Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 69

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG


MÃ MÔN HỌC: CT21A11

NGƯỜI BIÊN SOẠN


ThS. VŨ THỊ THANH HOÀI
TS. ĐẶNG HÀ CHI
HÀ NỘI - 2013

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Chương 1. Nhập môn mỹ học 3
1.1 Đối tượng nghiên cứu của mỹ học 3
1.1.1 Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận để xác lập đối tượng nghiên cứu 3
1.1.2 Quá trình xác lập đối tượng nghiên cứu 4
1.1.3 Đối tượng nghiên cứu của mỹ học theo quan điểm mỹ học Marx - Lenin 5
1.2 Mối quan hệ giữa mỹ học với một số bộ môn khoa học khác 6
1.3 Ý nghĩa của việc tìm hiểu, nghiên cứu mỹ học 7
1.3.1 Đối với mỗi cá nhân 7
1.3.2 Đối với người cán bộ văn hoá 7
Chương 2. Quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực 9
2.1 Bản chất quan hệ thẩm mỹ 9
2.1.1 Khái niệm và bản chất của quan hệ thẩm mỹ 9
2.1.2 Cấu trúc của quan hệ thẩm mỹ 11
2.2 Những tính chất cơ bản của quan hệ thẩm mỹ 13
2.2.1 Tính chất xã hội 13
2.2.2 Tính chất cảm tính 14
2.2.3 Tính chất tình cảm 15
Chương 3. Khách thể thẩm mỹ 17
3.1 Khái niệm chung về khách thể thẩm mỹ 17
3.1.1 Khái niệm khách thể thẩm mỹ 17
3.1.2 Sự phân loại các hiện tượng thẩm mỹ 17
3.1.3 Một số cặp phạm trù mỹ học cơ bản 18
3.2 Một số phạm trù mỹ học cơ bản thuộc khách thể thẩm mỹ 18
3.2.1 Cái Đẹp 18
3.2.2 Cái Cao cả - cái hung 23
3.2.3 Cái Bi 25
3.2.4 Cái Hài 27
3.3 Vai trò của cái đẹp trong hệ thống các phạm trù mỹ học 30

Chương 4. Chủ thể thẩm mỹ 32

4.1 Khái niệm chung về chủ thể thẩm mỹ 32

4.1.1 Khái niệm chủ thể thẩm mỹ 32

4.1.2 Phân loại chủ thể thẩm mỹ 32

4.2 Ý thức thẩm mỹ - phạm trù cơ bản của chủ thể thẩm 32

mỹ
4.2.1 Bản chất của ý thức thẩm mỹ 32

4.2.2 Mối quan hệ giữa ý thức thẩm mỹ và hoạt động thẩm 33

mỹ
4.3 Một số thành tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ 33

4.3.1 Nhu cầu thẩm mỹ 33

4.3.2 Tình cảm - Cảm xúc thẩm mỹ 34

4.3.3 Thị hiếu thẩm mỹ 36

4.3.4 Lý tưởng thẩm mỹ 38

Chương 5. Nghệ thuật - hình thái biểu hiện tập trung quan hệ thẩm mỹ của con 43
người với hiện thực
5.1 Khái niệm nghệ thuật 43
5.2 Nguồn gốc của nghệ thuật 43
5.2.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học 43
5.2.2 Quan điểm của Mỹ học Marx - Lenin về nguồn gốc của nghệ thuật 44
5.3 Quá trình hoạt động nghệ thuật là quá trình các quan hệ thẩm mỹ kế tiếp nhau 44
5.4 Bản chất, đặc trưng và ưu thế của nghệ thuật bắt nguồn từ những tính chất cơ bản 45
của quan hệ thẩm mỹ
5.4.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học 45
5.4.2 Nghệ thuật là hình thái biểu hiện tập trung nhất mối quan hệ thẩm mỹ của con người 46
đối với hiện thực
5.5 Giá trị và ý nghĩa xã hội của nghệ thuật 47
5.5.1 Giá trị nghệ thuật 47
5.5.2 Ý nghĩa xã hội của nghệ thuật 48
Chương 6. Tác phẩm nghệ thuật - khách thể thẩm mỹ đặc biệt 52
6.1 Hình tượng nghệ thuật - tế bào cơ bản của tác phẩm nghệ thuật 52
6.1.1 Bản chất của hình tượng nghệ thuật 52
6.1.2 Phân loại hình tượng nghệ thuật 54
6.2 Nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật 55
6.2.1 Nội dung của tác phẩm nghệ thuật 55
6.2.2 Hình thức của tác phẩm nghệ thuật 56
6.2.3 Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức trong một tác phẩm nghệ thuật 56
6.3 Đặc trưng ngôn ngữ loại hình của tác phẩm nghệ thuật 57
6.3.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học về các loại hình nghệ thuật 57
6.3.2 Những căn cứ khách quan dẫn tới sự phân chia nghệ thuật thành các loại hình, loại thể 57
khác nhau
6.3.3 Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật cơ bản 58
Chương 7. Hoạt động nghệ thuật - dạng thức điển hình của hoạt động thẩm mỹ 68
7.1 Hoạt động nghệ thuật là một quá trình 68
7.1.1 Tương quan giữa hoạt động thẩm mỹ và hoạt động nghệ thuật 68
7.2.2 Hai giai đoạn cơ bản của quá trình hoạt động nghệ thuật 69
7.2 Các hình thức hoạt động nghệ thuật 70
7.2.1 Hoạt động sáng tạo nghệ thuật 70
7.2.2 Hoạt động cảm thụ nghệ thuật 72
7.2.3 Hoạt động phê bình nghệ thuật 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
LỜI NÓI ĐẦU

Chương trình môn học Mỹ học đại cương là tài liệu nội bộ, dùng làm học
hiệu bắt buộc cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nhằm chuẩn hóa và
thống nhất nội dung học tập - giảng dạy, nâng cao tính tự giác cho sinh viên, giúp sinh
viên nắm được những kiến thức cơ bản của môn học một cách có hệ thống, đáp ứng
yêu cầu của đào tạo tín chỉ.
1. Mục đích yêu cầu của môn học
Về kiến thức: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản sau:
Những vấn đề lý luận cơ bản của đời sống thẩm mỹ, quan hệ thẩm mỹ và nghệ thuật -
dưới góc độ thẩm mỹ.
Về kỹ năng: Sinh viên nắm được một cách hệ thống các vấn đề của mỹ học, có
kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong nghiên cứu, phân tích, trình bày
một số vấn đề thực tế, trên cơ sở hiểu được những kiến thức cơ bản về đời sống thẩm
mỹ, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ nói chung,
nghệ thuật nói riêng, có khả năng vận dụng những hiểu biết về môn học gắn với
chuyên ngành nghiệp vụ văn hoá được đào tạo.
Về thái độ: Góp phần xây dựng cho sinh viên có tình cảm thẩm mỹ tinh tế, thị
hiếu thẩm mỹ lành mạnh, lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp và nhu cầu thẩm mỹ trong sáng,
góp phần đào tạo và xây dựng những con người phát triển hài hoà cả về Trí - Đức -
Thể - Mỹ.
2. Đối tượng nghiên cứu của môn học
Môn Mỹ học đại cương xác định đối tượng nghiên cứu chính là những quy luật
chung của đời sống thẩm mỹ, thể hiện trên hai cấp độ: quan hệ thẩm mỹ trong đời
sống hàng ngày và trong nghệ thuật.
3. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phân
tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, logic và lịch sử, phương pháp hệ thống cấu
trúc…
4. Tóm tắt nội dung cơ bản của môn học
Môn Mỹ học đại cương (với thời lượng 02 đơn vị tín chỉ) sẽ cung cấp cho
người học những tri thức nền tảng và có hệ thống về những quy luật cơ bản của đời
sống thẩm mỹ của con người.
Ngoài phần mở đầu tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu, vấn đề đời sống thẩm
mỹ sẽ được triển khai qua hệ thống bài giảng, theo cách tiếp cận trên hai cấp độ:
Cấp độ chung: Mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực.
Cấp độ đặc biệt: Nghệ thuật - với tư cách là hình thái biểu hiện tập trung nhất
các mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực.
Ở mỗi cấp độ, đời sống thẩm mỹ đều được phân tích từ góc độ tổng thể và phân
nhánh:
Ở cấp độ chung, trên cơ sở khẳng định bản chất, đặc trưng của mối quan hệ
thẩm mỹ của con người với hiện thực, tìm hiểu hai vấn đề lớn là khách thể thẩm mỹ
và chủ thể thẩm mỹ, với một hệ thống các phạm trù mỹ học cơ bản.
Ở cấp độ đặc biệt, trên cơ sở phân tích và chứng minh bản chất, đặc trưng của
nghệ thuật - hình thái biểu hiện tập trung nhất mối quan hệ thẩm mỹ của con người
với hiện thực, sẽ bước đầu xem xét tác phẩm nghệ thuật như một khách thể thẩm mỹ
đặc biệt và hoạt động nghệ thuật (bao gồm sáng tạo, cảm thụ và phê bình) như một
dạng thức điển hình của hoạt động thẩm mỹ.
5. Cấu trúc môn học
(gồm 07 chương)
Chương 1: Nhập môn mỹ học
Chương 2: Quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực
Chương 3: Khách thể thẩm mỹ
Chương 4: Chủ thể thẩm mỹ
Chương 5: Nghệ thuật - hình thái biểu hiện tập trung quan hệ thẩm mỹ của con
người với hiện thực
Chương 6: Tác phẩm nghệ thuật - khách thể thẩm mỹ đặc biệt
Chương 7: Hoạt động nghệ thuật - dạng thức điển hình của hoạt động thẩm mỹ

(Tập bài giảng có sự tham khảo của một số nguồn tài liệu trong đó có cuốn giáo
trình “Mỹ học” của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, do hai tác giả - nhà giáo
Nguyễn Hồng Mai - Đặng Hồng Chương, viết và xuất bản năm 2004. Người biên
soạn xin trân trọng cảm ơn các tác giả!)

NỘI DUNG

Chương 1
NHẬP MÔN MỸ HỌC

Ý niệm về thẩm mỹ và các tư tưởng mỹ học đã xuất hiện ngay từ buổi bình
minh của nền văn minh nhân loại. Bởi vì từ khi đứng được trên đôi chân của mình,
con người đã cảm thấy đòi hỏi về cái đẹp như một nhu cầu không thể thiếu được,
đồng thời với đòi hỏi về sự thật và đạo đức.
Lúc đầu, mỹ học chỉ được coi như là phần "kiêm nhiệm" của triết học, được
nghiên cứu bên lề triết học. Người ta thường gọi đó là thời “Văn - Sử - Triết” bất
phân. Mãi đến đầu thế kỷ 18, nó vẫn chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi triết học để
khẳng định vị trí độc lập của nó...
Tên gọi môn khoa học này do nhà triết học Đức Baumgarten đặt ra vào giữa
thế kỷ 18. Trong khoảng tám năm từ 1750 đến 1758, Baumgarten cho xuất bản cuốn
sách gồm hai tập lấy tên là Mỹ học. Ông là người đầu tiên xác lập mỹ học như một
khoa học độc lập.
Từ đó về sau, thuật ngữ “mỹ học” ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Mỹ học là môn khoa học về các quan hệ thẩm mỹ. Đây là một trong những bộ
môn khoa học mới mặc dù ra đời đã được mấy trăm năm.
Ở Việt Nam, mỹ học là một môn khoa học mới mẻ, được nghiên cứu muộn.

1.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MỸ HỌC


1.1.1 Cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận để xác lập đối tượng nghiên cứu
1.1.1.1 Cơ sở thực tiễn
* Trong cuộc sống, con người thường nhắc tới từ “đẹp” và “xấu”. Cái đẹp là
cái hài hòa, hợp lý, mang lại nguồn khoái cảm thích thú cho con người. Còn cái xấu
là cái trái ngược lại với cái đẹp. Đẹp và xấu muôn hình vạn trạng, có nhiều hình thức
biểu hiện khác nhau.
* Con người có nhiều loại nhu cầu khác nhau, trong đó có nhu cầu thẩm mỹ.
Nói tới nhu cầu thẩm mỹ, về cơ bản, là nói tới nhu cầu hướng tới cái đẹp. Nhu cầu đó
thể hiện ở ba dạng thức chính:
Nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng thức, cảm thụ cái đẹp.
Nhu cầu muốn tự khẳng định mình như là hiện thân của cái đẹp.
Nhu cầu được trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo cái đẹp, tạo ra ngày
càng nhiều cái đẹp trong cuộc sống.
* Vị trí của cái đẹp: Cái đẹp chi phối mọi hoạt động sống của con người, dù
đó là hoạt động mang tính vật chất hay tinh thần. Nó góp phần quan trọng để tạo nên
hiệu quả của các hoạt động thực tiễn. Mọi hoạt động đều vươn tới sự hoàn thiện (bền,
chắc, tốt…) và hoàn mỹ (đẹp, hay, hấp dẫn…).
1.1.1.2 Cơ sở lý luận
Trong Bản thảo kinh tế - triết học (1844), Karl Marx viết: “Con vật chỉ xây
dựng theo kích thước và nhu cầu giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất
theo kích thước của bất kỳ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của
mình vào đối tượng. Do đó, con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp”.
(Trang 9, 10, giáo trình Mỹ học - Đại học Văn hóa Hà Nội). Marx đã phân biệt về
người và vật. Người và vật có nhiều điểm khác biệt, tuy cùng sản xuất. Con vật sản
xuất, nhưng sản xuất của nó chỉ đáp ứng nhu cầu của loài (cái mà nó và con nó cần),
gắn với cơ thể, mang tính phiến diện. Con người sản xuất ra toàn bộ thế giới, mang
tính toàn diện, sản xuất ngay cả khi không có nhu cầu. Con người có thể tự do đối
diện với sản phẩm của mình, còn con vật bị chi phối bởi nhu cầu thể chất trực tiếp.
Con vật chỉ sản xuất theo kích thước giống loài của nó, còn con người sản xuất theo
thước đo của bất kì giống loài nào, luôn biết áp dụng một thước đo thích ứng với đối
tượng. Đặc biệt, con người “luôn luôn cải biến thế giới theo quy luật của cái đẹp”.
Phẩm chất Người của con người, do vậy, được đo bằng năng lực, trình độ cải biến
thế giới, theo quy luật của cái đẹp.
1.1.2 Quá trình xác lập đối tượng nghiên cứu
Platon (427 – 347 TCN) - nhà triết học cổ đại Hy Lạp. Ông là người đầu tiên
đặt ra yêu cầu khái quát lý luận về mỹ học, phân biệt: “Cái đẹp là gì” và “Cái gì thì
đẹp”.
Baumgarten (1714 - 1762), nhà mỹ học Khai sáng người Đức. Năm1750 và
1758 Baumgarten xuất bản cuốn sách hai tập có tên Mỹ học. Trong những trang mở
đầu của cuốn sách này, Baumgarten đề xuất nội dung đối tượng của nó. Theo ông,
mỹ học là khoa học nghiên cứu sự thụ cảm cái đẹp.
Ba đỉnh cao của mỹ học cận đại: Kant, Hegel và Secnusevxky.
Kant (1724 - 1804), nhà triết học - mỹ học, người khai sinh ra triết học duy tâm
cổ điển Đức. Mỹ học của Kant đại diện cho trường phái duy tâm chủ quan.
Ông muốn xây dựng một hệ thống mỹ học vừa để tạo ra một chiếc cầu nối
dung hòa giữa mỹ học duy lý của Baumgarten với mỹ học duy cảm của E.Bơccơ, vừa
nhằm hoàn thiện hệ thống triết học phê phán của mình. Mỹ học, theo Kant, là khoa
học nghiên cứu các năng lực phán đoán, khoa học về các tình cảm chủ quan của con
người, được trải nghiệm trong mối quan hệ với thế giới khách quan.
Hegel (1770 - 1831), nhà triết học - mỹ học, đại biểu ưu tú nhất của triết học
duy tâm cổ điển Đức. Mỹ học Hegel đại diện cho trường phái duy tâm khách quan.
Ông khẳng định: “Đối tượng của mỹ học là vương quốc của cái đẹp rộng lớn,
đúng hơn, là lĩnh vực nghệ thuật, hay đúng hơn là lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật”.
Như vậy, mỹ học Hegel thực chất là triết học về sáng tạo nghệ thuật.
T. Secnusevxky (1828 - 1889), nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga. Mỹ học
của Secnusevxky đại diện cho trường phái mỹ học duy vật nhân bản.
Ông khẳng định trong luận án tiến sỹ của mình Quan hệ thẩm mỹ của nghệ
thuật đối với hiện thực rằng: “Cái thẩm mỹ không phải là thuộc tính vốn có của ý
niệm mà nó là thuộc tính của đời sống. Cái thẩm mỹ trong nghệ thuật là tái hiện cái
thẩm mỹ trong cuộc sống". Đối tượng nghiên cứu của mỹ học chủ yếu tập trung ở
bình diện cuộc sống.
Nhận xét: Trong lịch sử từng tồn tại ba quan điểm chính: Mỹ học là khoa học
nghiên cứu cái đẹp, mỹ học là triết học về nghệ thuật, mỹ học là khoa học về mỹ cảm.
Cả ba đều bộc lộ sự hạn chế trong việc nhìn nhận đối tượng nghiên cứu của mỹ học.
1.1.3 Đối tượng nghiên cứu của mỹ học (theo quan điểm mỹ học Marx -
Lenin)
Là một khoa học thuộc hệ thống các khoa học triết học, mỹ học nghiên cứu
những quy luật cơ bản và phổ biến nhất của đời sống thẩm mỹ.
Đời sống thẩm mỹ là một mặt, một lĩnh vực của đời sống xã hội, là đời sống
xã hội được xem xét dưới góc độ thẩm mỹ. Đời sống thẩm mỹ có cấp độ tương
đương với các loại đời sống xã hội khác như: “đời sống tôn giáo”, “đời sống đạo
đức”,“đời sống văn hóa”...
Đời sống thẩm mỹ cũng là một quá trình có sự hình thành, phát triển và tiêu
vong.
Đời sống thẩm mỹ bao gồm quá trình con người đồng hóa thẩm mỹ đối với thế
giới và các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình đó.
Như vậy, đời sống thẩm mỹ được hình dung như một hệ thống tổng hòa các
mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Đó là quan hệ của chủ thể thẩm
mỹ với khách thể thẩm mỹ.
Đời sống thẩm mỹ được biểu hiện trên hai cấp độ:
Cấp độ chung: Các mối quan hệ thẩm mỹ của con người trong đời sống hàng
ngày.
Cấp độ đặc biệt: Nghệ thuật - hình thái biểu hiện tập trung nhất các mối quan
hệ thẩm mỹ của con người.
Tương quan giữa nghệ thuật và quan hệ thẩm mỹ là tương quan giữa cái bộ
phận và cái tổng thể, cái đặc thù và cái phổ biến. (Chúng đồng kiểu, đồng loại, đồng
chất nhưng không đồng cấp).
Nghệ thuật cũng là đối tượng nghiên cứu của một số môn khoa học khác như:
triết học, nghệ thuật học...Có thể nói, mỹ học nghiên cứu về nghệ thuật cụ thể hơn so
với triết học, trừu tượng hơn so với nghệ thuật học.
Kết luận:
Mỹ học là một khoa học nằm trong hệ thống các khoa học triết học. Mỹ học
nghiên cứu những quy luật cơ bản và phổ biến nhất của đời sống thẩm mỹ, cụ thể là
những quy luật chung của các mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực,
những quy luật chung của nghệ thuật với tư cách là hình thái biểu hiện tập trung nhất
mối quan hệ thẩm mỹ ấy.
1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA MỸ HỌC VỚI MỘT SỐ BỘ MÔN KHOA HỌC KHÁC
1.2.1 Mỹ học với triết học
Triết học đóng vai trò cung cấp cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu
mỹ học và các vấn đề thuộc mỹ học chuyên ngành như: cuộc sống và thời trang, cuộc
sống và âm nhạc…Mỹ học bổ sung tài liệu cho sự khái quát của triết học.
1.2.2 Mỹ học với đạo đức học
M. Gorky từng khẳng định: “Mỹ học là đạo đức học của ngày mai”. Trong
tương lai, chuẩn mực cao nhất của con người là sống đẹp trên mọi phương diện.
Điểm gặp nhau giữa đạo đức học và mỹ học: cùng hoàn thiện bản chất con người,
điểm khác nhau: mỹ học hướng về cái đẹp còn đạo đức học hướng về cái thiện.
1.2.3 Mỹ học với tâm lý học
Các cảm giác, biểu tượng, thị hiếu…gắn với vui, buồn, thích, chán…là đời
sống tinh thần bên trong của con người. Khi tìm hiểu về thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng
thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ - những thành tố cơ bản của ý thức
thẩm mỹ, con người cần có những hiểu biết nhất định về tâm lý học. Mỹ học cũng có
thể gợi mở cho tâm lý học những đề tài nghiên cứu mới, như: tâm lý học sáng tạo
nghệ thuật, tâm lý học cảm thụ nghệ thuật...
1.2.4 Mỹ học với nghệ thuật học
Mỹ học trở thành phương pháp luận cho khoa học nghiên cứu nghệ thuật.
Nghệ thuật học cung cấp tài liệu cho sự khái quát của mỹ học.
Như vậy: giữa mỹ học và các bộ môn khoa học khác có thể là quan hệ dọc
(quan hệ bản chất): mỹ học - triết học, mỹ học - nghệ thuật học, có thể là quan hệ
ngang (quan hệ tương hỗ): mỹ học - đạo đức học, mỹ học - tâm lý học, mỹ học - xã
hội học, mỹ học - giáo dục học...
1.3 Ý NGHĨA CỦA VIỆC TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU MỸ HỌC
1.3.1 Đối với mỗi cá nhân
Cá nhân luôn có nhu cầu cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp, hầu hết đó là
những hành động mang tính tự phát. Do đó, để hoạt động thẩm mỹ đạt hiệu quả, chất
lượng cao, con người cần có những tri thức khoa học về đời sống thẩm mỹ.
1.3.2 Đối với người cán bộ văn hoá
Người cán bộ văn hoá có vai trò là cầu nối giữa hoạt động sáng tạo thẩm mĩ
và cảm thụ thẩm mĩ, giữa hoạt động sáng tạo nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật. Họ
có nhiệm vụ quản lí, bảo tồn, lưu giữ, phân phối và truyền bá các giá trị thẩm mĩ tốt
đẹp mà nhân loại đã tạo ra. Họ cũng là người đảm nhiệm chức năng chính trong việc
giáo dục thẩm mỹ nói chung. Vì thế, những tri thức khoa học về đời sống thẩm mĩ sẽ
giúp họ làm tốt hơn trọng trách đó với cộng đồng.

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN


1. Anh (chị) hãy phân tích các quan niệm sau về đối tượng nghiên cứu của mỹ
học: “Mỹ học là khoa học về các đẹp” - Baumgarten, “Mỹ học là triết học
về nghệ thuật” - Hegel, “Mỹ học là khoa học về mỹ cảm” - Kant?

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày đối tượng nghiên cứu của mỹ học - theo quan điểm mỹ học
Marx-Lenin?
2. Liên hệ bản thân về ý nghĩa của việc tìm hiểu, nghiên cứu mỹ học?
3. Tìm hiểu cấu trúc của bộ môn khoa học mỹ học?
4. Tìm hiểu mối quan hệ giữa mỹ học và một số bộ môn khoa học khác?

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


A. Tài liệu bắt buộc
1. Đặng Hồng Chương, Nguyễn Hồng Mai, Mỹ học, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, 2004, đọc từ trang 7 đến trang 26, trang 34 đến trang 38.
2. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương, NXB Giáo
dục, H, 2001, đọc từ trang 5 đến trang 17.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Giáo trình Mỹ học đại cương, NXB
Chính trị Quốc gia, H, 2004, đọc từ trang 7 đến trang 73.
B. Tài liệu tham khảo
1. Êren Groxx, Mỹ học - khoa học diệu kỳ, NXB Văn hóa, 1984, đọc từ trang 8
đến trang 40.
2. Lý Trạch Hậu, Bốn bài giảng mỹ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H,
2002, đọc từ trang 7 đến trang 54.
3. Phương Lựu, Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo dục,
H, 1989, đọc từ trang 23 đến trang 45.

