu một quả bóng đá, người ta cần
những miếng ghép có hình ngũ giác và hình lục giác, như sau

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 42 / 46


2. Logic vị từ 2.2. Các phép toán trên vị từ

Bài tập áp dụng (...)


(Các mảnh ghép quả bóng đá) Những miếng ghép ngũ giác và lục giác
được liên kết với nhau theo quy luật sau:
(1) Không có hai miếng ngũ giác nào nằm kề nhau
(2) (Every pentagon borders some hexagon) Tất cả các miếng ngũ giác
đều nằm kề với một số miếng lục giác
(3) (Every hexagon borders another hexagon) Tất cả các miếng lục giác
đều nằm kề với một số miếng lục giác
(a) Hãy biểu diễn các quy luật (1), (2), (3) dưới dạng logic vị từ.
(b) Tìm mệnh đề phủ định của quy luật (2).

Giải: (a) Gọi P(x) = “x là miếng ngũ giác”,

H(x) = “x là miếng lục giác”


B(x, y ) = “x liền kề với y ”
CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 43 / 46
2. Logic vị từ 2.2. Các phép toán trên vị từ

Khi đó các quy luật được biểu diễn như sau:

(1) = (∀x)(∀y )[(P(x) ∧ P(y )) → ¬B(x, y )]


(2) = (∀x)[P(x) → (∃y )(H(y ) ∧ B(x, y ))]
(3) = (∀x)[H(x) → (∃y )(H(y ) ∧ B(x, y ))]

(b) Mệnh đề phủ định của quy luật (2)

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 44 / 46


2. Logic vị từ 2.2. Các phép toán trên vị từ

Diễn giải mệnh đề ¬(2): “Tồn tại mảnh ghép x sao cho x là mảnh
ngũ giác, và, với mọi mảnh y , nếu y là mảnh lục giác thì x không liền
kề với y ”. Nói một cách khác, tồn tại một số mảnh ngũ giác mà không
liền kề với bất cứ mảnh lục giác nào. Chẳng hạn, khối đa diện đều sau
đây thỏa mãn mệnh đề ¬(2).

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 45 / 46


2. Logic vị từ 2.2. Các phép toán trên vị từ

THANK YOU for YOUR ATTENTION

CHƯƠNG 1 - SUY LUẬN LOGIC 46 / 46


LOGIC ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

CHƯƠNG 2A: SUY LUẬN QUAN HỆ

Hà Bình Minh
Nguyễn Minh Tuấn
Phan Đình Phùng
—————
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 1 / 105


Nội dung bài giảng

1. Đồ thị
1.1. Cạnh và đỉnh
1.2. Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị
1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

2. Tập hợp
2.1. Mô tả tập hợp
2.2. Các phép toán trên tập hợp
2.3. Mối quan hệ giữa tập hợp và suy luận logic

3. Hàm số
3.1. Định nghĩa và ví dụ
3.2. Đơn ánh, toàn ánh
3.3. Hàm hợp, hàm ngược

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 2 / 105


4. Quan hệ tương đương
4.1. Quan hệ là gì?
4.2. Đồ thị của quan hệ
4.3. Sự khác nhau giữa quan hệ và hàm số
4.4. Quan hệ tương đương
4.5. Một ví dụ: Phép đồng dư toán học
5. Quan hệ thứ tự
5.1. Định nghĩa và ví dụ
5.2. Đồ thị Hasse
5.3. Sự khác nhau giữa quan hệ và hàm số
5.4. Đẳng cấu
5.5. Đại số Boolean
6. Lý thuyết đồ thị căn bản
6.1. Định nghĩa đồ thị
6.2. Sự đẳng cấu giữa 2 đồ thị
6.3. Bậc của đỉnh
6.4. Đường Euler, mạch Euler
6.5. Đường Hamilton, mạch Hamilton
6.6. Cây

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 3 / 105


1. Đồ thị 1.1. Cạnh và đỉnh

1. Đồ thị
1.1. Cạnh và đỉnh của đồ thị

Đồ thị là gì?

Đồ thị (graph) là một biểu đồ (diagram) gồm các đỉnh và cạnh nối giữa
các đỉnh này. Các cạnh của đồ thị có thể có hướng hoặc không có hướng.
Nếu các cạnh có hướng thì ta gọi đó là đồ thị có hướng (directed graph).
Nếu các cạnh không có hướng thì ta gọi đó là đồ thị vô hướng (undirected
graph).

LƯU Ý:
Trên đây chỉ là định nghĩa sơ đẳng về đồ thị
Định nghĩa đầy đủ về mặt toán học của đồ thị sẽ được đưa ra
trong phần sau của bài giảng

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 4 / 105


1. Đồ thị 1.1. Cạnh và đỉnh

Ví dụ: Đồ thị vô hướng và đồ thị có hướng

Ví dụ: Bài toán 7 cây cầu Euler (nay ở Kaliningrad, Russia)

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 5 / 105


1. Đồ thị 1.1. Cạnh và đỉnh

Bài toán nổi tiếng về 7 cây cầu chính là bài toán khai sinh ra lý thuyết
đồ thị, được Euler mô tả như sau:

“A problem was posed to me about an island in the city of


Königsberg, surrounded by a river spanned by seven bridges, and I
was asked whether someone could traverse the separate bridges in
a connected walk in such a way that each bridge is crossed only
once. I was informed that hitherto no one had demonstrated the
possibility of doing this, or shown that it is impossible. This
question is so banal, but seemed to me worthy of attention in that
geometry, nor algebra, nor even the art of counting was sufficient
to solve it.”

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 6 / 105


1. Đồ thị 1.2. Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị

1.2. Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị

Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị


Bậc của một đỉnh (degree of a vertex) là tổng số các nhánh đi qua
đỉnh đó - khái niệm này áp dụng cho đồ thị vô hướng và đồ thị có
hướng
Bậc trong của một đỉnh (indegree of a vertex) là tổng số các nhánh
đi vào đỉnh đó - khái niệm này chỉ áp dụng cho đồ thị có hướng
Bậc ngoài của một đỉnh (outdegree of a vertex) là tổng số các
nhánh đi ra khỏi đỉnh đó - khái niệm này chỉ áp dụng cho đồ thị có
hướng
Loop của một đỉnh (loop of a vertex) là tổng số các cạnh
cùng xuất phát và đi vào đỉnh đó - khái niệm này áp dụng cho đồ thị
vô hướng và đồ thị có hướng

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 7 / 105


1. Đồ thị 1.2. Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị

Ví dụ: Xét đồ thị có hướng G và đồ thị vô hướng H như sau

Đỉnh x của đồ thị H có bậc là 5, có loop là 1


Đỉnh c của đồ thị G có bậc là 5, có loop là 1
Đỉnh c của đồ thị G có bậc trong là 2, bậc ngoài là 3
Đỉnh a của đồ thị G có bậc trong là 1, bậc ngoài là 2

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 8 / 105


1. Đồ thị 1.2. Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị

Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị

Một đường trong đồ thị (a path in graph) là một dãy các đỉnh và
các cạnh
v0 , e1 , v1 , e2 , v2 , . . . , vn−1 , en , vn ,
trong đó vi là các đỉnh và ei là các cạnh nối đỉnh vi−1 với vi .
Một mạch trong đồ thị (a circuit in graph) là một đường có điểm
đầu trùng với điểm cuối, tức là v0 = vn .
Đồ thị vô hướng là liên thông (connected) nếu luôn tồn tại đường
nối hai đỉnh bất kỳ
Đồ thị có hướng là liên thông (connected) nếu đồ thị vô hướng
tương ứng với nó là liên thông

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 9 / 105


1. Đồ thị 1.2. Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị

Ví dụ: Xét đồ thị có hướng G và đồ thị vô hướng H như sau

Đồ thị H là liên thông, do đó G là liên thông.


Có một mạch trong đồ thị H đi qua các đỉnh: v − w − x − y − v .
Mạch tương ứng với nó trong đồ thị G là: a → b → c → d → a.
Có một mạch trong đồ thị H đi qua các đỉnh: v − w − x − z − v .
Tuy nhiên, mạch này không có mạch tương ứng với nó trong đồ
thị G .

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 10 / 105


1. Đồ thị 1.2. Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị

Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị


Đường Euler (Euler path) là một đường trong đồ thị đi qua tất cả
các cạnh đúng một lần
Mạch Euler (Euler circuit) là một mạch trong đồ thị đi qua tất cả
các cạnh đúng một lần

Ví dụ: Trở lại Bài toán 7 cây cầu Euler: liệu có hay không một đường
đi qua tất cả các cây cầu đúng một lần? Theo ngôn ngữ đồ thị, câu
hỏi này là: Liệu có tồn tại một đường Euler cho đồ thị phía bên phải?

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 11 / 105


1. Đồ thị 1.2. Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị

Lời giải của Euler


Tổng số bậc của các đỉnh luôn gấp đôi số cạnh trong một đồ thị bất
kỳ
Nếu đồ thị có nhiều hơn 2 đỉnh có bậc lẻ, thì sẽ không tồn tại đường
Euler cho đồ thị đó
Nếu đồ thị liên thông có chính xác 2 đỉnh có bậc lẻ v và w , thì sẽ tồn
tại một đường Euler đi từ v đến w
Nếu đồ thị liên thông có các đỉnh đều bậc chẵn, thì sẽ tồn tại một
mạch Euler cho đồ thị đó

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 12 / 105


1. Đồ thị 1.2. Một số khái niệm trong lý thuyết đồ thị

Ví dụ: Trở lại Bài toán 7 cây cầu Euler

Do đồ thị có 4 đỉnh có bậc lẻ là A, B, C, D, nên không thể tồn tại


đường Euler cho đồ thị đó. Hay nói cách khác, không có đường nào có
thể đi qua tất cả các cây cầu đúng một lần.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 13 / 105


1. Đồ thị 1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

Tại sao lại cần đến đồ thị?

Trực quan: đồ thị giúp cho việc trực quan được dễ dàng
Cô đọng thông tin: nhiều thông tin được mô tả dưới dạng text có
thể được biểu diễn bởi một đồ thị đơn giản
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm nhiều lớp thông tin trên đồ thị để mô
tả nhiều đối tượng khác nhau
Lý thuyết đồ thị giúp giải quyết nhiều bài toán trong thực tế

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 14 / 105


1. Đồ thị 1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

Ví dụ: Đồ thị dùng để biểu diễn sơ đồ thuật toán

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 15 / 105


1. Đồ thị 1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

Ví dụ: Đồ thị dùng để ghi nhớ các từ vựng trong tiếng Anh

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 16 / 105


1. Đồ thị 1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

Ví dụ: Đồ thị dùng để mô tả một sơ đồ mạch điện

Ví dụ: Đồ thị dùng để mô tả một phân tử hóa học

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 17 / 105


1. Đồ thị 1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

Ví dụ: Đồ thị dùng để mô tả một tác vụ trong lĩnh vực MIS

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 18 / 105


1. Đồ thị 1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

Bài tập áp dụng


Xây dựng một đồ thị với các đỉnh là các thành phố, các cạnh là đường nối
giữa chúng (nếu có). Trên mỗi cạnh, ghi thông tin về khoảng cách giữa 2
thành phố. Thông tin được cho trong bảng sau:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 19 / 105


1. Đồ thị 1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

Giải: (sinh viên tự giải) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 20 / 105
1. Đồ thị 1.3. Mô tả các mối quan hệ bằng đồ thị

So sánh với kết quả:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 21 / 105


2. Tập hợp 2.1. Mô tả tập hợp

2. Tập hợp
2.1. Mô tả tập hợp

Tập hợp là gì?


Tập hợp là a collection of related objects. Think of the set S as a
container where an object x is something that S contains.

