Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................... 2
I. Mở đầu.................................................................................................................... 2
1. Đặt vấn đề: tại sao thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ra đời?...............................2
2. Tại sao cần tìm hiểu thông tư 22/2021/TT-BGDĐT?.......................................2
3. Mục đích cuối cùng của thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ?.................................2
II. Trả lời câu hỏi.....................................................................................................2
1. Phân tích và làm rõ thông tư 22/2021/TT-BGDĐT..........................................2
2. Những điểm mới trong đánh giá học sinh.........................................................6
3. Thuận lợi, khó khăn...........................................................................................9
4. Cách triển khai thông tư 22/2021/TT-BGDĐT hiệu quả trong đánh giá học
sinh............................................................................................................................ 10
NỘI DUNG
I. Mở đầu
1. Đặt vấn đề: tại sao thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ra đời?

Thông tư 22 ra đời nhằm giải quyết các khó khăn bất cập của thông tư trước (thông
tư 58, thông tư 26). Giúp giáo viên áp dụng đánh giá học sinh sát thực tế hơn và thấy
được sự tiến bộ của mỗi học sinh. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt
những gì so với chuẩn yêu cầu cần đạt về kiến thức, phẩm chất và năng lực để cả giáo
viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.
2. Tại sao cần tìm hiểu thông tư 22/2021/TT-BGDĐT?

Tìm hiểu thông tư 22 không chỉ giúp giáo viên thích ứng và thay đổi phù hợp với
quan điểm mới về kiểm tra đánh giá dựa trên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà
còn là cơ sở pháp lí để giáo viên và nhà trường biên soạn kế hoạch dạy học, các nhà
giáo dục chỉnh sửa, bổ sung cho các quy định mới trong tương lai.
3. Mục đích cuối cùng của thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ?

Mục đích cuối cùng của thông tư 22 là hướng đến học sinh, tìm hiểu học sinh và
giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao
động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời để tiếp
tục học lên các bậc học cao hơn.
II. Trả lời câu hỏi
1. Phân tích và làm rõ thông tư 22/2021/TT-BGDĐT
1.1. Sơ nét về thông tư 22
Lộ trình thực hiện của thông tư 22 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm
2021 và thực hiện theo lộ trình sau:
 Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
+ Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
 Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
 Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả rèn luyện và học tập
của học sinh. Thông tư này áp dụng đối với trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất
chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định
trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong
Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

1.2. Hình thức đánh giá

Có 2 hình thức đánh giá được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định
kì sao cho phù hợp với đặc thù của từng môn học gồm:
- Đánh giá bằng nhận xét:
+ Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện
và học tập của học sinh kết hợp với học sinh tự đánh giá bản thân.
+ Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng có thể tham gia vào quá trình giáo
dục học sinh thông qua phản hồi về nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số: Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và
học tập của học sinh.
- Hình thức đánh giá môn học:
+ Đánh giá bằng nhận xét theo hai mức “Đạt” và “Chưa đạt” đối với các môn học: Giáo
dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp.
+ Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học còn lại.
Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10. Điểm
đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi
làm tròn số. (Môn Vật Lý nằm trong nhóm môn học này).
* Đánh giá thường xuyên:
 Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình,
thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Học sinh sẽ được kiểm tra, đánh giá nhiều lần
và chọn ra một số đánh giá phù hợp để ghi vào vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh với
quy tắc như sau:
 Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét mỗi học kì chọn 2 lần.
 Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm chọn số
điểm đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì tùy thuộc vào số tiết trong một năm

Số tiết/năm học Số điểm đánh giá thường xuyên


35 2
Trên 35 đến 70 3
Trên 70 4

 Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học
sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập và chọn ra 1 lần kiểm tra
trong những chuyên đề đó để làm kết quả đánh giá.
 Đối chiếu theo phân loại trên môn Vật Lí được quy định trong chương trình giáo
dục phổ thông môn Vật Lí trang 36 với thời lượng là 105 tiết trong một năm học (trong
đó có 35 tiết dành cho các chuyên đề học tập) sẽ cần 3 điểm đánh giá thường xuyên
trong mỗi học kì (không bao gồm chuyên đề) hoặc 4 điểm đánh giá thường xuyên trong
mỗi học kì (bao gồm chuyên đề).
 Lưu ý: Đối với một môn học, mỗi học sinh có thể được kiểm tra, đánh giá nhiều
lần, từ đó chọn ra số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp để lấy điểm đánh giá thường xuyên
với số điểm đánh giá thường xuyên của mỗi môn đã được quy định ở trên (quy định tại
điều 6 khoản 2 thông tư 22).
- Điểm trung bình môn học kì đối với mỗi môn học được tính như sau:

Nhận xét: Với việc thay thế các cột kiểm tra cũ (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút,
kiểm tra 1 tiết) thành cột điểm đánh giá thường xuyên hệ số 1. Đã cho giáo viên thêm tự
do trong việc tổ chức hình thức kiểm tra sao cho phù hợp với đặc điểm từng môn học
cũng như nhấn mạnh tổ chức kiểm tra, đánh giá dựa trên phẩm chất và năng lực (kiểm
tra theo hình thức dự án, thí nghiệm, làm việc nhóm,…). Giáo viên có thể tổ chức nhiều
lần kiểm tra từ đó chọn ra những điểm số phù hợp cũng góp phần khuyến khích học sinh
cải thiện bản thân, chú trọng vào đánh giá quá trình học tập của học sinh hơn.
* Đánh giá định kì

 Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá
giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên
máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
 Trong mỗi học kì, mỗi môn học của hai hình thức đánh giá đều sẽ có 1 lần đánh
giá giữa kì và 1 lần đánh giá cuối kì.
 Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45
phút, đối với môn học có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn
chuyên tối đa 120 phút.
 Bài kiểm tra đánh giá bằng điểm số phải được xây dựng dựa trên ma trận đáp ứng
theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ
thông.
 Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng
dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương
trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

1.3. Xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh

Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo
4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Được phân loại dựa trên tiêu chí đáp ứng các yêu cầu
cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Tốt Khá Đạt Chưa đạt


Đáp ứng tốt và Đáp ứng và có Đáp ứng Chưa đáp
có nhiều biểu nhiều biểu hiện nổi được. ứng được.
hiện nổi bật . bật nhưng chưa đạt
mức Tốt.

1.4. Xếp loại kết quả học tập của học sinh

Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 4
mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Xếp loại Chưa


Tốt Khá Đạt
Tiêu chí đạt
Có nhiều nhất Các
Môn học đánh Tất cả được Tất cả được
một môn đánh trường
giá bằng nhận đánh giá mức đánh giá mức
giá mức Chưa hợp
xét Đạt. Đạt.
đạt. còn lại.
Môn học đánh ĐTB môn học ĐTB môn ĐTB môn học Các
giá bằng nhận kì và cả năm từ học kì và cả kì và cả năm trường
xét kết hợp 6,5 điểm trở năm từ 5,0 từ 5,0 điểm hợp
đánh giá bằng lên, trong đó điểm trở lên, trở lên, không còn lại.
trong đó có ít
có ít nhất 6
nhất 6 môn có môn nào
điểm số môn đạt từ 8,0
đạt từ 6,5 dưới 3,5 điểm.
điểm trở lên.
điểm trở lên.

1.5. Khen thưởng


 Khen thưởng được tổ chức vào cuối năm học và khen thưởng học sinh có thành
tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
 Danh hiệu:
 Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn
luyện và kết quả học tập cả năm học đều được đánh giá ở mức Tốt và có ít nhất 6 môn
học đạt điểm trung bình cả năm từ 9,0 điểm trở lên.
 Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn
luyện và kết quả học tập cả năm học được đánh giá ở mức Tốt.

2. Những điểm mới trong đánh giá học sinh.


2.1. Thay đổi xếp loại hạnh kiểm (điểm rèn luyện)
 Thông tư 58: xếp loại hạnh kiểm theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.
 Việc xếp loại hạnh kiểm của năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm của
học kì đồng thời dựa trên sự tiến bộ của học sinh.
 Thông tư 22: đánh giá kết quả rèn luyện dựa trên 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt
ví dụ như:
 Mức Tốt: học kì 2 đạt mức Tốt, học kì 1 đạt mức Khá trở lên.
 Mức Khá: học kì 2 đạt mức Khá, học kì 1 đạt mực Đạt trở lên; học kì 2 mức Đạt,
học kì 1 mức Tốt; học kì 2 mức Tốt, học kì 1 mức Đạt hoặc chưa Đạt

