TDTK Gi A K

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÀI TẬP CUỐI KỲ


HỌC PHẦN TƯ DUY THIẾT KẾ

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Huyền


Mã sinh viên: 21090175
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lư Thị Thanh Lê
Lớp: Quản trị thương hiệu 2 - Khóa: QH2021

HÀ NỘI – 2023
Câu 1:
1. Thu hoạch tổng thể về khóa học:
Là một sinh viên được tham gia học phần môn “Tư duy thiết kế”, em đã có cơ hội được
học tập và trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng mới mẻ và vô cùng bổ ích. Những kiến
thức được cung cấp trong học phần bao gồm: những kiến thức nền tảng về tư duy sáng tạo
(những quy trình sáng tạo phổ biến như brainstorming, brainwriting, mix and match…) và
kiến thức chuyên sâu về tư duy thiết kế (năm bước của tư duy thiết kế, sự hình thành, phát
triển, vai trò của tư duy này). Bên cạnh việc cung cấp những lý thuyết cần thiết, giảng viên
học phần cũng cung cấp cho sinh viên nhiều hoạt động để rèn luyện tư duy sáng tạo và tư
duy thiết kế như sẵn sàng nêu ý kiến cá nhân qua menti, thực hiện các thử thách mở, thử
thách thiết kế… Những hoạt hoạt động mà cô cung cấp không chỉ giúp sinh viên với chung,
bản thân em nói riêng rèn luyện được tư duy thiết kế và sáng tạo mà còn phát triển được
thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng tiếp nhận và xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp và trình
bày ý tưởng, kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác… Đặc
biệt, thông qua bài tập giữa kỳ và cuối kỳ mà em hiểu rõ và có thể áp dụng tư duy thiết kế
để giải quyết một số vấn để xảy ra trong cuộc sống dù là vấn đề nhỏ nhất. Tóm lại, học
phần “Tư duy thiết kế” đã mang lại cho em nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng để có
thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống một cách sáng tạo và hiệu quả.
2. Thu hoạch về các chủ đề:
Tư duy sáng tạo, sự sáng tạo, việc đạt các kết quả sáng tạo
Bên cạnh việc cung cấp các tri thức lý thuyết về sự sáng tạo, tư duy sáng tạo, những
điều giúp ích và cản trở sáng tạo, cô Lê còn tạo ra các hoạt động, thử thách thực hiện tại
lớp để sinh viên có thể thực hành, rèn luyện sự sáng tạo của bản thân ngay tại lớp học. Các
hoạt động, thử thách sáng tạo mà cô mang tới có thể kể đến như: hoạt động dùng hình ảnh
để diễn tả câu chuyện, thử thách “30 circle challenge”, “marshmallow challenge”, thử thách
sáng tạo với kẹp giấy, thử thách “Mix and match” các đồ vật để tạo ra các ý tưởng độc đáo,
mới lạ… Những hoạt động và thử thách này mang tới cho lớp học một bầu không khí sôi
nổi, sáng tạo với những ý tưởng mang tính táo bạo, “crazy” được bày tỏ và nhận được sự
hưởng ứng nồng nhiệt.
Chính nhờ những hoạt động và thử thách đã nêu trên mà giảng viên đem tới, em đã có
thể hiểu rõ hơn về tư duy sáng tạo, cách thức để đạt được sự sáng tạo và đặc biệt là có thể
tiếp xúc với phong cách tư duy của mọi người xung quanh. Đặc biệt hơn, nhờ phương pháp
1
dạy tư duy sáng tạo một cách cởi mở của giảng viên mà bản thân em đã dần hình thành nên
một lối tư duy mới – lối tư duy “dám nghĩ dám bày tỏ”. Từ đó, cách hành xử, giải quyết
vấn đề trong thực tiễn của bản thân em cũng dần thay đổi từ một người không dám nói lên
quan điểm vì sợ bản thân khác biệt mà giờ có thể tự tin bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản
thân trong các hội, nhóm mà em tham gia.
Tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế có lẽ là chủ đề được cọ xát và rèn luyện nhiều nhất trong toàn bộ quá
trình tham gia học phần đối với bản thân em. Bước đầu tiên trong việc tiếp cận với tư duy
thiết kế chính là biết cách thấu cảm. Những hoạt động em được rèn luyện ở bước này chính
là việc ghi những vấn đề bản thân cảm thấy không ổn ở các đồ vật như chiếc ô, chiếc mũ…
cùng với đó là thu thập ý kiến của mọi người về những điều mọi người không ưng ở những
đồ vật này. Tiếp theo đó, chúng em được học cách tổng hợp, xác định vấn đề và lên ý tưởng
để giải quyết vấn đề đó. Sau đó, chúng em còn được bắt tay vào tạo những bản mẫu minh
họa cho ý tưởng của bản thân một cách dễ hiểu, dễ hình dung nhất. Cuối cùng các sản phẩm
mẫu của sinh viên được kiểm chứng bởi giáo viên và các bạn sinh viên khác. Có thể thấy
toàn bộ năm bước của quá trình tư duy thiết kế đều được rèn luyện một cách tỉ mỉ trong
suốt quá trình học tập học phần “Tư duy thiết kế” thông qua nhiều hoạt động như: thấu
cảm khách hàng, cải tiến lại các sản phẩm quen thuộc (ô, mũ…) hay thậm chí thiết kế lại
cuộc đời và đọc báo tìm vấn để xã hội để giải quyết vấn đề đó bằng tư duy thiết kế. Nhờ
những hoạt động mà giảng viên học phần cung cấp mà em có thể làm quen được với năm
bước tư duy thiết kế và áp dụng được chúng vào thực tiễn cuộc sống. Minh chứng cho việc
có thể tự áp dụng tư duy thiết kế vào cuộc sống chính là bài tập giữa kỳ và cuối kỳ.
Thông qua quá trình thực hành năm bước tư duy thiết kế mà em đã học hỏi được nhiều
điều. Điều đầu tiên chính là kỹ năng lắng nghe mọi người nói chung và bản thân nói riêng.
Kỹ năng này có được thông qua việc thực hiện bước thấu cảm của tư duy thiết kế khi mà
em phải lắng nghe, hiểu được bản thân đang nghĩ gì, muốn gì, thấy thế nào… để có thể viết
những suy nghĩ, quan điểm cá nhân của bản thân ra giấy. Nhờ vậy mà sau học phần, em đã
có thể thấu hiểu bản thân mình hơn, biết cách lắng lại để nghe bản thân muốn gì, thích gì…
và viết những điều đó ra giấy rồi biến chứng thành mục tiêu cần đạt được trong cuộc sống.
Thêm vào đó, nhờ việc thực hành bước thứ ba và thứ tư của quy trình tư duy thiết kế mà
em đã học được cách lập kế hoạch để giải quyết vấn đề trong cuộc sống và biết cách thực
hiện kế hoạch đã đề ra. Một trong những thành công của việc áp dụng tư duy thiết kế vào
2
đời sống của bản thân em chính là việc thực hiện theo thời gian biểu tự tạo ra để giải quyết
trình trạng trì trệ trong học tập và làm việc của bản thân.
Khả năng lãnh đạo
Về khả năng lãnh đạo, bản thân em chưa có cơ hội được trải nghiệm vai trò này trong
thời gian tham gia học phần. Tuy nhiên, bằng sự quan sát cách giảng viên điều phối lớp
học cùng với đó là cách một số bạn trong lớp điều hành nhóm dưới vai trò một leader em
cũng phần nào tiếp thu được phương thức một nhà lãnh đạo quản lý tổ chức của mình. Do
đó, khả năng lãnh đạo của em cũng phần nào tốt hơn khi học được cách định rõ mục tiêu
cho tổ chức (thông qua cách cô đưa ra mục tiêu học phần), xây dựng và quản lý nhóm