Chương 2
QUAN HỆ THẨM MỸ CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI HIỆN THỰC

2.1 BẢN CHẤT QUAN HỆ THẨM MỸ


2.1.1 Khái niệm và bản chất của quan hệ thẩm mỹ
2.1.1.1 Khái niệm: Quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ giữa con người với hiện thực,
xét trên phương diện thẩm mỹ.
Nguồn gốc: Việc xem xét phạm trù quan hệ thẩm mĩ trong mối liên hệ của nó
với hoạt động thực tiễn của con người đã giúp cho các nhà mỹ học Marx - Lenin chỉ
ra một cách đúng đắn mối quan hệ có tính nhân - quả giữa hoạt động thực tiễn mang
tính lịch sử xã hội của con người, với sự hình thành và phát triển của mối quan hệ
thẩm mỹ giữa con người với hiện thực. Quan hệ thẩm mỹ được nảy sinh khi con người
tiến hành các hoạt động thực tiễn, tiến hành quá trình nhân hóa tự nhiên theo hai
chiều: chiều hướng nội và chiều hướng ngoại…
Trong quá trình con người đồng hóa thế giới về mặt tinh thần, con người từng
bước phát hiện ra quy luật khách quan của thế giới như mức độ, sự hài hòa, hợp lý…
luôn ẩn chứa trong nhiều sự vật. Họ tiếp cận với một thế giới toàn vẹn, sinh động, cảm
tính và có khả năng khơi gợi cho họ những rung động, cảm xúc. Sự rung cảm đó là do
tương quan giữa tính quy luật của thế giới biểu hiện trong cấu trúc cảm tính của vật
thể với tính mục đích - nhu cầu xã hội của chủ thể. (Sự vật có ích cho con người gây
khoái cảm và ngược lại).
2.1.1.2 Bản chất
* Quan hệ thẩm mỹ là một loại quan hệ xã hội
Quan hệ thẩm mỹ là một quan hệ xã hội bởi chỉ xuất hiện trong xã hội loài
người và do con người - xã hội tiến hành. Theo Marx, "Trong tính hiện thực của nó,
bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Như vậy, bản chất của
con người được tạo nên từ các mối quan hệ xã hội. Đó là sự khác nhau lớn nhất giữa
con người và con vật. (Điểm giống nhau giữa con người với con vật là đều có những
mối quan hệ vật lý, hoá học, sinh học....)
Con người có thể đứng ở nhiều góc độ khác nhau để quan sát đối tượng, sự vật.
Sự vật cũng có thể có nhiều thuộc tính, phẩm chất khác nhau. Tùy theo cách con
người đứng ở góc độ nào, quan tâm tới thuộc tính, phẩm chất nào của đối tượng mà
xuất hiện những mối quan hệ xã hội tương ứng. Quan hệ thẩm mỹ chỉ xuất hiện khi
con người là chủ thể thẩm mỹ quan tâm tới sự vật hiện tượng về phương diện thẩm
mỹ.
* Quan hệ thẩm mỹ thuộc loại quan hệ đánh giá
Tương quan giữa đánh giá thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ:
Khi cảm nhận được mặt thẩm mỹ của đối tượng, con người đánh giá đối
tượng. Đánh giá thẩm mỹ đối với sự vật là con đường khám phá giá trị thẩm mỹ của
sự vật ấy.
Bảng hệ thống các quan hệ đánh giá:

Loại quan hệ Quan hệ Quan hệ Quan hệ Quan hệ


đạo đức khoa học chính trị thẩm mỹ
Giá trị Thiện Đúng Tiến bộ Đẹp
Phản giá trị Ác Sai Lạc hậu Xấu

Tương ứng với mỗi loại quan hệ là một trục đánh giá khác nhau, nhưng đều
thống nhất với nhau về phương hướng tư tưởng. Các loại quan hệ này mang tính độc
lập tương đối, không hòa tan vào nhau, không thay thế được cho nhau. Tùy theo từng
trường hợp cụ thể mà người ta sử dụng trục đánh giá này hay trục đánh giá khác.
Để đánh giá thẩm mỹ, người ta dựa trên trục đánh giá đẹp - xấu. Từ sự đánh giá
này, các hiện tượng thẩm mỹ được chia ra thành hai tuyến đối lập: tích cực - tiêu cực.
Những hiện tượng thẩm mỹ tích cực là những hiện tượng phù hợp với sự phát triển
tiến bộ của xã hội, mang lại cho con người một khoái cảm thẩm mỹ trong sáng, lành
mạnh. Ngược lại, những hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực ngăn cản sự phát triển tiến bộ
của nhân loại và khiến con người căm giận, khinh ghét.
Giá trị thẩm mỹ là kết quả được nảy sinh từ sự đánh giá thẩm mỹ của chủ thể
trước đối tượng. Giá trị thẩm mỹ được nảy sinh từ quan hệ thẩm mỹ: khi đối tượng
đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể thì giá trị thẩm mỹ ra đời.
Giá trị thẩm mỹ tuy là của sự vật nhưng là giá trị đối với chủ thể đánh giá. Con
người có thể phát hiện thấy hoặc không thấy, không đúng giá trị. Đánh giá thẩm mỹ
của họ là đúng khi quan niệm của họ được nhiều người trong xã hội chấp nhận. Khi họ
phát hiện ra giá trị của sự vật thì đó là giá trị cụ thể, thực tiễn. Còn khi không phát
hiện thấy, không phát hiện đúng, giá trị ấy vẫn chỉ là giá trị lý thuyết, trừu tượng.
Đặc trưng cơ bản của giá trị thẩm mỹ:
Giá trị thẩm mỹ có ý nghĩa xã hội, khách quan rộng lớn. Giá trị này được hình
thành khi con người tiến hành các hoạt động xã hội, dựa trên lợi ích xã hội để đánh
giá. (Cái đẹp phải đứng cùng tuyến với cái thiện, cái hợp quy luật...).
Giá trị thẩm mỹ thuộc loại giá trị tinh thần - tình cảm, vì nó đáp ứng nhu cầu
tình cảm của con người (khác với loại giá trị tinh thần - lý tính).
Giá trị thẩm mỹ là giá trị đánh giá về đối tượng một cách toàn diện cả nội dung
lẫn hình thức, cả bên ngoài lẫn bên trong, cả bản chất lẫn hiện tượng.
Giá trị thẩm mỹ là một loại giá trị đa diện (nhiều mặt).
Giá trị thẩm mỹ bao giờ cũng là giá trị bao gồm hai lượng thông tin cơ bản:
thông tin về giá trị của sự vật và tình cảm của con người dành cho sự vật.
Giá trị nghệ thuật: Là giá trị của tác phẩm nghệ thuật khi được chủ thể đánh
giá về mặt thẩm mỹ. Nó là một bộ phận của giá trị thẩm mỹ nhưng không đồng nhất
với giá trị thẩm mỹ, mà là giá trị thẩm mỹ được kết tinh, nâng cao và hoàn thiện hơn.
Do đó, giá trị nghệ thuật có khả năng tác động mạnh mẽ tới con người. Có thể coi, giá
trị nghệ thuật là giá trị thẩm mỹ đặc biệt. Giá trị nghệ thuật cũng mang đầy đủ những
đặc trưng cơ bản của giá trị thẩm mỹ.
* Quan hệ thẩm mỹ là loại quan hệ được con người tiến hành trên nguyên tắc
tôn trọng tính toàn vẹn - hài hòa - biểu cảm của thế giới
Tính toàn vẹn: Lĩnh vực của quan hệ thẩm mỹ rất rộng, chủ thể thẩm mỹ đa
dạng, khách thể thẩm mỹ tồn tại toàn vẹn - không chia cắt.
Tính hài hòa: Không phải hài hòa kiểu toán học mà là hài hòa giữa con người và
thế giới, giữa mục đích xã hội và sự hợp lý của các quy luật tự nhiên.
Tính biểu cảm: Là sự thể hiện độc đáo quy luật thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập. Chính sự vận động, đan xen giữa chúng đã tạo ra ở con người
những ấn tượng đa chiều, phức điệu về thế giới.
Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ có tính tự do nhất. Từ góc độ triết học, tự do là
nhận thức được quy luật tất yếu của tự nhiên, từ đó có sự hài hòa giữa quy luật ấy với
mục đích của mình. Do vậy, con người cảm thấy khoan khoái, thích thú, thoát khỏi
những toan tính vụ lợi, trực tiếp và thuần túy.
Kết luận: Quan hệ thẩm mỹ là một loại quan hệ xã hội của con người, được
hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn “nhân hóa tự nhiên”. Đây là loại quan
hệ đồng hóa thế giới về phương diện thẩm mỹ, tôn trọng tính hài hòa, toàn vẹn, biểu
cảm của thế giới và biểu hiện sự phát triển tự do các năng lực bản chất của con người.
2.1.2 Cấu trúc của quan hệ thẩm mỹ
Quan hệ thẩm mỹ bao gồm hai thành tố: Chủ thể thẩm mỹ và Khách thể thẩm
mỹ.
2.1.2.1 Điều kiện của chủ thể thẩm mỹ
Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể tiến hành các hoạt động cảm thụ, đánh giá, cải biến
các sự vật hiện tượng về phương diện thẩm mỹ.
Chủ thể thẩm mỹ là con người xã hội và có điều kiện tâm sinh lý thuận lợi. Về
sinh lý: con người phải có các giác quan thẩm mỹ (thị giác và thính giác - là hai giác
quan quan trọng nhất để cảm nhận, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ). Về tâm lý: Con
người phải ở trong trạng thái vô tư, không vụ lợi. (“Con người cùng khổ bị những nỗi
lo lắng giày vò nên không có cảm giác ngay đối với cả một vở kịch tuyệt tác” - Marx).
Chủ thể phải có ý thức thẩm mỹ phát triển, luôn luôn khát khao “cải biến cuộc
sống theo quy luật của cái đẹp”. Ngoài ra, chủ thể thẩm mỹ (đặc biệt là nghệ sỹ), cần
phải có ý thức thẩm mỹ chuyên biệt để có thể cảm nhận, đánh giá một cách sâu sắc về
từng loại đối tượng.
Con người đang tiến hành đánh giá đối tượng về mặt thẩm mỹ. Chỉ khi nào con
người thiết lập mối quan hệ trực tiếp, quan tâm đến tính toàn vẹn - hài hòa - biểu cảm
của sự vật, hiện tượng, coi chúng như khách thể thẩm mỹ của mình thì lúc đó họ mới
mang tư cách của chủ thể thẩm mỹ.
2.1.2.2 Điều kiện của khách thể thẩm mỹ
Khách thể thẩm mỹ là đối tượng tiếp nhận sự cảm thụ, đánh giá, cải biến của
chủ thể thẩm mỹ.
Sự vật, hiện tượng chỉ có thể trở thành khách thể thẩm mỹ khi nó tồn tại cụ thể,
khách quan, cảm tính mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan.
Sự vật, hiện tượng phải có sức hấp dẫn thẩm mỹ. Sức hấp dẫn ấy bắt nguồn từ
nhiều yếu tố: cấu trúc đặc biệt của hình thức - nội dung, mối tương quan giữa nó với
môi trường mà nó tồn tại, sự tương hợp giữa sự vật ấy với nhu cầu, năng lực của chủ
thể cảm thụ…
Sự vật phải gây rung cảm, xúc cảm cho con người.
Sự vật phải đang được con người quan tâm tới về phương diện thẩm mỹ.
2.1.2.3 Điều kiện hình thành, duy trì và phát triển quan hệ thẩm mỹ
Quan hệ thẩm mỹ chỉ hình thành khi có sự tiếp xúc trực tiếp của con người đủ
điều kiện là chủ thể thẩm mỹ với sự vật, hiện tượng đủ điều kiện trở thành khách thể
thẩm mỹ. Thiếu một trong hai bộ phận đó thì quan hệ thẩm mỹ không diễn ra.
Sau khi quan hệ thẩm mỹ hình thành, cần có điều kiện bên trong và điều kiện
bên ngoài thuận lợi cho sự duy trì và phát triển quan hệ thẩm mỹ.
2.2. NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ THẨM MỸ
2.2.1 Tính chất xã hội
2.2.1.1 Căn nguyên của tính chất xã hội
Quan hệ thẩm mỹ là một loại quan hệ xã hội. Quan hệ này chỉ được nảy sinh,
tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do chính con người xã hội tiến hành.
Trong xã hội loài vật không có quan hệ thẩm mỹ.
Con người luôn đứng trên lập trường, lợi ích xã hội để đánh giá. Chính vì xuất
phát từ lợi ích xã hội mà cái đẹp thường gắn với các giá trị xã hội khác như: thiện -
đúng - tiến bộ... bởi vì nó gắn liền với quy luật tiến bộ xã hội.
Tính xã hội của quan hệ thẩm mỹ thể hiện trên hai phương diện: xã hội và cá
nhân.
2.2.1.2 Biểu hiện của tính chất xã hội
Cá nhân bao giờ cũng thuộc về một cộng đồng xã hội lớn nhỏ khác nhau: đó có
thể là những cộng đồng được hình thành một cách tự nhiên như: (gia đình, dòng tộc,
dân tộc...), cũng có thể là cộng đồng của sự tự giác lựa chọn: (giai cấp, chính đảng,
nghề nghiệp...). Do đó, những người trong cùng một cộng đồng, cùng chịu ảnh hưởng
bởi những điều kiện sống chung, lại gắn bó với nhau về lợi ích chung nên thường gần
gũi nhau trong quan điểm, tâm lý, tính cách...dẫn đến quan điểm thẩm mỹ của họ
cũng thường gần gũi với nhau.
* Tính cộng đồng của quan hệ thẩm mỹ (tính giai cấp, dân tộc, thời đại...)
Tính dân tộc: Mỗi dân tộc khác nhau có điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa,
nguồn gốc sinh thành, vị trí địa lý, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán…khác
nhau. Những sự khác biệt ấy đã chi phối trực tiếp tới cách nhìn nhận và đánh giá
thẩm mỹ của họ, tạo nên sự khác biệt trong đời sống văn hóa giữa các dân tộc. Kết
quả là quan hệ thẩm mỹ luôn mang đậm tính dân tộc.
Tính giai cấp: Từ sự phân biệt giàu nghèo dẫn đến sự phân chia giai cấp là
hiện tượng khách quan của lịch sử. Mỗi giai cấp khác nhau có điều kiện kinh tế, trình
độ văn hóa, địa vị chính trị...khác nhau đã chi phối tới quan niệm thẩm mỹ của họ, tạo
ra sự khác biệt trong đánh giá. Cùng một hiện tượng thẩm mỹ, giai cấp này cho là
đẹp, giai cấp khác lại cho là xấu. Các giai cấp khác nhau vẫn có sự ảnh hưởng lẫn
nhau. Chỉ có giai cấp nào là đại biểu cho xu thế tiến bộ và đang đi lên của lịch sử, thì
quan hệ thẩm mỹ ở họ mới có khả năng tiếp cận chân lý.
Tính thời đại: Lịch sử là dòng chảy liên tục của các thời đại nối tiếp nhau. Ở
mỗi thời đại có trình độ kinh tế, lao động sản xuất, khoa học kỹ thuật…khác nhau nên
cách nhìn nhận và đánh giá thẩm mỹ của mỗi thời đại cũng khác nhau.
Tính thời đại của quan niệm thẩm mỹ biểu hiện tập trung, thể hiện rõ qua hiện
tượng mốt và thời trang. Ở mỗi thời đại khác nhau xuất hiện hiện tượng mốt và thời
trang khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của từng thời đại ấy.
Tính nhân loại: Nếu tính dân tộc, tính giai cấp, tính thời đại nói lên những sự
khác biệt trong cách nhìn nhận, đánh giá thẩm mỹ, thì tính nhân loại lại biểu hiện một
thuộc tính chung, biểu hiện sự thống nhất trong cách nhìn nhận, đánh giá thẩm mỹ của
con người. Dù ở đâu, con người cũng khát khao vươn tới cái đẹp. Cho nên, khi đánh
giá thẩm mỹ là các hiện tượng tự nhiên, thế giới đồ vật, hay các tác phẩm nghệ thuật
mà ở đó thấm đượm giá trị nhân văn, thì con người thường có sự đồng cảm với nhau.
* Tính cá nhân của quan hệ thẩm mỹ
Tính cá nhân không phải là khái niệm đối lập với tính xã hội, vì tính cá nhân
nào cũng là một con người xã hội và xã hội nào cũng được tập hợp bởi những cá
nhân. Ngay cả những nét độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân cũng có căn chuyển sâu
sa từ những điều kiện xã hội cụ thể. Có thể nói tính xã hội đã được tích đọng trong
từng cá nhân. Tính cá nhân là biểu hiện cụ thể của tính cộng đồng, mặt khác, tính cá
nhân làm cho tính cộng đồng thêm phong phú.
* Quá trình xã hội hóa các giác quan: từ các giác quan sinh học đến các giác
quan thẩm mỹ của con người là nhờ quá trình hoạt động xã hội, thực tiễn.
Kết luận: Tính chất xã hội là tính chất nói lên bản chất cốt lõi của quan hệ
thẩm mỹ và cũng được phản ánh tập trung trong nghệ thuật.
2.2.2 Tính chất cảm tính
2.2.2.1 Căn nguyên của tính chất cảm tính
Tính chất cảm tính bắt nguồn từ phương thức diễn hành của quan hệ thẩm mỹ.
Nếu các quan hệ xã hội khác có thể tồn tại dưới dạng lý thuyết, trừu tượng thì quan hệ
thẩm mỹ luôn đòi hỏi phải cụ thể, cảm tính. Chủ thể thẩm mỹ cảm thụ cảm tính, trực
tiếp sự vật hiện tượng qua các giác quan. Sự vật, hiện tượng luôn tồn tại cụ thể, toàn
vẹn mà con người có thể nhận thức và đánh giá được về phương diện thẩm mỹ.
2.2.2.2 Biểu hiện của tính chất cảm tính
Trong số các giác quan, thị giác và thính giác được lựa chọn là giác quan thẩm
mỹ “linh hoạt nhất, tế nhị nhất, phong phú nhất”, “có cảm hứng nhiều nhất” và theo
Marx “đó là những giác quan có khả năng đem lại những khoái cảm mang tính chất
Người”.
Bên cạnh độ tinh, độ thính sinh học, còn cần đến độ tinh, độ thính tinh thần của
các giác quan. Đây là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn lâu dài của con người,
mà qua đó các giác quan sinh học đã trở thành các giác quan xã hội, có khả năng
mang lại những cảm xúc mang tính Người.
Tuy nhiên, những khoái cảm thẩm mỹ ở chủ thể dù được nảy sinh trên cơ sở
thụ cảm cảm tính thì vẫn có sự tham gia của lý trí ở những mức độ khác nhau, thể
hiện ở những liên tưởng, tưởng tượng mang tính lôgic. Chính vì thế, yếu tố cảm tính
trong quan hệ thẩm mỹ thực chất là cảm tính đã được tích đọng lý tính. Tính chất cụ
thể, cảm tính trong quan hệ thẩm mỹ cũng quy định đặc trưng cơ bản của tác phẩm
nghệ thuật: tính hình tượng.
Kết luận: Đây là tính chất đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ, tạo nên sự khác biệt
với các quan hệ xã hội khác và cũng là tính chất đặc trưng của nghệ thuật.
2.2.3 Tính chất tình cảm
2.2.3.1 Căn nguyên của tính chất tình cảm
Tính chất tình cảm bắt nguồn từ phương thức diễn hành của quan hệ thẩm mỹ
và sức hấp dẫn của cấu trúc hình thức - nội dung của khách thể thẩm mỹ.
2.2.3.2 Biểu hiện của tính chất tình cảm
Khi đánh giá thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ bao giờ cũng biểu lộ ngay lập tức thái
độ, tình cảm của mình trước đối tượng. Tình cảm không chỉ đóng vai trò quan trọng
trong quá trình tiến hành quan hệ thẩm mỹ, mà còn in đậm dấu ấn trong kết quả của
quan hệ thẩm mỹ (giá trị thẩm mỹ). Tình cảm không tách rời lý trí. Trí tuệ, học vấn,
năng lực tư duy có ảnh hưởng rất lớn tới độ nông sâu của cảm xúc. Tình cảm cá nhân
vừa phụ thuộc lại vừa tự do đối với tình cảm xã hội. Tình cảm cá nhân tạo nên sự
phong phú cho tình cảm xã hội và tình cảm cá nhân là một tình cảm xã hội mà nó đã
chọn lọc, kế thừa trong quá trình sinh thành. Sức mạnh to lớn của nghệ thuật bắt
nguồn từ tính chất tình cảm của quan hệ thẩm mỹ.
Kết luận: Đây là tính chất biểu hiện sức mạnh, ưu thế đặc biệt của quan hệ
thẩm mỹ và nghệ thuật.

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN


1. Nguồn gốc của quan hệ thẩm mỹ?

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày bản chất của quan hệ thẩm mỹ?
2. Cấu trúc của quan hệ thẩm mỹ?
3. Những tính chất cơ bản của quan hệ thẩm mỹ?

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


A. Tài liệu bắt buộc
1. Đặng Hồng Chương, Nguyễn Hồng Mai, Mỹ học, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, H, 2004, đọc từ trang 41 đến trang 73.
2. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương, NXB
Giáo dục, H, 2001, đọc từ trang 18 đến trang 33.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giáo trình mỹ học đại cương,
NXB Chính trị quốc gia, H, 2004, đọc từ trang 74 đến trang 107.
B. Tài liệu tham khảo
Chương 3
KHÁCH THỂ THẨM MỸ

