Đề cương địa nè

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chị bảo giao hàng ở Quang Trung em ra Nguyễn Huệ đúng rồi cãi gì nữa?

Nhà em 10 đời tuyển Sử em là đời đầu tiên chị đòi gáy

Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á. Những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của khu vực này?

Câu 2. Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu của khu vực Nam Á? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lương mưa không đều ở khu
vực này?

Câu 3. Các ngành công nghiệp và nông nghiệp của Ấn Độ có đặc điểm phát triển như thế nào?

Câu 4. Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu của khu vực Đông Á? Giải thích nguyên nhân dẫn đến lượng mưa ở phần lãnh thổ hải đảo nhiều
hơn trong đất liền?

Câu 5. Các ngành công nghiệp, thương mại của Nhật Bản và Trung Quốc có đặc điểm phát triển như thế nào?

Câu 6. Rèn luyện kỹ năng:

- Đọc lược đồ các khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á (tập bản đồ địa lí 8)

- Vẽ và nhận xét biểu đồ cơ cấu hình tròn.

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP HIỆU QUẢ VÀ CÓ KÌ THI THẬT TỐT!

Câu 1
1. Vị trí địa lí
Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: Khoảng 12°B – 42°B , kinh tuyến 26°Đ – 73°Đ.
- Nằm ở phía Tây Nam châu Á.

- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

2. khó khăn kinh tế xã hội:

* Về tự nhiên:

- Khí hậu:

+ Quanh năm bị thống trị bởi khối khí nhiệt đới khô nên khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

+ Vùng nội địa bán đảo A-rập hình thành các hoang mạc lớn khô hạn, đất đai khô cằn, sông ngòi kém phát triển ⟹ khó khăn cho hoạt động
phát triển kinh tế của vùng.
- Sông ngòi: kém phát triển.
- Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.

- Dân cư –xã hội:

+ Khu vực dễ xảy ra tranh chấp xung đột về nguồn tài nguyên dầu mỏ, là miếng mối béo bở mà các nước tư bản luôn dòm ngó, xâu xé ⟹
chính trị bất ổn.

+ Mâu thuẫn nội bộ gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong khu vực.

+ Xung đột sắc tộc, tôn giáo, xuất hiện các nhóm Hồi giáo cực đoan gây khủng bố, bắt cóc...

Câu 2:

1.Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình:

* Địa hình:

- 3 miền địa hình khác nhau:

+ Phía Bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a, cao và đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.

+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.
+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn- Hằng.

Khí hậu:

- Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:

+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.

+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.

Phân bố lượng mưa không đều:

Do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình:

- Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này
(lượng mưa > 1000mm).

- Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đề-can tạo nên hành lang hút gió mùa Tây Nam, mang lại lượng
mưa lớn cho vùng (>1000 mm).

- Đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa ớn. (>1000mm).

- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251– 750 mm).

Câu 3:

Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.

- Về công nghiệp:

+ Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.

+ Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính:công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật
liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai.

+ Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính..)

- Về nông nghiệp:

+ Không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương
thực, thực phẩm cho nhân dân.

- Về dịch vụ: phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.

Câu 4:

Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận: Đất liền và Hải đảo.
- Nửa phía Tây phần đất liền có nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bộn địa rộng.

- Nửa phía đông phần đất liền là vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng. Vùng hải đảo là vùng núi trẻ.

Khí hậu:
- Khí hậu cận nhiệt lục địa quanh năm khô.
- Phía đông phần đất liền và hải đảo một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông gió mùa tây bắc rất lạnh và khô. Mùa hạ gió đông nam,
mưa nhiều.

- Nửa phía tây phần đất liền do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn.

- Nguyên nhân lượng mưa phân bố không đều là do ảnh hưởng của địa hình:

- Phía bắc có dãy Hi-ma-lay-a chắn gió mùa tây nam, khiến mưa lớn sườn nam, và khô hạn ở sườn bắc.

- Miền đồng Ấn-Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can tựa như một lòng máng đón gió tây nam gây mưa lớn ở vùng đồng
bằng và vùng chân núi tây bắc.

- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa tây nam nên vùng biển phía Tây Ấn độ mưa lớn hơn vùng sơn nguyên Đê-can.

Câu 5

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.

+ Một số nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng: Trung Quốc

- Trung Quốc tuy thuộc loại nước nông-công nghiệp nhưng lại có ngành công nghiệp rất hiện đại như ngành điện tử, nguyên tử, hàng
không vũ trụ,…

You might also like