01 Ch1 Chung

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

CHI TIẾT MÁY

Phần I

Những vấn đề cơ bản về thiết kế máy


Chương 1

Khái niệm về chi tiết máy và máy


Nội dung chương

◼ Khái niệm chung


◼ Nội dung thiết kế máy và chi tiết máy
◼ Các yêu cầu với máy và chi tiết máy
◼ Chỉ tiêu về khả năng làm việc của chi tiết máy
◼ Độ tin cậy của máy và chi tiết máy
◼ Vật liệu
◼ Tiêu chuẩn hóa và tính công nghệ trong thiết kế
Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trọng Hiệp: Chi tiết máy


2. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển: Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí
3. Norton R.: Machine Design
4. Sighley S.: Mechanical Engineering Design
5. https://sites.google.com/view/trinhdongtinh-hust/home
6. https://www.thietkemay.org/daihoc/chitietmay
Khái niệm chung

◼ Khái niệm chung về máy, bộ phận máy, nhóm tiết máy và


chi tiết máy
◼ Chi tiết máy là gì?
◼ Phân loại chi tiết máy
◼ Chi tiết máy công dụng chung
◼ Chi tiết máy chuyên dùng
◼ Môn học Chi tiết máy
Nội dung thiết kế máy và chi tiết máy

◼ Xác định nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc của máy
◼ Lập sơ đồ chung toàn máy và các bộ phận máy. Đề xuất một số phương án thực
hiện, đánh giá và so sánh các phương án để tìm ra phương án phù hợp nhất đáp
ứng các yêu cầu đặt ra
◼ Xác định tải trọng tác dụng lên các bộ phận máy
◼ Chọn vật liệu thích hợp cho các chi tiết
◼ Tiến hành tính toán thiết kế, kết hợp với yêu cầu về tiêu chuẩn hoá, lắp ghép,
công nghệ... để xác kích thước chi tiết máy, bộ phận máy và toàn máy
◼ Kiểm nghiệm các yêu cầu đối với máy. Nếu chưa đạt => thiết kế lại (chọn bộ kích
thước khác, hoặc khi cần, chọn lại vật liệu…)
◼ Lập hồ sơ cho máy (thuyết minh, bản vẽ, hướng dẫn sử dụng...)
Quy trình thiết kế
Xác định
nguyên lý làm Chọn phương án,
việc lập sơ đồ chung Xác định tải
trọng

Tính thiết kế
Chọn vật
liệu • Tính sơ bộ
• Tính chính xác

Đạt
Tính kiểm
nghiệm Xong
Không đạt
Các yêu cầu với máy và chi tiết máy

◼ Hiệu quả sử dụng: năng suất, hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, chi phí
thấp, kích thước và khối lượng nhỏ…
◼ Khả năng làm việc: hoàn thành các chức năng đã định mà vẫn phải giữ
được độ bền, độ cứng, có tính bền mòn, chịu nhiệt và ổn định dao động.
◼ Độ tin cậy cao: đạt hiệu quả sử dụng và khả năng làm việc trong suốt thời
gian làm việc đã định.
◼ An toàn trong sử dụng
◼ Có tính công nghệ và tính kinh tế
Các chỉ tiêu về khả năng làm việc của
chi tiết máy

◼ Độ bền

◼ Độ cứng

◼ Độ bền mòn

◼ Khả năng chịu nhiệt

◼ Độ ổn định dao động


Độ bền

Độ bền là chỉ tiêu quan trọng với hầu hết các chi tiết máy. CTM có thể hỏng do
không đảm bảo độ bền tĩnh hoặc độ bền mỏi.
◼Độ bền tĩnh: chi tiết bị hỏng ngay khi chịu ứng suất vượt giá trị giới hạn dù chỉ
một lần.
◼ Độ bền mỏi: ứng suất không lớn, nhưng thay đổi lặp đi lặp lại làm vết nứt hình
thành, phát triển dẫn đến chi tiết bị phá hỏng sau thời gian dài làm việc.
Để đảm bảo độ bền cần thỏa mãn:
* ứng suất: ϭ (ϭtđ)  [ϭ] hoặc τ  [τ] hoặc
* hệ số an toàn: s  [s]
Độ cứng

