Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

KHOA KIẾN THỨC CƠ BẢN


BỘ MÔN MỸ HỌC

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC


MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Hà Nội - 2019
1
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Thông tin về giảng viên


- Họ và tên: Đặng Hà Chi.
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Kiến thức cơ bản, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
- Điện thoại: 0966724288
- Địa chỉ email: Danghachidhvh@gmail.com
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Mỹ học đại cương
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 20 giờ
+ Thảo luận: 05 giờ
+ Thực tế: 0 giờ
+ Tự học: 0 giờ
3. Mục tiêu của môn học:

3.1 Mục tiêu chung của môn học:


- Về kiến thức: Sinh viên cần nắm được:
+ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn học.
+ Sự hình thành và phát triển của khoa học mỹ học.
+ Cấu trúc và những tính chất cơ bản của quan hệ thẩm mỹ
+ Hệ thống các khái niệm, các phạm trù cơ bản của mỹ học: cái đẹp, cái cao cả, cái
bi, cái hài…
+ Bản chất và những thành tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ.
+ Nguồn gốc, bản chất và các chức năng chính của nghệ thuật.
- Về kỹ năng:
+ Rèn luyện năng lực tư duy lý luận.
+ Có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích,
trình bày một số vấn đề thực tế, trên cơ sở hiểu được những kiến thức cơ bản về
đời sống thẩm mỹ và kỹ năng trình bày, thuyết trình một số vấn đề lý luận.
+ Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ nói chung,
nghệ thuật nói riêng.
+ Có khả năng vận dụng những hiểu biết về môn học gắn với chuyên ngành nghiệp
vụ văn hoá được đào tạo.
- Về thái độ:
+ Góp phần xây dựng cho sinh viên tình cảm thẩm mỹ tinh tế, thị hiếu thẩm mỹ
lành mạnh, lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp và nhu cầu thẩm mỹ trong sáng.
+ Góp phần đào tạo và xây dựng những con người có sự phát triển hài hoà cả về
Trí- Đức- Thể- Mỹ.
2
+ Kích thích các năng lực sáng tạo và đồng sáng tạo nghệ thuật.
+ Nâng cao năng lực hưởng thụ thẩm mỹ trước các giá trị thẩm mỹ thẩm mỹ nói
chung và giá trị nghệ thuật nói riêng.
3.2 Mục tiêu chi tiết của môn học

Mục tiêu Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3


Nhớ Hiểu Tổng hợp, đánh giá, vận
Nội dung (A) (B) dụng
(C)

Chương 1 I.A.1. Nắm được I.B.1. Hiểu được I.C.1. Đánh giá được yếu
NHẬP MÔN thuật ngữ, khái khái quát tiến trình tố hợp lý cũng như những
MỸ HỌC niệm “Mỹ học”. lịch sử tư tưởng mỹ giới hạn của các trào lưu
I.A.2. Quá trình học phương Đông và mỹ học trong lịch sử khi
I. Đối tượng xác lập đối tượng phương Tây. tìm hiểu về đối tượng
nghiên cứu của nghiên cứu của I.B.2. Mỹ học Mác- nghiên cứu của mỹ học.
mỹ học. mỹ học. Lênin là trường phái
I.A.3. Cơ sở thực mỹ học tiến bộ, khoa
tiễn và cơ sở lý học, cách mạng,
luận của việc xác thành quả phát triển
lập đối tượng mới của lịch sử khoa
nghiên cứu. học mỹ học.
I.A.4. Ghi nhớ
đối tượng nghiên
cứu của mỹ học
theo quan điểm
mỹ học Mác-
Lênin.

II. Mối quan hệ I.A.5. Mối quan


giữa mỹ học và hệ giữa mỹ học I.B.3. Sự khác biệt
một số bộ môn và một số bộ trong cách tiếp cận
khoa học khác. môn khoa học lĩnh vực nghệ thuật
khác như: Triết giữa mỹ học với một
học, Tâm lý học, số bộ môn khoa học
Xã hội học... khác như: triết học,
nghệ thuật học.

III. Ý nghĩa của I.A.6. Ý nghĩa I.B.4. Vai trò của mỹ


3
việc tìm hiểu, của việc tìm hiểu, học đối với cuộc
nghiên cứu mỹ nghiên cứu mỹ sống và nghề nghiệp
học. học. của bản thân cũng
như đối với sự phát
triển của đời sống xã
hội.

Chương 2 II.A.1. Ghi nhớ II.B.1. Hiểu được II.C.1. Đánh giá được
QUAN HỆ khái niệm quan những điều kiện cần những ý kiến khác nhau
THẨM MỸ hệ thẩm mỹ. thiết để quan hệ trong quan niệm về cấu
II.A.2. Cấu trúc thẩm mỹ hình thành trúc của quan hệ thẩm
I. Bản chất quan và những điều và phát triển. mỹ.
hệ thẩm mỹ. kiện hình thành, II.B.2. Bản chất và
duy trì, phát triển đặc trưng của quan
quan hệ thẩm hệ thẩm mỹ trong
mỹ. tương quan so sánh
II.A.3. Bản chất với các loại quan hệ
của quan hệ thẩm xã hội khác.
mỹ.

II. Những tính II.A.4. Nắm II.B.3. Hiểu được vị II.C.2. Có khả năng vận
chất cơ bản của được những tính trí, vai trò của từng dụng những hiểu biết đó
quan hệ thẩm chất cơ bản của tính chất cơ bản của để phân tích, đánh giá về
mỹ. quan hệ thẩm mỹ quan hệ thẩm mỹ. những hiện tượng thẩm
mỹ khách quan trong đời
sống.

