Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chương 1.

NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN


CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.
1.1 Khái niệm

1.1.1. Liên hệ
Liên hệ là gì? Liên hệ chính là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một
trong số chúng nhất định làm đối tượng kia bị thay đổi đi.
-Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó thể hiện các
thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là những đối tượng thực tồn.
-Sự thay đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng, các thuộc tính của nó thay đổi, và
trong một số trường hợp có thể còn làm nó biến mất, chuyển hóa thành đối tượng khác.
-Sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính của nó phụ thuộc vào các tương
tác giữa nó với các đối tượng khác, chứng tỏ rằng, đối tượng có liên hệ với các đối tượng
khác.
Ví dụ: vận động của vật thể có liên hệ hữu cơ với khối lượng của nó bởi sự thay đổi
vận tốc vận động tất yếu làm khối lượng của nó thay đổi; các sinh vật đều có liên hệ với
môi trường bên ngoài bởi sự thay đổi của môi trường sống, ví dụ như thay đổi thời tiết,
khí hậu, nhiệt độ, … đều ảnh hưởng tới sự sống còn của sinh vật và khiến sinh vật phải
thay đổi, hay nói cách khác là phải thích nghi; ....
1.1.2. Mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
a) Mối liên hệ
- “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy
định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các
đối tượng với nhau.
b) Mối liên hệ phổ biến
- Trước đây, những người theo quan điểm biện chứng duy tâm rút các mối liên hệ giữa
các sự vật ra từ ý thức, tinh thần. Hegel cho rằng, ý niệm tuyệt đối là nền tảng của các
mối liên hệ; còn Berkeley trên lập trường duy tâm chủ quan lại cho rằng, cảm giác là nền
tảng của mối liên hệ giữa các đối tượng.
- Quan điểm biện chứng duy tâm cho rằng: Thế giới không phải là thể hỗn loạn các đối
tượng, mà là hệ thống các liên hệ đối tượng. Như vậy, chính tính thống nhất vật chất của
thế giới là cơ sở cho mọi liên hệ. Nhờ sự thống nhất đó các đối tượng không thể tồn tại cô
lập, mà luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
- Trái lại, quan điểm biện chứng lại cho rằng, các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại
trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau,
không tách biệt nhau. Đó là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Cơ sở của
sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo đó, các sự
vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế
giới vật chất duy nhất.
 Mối liên hệ phổ biến là những mối liên hệ nằm ở nhiều sự vật, hiện tượng, là mối
liên hệ giữa các mặt đối lập tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng.
- Từ đó, mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng
của thế giới từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy và là đối tượng nghiên cứu của phép biện
chứng duy vật.
Ví dụ: Mối liên hệ phổ biến tồn tại ở nhiều nơi. Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ
biến: Khi làm bài kiểm tra Toán, Lý, Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để
phân tích đề bài, đánh giá đề thi. Đồng thời khi học các môn xã hội, chúng ta cũng phải
vận dụng tối đa tư duy, logic của các môn tự nhiên. Trong tư duy con người có những
mối liên hệ kiến thức cũ và kiến thức mới. Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau
trong quá trình trao đổi chất: cá sống không thể thiếu nước; chó chết thì bọ chó cũng chết
theo. Mối liên hệ giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cùng với những yêu
cầu cần đáp ứng của con người có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ). Chính vì thế nên cung
và cầu tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển
không ngừng cả cung và cầu trên thị trường. Trong tự nhiên có các mối liên hệ giữa động
vật, thực vật, nước, ... các nhân tố của môi trường xung quanh như cây xanh quang hợp
nhả khí oxi cho động vật hít khí oxi. Sau đó động vật thải ra chất thải tạo thành chất dinh