3.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHÁCH THỂ THẨM MỸ


3.1.1 Khái niệm khách thể thẩm mỹ
Khách thể
Khái niệm này xuất hiện trong mối tương quan với khái niệm “chủ thể” của
một mối quan hệ cụ thể, xác định. Khách thể là một bộ phận của thực tại khách quan.
Khách thể thẩm mỹ
Khách thể thẩm mỹ là những sự vật, hiện tượng có đủ điều kiện cần thiết để
con người tiến hành cảm thụ, đánh giá, cải biến về phương diện thẩm mỹ.
Tác phẩm nghệ thuật có thể coi là một khách thể thẩm mỹ đặc biệt. Ở chỗ, nó
cũng có cấu trúc hình tượng cụ thể, toàn vẹn, độc đáo và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối
với công chúng thưởng thức cả về hình thức và nội dung.
3.1.2 Sự phân loại các hiện tượng thẩm mỹ
3.1.2.1 Căn cứ phân chia các hiện tượng thẩm mỹ
Chủ thể thẩm mỹ tiến hành đánh giá thẩm mỹ trên cơ sở xấu hay đẹp, tiến bộ
hay lạc hậu. Những gì phù hợp với quy luật tiến bộ xã hội được coi là tích cực và
ngược lại, những gì không phù hợp với quy luật tiến bộ được coi là tiêu cực. Đối với
loại hiện tượng xã hội, con người thường đánh giá gắn liền với mặt chính trị, đạo đức.
Đối với loại hiện tượng thiên nhiên…cần đánh giá theo chuẩn mực của loài hay
loại.
Từ hai căn cứ trên, chúng ta có thể chia các hiện tượng thẩm mỹ thành hai
nhóm cơ bản:
Nhóm hiện tượng thẩm mỹ tích cực: đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của chủ
thể, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của họ, gợi lên khoái cảm lành mạnh
trong sáng, được gọi chung là Đẹp. Những hiện tượng này sẽ được khái quát bằng các
phạm trù: cái đẹp, cái cao cả, cái bi.
Nhóm hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực: không đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của
chủ thể, cản trở sự phát triển của chủ thể, khiến chủ thể căm giận, lên án, phẫn nộ,
được gọi chung là Xấu. Những hiện tượng này sẽ được khái quát bằng các phạm trù:
cái xấu, cái thấp hèn, cái hài.
3.1.2.2 Một số mối tương quan của các hiện tượng thẩm mỹ
Tương quan giữa mặt thẩm mỹ và các mặt khác trong một hiện tượng thẩm mỹ.
Tương quan giữa hiện tượng thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ.
Tương quan giữa các hiện tượng thẩm mỹ với nhau.
Tương quan giữa hiện tượng thẩm mỹ và các hiện tượng chưa là/ không là hiện tượng
thẩm mỹ.
3.1.3 Một số cặp phạm trù mỹ học cơ bản
Cái Đẹp - cái Xấu: là cặp phạm trù có tính đại diện, phổ quát nhất, nói lên sự
đối lập giữa các hiện tượng thẩm mỹ tích cực với các hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực.
Chúng đều là những sự vật, hiện tượng có tầm vóc, kích thước vừa phải, trong “độ”.
Cái Bi - cái Hài: là cặp phạm trù khái quát các hành vi của con người, chúng
đối lập nhau. Nếu cái bi là cái đẹp bị thất bại tạm thời thì cái hài là cái xấu có ngụy
trang bị phơi trần chân tướng.
Cái Cao cả - cái Thấp hèn: là những hiện tượng thẩm mỹ tuy cùng ở trong thế
tương phản nhưng có quy mô, tầm vóc vượt khỏi khuôn khổ thông thường, mức độ ý
nghĩa to lớn. Đó là mối tương quan giữa cái đẹp “vượt độ” và cái xấu “vượt độ”.
Ngoài ra là các phạm trù vệ tinh, phạm trù giáp ranh.
Lưu ý:
Sự phân loại các hiện tượng thẩm mỹ nói trên chỉ mang tính tương đối. Các
khách thể thẩm mỹ luôn tồn tại phong phú, phức tạp, có mối liên hệ, vận động, chuyển
hóa theo trục đồng đại và lịch đại.
Việc thẩm định các hiện tượng thẩm mỹ phải mang tính lịch sử (dấu ấn xã hội:
cá nhân, giai cấp, dân tộc, thời đại…), phải đặt các hiện tượng ấy trong môi trường tự
nhiên và xã hội mà nó tồn tại.
3.2 MỘT SỐ PHẠM TRÙ MỸ HỌC CƠ BẢN
3.2.1 Cái đẹp
Lev Tolstoy: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi, cái đẹp vẫn còn là
một câu đố giữa cuộc đời”).
3.2.1.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học
* Quan điểm của mỹ học duy tâm
Platon: cái đẹp không tồn tại nơi trần thế mà tồn tại trong thế giới thần linh, thế
giới ý niệm. Cái đẹp là một ý niệm bất biến.
Hegel: khi ý niệm tuyệt đối vận động đến trình độ cao nhất của nó mới nảy sinh
ra cái đẹp và bóng dáng của nó rọi chiếu xuống trần gian, hóa thân vào các sự vật,
hiện tượng điển hình. Cái điển hình chính là cái đẹp.
Kant: cái đẹp không có căn cứ khách quan, không gắn với hoạt động thực tiễn.
Cái đẹp là kết quả rọi chiếu của ý thức chủ quan. Trong khi tiếp xúc với các sự vật,
hiện tượng, con người đã truyền cảm xúc và nhờ đó chúng trở nên đẹp. Ông khẳng
định: “Cái đẹp không ở đôi má hồng của cô thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình”.
* Quan điểm của mỹ học duy vật
Arixtotles: cái đẹp được tạo nên bởi chính các thuộc tính tự nhiên cấu thành sự
vật hiện tượng như: hình khối, đường nét, màu sắc, sự hài hòa, tính cân đối...mà đối
tượng chủ yếu của cái đẹp là ở con người, bởi vì con người có đầy đủ những phẩm
chất đẹp đẽ ấy.
Theo các nhà duy vật thời cổ đại, cái đẹp tuy là sự thống nhất trong đa dạng, là
tỷ lệ, trật tự và kích thước, là phạm trù “độ” trong khoái cảm, nhưng chúng có tính
chất tương đối, không có một sự vật nào đẹp tuyệt đối. Heraclitus cho rằng: “Con khỉ
đẹp nhất so với con người cũng xấu, con người đẹp nhất so với thần thánh cũng xấu”.
Xenophon: “Người đẹp trong chạy đua không giống với người đẹp trong chiến đấu”,
“Cái lao lúc bay đẹp khác so với cái lao đẹp lúc đứng im”. Họ cũng khẳng định cái
đẹp là cái có ích, là cái tốt. Sokrates là người đề xướng cái đẹp là cái có ích. Trong
Hồi ký về Sokrates, Xenophon viết: “Bất cứ một vật nào so với một vật nhất định đã là
đẹp thì cũng tốt”, “cái sọt đựng phân cũng là đẹp vì nó đáp ứng tốt công việc”.
Một số nhà duy vật trước Marx (thế kỷ 18) đã quy bản chất cái đẹp thành mối
quan hệ hình thức giữ các yếu tố vật lý - toán học.
E.Bơccơn coi cái đẹp là tổng số của các dấu hiệu căn bản sau đây: kích thước
không lớn của đối tượng, sự nhịp nhàng trong hình dáng, sự cân đối trong hình thức…
W.Hôga cho rằng đường đẹp nhất là đường cong và lượn sóng vì nó đa dạng và
có tính chuyển động. Theo ông, bố cục đẹp nhất là bố cục theo hình Kim tự tháp, còn
tư thế đẹp nhất của con người trong điêu khắc là khi nó hiện lên hình chữ S.
Như vậy, sai lầm của chủ nghĩa duy vật máy móc là ở chỗ đi tìm bản chất cái
đẹp trong mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành sự vật, trong khi
lẽ ra phải đi tìm bản chất của cái đẹp ở quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật hiện
tượng với xã hội, với sự phát triển tiến bộ xã hội. Họ cho rằng các sự vật, hiện tượng
không có mối liên hệ và chúng ở trong trạng thái tĩnh.
Quan điểm của mỹ học dân chủ cách mạng Nga:
Secnusevxky viết trong luận văn tiến sỹ Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối
với hiện thực: “Cái đẹp là cuộc sống. Một thực thể đẹp là thực thể trong đó ta nhìn
thấy cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta; một đối tượng đẹp là đối tượng
trong đó cuộc sống được thể hiện hay là nó nhắc ta nghĩ tới cuộc sống”. Theo ông,
bản chất cái đẹp là tạo ra cho con người một cảm giác hoan hỉ trong sáng giống như ta
gặp mặt người yêu. Với định nghĩa này, ông đã thừa nhận tính khách quan của cái
đẹp, cũng như đánh giá rất cao vai trò của nó với đời sống xã hội. Cái đẹp là sự thống
nhất giữa hai mặt chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, ông đã không chú ý đúng mức
tới tính biện chứng trong mối quan hệ đó. Mặt khác, quan niệm của ông còn chung
chung, thiếu tính xác định, phi lịch sử, không đánh giá đúng tác dụng cải tạo thế giới
của hoạt động thực tiễn.
* Quan điểm của mỹ học Marx - Lenin:
Hoạt động thẩm mỹ như một hình thức hoạt động thực tiễn của con người.
Một sự vật được đánh giá là đẹp: phải tồn tại cụ thể, toàn vẹn và đang được chủ
thể cảm nhận qua cửa ngõ các giác quan. Sự vật phải có giá trị thẩm mỹ tích cực đối
với con người, biểu hiện trên cả hai mặt nội dung và hình thức. Sự vật phải mang lại
khoái cảm vô tư, trong sáng cho con người.
3.2.1.2 Phân biệt hiện tượng đẹp với một số hiện tượng khác
Cái đẹp và cái có ích: Cái đẹp nào cũng là cái có ích và trước hết là lợi ích tinh
thần. Tuy nhiên, không phải cái có ích nào cũng là cái đẹp.
Không nên hiểu cái có ích một cách quá phiến diện, hoặc quá hẹp hòi, càng
không nên hiểu đó là một thái độ vụ lợi. Thái độ vụ lợi trong cảm nhận cái đẹp sẽ giết
chết cảm quan thẩm mỹ chân chính. Nhưng như vậy không có nghĩa là tuyệt đối hóa
tính chất vô tư trong khi cảm thụ cái đẹp. Bởi vì, bản thân những khoái cảm thẩm mỹ
trước một vẻ đẹp đã hàm chứa trong nó một phần lợi ích tinh thần rồi. Cái đẹp không
mang lợi ích vật chất trực tiếp thì cũng có ích về mặt tinh thần. Nó thỏa mãn một nhu
cầu tinh thần nào đó, khích lệ con người, làm phong phú đời sống tinh thần của con
người. Nếu cái đẹp không gắn với lợi ích tinh thần xã hội thì nó mất phẩm giá và trở
thành trò tiêu khiển vô bổ. Không nên dung tục hóa khi đồng nhất cái đẹp với cái có
ích, mặt khác, cũng không nên vì quá chú trọng đặc thù vô tư, trong sáng của cái đẹp
“thuần túy” mà phủ nhận lợi ích xã hội của nó.
Cái đẹp và cái chân, cái thiện: Chân - thiện - mỹ luôn đi liền với nhau. William
Shakespeare: “Cái đẹp sẽ tăng gấp trăm lần nếu nó đạt được sự thật quý báu”.
M.Gorky: “Trong sáng tác thực sự có tính nhân dân thì mỹ học là học thuyết về cái
đẹp bao giờ cũng gắn liền với đạo đức học là học thuyết về cái thiện”. Như vậy cái
đẹp phải dựa trên cái thật và cái tốt. Nhưng cái thật và cái tốt chưa phải là đẹp, chúng
chỉ trở thành đẹp khi hiện ra trong hình tượng cụ thể, cảm tính và được con người cảm
thụ.
Cái đẹp và vẻ đẹp: cái đẹp bao giờ cũng bao gồm cả nội dung và hình thức, còn
vẻ đẹp chỉ nói tới hình thức.
Cái đẹp và cái gây khoái cảm: Cái đẹp là cái gây khoái cảm từ những sự vật
cảm tính, cụ thể, có kết cấu hình thức hài hòa. Ngược lại, không phải cái gây khoái
cảm nào cũng là cái đẹp.
Lưu ý:
Cái đẹp là một phạm trù mang tính lịch sử cụ thể. Nó có sự vận động, biến đổi
trong những không gian và thời gian khác nhau.
Tính lịch sử cụ thể trong quan niệm về cái đẹp không chỉ bắt nguồn từ những
điều kiện xã hội mà còn chi phối bởi đặc điểm tâm sinh lý độc đáo, quan niệm, sở
thích cá nhân của mỗi chủ thể.
Định nghĩa: Cái đẹp là một phạm trù cơ bản và phổ quát nhất của mỹ học,
dùng để khái quát giá trị thẩm mỹ tích cực của các sự vật, hiện tượng có cấu trúc hài
hòa, biểu hiện nội dung xã hội phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến. Các sự vật này
được con người xã hội cảm thụ qua các giác quan và mang lại cho chủ thể khoái cảm
vui sướng, thích thú.
3.2.1.3 Một số lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp
* Cái đẹp ở con người
Con người là cái đẹp nhất trong mọi cái đẹp do họ tạo ra.
Con người đẹp là con người vừa hấp dẫn bởi một hình thức hài hòa hợp lý
(hình thể, phong cách, lời nói, hành vi…) vừa có nội dung tích cực: (sức khỏe, tâm
hồn, trí tuệ, tài năng…). Cái đẹp do vậy được xem xét ở cả hai mặt: hình thức và nội
dung, (mặt sinh học và xã hội). Lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc ta: con người phải đẹp
cả về tâm hồn lẫn thể chất. (Do đó, trong truyện cổ tích, những người xấu xí nhưng có
tâm hồn đẹp thì cuối cùng họ phải được “lột xác” để trở thành những giai nhân, những
chàng trai khôi ngô, tuấn tú).
Cái đẹp nhiều vẻ ấy của con người được hình thành và củng cố trong lao động,
đấu tranh xã hội. Về bản chất, lao động sáng tạo là niềm vui, lẽ sống của con người, vì
nó thể hiện bản tính người. Khi nào trong xã hội không còn áp bức bóc lột, trình độ
sản xuất phát triển cao, người lao động thực sự làm chủ công việc của mình, lúc đó lao
động mới thực sự đẹp. Cái đẹp của lao động thường được thể hiện thông qua cấu trúc
hình thức cảm tính: ý thức say mê, lòng nhiệt tình, trình độ kỹ thuật cao phải được
phơi bày qua phong thái, thao tác lao động cũng như sản phẩm của họ.
* Cái đẹp trong tự nhiên
Cái đẹp đó là kết quả của hoạt động “nhân hóa tự nhiên” theo nghĩa hẹp và
nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, đó là tự nhiên đã được cải biến trực tiếp bằng lao động
của con người. Theo nghĩa rộng, “nhân hóa tự nhiên” là quá trình con người chiếm
lĩnh, nắm bắt được các quy luật hoạt động khách quan của tự nhiên. Cái đẹp trong
thiên nhiên được phát hiện ngày càng phong phú hơn thông qua các hoạt động của con
người. Một hiện tượng thiên nhiên được đánh giá là đẹp phải gây được rung cảm cho
con người, có cấu trúc hình thức đặc biệt, có khả năng gọi cho con người liên tưởng
tới khát vọng, lý tưởng tốt đẹp.
* Cái đẹp trong nghệ thuật
Không phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng xuất sắc hơn nguyên mẫu và cũng
không thể đồng nhất cái đẹp trong cuộc sống với hình tượng phản ánh trong nghệ
thuật. Điều quan trọng hơn, cần coi cuộc sống là ngọn nguồn, sự gợi mở cho những
sáng tạo nghệ thuật. Tách rời cuộc sống, nghệ thuật mất sinh khí và cái đẹp đích thực
không thể ra đời.
Cái đẹp nằm trong bản chất của nghệ thuật, kể cả khi tác phẩm phản ánh hiện
tượng thẩm mỹ tiêu cực, vì khi phê phán cái xấu cũng là một cách để khẳng định gián
tiếp hiện tượng thẩm mỹ tích cực. Vì thế, cái đẹp trong nghệ thuật không phụ thuộc
nhiều vào việc “phản ánh cái gì” mà chủ yếu ở khía cạnh “phản ánh như thế nào”.
Thế giới quan, nhân sinh quan, tài năng của người nghệ sỹ luôn được coi là nhân tố
hàng đầu quyết định giá trị đẹp của tác phẩm.
Cái đẹp trong nghệ thuật mang tính điển hình hơn, nó là sự phản ánh những cái
đẹp tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất của cuộc sống.
Tính biểu cảm được coi là ưu thế nổi trội của cái đẹp trong nghệ thuật so với
cái đẹp trong cuộc sống. Các hình tượng đẹp bao giờ cũng bộc lộ khuynh hướng tình
cảm của người sáng tạo: yêu cái đẹp, ghét cái xấu, từ đó tác động đến nhận thức của
công chúng.
Một tác phẩm nghệ thuật đẹp phải đẹp cả về nội dung và hình thức. Nội dung
đẹp biểu hiện trong hình mẫu lý tưởng tích cực mà nghệ sỹ đã khẳng định trong tác
phẩm. Hình thức đẹp thể hiện thông qua hệ thống các phương tiện tạo hình, biểu hiện,
hài hòa, biểu cảm. Giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật có mối quan
hệ biện chứng và không thể coi nhẹ một yếu tố nào.
3.2.2 Cái Cao cả - cái Hùng
3.2.2.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học
* Quan điểm của mỹ học duy tâm
Kant: cao cả không phải là thuộc tính khách quan của tự nhiên mà là biểu
tượng hình thành từ phán đoán của chủ thể, được chủ thể gán cho đối tượng. Đẹp hay
cao cả hoàn toàn dựa vào cảm xúc của chủ thể.
Hegel: giải thích bản chất của cái cao cả bằng sự vận động của ý niệm tuyệt
đối. Cái cao cả là ý niệm về sự vô hạn. Theo ông, cái cao cả xuất hiện ở giai đoạn ý
niệm lấn át hình tượng, nội dung đè nén hình thức. Ông cho rằng, sau thời điểm hài
hòa giữa ý niệm và hình tượng của nghệ thuật cổ điển, ý niệm sẽ vận động vượt lên
trên và ra ngoài vỏ hình tượng, nghệ thuật chuyển sang giai đoạn lãng mạn. Ở giai
đoạn này, nghệ thuật là cao cả với các loại hình tương ứng từ hội họa đến âm nhạc,
đặc biệt là thơ ca ngày càng gần với tinh thần tuyệt đối. Theo Hegel, cái đẹp ở mức
tuyệt đỉnh đó là cao cả.
* Quan điểm của mỹ học duy vật
Secnusevxky: khẳng định tính khách quan của cái cao cả. Ông đề cao mặt số
lượng, yếu tố dễ nhận diện nhất của hiện tượng cao cả, nhưng ông đã không chú ý đến
mặt chất lượng của nó. Ông không đồng nhất cái đẹp với cái cao cả nhưng lại tách rời
mối liên hệ giữa chúng.
3.2.2.2 So sánh cái đẹp và cái cao cả
Không nên đồng nhất hay đối lập hai khái niệm này.
Giống nhau:
Chúng đều là những hiện tượng thẩm mỹ khách quan tồn tại trong tự nhiên, xã
hội, nghệ thuật.
Chúng đều là những hiện tượng mang giá trị thẩm mỹ tích cực thể hiện khát
vọng, lý tưởng của con người, phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Khác nhau:
Cấu trúc hình thức của cái cao cả thường to lớn hoặc khiến người ta liên tưởng
tới cái to lớn, kỹ vĩ.
Hiện tượng cao cả mang ý nghĩa xã hội to lớn. Ý nghĩa của chúng thường
không dễ thấy và dễ thấy hết một lúc.
Cảm xúc trước cái cao cả là cảm xúc phức tạp. (Có thể chia làm hai giai đoạn
cảm xúc: cảm xúc nhất thời (bối rối lo lắng, ngạc nhiên), sau đó là cảm xúc ngưỡng
mộ, tự hào sau khi đã thấu hiểu đối tượng).
Định nghĩa: Cái cao cả là một phạm trù mỹ học dùng để khái quát những hiện
tượng thẩm mỹ khách quan, mang giá trị thẩm mỹ tích cực rộng lớn. Đó là những hiện
tượng có quy mô vật thể lớn (hoặc liên tưởng tới cái to lớn), biểu hiện sức mạnh phi
thường, tạo nên ở chủ thể cảm xúc ngưỡng mộ, tự hào, phấn chấn sau khi đã vượt qua
trạng thái bối rối ban đầu do chưa làm chủ được đối tượng. Từ đó các hiện tượng này
có khả năng khơi dậy những năng lực bản chất của con người, khích lệ họ vượt qua
khó khăn thử thách để thực hiện lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.
3.2.2.3 Phân biệt một số khái niệm sau
Cái hùng: là dạng thức đặc biệt của cái cao cả. Nó không khái quát các hiện
tượng tự nhiên mà chỉ bao hàm các hành vi dũng cảm của con người. Hành vi “hùng”
là hành vi đòi hỏi phải gan dạ, vượt khó, phải huy động toàn bộ năng lực thể chất và
tinh thần để thực hiện một mục tiêu cao đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Chủ nghĩa anh hùng: là một phạm trù đạo đức học, khái quát những chuẩn mực
cơ bản về người anh hùng theo quan niệm của mỗi giai cấp, dân tộc, thời đại.
Người anh hùng: là một con người cụ thể được xã hội tôn phong vì có hành vi
“hùng”.
3.2.3.4 Một số lĩnh vực biểu hiện của cái cao cả - cái hùng
So với cái đẹp, phạm vi biểu hiện của cái cao cả hẹp hơn, nhưng ở thời điểm
nào cũng có.
* Cái cao cả trong thiên nhiên, cuộc sống:
Cái cao cả thể hiện ở những hiện tượng có quy mô vật thể lớn, chứa đựng sức
mạnh tiềm tàng, có khả năng khơi dậy ở chủ thể niềm tự hào và niềm tin vào sức
mạnh của chính mình: núi cao mờ sương, biển cả mênh mông…Những hiện tượng
thiên nhiên được coi là cao cả khi nó có giá trị xã hội tích cực. Cùng một sức mạnh to
lớn của tự nhiên, khi thực tiễn xã hội ở trình độ thấp, con người chưa chinh phục được
hoặc chưa thấy rõ khả năng chinh phục thì nó là xấu, là có hại. Nhưng khi con người
chinh phục hoặc tin vào chính mình đủ khả năng chế ngự - đó là cao cả. Đó là các
công trình khổng lồ bằng bàn tay con người dựng lên: Kim tự tháp, vườn treo Babilon,
các cuộc cách mạng làm thay đổi vận mệnh của một dân tộc, các anh hùng cứu
nước...Có cái cao cả trong tâm hồn, hành động của những con người bình thường.
* Cái cao cả trong nghệ thuật
Các nghệ sỹ luôn có ý thức phản ánh cái cao cả, để ngợi ca chân thành những
chiến công của con người trong công cuộc chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội, cổ
vũ, khích lệ khát vọng vươn tới nơi con người, với mong muốn nhân rộng thêm cái
cao cả trong cuộc sống.
Một số thể loại tập trung phản ánh cái cao cả như: thần thoại, truyền thuyết,
trường ca, anh hùng ca.
Một số thủ pháp đặc biệt để phản ánh cái cao cả: phóng đại, cường điệu, lý
tưởng hoá, bất tử hóa cái chết của những người anh hùng…
3.2.3 Cái Bi
Cái bi là hiện tượng thẩm mỹ tích cực, có phạm vi biểu hiện hẹp hơn cái đẹp,
cái cao cả. Nó chỉ tồn tại trong các hành vi cụ thể của con người, không có trong tự
nhiên. Hiện tượng “bi” là hiện tượng khách quan trong cuộc sống và được phản ánh
trong nhiều loại hình nghệ thuật, đặc biệt là bi kịch (kịch bản văn chương, sân khấu).
Nếu xung đột trong cái hài là xung đột giữa cái đẹp với một bộ phận của cái xấu
không đành phận xấu, thì xung đột trong cái bi là xung đột giữa toàn bộ cái đẹp với
cái xấu một cách trực diện. Ở cái bi, cái đẹp và cái xấu đều muốn tỏ ra có giá trị tồn
tại hợp pháp và đều cố gắng duy trì sự tồn tại ấy. Còn cái hài là cái xấu đội lốt cái đẹp
và cái đẹp có nhiệm vụ vạch trần sự ngụy trang đó như tiêu diệt những rễ cây tầm gửi
bám trên cơ thể sống của mình. Cái hài dùng tiếng cười để tống tiễn cái xấu, còn cái bi
dùng tiếng khóc để răn đời.
3.2.3.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học
* Quan điểm của mỹ học duy tâm
Hegel: cái bi nảy sinh do con người bằng các hành động tự do của mình đã làm
rối loạn quá trình vận động bình thường của tự nhiên. Sự phản kháng của tự nhiên sẽ
gây ra nỗi đau khổ cho họ. Số phận bi kịch chính là số phận bị trừng phạt vì dám
tuyên chiến với tự nhiên, với những lực lượng bất khả xâm phạm.
* Quan điểm của mỹ học duy vật
T.Secnusevxky: nhấn mạnh tính ngẫu nhiên của cái bi. Theo ông, cái bi chính
là cái khủng khiếp trong đời người, gắn với cái chết sinh học của con người.
3.2.3.2 Nguyên nhân cơ bản nảy sinh cái bi
(theo quan điểm mỹ học Marx - Lenin).
Những xung đột có ý nghĩa lịch sử: xung đột giữa cái cũ đã trở nên lạc hậu, lỗi
thời với cái mới còn non trẻ, nhưng cái mới - xu thế tất yếu sẽ thay thế cái cũ trong
tương lai - do chưa đủ điều kiện chín muồi, nên bị thất bại, có thể gọi đó là “những cái
chết trong đêm trường tăm tối”. Sự mất mát của cái mới đang trên đà chiến thắng so
với cái cũ - có thể gọi đó là “những cái chết trước bình minh”. Sự tiêu vong của cái cũ
khi nó vẫn còn có vai trò nhất định đối với lịch sử - người ta gọi đó là “những cái chết
trước hoàng hôn”.
Những giới hạn trong nhận thức của con người cũng gây ra nhiều tấn bi kịch:
sự ngu dốt, cả tin, mù quáng, ghen tuông...
Nguyên nhân từ sự bất thường của tự nhiên: lũ lụt, hạn hán, sóng thần…thường
gây ra nhiều tai họa thảm khốc cho con người.
Bi kịch trong cuộc sống đời thường: những khát vọng riêng tư chính đáng về
tình yêu, sự nghiệp, lẽ sống, danh dự, hạnh phúc…không thể thực hiện được, vì nhiều
nguyên nhân, cũng gây ra cho con người những nỗi đau khổ khôn nguôi.
3.2.3.3 Bản chất của cái bi
Cái bi luôn gắn với hành vi bị tổn thất của con người, nhưng không phải tổn
thất nào cũng là bi. Nỗi đau xót, tiếc thương chỉ xuất hiện khi họ đối diện với sự mất
mát của cái đẹp, cái lẽ ra phải chiến thắng (chứ không phải sự mất mát của cái cũ, cái
xấu, cái đã mất vai trò đối với lịch sử).
Hơn nữa, không phải sự ra đi của cái đẹp nào cũng là cái bi chân chính. Cái bi
chỉ thuộc về cái đẹp, với những hành vi đấu tranh kiên cường để thực hiện lý tưởng,
hòng mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh bi đát, nhưng cuối cùng vẫn thất bại.
Sự thất bại của hiện tượng bi chỉ là tạm thời. Hành vi đấu tranh cho lý tưởng bị
tổn thất, còn lý tưởng mà con người theo đuổi vẫn ngời sáng.
Trước cái bi, chúng ta có cảm xúc “yêu quý”, khâm phục”, “xót xa” vì nó mang
bản chất của cái đẹp đấu tranh cho lý tưởng bị thất bại. Từ đó, nó thức tỉnh con người:
phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để tiêu diệt những thế lực thù địch với khát vọng
chân chính của con người. Sau khi chứng kiến những mất mát đau thương ấy, con
người như được tiếp thêm sức mạnh và niềm tin, tìm lại niềm phấn chấn, vượt qua khó
khăn thử thách, thực hiện lý tưởng cao đẹp của đời mình.
Bi kịch có khả năng “thanh lọc tâm hồn con người”.
Định nghĩa: Cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản, dùng để khái quát những
hiện tượng thẩm mỹ là hành vi tích cực của con người bị tạm thời thất bại trong cuộc
đấu tranh kiên cường để khẳng định lý tưởng tốt đẹp. Hiện tượng thẩm mỹ bi gợi nên
ở chủ thể sự đồng cảm, thương xót, nuối tiếc.
3.2.3.4 Một số lĩnh vực biểu hiện của cái bi
* Cái bi trong cuộc sống
Cái bi là hiện tượng thẩm mỹ thường gặp, vì nguyên nhân có tính phổ biến.
Nhất là khi, sự ra đời của cái mới thường không dễ dàng, phần vì nó còn non yếu,
chưa đủ sức khẳng định vị trí của mình, phần vì cái cũ không bao giờ tự nguyện
nhường chỗ. Hiện tượng bi thường đậm đặc hơn trong hoàn cảnh trình độ sản xuất xã
hội cũng như trình độ dân trí thấp kém, đặc biệt trong các xã hội có áp bức bóc lột.
* Cái bi trong nghệ thuật
Đây là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nghệ sỹ, là đối tượng phản ánh của
nhiều loại hình nghệ thuật: văn chương, hội họa, âm nhạc, bi kịch…Hầu hết những tác
phẩm nổi tiếng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều phản ánh cái bi: Truyện Kiều,
Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Rômêô và Juyliet...Cái bi dễ tìm được sự đồng cảm ở
tâm hồn nghệ sỹ, ở công chúng.
Không phải mọi cái bi trong cuộc đời đều được phản ánh trong nghệ thuật.
Nghệ sỹ ít quan tâm đến các bi kịch cá nhân có tính ngẫu nhiên, trừ khi chúng hàm
chứa một ý nghĩa xã hội rộng lớn.
Các nghệ sỹ cũng thể hiện những thái độ khác nhau trong việc lý giải về cái bi
trong tác phẩm: có thể mang âm hưởng bi quan hoặc lạc quan.
Cảm hứng bi quan thường thể hiện trong những kết thúc không lối thoát. Trong
những tác phẩm của văn học phương Tây thế kỷ 20, âm hưởng bi quan thể hiện đậm
nét khi tác phẩm đề cao cái chết và sự tuyệt vọng, sự bé nhỏ, nỗi cô đơn của con
người…Họ phản ánh con người tha hóa, con người vỡ mộng: Chờ đợi Gô đô -
S.Beckett, Lâu đài, Biến dạng - F.Kaka.
Cảm hứng lạc quan ảo tưởng thường không xuất phát từ thực tế mà bằng mong
ước về cuộc sống tốt lành, tiêu biểu như những kết thúc có hậu trong truyện cổ tích.
Ngoài ra, trong các tác phẩm hiện đại, sự lạc quan xuất hiện trên cơ sở niềm tin khoa
học vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp trong tương lai.
3.2.4 Cái hài
3.2.4.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học
* Quan điểm của mỹ học duy tâm
Hegel: tìm cái hài trong mâu thuẫn giữa cái bất lực bên trong với cái giả tạo
bên ngoài. Ông đối lập cái hài với cái cao cả.
Kant: coi cái hài bộc lộ mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Tình huống
hài nảy sinh khi con người chờ đợi căng thẳng một điều gì đó mà không có kết quả
như mong đợi nên thành vô nghĩa.
* Quan điểm của mỹ học duy vật
Arixtotles: “hài” là sự tương phản giữa đẹp và xấu, “thuộc về những gì xấu hơn
thực tế. Nó vô hại, không làm ai đau khổ, không tổn hại đến ai”.
Secnusevxky: “Cái hài là sự trống rỗng bên trong được che đậy bằng cái vỏ
huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự”.
Như vậy, cái hài là cái xấu, nhưng không phải cái xấu nào cũng là cái hài, nó
cũng không thuộc về cái xấu quá mức, bởi cái xấu quá mức sẽ không khiến cho con
người có cảm xúc hài hước. Nếu cái xấu tự phơi bày, không có ý định che dấu thì
cũng không gợi cảm xúc hài.
3.2.4.2 Nguyên nhân xuất hiện cái hài
Cái xấu có ngụy trang bằng vỏ của cái đẹp, hoặc do vô ý, hoặc do không nhận
thức được bản chất của mình.
Cái hài thường xuất hiện vào buổi giao thời giữa các hình thái lịch sử: ở thời
điểm này, cái mới hợp quy luật đã nảy sinh nhưng còn non yếu, còn cái xấu, cái cũ,
cái không còn vai trò đối với lịch sử lại không muốn từ bỏ vị trí của mình nên nó tìm
cách ngăn cản, tiêu diệt cái mới ra đời hoặc ngụy trang dưới vỏ của cái mới để đánh
lừa dư luận.
Cái hài có thể xuất hiện do sự không tương hợp, không hài hòa giữa các bộ
phận, các yếu tố của bản thân cái mới. Do ra đời từ trong lòng cái cũ nên nó vẫn mang
dấu vết của cái cũ nhưng lại không nhận thức được điều đó.
3.2.4.3 Bản chất của cái hài
* Mâu thuẫn trong cái hài
Cái hài chứa đựng hai loại mâu thuẫn:
Mâu thuẫn nội tại: giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức,
bản chất và hiện tượng, lời nói và việc làm…
Khi những mâu thuẫn này chưa bị phát hiện thì người ta tưởng đó là cái đẹp,
nhưng nếu sự ngụy trang đó bị lột trần thì người ta sẽ nhận ra bản chất đích thực của
nó. Vì vậy, cái hài cũng thể hiện sự thất bại: hành vi ngụy trang bị lột trần và lý tưởng
tiêu cực mà nó che đậy bị phơi bày.
* Phân biệt cái hài và cái gây cười
Giống nhau: đều là những hiện tượng cụ thể, tồn tại khách quan ngoài chủ thể
và đều có thể gây ra ở chủ thể tiếng cười.
Khác nhau: Cái hài là một bộ phận của cái gây cười, là cái gây cười có hàm
chứa nội dung xã hội, phần lớn mang bản chất tiêu cực. Vì thế, không phải cái gây
cười nào cũng là cái hài. Tiếng cười ở cái gây cười giản đơn là tiếng cười tâm sinh lý,
nhưng trước cái hài, tiếng cười mang tầm trí tuệ, “tiếng cười cao” - N. Gogol.
* Phân biệt cái hài và tiếng cười: cái hài thuộc về khách thể thẩm mỹ, tiếng
cười là phản ứng của chủ thể thẩm mỹ khi đứng trước cái hài.
Cảm xúc hài: chủ thể nhanh chóng phát hiện ra mâu thuẫn nhờ tư duy so sánh,
liên tưởng và theo Secnusevxky, loại cảm xúc trí tuệ này làm cho con người “vừa khó
chịu, vừa thích thú”. “Khó chịu” vì nó mang bản chất xấu nhưng lại làm ra vẻ tốt đẹp
và “thích thú” vì cuối cùng con người vẫn phát hiện ra bộ mặt thật của nó. Và theo
ông, cảm giác thích thú mạnh hơn cảm giác khó chịu.
Tiếng cười trước cái hài: tiếng cười phủ định (trước cái xấu ngụy trang bởi cái
mới) và tiếng cười xây dựng (trước cái mới còn mang dấu ấn của cái cũ, góp phần
giúp nó hoàn thiện hơn).
Định nghĩa: Cái hài là một phạm trù mỹ học cơ bản, dùng để khái quát những
hiện tượng thẩm mỹ là các hành vi của con người mang bản chất tiêu cực nhưng lại
được ngụy trang bằng vỏ của cái đẹp. Khi mâu thuẫn bị phát hiện đột ngột, hiện
tượng này sẽ tạo ra ở chủ thể tiếng cười có tính phê phán. Tiếng cười của chủ thể là
khẳng định sự thắng thế của cái đẹp so với cái xấu.
3.2.4.4. Một số lĩnh vực biểu hiện của cái hài
* Cái hài trong cuộc sống
Cái hài rất phổ biến và tiếng cười không thể thiếu được trong cuộc sống của
con người.
* Cái hài trong nghệ thuật
Hiện tượng hài là mảng đối tượng được nhiều nghệ sỹ quan tâm, phản ánh. Một
số thể loại nghệ thuật chuyên phản ánh cái hài: truyện tiếu lâm, tranh đả kích, châm
biếm, hài kịch...
Mục đích của nghệ thuật phản ánh cái hài: là “người đào huyệt” chôn vùi cái
xấu và là “bà đỡ” dọn đường cho sự ra đời của cái mới. Hài kịch nói riêng và nghệ
thuật phản ánh cái hài nói chung giúp cho nhân loại “rời bỏ quá khứ một cách vui vẻ”.
“Lịch sử hành động rất triệt để và khi nó muốn đưa một hình thái già cỗi của cuộc
sống đến huyệt, thì nó trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn cuối cùng của một hình
thái lịch sử toàn thế giới, đó là tấn hài kịch của nó” - Marx. Bielinxky khẳng định
rằng: “Hài kịch là hoa của xã hội văn minh, là quả của dư luận xã hội phát triển”.
Một số thủ pháp nghệ thuật khi phản ánh cái hài: cường điệu, phóng đại, nói
giảm, chơi chữ...
Những sắc thái cảm xúc khác nhau trước cái hài: Mức thấp nhất là bông đùa,
bỡn cợt gây cảm giác vui vẻ. Trào lộng là hình thức cao hơn, mang đặc điểm: bên
ngoài giả bộ khẳng định nhưng thực chất bên trong là phủ định. Hình thức cao nhất là
châm biếm, đả kích: cái hài bị đả kích trực diện và mạnh mẽ, nhằm phủ định hoàn
toàn.
Kết luận:
Trên đây là những phạm trù mỹ học cơ bản, dùng để khái quát những hiện
tượng thẩm mỹ khách quan. Các hiện tượng thẩm mỹ này luôn luôn vận động trong
những không gian và thời gian khác nhau.
3.3 VAI TRÒ CỦA CÁI ĐẸP TRONG HỆ THỐNG CÁC PHẠM TRÙ MỸ HỌC
Trong hệ thống các phạm trù mỹ học, cái đẹp luôn luôn là phạm trù giữ vị trí
trung tâm: Cái đẹp khái quát các hiện tượng có phạm vi biểu hiện rộng nhất: trong tự
nhiên, xã hội, con người. Cái đẹp được coi là chuẩn mực để bình giá các hiện tượng
thẩm mỹ khác: Cái xấu là cái đối lập với cái đẹp, cái cao cả là cái đẹp vượt độ, cái
thấp hèn: đối lập với cái đẹp vượt độ, cái bi: cái đẹp bị thất bại tạm thời, cái hài: cái
xấu tìm cách ngụy trang dưới vỏ của cái đẹp và bị lột trần. Cảm xúc trước cái đẹp là
nền tảng cho các loại cảm xúc khác của con người.