Ta viết x ∈ S có nghĩa là “x là phần tử của S”, hay “x nằm trong S”, “x


thuộc S”. Ngược lại, nếu ta viết x ∈
/ S thì có nghĩa là “x không là phần
tử của S”, “x không nằm trong S”, “x không thuộc S”.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 22 / 105


2. Tập hợp 2.1. Mô tả tập hợp

Mô tả tập hợp
Để biểu thị rằng tập S chứa các phần tử x1 , x2 ,. . . ,xn , ta viết như sau

S = {x1 , x2 , . . . , xn }

Tập hợp của những phần tử thuộc tập hợp S mà thỏa mãn một tính chất
nào đó thì được biểu diễn như sau

{x ∈ S | x có tính chất p}

Đôi khi, ta sử dụng sơ đồ Venn (Venn diagram) để biểu diễn tập hợp một
cách trực quan, chẳng hạn như sau

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 23 / 105


2. Tập hợp 2.1. Mô tả tập hợp

Ví dụ: Giả sử A là tập hợp chứa các số tự nhiên từ 1 đến 8, ta viết

A = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8}

Giả sử B là tập hợp các số tự nhiên lẻ thuộc tập hợp A, khi đó ta viết

B = {x ∈ A | x là số lẻ} = {1, 3, 5, 7}

Ví dụ:
Tập hợp các số nguyên (integer) được ký hiệu là Z
Tập hợp các số nguyên dương, hay còn gọi là tập các số tự nhiên
(natural number), được ký hiệu là N. Chú ý rằng 0 ∈ Z, nhưng
0∈/ N.
Tập hợp các số hữu tỉ (rational number) được ký hiệu là Q
Tập hợp các số thực (real number) được ký hiệu là R

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 24 / 105


2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

2.2. Các phép toán trên tập hợp

Tập con, tập hợp bằng nhau, tập rỗng


Tập con: Ta nói rằng tập hợp A chứa trong tập hợp B, ký hiệu là
A ⊆ B , nếu mệnh đề sau là đúng:

(∀x)(x ∈ A → x ∈ B)
Cách gọi khác: “A là tập con của B”, “B chứa A”. Ta biểu diễn
A ⊆ B bởi sơ đồ Venn như sau:

Tập hợp bằng nhau: Hai tập hợp A và B được gọi là bằng nhau, ký
hiệu là A = B , nếu A ⊆ B và B ⊆ A.
Tập rỗng: Ta gọi tập hợp rỗng, ký hiệu là ∅ , là tập hợp không chứa
một phần tử nào.
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 25 / 105
2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

Hợp của hai tập hợp


Hợp (union) của hai tập A và B, ký hiệu là A ∪ B , là tập hợp sau:

A ∪ B = {x | (x ∈ A) ∨ (x ∈ B)}

Nói cách khác, mệnh đề sau là đúng:

(∀x)[(x ∈ A ∪ B) ⇔ (x ∈ A) ∨ (x ∈ B)]

Sơ đồ Venn biểu diễn A ∪ B:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 26 / 105


2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

Giao của hai tập hợp


Giao (intersection) của hai tập A và B, ký hiệu là A ∩ B , là tập hợp
sau:
A ∩ B = {x | (x ∈ A) ∧ (x ∈ B)}
Nói cách khác, mệnh đề sau là đúng:

(∀x)[(x ∈ A ∩ B) ⇔ (x ∈ A) ∧ (x ∈ B)]

Sơ đồ Venn biểu diễn A ∩ B:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 27 / 105


2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

Phần bù của tập hợp


Phần bù (complement) của tập hợp A trong tập U, ký hiệu là A0 , là
tập hợp sau:
A0 = {x ∈ U | x ∈
/ A}
Nói cách khác, mệnh đề sau là đúng:

(∀x)[(x ∈ A0 ) ⇔ ¬(x ∈ A) ∧ (x ∈ U)]

Sơ đồ Venn biểu diễn A0 :

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 28 / 105


2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

Ví dụ (sinh viên tự giải): Cho A = {1, 2, 3, 4, 5}, B = {4, 5, 6, 7, 8}


là hai tập con nằm trong tập U = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10}. Hãy xác
định
(a) A ∪ B; A ∩ B (c) (A ∩ B 0 ) ∪ (A0 ∩ B)
(b) A0 ; B 0 (d) (A ∩ B) ∪ (A0 ∩ B 0 )

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 29 / 105


2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Các tập A, B, C được cho bởi sơ đồ Venn
dưới đây. Hãy xác định tập hợp sau bằng cách tô vào sơ đồ Venn.

(a) (A ∪ B) ∩ C (c) (A0 ∪ B) ∩ C


(b) (A ∩ B) ∪ C (d) (A ∪ B) ∩ C

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . .2A
CHƯƠNG . . -.SUY
. . . LUẬN
. . . . QUAN
. . . . .HỆ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
. ./ 105
2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

Tích của hai tập hợp


Tích (Cartesian product) của hai tập hợp A và B, ký hiệu là A × B ,
là tập hợp sau:

A × B = {(a, b) | (a ∈ A) ∧ (b ∈ B)}

Mở rộng, ta có thể định nghĩa tích của nhiều tập hợp như sau

A1 × A2 × · · · × An = {(a1 , a2 , . . . , an ) | ai ∈ Ai , i = 1, . . . , n}

Hai phần tử (a, b) và (c, d) thuộc tập A × B được gọi là bằng nhau
nếu từng phần tử tương ứng bằng nhau, tức là

(a, b) = (c, d) ⇔ a = c và b = d

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 31 / 105


2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

Tập hợp của các tập con


Tập hợp của các tập con (power set) của tập S, ký hiệu là P(S) , là
tập hợp chứa tất cả các tập con của S:

P(S) = {X | X ⊆ S}

Chú ý rằng tập rỗng ∅ luôn thuộc P(S), bất kể tập S là thế nào.

Ví dụ:
Nếu S = ∅ thì P(S) = {∅}
Nếu S = {1} thì P(S) = {∅, {1}}
Nếu S = {1, 2} thì P(S) = {∅, {1}, {2}, {1, 2}}
Nếu S = {1, 2, 3} thì
P(S) = {∅, {1}, {2}, {3}, {1, 2}, {1, 3}, {2, 3}, {1, 2, 3}}

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 32 / 105


2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

Ví dụ (sinh viên tự giải): Cho S = {a, b}, R = {1, 2, 3}. Hãy liệt
kê các phần tử của các tập hợp sau:
(a) S × S (c) S × R
(b) S × S × S (d) R × S

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 33 / 105


2. Tập hợp 2.2. Các phép toán trên tập hợp

Lực lượng của tập hợp


Giả sử S là tập hợp có hữu hạn phần tử. Lực lượng của tập S, ký hiệu
là |S| , là số phần tử của tập S.
Chú ý rằng tập rỗng ∅ có lực lượng bằng 0.

Nguyên lý inclusion–exclusion
Giả sử A và B là các tập hợp có hữu hạn phần tử. Khi đó

|A ∪ B| = |A| + |B| − |A ∩ B|

Ví dụ:
Nếu S = {1, 2} thì P(S) = {∅, {1}, {2}, {1, 2}}.
Do đó |S| = 2 và |P(S)| = 4
Nếu S = {1, 2, . . . , n} thì |P(S)| = ?
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 34 / 105
2. Tập hợp 2.3. Mối quan hệ giữa tập hợp và suy luận logic

2.3. Mối quan hệ giữa tập hợp và suy luận logic

Mối quan hệ giữa tập hợp và suy luận logic


Mối quan hệ giữa các phép toán trên tập hợp và các phép toán logic được
cho trong bảng sau:

Phép toán tập hợp Phép toán Mệnh đề


logic
(phần bù) A0 ¬ ¬(x ∈ A)
(hợp) A ∪ B ∨ (x ∈ A) ∨ (x ∈ B)
(giao) A ∩ B ∧ (x ∈ A) ∧ (x ∈ B)
(tập con) A ⊆ B → (x ∈ A) → (x ∈ B)
(tập hợp bằng nhau) A = B ↔ (x ∈ A) ↔ (x ∈ B)

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 35 / 105


2. Tập hợp 2.3. Mối quan hệ giữa tập hợp và suy luận logic

LƯU Ý:
Do có sự tương đương giữa các phép toán trên tập hợp và các
phép toán logic, nên việc chứng minh các công thức trong lý
thuyết tập hợp tương đương với việc chứng minh các công thức
logic.
Do đó, ta có thể sử dụng các công thức logic để chứng minh các
công thức trong lý thuyết tập hợp.
Chẳng hạn, công thức (A ∪ B)0 = A0 ∩ B 0 có thể chứng minh
bằng quy tắc De Morgan như sau:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 36 / 105


2. Tập hợp 2.3. Mối quan hệ giữa tập hợp và suy luận logic

Ví dụ (sinh viên tự giải): Chứng minh công thức

A ∩ (B ∪ C ) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C )

bằng cách sử dụng công thức logic sau: p ∧ (q ∨ r ) ⇔ (p ∧ q) ∨ (p ∧ r )

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 37 / 105


3. Hàm số 3.1. Định nghĩa và ví dụ

3. Hàm số
3.1. Định nghĩa và ví dụ
Tại sao lại cần hàm số?

Trong những cách biểu diễn mối quan hệ (đồ thị, tập hợp, hàm số)
thì cách biểu diễn bởi hàm số sử dụng nhiều công cụ toán học nhất
Hàm số mô tả mối quan hệ dưới dạng các công thức toán học →
ngắn gọn, cô đọng, chính xác
Việc sử dụng các công cụ toán học trong hàm số giúp ta có thể tính
toán được, giúp gia tăng sự chính xác và tin cậy
...

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 38 / 105


3. Hàm số 3.1. Định nghĩa và ví dụ

Hàm số là gì?

Hàm số từ tập hợp X đến tập hợp Y , ký hiệu là f : X → Y , là


quy tắc gán mỗi phần tử thuộc X với duy nhất một phần tử thuộc Y .

LƯU Ý: Trong định nghĩa trên, lưu ý các TỪ KHÓA sau


“hàm số là quy tắc gán”
“duy nhất một”: quy tắc này để xác định một phép gán có là hàm
số hay không. Chẳng hạn, quy tắc này có thể bị vi phạm trong ví
dụ dưới đây.

Ví dụ: Mỗi mặt hàng đều được mua bán dựa vào giá của nó. Hãy
xác định trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào là hàm số?
Giá mặt hàng nào đó tại MỘT cửa hàng
Giá mặt hàng nào đó tại HAI cửa hàng khác nhau

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 39 / 105


3. Hàm số 3.1. Định nghĩa và ví dụ

Ví dụ: Cho X = {1, 2, 3} và Y = {1, 2, 3, 4}. Công thức


f (x) = x + 1 sẽ xác định hàm số f : X → Y . Cụ thể, quy tắc gán
được thiết lập như sau:

f (1) = 2, f (2) = 3, f (3) = 4

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 40 / 105


3. Hàm số 3.1. Định nghĩa và ví dụ

Ví dụ: Công thức f (x) = x 2 − 3x + 2 sẽ xác định hàm số f : R → R.

Ví dụ: Một mệnh đề logic hai biến với quy tắc gán được cho trong
bảng sau:

A B w (A, B)
T T T
T F T
F T T
F F F

sẽ là hàm số từ

w : {T , F } × {T , F } → {T , F }

Ta dễ thấy rằng w (A, B) = A ∨ B.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 41 / 105


3. Hàm số 3.1. Định nghĩa và ví dụ

Thể hiện đồ thị của hàm số

Đồ thị hàm số , hiểu theo nghĩa rộng, là cách thể hiện dưới dạng hình
ảnh mối quan hệ được cho bởi hàm số đó. Có nhiều cách thức để thể hiện
đồ thị của hàm số, chẳng hạn như sau:
Nếu X , Y là các tập hợp hữu hạn, ta dùng các mũi tên để thể hiện
phép gán
Nếu X , Y là các tập hợp vô hạn phần tử, chẳng hạn là tập các số
thực, ta vẽ những đường cong, mặt cong (trên các hệ trục tọa độ) để
thể hiện phép gán

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 42 / 105


3. Hàm số 3.1. Định nghĩa và ví dụ

Ví dụ: Cho N = {−2, −1, 0, 1, 2} và hàm số s : N → N được xác


định theo công thức s(n) = n2 − 2. Ta có thể biểu diễn đồ thị của s
theo một trong 2 cách sau:
Cách 1:

Cách 2:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 43 / 105


3. Hàm số 3.1. Định nghĩa và ví dụ

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho N = {0, 1, 2, . . . , 9} và hàm số


s : N → N được xác định theo công thức s(n) = n + 3 (mod 10). Biểu
diễn đồ thị của s theo 2 cách tương tự như ví dụ nêu trên.
Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 44 / 105
3. Hàm số 3.2. Đơn ánh, toàn ánh

3.2. Đơn ánh, toàn ánh

Đơn ánh, toàn ánh


Hàm số f : X → Y được gọi là đơn ánh (one-to-one) nếu với mọi
a, b ∈ X , f (a) = f (b) thì a = b.
Hàm số f : X → Y được gọi là toàn ánh (surjective, onto) nếu với
mọi y ∈ Y , tồn tại x ∈ X sao cho f (x) = y .