dưỡng trong đất cho cây sinh sống và phát triển. Trên hết, mối liên hệ phổ biến nhất lại
tồn tại ở tất cả mọi nơi. Điển hình là mối liên hệ giữa chất và lượng. Chất và lượng là mối
liên hệ phổ biến nhất bởi vì không có sự vật, hiện tượng nào là không có chất và lượng
của nó. Chất và lượng luôn luôn thay đổi theo một quá trình nhất định. Ví dụ, khi nước
đun sôi, nó chuyển từ chất lỏng sang chất khí, đó là sự thay đổi chất; khi nước đông lại
thành băng, nó vẫn là chất lỏng nhưng có khối lượng và hình dạng khác, đó là sự thay đổi
lượng. Tương tự như chất và lượng, nguyên nhân và kết quả cũng mối liên hệ phổ biến
nhất. Nguyên nhân và kết quả luôn luôn phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau theo quy luật
nhất định. Ví dụ, nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu là do sự gia tăng khí thải nhà
kính, kết quả là sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai thường xuyên, …. Ngoài
ra, mối liên hệ phổ biến nhất cũng hiện hữu trong mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng.
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng; cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái
chung; cái chung là cái riêng có thể chuyển hóa cho nhau. Ví dụ, con người là cái riêng
của loài người, loài người là cái chung của con người; hoa sen là cái riêng của loài hoa,
loài hoa là cái chung của hoa sen.
1.2 Tính chất của mối liên hệ
1.2.1. Tính khách quan
Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ, tác động
trong thế giới.
Đặc điểm của tính khác quan của mối liên hệ:
- Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau.
- Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần.
- Có mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau (mối liên hệ và tác động
giữa các hình thức của nhận thức) ....
 Các mối liên hệ, tác động đó suy đến cùng đều là sự quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Trong tự nhiên, ta thấy được tính khách quan của mối liên hệ phổ biến hiện hữu
ở mối liên hệ giữa con vật với các quá trình đồng hóa dị hóa, các quy luật sinh học, Sự
phụ thuộc của cơ thể sinh vật với môi trường, khi môi trường thay đổi thì cơ thể sinh vật
cũng phải biến đổi để thích ứng với môi trường. Ví dụ cây cối cần ánh sáng mặt trời,
nước, đất và nhiệt độ phù hợp để sinh trưởng và phát triển; động vật cần thức ăn, nước và
môi trường sống để sinh tồn và phát triển. Khi môi trường thay đổi, chẳng hạn nhiệt độ
thấp đi vào mùa đông, một số loài cây cối tiến hóa để biến lá thành kim hoặc là rụng hết
lá đi để sinh tồn; trong khi đó một số loài vật lại chọn hình thức di cư đi đến nơi mát và
ấm hơn (thể hiện ở những loài chim), một số lại tiến vào trạng thái ngủ đông để tiết kiệm
năng lượng, phổ biến ở những loài gấu. Ngoài ra, ta còn thấy được tính khách quan nằm
ở mối liên hệ giữa sự vận động và sự phát triển của xã hội loài người và tư duy. Ví dụ, sự
vận động của tự nhiên tạo ra sự phát triển của các loài sinh vật, trong đó có loài người; sự
vận động của xã hội loài người tạo ra sự phát triển của các quan hệ xã hội, kinh tế, chính
trị, văn hóa, …; sự vận động của tư duy tạo ra sự phát triển của các lĩnh vực khoa học,
triết học, nghệ thuật…
1.2.2. Tính phổ biến
Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ ở đâu, trong tự nhiên, xã hội và
tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau
trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định,
chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư
duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: mối liên hệ giữa cái cơ quan trong cơ thể của con người nói riêng và mọi sinh
vật sống nói chung. Chúng có mối liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau từ các chức năng rất nhỏ đến
các chức năng rất lớn. Ví dụ, tim bơm máu để nuôi dưỡng các cơ quan khác, trong khi đó
não lại đóng vai trò để điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể, phổi có chức năng đem
lại oxi cho cơ thể và đưa khí cacbonic ra khỏi cơ thể, ….

You might also like