Chương 3 III.A.1. Ghi nhớ III.B.1. Hiểu được


KHÁCH THỂ khái niệm khách mối quan hệ giữa các
THẨM MỸ thể thẩm mỹ. phạm trù mỹ học cơ
III.A.2. Cơ sở để bản, phạm trù vệ
I. Khái niệm phân loại các tinh, phạm trù giáp
chung về khách hiện tượng thẩm ranh.
thể thẩm mỹ. mỹ.

4
II. Một số phạm III.A.3. Nắm III.B.2. Hiểu được III.C.1. Phân tích được
trù mỹ học cơ được quan điểm mối tương quan giữa yếu tố hợp lý cũng như
bản thuộc khách của một số cái đẹp- phạm trù những giới hạn trong
thể thẩm mỹ. trường phái mỹ mỹ học trung tâm quan điểm của các trường
học trong lịch sử với các phạm trù mỹ phái về các phạm trù mỹ
khi bàn về các học cơ bản khác. học cơ bản.
phạm trù mỹ học III.B.3. Các tiêu chí III.C.2. Vận dụng những
cơ bản. đánh giá cái đẹp và hiểu biết đó để phân tích
III.A.4. Ghi nhớ phân biệt khái niệm 1 phẩm bi kịch của
khái niệm và bản cái đẹp với những Sechxpia và một tác
chất của các khái niệm có mối phẩm hài kịch của Molie
phạm trù mỹ học tương quan. hay các tác phẩm bi kịch,
cơ bản, theo quan III.B.4. Hai thể loại hài kịch khác.
điểm mỹ học của nghệ thuật sân
Mác- Lênin. khấu tập trung phản
III.A.5. Lĩnh vực ánh cái bi và cái hài
biểu hiện cụ thể là: “bi kịch” và “hài
của các phạm trù kịch”
mỹ học cơ bản.

Chương 4 IV.A.1. Ghi nhớ IV.B.1. Hiểu được IV.C.1. Phân tích được
CHỦ THỂ khái niệm chủ cấu trúc và phân loại mối quan hệ tác động qua
THẨM MỸ thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ. lại giữa ý thức thẩm mỹ
bản chất của ý IV.B.2. Các hình và các hình thái khác của
I.Khái niệm thức thẩm mỹ. thức hoạt động thẩm ý thức xã hội.
chung về chủ thể IV.A.2. Nắm mỹ. IV.C.2. Vận dụng trong
thẩm mỹ được mối tương IV.B.3. Mối quan việc tìm hiểu quan điểm
quan giữa ý thức hệ giữa ý thức thẩm của thuyết Phân tâm học
thẩm mỹ và hoạt mỹ và hoạt động về “vô thức” trong hoạt
động thẩm mỹ thẩm mỹ đặc biệt- động sáng tạo nghệ thuật.
II. Ý thức thẩm hoạt động nghệ
mỹ- phạm trù cơ thuật.
bản của chủ thể
thẩm mỹ.

5
III. Một số IV.A.3. Ghi nhớ IV.B.4. Hiểu được IV.C.3. Vận dụng để tìm
thành tố cơ bản được khái niệm, tầm quan trọng của hiểu, đánh giá những hiện
của ý thức thẩm những đặc trưng việc định hướng nhu tượng thuộc về “Mốt”
mỹ. của các thành tố cầu thẩm mỹ. trong cuộc sống.
cơ bản của ý thức IV.B.5. Vai trò của IV.C.4. Tìm hiểu về sự
thẩm mỹ. tình cảm thẩm mỹ, lý thay đổi lý tưởng nghệ
tưởng thẩm mỹ đối thuật ở các thời đại khác
IV.A.4.Bản chất với hoạt động thẩm nhau thông qua một số
của nhu cầu nghệ mỹ nói chung, hoạt tác phẩm nghệ thuật tiêu
thuật, cảm xúc động nghệ thuật nói biểu.
nghệ thuật, thị riêng.
hiếu nghệ thuật IV.B.6. Mối quan hệ
và lý tưởng nghệ biện chứng giữa yếu
thuật. tố cá nhân và yếu tố
xã hội trong thị hiếu
thẩm mỹ.
IV.B.7. Điều kiện để
có thị hiếu nghệ
thuật tốt.

Chương 5 V.A.1. Nắm


NGHỆ THUẬT- được một số định
HÌNH THÁI nghĩa tiêu biểu
BIỂU HIỆN về nghệ thuật.
TẬP TRUNG V.A.2. Một số
QUAN HỆ quan điểm khác
THẨM MỸ nhau về nguồn
CỦA CON gốc của nghệ
NGƯỜI VỚI thuật.
HIỆN THỰC

I. Khái niệm
nghệ thuật.

II. Nguồn gốc V.B.1. Hiểu được V.C.1. Đánh giá được
6
của nghệ thuật. nguồn gốc của nghệ các quan điểm khác nhau
thuật bắt nguồn từ về nguồn gốc ra đời của
hoạt động thực tiễn nghệ thuật.
của con người.

III. Bản chất xã V.A.3. Nắm V.B.2. Hiểu được V.C.2. Phân tích được
hội của nghệ được quan điểm bản chất, đặc trưng, một số quan điểm khác
thuật. của một số sức mạnh của nghệ nhau về bản chất của
trường phái mỹ thuật bắt nguồn từ nghệ thuật.
học về bản chất những tính chất cơ
của nghệ thuật. bản của quan hệ
V.A.4. Ghi nhớ thẩm mỹ.
quan điểm của V.B.3. Quá trình
mỹ học Mác- hoạt động nghệ thuật
Lênin về bản là quá trình của các
chất của nghệ quan hệ thẩm mỹ nối
thuật. tiếp nhau.