Độ cứng là khả năng chịu tải của chi tiết máy mà


không bị biến dạng đàn hồi quá giới hạn cho phép.
◼ Yêu cầu về độ cứng liên quan đến (a)độ ổn định,
(b) yêu cầu tiếp xúc đều giữa các chi tiết, (c) điều
kiện công nghệ và (d) chất lượng làm việc của máy
(độ chính xác của sản phẩm).
Để đảm bảo độ cứng cần thỏa mãn điều kiện biến
dạng không vượt quá giá trị cho phép:

* f  [f] độ võng
* φ  [φ] góc xoay tại các tiết diện
* θ  [θ] góc xoắn
Độ bền mòn

Mòn xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc của 2 chi tiết chịu tải trượt tương đối với nhau.
Mòn làm giảm kích thước => mất chính xác, tăng tải động, giảm độ bền và độ cứng.
Khi bị mòn nhiều phải thay thế chi tiết.
◼Để nâng cao độ bền mòn cần bôi trơn mặt tiếp xúc, tăng độ bóng, độ cứng bề mặt,
dùng vật liệu giảm ma sát, vật liệu ít mòn...
Trong thiết kế, để giảm mòn cần hạn chế áp suất ở mặt tiếp xúc:
p  [p] và pv  [pv]
v – vận tốc trượt tương đối giữa các bề mặt
◼ Hiện tượng ăn mòn gây hư hại bề mặt nên làm chi tiết mòn nhanh.
◼ Mòn có ích gì không ???
Khả năng chịu nhiệt

Nhiệt thường do ma sát giữa các bô phận gây nên. Nhiệt độ tăng sẽ làm giảm
độ bền, độ cứng, làm giảm độ nhớt dầu/mỡ bôi trơn (dẫn đến tăng mòn) và có
thể gây biến dạng nhiệt.
◼ Để đảm bảo nhiệt độ không bị tăng quá cao cần kiểm nghiệm điều kiện:

to  [to] (*)
Nhiệt độ làm việc trung bình to được xác định từ phương trình cân bằng nhiệt
Qsr = Qtđ (nhiệt lượng sinh ra = nhiệt lượng truyền đi)
◼ Khi không đảm bảo điều kiện (*) cần áp dụng các biện pháp giảm nhiệt như
tăng diện tích tản nhiệt, dùng quạt tản nhiệt nhanh…)
Độ ổn định dao động

Dao động do chi tiết không đủ cứng, vật quay không cân bằng… Dao động gây
tải trọng phụ thay đổi, làm giảm độ bền của chi tiết và giảm chất lượng sản phẩm
(đối với các máy gia công).
◼ Tính toán đảm bảo yêu cầu về độ ổn định dao động:
◼ Tính toán (tần số dao động riêng) để tránh cộng hưởng
◼ Tính toán biên độ dao động và giới hạn dưới trị số cho phép
◼ Có thể sử dụng các biện pháp giảm chấn để hạn chế dao động.
Vật liệu

◼ Vật liệu
Nhiều loại vật liệu được sử dụng để chế tạo các chi tiết máy: kim loại (thép,
thép hợp kim, gang, hợp kim màu, phi kim…)
◼ Nguyên tắc chọn vật liệu
◼ Phù hợp với yêu cầu cụ thể của chi tiết máy (yêu cầu chống mài mòn,
chống ăn mòn, đàn hồi cao…)
◼ Giá thành hợp lý
➢ Khi cần thiết chi tiết máy có thể được chế tạo kiểu kết cấu ghép để đảm
bảo đạt đúng yêu cầu của từng phần chi tiết với giá thành hợp lý. Ví dụ như
bánh vít có vành bằng hợp kim đồng, thân bằng gang…
Tiêu chuẩn hóa và tính công nghệ

◼ Vấn đề tiêu chuẩn hóa


• Cho phép sản xuất hàng loạt các CTM tiêu chuẩn.
• Tiêu chuẩn hóa điều kiện kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm,
nâng cao chất lượng.
• Lắp lẫn, dễ dàng thay thế
• Giảm khối lượng thiết kế
Do đó cần triệt để áp dụng tiêu chuẩn.
◼ Tính công nghệ của kết cấu
•phù hợp quy mô sản xuất •đơn giản và hợp lý •cấp chính xác và độ bóng
phù hợp •phương pháp tạo phôi (đúc, hàn…) hợp lý.
Ôn tập chương I

❑ Khái niệm chung về chi tiết máy


❑ Các chỉ tiêu về khả năng làm việc của chi tiết máy
❑ Tiêu chuẩn hóa và tính công nghệ
❑ Phương pháp tính toán thiết kế chi tiết máy

You might also like