LƯU Ý: Đồ thị biểu diễn hàm số đơn ánh và toàn ánh được cho
trong ví dụ bên dưới. Nếu nhìn từ lý thuyết đồ thị thì
Hàm số đơn ánh: bậc trong (indegree) của TẤT CẢ các đỉnh
thuộc miền Y có bậc lớn nhất là 1.
Hàm số toàn ánh: bậc trong của TẤT CẢ các đỉnh thuộc miền Y
nhỏ nhất là 1.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 45 / 105


3. Hàm số 3.2. Đơn ánh, toàn ánh

Ví dụ: Đồ thị biểu diễn hàm số đơn ánh và toàn ánh

Hình: Đồ thị biểu diễn hàm số đơn ánh

Hình: Đồ thị biểu diễn hàm số toàn ánh

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 46 / 105


3. Hàm số 3.2. Đơn ánh, toàn ánh

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Trong các đồ thị dưới đây, đồ thị nào ứng
với hàm số đơn ánh, toàn ánh, và tại sao?

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . .2A
CHƯƠNG . . -.SUY
. . . LUẬN
. . . . QUAN
. . . . .HỆ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
. ./ 105
3. Hàm số 3.3. Hàm hợp, hàm ngược

3.3. Hàm hợp, hàm ngược

Hàm hợp
Hàm hợp của hai hàm số f : X → Y và g : Y → Z , ký hiệu là
g ◦ f , là hàm số cho bởi (g ◦ f )(x) = g (f (x))

Ví dụ: Hàm hợp (g ◦ f ) được biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau:

LƯU Ý: Hàm hợp phụ thuộc vào thứ tự của các hàm thành phần.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 48 / 105


3. Hàm số 3.3. Hàm hợp, hàm ngược

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho hai hàm số f và g có đồ thị tương


ứng như trong hình vẽ dưới đây. Hãy xác định các hàm hợp sau:

(a) f ◦ f (c) g ◦ f
(b) f ◦ g (d) g ◦ g

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . .2A
CHƯƠNG . . -.SUY
. . . LUẬN
. . . . QUAN
. . . . .HỆ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
. ./ 105
3. Hàm số 3.3. Hàm hợp, hàm ngược

Hàm ngược
Hàm ngược của hàm số f : X → Y , ký hiệu là f −1 , là hàm số thỏa
mãn (f −1 ◦ f )(x) = x và (f ◦ f −1 )(x) = x

LƯU Ý: Chỉ những hàm số vừa là đơn ánh, vừa là toàn ánh thì mới
tồn tại hàm ngược

Ví dụ:
Hàm số f : R → R+ được cho bởi f (x) = 2x có hàm ngược là
f −1 : R+ → R, được cho bởi với f −1 (x) = log2 (x).
Hàm số f : R → R được cho bởi f (x) = 2x KHÔNG tồn tại hàm
ngược f −1 vì f không là toàn ánh.
Hàm số f : R → R+ được cho bởi f (x) = x 2 KHÔNG tồn tại
hàm ngược f −1 vì f không là đơn ánh.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 50 / 105


3. Hàm số 3.3. Hàm hợp, hàm ngược

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho hàm số f từ {a, b, c, d, e} tới


{1, 2, 3, 4, 5} cho bởi f (a) = 3, f (b) = 4, f (c) = 1, f (d) = 5,
f (e) = 2.
(a) Chỉ ra rằng hàm f là đơn ánh và toàn ánh;

(b) Tìm hàm ngược f −1

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . .2A
CHƯƠNG . . -.SUY
. . . LUẬN
. . . . QUAN
. . . . .HỆ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
. ./ 105
4. Quan hệ tương đương 4.1. Quan hệ là gì?

4. Quan hệ tương đương


4.1. Quan hệ là gì?

Định nghĩa Quan hệ


Một quan hệ trên tập S là một tập con của tập S × S Gọi R là một
quan hệ trên S, ta nói rằng “a có quan hệ với b” nếu (a, b) ∈ R, và ký
hiệu là a R b . Ngược lại, nếu “a không có quan hệ với b” (tức là
(a, b) ∈
/ R) thì ta ký hiệu là a R b

Ví dụ: Xét tập S = {1, 2, 3} và quan hệ < được định nghĩa là tập
hợp sau:
{(1, 2), (1, 3), (2, 3)} ⊆ S × S

Ví dụ: Tập số thực R có các quan hệ tự nhiên như =, <, >, ≤, ≥

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 52 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.1. Quan hệ là gì?

Ví dụ: Xét tập P là tập hợp tất cả những người trên trái đất (còn
sống hoặc đã chết). Với bất kỳ a, b ∈ P, ta định nghĩa quan hệ a R b
như sau: “a và b là anh chị em”.

Ví dụ: Xét tập W là tập hợp tất cả các trang web trên thế giới. Ta
định nghĩa quan hệ Link như sau:

Link = {(a, b) ∈ W × W | a có đường link đến b}

Ví dụ: Xét tập Z là tập hợp các số nguyên và n ∈ Z. Ta định nghĩa


quan hệ a ≡ b mod n (đọc là: a tương đương với b theo modulo n)
như sau:
a ≡ b mod n ⇔ (a − b) chia hết cho n
Chẳng hạn, 1, 4, 7, 10, 13,. . . là tương đương với nhau theo modulo 3.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 53 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.2. Đồ thị của quan hệ

4.2. Đồ thị của quan hệ

Đồ thị của quan hệ


Giả sử R là một quan hệ trên tập X .
Đồ thị có hướng của quan hệ R là đồ thị với đỉnh là các phần tử
trong X và các cạnh (có hướng) đi từ đỉnh x đến đỉnh y có quan hệ
với x (tức là x R y )
Nếu quan hệ R thỏa mãn tính chất x R y ⇔ y R x với mọi
x, y ∈ X . Khi đó đồ thị vô hướng của quan hệ R là đồ thị với đỉnh
là các phần tử trong X và các cạnh (vô hướng) nối đỉnh x với đỉnh y
có quan hệ với x (tức là x R y )

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 54 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.2. Đồ thị của quan hệ

Ví dụ: Với a, b ∈ Z, ta ký hiệu | là quan hệ ước số, tức là a | b nếu


tồn tại một số nguyên k sao cho a · k = b. Đồ thị có hướng biểu diễn
quan hệ | trên tập X = {2, 3, 4, 6} như sau:

Hình: Đồ thị biểu diễn quan hệ | trên tập X = {2, 3, 4, 6}

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 55 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.2. Đồ thị của quan hệ

Ví dụ: Xét tập X = {2, 3, 4, 6} với quan hệ a R b ⇔ ab < 13. Ta


thấy rằng quan hệ a R b có tính chất a R b ⇔ b R a, với mọi
a, b ∈ X . Đồ thị vô hướng biểu diễn quan hệ R trên tập
X = {2, 3, 4, 6} như sau:

Hình: Đồ thị biểu diễn quan hệ R trên tập X = {2, 3, 4, 6}

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 56 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.2. Đồ thị của quan hệ

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho tập X = {2, 3, 4, 5, 6, 7, 8} và quan


hệ a R b ⇔ (a|b) ∧ (a 6= b). Kiểm tra a R b ⇔ b R a? Hãy vẽ đồ thị
biểu diễn quan hệ R trên X .
Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 57 / 105
4. Quan hệ tương đương 4.2. Đồ thị của quan hệ

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho tập X = {0, 1, 2, 3, 4} và quan hệ


a R b ⇔ a + b = 4. Kiểm tra a R b ⇔ b R a? Hãy vẽ đồ thị biểu
diễn quan hệ R trên X
Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 58 / 105
4. Quan hệ tương đương 4.3. Sự khác nhau giữa quan hệ và hàm số

4.3. Sự khác nhau giữa quan hệ và hàm số

Sự khác nhau giữa quan hệ và hàm số


Trong hàm số f : X → X , mỗi x ∈ X chỉ được gán với duy nhất một
y ∈ X . Trong khi với một quan hệ bất kỳ, quy tắc này có thể bị vi
phạm, vì các cặp (x, y ) có thể là tùy ý, miễn là (x, y ) ∈ R ⊆ X × X .
Hàm số f : X → X giống như một cái máy, với x ∈ X được coi như là
đầu vào và f (x) được coi như là đầu ra. Tuy nhiên, với quan hệ, các
cặp (x, y ) ∈ R không hề phân biệt đầu vào/ đầu ra.

LƯU Ý: Hàm số sẽ định nghĩa một quan hệ. Tuy nhiên, một quan hệ
sẽ chưa chắc là hàm số. Ví dụ dưới đây sẽ cho ta thấy điều đó.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 59 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.3. Sự khác nhau giữa quan hệ và hàm số

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho tập X = {2, 3, 4, 5, 6, 7, 8} và quan


hệ a R b ⇔ (a|b) ∧ (a 6= b). Chỉ ra rằng quan hệ R không phải là
hàm số.
Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 60 / 105
4. Quan hệ tương đương 4.4. Quan hệ tương đương

4.4. Quan hệ tương đương

Quan hệ tương đương


Một quan hệ R trên tập S được gọi là quan hệ tương đương (equivalence
relation) nếu nó thỏa mãn cả ba tính chất sau đây:
1. (Tính phản xạ - reflexivity) Với mọi a ∈ S, ta luôn có a R a
2. (Tính đối xứng - symmetry) Với mọi a, b ∈ S, ta luôn có
aR b⇔b R a
3. (Tính bắc cầu - transitivity) Với mọi a, b, c ∈ S, ta luôn có nếu a R b
và b R c thì a R c

Ví dụ: Tập số nguyên Z với quan hệ bằng nhau = là quan hệ tương


đương. TẠI SAO?

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 61 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.4. Quan hệ tương đương

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho hàm số f : X → Y và quan hệ R


trên X được định nghĩa như sau: với a, b ∈ X , a R b ⇔ f (a) = f (b).
Hãy chỉ ra rằng R là quan hệ tương đương trên X ?
Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 62 / 105
4. Quan hệ tương đương 4.4. Quan hệ tương đương

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho S = { yx | x, y ∈ Z, y 6= 0} và quan


hệ R được định nghĩa như sau: với yx , wz ∈ S, yx R wz ⇔ xw = yz.
Hãy chỉ ra rằng R là quan hệ tương đương trên X ?
Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 63 / 105
4. Quan hệ tương đương 4.4. Quan hệ tương đương

Phân hoạch của tập hợp


Một phân hoạch (partition) của tập S là tập P của các tập con khác
rỗng của S thỏa mãn cả các tính chất sau đây:
1. Với mỗi a ∈ S, luôn tồn tại tập con X ∈ P sao cho a ∈ X . Phần tử
của P được gọi là lớp (block) của phân hoạch.
2. Nếu X , Y ∈ P là hai lớp khác nhau thì X ∩ Y = ∅

Minh họa bởi sơ đồ Venn:

Hình: Một phân hoạch của S là P = {X1 , X2 , X3 , X4 , X5 , X6 }

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 64 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.4. Quan hệ tương đương

Mối quan hệ giữa phân hoạch và quan hệ tương đương


1. (Phân hoạch ⇒ Quan hệ tương đương) Giả sử P là một phân
hoạch trên S. Ta định nghĩa quan hệ R như sau: a R b nếu a và b
nằm trong cùng một lớp. Khi đó R là quan hệ tương đương.
2. (Quan hệ tương đương ⇒ Phân hoạch) Giả sử R là một quan hệ
tương đương trên S. Với mỗi phần tử x ∈ S, ta định nghĩa
Rx = {a ∈ X | x R a} là tập hợp các phần tử có quan hệ với x. Gọi
P là tập hợp của các tập Rx , tức là P = {Rx | x ∈ S}. Khi đó P là
một phân hoạch của S.