IV. Chức năng V.A.5. Ghi nhớ V.B.4. Hiểu được V.C.3. Vận dụng, chứng
xã hội của nghệ các chức năng xã khái niệm của các minh được các chức năng
thuật. hội cơ bản của chức năng và lý giải, cơ bản của nghệ thuật thể
nghệ thuật. trình bày biểu hiện hiện trong từng tác phẩm
của các chức năng nghệ thuật cụ thể, tiêu
đó. biểu.

V. Mối quan hệ V.A.6. Nắm V.B.5. Hiểu được V.C.4. Đánh giá được
giữa nghệ thuật được mối quan bản chất của các mối một số quan niệm khác
với một số hình hệ tác động qua quan hệ, qua đó làm nhau về những mối quan
thái khác của ý lại giữa nghệ rõ hơn đặc trưng, vị hệ ấy. Có khả năng thấy
thức xã hội. thuật và một số trí, vai trò của nghệ được sự thay đổi trong
hình thái khác thuật so với các hình các mối quan hệ giữa
của ý thức xã hội. thái khác của ý thức nghệ thuật và các hình
xã hội. thái khác của ý thức xã
hội ở một số giai đoạn
khác nhau.

Chương 6 VI.A.1. Nắm VI.B.1. Hiểu được VI.C.1. Có khả năng tìm
TÁC PHẨM được bản chất và sự khác biệt giữa hiểu những tác phẩm
7
NGHỆ THUẬT đặc trưng của hình tượng và khái nghệ thuật cụ thể, tiêu
I. Hình tượng hình tượng nghệ niệm, hình tượng và biểu để vận dụng, chứng
nghệ thuật. thuật. biểu tượng, hình minh cho các đặc trưng
tượng và hình ảnh. của hình tượng nghệ
thuật.

II. Nội dung và VI.A.2. Nắm VI.B.2. Hiểu được VI.C.2. Có khả năng
hình thức của được các khái mối quan hệ biện đánh giá nhất định đối
tác phẩm nghệ niệm nội dung và chứng giữa nội dung với nội dung và hình thức
thuật. hình thức của tác và hình thức trong của một tác phẩm nghệ
phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật. thuật nào đó.
những thành tố
cấu thành cơ bản
bên trong các
khái niệm ấy.

III. Đặc trưng VI.A.3. Nắm VI.B.3. Hiểu được VI.C.3. Bước đầu có khả
ngôn ngữ loại được căn cứ để nét tương đồng và năng đánh giá và thưởng
hình của tác phân chia các khác biệt của các thức các tác phẩm nghệ
phẩm nghệ loại hình nghệ loại hình nghệ thuật thuật, trên cơ sở nắm
thuật. thuật. trong nhóm. vững ngôn ngữ đặc trưng
VI.A.4. Ngôn của các loại hình nghệ
ngữ đặc trưng thuật.
của một số loại
hình nghệ thuật
cơ bản.

Chương 7 VII.A.1. Nắm VII.B.1. Hiểu được VII.C.1. Phát triển năng
HOẠT ĐỘNG được hoạt động mối tương quan chặt lực cảm thụ, đánh giá và
NGHỆ THUẬT nghệ thuật- một chẽ giữa các khâu sáng tạo thẩm mỹ nói
hình thức hoạt cảm thụ, sáng tạo và chung, nghệ thuật nói
I.Quá trình hoạt động thẩm mỹ phê bình nghệ thuật. riêng trong mỗi cá nhân.
động nghệ thuật. đặc thù. VII.B.2. Hiểu được
VII.A.2. Đặc vai trò của công tác
II. Nghệ sỹ và trưng, điều kiện phê bình nghệ thuật
hoạt động sáng của hoạt động đối với sự phát triển
8
tạo nghệ thuật. sáng tạo, cảm thụ của nghệ thuật.
và phê bình nghệ
III. Công chúng thuật.
và hoạt động
cảm thụ nghệ
thuật.

IV. Nhà phê


bình và hoạt
động phê bình
nghệ thuật.

4. Tóm tắt nội dung môn học


Môn Mỹ học đại cương (với thời lượng 2 đơn vị tín chỉ) sẽ cung cấp cho học
người học những tri thức nền tảng và có hệ thống về những quy luật cơ bản của đời
sống thẩm mỹ của con người.
Ngoài phần mở đầu tìm hiểu đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của việc
học tập, nghiên cứu mỹ học, vấn đề đời sống thẩm mỹ sẽ được triển khai qua hệ
thống bài giảng theo cách tiếp cận trên hai cấp độ;
- Cấp độ chung: Mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực.
- Cấp độ đặc biệt: Nghệ thuật với tư cách là hình thái biểu hiện tập trung nhất các
mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực.
Ở mỗi cấp độ, đời sống thẩm mỹ đều được phân tích từ góc độ tổng thể và phân
nhánh:
+ Ở cấp độ chung, trên cơ sở khẳng định bản chất và đặc trưng của mối quan hệ
thẩm mỹ của con người với hiện thực, sẽ tìm hiểu hai vấn đề lớn là khách thể
thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ với một hệ thống các phạm trù mỹ học cơ bản.
+ Ở cấp độ đặc biệt, trên cơ sở phân tích và chứng minh bản chất và đặc trưng
của nghệ thuật- hình thái biểu hiện tập trung nhất mối quan hệ thẩm mỹ của con
người với hiện thực, sẽ bước đầu xem xét tác phẩm nghệ thuật như một khách
thể thẩm mỹ đặc biệt và hoạt động nghệ thuật (bao gồm sáng tạo, cảm thụ và
phê bình) như một dạng thức điển hình của hoạt động thẩm mỹ.