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN


1. Quan niệm của anh (chị) về một con người đẹp?
2. Vì sao cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù mỹ học?

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Định nghĩa, bản chất và các lĩnh vực biểu hiện cụ thể của cái đẹp?
2. Định nghĩa, bản chất và các lĩnh vực biểu hiện cụ thể của cái cao cả - cái
hùng?
3. Định nghĩa, bản chất và các lĩnh vực biểu hiện cụ thể của cái bi?
4. Định nghĩa, bản chất và các lĩnh vực biểu hiện cụ thể của cái hài?

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


A. Tài liệu bắt buộc
1. Đặng Hồng Chương, Nguyễn Hồng Mai, Mỹ học, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, H, 2004, đọc từ trang 125 đến trang 191.
2. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương, NXB
Giáo dục, H, 2001, đọc từ trang 68 đến trang 135.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giáo trình mỹ học đại cương,
NXB Chính trị quốc gia, H, 2004, đọc từ trang 315 đến trang 477.
B. Tài liệu tham khảo
1. Lý Trạch Hậu, Bốn bài giảng mỹ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H,
2002, đọc từ trang 55 đến trang 106.
2. Vũ Khiêu, Bàn về văn hiến Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, H, 1996,
đọc từ trang 315 đến trang 477.

Chương 4
CHỦ THỂ THẨM MỸ

4.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHỦ THỂ THẨM MỸ.


4.1.1 Khái niệm chủ thể thẩm mỹ
Chủ thể thẩm mỹ là con người xã hội, có đủ những năng lực và điều kiện cần
thiết để tiến hành các hoạt động thẩm mỹ.
4.1.2Phân loại chủ thể thẩm mỹ
Có thể phân thành ba nhóm chính: nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ, nhóm chủ
thể cảm thụ thẩm mỹ, nhóm chủ thể phê bình thẩm mỹ.
4.2 Ý THỨC THẨM MỸ - PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA CHỦ THỂ THẨM MỸ
4.2.1 Bản chất của ý thức thẩm mỹ
* Ý thức thẩm mỹ - một hình thái của ý thức xã hội
Những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội vốn đa dạng nên chúng được
phản ánh vào trong óc người bằng những hình thái ý thức xã hội khác nhau: ý thức
chính trị phản ánh những vấn đề chính trị, ý thức pháp luật phản ánh lĩnh vực pháp
luật...Ý thức thẩm mỹ phản ánh mặt thẩm mỹ của đời sống xã hội ấy.
Là một hình thái của ý thức xã hội nên ý thức thẩm mỹ cũng tuân thủ các quy
luật chung về mối tương quan giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý thức thẩm mỹ có
mối quan hệ qua lại với các hình thái khác của ý thức xã hội trên cơ sở một tồn tại xã
hội tuy đa dạng nhưng thống nhất.
* Ý thức thẩm mỹ - hình thái phản ánh cảm tính, hình tượng, tình cảm về thế
giới hiện thực khách quan. (Đây là điểm khác biệt giữa ý thức thẩm mỹ với các hình
thái ý thức xã hội khác). Nói cách khác, ý thức thẩm mỹ là hình thái thẩm mỹ của ý
thức xã hội. Tuy thâm nhập vào thế giới khách quan bằng con đường cảm nhận trực
tiếp thông qua cửa ngõ các giác quan, nhưng ý thức thẩm mỹ không dừng lại ở vỏ
ngoài của đối tượng. Theo phương thức tư duy hình tượng, nó vừa giữ lại những ấn
tượng cảm tính, vừa có khả năng khám phá những mối liên hệ bản chất sâu kín bên
trong của đối tượng.
Hình thái ý thức xã hội gồm: ý thức chính trị, tôn giáo, luật pháp... Khi nào các
hình thái ấy tồn tại dưới dạng cụ thể, cảm tính, tình cảm thì đó chính là ý thức thẩm
mỹ.
Ý thức thẩm mỹ được hình thành chủ yếu từ sự tự rèn luyện của mỗi cá nhân
và sự tác động tích cực, chủ động của hệ thống giáo dục xã hội, đặc biệt là giáo dục
thẩm mỹ. Ngoài ra là yếu tố bẩm sinh, di truyền, truyền thống gia đình, quá trình rèn
luyện, lao động...ảnh hưởng tới tài năng, trình độ nhận thức thẩm mỹ của con người.
4.2.2 Mối quan hệ giữa ý thức thẩm mỹ và hoạt động thẩm mỹ
Hoạt động thẩm mỹ được hiểu như sau:
Nghĩa rộng: mọi hoạt động của con người xã hội, mang bản chất người, đều là
hoạt động thẩm mỹ. Trong mọi hoạt động của mình, con người luôn luôn muốn đưa
cái đẹp vào cuộc sống.
Nghĩa hẹp: chỉ những hoạt động có đặt ra mục tiêu cụ thể là sáng tạo và cảm
thụ cái đẹp.
Nghĩa hẹp nhất: hoạt động sáng tạo nghệ thuật. (Ý thức thẩm mỹ phát triển nảy
sinh hoạt động nghệ thuật).
Mối quan hệ giữa ý thức thẩm mỹ và hoạt động thẩm mỹ: là mối quan hệ biện
chứng. Hoạt động thẩm mỹ là ngọn nguồn của ý thức thẩm mỹ. Ý thức thẩm mỹ là sản
phẩm của hoạt động thẩm mỹ. Khi con người tiến hành các hoạt động thẩm mỹ làm
nảy sinh ý thức thẩm mỹ. Ý thức thẩm mỹ lại trở thành nhân tố định hướng, điều
khiển các hoạt động thẩm mỹ mới cao hơn. Hoạt động thẩm mỹ là dấu ấn vật chất
khách quan của ý thức thẩm mỹ. Tính chất và trình độ của ý thức thẩm mỹ vừa chịu sự
quy định của tính chất và trình độ của hoạt động thẩm mỹ trước đó, vừa đóng vai trò
chỉ đạo hoạt động thẩm mỹ tiếp theo.
Khi ý thức thẩm mỹ phát triển đến một trình độ cao - dẫn tới hình thành một
hoạt động thẩm mỹ đặc biệt, đó là hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Hoạt động nghệ
thuật chính là hoạt động thẩm mỹ ở mức cao nhất.
Vấn đề “vô thức” trong hoạt động thẩm mỹ: Một số nhà mỹ học duy tâm cho
rằng hoạt động thẩm mỹ chịu sự chi phối của vô thức. Sigmun Freud cho rằng: "vô
thức” chi phối nhiều đến hoạt động sáng tạo nghệ thuật của nghệ sỹ.
4.3 MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA Ý THỨC THẨM MỸ
4.3.1 Nhu cầu thẩm mỹ
Nhu cầu là động lực, động cơ thúc đẩy hành động. Con người chỉ hành động
khi có nhu cầu. Mặt khác, hoạt động là nhằm thoả mãn nhu cầu, nhu cầu là mục tiêu
mà hành động hướng tới. Do đó, nhu cầu thẩm mỹ cũng là động lực của hoạt động
thẩm mỹ và hoạt động thẩm mỹ là mục tiêu hướng tới của nhu cầu thẩm mỹ.
Nhu cầu thẩm mỹ là gì? Là nhu cầu cảm thụ và sáng tạo cái đẹp.
* Đặc trưng của nhu cầu thẩm mỹ
Nhu cầu thẩm mỹ là một loại nhu cầu tinh thần đặc biệt của con người: chỉ ở
con người đã đạt đến một trình độ nhất định nào đó, không phải khi sinh ra đã có. Nhu
cầu thẩm mỹ đòi hỏi thoã mãn các thiếu hụt về mặt thẩm mỹ, mà trọng tâm là thoả
mãn cái đẹp.
Nhu cầu thẩm mỹ là một loại nhu cầu mang tính vô tư.
Nhu cầu thẩm mỹ là loại nhu cầu mang tính tích hợp.
Kết luận: Công tác giáo dục thẩm mỹ cần định hướng cho sự hình thành nhu
cầu thẩm mỹ đúng đắn. Xã hội văn minh phải tạo điều kiện để thoả mãn các nhu cầu
chính đáng về nhiều mặt của con người. Con người có nhân cách đẹp là con người có
khát vọng không ngừng vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ, có nhiều nhu cầu chính
đáng và tìm cách để thoả mãn các nhu cầu đó.
Nhu cầu nghệ thuật là một dạng thức của nhu cầu thẩm mỹ, là nhu cầu cảm
thụ và sáng tạo nghệ thuật.
4.3.2 Tình cảm - cảm xúc thẩm mỹ
4.3.2.1 Tình cảm thẩm mỹ
Tình cảm thẩm mỹ là loại tình cảm đặc thù của con người xã hội, xuất hiện khi
cảm thụ và sáng tạo các hiện tượng thẩm mỹ nói chung và tác phẩm nghệ thuật nói
riêng.
Tình cảm thẩm mỹ chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc trực tiếp của chủ thể thẩm
mỹ đối với khách thể thẩm mỹ...
Tình cảm thẩm mỹ cũng chịu ảnh hưởng của đặc điểm tâm sinh lý cá nhân và
những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể như chính trị, đạo đức, tôn giáo...
Tình cảm thẩm mỹ cũng có quan hệ với yếu tố lý trí. Lý trí đã được tích đọng,
hoá thân trong tình cảm. Yếu tố lý trí bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, kinh
nghiệm sống, vốn sống, trình độ học vấn, năng lực tư duy...
Tình cảm thẩm mỹ là một loại tình cảm bậc cao, ở con vật không thể có tình
cảm này, vì nó không thể cảm nhận và đánh giá được giá trị thẩm mỹ, không có khả
năng biến “thế giới tự nó” thành “thế giới cho nó”. Còn con người, nói như Lenin, thế
giới không thoả mãn con người và con người quyết định dùng hành động của mình để
cải tạo thế giới. Trong quá trình đó, các giác quan là cửa ngõ để con người liên hệ với
hiện tượng thẩm mỹ và từ đó tình cảm thẩm mỹ mới nảy sinh.
* Đặc trưng của tình cảm thẩm mỹ
Tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ gắn bó với nhau và thường trực trong
mọi suy nghĩ và hành động của con người. Đối tượng của tình cảm đạo đức là cái tốt,
cái thiện. Đối tượng của tình cảm thẩm mỹ là cái cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng.
Tình cảm thẩm mỹ trước hết phải là tình cảm đạo đức, bởi cái đẹp phải bắt nguồn từ
cái tốt, vì cuộc sống hạnh phúc của con người.
Nét khác biệt so với các loại tình cảm khác là yếu tố “khoái cảm” trong tình
cảm thẩm mỹ. Tình cảm thẩm mỹ đem lại cho chủ thể khoái cảm đam mê trong sáng,
gợi mở tinh thần sáng tạo.
Tình cảm thẩm mỹ thường là bộc lộ mau lẹ, tức thời.
4.3.2.2 Cảm xúc thẩm mỹ
Tình cảm nói chung, tình cảm thẩm mỹ nói riêng là thuộc tính tương đối ổn
định nhưng thường có kết cấu sâu kín và bộc lộ ra ngoài bằng các cảm xúc, hân hoan,
vui sướng trước cái đẹp, khâm phục, tự hào trước cái cao cả, đồng cảm, thương xót
trước cái bi...Các cảm xúc này thường phơi bày qua sắc thái diễn cảm của nét mặt,
điệu bộ, các ngữ điệu của giọng nói. Nhờ các biểu hiện khách quan của cảm xúc mà
tình cảm của người này được lan truyền tới người khác.
Cảm xúc thẩm mỹ là dấu hiệu, bằng chứng đầu tiên xác nhận sự có mặt của
quan hệ thẩm mỹ. Đây là điều kiện bắt buộc để cho quan hệ thẩm mỹ diễn ra.
Sự xuất hiện của cảm xúc thẩm mỹ là kết quả của sự gặp gỡ giữa hai mặt chủ
quan và khách quan: sự vật tác động đến con người thông qua các giác quan và nảy
sinh cảm xúc thẩm mỹ ở con người.
Cảm xúc thẩm mỹ là một loại cảm xúc tinh thần, bởi nó luôn gắn bó với tình
cảm và nhận thức của con người. Đây không phải là cảm xúc mang tính chất sinh lý,
một phản ứng thuần tuý bản năng của cơ thể con người, như uống rượu ngon, mặc áo
ấm...Các khoái cảm thực dụng thường mang tính bị động, còn thái độ mỹ cảm của con
người vừa bị động lại vừa chủ động, vừa bị lôi cuốn lại vừa tự do. Tuy nhiên cũng
không nên đối lập cảm xúc thẩm mỹ và cảm giác sinh lý vì chúng đều nảy sinh trên cơ
sở sinh lý chung của một con người.
Cảm xúc thẩm mỹ không đơn thuần là cảm xúc về hình thức của đối tượng mà
còn là cảm xúc về chất lượng của đối tượng.
Cảm xúc thẩm mỹ cũng là loại cảm xúc bao hàm cả yếu tố lí trí. Tuy là bậc
thang thấp nhất của ý thức thẩm mỹ, nhưng cảm xúc thẩm mỹ là sự thống nhất của cả
trái tim lẫn khối óc, cả cảm xúc lẫn trí tuệ. (Diderot: “Người diễn viên khóc bằng nước
mắt thật, song nước mắt anh ta chảy ra từ óc ”).
Cảm xúc thẩm mỹ còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng, đó là khoảng cách
tâm lý. Nếu quá xa đối tượng, con người khó lĩnh hội được giá trị của đối tượng,
nhưng nếu quá gần đối tượng sẽ dễ xuất hiện tính thực dụng trong thưởng ngoạn.
4.3.2.3 Vai trò của tình cảm - cảm xúc thẩm mỹ đối với sáng tạo nghệ thuật
Cảm xúc thẩm mỹ đã tác động tích cực đến sự hình thành những đặc điểm của
con người phát triển toàn diện và hài hoà. Cảm xúc thẩm mỹ góp phần quan trọng vào
việc điều tiết các chức năng tâm lý và sinh lý của con người, giúp con người được
“thanh lọc” về mặt tình cảm, đạo đức. Bielinxky viết:“ Cảm xúc về cái kiều diễm là
một điều kiện làm nên phẩm giá con người: phải có nó mới có được trí tuệ, phải có
nó, nhà bác học mới cất mình lên tới những tư tưởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được
bản chất và các hiện tuợng trong tính thống nhất của chúng, phải có nó, người cộng
sản mới có thể hiến dâng cho Tổ quốc cả những hoài vọng cá nhân lẫn những lợi ích
riêng tư của mình; phải có nó con người ta mới có thể không quỵ ngã dưới sức đè
nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công. Thiếu nó, thiếu đi cái cảm xúc
ấy, sẽ không có thiên tài, không có tài năng, không có trí thông minh, mà chỉ còn lại
cái thứ đầu óc tỉnh táo một cách ti tiện cần thiết cho sinh hoạt thường ngày trong nhà,
cho những tính toán nhỏ nhen của bệnh ích kỷ ”.
Đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật:
Cảm xúc thẩm mỹ đóng vai trò như một sự “thúc bách tình cảm”, một động lực
trực tiếp khơi nguồn cho ý đồ sáng tạo. Mọi tác phẩm lớn nhỏ đều bắt nguồn từ những
rung động, cảm xúc của nghệ sỹ trước hiện thực cuộc sống. Cảm xúc thẩm mỹ còn
tham gia vào nội dung của tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ của hình
tượng nghệ thuật. Nói cách khác, trong tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sỹ đã “vật
chất hoá” không chỉ tư tưởng mà cả những rung động, cảm xúc của mình thành cấu
trúc hình tượng của tác phẩm.
Với người thưởng thức và phê bình nghệ thuật, cảm xúc nghệ thuật cũng là một
yếu tố tiên quyết để nắm bắt giá trị đích thực của tác phẩm. Năng khiếu của nhà phê
bình gắn với trực cảm, những rung động xuất phát từ đáy sâu tâm hồn.
Cảm xúc nghệ thuật là dạng cụ thể của cảm xúc thẩm mỹ. Ở đây, tác phẩm
nghệ thuật chính là một khách thể thẩm mỹ.
4.3.3 Thị hiếu thẩm mỹ
4.3.3.1 Thị hiếu
Từ xưa, Lưu Hiệp - một học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã nhận thấy rằng:
“Người hiểu biết văn học thường có cái thích riêng của mình cho nên không ai thấy
được cái toàn diện. Chẳng hạn, những người tính tình khảng khái thấy những âm
thanh hùng tráng thì liền vỗ tay. Những người hàm súc thấy những lời tinh tế chặt chẽ
thì khoái trá. Những người trí tuệ nông cạn, thấy câu văn đẹp thì sướng mê. Những
người thích cái lạ và mới, đối với những việc quái lạ thì nghe sửng sốt. Cái gì hợp với
ý thích của mình thì khen ngợi, không hợp thì vứt bỏ xem thường”. Tuy ông chỉ giới
hạn trong việc cảm thụ văn chương nhưng cũng có thể coi đó là đặc điểm của sự cảm
thụ thẩm mỹ nói chung.
Thị hiếu là khái niệm chỉ năng lực lựa chọn phổ biến của con người hay sở
thích của con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. (Có nhiều loại thị hiếu khác
nhau: thị hiếu chính trị, thị hiếu đạo đức, thị hiếu khoa học...). Thị hiếu khác khẩu vị.
4.3.3.2 Thị hiếu thẩm mỹ
Chỉ là một trong nhiều loại thị hiếu của con người xã hội, thị hiếu thẩm mỹ bộc
lộ sở thích của con người về mặt thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là năng lực lựa chọn,
đánh giá của con người bằng cảm xúc trước các hiện tượng thẩm mỹ.
* Đặc trưng cơ bản của thị hiếu thẩm mỹ
Thị hiếu thẩm mỹ bộc lộ sở thích cá nhân và phơi bày cá tính, có đối tượng tồn
tại cụ thể, toàn vẹn, chủ thể thẩm mỹ có phản ứng mau lẹ, tức thì trước đối tượng...(so
với thị hiếu khoa học...)
Thị hiếu thẩm mỹ có sự thống nhất hài hoà giữa lý trí và tình cảm, cá nhân và
xã hội. Thiếu yếu tố cảm xúc, sự đánh giá của thị hiếu sẽ mất đi tính riêng biệt, độc
đáo. Thiếu sự dẫn dắt của lý trí thì sự lưạ chọn của thị hiếu sẽ mất đi tính định hướng
và đúng đắn.
Thị hiếu thẩm mỹ còn chịu sự quy định sâu sắc của hai yếu tố: cá nhân và xã
hội. Cho nên, một thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh phải có sự hoà hợp của cả
hai yếu tố cá nhân và xã hội. Không nên tuyệt đối hoá một yếu tố nào.
Mốt: Dạng ít ổn định nhất của thị hiếu.
Theo nghĩa rộng: mốt có nghĩa là kiểu, lối, phương thức, được dùng trong
nhiều lĩnh vực: sản xuất, chính trị, khoa học, nghệ thuật, tâm lý xã hội...Theo nghĩa
hẹp: mốt thường được đồng nhất với thời trang.
Không nên xem mốt như một hiện tượng thẩm mỹ thuần tuý mà còn là hiện
tượng xã hội. Giản lược bản chất của mốt chỉ như một hiện tượng thẩm mỹ thuần tuý
sẽ không cho phép chúng ta giải thích một cách thuyết phục nguyên nhân và ý nghĩa
xã hội của nhiều hiện tượng văn hoá, chẳng hạn, sự phổ biến của những hình thức văn
hoá phản thẩm mỹ bằng phương tiện nghệ thuật hay thái độ hư vô chủ nghĩa khi phủ
nhận những văn hoá đích thực; hoặc trào lưu văn học nào đó trong một thời gian nhất
định.
Mốt cần dựa trên ba nguyên tắc:
Tính khoa học (phù hợp với bản thân, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
Tính dân tộc (thể hiện bản sắc độc đáo của dân tộc).
Tính hiện đại (phù hợp với nhịp sống thời đại).
4.3.3.3 Thị hiếu nghệ thuật
Là một bộ phận quan trọng của thị hiếu thẩm mỹ, biểu hiện năng lực lựa chọn,
đánh giá của con người trong lĩnh vực nghệ thuật. (Tác phẩm nghệ thuật là một hiện
tượng thẩm mỹ, do đó, thị hiếu nghệ thuật cũng là một bộ phận của thị hiếu thẩm mỹ).
Thị hiếu nghệ thuật cũng mang đầy đủ những đặc trưng của thị hiếu thẩm mỹ. Chủ
thể có thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn (có khả năng đánh giá đúng các hiện tượng thẩm mỹ
trong cuộc sống) thì cũng có nhiều khả năng đánh giá đúng tác phẩm nghệ thuật.
Ngược lại, người có nhiều khả năng đánh giá đúng tác phẩm nghệ thuật thì cũng có
nhiều khả năng đánh giá đúng các hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống.
Trình độ thị hiếu nghệ thuật của công chúng phụ thuộc vào chất lượng của tác
phẩm nghệ thuật. Những tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao - những tác phẩm đẹp
cả về hình thức và nội dung, có sức mạnh lôi cuốn, chinh phục con người và tạo nên
một thị hiếu nghệ thuật cao đẹp cho công chúng. Ngược lại, những tác phẩm có chất
lượng nghệ thuật thấp là nguyên nhân dẫn đến sự tầm thường hoá, thậm chí làm méo
mó thị hiếu nghệ thuật của công chúng. Bởi vậy, để nâng cao thị hiếu nghệ thuật cho
công chúng, một mặt cần phải tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng
nghệ thuật cao, tạo điều kiện cho công chúng được tiếp xúc thường xuyên với các tác
phẩm nghệ thuật như thế, đồng thời hạn chế tối đa sự lưu hành trong xã hội những tác
phẩm có chất lượng kém, không lành mạnh.
* Điều kiện để có thị hiếu nghệ thuật tốt
Phải tiếp xúc thường xuyên với nghệ thuật.
Phải có hiểu biết nhất định về đặc trưng ngôn ngữ của loại hình, loại thể nghệ thuật
mà mình cảm thụ.
Phải am hiểu hoàn cảnh lịch sử, xã hội mà tác phẩm ra đời.
Phải có hiểu biết nhất định về trách nhiệm xã hội của nghệ sỹ và tác phẩm đối với
cuộc đời...
4.3.4 Lý tưởng thẩm mỹ
Là giai đoạn phát triển cao nhất của quá trình nhận thức thẩm mỹ và cũng là
hình thức biểu hiện tập trung nhất ý thức thẩm mỹ của chủ thể.
4.3.4.1 Lý tưởng
Khi trả lời vấn đề lý tưởng của con người xuất hiện từ bao giờ, M.Gorky viết:
“Khi tự nhiên tước mất ở con người khả năng đi bốn chân, thì đồng thời nó cấp cho
con người cái gậy chống, đó là lý tưởng. Và từ đấy, con người vươn tới những điều tốt
đẹp và cao cả hơn. Các bạn hãy làm cho công cuộc vươn tới cái tốt đẹp ấy trở thành
có ý thức, hãy dạy cho mọi người rằng, hạnh phúc chân chính chỉ có được trong công
cuộc vươn tới những điều tốt đẹp hơn một cách có ý thức”.
Lý tưởng là ước mơ về những gì hoàn thiện nhất, tốt đẹp nhất mà con người
cho rằng cần phải phấn đấu để đạt tới. Ước mơ, lý tưởng là một động lực quan trọng
không thể thiếu để thúc đẩy, nâng đỡ con người không ngừng vươn tới những hiện
thực tươi sáng, đẹp đẽ hơn.
Cũng như ước mơ, lý tưởng đều là cái chưa có, cần có. Nó đều nảy sinh trên cơ
sở những mâu thuẫn trong đời sống. Tuy nhiên, lý tưởng và ước mơ không phải là
một. (Nếu lý tưởng nảy sinh trên cơ sở những mâu thuẫn khái quát thì ước mơ nảy
sinh trên cơ sở những mâu thuẫn mang tính trực giác, cụ thể).
Lý tưởng cũng là một hình thức phản ánh hiện thực, nhưng là sự phản ánh
mang tính vượt trước một phương diện nào đó của hiện thực, được thể hiện như là
những gì cao đẹp nhất, đáng mơ ước nhất. Trên cơ sở cái đang tồn tại, lý tưởng phác
họa cái chưa tồn tại mà cần tồn tại. Lý tưởng đóng vai trò như một mô hình chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người. Đây cũng là điểm khác biệt sâu sắc giữa nhà kiến
trúc sư tồi nhất và con ong khéo léo nhất. Con người không chỉ giản đơn biến đổi hình
dạng của thế giới tự nhiên, mà bằng hoạt động, họ đã thực hiện các mục tiêu đặt ra
trong ý thức.
Lý tưởng là một phạm trù lịch sử có sự thay đổi theo quan niệm dân tộc, giai
cấp, thời đại.
4.3.4.2 Lý tưởng thẩm mỹ
Một số quan điểm khác nhau về lý tưởng thẩm mỹ:
Kant: lý tưởng thẩm mỹ cũng chỉ là phán đoán chủ quan về cái đẹp hoàn mỹ.
Hegel: đồng nhất lý tưởng thẩm mỹ với hình ảnh về sự hoàn thiện, hoàn mỹ
tuyệt đối trong tinh thần của con người.
Secnusevxky: lý tưởng thẩm mỹ chính là cuộc sống đẹp mà con người mong
muốn.
Lý tưởng thẩm mỹ là một hình thái của lý tưởng xã hội. Đó là lý tưởng của con
người xã hội, được hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn của đời sống thẩm mỹ và
là dự kiến cách giải quyết chúng trong lĩnh vực chủ quan tinh thần. Lý tưởng thẩm mỹ
là một hệ thống các hình dung cụ thể, cảm tính của con người về một mẫu người, mẫu
vật, mẫu việc, mẫu đời hoàn thiện, hoàn mỹ.
* Đặc trưng của lý tưởng thẩm mỹ
Đây là loại lý tưởng mang tính toàn vẹn nhất.
Lý tưởng thẩm mỹ có sự thống nhất về nội dung tư tưởng với lý tưởng chính
trị, lý tưởng đạo đức, pháp quyền...
Các loại lý tưởng khác có thể tồn tại dưới dạng khái quát trừu tượng nhưng lý
tưởng thẩm mỹ bao giờ cũng tồn tại dưới dạng những hình mẫu cụ thể, cảm tính. Điều
này có sức thu hút, cảm hoá, thuyết phục người thưởng thức ngay từ trong suy nghĩ,
niềm tin và hành động.
Lý tưởng thẩm mỹ luôn in đậm dấu ấn của tình cảm, cảm xúc, bên cạnh yếu tố
trí tuệ sắc sảo. (Đây là sức mạnh ưu việt của lý tưởng thẩm mỹ, tác động mạnh mẽ đến
tình cảm của con người).
Lý tưởng thẩm mỹ là phạm trù mang tính lịch sử, có sự biến đổi ở các chủ thể
khác nhau và trong những không gian, thời gian khác nhau. Mỗi thời đại đưa ra những
hình mẫu lý tưởng cụ thể.
Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện tập trung nhất ở hệ thống hình
tượng nghệ thuật, chứa đựng tâm tư, tình cảm của người nghệ sỹ. Trong đó, nhân vật
trực tiếp mang lý tưởng thẩm mỹ của người nghệ sỹ, đó là các nhân vật chính diện. Lý
tưởng thẩm mỹ cũng có thể thể hiện gián tiếp thông qua các nhân vật phản diện. Cả
hai cách thể hiện lý tưởng thẩm mỹ như trên đều được thể hiện nhằm khẳng định vững
chắc lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sỹ, của thời đại.
4.3.4.3 Vai trò của lý tưởng thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật
Trong cuộc sống: Lý tưởng thẩm mỹ có vai trò quan trọng trong việc cảm thụ,
đánh giá thẩm mỹ và trong sáng tạo thẩm mỹ. Lý tưởng thẩm mỹ của mỗi người, một
mặt là căn cứ chuẩn mực chủ quan riêng biệt để bình giá, cảm thụ các hiện tượng
thẩm mỹ, mặt khác, đó là khuôn mẫu, mô hình chỉ đạo hoạt động sáng tạo các giá trị
thẩm mỹ. Mọi đánh giá, sáng tạo khác nhau trong hoạt động thẩm mỹ, suy cho cùng,
đều bắt nguồn trước hết từ hình mẫu hoàn mỹ mà con người đã hình dung.
Trong nghệ thuật: Nghệ thuật là một phương tiện đặc biệt quan trọng trong việc
giáo dục lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp cho nhân dân lao động. Bởi vì khi nghệ thuật tạo
dựng được những hình tượng cao đẹp tiến bộ, mang lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn sẽ có
tác động lôi cuốn, làm lay chuyển mạnh mẽ con tim và khối óc con người. Những
hình mẫu lý tưởng trong tác phẩm mà người nghệ sỹ xây dựng sẽ thu hút sự đồng tình,
cảm hoá, và thuyết phục con người.
Đối với người nghệ sỹ: Lý tưởng thẩm mỹ là “bản thiết kế” để họ xây dựng tác
phẩm của mình. Nó chi phối đến việc lựa chọn ý đồ tư tưởng, bố cục, kết cấu, lựa
chọn chất liệu, sử dụng phương pháp thể hiện...
Trong nghệ thuật, dù lý tưởng chưa trở thành hiện thực nhưng nhờ “vỏ vật chất
giả định” mà người nghệ sỹ cung cấp để thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của mình (thông
qua hệ thống hình tượng) mà nó có thể tồn tại độc lập, khách quan ngoài nghệ sỹ, có
thể tác động mạnh mẽ tới công chúng ở nhiều không gian và thời gian khác nhau, trở
thành hình mẫu hoàn thiện, thành tấm gương để công chúng noi theo.
Kết luận:
Sự phân chia ý thức thẩm mỹ thành các bộ phận, các thành tố như trên nhằm
mục đích đem lại một nhận thức tương đối về những đặc trưng riêng biệt, cũng như
vai trò, chức năng của mỗi bộ phận trong tổng thể ý thức thẩm mỹ của chủ thể. Trên
thực tế, ý thức thẩm mỹ là một thể thống nhất biện chứng, trong đó các bộ phận luôn
có sự tác động qua lại với nhau. Về thực chất, đó là sự hoà quyện giữa yếu tố tình cảm
với yếu tố lý trí, giữa cảm xúc với trí tuệ.
Sự tác động của ý thức thẩm mỹ tới hoạt động thẩm mỹ của con người cũng là
một sự tác động mang tính tổng hợp và đồng thời của các bộ phận hợp thành. Trong
đó, lý tưởng thẩm mỹ giữ vai trò vừa là động lực thúc đẩy, vừa là tiêu chuẩn đánh giá
cao nhất, đồng thời là yếu tố dẫn dắt, điều chỉnh mọi hoạt động thẩm mỹ của con
người đi đúng hướng.
VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Nhạc trẻ và thị hiếu âm nhạc của thanh niên hiện nay?
2. Vấn đề “mốt” trong cuộc sống của thanh niên hiện nay?