Thuật ngữ: Tập Rx = {a ∈ X | x R a} có tên gọi là lớp tương


đương (equivalence class) chứa x.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 65 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.4. Quan hệ tương đương

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho S = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11} và


quan hệ “≡ mod 5”. Hãy chỉ ra rằng quan hệ này là tương đương và
hãy xác định các lớp tương đương trên S?
Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 66 / 105
4. Quan hệ tương đương 4.4. Quan hệ tương đương

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho X là tập có hữu hạn phần tử và


quan hệ R trên P(X ) được định nghĩa như sau: với A, B ∈ P(X ),
A R B ⇔ |A| = |B|. Hãy chỉ ra rằng quan hệ R là tương đương và
hãy xác định các lớp tương đương trong trường hợp X = {1, 2, 3}?

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 67 / 105
4. Quan hệ tương đương 4.5. Một ví dụ: Phép đồng dư toán học

4.5. Một ví dụ: Phép đồng dư toán học

Quan hệ đồng dư trên tập số nguyên


Định nghĩa: Quan hệ đồng dư “≡ mod n” được định nghĩa như sau:
với mọi a, b ∈ Z, a ≡ b mod n nếu tồn tại một số nguyên k ∈ Z
sao cho a − b = n · k
Tính chất: Quan hệ đồng dư “≡ mod n” là quan hệ tương đương
trên Z
Ký hiệu lớp tương đương: Các lớp tương đương Ra của quan hệ “≡
mod n” được ký hiệu là [a] , và đọc là “a modulo n”. Tập hợp các lớp
tương đương được gọi là “tập các số nguyên theo modulo n”, và được
ký hiệu là Z/n
Phép toán trên lớp tương đương: Giả sử [a] và [b] là hai lớp tương
đương của Z/n. Giả sử rằng x ∈ [a] và y ∈ [b]. Khi đó x + y ∈ [a + b]
và xy ∈ [ab]

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 68 / 105


4. Quan hệ tương đương 4.5. Một ví dụ: Phép đồng dư toán học

Ví dụ: Quan hệ “≡ mod 3” sẽ chia tập số nguyên Z thành 3 lớp


tương đương như sau:

[0] = {. . . , −9, −6, −3, 0, 3, 6, 9, . . . }


[1] = {. . . , −8, −5, −2, 1, 4, 7, 10, . . . }
[2] = {. . . , −7, −4, −1, 2, 5, 8, 11, . . . }

Hay nói cách khác, Z/3 gồm có 3 phần tử là Z/3 = {[0], [1], [2]}. Hai
phép toán “+” và “·” trên Z/3 được định nghĩa như sau:

[0] + [0] = [0] [0] · [0] = [0]


[0] + [1] = [1] [0] · [1] = [0]
[0] + [2] = [2] [0] · [2] = [0]
[1] + [1] = [2] [1] · [1] = [1]
[1] + [2] = [0] [1] · [2] = [2]
[2] + [2] = [1] [2] · [2] = [1]
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 69 / 105
4. Quan hệ tương đương 4.5. Một ví dụ: Phép đồng dư toán học

Ví dụ: Tương tự, tập Z/6 = {[0] , [1] , [2] , [3] , [4] , [5]} có hai phép
toán “+” và “·”được định nghĩa như sau:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 70 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.1. Định nghĩa và ví dụ

5. Quan hệ thứ tự
5.1. Định nghĩa và ví dụ

Quan hệ thứ tự
Một quan hệ R trên tập S được gọi là quan hệ thứ tự (partial ordering)
nếu nó thỏa mãn cả ba tính chất sau đây:
1. (Tính phản xạ - reflexivity) Với mọi a ∈ S, ta luôn có a R a
2. (Tính bắc cầu - transitivity) Với mọi a, b, c ∈ S, ta luôn có nếu a R b
và b R c thì a R c
3. (Tính phản xứng - antisymmetry) Với mọi a, b ∈ S, ta luôn có nếu
a R b và b R a thì a = b

Ví dụ: Tập số thực R với quan hệ nhỏ hơn hoặc bằng nhau ≤ là
quan hệ thứ tự. TẠI SAO?

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 71 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.1. Định nghĩa và ví dụ

Ví dụ: Xét tập P là tập hợp tất cả những người trên trái đất (còn
sống hoặc đã chết). Với bất kỳ a, b ∈ P, ta định nghĩa quan hệ a R b
như sau: “a là con của b”.

Ví dụ: Tập các số tự nhiên N và quan hệ ước số | (a|b, tức là a là


ước của b) là quan hệ thứ tự.

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho S là một tập bất kỳ và xét tập P(S)
là tập hợp tất cả các tập con của S. Chứng tỏ rằng quan hệ ⊆ là quan
hệ thứ tự trên P(S).

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 72 / 105
5. Quan hệ thứ tự 5.2. Đồ thị Hasse

5.2. Đồ thị Hasse

Đồ thị Hasse

Giả sử  là một quan hệ thứ tự trên tập X . Đồ thị Hasse cho (X , )


được xây dựng theo quy tắc sau:
Các đỉnh là các phần tử trong X
Các cạnh của đồ thị chỉ được nối giữa đỉnh x và đỉnh y nếu x  y và
không tồn tại một phần tử z trung gian sao cho x ≺ z ≺ y .
Về vị trí các đỉnh, nếu có tồn tại cạnh nối giữa x-y và x  y thì đỉnh
x ở vị trí bên dưới đỉnh y .

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 73 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.2. Đồ thị Hasse

Ví dụ: Đồ thị Hasse biểu diễn quan hệ ước số | trên tập


X = {2, 3, 4, 6, 8} như sau:

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Vẽ đồ thị Hasse biểu diễn quan hệ ≤ trên
tập X = {2, 3, 4, 6, 8}

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 74 / 105
5. Quan hệ thứ tự 5.2. Đồ thị Hasse

Ví dụ: Đồ thị Hasse biểu diễn quan hệ ước số | trên tập


X = {1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30} (tập các ước số của 30) như sau:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 75 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.2. Đồ thị Hasse

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Vẽ đồ thị Hasse biểu diễn quan hệ ⊆ trên
tập P(T ), với T = {1, 2, 3}

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 76 / 105
5. Quan hệ thứ tự 5.2. Đồ thị Hasse

So sánh với kết quả:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 77 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.3. Sự khác nhau giữa quan hệ và hàm số

5.3. Sắp thứ tự dựa trên đồ thị Hasse

Áp dụng: sắp thứ tự các môn học dựa trên đồ thị Hasse
Để theo học ngành Khoa học máy tính, Julia phải hoàn thành các môn
học bắt buộc sau: (lưu ý là các môn học có môn tiên quyết, và được học
trong 1 học kỳ)

Julia cần xác định thứ tự các môn học, và sắp xếp các môn học theo từng
học kỳ để có thể hoàn thành các môn học này trong thời gian sớm nhất.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 78 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.3. Sự khác nhau giữa quan hệ và hàm số

Giải: Đồ thị Hasse cho các môn học của Julia như sau:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 79 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.3. Sự khác nhau giữa quan hệ và hàm số

Dựa trên đồ thị Hasse, Julia nên sắp xếp chương trình học của mình
như sau:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 80 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.4. Đẳng cấu

5.4. Đẳng cấu

Đẳng cấu
Cho (X1 , 1 ) và (X2 , 2 ) là các tập hợp với các quan hệ thứ tự tương
ứng. Ta nói (X1 , 1 ) là đẳng cấu (isomorphic) với (X2 , 2 ) nếu tồn tại
một hàm số đơn ánh f : X1 → X2 sao cho với mọi a, b ∈ X1 ,

a 1 b ⇔ f (a) 2 f (b)

Trong trường hợp (X1 , 1 ) và (X2 , 2 ) là đẳng cấu thì ta ký hiệu là


(X1 , 1 ) ∼
= (X2 , 2 )

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 81 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.4. Đẳng cấu

Ví dụ: Xét tập X1 = {1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30} (tập các ước số của 30)
với quan hệ ước số |. Xét tập X2 = P(T ), với T = {1, 2, 3}, và quan
hệ ⊆. Đồ thị Hasse của (X1 , |) và (X2 , ⊆) tương tự như nhau

Đẳng cấu f : X1 → X2 được thiết lập như sau:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 82 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.5. Đại số Boolean

5.5. Đại số Boolean

Ước, bội, dàn


Giả sử (X , ) là một tập với quan hệ thứ tự trên đó.
Ước: Với mỗi hai phần tử a, b ∈ X , ta định nghĩa ước của a và b ,
ký hiệu là a ∧ b , là phần tử thuộc X và thỏa mãn các tính chất sau:
(a) (a ∧ b)  a và (a ∧ b)  b
(b) Nếu tồn tại x ∈ X sao cho x  a và x  b thì x  (a ∧ b)
Bội: Với mỗi hai phần tử a, b ∈ X , ta định nghĩa bội của a và b , ký
hiệu là a ∨ b , là phần tử thuộc X và thỏa mãn các tính chất sau:
(a) a  (a ∨ b) và b  (a ∨ b)
(b) Nếu tồn tại x ∈ X sao cho a  x và b  x thì (a ∨ b)  x
Dàn: (X , ) được gọi là dàn (lattice) nếu mọi cặp a, b ∈ X đều có
ước và bội.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 83 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.5. Đại số Boolean

Ví dụ: Tập X = {2, 3, 4, 6, 8} và quan hệ | có đồ thị Hasse như sau:

Từ đồ thị Hasse ta thấy 4 ∧ 6 = 2, 2 ∨ 3 = 6, nhưng 4 ∨ 6 không tồn


tại. Như vậy, (X , |) không phải là dàn.

Ví dụ: Giả sử X = P(T ) với T là một tập hợp nào đó. Với mọi
A, B ∈ P(T ), ta thấy rằng A ∩ B là ước và A ∪ B là bội của A và B.
Hơn nữa, (P(T ), ⊆) là một dàn. TẠI SAO?

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 84 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.5. Đại số Boolean

Ví dụ: Tập X = {1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30} (tập các ước số của 30) với
quan hệ ước số | là một dàn. TẠI SAO? Hãy tìm
5 ∧ 6 =? và 5 ∨ 6 =?
3 ∧ 10 =? và 3 ∨ 10 =?

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 85 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.5. Đại số Boolean

Đại số Boolean

Giả sử (X , ) là một dàn. (X , ) được gọi là đại số Boolean nếu với mọi
a, b, c ∈ X , các tính chất sau thỏa mãn:
Tính giao hoán: (commutativity) a ∧ b = b ∧ a và a ∨ b = b ∨ a
Tính kết hợp: (associativity) a ∧ (b ∧ c) = (a ∧ b) ∧ c và
a ∨ (b ∨ c) = (a ∨ b) ∨ c
Tính hấp thụ: (absorption) a ∨ (a ∧ b) = a và a ∧ (a ∨ b) = a
Tính phân phối: (distributivity) a ∨ (b ∧ c) = (a ∨ b) ∧ (a ∨ c) và
a ∧ (b ∨ c) = (a ∧ b) ∨ (a ∧ c)
Tính giới hạn: (boundedness) Tồn tại hai phần tử 0, 1 ∈ X sao cho
x  1 và 0  x với mọi x ∈ X
Tính đầy đủ: (complement) Với mọi x ∈ X , luôn tồn tại phần tử
¬x ∈ X sao cho x ∨ (¬x) = 0 và x ∧ (¬x) = 1

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 86 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.5. Đại số Boolean

Ví dụ: Tập P({1, 2, . . . , n}) với quan hệ ⊆ là một đại số Boolean,


với
Ước của A và B là A ∩ B
Bội của A và B là A ∪ B
Phần tử 0 là ∅
Phần tử 1 là {1, 2, . . . , n}
Phần tử (¬x) là phần bù của x trong tập {1, 2, . . . , n}

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 87 / 105


5. Quan hệ thứ tự 5.5. Đại số Boolean

Ví dụ: Tập X = {1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30} với quan hệ ước số | là một
đại số Boolean. TẠI SAO? Hãy tìm các phần tử 0, 1, (¬2), (¬5), (¬3),
(¬10) =?