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1: Nhập môn mỹ học


1.1. Đối tượng nghiên cứu của mỹ học
1.1.1 Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận để xác lập đối tượng nghiên cứu của môn
học
9
1.1.2 Quá trình xác lập đối tượng nghiên cứu
1.1.3 Đối tượng nghiên cứu của mỹ học theo quan điểm mỹ học Mác- Lênin
1.2. Mối quan hệ giữa mỹ học với một số bộ môn khoa học khác
1.3. Ý nghĩa của việc tìm hiểu, nghiên cứu mỹ học
1.2.1 Đối với mỗi cá nhân
1.2.2 Đối với người cán bộ văn hoá
Chương 2: Quan hệ thẩm mỹ
2.1 Bản chất quan hệ thẩm mỹ
2.1.1 Khái niệm và bản chất của quan hệ thẩm mỹ
2.1.2 Cấu trúc của quan hệ thẩm mỹ
2.2 Những tính chất cơ bản của quan hệ thẩm mỹ
2.2.1 Tính chất xã hội
2.2.2 Tính chất cảm tính
2.2.3 Tính chất tình cảm
Chương 3: Khách thể thẩm mỹ
3.1 Khái niệm chung về khách thể thẩm mỹ
3.1.1 Khái niệm khách thể thẩm mỹ
3.1.2 Sự phân loại các hiện tượng thẩm mỹ
3.1.3 Một số cặp phạm trù mỹ học cơ bản
3.2 Một số phạm trù mỹ học cơ bản thuộc khách thể thẩm mỹ
3.2.1 Cái Đẹp
3.2.2 Cái Cao cả- cái hùng
3.2.3 Cái Bi
3.2.4 Cái Hài
3.3 Vai trò của cái đẹp trong hệ thống các phạm trù mỹ học
Chương 4: Chủ thể thẩm mỹ
4.1 Khái niệm chung về chủ thể thẩm mỹ
4.1.1 Khái niệm chủ thể thẩm mỹ.
4.1.2 Phân loại chủ thể thẩm mỹ
4.2 Ý thức thẩm mỹ - phạm trù cơ bản của chủ thể thẩm mỹ
4.2.1 Bản chất của ý thức thẩm mỹ
4.2.2 Mối quan hệ giữa ý thức thẩm mỹ và hoạt động thẩm mỹ
4.3 Một số thành tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ
4.3.1 Nhu cầu thẩm mỹ
4.3.2 Tình cảm- Cảm xúc thẩm mỹ
4.3.3 Thị hiếu thẩm mỹ
4.3.4 Lý tưởng thẩm mỹ
Chương 5: Nghệ thuật -hình thái biểu hiện tập trung quan hệ thẩm mỹ của con
người với hiện thực
5.1 Khái niệm nghệ thuật
10
5.2 Nguồn gốc của nghệ thuật
5.3 Bản chất xã hội của nghệ thuật
5.4 Chức năng xã hội của nghệ thuật
5.5 Mối quan hệ giữa nghệ thuật với một số hình thái khác của ý thức xã hội
Chương 6: Tác phẩm nghệ thuật- khách thể thẩm mỹ đặc biệt
5.1 Hình tượng nghệ thuật- tế bào cơ bản của tác phẩm nghệ thuật
5.2 Nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật
5.3 Đặc trưng ngôn ngữ loại hình của tác phẩm nghệ thuật
Chương 7: Hoạt động nghệ thuật- dạng thức điển hình của hoạt động thẩm mỹ
7.1 Quá trình hoạt động nghệ thuật
7.2 Nghệ sỹ và hoạt động sáng tạo nghệ thuật
7.3 Công chúng và hoạt động cảm thụ nghệ thuật
7.4 Nhà phê bình và hoạt động phê bình nghệ thuật

6. Học liệu

6.1 Học liệu bắt buộc (HLBB):

1. Đặng Hồng Chương, Nguyễn Hồng Mai, Mỹ học, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội xuất bản, H,2004.
2. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương, NXB Giáo
dục, H, 2001.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giáo trình mỹ học đại cương, NXB
Chính trị quốc gia, H, 2004.
6.2 Học liệu tham khảo (HLTK)
1. Lênin, Bàn về văn học nghệ thuật, NXB Sự thật, H, 1977.
2. Iu Bôrep, Những phạm trù mỹ học cơ bản, Trường Đại học Tổng hợp xuất
bản, Hà Nội, 1974.
3. M.Cagan, Hình thái học của nghệ thuật, NXB Hội Nhà văn, H, 2004.
4. Êren Groxx, Mỹ học - khoa học diệu kỳ, NXB Văn hóa, 1984
5. Đỗ Huy, Mỹ học - khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, NXB Khoa học Xã hội,
H, 2000.
6. Đỗ Huy, Cái đẹp- một giá trị, NXB Thông tin lý luận, H, 1984.
11
7. Lý Trạch Hậu, Bốn bài giảng mỹ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H,
2002.
8. Hêghen, Mỹ học, NXB Văn hoá, H, 1999.
9. PGS.TSKH. Đỗ Văn Khang (chủ biên), Mỹ học Mác- Lênin, NXB Đại học
Sư phạm, 2004.
10. PGS.TSKH. Đỗ Văn Khang (chủ biên), Nghệ thuật học, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, H, 2004.
11.Vũ Khiêu, Bàn về văn hiến Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, H, 1996.
12. Phương Lựu, Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo dục,
H, 1989.
13. Ôpxanhicốp, Mỹ học cơ bản và nâng cao, NXB Văn hóa Thông tin, H,
2001.
14. T.Sécnưsepxki, Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực, NXB
Văn hoá nghệ thuật, H, 1962.
15. Vũ Minh Tâm, Mỹ học Mác- Lênin, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H,
1995.
16. Chu Quang Tiềm, Tâm lý văn nghệ mỹ học hiện đại, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh, 1991.
17. Lê Ngọc Trà, Lâm Vinh, Huỳnh Như Phương, Giáo trình mỹ học đại
cương, NXB Giáo dục, H, 1997.
18. Lê Ngọc Trà, Văn chương, thẩm mỹ và văn hoá, NXB Giáo dục, H, 2007.
19.Như Thiết, Đưa cái đẹp vào cuộc sống, NXB Sự thật, H, 1986.
20. L.X.Vưgôtxki, Tâm lý học nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội, H, 1995.
21. Nguyên lý mỹ học Mác -Lê nin, NXB Sự thật, H, 1963. (4 phần, 4 quyển).
7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1 Lịch trình chung