2.2. Thay đổi tiêu chuẩn xếp loại kết quả học tập học kỳ và xếp loại cả
năm học

Thông tư 58 đánh giá bằng 5 mức độ: Giỏi, Khá, TB, Yếu, Kém như sau:
Tiêu chí xét mức Giỏi:
 Học sinh có tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét đều Đạt
 Không có môn nào điểm TB dưới 6,5
 Điểm TB môn từ 8,0 trở lên trong đó 1 trong 2 môn Toán và Văn phải có điểm TB
từ 8,0 trở lên.
Tiêu chí xét học sinh Khá:
 Học sinh có tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét đều Đạt
 Không có môn nào có điểm TB dưới 5.0
 Điểm TB môn từ 6,5 trở lên trong đó có 1 trong 2 môn Toán và Văn phải có điểm
TB từ 6,5 trở lên.
Tiêu chí xếp loại TB:
 Học sinh có tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét đều Đạt.
 Không có môn nào có điểm TB dưới 3,5
 Điểm TB môn từ 5,0 trở lên trong đó có 1 trong 2 môn Toán và Văn phải có điểm
TB từ 5,0 trở lên.
Tiêu chí xếp loại yếu: điểm TB các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào
dưới 2,0
Xếp loại Kém: trường hợp còn lại.
Theo thông tư 22, kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được
đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt. Cụ thể:
Tiêu chí xếp mức Tốt:
 Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét mức Đạt.
 Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm
trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên;
 Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả
năm đạt từ 8,0 điểm trở lên.
Tiêu chí xếp mức Khá:
 Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
 Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm
trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;
 Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm đạt từ
6,5 điểm trở lên.
Tiêu chí xếp mức Đạt:
 Học sinh có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa
đạt.
 Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm
trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;
 Không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm
dưới 3,5 điểm.
Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
2.3. Về hình thức đánh giá môn học
 Thông tư 58: Đánh giá bằng nhận xét với 2 mức: Đạt và chưa Đạt đối với môn Âm
nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
 Thông tư 22: đánh giá bằng nhận xét với 2 mức Đạt và chưa Đạt đối với môn:
Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương,
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
2.4. Về phương pháp và nội dung nhận xét học sinh
 Thông tư 58: GV đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả
thực hiện các nhiệm vụ học tập trong quá trình học tập.
 Thông tư 22: GV dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi
bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập
2.5. Việc trao tặng giấy khen

Theo thông tư 58 thì việc tặng giấy khen dành cho học sinh giỏi và học sinh khá.
Qua thông tư 22 thì chỉ tặng giấy khen cho học sinh giỏi, học sinh xuất sắc.
* Nhận xét:
Cách đánh giá này chặt chẽ hơn so với trước đây. Việc này cũng giúp không nảy
sinh phân biệt môn chính, môn phụ mà tất cả sẽ bình đẳng như nhau, sẽ là áp lực cho
những em học sinh khá nhưng cũng là động lực cho các em để phấn đấu đạt được học
sinh giỏi.
2.6. Thời gian làm bài kiểm tra định kì
 Thông tư 58: thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kì: từ 45 đến 90 phút tối đa
120 phút.
 Thông tư 22: thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học (không tính số tiết
chuyên đề học tập): từ 70 tiết/năm trở xuống 45 phút; trên 70 tiết/năm từ 60 đến 90
phút, môn chuyên tối đa 120 phút.
2.7. Có một môn bị đánh giá chưa đạt vẫn được lên lớp
 Thông tư 58: nếu 1 trong 3 môn Âm nhạc, Mỹ thuật hoặc Thể dục chưa Đạt thì
phải cải thiện hè nếu vẫn ko qua thì ở lại.
 Thông tư 22: có tối đa 1 môn đánh giá chưa Đạt vẫn có thể lên lớp
Như vậy, khi áp dụng quy định mới, học sinh có 01 (trong tổng số 04) môn học đánh giá
bằng nhận xét ở mức Chưa đạt; các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có
02 môn dưới 5,0 điểm và không có môn nào dưới 3,5 điểm vẫn được lên lớp.

3. Thuận lợi, khó khăn.


3.1. Thuận lợi
Thông tư 22 giúp tăng tính khách quan trong việc đánh giá học sinh. So với việc
đánh giá học sinh thông qua những nhận xét thông thường như trước đây(Căn cứ chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ
tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:
 Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
 Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung
trong bài kiểm tra;
 Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn
kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
 Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
Thông tư mới này đã khắc phục được nhược điểm thiếu công tâm. Đồng thời tạo
điều kiện để đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất. Theo thông tư, để có thể
đánh giá, giáo viên phải thông qua quá trình học tập lâu dài của học sinh. Bên cạnh đó,
thông tin sử dụng phải chính xác, có thông qua tham khảo ý kiến của phụ huynh theo
điều 5:
Điều 5. Hình thức đánh giá
1. Đánh giá bằng nhận xét
a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn
luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của
học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của
học sinh.
b) Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ
rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
c) Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục
học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập
của học sinh.
d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng
trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của
môn học.
Thông tư mới cũng quy định lại về cách đánh giá thường xuyên. Các phương thức
đánh giá được thay đổi để tạo động lực cho học sinh chăm chỉ hơn trong quá trình học
tập
So với thông tư 58 nếu được miễn học cả năm học thì môn học này không tham gia
đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học, thông tư 22 được cho là có tính
nhân văn hơn rất nhiều. Theo đó, có các mục quy định về các trường hợp học sinh được
miễn học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh vẫn được tham gia đánh
giá xếp loại học lực đối với những môn được miễn. Ngoài ra có những quy đĩnh về hỗ
trợ học sinh khuyết tật, khó khăn. Qua đó, có thể động viên tinh thần và hỗ trợ được
phần nào trong học tập cho những học sinh này
Danh hiệu học sinh tiên tiến bị loại bỏ, chỉ công nhận thành tích là các học sinh loại
giỏi và xuất sắc. Qua đó, học sinh sẽ cảm thấy được công nhận hơn, có thêm động lực
hơn trong học tập. Đồng thời giảm bớt áp lực đồng trang lứa cho những học sinh có học
lức chưa xuất sắc.
3.2. Khó khăn