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 88 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.1. Định nghĩa đồ thị

6. Lý thuyết đồ thị căn bản


6.1. Định nghĩa đồ thị

Đồ thị có hướng

Đồ thị có hướng (directed graph) G là một tập hợp hữu hạn các đỉnh VG
và các cạnh EG , cùng với hàm số i : EG → VG × VG . Với mỗi cạnh
e ∈ EG , nếu i(e) = (a, b) thì cạnh e nối từ đỉnh a đến đỉnh b.

Đồ thị vô hướng

Đồ thị vô hướng (undirected graph) G là một tập hợp hữu hạn các đỉnh
VG và các cạnh EG , cùng với hàm số i : EG → VG × VG . Với mỗi cạnh
e ∈ EG , nếu i(e) = (a, b) thì cạnh e nối đỉnh a và đỉnh b.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 89 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.1. Định nghĩa đồ thị

LƯU Ý:
Lưu ý những từ gạch chân trong 2 định nghĩa trên
Quan hệ “cạnh e nối từ đỉnh a đến đỉnh b” có KHÔNG tính đối
xứng. Ở đây, cạnh e chỉ có 1 chiều đi từ a đến b.
Quan hệ “cạnh e nối đỉnh a với đỉnh b” có tính đối xứng, tức là
“cạnh e cũng nối đỉnh b với đỉnh a”. Hay nói cách khác,
i(e) = (a, b) = (b, a)
Nếu tồn tại một cạnh e sao cho i(e) = (a, a) thì e chính là vòng
(loop) tại đỉnh a

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 90 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.2. Sự đẳng cấu giữa 2 đồ thị

6.2. Sự đẳng cấu giữa 2 đồ thị

Sự đẳng cấu giữa 2 đồ thị


Gọi G là đồ thị với tập các đỉnh VG và tập các cạnh EG , H là đồ thị với
tập các đỉnh VH và tập các cạnh EH . Hai đồ thị G và H được gọi là
đẳng cấu (isomorphic), và được ký hiệu là G ∼= H , nếu tồn tại hai hàm
số đơn ánh
α : VG → VH và β : EG → EH
sao cho với mọi cạnh e ∈ EG , ta luôn có

cạnh e nối v với w / cạnh e đi từ v đến w


m
cạnh β(e) nối α(v ) với α(w )/ cạnh β(e) đi từ α(v ) đến α(w )

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 91 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.2. Sự đẳng cấu giữa 2 đồ thị

Ví dụ: Hai đồ thị vô hướng sau đây là đẳng cấu

Ở đây, hai hàm số đơn ánh α và β được cho như sau: α(xi ) = yi và
β(ai ) = bi , cùng với tiêu chuẩn

cạnh ai nối đỉnh xi với xk


m
cạnh bi nối đỉnh yi với yk

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 92 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.2. Sự đẳng cấu giữa 2 đồ thị

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cặp đồ thị trong dưới đây có là đẳng cấu
không? Nếu có, hãy tìm hai hàm số α và β?

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 93 / 105
6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.2. Sự đẳng cấu giữa 2 đồ thị

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cặp đồ thị trong dưới đây có là đẳng cấu
không? Nếu có, hãy tìm hai hàm số α và β?

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 94 / 105
6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.3. Bậc của đỉnh

6.3. Bậc của đỉnh

Bậc của đỉnh cho đồ thị có hướng


Giả sử G là một đồ thị có hướng với tập các đỉnh VG và tập các cạnh EG .
Gọi x ∈ VG là một đỉnh của G .
Bậc ngoài của đỉnh x (outdegree) Gọi D1 là tập hợp các cạnh
e ∈ EG sao cho i(e) = (x, b). Khi đó, bậc ngoài của x là |D1 |
Bậc trong của đỉnh x (indegree) Gọi D2 là tập hợp các cạnh e ∈ EG
sao cho i(e) = (a, x). Khi đó, bậc trong của x là |D2 |
Bậc của đỉnh x (degree) Bậc của x là (|D1 | + |D2 |)

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 95 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.3. Bậc của đỉnh

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Trong đồ thị sau đây, hãy xác định bậc
(trong/ ngoài) của các đỉnh.

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 96 / 105
6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.4. Đường Euler, mạch Euler

6.4. Đường Euler, mạch Euler

Định nghĩa (nhắc lại)


Đường (path) là một dãy các đỉnh và các cạnh

v0 , e1 , v1 , e2 , v2 , . . . , vn−1 , en , vn , n≥1

trong đó vi là các đỉnh và ei là các cạnh nối đỉnh vi−1 với vi .


Mạch (circuit) là đường có v0 = vn .
Đường hoặc mạch được gọi là đơn (simple) nếu các cạnh
e1 , e2 , . . . , en là khác nhau.
Đồ thị vô hướng là liên thông (connected) nếu luôn tồn tại đường
nối hay đỉnh bất kỳ
Đồ thị có hướng là liên thông (connected) nếu đồ thị vô hướng
tương ứng với nó là liên thông
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 97 / 105
6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.4. Đường Euler, mạch Euler

Đường Euler, mạch Euler


Đường Euler là một đường đơn đi qua tất cả các cạnh của đồ thị.
Mạch Euler là một mạch đơn đi qua tất cả các cạnh của đồ thị.

Định lý (điều kiện cần và đủ để tồn tại mạch Euler)


Giả sử G là một đồ thị vô hướng và liên thông.
Nếu tất cả các đỉnh của G có bậc chẵn thì đồ thị sẽ tồn tại một
mạch Euler.
Ngược lại, nếu đồ thị G có một mạch thì tất cả các đỉnh của G sẽ có
bậc chẵn.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 98 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.5. Đường Hamilton, mạch Hamilton

6.5. Đường Hamilton, mạch Hamilton

Đường Hamilton, mạch Hamilton


Đường Hamilton là một đường

v0 , e1 , v1 , e2 , v2 , . . . , vn−1 , en , vn

đi qua tất cả các đỉnh vi của đồ thị, mỗi đỉnh đúng một lần.
Mạch Hamilton là một mạch

v0 , e1 , v1 , e2 , v2 , . . . , vn−1 , en , vn , en+1 , v0 ,

trong đó v0 , e1 , v1 , e2 , v2 , . . . , vn−1 , en , vn là đường Hamilton.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 99 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.5. Đường Hamilton, mạch Hamilton

Ví dụ: Tìm một mạch Hamilton trong đồ thị dưới đây

Ta đi theo cách từ ngoài vào trong, ngược chiều kim đồng hồ, bắt đầu
từ a. Một mạch Hamilton tìm được là

a−b −c −d −e −f −o −n −m −l −k −j −i −r −s −t −p −q −g −h −a

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 100 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.5. Đường Hamilton, mạch Hamilton

Ví dụ: Hãy chỉ ra rằng KHÔNG tồn tại mạch Hamilton trong đồ thị
dưới đây

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 101 / 105
6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.6. Cây

6.6. Cây

Cây
Cây là một đồ thị đặc biệt thỏa mãn tính chất sau: tồn tại một đỉnh r
được gọi là gốc (root) sao cho với mọi đỉnh v ∈ VT , (v 6= r ), tồn tại
duy nhất một đường đơn nối từ r đến v .

Ví dụ:

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 102 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.6. Cây

Các tính chất của cây


Đồ thị vô hướng G là cây khi và chỉ khi G là liên thông và không có
mạch đơn.
Giả sử G là một cây vô hướng. Khi đó, giữa hai đỉnh bất kỳ trong cây
sẽ tồn tại duy nhất một đường đơn nối giữa chúng.
Nếu G là một cây có n đỉnh thì G có n − 1 cạnh.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 103 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.6. Cây

LƯU Ý: Trong một cây ta có thể chọn bất cứ đỉnh nào là gốc. Ba đồ
thị dưới đây cùng biểu diễn 1 cây theo những cách khác nhau: (a) cây
không có gốc; (b) cây với đỉnh r1 là gốc; (c) cây với đỉnh r2 là gốc.

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 104 / 105


6. Lý thuyết đồ thị căn bản 6.6. Cây

THANK YOU for YOUR ATTENTION

CHƯƠNG 2A - SUY LUẬN QUAN HỆ 105 / 105


LOGIC ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

CHƯƠNG 2B: SUY LUẬN TRUY HỒI

Hà Bình Minh
Nguyễn Minh Tuấn
Phan Đình Phùng
—————
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 1 / 49


Nội dung bài giảng

1. Quan hệ truy hồi


1.1. Một ví dụ
1.2. Dãy Fibonacci
1.3. Mô tả mối quan hệ bằng công thức truy hồi

2. Định nghĩa truy hồi


2.1. Cách viết định nghĩa truy hồi
2.2. Hình học fractal

3. Phép chứng minh bằng quy nạp


3.1. Nguyên lý quy nạp
3.2. Các ví dụ

4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp


4.1. Danh sách
4.2. Hàm trên cây nhị phân

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 2 / 49


1. Quan hệ truy hồi 1.1. Một ví dụ

1. Quan hệ truy hồi


1.1. Một ví dụ

Ví dụ: Xét hàm số P : N → Z như sau:

n(n + 1)
P(n) =
2

Nhận xét: Hàm số P cũng cho bởi công thức sau:

n(n + 1)
P(n) = = 1 + 2 + ··· + n
2
= [1 + 2 + · · · + (n − 1)] +n
| {z }
P(n−1)
= P(n − 1) + n

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 3 / 49


1. Quan hệ truy hồi 1.1. Một ví dụ

Định nghĩa truy hồi


n(n+1)
Xét hàm số P : N → Z với P(n) = 2 có thể được định nghĩa theo
công thức truy hồi như sau:

1, nếu n = 1
P(n) =
n + P(n − 1), nếu n > 1

Ví dụ: Sử dụng công thức truy hồi, tính P(5) =?

P(5) = 5 + P(4)
= 5 + 4 + P(3)
= 5 + 4 + 3 + P(2)
= 5 + 4 + 3 + 2 + P(1)
= 5+4+3+2+1
= 15
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 4 / 49
1. Quan hệ truy hồi 1.2. Dãy Fibonacci

1.2. Dãy Fibonacci

Dãy Fibonacci
Dãy Fibonacci (Fibonacci numbers) là dãy số được định nghĩa theo công
thức truy hồi như sau:

1, nếu n = 1 hoặc n = 2
F (n) =
F (n − 1) + F (n − 2), nếu n > 2

Nguồn gốc: Dãy Fibonacci bắt nguồn từ bài toán do nhà toán học
Leonardo Pisano Fibonacci đưa ra vào đầu thế kỷ 13:
“A certain man put a pair of rabbits in a place surrounded on all sides by
a wall. How many pairs of rabbits can be produced from that pair in a
year if it is supposed that every month each pair begets a new pair
which from the second month on becomes productive?”

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 5 / 49


1. Quan hệ truy hồi 1.2. Dãy Fibonacci

Ví dụ: 12 số hạng đầu tiên của dãy Fibonacci

1, 1, 2, 3, 5, 6, 13, 21, 34, 55, 89, 144, . . .

Những con số Fibonacci trong tự nhiên:


Trong tự nhiên, có rất nhiều các con số trong dãy Fibonacci

Có F (6) = 8 hình xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ và F (7) = 13


hình xoắn ốc cùng chiều kim đồng hồ.

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 6 / 49


1. Quan hệ truy hồi 1.2. Dãy Fibonacci

Những con số Fibonacci: Vỏ ốc, âm nhạc, chứng khoán, . . .

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 7 / 49


1. Quan hệ truy hồi 1.2. Dãy Fibonacci

Những con số Fibonacci:

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 8 / 49


1. Quan hệ truy hồi 1.3. Mô tả mối quan hệ bằng công thức truy hồi

1.3. Mô tả mối quan hệ bằng công thức truy hồi

Mô tả mối quan hệ bằng công thức truy hồi thế nào?


Mối quan hệ được mô tả dựa trên 2 thành phần sau:
Điều kiện đầu (base case): mô tả tại thời điểm ban đầu đại lượng đó
như thế nào
Công thức truy hồi (recursive case): mô tả sự phụ thuộc giữa giá trị
tương lai và giá trị trong quá khứ

Ví dụ: Một người mượn ngân hàng 500 triệu VNĐ, với lãi kép là 1%
mỗi tháng. Gọi M(n) là số tiền người đó phải trả ngân hàng (cả gốc
lẫn lãi) tháng thứ n. Hãy mô tả M(n) bởi công thức truy hồi?