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nhu cầu thẩm mỹ là gì? Đặc trưng của nhu cầu thẩm mỹ?
2. Cảm xúc thẩm mỹ là gì? Vai trò của cảm xúc thẩm mỹ trong cuộc sống và
trong nghệ thuật?
3. Thị hiếu thẩm mỹ là gì? Đặc trưng của thị hiếu thẩm mỹ? Điều kiện để có
thị hiếu nghệ thuật tốt?
4. Lý tưởng thẩm mỹ là gì? Đặc trưng của lý tưởng thẩm mỹ? Vai trò của lý
tưởng thẩm mỹ trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật?

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


A. Tài liệu bắt buộc
1. Đặng Hồng Chương, Nguyễn Hồng Mai, Mỹ học, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, H, 2004, đọc từ trang 74 đến trang 124.
2. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương, NXB Giáo
dục, H, 2001, đọc từ trang 34 đến trang 67.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giáo trình mỹ học đại cương, NXB
Chính trị quốc gia, H, 2004, đọc từ trang 182-229.
B. Tài liệu tham khảo
1. Ôpxanhicốp, Mỹ học cơ bản và nâng cao, NXB Văn hóa Thông tin, H,
2001, đọc từ trang 181 đến trang 246.
2. 14. T.Sécnưsevxki, Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực,
NXB Văn hoá nghệ thuật, H, 1962, đọc từ trang 17 đến trang 31.
Chương 5
NGHỆ THUẬT - HÌNH THÁI BIỂU HIỆN TẬP TRUNG QUAN HỆ THẨM MỸ
CỦA CON NGƯỜI VỚI HIỆN THỰC

Tồn tại trong suốt quá trình lịch sử của loài người, nghệ thuật không phải là cái
gì bí ẩn hay xa lạ. Nó là sản phẩm sáng tạo của tâm hồn, tài năng và trí tuệ của con
người trước hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi: “nghệ thuật là gì” lại có
nhiều lập trường, quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về nguồn gốc, đặc
trưng và bản chất của nghệ thuật. Các quan điểm triết học khác nhau trong các hệ
thống triết học là cơ sở của các cách lý giải khác nhau.
Ở đây, chúng ta chủ yếu xem xét nghệ thuật dưới góc độ thẩm mỹ, trong khuôn
khổ của đời sống thẩm mỹ.
5.1 KHÁI NIỆM “NGHỆ THUẬT”
Trong ngôn ngữ hàng ngày, khái niệm nghệ thuật được sử dụng rất nhiều
nghĩa. Những nghĩa này có lịch sử lâu đời trong văn hoá các dân tộc.
Thời cổ đại xưa đến hiện đại, nghĩa thứ nhất của nghệ thuật là chỉ sự khéo léo.
Từ nghệ thuật có một nghĩa thứ hai là phương tiện dùng những cách thức nhất
định để biểu đạt và lưu giữ tình cảm, suy nghĩ của con người. Người ta thường gọi là
các loại hình, loại thể nghệ thuật.
Ý nghĩa bao trùm nhất là ý nghĩa nhận thức. Nghệ thuật là một trong ba hình
thức nhận thức của con người: khoa học, tôn giáo, nghệ thuật. Khác với hai hình thức
nhận thức trên, nghệ thuật nhận thức bằng hình tượng. Khoa học nhận thức thế giới
bằng khái niệm, tôn giáo nhận thức thế giới bằng biểu tượng, còn nghệ thuật nhận
thức thế giới như cái nó đang tồn tại.
Ý nghĩa hẹp nhất của từ nghệ thuật là chỉ một tác phẩm nghệ thuật cụ thể.
Theo quan điểm mỹ học Marx - Lenin, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã
hội, ra đời từ lao động và chiến đấu, từ các nhu cầu miêu tả, tín ngưỡng, tôn giáo và
rút ra những bài học về cuộc sống. Vì thế, nghệ thuật có một vai trò ý nghĩa xã hội rất
sâu sắc và rộng lớn…
5.2 NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT
5.2.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học
5.2.1.1 Thuyết “du hí”
Họ giải thích rằng nghệ thuật là một thứ trò chơi để giải quyết một phần sinh
lực thừa của con người.
5.2.1.2 Thuyết bắt chước
Họ cho rằng nghệ thuật ra đời do con người có nhu cầu bắt chước tự nhiên
hoặc tái hiện cuộc sống của mình.
5.2.1.3 Thuyết “bản năng tính dục” - (S. Freud)
Theo ông, nghệ thuật chỉ là sự “thăng hoa tính dục”, là sự giải thoát những ẩn
ức của con người. Rõ ràng đây không phải là lý do phổ biến để các nghệ sĩ tìm đến
việc sáng tạo nghệ thuật.
5.2.1.4 Thuyết ma thuật
Theo quan điểm này, họ cho rằng nghệ thuật có nguồn gốc từ tôn giáo vì nhiều
tác phẩm nghệ thuật ra đời từ hoạt động tín ngưỡng (những nhà thờ, đồ tế tự mang
tính nghệ thuật rất cao, những khúc thánh ca, những vở kịch thần bí về sự ra đời của
Chúa)…
5.2.2 Quan điểm của Mỹ học Marx - Lenin về nguồn gốc của nghệ thuật
Mỹ học Mác xít khẳng định rằng: nghệ thuật ra đời từ thực tiễn đời sống, từ
lao động sáng tạo, từ sự đòi hỏi được thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người xã
hội. Chính lao động sáng tạo đã sản sinh ra con người (vừa là chủ thể sáng tạo vừa là
chủ thể cảm thụ nghệ thuật), đã sản sinh ra xã hội loài người (môi trường thẩm mỹ của
hoạt động nghệ thuật). Quá trình sáng tác nghệ thuật của người nghệ sĩ cũng chính là
quá trình lao động: lao động nghệ thuật, tạo ra sản phẩm. Lao động đã tạo ra các quan
hệ thẩm mỹ, nảy sinh từ nhu cầu thẩm mỹ. Nhu cầu thẩm mỹ là nhân tố trực tiếp dẫn
đến sự ra đời của nghệ thuật. Nghệ thuật chiếm lĩnh vị trí cơ bản và quan trọng nhất
trong cấu trúc của đời sống thẩm mỹ và là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc thỏa
mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người.
5.3 QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT LÀ QUÁ TRÌNH CÁC QUAN
HỆ THẨM MỸ KẾ TIẾP NHAU
Cách nhìn biện chứng là cách nhìn nghệ thuật như một dạng vận động liên tục.
Toàn bộ quá trình hoạt động nghệ thuật diễn ra trong đời sống xã hội có thể miêu tả
khái quát theo những chu trình sau: Hiện thực cuộc sống  nghệ sĩ  tác phẩm nghệ
thuật  công chúng nghệ thuật  hiện thực cuộc sống mới. Trong quá trình này diễn
ra nhiều mối quan hệ: quan hệ giữa nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật, quan hệ giữa tác
phẩm nghệ thuật và công chúng, quan hệ giữa công chúng và hiện thực đời sống mới,
đây đều là những quan hệ thẩm mỹ.
Đối tượng phản ánh của nghệ thuật là đời sống thẩm mỹ. Nghệ sỹ là chủ thể
thẩm mỹ quan tâm tới đối tượng đó.
Tác phẩm nghệ thuật tồn tại như một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, mang
giá trị thẩm mỹ mới mà trước đó chưa từng tồn tại trong tác phẩm, được chính tác giả
và công chúng quan tâm, có khả năng thỏa mãn nhiều nhất nhu cầu thẩm mỹ của con
người…
5.4 BẢN CHẤT, VAI TRÒ, SỨC MẠNH CỦA NGHỆ THUẬT BẮT NGUỒN TỪ
NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ THẨM MỸ
5.4.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học
5.4.1.1 Quan điểm của mỹ học duy tâm
Mỹ học duy tâm khách quan
Platon quan niệm rằng nghệ thuật là biểu hiện của ý chí thần linh, của tinh thần
tuyệt đối. Platon coi cái đẹp là ý niệm tồn tại ở đâu đó trong “thế giới ý niệm”, nghệ
thuật chỉ là cái bóng, là “bản sao của bản sao” nên nó không thể là hình ảnh chân thực
của bản thân đời sống. Theo ông, nghệ thuật không có giá trị nhận thức.
Hegel coi nghệ thuật là “biểu hiện của tinh thần tuyệt đối”. Nghệ thuật là sự cụ
thể hoá của ý niệm dưới dạng hình tượng. Khi “ý niệm” vận động đến trình độ cao
hơn (đạt tới dạng biểu tượng và khái niệm) thì nảy sinh tôn giáo và triết học, và khi
đó, nghệ thuật sẽ bị triệt tiêu. Như vậy, theo Hegel, nghệ thuật là hình thức tồn tại thấp
nhất của ý niệm tuyệt đối.
Mỹ học duy tâm chủ quan
Kant quan niệm rằng: thế giới nghệ thuật là thế giới của các cảm giác chủ quan,
là năng lực phản tỉnh tiên nghiệm vươn tới những ý niệm hoàn thiện. Ông thừa nhận
tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của cái tôi, nhưng là cái tôi siêu nghiệm,
tức là cái nằm ở bên kia ý thức và nhận thức, thế giới của vật tự nó (ý chí tự do, linh
hồn bất tử, thượng đế), cái mà con người không thể biết được. Ngược lại với Hegel,
Kant cho rằng nghệ thuật là đỉnh cao nhất của lý trí, là sự kết thúc của triết học.
Các nhà mỹ học phương Tây hiện đại cũng đưa ra nhiều tuyên ngôn, nhiều luận
điểm khác nhau khi lý giải về bản chất của nghệ thuật, song đều thống nhất quan điểm
chung: nghệ thuật không phải là sự phản ánh hiện thực, không liên quan gì đến vấn đề
xã hội, nó là sự phản ánh tự do, bằng cách riêng, nó tạo ra thế giới riêng của nó - nghệ
thuật là thế giới riêng của nghệ thuật.
5.4.1.2 Quan điểm của mỹ học duy vật
Các nhà triết học duy vật thời cổ đại, (tiêu biểu là Arixtotles) quan niệm nghệ
thuật bắt nguồn từ giới tự nhiên, có nguồn gốc từ đời sống hiện thực của con người.
Arixtotles quan niệm nghệ thuật đơn giản chỉ là sự bắt chước tự nhiên. Bằng
sự mô phỏng hiện thực, nghệ sỹ tạo nên những “vật phẩm” cao hơn, đẹp hơn những
gì mà tự nhiên đã có.
Những nhà tư tưởng lớn thời Phục hưng như Leonardo da Vinci,
Michelangelo, Raphael, W. Shakespeare... đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa
nghệ thuật với cuộc sống. Họ cho rằng giá trị thẩm mỹ là thuộc thiên nhiên và là niềm
vui cảm thụ thiên nhiên.
Các nhà Khai sáng thế kỷ XVIII như Voltaire, Diderot, J. Goethe đã tạo ra
bước tiến quan trọng trong quan niệm khoa học về nghệ thuật. Họ đã nhấn mạnh tính
nhân bản, tính thực tiễn lớn lao của nghệ thuật.
Các nhà dân chủ cách mạng Nga thế kỷ XIX như Bielinxiky, Đobroliubov,
Secnusevxky đã tiến xa hơn nữa trong việc gắn nghệ thuật với đời sống. Họ quan
niệm nghệ thuật biểu hiện mối quan hệ thẩm mĩ không thể tách rời giữa con người và
hiện thực. Tuy nhiên, họ vẫn bị hạn chế trong cách nhìn máy móc, siêu hình về nghệ
thuật. Trong khi tìm cách nhấn mạnh vị trí to lớn của thực tiễn xã hội trong nghệ
thuật, họ đã coi giá trị cao nhất của nghệ thuật là “bản sao cuộc sống”- nghệ thuật
chính là cuộc sống!
Với sự ra đời của triết học Marx, của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, mỹ học đã có được cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng
đắn, khoa học để lý giải về các hiện tượng thẩm mĩ nói chung cũng như về nghệ thuật
nói riêng.
5.4.2 Nghệ thuật là hình thái biểu hiện tập trung nhất mối quan hệ thẩm mỹ
của con người đối với hiện thực. (Mỹ học Mác - xít)
* Do có nhu cầu thẩm mỹ mà trong cuộc sống hàng ngày, con người đã tiến
hành những hoạt động thẩm mỹ cần thiết để tạo ra các giá trị thẩm mỹ đáp ứng cho
nhu cầu đó. Bên cạnh những giá trị thẩm mỹ được hình thành từ thực tiễn sản xuất vật
chất thì nghệ thuật được coi là giá trị thẩm mỹ mang tính đặc thù.
Giá trị nghệ thuật chính là kết tinh của giá trị thẩm mỹ, cái đẹp trong nghệ thuật
chính là cái đẹp trong đời sống được cô đọng và nâng cao qua tài năng sáng tạo của
người nghệ sĩ.
Giá trị thẩm mỹ được “vật chất hoá” dưới dạng các hình tượng nghệ thuật cụ
thể, cảm tính, có khả năng tác động trực tiếp tới các giác quan thẩm mỹ của con người
để từ đó dấy lên trong họ những rung cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Trong nghệ thuật, quan
hệ thẩm mỹ đã được chuyển hoá thành quan hệ nghệ thuật.
* Khảo sát nghệ thuật, chúng ta thấy nó mang đầy đủ những tính chất cơ bản
của quan hệ thẩm mỹ. Chính những tính chất cơ bản của quan hệ thẩm mỹ đã qui định
và chi phối những tính chất cơ bản của nghệ thuật; ngược lại, đến lượt mình những
tính chất cơ bản của nghệ thuật lại là bằng chứng khách quan xác nhận nghệ thuật
chính là sự biểu hiện tập trung của quan hệ thẩm mỹ.
Nếu quan hệ thẩm mỹ mang tính xã hội thì nghệ thuật cũng mang tính xã hội.
Nghệ thuật là sản phẩm duy nhất chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội loài
người, do con người xã hội làm ra, dành cho con người xã hội hưởng thụ. Dù phản
ánh những đề tài khác nhau, nhưng đối tượng phản ánh của các tác phẩm nghệ thuật
xưa nay vẫn không nằm ngoài con người và đời sống xã hội của con người. Nghệ
thuật cũng mang những thuộc tính xã hội như: tính dân tộc, tính giai cấp, tính thời
đại…
Nếu quan hệ thẩm mỹ mang tính chất cụ thể, cảm tính thì tính chất cụ thể, cảm
tính cũng là dấu ấn đặc trưng của nghệ thuật. Nghệ thuật không phản ánh hiện thực
bằng các khái niệm trừu tượng mà bằng các hình tượng nghệ thuật cụ thể, sinh động,
hấp dẫn. Đây là đặc trưng trong phương thức diễn hành của quan hệ thẩm mỹ, phương
thức tư duy và hình thức biểu hiện của nghệ thuật.
Nếu quan hệ thẩm mỹ mang tính chất tình cảm thì tính chất tình cảm được
biểu hiện rất đậm nét trong nghệ thuật. Khi sáng tác, nghệ sĩ bao giờ cũng muốn gửi
gắm không chỉ tư tưởng mà cả tình cảm của mình vào tác phẩm. Tác phẩm nghệ thuật
bao giờ cũng mang trong bản thân nó và truyền đạt cho con người những cảm nghĩ cá
nhân, những tình cảm của nhân vật và nghệ sĩ. Tình cảm thôi thúc người nghệ sĩ sáng
tạo và thôi thúc công chúng hướng đến việc cảm thụ. Tình cảm tạo nên phản ứng “dây
chuyền” trong công chúng, lan truyền từ người sáng tác đến người thưởng thức.
5.5 GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA XÃ HỘI CỦA NGHỆ THUẬT
5.5.1 Giá trị của nghệ thuật
Thưởng thức nghệ thuật bao giờ cũng bao hàm nội dung đánh giá. Giá trị nghệ
thuật nảy sinh từ sự đánh giá nghệ thuật. Cũng như giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật
được nảy sinh từ quan hệ giữa tác phẩm và người thưởng thức nó. Tiêu chuẩn khách
quan dể đánh giá nghệ thuật là khả năng đáp ứng của nó đối với cuộc sống, đối với sự
phát triển, tiến bộ xã hội.
Khi đánh giá nghệ thuật, người ta phải đánh giá trên cả hai bình diện: nội dung
và hình thức của tác phẩm.
Đánh giá về nội dung của tác phẩm, người ta thường đánh giá về giá trị hiện
thưc, giá trị nhân đạo.
Đánh giá về hình thức của tác phẩm, người ta thường đánh giá về mức độ thành
công của hình thức đối với việc biểu đạt nội dung.
Công chúng cần có quan điểm lịch sử, cụ thể và sự am hiểu về ngôn ngữ đặc
trưng của các loại hình nghệ thuật khi đánh giá một tác phẩm nghệ thuật cụ thể.
Một tác phẩm nghệ thuật đẹp là tác phẩm có nội dung tư tưởng lành mạnh, tiến
bộ và hình thức lôi cuốn, hấp dẫn.
Kèm theo sự đánh giá tác phẩm nghệ thuật là sự đánh giá của người thưởng
thức đối với nghệ sỹ.
Giá trị nghệ thuật cũng mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của giá trị thẩm mỹ…
5.5.2 Ý nghĩa xã hội của nghệ thuật
Bàn về vị trí, ý nghĩa, vai trò của nghệ thuật hay là nói tới năng lực nội sinh,
năng lực vốn có của nghệ thuật đã được vận hành trong đời sống xã hội.
Cùng một lúc, vừa là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, vừa là sự biểu hiện tập
trung của quan hệ thẩm mỹ nên nghệ thuật có nhiều chức năng, nhiều ý nghĩa. Sau
đây là một số ý nghĩa cơ bản của nghệ thuật.
5.5.2.1 Ý nghĩa nhận thức thẩm mỹ
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội (mà ý thức xã hội luôn luôn phản
ánh tồn tại xã hội), do đó, thông qua sự phản ánh hiện thực, nghệ thuật giúp con người
nhận thức về hiện thực, một sự nhận thức có chọn lọc và mang tính định hướng. Nghệ
thuật phản ánh mặt thẩm mỹ của đời sống nên nó có khả năng mang lại nhận thức cho
con người về mọi mặt.
Nghệ thuật mang lại cho con người nhận thức về thế giới khách quan. Nghệ
thuật đã biến kinh nghiệm trực tiếp của người nghệ sỹ được trình bày trong tác phẩm
thành kinh nghiệm gián tiếp cho người nghe, người xem, người đọc để mở rộng tầm
nhìn, khả năng hiểu biết của họ về thế giới. Đây là lượng tri thức đã thấm đượm niềm
tin của tác giả nên có tính thuyết phục cao. Ai càng thưởng thức nhiều tác phẩm nghệ
thuật thì hiểu biết càng phong phú.
Nó không chỉ giúp ta nhận thức về hiện thực đang diễn ra trước mắt mà còn
nhận thức về quá khứ cũng như chiều hướng phát triển của hiện thực trong tương lai.
Nó không chỉ giúp ta nhận thức về thế giới khách quan bên ngoài mà còn nhận
thức cả thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của con người.
5.5.2.2 Ý nghĩa cảm hóa, cải tạo thẩm mỹ
Nghệ sỹ sáng tạo dưới sự chỉ đạo của lý tưởng thẩm mỹ và họ luôn muốn
khẳng định lý tưởng thẩm mỹ ấy trong tác phẩm. Chính vì thế, khuôn mẫu lý tưởng
này là một tấm gương mà công chúng cảm thụ có thể soi mình, từ đó đi đến đối thoại,
tranh luận với nghệ sỹ về những điều mà họ đã đưa ra. Do đó, nghệ thuật có khả năng
cảm hoá con người.
Khác với các ngành khoa học, chính trị, đạo đức…, nghệ thuật tác động đến
tình cảm, cảm xúc của con người, hướng họ đến việc yêu cái đẹp, ghét cái xấu, từ đó
tác động đến lý trí, hành động của con người, giáo dục con người.
Trên cơ sở nhận thức hiện thực, nghệ thuật giúp con người tham gia tích cực
vào quá trình cải tạo hiện thực cũng như cải tạo bản thân mình.
Bằng nội dung tư tưởng của nó, mỗi tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng mang
lại cho con người những bài học về triết lý nhân sinh, phương châm đối nhân xử thế,
vì thế, nghệ thuật từng bước giúp con người hoàn thiện về nhân cách.
Nghệ thuật không giáo dục con người bằng những triết lý khô khan cứng nhắc
mang tính áp đặt, mà nó cảm hoá con người bằng những hình tượng nghệ thuật cụ thể,
sinh động, hấp dẫn. Vì vậy, hiệu quả tác động của nó rất lớn.
5.5.2.3 Ý nghĩa rèn luyện, bồi dưỡng các năng lực thẩm mỹ
Tác phẩm nghệ thuật là kết quả chưng cất tài năng, phản ánh cái đẹp, nhằm
thỏa mãn các nhu cầu thẩm mỹ của nghệ sỹ. Chính vì thế, đến với công chúng, nó góp
phần rèn luyện, nâng cao ý thức thẩm mỹ cho con người. Nghệ thuật là phương tiện
cơ bản và quan trọng nhất có khả năng làm thoả mãn con người xã hội với những trình
độ, tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích...khác nhau. Nghệ thuật còn định hướng nhu cầu
thẩm mỹ và khơi dậy năng lực hoạt động thẩm mỹ tiềm ẩn trong con người.
Ý nghĩa thẩm mỹ là ý nghĩa bao trùm, thẩm thấu các ý nghĩa xã hội khác của
nghệ thuật.
5.5.2.4 Ý nghĩa thông tin - giao tiếp thẩm mỹ
Bất cứ tác phẩm nào cũng tồn tại dưới dạng những ký hiệu thông tin: ngôn từ,
đường nét, màu sắc, giai điệu...Mỗi loại hình nghệ thuật có một hệ thống ký hiệu
thông tin riêng. Do những tư tưởng, tình cảm của con người được vật chất hoá bằng
các ký hiệu, mà con người có thể thông tin giao tiếp rộng rãi với nhau, dù thuộc dân
tộc, lãnh thổ nào.
Thông tin giao tiếp bằng nghệ thuật có ưu thế hơn hẳn so với thông tin giao
tiếp bằng các ký hiệu khác, vì hệ thống ký hiệu này là kết quả của sự sáng tạo, chọn
lọc của người nghệ sỹ nên chúng mang tính điển hình, biểu cảm và tinh tế hơn. Thông
tin giao tiếp bằng nghệ thuật có tính hàm súc: vỏ kí hiệu thì ít nhưng có nhiều tầng ý
nghĩa khác nhau.
Nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu cơ bản và quan trọng của con người trong
cuộc sống (giúp họ trao đổi tư tưởng, tình cảm, truyền đạt, kinh nghiệm trong sản xuất
và đấu tranh). Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin - giao tiếp càng tăng.
Nghệ thuật là một phương tiện giao tiếp đầy hiệu quả. Giao tiếp bằng nghệ
thuật là hình thức giao lưu văn hoá, là tiếng nói của trái tim đến với trái tim, đến với
những tâm hồn đồng điệu.
5.5.2.5 Ý nghĩa giải trí - tái sáng tạo thẩm mỹ
Nhu cầu giải trí là chính đáng để giúp con người có thể tồn tại và phát triển
bình thường, về tâm hồn lẫn thể chất.
Về mặt nào đó, nghệ thuật là trò chơi, vì nói tới nghệ thuật là nói tới sự biến
hoá của ngôn ngữ. (vd: Ở âm nhạc là sự biến hoá về âm thanh, giai điệu, tiết tấu...).
Chính sự biến hoá ấy mang lại cho con người sự thích thú trước khả năng sáng tạo và
khích lệ tái sáng tạo ở con người.
Nghệ thuật là phương tiện giải trí tích cực: khi thưởng thức nghệ thuật, con
người được tiếp xúc với cái hay, cái đẹp, từ đó mang lại sự sảng khoái về tinh thần.
Nghệ thuật nâng cao năng lực nhận thức và đem lại niềm vui nhận thức cho con
người. Nghệ thuật kích thích tính tò mò khám phá, và khi đã “giải mã” được nghệ
thuật, con người có khoái cảm.
Từ chỗ thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người đến chỗ nghệ thuật giáo dục
con người.
Trong cuộc sống hiện đại, nhịp độ sản xuất tăng nhanh, sự căng thẳng về thần
kinh ngày càng bức xúc thì nghệ thuật càng phát huy ý nghĩa giải trí của nó. Nghệ
thuật càng không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại.
* Lưu ý:
Sự phân định, sắp xếp thứ tự các ý nghĩa cơ bản của nghệ thuật ở trên chỉ mang
tính tương đối và không có sự so sánh hay xếp hạng. Chúng bình đẳng, gắn bó, hỗ trợ
cho nhau và cùng tác động tới con người, không phải cái tác động trước, cái tác động
sau. Tất nhiên, trong những thời điểm lịch sử cụ thể, người ta có thể tập trung nhấn
mạnh một vài ý nghĩa cơ bản nào đó để phục vụ những nhiệm vụ tạm thời, trước mắt.
Có thể “hợp nhất” các ý nghĩa của nghệ thuật vào một ý nghĩa xã hội mang tính
đặc thù: ý nghĩa thoả mãn, bồi đắp và định hướng nhu cầu thẩm mỹ. Chính điều này
nói lên sự khác nhau căn bản giữa nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác,
đồng thời cũng xác định ưu thế của nghệ thuật trong sứ mạng thiêng liêng hướng con
người và cuộc sống vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ.
VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Vì sao nghệ thuật mang tính dân tộc? Tính dân tộc thể hiện như thế nào
trong tác phẩm nghệ thuật?
2. Phân tích tính dân tộc biểu hiện trong một tác phẩm nghệ thuật cụ thể?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm, bản chất, các ý nghĩa xã hội của nghệ thuật?