(thông qua cách leader nhóm phân chia công việc và định rõ vai trò của từng tành viên tỏng
nhóm), biết cách thúc đẩy sáng tạo của thành viên (thông qua việc nhìn nhận cách giảng
viên khuyến khích các ý tưởng táo bạo, “crazy” của sinh viên).
Khả năng làm việc nhóm và hợp tác
Trong suốt quá trình tham gia học phần, hầu hết các hoạt động, thử thách đều được thực
hiện dưới dạng nhóm như: Cùng nhau xây tháp với mỳ ý và marshmallow, cùng nhau đi
thu thập cảm nhận của khách hàng trong quá trình thấu cảm khi thực hiện thử thách cải tiến
sản phẩm quen thuộc và làm bài tập nhóm giữa kỳ. Đặc biệt, không như những học phần
cố định nhóm khác, các thử thách, nhiệm vụ của học phần “Tư duy thiết kế” được thực
hiện với các nhóm ngẫu nhiên, luân phiên thay đổi thành viên giúp trải nghiệm hợp tác
nhóm của em luôn được làm mới mỗi buổi học.
Nhờ việc thực hành làm việc nhóm thường xuyên với đa dạng nhóm và thành viên khác
nhau mà em đã cải thiện được khả năng làm việc nhóm và hợp tác một cách đáng kể. Một
trong những kỹ năng làm việc nhóm mà em cải thiện rõ ràng nhất chính là kỹ năng hợp tác
và chia sẻ ý tưởng cho các thành viên trong nhóm để tạo nên bầu không khí làm việc nhóm
tích cực, sôi nổi. Cũng nhờ khả năng làm việc nhóm được cải thiện mà hiệu quả giao tiếp,
sử dụng ngôn từ của em cũng được cải thiện một cách rõ rệt khi em phải luôn cố gắng tìm
từ ngữ để diễn đạt được quan điểm, ý kiến của bản thân một cách trọn vẹn nhất tới những
người bạn mới, những người chưa từng làm việc chung trước đây.
Kỹ năng giao tiếp và các khía cạnh khác
Trong quá trình thực hiện tư duy sáng tạo và tư duy thiết kế, kỹ năng giao tiếp rất được
chú trọng trau dồi và phát triển. Vậy kỹ năng giao tiếp được thể hiện ở đâu trong quá trình
này? Kỹ năng giao tiếp được thể hiện ở cách chọn lọc ngôn từ để nói ra ý tưởng của bản
3
thân. Kỹ năng giao tiếp còn được thể hiện ở việc giao tiếp với người lạ, cùng họ chia sẻ
suy nghĩ của bản thân về vấn đề thấu cảm… Ngoài kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình
cũng được trau dồi và phát triển ở bộ môn này khi các nhóm được yêu cầu thuyết trình
trước lớp về dự án của nhóm sao cho cuốn hút, lôi cuốn người nghe. Ngoài ra, trong quá
trình thực hành năm bước tư duy thiết kế em còn rèn luyện cho mình được lối tư duy phản
biện và tư duy hệ thống khi liên tục đặt ra câu hỏi tại sao với các sự vật, hiện tượng quen
thuộc để tìm ra sự bất cập của chúng và lập kế hoạch từng bước khắc phục.
Có thể thấy, học phần “tư duy thiết kế” đã trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về
tư duy sáng tạo nói chung và kiến thức chuyên sâu về tư duy thiết kế (sự hình thành, phát
triển, vai trò và các bước của tư duy thiết kế) nói riêng. Thêm vào đó, học phần còn trang
bị cho sinh viên kỹ năng phân tích thông tin và giải quyết vấn đề theo logic của tư duy thiết
kế cùng với đó là cách vận dụng quy trình 5 bước của tư duy thiết kế trong việc phát triển
giải pháp giải quyết vấn đề, đặc biệt là giai đoạn nghiên cứu thấu hiểu. Từ đó, xây dựng
cho sinh viên thái độ cởi mở, cầu thị, sẵn sàng sử dụng phương pháp, công cụ mới trong
học tập và công việc.
Câu 2: Dự án “Trùng tu và phát triển quần thể di tích lịch sử bị quên lãng – Động
Hoàng Xá”
1. Thấu cảm:
Sau khi khảo sát 100 người yêu thích du lịch (không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề
nghiệp) trong một hội nhóm, kết quả cho thấy như sau (Bảng khảo sát):
- 91% số người được khảo sát cho biết họ đã từng nghe về hình thức du lịch văn hóa
và 88% trong số đó đã trải nghiệm hình thức du lịch này.
- Khi được hỏi về điểm đến văn hóa, lịch sử nghĩ tới đầu tiên, địa điểm được nghĩ tới
nhiều nhất là chùa chiền và văn miếu.
- Khi được hỏi về quần thể di tích Động Hoàng Xá, 91% tổng số người tham gia khảo
sát đưa ra câu trả lời rằng họ chưa từng nghe về quần thể di tích này.
Có thể thấy rằng, mặc dù hội tụ đủ mọi yếu tố được quan tâm nhất như là khu di tích
lịch sử, văn hóa, bao gồm chùa Hoa Vân, đền Văn Xương, quán Hoàng Xá, chùa Hoàng
Kim nhưng quần thể di tích Động Hoàng Xá vẫn gần như bị quên lãng, chưa nhận được sự
chú ý xứng đáng với những giá trị mà quần thể di tích này đang bảo tồn.
2. Xác định vấn đề:
Bối cảnh
4
Những năm gần đây, mô hình du lịch kết hợp khám phá văn hóa, lịch sử đã nhanh chóng
trở thành xu hướng mới, vừa mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị, vừa góp phần gìn
giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc. Bởi vậy mà các bảo tàng, các cô đô,
đền thờ… ngày nay trở thành những điểm đến xu hướng của khách du lịch trong và ngoài
nước. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), thời điểm trước dịch Covid-
19, du lịch văn hóa đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng 15% mỗi năm.
Nhu cầu
Với sự phát triển của chất lượng đời sống ngày một tốt hơn, nhu cầu du lịch của người
dân trong nước và quốc tế cũng theo đó mà tăng cao. Du khách ngày nay dường như đã
quá quen thuộc với các danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái như vịnh Hạ Long, biển Nha
Trang… Điều này dẫn tới việc họ sẽ tìm kiếm những địa điểm du lịch mới độc đáo, thú vị
và khác lạ so với những địa điểm nêu trên. Hình thức du lịch văn hóa, khám phá lịch sử
chính là hình thức tuyệt vời cung cấp những trải nghiệm và kiến thức thú vị, đáp ứng được
nhu cầu ngày một tăng cao của khách du lịch.
Cơ hội của dự án
Các điểm đến của du lịch văn hóa, lịch sử hiện nay rất đa dạng. Tuy nhiên, những điểm
đến này hầu hết đều không giữ được vẻ đẹp thô sơ, nguyên bản mà đã được con người tác
động khiến chúng trở nên đẹp đẽ, rực rỡ và lung linh hơn để trợ thành một địa điểm du lịch
thực thụ. Chính vì vậy, một di tích lịch sử với vẻ đẹp nguyên bản, mang dấu ấn thời gian
sẽ là một nét riêng trong cái độc đáo của hình thức du lịch văn hóa, lịch sử. Động Hoàng
Xá chính là một nơi như vậy, một nơi ghi lại dấu ấn lịch sử cùng với vẻ đẹp hoang sơ của
tự nhiên, một nơi thanh tịnh để thư thả tâm trí, chữa lành tâm hồn. Thêm vào đó, dựa vào
kết quả khảo sát ở trên, có thể thấy quần thể di tích Động Hoàng xá chính là một địa điểm
xa lạ với khách du lịch và chính sự xa lạ, mới mẻ này cũng là một nét hợp dẫn của quần
thể này.
3. Lên ý tưởng:
Mục tiêu chung của dự án
- Giúp di tích Động Hoàng Xá được nhiều người biết tới hơn.
- Thu hút sự chú ý của ban quản lý địa phương, chính phủ để họ có những chính sách
tác động nhằm tu sửa những bộ phận bị xuống cấp trầm trọng của quần thể di tích
Động Hoàng Xá.