500, nếu n = 0 (điều kiện đầu)
M(n) =
(1.01) · M(n − 1), nếu n > 0 (công thức truy hồi)
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 9 / 49
1. Quan hệ truy hồi 1.3. Mô tả mối quan hệ bằng công thức truy hồi

Ví dụ: Công thức truy hồi được sử dụng để tính tích phân sau:
Z 1
I (n) = x n e x dx
0

Điều kiện đầu: I (0) = e − 1


Công thức truy hồi: Ở đây, ta sử dụng công thức tích phân từng
phần để tìm công thức truy hồi
Z 1
I (n) = x n e x dx
0
1
Z 1
n x
= x e −n x n−1 e x dx
0 0
= e − n · I (n − 1)

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 10 / 49


1. Quan hệ truy hồi 1.3. Mô tả mối quan hệ bằng công thức truy hồi

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Tìm f (1), f (2), f (3), f (4), f (5) biết rằng
f (n) được định nghĩa theo công thức truy hồi sau: f (0) = 3 và
(a) f (n + 1) = 3f (n) + 7, với n = 0, 1, 2, . . .
(b) f (n + 1) = f (n)2 − 2f (n) + 2, với n = 0, 1, 2, . . .
(c) f (n + 1) = 3f (n)/3 , với n = 0, 1, 2, . . .

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 11 / 49
1. Quan hệ truy hồi 1.3. Mô tả mối quan hệ bằng công thức truy hồi

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Tìm f (2), f (3), f (4), f (5) biết rằng f (n)
được định nghĩa theo công thức truy hồi sau: f (0) = −1, f (1) = 2 và
(a) f (n + 1) = f (n) + 3f (n − 1), với n = 1, 2, 3, . . .
(b) f (n + 1) = 3f (n)2 − 4f (n − 1)2 , với n = 1, 2, 3, . . .
(c) f (n + 1) = f (n − 1)/f (n), với n = 1, 2, 3, . . .

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 12 / 49
1. Quan hệ truy hồi 1.3. Mô tả mối quan hệ bằng công thức truy hồi

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Cho A(m, n) là hàm số được định nghĩa
theo công thức truy hồi như sau:

Tính
(a) A(1, 0)
(b) A(0, 1)
(c) A(1, 1)
(d) A(2, 2)

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 13 / 49
2. Định nghĩa truy hồi 2.1. Cách viết định nghĩa truy hồi

2. Định nghĩa truy hồi


2.1. Cách viết định nghĩa truy hồi

Cách viết định nghĩa truy hồi


Để mô tả một đối tượng nào đó dưới dạng định nghĩa truy hồi, ta sẽ viết
định nghĩa thành 2 phần
Điều kiện đầu (base case): mô tả đối tượng đơn giản nhất
Công thức truy hồi (recursive case): mô tả đối tượng phức tạp dưới
dạng đối đơn giản hơn

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 14 / 49


2. Định nghĩa truy hồi 2.1. Cách viết định nghĩa truy hồi

Ví dụ: Trong một số ngôn ngữ lập trình, ta làm việc với một loại dữ
liệu gọi là được chuỗi ký tự (hay còn gọi là xâu, string). Ta định nghĩa
chuỗi ký tự được tạo nên từ một danh sách các ký tự a1 , a2 , . . . , an là:
(B1.) chuỗi ký tự rỗng, ký hiệu là λ, hoặc
(B2.) ai , bất kỳ ký tự ai trong danh sách, hoặc
(R.) x y , là sự ghép nối giữa hai chuỗi ký tự x và y
Chẳng hạn, “examples” là một chuỗi ký tự được tạo nên từ một danh
sách các bảng chữ cái. Chuỗi ký tự rỗng λ khi ghép nỗi với các chuỗi
ký tự khác sẽ biến mất, chẳng hạn ‘examplesλ” = ‘examples”.

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 15 / 49


2. Định nghĩa truy hồi 2.1. Cách viết định nghĩa truy hồi

Ví dụ: Chuỗi ký tự được gọi là palindrome nếu:


(B1.) λ là một palindrome
(B2.) Bất kỳ ký tự a nào cũng là một palindrome
(R.) Nếu x và y là các palindrome thì y x y là palindrome
Chẳng hạn, “madam”, “racecar”, “HANNAH”,... là các palindrome.

Ví dụ: Gọi X là tập hợp các chuỗi nhị phân (là chỉ gồm các số 0 và
1) có số lượng 0 và 1 đều nhau. Tập hợp X được định nghĩa như sau:
(B.) λ thuộc X
(R1.) Nếu x thuộc X thì 1x0 và 0x1 thuộc X
(R2.) Nếu x, y thuộc X thì x y thuộc X

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 16 / 49


2. Định nghĩa truy hồi 2.1. Cách viết định nghĩa truy hồi

Ví dụ: Nếu s là một chuỗi ký tự, ta định nghĩa chuỗi ký tự đảo s R


như sau:
(B.) λR = λ
(R.) Nếu s là một chuỗi ký tự và s = ra, trong đó a là một ký tự
và r là một chuỗi ký tự (có thể là rỗng) thì s R = (ra)R = ar R

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 17 / 49


2. Định nghĩa truy hồi 2.1. Cách viết định nghĩa truy hồi

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Hãy viết định nghĩa tập hợp các số lẻ
dưới dạng truy hồi.
Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18. / 49
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI
2. Định nghĩa truy hồi 2.2. Hình học fractal

2.2. Hình học fractal

Thế nào là hình học fractal


Hình học fractal là những đối tượng hình học được xây dựng dựa trên
định nghĩa truy hồi.

Ví dụ:

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 19 / 49


2. Định nghĩa truy hồi 2.2. Hình học fractal

Ví dụ: Ta định nghĩa hình bông hoa tuyết (Koch snowflake) như sau:
(B.) K (1) là một tam giác đều
(R.) Với n > 1, K (n) được tạo bởi từ K (n − 1) bằng cách thay
mỗi đoạn thẳng trong K (n − 1)

bởi hình

với đỉnh nhọn nằm phía ngoài.


Hãy vẽ K (1), K (2), K (3)?

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 20 / 49


2. Định nghĩa truy hồi 2.2. Hình học fractal

Giải:

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 21 / 49


2. Định nghĩa truy hồi 2.2. Hình học fractal

Ví dụ: Ta định nghĩa hình Badda-Bing (trong Chương 1) như sau:


(B.) B(1) là một hình vuông.
(R.) Với n > 1, B(n) được tạo bởi từ B(n − 1) bằng cách thêm
mỗi hình vuông nhỏ nối tiếp vào các đỉnh của B(n − 1). Những
hình vuông nhỏ được thêm vào có cạnh bằng 1/2 cạnh hình
vuông được thêm vào của B(n − 1).
Hãy vẽ B(1), B(2), B(3)?

Giải:

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 22 / 49


2. Định nghĩa truy hồi 2.2. Hình học fractal

Hình: Dạng biểu diễn fractal của hình Badda-Bing

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 23 / 49


2. Định nghĩa truy hồi 2.2. Hình học fractal

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Hãy viết định nghĩa truy hồi và vẽ hình
cho các trường hợp n = 1, 2, 3

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .24. / 49
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI
2. Định nghĩa truy hồi 2.2. Hình học fractal

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Hãy viết định nghĩa truy hồi và vẽ hình
cho các trường hợp n = 1, 2, 3

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 25 / 49
3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.1. Nguyên lý quy nạp

3. Phép chứng minh bằng quy nạp


3.1. Nguyên lý quy nạp

Nguyên lý quy nạp 1


Để chứng minh mệnh đề sau bằng nguyên lý quy nạp:

“Khẳng định (n), với mọi n ≥ 1”

ta sẽ chứng minh hai điều sau:


1. Khẳng định (1),
2. Khẳng định (k − 1) ⇒ Khẳng định (k), với k > 1

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 26 / 49


3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.1. Nguyên lý quy nạp

Nguyên lý quy nạp 2


Để chứng minh mệnh đề sau bằng nguyên lý quy nạp:

“Khẳng định (n), với mọi n ≥ 1”

ta sẽ chứng minh hai điều sau:


1. Khẳng định (1),
2. Khẳng định (1) ∧ Khẳng định (2) ∧ · · · ∧ Khẳng định (k − 1) ⇒
Khẳng định (k), với k > 1

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 27 / 49


3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.1. Nguyên lý quy nạp

LƯU Ý: Việc chứng minh theo Nguyên lý quy nạp 1 tương đương với
việc thiết lập một chuỗi các lập luận như sau:
Khẳng định (1) ⇒ Khẳng định (2) ⇒ Khẳng định (3) ⇒ . . .

LƯU Ý: Việc chứng minh theo Nguyên lý quy nạp 2 tương đương với
việc thiết lập một chuỗi các lập luận như sau:
Khẳng định (1) ⇒ Khẳng định (2)
Khẳng định (1) ∧ Khẳng định (2) ⇒ Khẳng định (3)
Khẳng định (1) ∧ Khẳng định (2) ∧ Khẳng định (3) ⇒ Khẳng định (4)
··· ⇒ ...

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 28 / 49


3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.2. Các ví dụ

3.2. Các ví dụ

Ví dụ: Chứng minh rằng với n ≥ 1, ta luôn có

n(n + 1)
1 + 2 + 3 + ··· + n =
2

Giải: Ta sẽ chứng minh theo nguyên lý quy nạp 1.


1(1+1)
Khẳng định (1): 1 = 2 , do đó Khẳng định (1) là đúng
Khẳng định (k − 1): Ta giả thiết Khẳng định (k − 1) là đúng, tức là

(k − 1)k
1 + 2 + 3 + · · · + (k − 1) =
2

Khẳng định (k − 1) ⇒ Khẳng định (k):

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 29 / 49


3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.2. Các ví dụ

(k − 1)k
1 + 2 + 3 + · · · + (k − 1) + k = +k
2
(k − 1)k + 2k
=
2
k2 + k
=
2
k(k + 1)
=
2

Như vậy, ta đã chứng minh xong bằng nguyên lý quy nạp.

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 30 / 49


3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.2. Các ví dụ

Ví dụ: Giả sử K (1), K (2), K (3), . . . là các hình bông tuyết Koch
Snowflake. Chứng minh rằng K (n) có 4n−1 · 3 cạnh.

Giải: Ta sẽ chứng minh theo nguyên lý quy nạp 1.


Khẳng định (1): K (1) có 41−1 · 3 = 3 cạnh, là đúng vì K (1) là tam
giác đều

Khẳng định (k − 1): Ta giả thiết K (k − 1) có 4k−2 · 3 cạnh

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 31 / 49


3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.2. Các ví dụ

Khẳng định (k − 1) ⇒ Khẳng định (k): Do K (n) được tạo bởi từ


K (n − 1) bằng cách thay mỗi đoạn thẳng trong K (n − 1)

bởi hình

nên mỗi cạnh của K (n − 1) sẽ sinh ra 4 cạnh của K (n). Do đó, số


cạnh của K (n) là
4 · 4k−2 · 3 = 4k−1 · 3
Như vậy, ta đã chứng minh xong bằng nguyên lý quy nạp.

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 32 / 49


3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.2. Các ví dụ

Ví dụ: Chứng minh rằng mọi số nguyên n ≥ 2 hoặc là số nguyên tố,


hoặc là tích của các số nguyên tố
Giải: Ta sẽ chứng minh theo nguyên lý quy nạp 2.
Khẳng định (2): 2 là số nguyên tố
Khẳng định (2) ∧ · · · ∧ Khẳng định (k − 1): Với k > 2, ta giả thiết
rằng mọi số i sao cho 2 ≤ i ≤ (k − 1) hoặc là số nguyên tố, hoặc là
tích của các số nguyên tố
Khẳng định (2) ∧ · · · ∧ Khẳng định (k − 1) ⇒ Khẳng định (k): Nếu
k là số nguyên tố thì ta có Khẳng định (k). Nếu k không là số nguyên
tố thì k = pq với p ≥ 2 và q ≥ 2. Do đó p và q đều nhỏ hơn k. Theo
giả thiết quy nạp, p và q hoặc là số nguyên tố, hoặc là tích của các số
nguyên tố. Vì vậy, k = pq là tích của các số nguyên tố.