12
Hình thức tổ chức dạy học môn học

Nội dung Lên lớp Thực hành, thí Tự học


nghiệm, điền dã
Lý Thảo
thuyết luận
Chương 1 2 1 0 0
Chương 2 3 0 0 0
Chương 3 5 2 0 0
Chương 4 3 1 0 0
Chương 5 5 1 0 0
Chương 6 5 0 0 0
Chương 7 2 0 0 0
Tổng số 25 5 0 0
7.2 Lịch trình cụ thể

Hình
thức Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi
tổ gian, chú
chức địa
dạy điểm
học

Tuần 1
Sinh
Lý 2 giờ Chương 1: Đọc HLBB số 1 tr.7-26, tr. 34- viên
thuyết trên NHẬP MÔN MỸ HỌC 38, số 2 tr. 5- 17 và số 3 tr. 7- hình
giảng 73, HLTK số 4 tr. 8-40, số 7 thành
đường I. Đối tượng nghiên cứu tr.7-54, số 12 tr. 23-45, và xây nhóm,
của mỹ học dựng đề cương sơ lược chương chuẩn
1. Cơ sở thực tiễn và cơ 1 trước khi đến lớp. bị theo
sở lý luận để xác lập đối chủ đề.
tượng nghiên cứu của Sinh viên chuẩn bị ý kiến
môn học chung của nhóm về chủ đề 1:
2. Quá trình xác lập đối “Mỹ học là khoa học về cái đẹp
tượng nghiên cứu hay mỹ học là triết học về nghệ
3. Đối tượng nghiên cứu thuật?”
13
của mỹ học theo quan
điểm mỹ học Mác-
Lênin
II. Mối quan hệ giữa
mỹ học với một số bộ
môn khoa học khác
1.Mỹ học và triết học
2.Mỹ học và đạo đức học
3. Mỹ học và tâm lý học
III. Ý nghĩa của việc tìm
hiểu, nghiên cứu mỹ
học
1. Đối với mỗi cá nhân
2. Đối với người cán bộ
văn hoá.

Tuần 2

Thảo 1 giờ Chủ đề 1 Trình bày ý kiến thảo luận của


luận trên nhóm bằng văn bản và hoàn
giảng chỉnh đề cương chương 1 sau
đường khi nghe giảng lý thuyết và
thảo luận.

Đọc HLBB số 1 tr. 41-73, và


tr. 192-222, số 2 tr. 18-33, số
3 tr. 74-107 để chuẩn bị đề
cương sơ lược cho chương 2.

Lý 1 giờ Chương 2: Chuẩn bị trước đề cương sơ


thuyết trên QUAN HỆ THẨM MỸ lược chương 2
giảng
đường I. Bản chất quan hệ
thẩm mỹ
1. Khái niệm và bản chất
14
của quan hệ thẩm mỹ
2. Cấu trúc của quan hệ
thẩm mỹ

Tuần 3

Lý 2 giờ II. Những tính chất cơ Hoàn chỉnh đề cương chương


thuyết trên bản của quan hệ thẩm 2. Sinh
giảng mỹ viên
đường 1. Tính chất xã hội Đọc HLBB số 1 tr.125- 191, hình
2.Tính chất cảm tính số 2 tr.68-135, số 3 tr.108- thành
3. Tính chất tình cảm 181, HLTK số 7 tr. 55-106, số nhóm,
11 tr. 315-477 để chuẩn bị đề chuẩn
cương sơ lược chương 3. bị theo
Chuẩn bị ý kiến chung của chủ đề.
nhóm về chủ đề 2: “Quan
niệm của anh (chị) về một con
người đẹp”.

Tuần 4

Lý 1 giờ Chương 3:
thuyết trên Chuẩn bị trước đề cương sơ
giảng KHÁCH THỂ THẨM lược chương 3
đường MỸ

I. Khái niệm chung về


khách thể thẩm mỹ
1. Khái niệm khách thể
thẩm mỹ
2. Sự phân loại các hiện
tượng thẩm mỹ
3. Một số cặp phạm trù
mỹ học cơ bản

Thảo 1 giờ Chủ đề 2 Trình bày ý kiến thảo luận


luận trên của nhóm bằng văn bản.
giảng

15
đường

Tuần 5

Lý 2 giờ II. Một số phạm trù mỹ Tiếp tục hoàn chỉnh đề cương Sinh
thuyết trên học cơ bản thuộc khách chương 3. viên
giảng thể thẩm mỹ hình
đường 1. Cái Đẹp Chuẩn bị ý kiến chung của thành
2. Cái Cao cả- cái hùng nhóm về chủ đề 3: “Phản ánh nhóm,
3. Cái Bi cái cao cả- cái hùng là một chuẩn bị
4. Cái Hài trách nhiệm xã hội to lớn của theo chủ
5. Vai trò của cái đẹp nghệ sỹ” đề.
trong hệ thống các phạm
trù mỹ học