5
- Biến quần thể Động Hoàng Xá trở thành địa điểm tham quan lý tưởng nhằm phát
triển du lịch địa phương đồng thời tạo ra ngân sách giúp quần thể di tích này có thể
chủ động tu sửa những cơ sở vật chất bị xuống cấp sau này.
Lý do chọn dự án
Du lịch văn hóa, lịch sử là hình thức du lịch đang thịnh hành trong những năm gần đây.
Là một người ưa thích du lịch và trải nghiệm những thứ mới mẻ, bản thân em hoàn toàn bị
thu hút bởi hình thức du lịch độc đáo này. Trong quá trình tìm hiểu, em nhận thấy rằng nhà
nước t hiện nay cũng rất chú trọng vào việc đầu tư phát triển hình thức du lịch này nhưng
đâu đó vẫn có những địa điểm di tích, những văn hóa đẹp đang dần bị mai một, lãng quên,
không được phát triển. Vô tình, em biết tới quần thể di tích Động Hoàng Xá qua một bài
báo và thực sự bị ấn tượng bởi vẻ đẹp nguyên bản của cảnh vật, thiên nhiên nơi đây cùng
với đó là những dấu vết của lịch sử, của thời gian mà nơi còn lưu trữ lại. Nhưng đau lòng
thay, nơi đây dường như bị bỏ quên khi những cơ sở vật chất bị xuống cấp, cột gỗ, mái
đình bị mối mọt mà không được tu sửa. Chính vì vậy, dự án “Trùng tu và phát triển quần
thể di tích lịch sử bị quên lãng – Động Hoàng Xá” được ra đời.
Giải pháp cho vấn đề được xác định
Hoạt động 1: Gia tăng độ nhận biết của khách du lịch về quần thể di tích Động Hoàng