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


A. Tài liệu bắt buộc
1. Đặng Hồng Chương, Nguyễn Hồng Mai, Mỹ học, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, H, 2004, đọc từ trang 225 đến trang 255.
2. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương, NXB
Giáo dục, H, 2001, đọc từ trang 170 đến trang 178.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giáo trình mỹ học đại cương,
NXB Chính trị quốc gia, H, 2004, đọc từ trang 230 đến trang 254.
B. Tài liệu tham khảo
1. Lý Trạch Hậu, Bốn bài giảng mỹ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H,
2002, đọc từ trang 176 đến trang 238.

Chương 6
TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT - KHÁCH THỂ THẨM MỸ ĐẶC BIỆT

6.1 HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT - TẾ BÀO CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM NGHỆ
THUẬT
Tác phẩm nghệ thuật là đơn vị tồn tại của nghệ thuật.
Tác phẩm nghệ thuật là đơn vị vận hành của nghệ thuật trong đời sống xã hội.
Tác phẩm nghệ thuật cũng tồn tại với đủ điều kiện của một khách thể thẩm mỹ.
Khái niệm: Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù mà người nghệ sĩ sử
dụng để phản ánh, nhận thức và cải tạo hiện thực dưới dạng cụ thể, cảm tính nhưng có
ý nghĩa điển hình khái quát. Cùng một lúc, nó vừa là hình thức phản ánh, vừa là hình
thức đánh giá hiện thực.
Khái niệm hình tượng nghệ thuật thường được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa hẹp, nó thường được dùng để chỉ “hình tượng nhân vật” mà người
nghệ sỹ miêu tả trong các tác phẩm nghệ thuật của mình.
Theo nghĩa rộng, nó nói lên phương thức phản ánh mang dấu hiệu đặc trưng
của nghệ thuật (để phân biệt nghệ thuật với khoa học và các hình thái ý thức xã hội
khác).
Ngoài ra, hình tượng nghệ thuật còn được hiểu là khái niệm dùng để chỉ hình
tượng tác phẩm. Mỗi tác phẩm, dù nhỏ hay lớn đều được coi là một đơn vị hình tượng.
6.1.1 Bản chất của hình tượng nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù (vừa khái quát hóa cao - vừa cá thể hóa
sâu) của nghệ sỹ để phản ánh hiện thực:
6.1.1.1 Hình tượng nghệ thuật thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cái riêng và
cái chung, giữa lí trí và tình cảm, giữa cái khách quan và cái chủ quan
Một trong những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật so với các hình thái ý thức
xã hội khác là ở phương thức phản ánh. Nếu các hình thái ý thức xã hội khác phản ánh
hiện thực bằng các khái niệm trừu tượng thì nghệ thuật lại phản ánh hiện thực bằng
các hình tượng nghệ thuật cụ thể, cảm tính.
* Sự thống nhất biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Cái riêng của hình tượng nghệ thuật là những đối tượng cụ thể riêng biệt mà
nghệ sỹ lựa chọn để phản ánh, cái riêng còn là phong cách riêng, dấu ấn cá tính của
nghệ sỹ khi xây dựng hình tượng nghệ thuật. Chính điều này làm nên sự riêng biệt độc
đáo của từng tác phẩm, của từng nghệ sỹ (một trong những nhân tố tạo nên sức hấp
dẫn của nghệ thuật).
Cái chung của hình tượng nghệ thuật là ở tính điển hình, tính khái quát của nó.
Thông qua những hiện tượng cụ thể, cá biệt được phản ánh trong các tác phẩm nghệ
thuật, người thưởng thức có thể thấy được bản chất và quy luật của cả một nhóm các
sự vật, hiện tượng cùng loại, thấy được cả đặc điểm, tính chất của một giai cấp, một
lực lượng xã hội nhất định.
Mức độ chân thực của hình tượng nghệ thuật phụ thuộc rất lớn vào sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa cái riêng và cái chung trong quá trình sáng tạo của người nghệ sỹ.
Trong hình tượng nghệ thuật, sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung phải được thể
hiện thông qua cái riêng. (Điều này ngược lại so với khoa học và các hình thái ý thức
xã hội khác).
* Sự thống nhất biện chứng giữa lí trí và tình cảm
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện bộc lộ lý tưởng thẩm mỹ của người nghệ
sỹ (lý tưởng biểu hiện ý chí, niềm tin của con người trong quá trình phấn đấu vươn tới
những mục tiêu cao đẹp, đồng thời cũng là niềm say mê, nhiệt tình, khát vọng của họ).
Do đó, tất yếu có sự thống nhất biện chứng giữa lý trí và tình cảm trong sáng tác hình
tượng nghệ thuật ở nghệ sỹ và trong quá trình cảm thụ nghệ thuật của công chúng.
Khi xây dựng hình tượng nghệ thuật, nghệ sỹ phải vận dụng lí trí sáng suốt để
phân tích, mổ xẻ hiện thực, nắm bắt bản chất và quy luật của hiện thực để phản ánh,
đồng thời hình tượng nghệ thuật lại bộc lộ thái độ của người nghệ sỹ gửi gắm trong
đó: lòng yêu thương, sự căm giận...
Tình cảm có mặt ở mọi giai đoạn của quá trình sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật.
Mỗi hình tượng nghệ thuật đều chứa đựng một sức nặng tình cảm.
Đây là tiêu chí để phân biệt nghệ thuật với khoa học, hình tượng với khái niệm.
Nếu trong khoa học, tình cảm chỉ đóng vai trò là động lực thúc đẩy quá trình nghiên
cứu, thì trong nghệ thuật, tình cảm có mặt trong mọi khâu của quá trình sáng tạo.
Hình tượng nghệ thuật còn là kết quả sáng tạo của lý trí sáng suốt, của sự nhận
thức sâu sắc về đời sống.
Rõ ràng, trong hình tượng nghệ thuật, tình cảm không những không đối lập với
lý trí mà chúng còn có quan hệ thống nhất chặt chẽ. Tình cảm bao giờ cũng được kiểm
tra bằng lý trí, được nghiền ngẫm thông qua lý trí. Nếu quá thiên về cảm xúc thì hình
tượng nghệ thuật sẽ trở nên uỷ mị, thiếu sức sống, còn nếu lí trí có phần trội hơn tình
cảm thì sẽ hạn chế sức hấp dẫn, truyền cảm, hình tượng trở nên khô khan, cứng nhắc.
* Sự thống nhất biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan
Sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan bắt nguồn từ mối quan hệ
giữa cái phản ánh và cái được phản ánh.
Cái khách quan của hình tượng nghệ thuật là đối tượng miêu tả nằm ngoài tác
phẩm. Khi sáng tác, nghệ sỹ phải tôn trọng tính khách quan của chúng, nghĩa là phải
miêu tả như nó đang tồn tại mà không được xuyên tạc hay bóp méo (không tô hồng và
bôi đen hiện thực. Có như vậy, nghệ thuật mới đảm bảo tính chân thực sâu sắc). Tuy
nhiện khi xây dựng hình tượng nghệ thuật, nghệ sỹ không bê nguyên xi cái khách
quan vào tác phẩm mà cần có sự lựa chọn, đánh giá về đối tượng. Hiện thực cuộc sống
tồn tại độc lập, đó là cái khách quan, còn nghệ sỹ tái hiện nó, đó là cái chủ quan.
Cái chủ quan của hình tượng nghệ thuật là sự nhận thức và đánh giá hiện thực,
là cá tính và phương pháp sáng tác của nghệ sỹ. Sự nhận thức và đánh giá này phụ
thuộc vào năng lực phán đoán, vào kinh nghiệm sống, vào lập trường chính trị, vào
đời sống tình cảm, hay nói cách khác, vào thế giới quan và nhân sinh quan của tác
giả.
Không được tuyệt đối hoá mặt chủ quan hay tuyệt đối hoá mặt khách quan
trong khi xây dựng hình tượng nghệ thuật.
6.1.1.2 Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
Nghệ thuật phản ánh cuộc sống, nhưng không phải là sự phản ánh dập khuôn
cuộc sống, mà nó phản ánh có sự chọn lọc nhờ hư cấu, nhờ trí tưởng tượng của nghệ
sỹ. Do hình tượng phản ánh khái quát cuộc sống cả chiều rộng lẫn chiều sâu mà vẫn
không phá vỡ tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động vốn có, nên nghệ thuật cần có sự ước lệ.
Muốn khám phá cuộc sống, khám phá những quy luật của hiện thực thì nghệ
thuật không thể không sắp xếp hiện thực theo một trật tự nào đó để có thể làm rõ hơn
bản chất của nó. Tuy vây, tính ước lệ cũng không mâu thuẫn với tính chân thực, là sự
tương quan hài hòa giữa cái thực với cái như thực rong nghệ thuật.
6.1.1.3 Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho hình tượng nghệ thuật trở thành
những mặt lưu giữ thông tin khác nhau. Tính đa nghĩa đó còn phụ thuộc vào sự khám
phá của công chúng.
Theo thời gian, hình tượng nghệ thuật có thể cũ đi về hình thức, nhưng vẫn mới
về nội dung, nó luôn là một ẩn số không có lời giải duy nhất và cuối cùng...
6.1.2 Phân loại hình tượng nghệ thuật
Có hai loại hình tượng nghệ thuật cơ bản (căn cứ vào đặc trưng thể loại):
Hình tượng tạo hình: là loại hình tượng mà qua đó người thụ cảm có thể “nhìn
thấy” những hình ảnh cụ thể, sinh động của bản thân hiện thực. (vd: hình tượng tạo
hình trong hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh...)
Hình tượng biểu hiện: là hình tượng không có khả năng trên nhưng nó lại gợi
lên trong người nghe, người xem, người đọc những suy ngẫm về hiện thực. Nó không
nhằm mục đích miêu tả mà chủ yếu nhằm mục đích gợi cảm. (vd: hình tượng biểu
hiện trong kiến trúc, âm nhạc, múa...)
Tất nhiên, sự phân biệt trên đây chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi lẽ, hình tượng
biểu hiện nào cũng chứa đựng tính tạo hình, và hình tượng tạo hình nào cũng mang ý
nghĩa biểu hiện.
Ngoài ra, cũng cần chú ý xem xét vấn đề hình tượng nghệ thuật so với nguyên
mẫu, trong tư tưởng của tác giả và trong suy nghĩ, cảm nhận của công chúng.
6.2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
6.2.1 Nội dung của tác phẩm nghệ thuật
Nội dung tác phẩm nghệ thuật là hiện thực đời sống đã được người nghệ sỹ lựa
chọn, đánh giá và phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật nhằm thể hiện một ý đồ tư
tưởng nhất định.
Phân biệt nội dung tác phẩm với đối tượng phản ánh của nó. Đối tượng phản
ánh của tác phẩm nghệ thuật là hiện thực đời sống - cái nằm ngoài tác phẩm, là các
hiện tượng thẩm mỹ khách quan, các quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện
thực. Vì vậy, nội dung tác phẩm nghệ thuật bao gồm cả cái khách quan lẫn cái chủ
quan.
Những thành tố cơ bản của nội dung tác phẩm nghệ thuật là chủ đề và tư tưởng
chủ đề.
Chủ đề: Là vấn đề cơ bản, vấn đề mấu chốt được nghệ sỹ đặt ra và có ý định
giải quyết trong tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng có chủ đề nhưng
ở tác phẩm lớn có thể có hai hay nhiều chủ đề mà trong đó bên cạnh chủ đề chính còn
có các chủ đề phụ xoay quanh. (Muốn tìm chủ đề tác phẩm, đặt câu hỏi: tác phẩm này
nhằm giải quyết vấn đề gì?).
Tư tưởng chủ đề: Là tư tưởng chủ đạo được toát lên từ chủ đề tác phẩm, từ ý
nghĩa khách quan của toàn bộ hệ thống hình tượng nghệ thuật, là lời kết luận được rút
ra sau khi cảm thụ, đánh giá tác phẩm. (Muốn tìm tư tưởng chủ đề, đặt câu hỏi: tác
phẩm này nói lên cái gì?).
Tư tưởng của tác phẩm được trình bày không khô khan, cứng nhắc mà thông
qua các hình tượng nghệ thuật cụ thể, sinh động, được hình thành dưới dạng cảm xúc
và được vận hành theo tuyến tình cảm.
Trong một tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và chủ đề luôn gắn bó chặt chẽ với
nhau.
6.2.2 Hình thức của tác phẩm nghệ thuật
Hình thức tác phẩm nghệ thuật là cơ cấu, cấu trúc, là cách tổ chức nội dung tác
phẩm, là phương tiện thể hiện nội dung tác phẩm. (Nội dung của từng tác phẩm nghệ
thuật luôn được biểu hiện dưới một hình thức nhất định)
Không nên nhầm lẫn hình thức của tác phẩm với phương tiện tạo hình -
phương tiện biểu hiện của nó.
Những thành tố cơ bản của hình thức tác phẩm là bố cục, cốt truyện.
Bố cục: Bố cục là cơ cấu, cấu trúc của một tác phẩm nghệ thuật, là sự phân bố,
sắp xếp các yếu tố, các bộ phận của tác phẩm thành một chỉnh thể thống nhất và duy
nhất có khả năng truyền tải nội dung tác phẩm. Tác phẩm nào cũng có bố cục. (Bố cục
non yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc thể hiện nội dung tác phẩm).
(vd: giai đoạn mở đầu, thắt nút, mở nút như thế nào trong một truyện ngắn)...
Cốt truyện: (thường có ở văn học). Cốt truyện là sự liên kết các sự kiện có liên
quan tới nội dung tác phẩm một cách hợp lôgíc, có khả năng giúp nghệ sỹ diễn tả toàn
bộ nội dung của tác phẩm một cách liền mạch.
6.2.3 Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức trong một tác
phẩm nghệ thuật
Trong một tác phẩm nghệ thuật, nội dung và hình thức có quan hệ biện chứng
với nhau. Biểu hiện cụ thể của quan hệ này là: nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết
định đối với hình thức và hình thức là phương tiện tích cực để thể hiện nội dung của
tác phẩm.
Tính quyết định của nội dung đối với hình thức: khi sáng tác, nghệ sỹ bao giờ
cũng xuất phát từ yêu cầu thể hiện nội dung để đi tìm một hình thức thích hợp. Tính
tích cực của hình thức đối với nội dung: hình thức càng hoàn chỉnh, càng chặt chẽ bao
nhiêu thì nội dung càng được bểu hiện đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc bấy nhiêu.
Nội dung và hình thức nương tựa, hoà trộn vào nhau. Không thể có một tác
phẩm nghệ thuật đẹp có nội dung hay mà hình thức dở và ngược lại. Nội dung và hình
thức phải mang tính nghệ thuật. Mỗi nội dung chỉ được thể hiện dưới một hình thức
nhất định. Khi hình thức thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của nội dung.
6.3 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ LOẠI HÌNH CỦA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
Ngay từ khi mới ra đời, mỗi tác phẩm nghệ thuật đã thuộc về một loại hình,
loại thể nhất định. Mỗi loại hình, loại thể nghệ thuật ấy lại có ngôn ngữ đặc trưng
riêng biệt của nó. Việc nắm vững ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình nghệ thuật có
ý nghĩa quan trọng đối với cả nghệ sỹ và người thưởng thức nghệ thuật.
6.3.1 Điểm qua quan điểm của một số trường phái mỹ học về các loại hình
nghệ thuật
Mỗi hệ thống mỹ học đều cố gắng đưa ra những lời giải đáp về nguyên nhân
tồn tại của các loại hình nghệ thuật, về đặc trưng của chúng, về nguyên tắc phân loại
và tác động qua lại giữa chúng với nhau.
* Quan điểm của mỹ học duy tâm
Platon: thái độ của ông không công bằng khi cho rằng một nghệ thuật được
đánh giá cao khi nó xích gần tới thế giới của các ý niệm, ngược lại, khi nghệ thuật
càng gần thế giới vật thể, nguyên tắc phản ánh hiện thực được biểu hiện rõ thì nghệ
thuật càng ít có ý nghĩa.
Mỹ học Trung cổ: đánh giá cao âm nhạc và kiến trúc, coi chúng là những nghệ
thuật thể hiện đầy đủ nhất ý niệm cái cao cả, cái linh thiêng. Đây cũng chính là lý do
vì sao hai bộ môn nghệ thuật này được nhà thờ sử dụng triệt để vì nó làm tăng sự
trang nghiêm, tráng lệ.
Kant: phân biệt nghệ thuật thượng đẳng và nghệ thuật hạ đẳng. Nghệ thuật
thượng đẳng chủ yếu mang tính chất hình thức, đưa lại những khoái cảm thuần tuý
thẩm mỹ: âm nhạc, thơ ca.
Hegel: ông đã vận dụng quan điểm phát triển vào nghệ thuật. Theo ông, với các
loại hình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, thơ ca - nghệ thuật phát triển theo
hướng đi lên. Hơn thế, loại hình nghệ thuật trước bị loại hình nghệ thuật tiếp sau đó
vượt qua. Ông đối lập gay gắt loại hình nghệ thuật “thượng đẳng” và “hạ đẳng”.
* Quan điểm của mỹ học duy vật: sự phong phú của các loại hình nghệ thuật
xuất phát từ đặc điểm của bản thân hiện thực, tính độc đáo của hình thức mà con
người sử dụng để phản ánh hiện thực, sự phong phú của các giác quan thẩm mỹ...
6.3.2 Những căn cứ khách quan dẫn tới sự phân chia nghệ thuật thành các loại
hình, loại thể khác nhau
Sự đa dạng, phong phú của đời sống hiện thực (đối tượng phản ánh) đòi hỏi
nghệ thuật (phương tiện phản ánh) cũng phải đa dạng, phong phú mới có khả năng
phản ánh được, phản ánh hết sự phong phú đó.
Sự phong phú của các giác quan thẩm mỹ của con người.
Sự phong phú của các phương tiện vật chất - kỹ thuật mà nghệ sỹ sử dụng để
xây dựng ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình nghệ thuật. Khi sử dụng các phương
tiện vật chất - kỹ thuật khác nhau thì các loại hình nghệ thuật tất yếu cũng khác nhau.
Dựa trên cơ sở này có thể phân chia nghệ thuật thành mấy nhóm: nghệ thuật sử dụng
vật liệu tự nhiên (đất, đá, gỗ), nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật lấy bản thân con người
làm chất liệu...
6.3.3 Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật cơ bản
6.3.3.1 Nhóm nghệ thuật ứng dụng
Loại hình nghệ thuật này ra đời từ rất sớm, ngay trong buổi bình minh của lịch
sử nhân loại. Nhóm này gồm nghệ thuật trang trí (mỹ thuật ứng dụng) và kiến trúc.
Chúng vừa thuộc lĩnh vực sáng tạo tinh thần, vừa thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất; vừa
có công dụng thực tế, vừa mang tính thẩm mỹ.
* Mỹ thuật ứng dụng
Đặc trưng của loại hình này là hình trang trí hay hoa văn.
Hoa văn: đó là sự luân chuyển nhịp nhàng và sự kết hợp các đường nét hình
học cách điệu, hay các yếu tố tạo hình. Những bộ phận hợp thành hoa văn là hoạ tiết
(môtip) và nhịp điệu (rythme). Nếu hoạ tiết là sự kết hợp các đường nét hình học hay
các yếu tố tạo hình theo một kiểu cách nào đó, thì nhịp điệu lại nối các hoạ tiết với
nhau thành một khối thống nhất, lặp đi lặp lại nhiều lần trong một tác phẩm.
Trang trí có nghĩa là tô điểm. Một đối tượng mang tính trang trí nếu như nó
thực hiện chức năng tô điểm, phục vụ mục đích mang lại vẻ đẹp cho đối tượng khác.
Mỹ thuật ứng dụng ngày càng xâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Trong xã hội chưa có giai cấp, nó là một hình thái chủ đạo của việc sáng tạo nghệ
thuật. Trong những thời đại sau, mỹ thuật ứng dụng góp phần vào việc mỹ hoá nếp
sống, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ của xã hội, là một trong những hình thái sáng tạo
nghệ thuật cơ bản của quần chúng nhân dân. Các tác phẩm trang trí không chỉ đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ, còn lưu giữ những dấu vết tiến bộ của các thời kỳ lịch sử, nói lên
thị hiếu thẩm mỹ, trình độ kỹ thuật, tài năng sáng tạo của con người.
* Kiến trúc
Kiến trúc là nghệ thuật chiếm lĩnh không gian bằng phương pháp tạo hình, nó
bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của con người nhằm thoả mãn nhu cầu ở, đáp ứng cả
hai mặt: vật chất và tinh thần, thực dựng và thẩm mỹ. Khởi nguồn của nghệ thuật kiến
trúc là các công trình xây dựng, các công trình kiến trúc, chỉ khi nó đạt tới sự hoàn
thiện, hoàn mỹ thì nó mới được thừa nhận như một tác phẩm nghệ thuật thuộc loại
hình nghệ thuật kiến trúc.
Kiến trúc là một nghệ thuật nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng
tạo không gian sinh tồn cho con người.
Kiến trúc là một công trình nghệ thuật thể hiện tình cảm, tư tưởng và phong
cách đại diện cho một dân tộc, cho thời đại. Do đó, kiến trúc của châu Á, kiến trúc của
Thiên chúa giáo khác với kiến trúc của Hồi giáo, Phật giáo. Trong lịch sử kiến trúc đã
từng tồn tại nhiều phong cách khác nhau: Gôtích (Thiên chúa giáo), Barôcô (Hồi
giáo), Rôman (châu Âu), Hindu (Ấn độ giáo), đình, chùa (châu Á)... Các phong cách
kiến trúc đó thường được coi là những di tích lịch sử, văn hoá của một thời đại, một
nhân chứng lịch sử, thể hiện tâm lý, tư tưởng, cách sống của con người từng thời đại,
từng tôn giáo khác nhau. Cái đẹp trong kiến trúc được tạo dựng thông qua hình khối,
đường nét, các tỷ lệ cao thấp, các tiết diện rộng - hẹp, các vòng cong - thẳng, các nhịp