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 33 / 49


3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.2. Các ví dụ

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Chứng minh rằng với mọi n ≥ 1, số


Fibonacci thứ n là
αn − β n
F (n) = ,
α−β
√ √
1+ 5 1− 5
trong đó α = 2 và β = 2 .

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . .2B. .-.SUY
CHƯƠNG . . .LUẬN
. . . .TRUY
. . . .HỒI
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34. / 49
3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.2. Các ví dụ

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Sử dụng nguyên lý quy nạp, tìm chu vi
của hình bông tuyết Koch Snowflake K (n).

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .35. / 49
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI
3. Phép chứng minh bằng quy nạp 3.2. Các ví dụ

Ví dụ: (sinh viên tự giải) Chứng minh rằng một con mã có thể đi
đến tất cả các ô cờ trong một bàn cờ n × n, với n ≥ 4.

Giải: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 36 / 49
4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.1. Danh sách

4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp


4.1. Danh sách

Định nghĩa danh sách


Giả sử X là một tập hợp nào đó. Danh sách (list) các phần tử của X
được định nghĩa như sau:
(B.) x, trong đó x ∈ X
(R.) L, x, trong đó x ∈ X và L là một danh sách các phần tử của X

Ví dụ: X = {cubs, bears, bulls}. Ta xây dựng các danh sách như sau
L1 = cubs
L2 = L1, bears = cubs, bears
L3 = L2, cubs = cubs, bears, cubs
L4 = L3, bulls = cubs, bears, cubs, bulls

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 37 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.1. Danh sách

LƯU Ý:
Các phần tử trong X có thể được lặp lại nhiều lần trong danh sách
Do danh sách được định nghĩa dưới dạng truy hồi nên các công
cụ để xử lý danh sách cũng được viết dưới dạng truy hồi.
Chẳng hạn, hàm tổng của danh sách (là hàm tính tổng các số
trong danh sách các số thực) được viết dưới dạng truy hồi như
sau:

Hàm tổng của danh sách

Giả sử L là một danh sách các phần tử của X = R. Hàm tổng , ký hiệu là
Sum(L) được định nghĩa như sau:
(B.) Nếu L = x, trong đó x ∈ R, thì Sum(L) = x
(R.) Nếu L = L0 , x, trong đó x ∈ R và L0 là một danh sách, thì
Sum(L) = Sum(L0 ) + x
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 38 / 49
4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.1. Danh sách

Ví dụ: Áp dụng hàm tổng cho danh sách L = 3, 1, 4, 2, ta thu được:

Định lý
Giả sử L là một danh sách các phần tử x1 , x2 , . . . , xn , trong đó xi ∈ R. Khi
đó,
Sum(L) = x1 + x2 + · · · + xn ,
với mọi n ≥ 1

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 39 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.1. Danh sách

Định nghĩa SList


Một SList được định nghĩa như sau:
(B.) x, trong đó x ∈ R
(R.) (X , Y ), trong đó X và Y là các SList có cùng số phần tử và
phần tử cuối của X nhỏ hơn phần tử đầu của Y

Ví dụ:
X = ((1, 3), (8, 9)) là một SList
Y = ((12, 16), (25, 30)) là một SList
(X , Y ) = (((1, 3), (8, 9)), ((12, 16), (25, 30))) là một SList

LƯU Ý:
Một SList luôn có số phần tử là 2p , và số p được gọi là độ sâu
của SList
CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 40 / 49
4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.1. Danh sách

Hàm tìm kiếm Search(t, L)


Hàm tìm kiếm Search(t, L) sẽ trả kết quả là T nếu t nằm trong danh
sách L và F nếu ngược lại.
(B.) Nếu L = x (SList có độ sâu 0) thì

true nếu t = x
Search(t, L) =
false 6 x
nếu t =

(R.) Nếu L là SList có độ sâu lớn hơn 0, tức là L = (X , Y ), thì

Search(t, L) = Search(t, X ) ∨ Search(t, Y )

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 41 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.1. Danh sách

Ví dụ: Giả sử L = (((1, 3), (8, 9)), ((12, 16), (25, 30))), ta cần xác
định 8 có thuộc L hay không bằng hàm tìm kiếm Search(t, L)

Như vậy, 8 là phần tử nằm trong SList L.

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 42 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.1. Danh sách

Hàm tìm kiếm nhị phân BSearch(t, L)


Hàm tìm kiếm nhị phân BSearch(t, L) có chức năng tương tự như hàm
Search(t, L), tức là sẽ trả kết quả là T nếu t nằm trong danh sách L và F
nếu ngược lại. Tuy nhiên, cách thức tìm kiếm lại khác với hàm
Search(t, L).
(B.) Nếu L = x (SList có độ sâu 0) thì

true nếu t = x
BSearch(t, L) =
false 6 x
nếu t =

(R.) Nếu L là SList có độ sâu lớn hơn 0, tức là L = (X , Y ). Gọi r là


phần tử cuối của X .

BSearch(t, X ) nếu t > r
BSearch(t, L) =
BSearch(t, Y ) nếu t 6> r

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 43 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.1. Danh sách

Ví dụ: Giả sử L = (((1, 3), (8, 9)), ((12, 16), (25, 30))), ta cần xác
định 8 có thuộc L hay không bằng hàm tìm kiếm nhị phân
BSearch(t, L)

Như vậy, 8 là phần tử nằm trong SList L.

LƯU Ý:
Hàm Search(t, L) và BSearch(t, L) mặc dù thực hiện cùng một
công việc nhưng hàm BSearch(t, L) lại hiệu quả hơn (nghĩa là tìm
nhanh hơn, sử dụng ít phép so sánh hơn)
Ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về việc so sánh này trong Chương 5

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 44 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.2. Hàm trên cây nhị phân

4.2. Hàm trên cây tìm kiếm nhị phân

Cây tìm kiếm nhị phân


Cho S là tập hợp với quan hệ thứ tự toàn phần ≤.
Cây tìm kiếm nhị phân (binary search tree) trên S là:
(B1.) Cây rỗng
(B2.) Cây chỉ có một đỉnh duy nhất r ∈ S
(R.) Nếu T1 và T2 là hai cây nhị phân với hai gốc r1 và r2 tương
ứng, và a ≤ r với mọi a ∈ T1 và r ≤ b với mọi b ∈ T2 , thì cây mới có
dạng sau:

sẽ là cây tìm kiếm nhị phân với đỉnh là r

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 45 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.2. Hàm trên cây nhị phân

Ví dụ: Cho S là tập hợp các từ với quan hệ thứ tự ≤ theo bảng chữ
cái abc. Một cây tìm kiếm nhị phân trên S là:

CÂU HỎI: Làm thế nào để chuyển một cây nhị phân thành một
danh sách được sắp xếp theo bảng chữ cái abc?

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 46 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.2. Hàm trên cây nhị phân

Hàm InOrder(T )
Cho T là một cây tìm kiếm nhị phân. Hàm InOrder(T ) được định nghĩa
như sau:
(B1.) Nếu T là cây rỗng thì InOrder(T ) = “00 (danh sách rỗng)
(B2.) Nếu T là cây chỉ có một đỉnh duy nhất r ∈ S thì
InOrder(T ) = “r 00
(R.) Nếu T là cây được tạo thành từ hai cây con T1 , T2 và gốc r
như sau:

thì InOrder(T ) = “InOrder(T1 ), r , InOrder(T2 )00

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 47 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.2. Hàm trên cây nhị phân

Ví dụ: Hàm InOrder(T ) trên cây tìm kiếm nhị phân:

được thực hiện như sau

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 48 / 49


4. ỨNG DỤNG: Cấu trúc dữ liệu quy nạp 4.2. Hàm trên cây nhị phân

THANK YOU for YOUR ATTENTION

CHƯƠNG 2B - SUY LUẬN TRUY HỒI 49 / 49


LOGIC ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT


Hà Bình Minh
Nguyễn Minh Tuấn
Phan Đình Phùng
—————
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 1 / 55
Nội dung bài giảng

1. Lý thuyết số căn bản


1.1. Phép chia số nguyên
1.2. Biểu diễn nguyên
1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất
1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn
1.5. Định lý phần dư Trung Quốc
1.6. Định lý Fermat nhỏ

2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã


2.1. Giới thiệu mật mã
2.2. Các hệ mã cổ điển
2.3. Hệ mã công khai RSA
2.4. Ứng dụng mật mã

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 2 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.1. Phép chia số nguyên

1. Lý thuyết số căn bản


1.1. Phép chia số nguyên

Question: Six children find a bag containing 25 marbles. How


should they share them?

Answer: The answer is that each child should get 4 marbles, and
there will be 1 left over. The problem is to divide 25 by 6. The
quotient is 4 and the remainder is 1.

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 3 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.1. Phép chia số nguyên

Division
Let a, b ∈ Z with b > 0. There exist integers q and r such that

a=q·b+r and 0≤r <b

Moreover, there is only one such pair of integers (q, r ) that satisfies these
conditions.

The integer q is called the quotient,


The integer r is called the remainder.

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 4 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.1. Phép chia số nguyên

Example: Let a = 23 and b = 10. Then the quotient is q = 2 and


the remainder r = 3 because

23 = 2 · 10 + 3 and 0 ≤ 3 < 10.

Example: Let a = −37 and b = 5. Then the quotient is q = −8 and


the remainder r = 3 because

−37 = −8 · 5 + 3 and 0 ≤ 3 < 5.

Example: Let a = −43 and b = 4. What are q and r ?

Solution: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 5 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.1. Phép chia số nguyên

The operations div and mod


Let a, b ∈ Z with b > 0. We know that there exists a unique pair of
numbers q and r such that

a=q·b+r and 0≤r <b

We define two operations div and mod by

a div b = q and a mod b = r

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 6 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.1. Phép chia số nguyên

Example:
11 div 3 = 3 and 11 mod 3 = 2
23 div 10 = 2 and 23 mod 10 = 3

Example:

−37 div 5 = −8 and − 37 mod 5 = 3

Example: Let a = −43 and b = 4. Compute

(a div b) = ? and (a mod b) = ?


Solution: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
. .3.- .LÝ. .THUYẾT
CHƯƠNG . . . . . .SỐ. .VÀ
. .ỨNG
. . . .DỤNG
. . . .TRONG
. . . . .MẬT
. . . MÃ
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.1. Phép chia số nguyên

The equivallent relation (mod n)


Let a, b ∈ Z with n > 0. We define that

a ≡ b (mod n) ⇐⇒ a mod n = b mod n

Example: We get that

53 ≡ 23 (mod 10)

since 53 mod 10 = 3 and 23 mod 10 = 3

Example: We get that

−37 ≡ 8 (mod 5)

since −37 mod 5 = 3 and 8 mod 5 = 3

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 8 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.1. Phép chia số nguyên

Theorem
Let a, b, c, d ∈ Z with n > 0. If

a ≡ b (mod n) and c ≡ d (mod n)

then
a + c ≡ b + d (mod n) and ac ≡ bd (mod n)

Example: From that

7 ≡ 10 (mod 3) and − 2 ≡ 4 (mod 3)

It implies that

− 2} ≡ 10
7| {z + 4} (mod 3) and 7 · (−2) ≡ 10 · 4 (mod 3)
| {z | {z } | {z }
5 14 −14 40

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 9 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.1. Phép chia số nguyên

Example: Let x ≡ 17 (mod 7) and y ≡ −5 (mod 7).


Compute
(a) x + y ≡ ? (mod 7) (c) xy ≡ ? (mod 7)
(b) 2x + 3y ≡ ? (mod 7) (d) x 3 +3xy +2y 2 ≡ ? (mod 7)
Solution: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 10 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

1.2. Biểu diễn nguyên


Theorem
Let b be an integer greater than 1. Then if n is a positive integer, it can
be expressed uniquely in the form

n = ak b k + ak−1 b k−1 + · · · + a1 b + a0

where k is a nonnegative integer, a0 , a1 , . . . , ak are nonnegative integers


less than b, and ak 6= 0.