Tuần 6

Lý 2 giờ (tiếp mục II) Đọc HLBB số 1 tr.74-124, số


thuyết trên 2 tr. 34-67, số 3 tr.182- 229,
giảng HLTK số 13 tr. 181-246, số
đường 14 tr. 17-31, để chuẩn bị đề
cương sơ lược chương 4

Tuần 7

Thảo 1 giờ Chủ đề 3 Trình bày ý kiến thảo luận


luận trên của nhóm bằng văn bản.
giảng
đường Hoàn chỉnh đề cương chương
3 sau khi nghe giảng lý thuyết

16
và thảo luận.

Lý 1 giờ Chương 4: Chuẩn bị ý kiến thảo luận Sinh


thuyết trên chung của nhóm về chủ đề 4: viên
giảng CHỦ THỂ THẨM MỸ “Nhạc trẻ và thị hiếu âm nhạc hình
đường I.Khái niệm chung về của thanh niên hiện nay” hoặc thành
chủ thể thẩm mỹ “Vấn đề Mốt trong cuộc sống nhóm,
1.Khái niệm chủ thể của thanh niên hiện nay” chuẩn bị
thẩm mỹ theo chủ
2.Phân loại chủ thể thẩm đề.
mỹ
II. Ý thức thẩm mỹ -
phạm trù cơ bản của
chủ thể thẩm mỹ
1. Bản chất của ý thức
thẩm mỹ
2. Mối quan hệ giữa ý
thức thẩm mỹ và hoạt
động thẩm mỹ

Tuần 8

Lý 2 giờ III. Một số thành tố cơ Hoàn chỉnh đề cương chương


thuyết trên bản của ý thức thẩm mỹ 4.
giảng 1. Nhu cầu thẩm mỹ
đường 2. Tình cảm- Cảm xúc Đọc HLBB số 1 tr. 225-255,
thẩm mỹ số 2 tr. 170-178, số 3 tr.230-
3. Thị hiếu thẩm mỹ 254, HLTK số 7 tr. 176-238,
4. Lý tưởng thẩm mỹ để chuẩn bị đề cương sơ lược
chương 5.

Tuần 9

Thảo 1 giờ Chủ đề 4 Trình bày ý kiến thảo luận của


luận trên nhóm bằng văn bản.
17
giảng
đường

Lý 1 giờ Chương 5:
thuyết trên
giảng NGHỆ THUẬT- HÌNH Chuẩn bị đề cương sơ lược
đường THÁI BIỂU HIỆN chương 5
TẬP TRUNG QUAN
HỆ THẨM MỸ CỦA
CON NGƯỜI VỚI
HIỆN THỰC
I. Khái niệm nghệ thuật
II. Nguồn gốc của nghệ
thuật
1.Thuyết “du hí”.
2.Thuyết “bắt chước”.
3.Thuyết “ma thuật”.
4.Thuyết “ bản năng tính
dục”.
5.Quan điểm của mỹ học
Mác- Lênin.

Tuần 10

Lý 2 giờ III.Bản chất xã hội của Tiếp tục hoàn chỉnh đề cương
thuyết trên nghệ thuật chương 5
giảng 1.Nghệ thuật là một hình
đường thái ý thức xã hội.
2.Nghệ thuật là một hình
thái ý thức xã hội đặc
biệt.
3. Nghệ thuật- hình thái
thể hiện tập trung mối
quan hệ thẩm mỹ của
con người với hiện thực.

18
Tuần 11

Lý 2 giờ IV.Chức năng xã hội Đọc HLBB số 1 tr. 279-328, Sinh


thuyết trên của nghệ thuật số 2 tr. 162-194, số 3 tr. 256- viên
giảng 1.Khái niệm chức năng 298, HLTK số 4 tr.194-258, số hình
đường xã hội của nghệ thuật. 18 tr. 284-298 để chuẩn bị đề thành
2.Một số chức năng cơ cương sơ lược chương 6. nhóm,
bản của nghệ thuật. Chuẩn bị ý kiến thảo luận chuẩn
V.Mối quan hệ giữa nhóm về chủ đề 5: “Phân tích bị theo
nghệ thuật và một số tính dân tộc biểu hiện trong chủ đề.
hình thái khác của ý một tác phẩm nghệ thuật cụ
thức xã hội thể”
1. Nghệ thuật và chính
trị.
2. Nghệ thuật và đạo
đức.
3. Nghệ thuật và khoa
học.

Tuần 12

Thảo 1 giờ Chủ đề 5 Trình bày ý kiến thảo luận của


luận trên nhóm bằng văn bản.
giảng
đường

Lý 1 giờ Chương 6: Hoàn chỉnh đề cương chương


thuyết trên 5.
giảng TÁC PHẨM NGHỆ
đường THUẬT- KHÁCH Chuẩn bị trước đề cương
THỂ THẨM MỸ ĐẶC chương 6.
BIỆT.
I. Hình tượng nghệ
thuật- tế bào cơ bản của
tác phẩm nghệ thuật
1.Bản chất của hình
tượng nghệ thuật
2. Sự phân loại các hình
tượng nghệ thuật

19
Tuần 13

Lý 2 giờ II.Nội dung và hình Tiếp tục hoàn chỉnh đề cương


thuyết trên thức tác phẩm nghệ chương 6.
giảng thuật
đường 1.Nội dung của tác phẩm
nghệ thuật.
2,Hình thức của tác
phẩm nghệ thuật.
3.Mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức trong
một tác phẩm nghệ thuật.