Bước đầu tiên trong việc trùng tu và phát triển quần thể di tích Động Hoàng Xá chính
là gia tăng mức độ nhận biết của quần thể di tích này đối với cộng đồng, để thu hút sự quan
tâm của dư luận về một di tích gần như bị quên lãng. Giải pháp cho bài toán này chính là
tạo lập fanpage cho khu di tích và hợp tác với các influencer chuyên về mảng du lịch nhằm
truyền thông, lan tỏa hình ảnh của khu di tích này. Tạo lập fanpage cho khu di tích nhằm
cập nhật thông tin, tình trạng của khu di tích và giải đáp thắc mắc của người quan tâm. Tiếp
theo, về việc hợp tác với influencer để quảng bá khu di tích, điều này giúp hình ảnh của
quần thể di tích được lan tỏa rộng rãi với mọi người và thu hút được nhiều sự quan tâm của
công chúng về tình trạng xuống cấp, không được tu sửa của quần thể di tích Hoàng Xá.
Hoạt động 2: Thu hút sự chú ý của ban quản lý địa phương, chính phủ về việc tu sửa
quần thể di tích Động Hoàng Xá
Để thu hút được sự chú ý của ban quản lý địa phương, chính phủ về việc tu sửa quần
thể di tích Động Hoàng Xá cần thực hiện các đề mục sau:

6
- Tạo hồ sơ thuyết phục: thu thập các tài liệu, thông tin và hình ảnh liên quan đến
quần thể di tích Động Hoàng Xá. Tạo ra một hồ sơ thuyết phục về giá trị lịch sử,
văn hóa và kinh tế của quần thể di tích này, cùng với các lợi ích (lợi ích về mặt kinh
tế, văn hóa, giáo dục và du lịch) mà việc tu sửa có thể mang lại.
- Tạo ra một dự án hấp dẫn: Xây dựng một dự án thu hút sự quan tâm và tài trợ của
ban quản lý địa phương và chính phủ. Lập kế hoạch chi tiết về việc phục hồi và tái
sử dụng di tích nhằm đảm bảo dự án sẽ mang lại lợi ích văn hóa, kinh tế và du lịch
cho cộng đồng. Và dự án được lựa chọn chính là biến khu quần thể di tích Động
Hoàng Xá trở thành địa điểm thăm quan, trải nghiệm và học tập.
- Liên hệ với các quan chức địa phương và chính phủ: Xây dựng mối quan hệ với các
quan chức địa phương và chính phủ thông qua việc gặp gỡ, gửi thư và hội thảo.
Trình bày kế hoạch và hồ sơ để truyền đạt ý định và ý nghĩa của việc tu sửa quần
thể di tích Động Hoàng Xá.
Việc thu hút sự quan tâm, chú ý của ban quản lý địa phương và chính phủ nhằm mục
đích kêu gọi hỗ trợ tài chính của Nhà nước hỗ trợ cho việc tu sửa quần thể di tích.
Hoạt động 3: Tổ chức các tour trải nghiệm tới thăm quần thể di tích Động Hoàng Xá:
Sau khi thành công trong việc lan tỏa độ nhận biết, thu hút sự chú ý của chính phủ và
tu sửa quần thể di tích. Di tích sẽ được trao lại cho ban quản lý địa phương quản lý đồng
thời bản quản lý dự án “Trùng tu và phát triển quần thể di tích lịch sử bị quên lãng – Động
Hoàng Xá” sẽ giới thiệu cho ban quản lý địa phương một số công ty phát triển các tour du
lịch, tham quan để phát triển tiềm năng du lịch của quần thể di tích. Một số công ty du lịch
được đề xuất chính là: Hanoitourist, Vietravel, Vietnam Booking… Hoặc một cách khác,
ban quản lý và người dân địa phương có thể tự tạo một tour du lịch theo ý mình trên arbnb
để có thể tự sáng tạo tour tham quan quần thể di tích Động Hoàng Xá theo cách của riêng
mình nhằm thu hút khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch nước ngoài). Từ đó, người dân
và địa phương sẽ được cải thiện kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Khía cạnh mới lạ
Hiện nay, người ta thường có xu hướng chạy theo cái mới mà bỏ quên những giá trị cũ.
Mặc dù những di tích lịch sử hiện nay được nhà nước rất chú trọng phát triển đi đôi với du
lịch nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại những khu di tích bị “quên lãng” như quần thể di tích
Động Hoàng Xá. Chính vì vậy, dự án “Trùng tu và phát triển quần thể di tích lịch sử bị
quên lãng – Động Hoàng Xá” sẽ như một người mở đường cho các dự án tiếp theo lớn hơn,
7
sáng tạo hơn trong việc tìm tòi, khám phá và làm sống lại những di tích có giá trị, lịch sử
văn hóa, tinh hoa dân tộc bị “quên lãng”. Thêm vào đó, một tính độc đáo, mới lạ khác của
dự án là tạo ra một địa điểm tham quan, du lịch với vẻ đẹp nguyên sơ, nguyên bản của tự
nhiên, mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa và dấu ấn của thời gian, thời đại, không có bất kỳ
một sự tác động nhân tạo nào của con người làm thay đổi dáng vẻ, đánh mất giá trị lịch sử
của nó.
Những trở ngại có thể xảy ra
Đầu tiên là vấn đề tài chính được trợ cấp có thể không đủ lớn để thực hiện hoàn chính
dự án. Để đề phòng điều này, ban quản lý dự án cần kêu gọi quyên góp từ người dân địa
phương và những người quan tâm tới dự án khi lan tỏa độ nhận biết của quần thể di tích
Động Hoàng Xá trên mạng xã hội để tạo lập một khoản ngân sách đề phòng rủi ro tài chính.
Trở ngại có thể gặp phải tiếp theo chính là năng lực và kiến thức trong lĩnh vực trùng tu và
bảo tồn di tích lịch sử của ban quản lý dự án có hạn nên cần nhờ tới sự giúp đỡ, tư vấn của
chuyên gia trong lĩnh vực này.
4. Tạo mẫu gốc:

8
5. Test: Bảng khảo sát
Khi đưa ra hình ảnh các điểm đến của quần thể di tích động Hoàng Xá, phản hồi nhận
lại từ người được khảo sát vô cùng tích cực khi hầu hết mọi người đều đưa ra câu trả lời từ
hào hứng tới vô cùng hào hứng (mức 3 - 5) khi nhìn thấy hình ảnh. Tuy nhiên vẫn còn tồn
tại một số ít (chỉ chiếm 1% - 2%) người tham gia khảo sát phản hồi rằng họ không hào
hứng đối với các địa điểm trên. Cụ thể:
- Hình ảnh chùa Hoa Vân nhận được 36% sự hào hứng ở mức cao nhất (mức 5) và
36% sự hào hứng ở mức 4.
- Hình ảnh đền Văn Xương nhận được 39% sự hào hứng ở mức 5 và 40% ở mức 4.
- Hình ảnh chùa Hoàng Kim nhận được đánh giá về sự hào hứng ở mức 5 và 4 xấp xỉ
nhau (38% và 39%)
- Hình ảnh tượng Phật bên trong chùa Hoàng Kim nhận được tới 42% đánh giá hào
hứng ở mức 4 và 30% đánh giá ở mức 5.
- Hình ảnh động Kim Xá tạo ra được 47% độ hào hứng ở mức 4 và 38% độ hào hứng
ở mức 5.
Mặc dù chỉ thông qua hình ảnh, quần thể di tích Động Hoàng Xá đã phần nào tạo ra
được sự hào hứng, lối cuốn khách du lịch khám phá và tìm hiểu quần thể di tích này. Kết
luận lại, thông qua khảo sát có thể thấy quần thể di tích Động Hoàng Xá có khả năng thu
hút một lượng khách tham quan dù không quá lớn nhưng đã phần nào thể hiện tiềm năng
phát triển của quần thể khu di tích này.

9
10

You might also like