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 11 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

Example: Let b = 10 and n = 165

165 = 1 · 102 + 6 · 10 + 5

Example: Let b = 8 and n = 165

165 = 2 · 82 + 4 · 8 + 5

Example: Let b = 2 and n = 241

241 = 1 · 27 + 1 · 26 + 1 · 25 + 1 · 24 + 0 · 23 + 0 · 22 + 0 · 2 + 1

Example: Let b = 16 and n = 175627

175627 = 2 · 164 + 10 · 163 + 14 · 162 + 0 · 16 + 11

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 12 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

The base b expansion of n


The representation of n given in the form

n = ak b k + ak−1 b k−1 + · · · + a1 b + a0 ,

is called the base b expansion of n, and denoted by (ak ak−1 . . . a0 )b

Some kinds of expansion


Decimal expansion: with base 10
Binary expansion: with base 2
Octal expansion: with base 8
Hexadecimal expansion: with base 16. The hexadecimal digits are
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C , D, E , F , where the letters A = 10,
B = 11, C = 12, D = 13, E = 14, F = 15

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 13 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

Example: Let b = 10 and n = 165

165 = 1 · 102 + 6 · 10 + 5 = (165)10

Example: Let b = 8 and n = 165

165 = 2 · 82 + 4 · 8 + 5 = (245)8

Example: Let b = 2 and n = 241

241 = 1 · 27 + 1 · 26 + 1 · 25 + 1 · 24 + 1 = (1111 0001)2

Example: Let b = 16 and n = 175627

175627 = 2 · 164 + |{z}


10 ·163 + |{z}
14 ·162 + 0 · 16 + |{z}
11 = (2AE 0B)16
A E B

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 14 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

Example: Find the decimal expansion of (1 0101 1111)2

Solution: We have

(1 0101 1111)2 = 1 · 28 + 0 · 27 + 1 · 26 + 1 · 25
+ 1 · 24 + 1 · 23 + 1 · 22 + 1 · 2 + 1
= 351

Example: Find the decimal expansion of (7016)8

Solution: We have

(7016)8 = 7 · 83 + 0 · 82 + 1 · 8 + 6 = 3598

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 15 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

Example: Find the decimal expansion of (2AE 0B)16

Solution: We have

(2AE 0B)16 = 2 · 164 + |{z}


10 ·163 + |{z}
14 ·162 + 0 · 16 + |{z}
11 = 175627
A E B

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 16 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

Example: (a) Find the decimal expansion of (1010 0111)2


(b) Find the decimal expansion of (7243)8
(c) Find the decimal expansion of (8FC 5A)16
Solution: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 17 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

Example: Find the octal expansion of (12345)10 ?

Solution: First, divide 12345 by 8 to obtain

12345 = 8 · 1543 + 1

Successively dividing quotients by 8 gives

1543 = 8 · 192 + 7
192 = 8 · 24 + 0
24 = 8 · 3 + 0
3 = 8·0+3

The successive remainders that we have found, 1, 7, 0, 0, and 3, are the


digits from the right to the left of 12345 in base 8. Hence,

(12345)10 = (30071)8
CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 18 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

Example: Find the hexadecimal expansion of (177130)10 ?

Solution: Divide successively 177130 by 16

177130 = 16 · 11070 + 10
11070 = 16 · 619 + 14
619 = 16 · 43 + 3
43 = 16 · 2 + 11
2 = 16 · 0 + 2

Hence,

(177130)10 = (2B3EA)16

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 19 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

Example: Find the binary expansion of (241)10 ?

Solution: Divide successively 241 by 2

241 = 2 · 120 + 1
120 = 2 · 60 + 0
60 = 2 · 30 + 0
30 = 2 · 15 + 0
15 = 2 · 7 + 1
7 = 2·3+1
3 = 2·1+1
1 = 2·0+1

Hence,

(241)10 = (1111 0001)2


CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 20 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.2. Biểu diễn nguyên

Example: (a) Find the octal expansion of (14532)10


(b) Find the hexadecimal expansion of (186243)10
(c) Find the binary expansion of (234)10
Solution: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 21 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung


nhỏ nhất
Prime number
An integer p greater than 1 is called prime if the only positive factors
of p are 1 and p.
A positive integer that is greater than 1 and is not prime is called
composite.

Example:
The integer 7 is prime because its only positive factors are 1 and 7
The integer 9 is composite because it is divisible by 3.

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 22 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

Prime factorization
Every integer greater than 1 can be written uniquely as a prime or as the
product of two or more primes where the prime factors are written in order
of nondecreasing size.

Example: The prime factorizations of 100, 641, 999, and 1024 are
given by
100 = 2 · 2 · 5 · 5 = 22 · 52
641 = 641
999 = 3 · 3 · 3 · 37 = 33 · 37
1024 = 2 · 2 · 2 · 2 · 2 · 2 · 2 · 2 · 2 · 2 = 210

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 23 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

Example: (a) Find the prime factorization of 7007.


(b) Find the prime factorization of 111111.
Solution: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 24 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

Greatest Common Divisors


Let a and b be integers, not both zero.
The largest integer d such that (d | a) and (d | b) is called
the greatest common divisor of a and b.
The greatest common divisor of a and b is denoted by gcd(a, b).

Example: What is the greatest common divisor of 100 and 1024?

Solution: Since
100 = 22 · 52
1024 = 210
Therefore
gcd(100, 1024) = 22 = 4

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 25 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

Least common multiple


Let a and b be integers.
The least common multiple of the positive integers a and b is the
smallest positive integer that is divisible by both a and b.
The least common multiple of a and b is denoted by lcm(a, b).

Example: Find the least common multiple of 100 and 1024?

Solution: Since
100 = 22 · 52
1024 = 210
Therefore
lcm(100, 1024) = 210 · 52 = 25600

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 26 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

Example: (a) Find the greatest common divisor of 120 and 500.
(b) Find the least common multiple of 120 and 500.
Solution: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 27 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

Theorem
Let a and b be positive integers. Then

ab = gcd(a, b) · lcm(a, b)

Example: Let a = 100 and b = 1024.


a = 22 · 52
b = 210
gcd(a, b) = 22
lcm(a, b) = 210 · 52
Therefore
ab = 212 · 52 = gcd(a, b) · lcm(a, b)

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 28 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.3. Số nguyên tố, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

Relatively prime
The integers a and b are relatively prime if their greatest common divisor
is 1.

Example: Let a = 8 and b = 15.


a = 23
b =3·5
gcd(a, b) = 1
Therefore, a and b are relatively prime.

Theorem
If a and b are relatively prime then

ab = lcm(a, b)

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 29 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn

1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn


The set Zn
Let n be a positive integer. The set Zn is defined to be

Zn = {0, 1, 2, . . . , n − 1},

that is, Zn contains all natural numbers from 0 to n − 1.

Example:
Z1 = {0}
Z2 = {0, 1}
Z3 = {0, 1, 2}
Z9 = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8}

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 30 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn

Addition, Multiplication on Zn
Let n be a positive integer. Let a, b ∈ Zn . We define

a + b = (a + b) (mod n),

a · b = (a · b) (mod n).

Example: Z2 = {0, 1}

0 + 0 = 0, 0·0=0
0 + 1 = 1, 0·1=0
1 + 1 = 0, 1·1=1

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 31 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn

Example: Z3 = {0, 1, 2}

0 + 0 = 0, 0·0=0
0 + 1 = 1, 0·1=0
0 + 2 = 2, 0·2=0
1 + 1 = 0, 1·1=1
1 + 2 = 0, 1·2=2
2 + 2 = 1, 2·2=1

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 32 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn

Example: Z6 = {0, 1, 2, 3, 4, 5}

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 33 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn

Additive inverse, Multiplicative inverse on Zn


Let n be a positive integer and a ∈ Zn . We define
An element b ∈ Zn is called the additive inverse of a if

a + b = 0 (mod n)

An element b ∈ Zn is called the multiplicative inverse of a if

a · b = 1 (mod n)

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 34 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn

Example: Z6 = {0, 1, 2, 3, 4, 5}

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 35 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn

Multiplicative inverse: the existence


Let a ∈ Zn and suppose gcd(a, n) = 1. Then there exists an unique
element b ∈ Zn such that b is multiplicative inverse of a,

a · b = 1 (mod n)

Example: Z6 = {0, 1, 2, 3, 4, 5}

If a = 1, 5, then gcd(a, n) = 1 ⇒ the multiplicative inverses


exist
CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 36 / 55
1. Lý thuyết số căn bản 1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn

Example: Z9

If a = 1, 2, 4, 5, 7, 8, then gcd(a, n) = 1 ⇒ the multiplicative


inverses exist
1−1 = 1, 2−1 = 5, 4−1 = 7, 5−1 = 2, 7−1 = 4, 8−1 = 8

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 37 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.4. Các phép toán trên trường hữu hạn

Example: Z10

If a = 1, 3, 7, 9, then gcd(a, n) = 1 ⇒ the multiplicative inverses


exist
1−1 = 1, 3−1 = 7, 7−1 = 3, 9−1 = 9

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 38 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.5. Định lý phần dư Trung Quốc

1.5. Định lý phần dư Trung Quốc

Question: How to solve the equation

x ≡ 4 (mod 11)

Answer 1: x − 4 = 11 · k (for some integer k) ⇒ x = 4 + 11 · k

Answer 2: We find x in Z11 = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10}. The


equation is equivallent to the following equation in Z11 :

x = 4 in Z11

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 39 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.5. Định lý phần dư Trung Quốc

Question: How to solve the equation

2x ≡ 3 (mod 9)

Answer: We find x in Z9 = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8}. The equation is


equivallent to the following equation in Z9 :

2·x =3

Mutiple both sides by 2−1 in Z9 . In Z9 , we find that 2−1 = 5. We


calculatue, in Z9 ,

5 · 2 ·x = |{z}
|{z} 5·3 ⇒ x = 6 in Z9
1 6

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 40 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.5. Định lý phần dư Trung Quốc

Question: How to solve the pair of equations

x ≡ 1 (mod 7)

x ≡ 4 (mod 11)

Answer: We find x in Z77 . The first equation is equivallent to that:

x = 1, 8, 15, 22, 29, 36, 43, 50, 57, 64, 71 in Z77

The second equation is equivallent to that:

x = 4, 15, 26, 37, 48, 59, 70 in Z77

From two above equations it follows that

x = 15 in Z77

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 41 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.5. Định lý phần dư Trung Quốc

The Chinese Remainder Theorem


Let a, b, m, n be integers with m and n positive and relatively prime. There
is a unique integer x0 with 0 ≤ x0 < mn that solves the pair of equations

x ≡ a (mod m)
x ≡ b (mod n)

Furthermore, every solution to these equations differs from x0 by a


multiple of mn.

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 42 / 55


1. Lý thuyết số căn bản 1.6. Định lý Fermat nhỏ

1.6. Định lý Fermat nhỏ


Fermat’s Little Theorem
If p is prime and a is an integer not divisible by p, then

ap−1 ≡ 1 (mod p).

Furthermore, for every integer a we have

ap ≡ a (mod p).

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 43 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.1. Giới thiệu mật mã

2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã


2.1. Giới thiệu mật mã
What is cryptography?

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 44 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.2. Các hệ mã cổ điển

2.2. Các hệ mã cổ điển

HOW IT WORK - PROTOCOL

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 45 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.2. Các hệ mã cổ điển

STEP 1

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 46 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.2. Các hệ mã cổ điển

STEP 2

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 47 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.3. Hệ mã công khai RSA

2.3. Hệ mã công khai RSA


What is RSA ?

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 48 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.3. Hệ mã công khai RSA

HOW IT WORK - RSA PROTOCOL

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 49 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.3. Hệ mã công khai RSA

STEP 1

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 50 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.3. Hệ mã công khai RSA

STEP 2

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 51 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.3. Hệ mã công khai RSA

STEP 3

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 52 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.3. Hệ mã công khai RSA

STEP 4

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 53 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.4. Ứng dụng mật mã

2.4. Ứng dụng mật mã

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 54 / 55


2. Ứng dụng lý thuyết số trong mật mã 2.4. Ứng dụng mật mã

THANK YOU for YOUR ATTENTION

CHƯƠNG 3 - LÝ THUYẾT SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẬT MÃ 55 / 55

You might also like