Như đã nói ở trên, mặc dù Thông tư đã quy định rõ về các vấn đề liên quan đến việc
đánh giá bằng hình thức nhận xét, tuy nhiên, phải khẳng định rằng, việc có các yếu tố
chủ quan trong quá trình đánh giá của giáo viên là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy,
cần phải đưa ra được các phương án dứt điểm hơn để có thể hạn chế đến mức tối đa vấn
đề này.
Có thể thấy, mong muốn của thông tư 22 là giải quyết các vấn đề chủ quan trong
nhận xét đánh giá. Tuy nhiên với những yêu cầu mà thông tư nêu ra, vẫn chưa triệt để
được vấn đề này. Các yếu tố chủ quan trong quá trình đánh giá của giáo viên là rất khó
để tránh. Bên cạnh đó, việc trao đổi với phụ huynh đôi khi vẫn gặp nhiều khó khăn từ
nhiều nguyên nhân khách quan. Do đó, vẫn cần đưa thêm những phương án hiệu quả
hơn để hạn chế tối vấn đề này.
Bỏ đi mức khen thưởng học sinh tiên tiến với mục đích để học sinh không gặp phải
áp lực về thành tích. Nhưng cũng mang đến một vấn đề là học sinh sẽ trở nên tự tin quá
về bản thân. Làm giảm đi ý chí nỗ lực trong học tập của những học sinh ở mức trung
bình.
4. Cách triển khai thông tư 22/2021/TT-BGDĐT hiệu quả trong đánh giá học
sinh.
- Về phía nhà trường:
Cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nội dung đánh giá của Thông tư đến cán bộ,
GV, HS bằng nhiều hình thức: Lồng ghép trong sinh hoạt chào cờ đầu tuần; sinh hoạt
chủ nhiệm; tổ chức chuyên đề cấp trường về kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 22...
Tăng cường quản lý, hướng dẫn GV sử dụng các bài kiểm tra, đánh giá mới, như
thuyết trình, sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án học tập...VD: đưa GV đi tập huấn
thường xuyên vào dịp hè và các đợt
Lãnh đạo nhà trường có thể quy định cụ thể mỗi lần kiểm tra thường xuyên là loại
bài khác nhau. Ví dụ, môn học có 3 cột điểm thường xuyên thì cột thứ nhất là bài kiểm
tra hỏi - đáp, cột thứ hai là chấm sản phẩm học tập, cột thứ ba là bài thuyết trình…
Tổ chức tập huấn cho GV về cách quản lí, nhận xét, theo dõi học sinh trên tinh thần
thông tư 22.
Quán triệt, cụ thể hóa từng bộ phận, ban, tổ chuyên môn, đến từng giáo viên. VD: tổ
chức các buổi họp chuyên môn, họp trong nhà trường,…
- Về giáo viên
GV tuyệt đối không được so sánh HS này với HS khác; không chỉ trích lỗi sai của
HS mà phải nhẹ nhàng, khéo léo chọn từ ngữ phù hợp để nhắc nhở, động viên các em
sửa chữa.
GV phải mạnh dạn trong việc nhận xét , theo dõi HS.VD: phải theo dõi HS sát sao
thì mới có thể nhận xét và nhận xét phải đúng, cụ thể không được qua loa
Tăng cường đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin
trong kiểm tra, đánh giá; xây dựng kho học liệu điện tử, ngân hàng dữ liệu.
- Về các lực lượng ngoài nhà trường
Căn cứ vào từng địa phương, nhà trường cần có cách áp dụng thông tư 22 vào thực
tiễn linh hoạt, tránh gây bối rối cả GV lẫn HS.
- Về học sinh
Phải nâng cao tinh thần tự giác của bản thân.
- Kiểm tra đánh giá
Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn
luyện và học tập của học sinh kết hợp với học sinh tự đánh giá bản thân.

You might also like