III.Đặc trưng ngôn ngữ


loại hình nghệ thuật

Tuần 14

Lý 2 giờ (tiếp mục III) Hoàn chỉnh đề cương chương


thuyết trên 6.
giảng
đường

Đọc HLBB số 1 tr. 256-278,


số 2 tr. 195-212, số 3 tr. 299-
337, để chuẩn bị đề cương sơ
lược chương 7.

Tuần 15

Lý 2 giờ Chương 7: Hoàn chỉnh đề cương chương


thuyết trên 7.
giảng HOẠT ĐỘNG NGHỆ
đường THUẬT- DẠNG
THỨC ĐIỂN HÌNH

20
CỦA HOẠT ĐỘNG
THẨM MỸ
I. Quá trình hoạt động
nghệ thuật
II. Nghệ sỹ và hoạt động
sáng tạo nghệ thuật
III. Công chúng và hoạt
động cảm thụ nghệ
thuật
IV. Nhà phê bình và
hoạt động phê bình
nghệ thuật

8. Chính sách đối với môn học và yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên học tập môn Mỹ học đại cương cần phải:
- Thực hiện đầy đủ các nội dung có liên quan trong mục 7.2, cụ thể là:
+ Đọc và xây dựng đề cương sơ lược của mỗi chương khoảng (02) trang A4/01
chương) trước khi lên lớp nghe giảng lý thuyết và hoàn chỉnh đề cương sau khi
nghe giảng lý thuyết và thảo luận.
+ Tham gia chuẩn bị ý kiến thảo luận theo nhóm về vấn đề đã đăng ký (có biên
bản làm việc của nhóm), sẵn sàng trình bày ý kiến thảo luận của nhóm trước cả
lớp, theo yêu cầu của giảng viên.
+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị đề
cương các chương và đóng ghóp ý kiến thảo luận.
+ Tham dự đầy đủ, nghiêm túc các giờ lý thuyết và thảo luận theo quy định
(80% số gìơ lên lớp bao gồm cả thảo luận).

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết qủa học tập môn học
9.1 Mục đích và trọng số kiểm tra, đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung Mục đích kiểm tra Trọng
kiểm tra số

Bài tập cá Mục tiêu bậc 1: các vấn đề lý Đánh giá khả năng nhớ và 10%
nhân và thuyết tái hiện các nội dung cơ
21
đánh giá bản của môn học
thường
xuyên

Thảo luận Mục tiêu bậc 1 và 2: Chủ Đánh giá kỹ năng làm việc 20%
nhóm yếu về lý thuyết, bước đầu nhóm, khả năng trình bày,
đòi hỏi hiểu sâu thuyết trình một vấn đề lý
luận cơ bản

Kiểm tra Mục tiêu bậc 2 và 3: Chủ Đánh giá kỹ năng nghiên 20%
giữa kì yếu về lý thuyết, hiểu sâu và cứu độc lập và kỹ năng
có liên hệ thực tế trình bày

Kiểm tra Mục tiêu bậc 1,2 và 3; hiểu Đánh giá trình độ nhận 50%
cuối kì sâu lý thuyết, đánh giá được thức và kỹ năng liên hệ lý
giá trị của lý thuyết trên cơ luận với thực tiễn.
sở liên hệ lý luận với thực tế

Tổng: 100%

9.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra, đánh giá

9.2.1 Loại bài tập cá nhân( đánh giá mức độ đạt mục tiêu bậc 1)
Loại bài tập này thông qua chuẩn bị và hoàn chỉnh đề cương các chương để
kiểm tra, đánh giá ý thức học tập, tác phong làm việc khoa học, mức độ nắm kiến
thức cơ bản và kỹ năng làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu. Các tiêu chí đánh
giá các loại bài tập này bao gồm:
- Nội dung:
Nắm được nội dung cơ bản của từng chương
Trình bày được đề cương sơ lược cho từng chương và toàn môn học. Nhất thiết
phải sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể sử dụng thêm tài liệu do
người học tự tìm)
- Hình thức:
Trình bày sạch sẽ, văn phong trong sáng, trích dẫn hợp lý và có dẫn xuất xứ, độ dài
từ 01 đến 02 trang khổ A4/ 01 chương.

9.2.2 Loại bài tập nhóm (đánh giá mức độ đạt mục tiêu bậc 1 và 2).
22
Loại bài tập này được các nhóm thực hiện trước tại nhà theo sự hướng dẫn của
giảng viên. Mỗi nhóm cử 01 người/ những người đại diện trình bày trên lớp hoặc
theo sự chỉ định của giảng viên).
Bài tập nhóm/ tháng được đánh giá thông qua chất lượng báo cáo kết qủa
nghiên cứu của nhóm, sự trình bày của đại diện nhóm và các ý kiến tham gia thảo
luận.
Báo cáo kết qủa nghiên cứu của nhóm phải thực hiện theo mẫu sau:

Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm


Đề tài nghiên cứu..............................
1. Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công:

STT Họ và tên Nhiệm vụ được phân Ghi chú


công

1 Nguyễn Văn A Nhóm trưởng

2 ... ...