mau thưa....tạo nên ấn tượng không gian, sự hoà điệu giữa thiên nhiên và con người.
Những công trình kiến trúc là những đài kỷ niệm mang đậm sắc thái dân tộc, tinh thần
thời đại.
Sự cân đối, hài hoà trong chỉnh thể, sự hài hoà giữa kiến trúc với cảnh quan
môi trường, tạo ra tình cảm, xúc cảm mạnh mẽ: hoành tráng, cao cả, bé nhỏ, âm u,
tươi sáng, ấm cúng...
Sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc phụ thuộc vào nhu cầu, trình độ xã hội,
điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý dân tộc, thời đại, vật liệu xây dựng…Cũng như
mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc vừa có công dụng thực tiễn, vùa có chức năng thẩm mỹ.
Ở những công trình kiến trúc lớn thường chứa đựng nhiều tác phẩm nghệ thuật
thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau: (hội hoạ, điêu khắc, trang trí...).Tuy nhiên
không nên bắt các công trình kiến trúc phải mang quá nặng những pho tượng điêu
khắc, những bích hoạ, chạm trổ...là sự lãng phí, biểu hiện thị hiếu thẩm mỹ tồi.
Để một công trình kiến trúc có khả năng trở thành một tác phẩm nghệ thuật
kiến trúc, khi thiết kế và thi công, cần quan tâm tới ba yêu cầu cơ bản sau: Cần có sự
kết hợp hữu cơ giữa tính thẩm mỹ và công dụng thực tiễn, phải xuất phát từ điều kiện
tự nhiên (nguồn vật liệu, khí hậu, vị trí địa lý...) và trình độ kỹ thuật cho phép, có sự
tương hợp giữa công trình với môi trường xung quanh để tạo nên một không gian
thẩm mỹ.
Kiến trúc Việt Nam ngày nay cần hướng đến phong cách dân tộc và hiện đại.
6.3.3.2 Nhóm nghệ thuật tạo hình
Điêu khắc, hội hoạ và đồ hoạ được gọi là nghệ thuật tạo hình vì chúng chủ yếu
sử dụng phương tiện tạo hình để phản ánh hiện thực, đáp ứng nhu cầu chủ yếu của thị
giác.
* Điêu khắc
Nhà điêu khắc sử dụng vật liệu tự nhiên (gỗ, đá, đất sét...) hay nhân tạo (thạch
cao, đồng, hợp kim...) để phản ánh con người và cảnh vật trong không gian ba chiều,
dùng kết cấu hình thức để thể hiện nội dung ý tưởng.Tạo hình thể sự vật, điêu khắc
không theo đuổi sự tương tự bên ngoài, mà phát hiện bản thân bên trong của đối
tượng, thể hiện những phẩm chất tiêu biểu của nó.
Như vậy ngôn ngữ cơ bản của điêu khắc là khối, mảng, nét để tạo nên hình thể
- thực thể trong không gian trực tiếp. Độc đáo của điêu khắc là xây dựng tư thế, động
tác điển hình có liên quan tới đặc trưng tính cách nhân vật.
Nếu hội hoạ vận dụng màu sắc và sự đối lập sáng tối để mô tả con người và
môi trường bao quanh con người trên mặt phẳng hai chiều của bức hoạ, thì điêu khắc
tái hiện con người qua một hình thái có ba chiều, có thể tích, hình tượng tồn tại cụ thể,
hoàn toàn có thể sờ mó được và tồn tại thực sự giữa không gian bao quanh nó. Hoạ sỹ
đặt những hình ảnh ấy vào một không gian tưởng tượng chứ không phải trong không
gian thực tại. Nhà điêu khắc đúc bằng đồng hoặc khắc vào khối đá một hình tượng và
sau đó đặt pho tượng của mình vào một môi trường không gian thực tại. Không gian
này không chỉ là không gian bao bọc pho tượng mà nó còn nhập vào bên trong pho
tượng, cả hai không gian này hoà vào một hình tượng thống nhất. Nhà điêu khắc đặt
pho tượng trong một phòng rộng hoặc ở một quảng trường thuận lợi cho moi người
cảm thụ, đánh giá. Do đấy mà pho tượng được nổi bật lên nhờ ánh sáng tự nhiên hoặc
ánh sáng nhân tạo của địa điểm hoặc của căn phòng nói trên. Còn hoạ sỹ thì vẽ lên các
hình tượng cùng với ánh sáng rọi vào chúng và môi trường không gian của chúng.
Tượng là sản phẩm chủ yếu của điêu khắc. Dựa vào hình dáng, người ta chia
tượng thành hai loại: tượng tròn (còn gọi là tượng toàn khối); tượng đắp nổi lên mặt
phẳng (còn gọi là phù điêu).
Dựa theo chức năng, quy mô, ta có:
Tượng đài: Đối tượng mô tả là các nhân vật lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối
với dân tộc và thời đại. Tượng đài thường to lớn hơn nguyên mẫu, được làm bằng các
vật liệu bền chắc, được đặt ở những vị trí trang trọng trong sinh hoạt văn hoá cộng
đồng. Nó mang ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc.
Tượng chân dung: đối tượng miêu tả là các anh hùng, vĩ nhân hoặc cả những
người bình thường. Chúng được dùng cho thờ phụng, cho các lễ nghi khánh tiết, trang
trí hoặc lưu giữ làm kỷ niệm.
Tượng trang trí: có đối tượng miêu tả rộng rãi nhất: con người, súc vật, cỏ cây,
hoa lá...Tượng trang trí yêu cầu về tính thẩm mỹ rất cao.
* Hội hoạ
Nhiệm vụ của hội hoạ là thể hiện thế giới hữu hình trên mặt phẳng nhờ hình vẽ
và màu sắc, đây là phương tiện chính của hội hoạ.
Hoạ sỹ sử dụng đường nét, hình khối, màu sắc để thể hiện con người và cảnh
vật trên mặt phẳng.
Thế mạnh của chúng là biểu hiện sự phong phú của cuộc sống về màu sắc, mô
tả con người và môi trường xung quanh con người, phát triển khả năng thưởng ngoạn
tối đa của thị giác và cảm quan cụ thể đối với hình tượng được tái hiện trrong tranh và
nó có sức mạnh khái quát hoá rộng lớn. Mặc dù hội hoạ chỉ có thể gợi nên quá trình
phát triển của các biến cố trong phạm vi khoảnh khắc duy nhất mà nó tái hiện nhưng
nó ra sức tận dụng mọi khả năng biểu hiện gián tiếp để làm cho người xem liên tưởng
tới quá khứ và tương lai. Vì biết sử dụng luật xa - gần (viễn cận), độ đậm nhạt của
màu sắc hay sự uyển chuyển của đường nét, hoạ sỹ vẫn tạo nên cho người xem độ sâu
của đối tượng được phản ánh, khả năng tạo hình lớn. Màu sắc và đường nét trong hội
họa gợi cho ta ấn tượng về sự vật vừa như thực vừa như gợi cho người ta về hiện thực.
Có các loại tranh cơ bản sau: tranh lịch sử, tranh phong cảnh (bao gồm quang
cảnh tự nhiên, tranh sinh hoạt, tranh chân dung, tranh tĩnh vật…Chia theo chất liệu có:
tranh sơn dầu, tranh sơn mài…
* Đồ hoạ
Đồ hoạ là một loại hình nghệ thuật tạo hình gần với hội hoạ. Màu sắc đối với
hội hoạ là phương tiện biểu hiện cơ bản và nó gắn bó không tách rời với đường nét.
Đường nét không phải bao giờ cũng rõ ràng, nó có thể nhạt nhoà đi do cách vẽ sáng
tối, đôi khi rất khó để nhận ra. Trong đồ hoạ thì đường nét dù vẽ thế nào, rõ ràng hay
đứt đoạn, vẫn là phương tiện biểu hiện cơ bản.
Màu sắc trong hình vẽ đồ hoạ thường hạn hẹp ở hai màu: đen và trắng. Màu sắc
chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Vì sử dụng đường nét là cơ bản, màu sắc đóng vai trò hỗ trợ
nên đồ hoạ bị hạn chế một phần về khả năng miêu tả so với hội hoạ. Mặt khác, những
phương tiện tạo hình rất gọn của đồ hoạ làm cho nó có khả năng miêu tả những nét
chủ yếu, tiêu biểu của hiện thực một cách sáng tỏ, có thể cảm thụ được ngay. Ưu thế
rất lớn của đồ hoạ khi được sử dụng vào loại tranh cổ động là có thể in rất nhiều bản
vẽ mà vẫn giữ được giá trị nghệ thuật đầy đủ của nguyên bản. Do đó, đồ hoạ có tính
chất quần chúng, tính chất thời sự, được sử dụng rộng rãi trong việc truyền bá kịp thời
những tư tưởng xã hội, chính trị cấp thiết.
Đồ hoạ được chia thành nhiều dạng: phổ biến nhất là đồ hoạ trên giá, minh hoạ
sách, đồ hoạ ứng dụng.
6.3.3.3 Nhóm nghệ thuật biểu hiện
Âm nhạc và múa: thuộc loại hình nghệ thuật mang tính biểu hiện vì chúng
không nhằm mục đích miêu tả hiện thực mà là bày tỏ tâm tư tình cảm, khát vọng của
con người trước hiện thực.
* Âm nhạc
Nói tới âm nhạc là nói tới nghệ thuật xử lý âm thanh theo nhịp điệu, tiết tấu để
biểu hiện sự rung động cảm xúc, tâm trạng của con người. Hai thuộc tính cơ bản của
âm thanh nói chung cũng như chất giọng của con người nói riêng là cao độ (độ trầm
bổng) và trường độ (độ dài ngắn). Trong việc truyền đạt thế giới tinh thần của con
người, âm nhạc dặc biệt tinh tế, uyển chuyển. Là loại hình nghệ thuật mang tính biểu
hiện, âm nhạc không nhằm tái tạo hiện thực mà giúp con người bày tỏ tâm tư, tình
cảm, khát vọng của mình trước hiện thực. Âm nhạc, “ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn”
phản ánh tình cảm và qua đó phản ánh hiện thực, giáo dục tình cảm con người.
Giai điệu, hoà âm, phối khí là những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc để
xây dựng hình tượng.
Là loại hình nghệ thuật vừa mang tính thời gian, vừa mang tính biểu diễn nên
chất lượng và hiệu quả của một tác phẩm âm nhạc phụ thuộc rất nhiều vào tài năng
diễn xuất của nhạc công hay ca sỹ. Yếu tố “đồng sáng tạo” thể hiện rõ.
Trong đời sống của một dân tộc thường hình thành hai dòng âm nhạc tồn tại
song song: âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp (bác học).
* Múa
Là loại hình nghệ thuật lấy hình thể và động tác diễn xuất của con người làm
phương tiện xây dựng hình tượng. Tuy nhiên không có nghĩa đồng nhất giữa động tác
múa với động tác sinh hoạt đời thường. Động tác múa mang tính tượng trưng, ước lệ
và có giá trị biểu cảm rất cao. Cũng như âm nhạc, múa không nhằm phản ánh hiện
thực mà còn bày tỏ tư tưởng, tình cảm của mình trước hiện thực. Là loại hình nghệ
thuật mang tính biểu diễn, vừa có tính chất không gian vừa có tính chất thời gian, tác
động đồng thời đến cả thị giác và thính giác.
Múa và âm nhạc có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Động tác múa dựa trên nhịp
điệu của âm nhạc và qua đó bộc lộ những tính cách, tư tưởng và tình cảm của con
người. Âm nhạc ở đây không chỉ giữ vai trò “bắt nhịp” cho múa mà còn góp phần tạo
nên “linh hồn” cho các tác phẩm múa. Hình tượng của nghệ thuật nhảy múa phát triển
theo thời gian, truyền đạt trực tiếp sự vận động, sự phát triển và biến đổi của trạng thái
thế giới nội tâm con người, thông qua đó truyền đạt cả những hiện tượng khác của đời
sống.
Múa thường gắn với hoạt động lao động, với sinh hoạt văn hoá cũng như các lễ
hội mang tính chất tín ngưỡng của nhân dân.
Múa có hai dòng song song tồn tại: múa dân gian và múa chuyên nghiệp (múa
balê, múa tiết mục).
6.3.3.4 Nghệ thuật văn chương
Văn chương là loại hình nghệ thuật giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống
các loại hình nghệ thuật. Người ta thường coi văn chương là loại hình nghệ thuật giữ
vị trí chủ đạo trong một nền nghệ thuật nói chung và xếp nó ngang bằng với tổng số
các loại hình nghệ thuật còn lại: văn chương - nghệ thuật.
Nhà văn, nhà thơ lấy tiếng nói và chữ viết (tức ngôn ngữ và văn tự) làm
phương tiện phản ánh hiện thực cũng như bày tỏ tư tưởng tình cảm của mình trước
hiện thực.
Trong đời sống nghệ thuật của một dân tộc, văn chương giữ một vị trí đặc biệt
quan trọng, bởi lẽ, so với các loại hình nghệ thuật khác, nó có ưu thế nổi trội: Nó có
khả năng phản ánh hiện thực một cách sâu rộng nhất, nhanh nhạy nhất. Vì lấy ngôn
ngữ, văn tự làm phương tiện phản ánh lên sự phát triển của nghệ thuật văn chương có
ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ. Nó có tác động tích cực
tới sự phát triển của các loại hình nghệ thuật khác. Các nghệ sỹ sáng tác ở các loại
hình nghệ thuật khác có thể tìm thấy ở văn chương nguồn đề tài vô tận cho sự sáng tạo
của mình. Văn chương thường đi trước trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc
của thời đại. Văn chương là loại hình nghệ thuật vừa mang tính tạo hình, vừa mang
tính biểu hiện nên có sức phản ánh rộng lớn và sâu sắc.
Dựa trên đặc điểm từ pháp và cấu trúc ngôn ngữ, người ta chia văn chương
thành hai loại cụ thể: văn vần và văn xuôi. Cách chia khác: Văn chương thành ba thể
loại: Tự sự, trữ tình, kịch.
6.3.3.5 Các loại hình nghệ thuật tổng hợp
Sân khấu và điện ảnh là những loại hình nghệ thuật tổng hợp. Tính tổng hợp
của chúng biểu hiện ở chỗ:
Trong sân khấu và điện ảnh dường như có mặt tất cả các loại hình nghệ thuật
khác. Sự có mặt của các loại hình nghệ thuật ấy không phải là số cộng giản đơn, là sự
lắp ghép tuỳ tiện mà chúng được kết nối với nhau trong một chỉnh thể thống nhất và
duy nhất nhằm tạo lên một tác phẩm nghệ thuật mới.
Ở đây có sự tham gia của cả một tập thể các nghệ sỹ sáng tác, từ các lĩnh vực
nghệ thuật khác nhau: kịch bản, diễn viên, hoạ sỹ, nhạc sỹ.... Tính tổng hợp làm cho
sân khấu và điện ảnh vừa mang tính tạo hình, vừa mang tính biểu hiện, vừa là nghệ
thuật thời gian, vừa là nghệ thuật không gian, vừa là nghệ thuật thị giác vừa là nghệ
thuật thính giác.
* Sân khấu
Phương tiện ngôn ngữ của sân khấu là hành động (hành động hình thể, hành
động tâm lý, hành động ngôn ngữ) thông qua diễn xuất của diễn viên. Hành động sân
khấu là hành động kịch nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch chứ không phải bất kỳ hành
động ngẫu nhiên nào. Do đó, các hành động kịch phải nhất quán, nhằm biểu hiện một
tư tưởng nhất định. Đặc điểm quan trọng của sân khấu là hành động sáng tạo (việc
diễn viên xây dựng hình tượng) diễn ra ngay trước mắt người xem. Nhờ vậy, người
xem có thể đồng sáng tạo với diễn viên.
Sân khấu mang đậm dấu ấn tượng trưng, ước lệ: không gian, thời gian, hành
động.
Ưu thế và hạn chế của sân khấu: (so với một số loại hình nghệ thuật khác)
Nó có thể phản ánh cho người xem trông thấy trực tiếp quá trình đấu tranh,
xung đột giữa các nhân vật qua hành động của các nhân vật, thấy được sự va chạm
giữa các lực lượng đối kháng trong xã hội mà họ là tiêu biểu. Tính cụ thể, trực tiếp
trong việc tái hiện những xung đột của cuộc sống là ưu điểm chủ yếu nhất của sân
khấu.
So với các loại hình nghệ thuật khác: So với văn học, sân khấu tái hiện hiện
thực với tính cụ thể, trực tiếp, tác động vào thị giác. So với hội hoạ, nó phản ánh quá
trình phát triển của các biến cố và các tính cách, còn hội hoạ chỉ miêu tả một biến cố
trong một khoảnh khắc nhất định. Khác còn thể hiện ở chỗ, diễn xuất của một vở kịch
chỉ tồn tại trong một thời gian nó được những diễn viên thể hiện trên sân khấu còn hội
hoạ thì bức tranh sau khi đã hoàn thành rồi, trong bất cứ khi nào con người cũng có
thể nhìn ngắm thật lâu. Còn buổi biểu diễn sân khấu thì không thể biểu hiện các biến
cố theo lối tạo hình tường tận như thế. Những con người trông thấy trên sân khấu là
những diễn viên sống. Công chúng không chỉ trông thấy khảnh khắc của một biến cố
mà còn trông thấy sự phát triển của cả một chuỗi các biến cố. Công chúng có thể
ngắm tranh bao lâu tuỳ thích, trong một tiếng, hai tiếng...còn trong một buổi biểu diễn,
thì sau một khoảng thời gian ấy, hành động đã đi rất xa, đã biến chuyển liên tục.
Kịch bản được viết ra để diễn nên về một số phương diện nào đó có bị hạn chế
hơn so với loại hình văn học. Kịch không thể vận dụng rộng rãi những phương tiện
phản ánh và đánh giá hiện thực như tiểu thuyết. Tiểu thuyết có thể diễn tả, phân tích
cảm xúc của nhân vật không phụ thuộc nào việc nhân vật có phát biểu tư tưởng đó ra
không, còn trong sân khấu, tất cả phải được bộc lộ thông qua lời lẽ và tư thế của diễn
viên. Tiểu thuyết có thể đọc trong thời gian dài mà tính hoàn chỉnh tương đối của việc
cảm thụ hình tượng văn học vẫn không bị tổn hại, còn diễn xuất của một vở kịch thì
phải đảm bảo tính thống nhất liên tục của việc cảm thụ nên nó phải chịu sự hạn chế
trong thời gian.
Sức hấp dẫn có một không hai của sân khấu ở chỗ, nó là một sáng tạo đặc biệt,
diễn ra ngay trước mắt người xem. Nếu ở các loại hình nghệ thuật khác, người xem
cảm thụ tác phẩm đã xong xuôi của tác giả, thì ở sân khấu, người xem cảm thụ không
chỉ riêng kết quả sáng tạo mà cả bản thân hành động sáng tạo, quá trình sáng tạo. Điều
đó làm cho khoái cảm do buổi biểu diễn gây ra có sức hấp dẫn đặc biệt. Người xem
trở nên cùng sáng tạo với những người tham gia buổi diễn và có tác động trở lại đối
với diễn viên. Thái độ của khán giả ảnh hưởng tới hiệu quả của vở diễn.
Hạn chế của sân khấu so với điện ảnh là nó không có khả năng nhân bản buổi
diễn thành hàng trăm bản sao được. Việc quay phim các tiết mục sân khấu lại làm mất
đi sự tiếp xúc sinh động của diễn viên và người xem.
Sân khấu có ba thể loại chính: chính kịch, bi kịch, hài kịch.
* Điện ảnh
Là loại hình nghệ thuật non trẻ nhất, ra đời cuối thế kỷ XIX với tư cách là một
thú vui kỹ thuật đặc biệt. Nó mau chóng phát triển và trở thành một trong những loại
hình quan trọng nhất trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của thời đại.
Ngôn ngữ của điện ảnh là hình ảnh. Ít bị hạn chế về không gian và thời gian,
điện ảnh có khả năng trình bày cuộc sống phong phú, nhiều mặt hơn sân khấu. Nếu
như thời gian và không gian trong sân khấu là ước lệ, thì không gian và thời gian
trong điện ảnh gần giống với hiện thực ngoài đời. Người ta có thể đưa lên sân khấu
hầu như mọi sự kiện, có quy mô, tầm cỡ khác nhau và thể hiện được quá trình vận
động, phát triển của chúng. (Trong sân khấu, thời gian trình diễn không dài, không
gian biểu diễn hẹp, các sự kiện của sân khấu đòi hỏi phải súc tích, ngắn gọn). Điện
ảnh có khả năng rộng lớn trong việc bao quát cuộc sống, cả quá khứ, hiện tại, tương
lai. Có nhứng bộ phim dài hàng trăm tập với nhiều sự kiện, biến cố).
Sân khấu và điện ảnh cùng dựa trên cơ sở văn học nhất định, nhưng trong sân
khấu là vở kịch thì kịch bản của điện ảnh là một loại tác phẩm văn học đặc biệt. (Nó
bao gồm cả những chi tiết yêu cầu về không gian, về trang phục, của chỉ của diễn
viên...Như vậy, kịch bản điện ảnh chi tiết, cụ thể hơn kịch bản sân khấu).
Nghệ thuật biểu diễn của sân khấu và điện ảnh có sự khác nhau: diễn xuất của
diễn viên sân khấu là phương tiện chủ yếu và duy nhất thì không thể nói như thế với
điện ảnh. Phim có thể hoàn toàn không có diễn viên còn vở diễn mà không có diễn
viên thì vô nghĩa. Diễn viên đóng vai trò trung tâm trong sân khấu còn trong điện ảnh,
ngoài diễn xuất của diễn viên còn có những phương tiện tạo hình biểu hiện khác hỗ trợ
đắc lực cho việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Diễn xuất của diễn viên sân
khấu mang tính quy phạm và ước lệ, còn ở điện ảnh, gần gũi với hành động của con
người trong cuộc sống đời thường.
Nhưng điện ảnh lại thiếu đi sự tiếp xúc trực tiếp giữa diễn viên và khán giả.
Sân khấu mang lại cảm xúc độc đáo không bao giờ lặp lại mà mỗi buổi biểu diễn
mang lại, điều này chỉ có ở sân khấu.
Ngôn từ trong sân khấu là một trong những phương tiện biểu đạt chính, trong
khi đó, ở điện ảnh, nó chỉ là một trong nhiều phương tiện. Ngôn từ trong điện ảnh có
nhiệm vụ chỉ biểu hiện cái không thể biểu hiện qua việc tái hiện trực tiếp hành động.
Nếu ngôn từ trong điện ảnh quá nhiều thì bộ phim thường trở nên dài lê thê và buồn
tẻ.
So với hội hoạ: tính chất động của điện ảnh là thế mạnh của nó nhưng lại
không cho phép dừng hành động lại trên màn ảnh để xem xét một cách kỹ lưỡng như
hội hoạ hay điêu khắc, vì nó phá huỷ tính hoàn chỉnh của bộ phim. Hình tượng điện
ảnh phải được cảm thụ trong sự vận động, phát triển của nó.
Điện ảnh bao gồm các loại thể: phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình,
phim khoa học...Chia theo đề tài: phim tâm lý xã hội, phim hài, phim trinh thám...Chia
theo phương diện kỹ thuật: phim đen trắng, phim màu, phim màn ảnh nhỏ, phim màn
ảnh rộng...

Kết luận:
Các loại hình nghệ thuật nói trên không chỉ chịu tác động của hoàn cảnh xã hội
lịch sử mà giữa chúng còn có sự tác động lẫn nhau. Chúng có ảnh hưởng tích cực tới
việc hoàn thiện của từng loại hình hay làm nảy sinh nhiều loại hình mới (vd: sân khấu,
điện ảnh, vô tuyến truyền hình). Chúng nương tựa, gắn bó hữu cơ với nhau.
Toàn bộ nghệ thuật với tất cả các loại hình gộp lại mới có khả năng phản ánh
đầy đủ và sâu sắc hiện thực đời sống. Một loại hình nghệ thuật nào đó, cho dù tổng
hợp hay giữ vai trò chủ đạo, vẫn không có khả năng gánh vác nhiệm vụ nặng nề trên.
Tuy chúng có sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau nhưng điều đó không làm
mất đi dấu hiệu riêng biệt, độc đáo của từng loại hình nghệ thuật độc lập.

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN


1. Phân tích giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu?

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày bản chất của hình tượng nghệ thuật?
2. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật?
3. Ngôn ngữ đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật: hội họa, điêu khắc,
kiến trúc, sân khấu, văn học?

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


A. Tài liệu bắt buộc
1. Đặng Hồng Chương, Nguyễn Hồng Mai, Mỹ học, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, H, 2004, đọc từ trang 279 đến trang 328.
2. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương, NXB Giáo
dục, H, 2001, đọc từ trang 162 đến trang 194.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giáo trình mỹ học đại cương, NXB
Chính trị quốc gia, H, 2004, đọc từ trang 256 đến trang 298.
B. Tài liệu tham khảo
1. Êren Groxx, Mỹ học - khoa học diệu kỳ, NXB Văn hóa, 1984, đọc từ trang
194 đến trang 258.
2. Lê Ngọc Trà, Văn chương, thẩm mỹ và văn hoá, NXB Giáo dục, H, 2007,
đọc từ trang 284 đến trang 298.

Chương 7
HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT - DẠNG THỨC ĐIỂN HÌNH CỦA
HOẠT ĐỘNG THẨM MỸ

7.1 HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT LÀ MỘT QUÁ TRÌNH


Nghệ thuật chỉ thực sự tồn tại và phát huy tác dụng của nó trong đời sống xã
hội thông qua hoạt động nghệ thuật. Không có hoạt động nghệ thuật thì không có tác
phẩm nghệ thuật và đương nhiên, không có sự tiêu dùng nghệ thuật.
Xét về mặt bản chất, hoạt động nghệ thuật là quá trình thoả mãn nhu cầu thẩm
mỹ, vừa là động lực thúc đẩy nhu cầu, làm cho nhu cầu thẩm mỹ ngày càng đa dạng,
phong phú hơn.
7.1.1 Tương quan giữa hoạt động thẩm mỹ và hoạt động nghệ thuật
Nhu cầu thẩm mỹ luôn chi phối mọi hoạt động sống của con người, dù đó là
hoạt động sáng tạo vật chất hay tinh thần.
Quá trình đồng hoá thẩm mỹ thế giới hiện thực chính là quá trình hoạt động
thẩm mỹ của con người. “Con người luôn nhào nặn vật chất theo quy luật của cái
đẹp”- Marx. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động thẩm mỹ của con người
cũng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Đến một lúc nào đó, tính thực dụng
trong hoạt động này dường như bị đẩy ra xa để nhường chỗ cho tính thẩm mỹ thuần
tuý thì chính là lúc xuất hiện hoạt động nghệ thuật.
Hoạt động nghệ thuật là hoạt động thẩm mỹ đặc thù mà qua đó, con người tạo
ra những giá trị thẩm mỹ mới: các tác phẩm nghệ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm
mỹ. Tác phẩm nghệ thuật ra đời là kết quả của một quá trình lao động đặc biệt, đòi hỏi
người sáng tạo phải đạt tới trình độ tinh vi, điêu luyện. (Nghệ thuật chính là hiện thân
của cái đẹp).
Cùng nhằm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người xã hội, hoạt động thẩm
mỹ là nền tảng, là môi trường nuôi dưỡng hoạt động nghệ thuật và hoạt động nghệ
thuật là sự biểu hiện tập trung, là đỉnh cao của hoạt động thẩm mỹ.
* Đặc trưng cơ bản của hoạt động nghệ thuật
Nó vừa mang ý nghĩa là hoạt động sáng tạo vật chất, vừa mang ý nghĩa là hoạt
động sáng tạo tinh thần.
Là hoạt động sáng tạo vật chất vì khi sáng tác, nghệ sỹ phải biết sử dụng những
phương tiện vật chất - kỹ thuật nhất định để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Có am
hiểu sâu sắc đặc trưng, tính chất, công dụng...của những phương tiện vật chất - kỹ
thuật, có làm chủ được nó, có tay nghề thành thạo, nghệ sỹ mới có khả năng “vật chất
hoá” tư tưởng, tình cảm của mình.
Là hoạt động sáng tạo tinh thần vì đó là cái đích cuối cùng của nghệ sỹ cần đạt
tới. Toàn bộ thao tác trong quá trình sáng tạo nghệ thuật đều mang dấu ấn của hoạt
động tinh thần. Nó đòi hỏi nghệ sỹ khi sáng tác phải có óc quan sát, có tài phán đoán,
phát hiện, có khả năng biết lựa chọn và khái quát hiện thực, biết vận dụng trí tưởng
tượng phong phú của mình để thông qua con đường hư cấu, mà phản ánh và tái tạo
hiện thực. Tác phẩm nghệ thuật còn luôn chứa đựng tư tưởng, tình cảm chủ quan của
tác giả.
Hoạt động nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân độc đáo: ở nghệ sỹ (người sáng tạo
nghệ thuật) và ở công chúng (người tiêu dùng nghệ thuật).
Ở nghệ sỹ: cá tính sáng tạo của người nghệ sỹ trong sáng tác nghệ thuật: mỗi
nghệ sỹ có cách nhìn nhận, đánh giá, có phong cách nghệ thuật riêng biệt độc đáo,
điều này tạo nên sự phong phú của nghệ thuật. Thế giới quan và quan điểm thẩm mỹ
của riêng mỗi người chi phối rất lớn tới việc lựa chọn đề tài, chủ đề. Những tác giả lớn
còn có bút pháp nghệ thuật riêng độc đáo (do năng khiếu bẩm sinh và cảm quan thẩm
mỹ của họ).
Ở công chúng: Mỗi người có một thị hiếu nghệ thuật khác nhau. Thị hiếu nghệ
thuật được hình thành và ổn định do sự chi phối của trình độ văn hoá - thẩm mỹ, do
thực tiễn đời sống nghệ thuật và cá tính riêng của mỗi người.
7.1.2 Hai giai đoạn cơ bản của quá trình hoạt động nghệ thuật
Quá trình hoạt động nghệ thuật gồm năm khâu cơ bản: hiện thực đời sống -->
nghệ sỹ --> tác phẩm nghệ thuật --> công chúng nghệ thuật -->hiện thực đời sống.
Khái quát lại, hoạt động nghệ thuật bao gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn
sáng tác của người nghệ sỹ và giai đoạn thụ cảm nghệ thuật của công chúng.
Hai giai đoạn này có quan hệ biện chứng với nhau, tác động và thúc đẩy lẫn
nhau, được chi phối bởi luật cung - cầu. Sáng tác nghệ thuật nhằm cung cấp cho người
thưởng thức các sản phẩm nghệ thuật và ngược lại, thưởng thức nghệ thuật chính là
quá trình “tiêu dùng” nghệ thuật, quá trình tiếp nhận và đánh giá kết quả sáng tạo của
nghệ sỹ.
Tác phẩm nghệ thuật được coi là chiếc cầu nối giữa hai giai đoạn. Nó kết thúc
giai đoạn một (giai đoạn sáng tác của người nghệ sỹ) và mở đầu cho giai đoạn hai
(giai đoạn cảm thụ của công chúng). Tác phẩm nghệ thuật là kết quả lao động nghệ
thuật của người nghệ sỹ đồng thời là điểm khởi nguồn cho hoạt động cảm thụ của
công chúng. Nếu như ở giai đoạn thứ một, tác phẩm nghệ thuật biểu hiện tập trung
toàn bộ năng lực tinh thần của người nghệ sỹ thì ở giai đoạn hai nó lại đòi hỏi người
cảm thụ cũng phải phát huy toàn bộ năng lực tinh thần để tiếp nhận tác phẩm nghệ
thuật.
Sự phân chia hoạt động nghệ thuật ra làm hai giai đoạn cũng chỉ là tương đối.
Bởi lẽ, nghệ sỹ không chỉ sáng tác mà cũng cần cảm thụ nghệ thuật, ngược lại, công
chúng không chỉ biết cảm thụ mà còn có khả năng tham gia vào sáng tác nghệ thuật
nữa. (vd: văn học dân gian là sản phẩm của quần chúng, giữa văn học dân gian và văn
học bác học có tác động qua lại. Chẳng hạn, yếu tố văn học dân gian trong truyện
Kiều, thơ Nguyễn Bính...).
Quá trình hoạt động nghệ thuật bao gồm cả phê bình nghệ thuật nữa. Tuy ra đời
muộn nhưng phê bình nghệ thuật ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của hoạt động nghệ thuật. Nó góp phần quan trọng vào việc định hướng sáng tác
cũng như cảm thụ và nâng cao chất lượng sáng tác.
7.2 CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT
7.2.1 Hoạt động sáng tạo nghệ thuật
Sáng tác nghệ thuật là thiên chức của người nghệ sỹ. Bằng tác phẩm nghệ thuật
của mình, nghệ sỹ muốn thể hiện tư tưởng, tình cảm, khát vọng của mình với công
chúng. Tác phẩm nghệ thuật thể hiện tài năng và tâm huyết của nghệ sỹ, là nơi kết nối
giữa nghệ sỹ với công chúng.
Khi sáng tác, nghệ sỹ ở trong một tâm thế đặc biệt. Đó là khi cảm xúc của họ bị
dồn nén, cần được giải toả. Do đó, cảm xúc thẩm mỹ giữ một vai trò rất quan trọng
với nghệ sỹ khi sáng tác. Nó là nguồn cảm hứng, là chất men kích thích đối với nghệ
sỹ trước và trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Nghệ sỹ cũng cần có thế giới quan đúng đắn, tư tưởng thẩm mỹ tiến bộ, một cái
nhìn tỉnh táo và sáng suốt để nhận thức và đánh giá hiện thực, giàu trí tưởng tượng,
một tâm hồn dễ xúc động, nhạy cảm...
Hai điều kiện cơ bản của người nghệ sỹ là vốn và tài.
Vốn: Vốn của người nghệ sỹ bao gồm vốn sống (sự từng trải, kinh nghiệm
thực tế), vốn hiểu biết (trình độ văn hoá, phẩm chất trí tuệ), vốn chính trị, vốn đạo
đức, vốn chuyên môn, nghiệp vụ. Vốn của người nghệ sỹ càng phong phú, dồi dào thì
tầm nhìn của nghệ sỹ càng rộng, cách nhìn nhận, đánh giá của nghệ sỹ càng chuẩn
xác, khả năng tưởng tượng của nghệ sỹ càng cao, đề tài khai thác của nghệ sỹ càng
lớn. Để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật chân thực, có tầm cỡ, đòi hỏi nghệ sỹ phải
có một nguồn vốn dồi dào.Vốn của nghệ sỹ được tích luỹ từ hai nguồn: vốn trực tiếp
và vốn gián tiếp.
Vốn trực tiếp: là vốn mà nghệ sỹ tích luỹ được qua thực tế đời sống mà mình
trải nghiệm. (Cái mạnh của vốn trực tiếp là độ chuẩn xác, tính sâu sắc và khả năng gây
cảm xúc đối với nghệ sỹ, cái yếu của vốn trực tiếp là thiếu bề rộng).
Vốn gián tiếp: là vốn mà nghệ sỹ thu lượm được qua học tập, qua sách báo,
qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua việc học hỏi kinh nghiệm của người
khác...(thiếu chiều sâu nhưng lại có bề rộng). Nghệ sỹ phải biết kết hợp cả hai nguồn
vốn trên.
(Vốn sống: Ngày xưa, đọc hai câu thơ của Vương An Thạch(1021- 1086):
“Minh nguyệt sơn đầu khiếu. Hoàng khuyển ngoạ hoa tâm”. Tô Đông Pha (1037-
1101) lắc đầu nghĩ: “minh nguyệt” là trăng sáng, “sơn đầu khiếu” là hát đầu núi,
“hoàng khuyển” là chó vàng, “ngoạ hoa tâm” là nằm giữa nhụy hoa. Vô lí vậy! Ông
bèn thay chữ “khiếu” thành “chiếu”, chữ “tâm” bằng chữ “âm”: “Trăng sáng soi đầu
núi. Chó vàng nằm dưới bóng hoa” và cho rằng mình đúng. Sau này, khi bị đày ra
Hoàng Châu, Tô Đông Pha được những người dân địa phương cho biết ở đó có con
chim minh nguyệt hót rất hay, có loài sâu hoàng khuyển nằm gọn giữa bông hoa. Bấy
giờ nhà thơ mới biết mình nhầm. Do đó, vốn sống vô cùng quan trọng.
Đỗ Phủ: “Độc thư phá vạn quyển. Dụng bút như hữu thần” (Đọc sách nát muôn
quyển. Hạ bút như có thần”. Đó là vốn sống gián tiếp.
George Sand nói: “Nghệ thuật không phải là một năng khiếu có thể phát triển
mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, phải tìm tòi, phải xào
nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu nhiều đau khổ, và đồng thời không ngừng
kiên trì làm việc”).
Tài: Tài của nghệ sỹ gồm: tài quan sát, phát hiện, khám phá, tài liên tưởng -
tưởng tượng, tài vận dụng thành thạo ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình nghệ thuật
để xây dựng hình tượng, cấu trúc tác phẩm nghệ thuật. Tài quan sát, phát hiện, khám
phá để lựa chọn đề tài, chủ đề.
Nghệ sỹ phải giàu óc tưởng tượng và khả năng liên tưởng. Tưởng tượng là điều
kiện cơ bản để tiến hành hư cấu nghệ thuật, nhằm tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho người
cảm thụ.
Biêlinxky: “ Kẻ nào không được phú bẩm năng khiếu tưởng tượng sáng tạo,
năng lực biến các ý tưởng thành hình tượng thì kẻ đó sẽ không bao giờ có thể trở
thành thi sỹ bất kể trí tuệ, tình cảm sức mạnh và tín ngưỡng của anh ta như thế nào”.
Am hiểu và sử dụng thành thạo ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình nghệ
thuật. Mỗi loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ đặc trưng mà nếu nghệ sỹ không biết sử
dụng sẽ thất bại.
Tài năng của nghệ sỹ được hình thành từ năng khiếu bẩm sinh, từ quá trình lao
động khổ luyện của nghệ sỹ. Nếu có tài năng bẩm sinh mà không rèn luyện thì sẽ
không phát triển...Đối với người nghệ sỹ, cả vốn lẫn tài đều cần thiết và quan trọng
như nhau.
7.2.2 Hoạt động cảm thụ nghệ thuật
Cảm thụ nghệ thuật chính là tiêu dùng nghệ thuật, là sự thưởng thức và đánh
giá của công chúng đối với các tác phẩm nghệ thuật. Muốn làm được điều này, người
thụ cảm phải có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết để “giải mã” những tín
hiệu thông tin thẩm mỹ mà người nghệ sỹ đã “mã hoá” trong từng tác phẩm nghệ
thuật, để trên cơ sở đó, có khả năng nhận thức và thẩm định tác phẩm. Đây là một quá
trình chủ động, tích cực và đứng trên phương diện nào đó, người cảm thụ nghệ thuật
cũng là một “đồng tác giả”.
* Quá trình cảm thụ nghệ thuật của công chúng cũng cần được nhìn nhận như
một khâu sáng tạo. Tính sáng tạo ở đây được biểu hiện:
Khi thưởng thức nghệ thuật, công chúng cũng phải huy động toàn bộ vốn sống,
vốn hiểu biết của mình, bằng trí tưởng tượng, họ tái tạo lại hình tượng nghệ thuật mà
người nghệ sỹ xây dựng trong tác phẩm. Đây là quá trình “giải mã” nghệ thuật. Khả
năng, trình độ và năng lực giải mã của người thụ cảm như thế nào sẽ qui định năng lực
tiếp nhận nghệ thuật của người thụ cảm cũng đạt tới trình độ đó. (Cùng một tác phẩm
nghệ thuật, với những người thụ cảm có trình độ khác nhau, hiệu quả tiếp nhận sẽ
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau).
Cảm thụ nghệ thuật bao hàm sự nhận thức và đánh giá nghệ thuật. Trong quá
trình cảm thụ, công chúng có những thẩm định về cái hay, cái dở của tác phẩm. Điều
này cũng phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống và tài năng của họ.
Trên thực tế, công chúng còn có khả năng tham gia trực tiếp vào hoạt động
sáng tác nghệ thuật. (vd: văn học đân gian).
Nếu rung động thẩm mỹ được coi là chất men kích thích đối với người nghệ sỹ
khi sáng tác, thì đến lượt mình, tác phẩm nghệ thuật lại đấy lên trong lòng người thụ
cảm những rung cảm, xúc cảm thẩm mỹ, điều này là vô cùng cần thiết. Do đó, công
chúng muốn cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm phải chuẩn bị cho mình một năng
lực thẩm mỹ cần thiết và một trạng thái tâm - sinh lý tích cực. Độ đậm - nhạt, mạnh
yếu của rung cảm, xúc cảm thẩm mỹ vừa tuỳ thuộc vào giá trị tự thân của tác phẩm,
vừa tuỳ thuộc vào sự đồng cảm và năng lực chủ quan của người thưởng thức.
Không thể xem nhẹ quá trình thụ cảm nghệ thuật của công chúng. Bởi, thông
qua quá trình này, sức sống của mỗi tác phẩm mới được phát huy và nghệ thuật mới
thực hiện được ý nghĩa xã hội của nó. Vì thế, nghệ sỹ phải cố gắng đáp ứng nhu cầu
thẩm mỹ ngày càng cao của quần chúng nhân dân.
7.2.3 Hoạt động phê bình nghệ thuật
Điều kiện xuất hiện hoạt động phê bình: Khi thưởng thức và đánh giá tác phẩm
nghệ thuật, người cảm thụ đã tiến hành sự phê bình nghệ thuật. Nhưng đó không phải
là hoạt động chuyên biệt và mang tính tự giác. Thêm nữa, sự đánh giá nghệ thuật ấy
không phải bao giờ cũng đúng do tri thức nghệ thuật riêng của mỗi người có khác
nhau và nhìn chung thấp hơn mặt bằng tri thức của các nghệ sỹ chuyên nghiệp. Đây là
cơ sở khách quan để dẫn tới sự phê bình nghệ thuật. Do vậy, khi sự phân công lao
động đã đạt tới một trình độ nhất định, tư duy khoa học phát triển, hoạt động nghệ
thuật chuyên nghiệp ra đời thì phê bình chuyên nghiệp cũng xuất hiện.
Chức năng cơ bản của phê bình nghệ thuật là thông tin, hướng dẫn, định hướng
hoạt động nghệ thuật. Điều này là cần thiết đối với nghệ sỹ và công chúng. Khi sự
phân công lao động đã đạt đến một trình độ nhất định, hoạt động nghệ thuật chuyên
nghiệp ra đời thì phê bình chuyên nghiệp cũng xuất hiện và từng bước khẳng định vị
trí độc lập của mình, nhất là khi trình độ nghệ thuật và trình độ tư duy của con người
ngày càng phát triển. Ngày nay, phê bình nghệ thuật trở thành một hoạt động thường
xuyên.
Đối tượng của phê bình nghệ thuật là các tác phẩm nghệ thuật, các hiện tượng
nghệ thuật và người nghệ sỹ. Chức năng của phê bình nghệ thuật là thông qua việc
phân tích, mổ xẻ tác phẩm nghệ thuật, phê bình nghệ thuật vạch ra chỗ đúng, chỗ sai,
chỗ hay, chỗ dở của tác phẩm. Đối với nghệ sỹ, phê bình nghệ thuật giúp họ có cái
nhìn khách quan và tỉnh táo hơn đối với tác phẩm nghệ thuật của mình để rút ra những
kinh nghiệm cần thiết hay những bổ khuyết cần thiết cho tác phẩm. Đối với người
thưởng thức, phê bình nghệ thuật giữ vai trò định hướng.
Nhà phê bình cùng một lúc đóng vai trò người thưởng thức tác phẩm lại vừa là
một nhà khoa học. Với tư cách thứ nhất, họ phải có cảm quan thẩm mỹ nhạy bén, với
tư cách thứ hai - họ phải có một thế giới quan, một lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, một
bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Để trở thành một nhà phê bình thực thụ, bản thân họ
phải có vốn sống, vốn hiểu biết, phải có sự am tường về nghệ thuật, cũng như phải có
thiện tâm.

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN


1. Chứng minh hoạt động nghệ thuật vừa mang ý nghĩa của hoạt động vật
chất, vừa mang ý nghĩa của hoạt động sáng tạo tinh thần?

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày quá trình hoạt động nghệ thuật?

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


A. Tài liệu bắt buộc
1. Đặng Hồng Chương, Nguyễn Hồng Mai, Mỹ học, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, H, 2004, đọc từ trang 256 đến trang 278.
2. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương, NXB
Giáo dục, H, 2001, đọc từ trang 195 đến trang 212.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giáo trình mỹ học đại cương,
NXB Chính trị quốc gia, H, 2004, đọc từ trang 299 đến trang 337.
B. Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Học liệu bắt buộc


1. Đặng Hồng Chương, Nguyễn Hồng Mai, Mỹ học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
H, 2004.
2. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương, NXB Giáo dục, H,
2001.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giáo trình mỹ học đại cương, NXB Chính
trị quốc gia, H, 2004.
II. Học liệu tham khảo
1. Lênin, Bàn về văn học nghệ thuật, NXB Sự thật, H, 1977.
2. Iu Bôrep, Những phạm trù mỹ học cơ bản, Trường Đại học Tổng hợp xuất bản,H ,
1974.
3. M.Cagan, Hình thái học của nghệ thuật, NXB Hội Nhà văn, H, 2004.
4. Êren Groxx, Mỹ học - khoa học diệu kỳ, NXB Văn hóa, 1984
5. Đỗ Huy, Mỹ học - khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, NXB Khoa học Xã hội, H,
2000.
6. Đỗ Huy, Cái đẹp- một giá trị, NXB Thông tin lý luận, H, 1984.
7. Lý Trạch Hậu, Bốn bài giảng mỹ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2002.
8. Hêghen, Mỹ học, NXB Văn hoá, H, 1999.
9. PGS.TSKH. Đỗ Văn Khang (chủ biên), Mỹ học Mác- Lênin, NXB Đại học Sư
phạm, 2004.
10. PGS.TSKH. Đỗ Văn Khang (chủ biên), Nghệ thuật học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, H, 2004.
11.Vũ Khiêu, Bàn về văn hiến Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, H, 1996.
12. Phương Lựu, Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo dục, H,
1989.
13. Ôpxanhicốp, Mỹ học cơ bản và nâng cao, NXB Văn hóa Thông tin, H, 2001.
14. T.Sécnưsepxki, Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực, NXB Văn hoá
nghệ thuật, H, 1962.
15. Vũ Minh Tâm, Mỹ học Mác- Lênin, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 1995.
16. Chu Quang Tiềm, Tâm lý văn nghệ mỹ học hiện đại, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, 1991.
17. Lê Ngọc Trà, Lâm Vinh, Huỳnh Như Phương, Giáo trình mỹ học đại cương, NXB
Giáo dục, H, 1997.
18. Lê Ngọc Trà, Văn chương, thẩm mỹ và văn hoá, NXB Giáo dục, H, 2007.
19.Như Thiết, Đưa cái đẹp vào cuộc sống, NXB Sự thật, H, 1986.
20. L.X.Vưgôtxki, Tâm lý học nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội, H, 1995.
21. Nguyên lý mỹ học Mác -Lênin, NXB Sự thật, H, 1963. (4 phần, 4 quyển)...

-----------------------------------------------------------

You might also like