2. Quá trình làm việc của nhóm ( miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm
theo).
3. Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.
4. Kiến nghị, đề xuất (nếu có)
Nhóm trưởng
(Kí tên)
*Lưu ý:
- Việc chia nhóm và phân công nhóm trưởng được thực hiện từ đầu khoá học.
- Điểm bài tập nhóm của mỗi sinh viên được tính theo công thức:

Tổng số điểm các bài tập nhóm mà sinh viên tham gia
Điểm bài tập nhóm = --------------------------------------------------------------------
Tổng số bài tập mà nhóm phải thực hiện

- Các loại bài tập phải nộp cho giảng viên ( có thể nộp qua email) chậm nhất 01 ngày
trước buổi lên lớp.

Sinh viên không tham gia thực hiện bài tập thì điểm bài tập ấy của sinh viên tính
điểm 0.

23
9.2.3 Loại bài tập lớn giữa kì (đánh giá mức độ đạt mục tiêu bậc 2 và 3).
Sau tuần học thứ ... sinh viên sẽ làm bài tập lớn giữa kì (giảng viên cho chủ đề để
sinh viên viết ở nhà, nộp bài vào buổi lên lớp tuần thứ ...).
- Nội dung:
+ Tiêu chí 1: Xác định đúng vấn đề cần phải giải quyết.
+ Tiêu chí 2: Các luận cứ và luận chứng chính xác và có sức thuyết phục, giải quyết
được vấn đề, thể hiện năng lực tư duy tốt.
+ Tiêu chí 3: Có sử dụng các tài liệu, phương pháp nghiên cứu do giảng viên hướng
dẫn.
- Hình thức:
+ Tiêu chí 4: Bố cục hợp lý, trình bày sạch sẽ, văn phong trong sáng, trích dẫn hợp lý
và có dẫn xuất xứ, độ dài từ 03 đến 04 trang khổ A4.

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí:

Điểm Tiêu chí


9-10 Đạt cả 4 tiêu chí
7-8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.
- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa
có đánh giá của bản thân.
- Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.
5-6 - Đạt tiêu chí 1.
- Tiêu chí 2: sức thuyết phục của các luận cứ, luận chứng chưa thật
cao, vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn.
- Tiêu chí 3,4: còn mắc vài lỗi nhỏ.
Dưới - Không đạt cả 4 tiêu chí.
5

*Bài tập lớn giữa kì cũng có thể được thực hiện dưới hình thức kiểm tra trắc nghiệm.
Nội dung bao quát kiến thức của 7 chương.

9.2.4. Loại bài tập lớn cuối kì (Thi học kì- đánh giá mức độ đạt mục tiêu bậc 1,2 và
3): Tiêu chí và biểu điểm như đối với 9.2.3.

9.3. Lịch kiểm tra, lịch thi lần 1, lịch thi lại...........................

10. Hệ thống câu hỏi ôn tập thi vấn đáp:


Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của mỹ học? Ý nghĩa thực tiễn của việc tìm
hiểu và nghiên cứu mỹ học?

24
Câu 2: Khái niệm quan hệ thẩm mỹ? Những điều kiện hình thành quan hệ
thẩm mỹ?

Câu 3: Trình bày những tính chất cơ bản của quan hệ thẩm mỹ?

Câu 4: Bản chất cái Đẹp? Phân biệt khái niệm cái Đẹp với các khái niệm “cái
có ích”, “cái chân”, “cái thiện”, “cái gây khoái cảm”, “vẻ đẹp”?

Câu 5: Trình bày các lĩnh vực biểu hiện của cái Đẹp?

Câu 6: Vì sao nói cái Đẹp là phạm trù cơ bản giữ vị trí trung tâm trong hệ
thống các phạm trù mỹ học?

Câu 7: Bản chất cái Bi? Trình bày lĩnh vực biểu hiện của cái Bi?

Câu 8: Bản chất cái Hài? Trình bày lĩnh vực biểu hiện của cái Hài?

Câu 9: Bản chất cái Cao cả? Trình bày lĩnh vực biểu hiện của cái Cao cả?

Câu 10: Khái niệm nhu cầu thẩm mỹ? Trình bày những đặc trưng cơ bản của
nhu cầu thẩm mỹ?

Câu 11 Cảm xúc thẩm mỹ và vai trò của cảm xúc thẩm mỹ trong cuộc sống
và trong sáng tạo nghệ thuật?

Câu 12: Khái niệm thị hiếu thẩm mỹ? Những đặc trưng cơ bản của thị hiếu
thẩm mỹ?

Câu 13: Khái niệm lý tưởng thẩm mỹ? Những đặc trưng cơ bản của lý tưởng
thẩm mỹ? Vai trò của lý tưởng thẩm mỹ trong hoạt động thẩm mỹ nói
chung và sáng tạo nghệ thuật nói riêng?

Câu 14: Trình bày nguồn gốc của nghệ thuật?

Câu 15: Trình bày mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị?

Câu 16: Trình bày mối quan hệ giữa nghệ thuật và khoa học?

Câu 17: Trình bày bản chất của hình tượng nghệ thuật?

25
Câu 18: Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong một tác
phẩm nghệ thuật?

Câu 19: Trình bày ngôn ngữ đặc trưng của nhóm nghệ thuật biểu hiện?

Câu 20: Trình bày ngôn ngữ đặc trưng của nhóm nghệ thuật tạo hình?

Câu 21: Trình bày ngôn ngữ đặc trưng của nhóm nghệ thuật tổng hợp?

Câu 22: Trình bày ngôn ngữ đặc trưng và ưu thế của nghệ thuật văn chương?

Câu 23: Bản chất của hoạt động cảm thụ nghệ thuật?

Câu 24: Bản chất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

Câu 25: Bản chất của hoạt động phê bình nghệ thuật?

Câu 26: Mối tương quan giữa các hoạt động sáng tác, cảm thụ và phê bình
nghệ thuật?

Trưởng khoa Giảng viên

26

You might also like