những vấn đề ôn tập môn lịch sử triết học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

Lớp TKDHK14B
Họ tên: Nguyễn Thùy Linh
Mã SV: TKDH14019

Những vấn đề ôn tập môn lịch sử triết học


1) Phân tích những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo Ấn Độ và ảnh hưởng
của nó ở Việt Nam hiện nay
- Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo Ấn Độ:
 Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật và vô thần,
đồng thời có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc
 Phật giáo ra đời ở cuối thế kỷ VI TCN ở miền Bắc Ấn Độ, là một làn
sóng phản đối mạnh mẽ sự ngự trị của Đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt
đẳng cấp rất nghiệt ngã ở Ấn Độ cổ đại, đòi tự do tư tưởng, đòi bình
đẳng xã hội, lý giải căn nguyên của nỗi khổ và tìm cách giải thoát con
người khỏi kiếp trầm luân bể khổ. Người sáng lập ra Phật giáo là
Siddhart Gautama (563-483 TCN)
 Nhân sinh quan cũng như tư tưởng của Phật giáo được thể hiện trong tứ
diệu đế (4 chân lý huyền diệu) gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
 Phật giáo còn nhấn mạnh sự hoàn thiện đạo đức cá nhân và đưa ra
phương pháp để hoàn thiện. Trong đó có 8 phương pháp cơ bản gọi là
Bát chính đạo: chính kiến; chính tư duy; chính ngữ; chính nghiệp; chính
mệnh; chính tinh tiến; chính niệm; chính định
- Ảnh hưởng tại Việt Nam hiện nay: Sau khi du nhập vào Việt Nam hiện nay,
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, ngấm sâu vào tư duy và trở
thành một bộ phận văn hóa nếp sống của người Việt
 Ảnh hưởng đến tư duy (chú ý nhiều hơn tới các mối quan hệ, đề cao cái
tâm, lối sống tình cảm)
 Tập tục tín ngưỡng: đi chùa, hái lộc, ăn chay niệm Phật những ngày rằm,
mồng một, lễ tết, đại lễ Phật Đản, Vu Lan -> tìm về nguồn cội, biết ơn
 Hình tượng Phật giáo trong ca dao dân ca, truyện dân gian, tác phẩm văn
học, điêu khắc nghệ thuật, hội họa, kiến trúc chùa, tháp
 Góp phần đào tạo 1 tầng lớp trí thức mang tính chất nhà sư am hiểu nho
giáo, mang tư tưởng yêu nước, ủng hộ nền độc lập
Tuy nhiên Phật giáo cũng có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống văn hóa như sự hiểu biết chưa sâu về Phật giáo dẫn đến mê tín dị đoan,...
2) Phân tích những đặc điểm của triết học Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại. So
sánh với triết học Ấn Độ để thấy được sự giống và khác nhau của hai nền triết
học
- Đặc điểm của triết học Trung Quốc
 Xuất hiện sớm và phát triển mạnh vào cuối thời kỳ tan rã của chế độ
chiếm hữu nô lệ và bắt đầu hình thành chế độ phong kiến
 Là triết học chính trị - xã hội, tư tưởng triết học ẩn bên trong các học
thuyết chính trị. Nhà triết học Trung Quốc gọi là nhà chính trị, nhà giáo.
Tính chất của nền triết học Trung Quốc mang tính “nhập thế”
 Triết học Trung Quốc vừa thống nhất vừa đa dạng (thống nhất ở chỗ đều
nhắm mục đích ổn định xã hội, chấm dứt chiến tranh, còn đa dạng ở chỗ
nhiều trường phái, khuynh hướng tư tưởng
 Con người là xuất phát điểm, là trung tâm nhưng không được chú trọng
trên tất cả các mặt mà chỉ trên khía cạnh luân lý đạo đức
 Vấn đề cơ bản trong triết học Trung cũng có nhưng khá mờ nhạt, biểu
hiện qua mối quan hệ giữa hình – thần, tâm – vật, lý – khí. Yếu tố duy
vật và duy tâm hữu thần và vô thần đan xen nhau
 Hướng tư duy của triết học Trung Quốc là lối tư duy trực giác – thông
qua cảm nhận và thể nghiệm lâu dài, đi đến giác ngộ (nhấn mạnh cái tâm
là gốc của nhận thức)
 Thể hiện tư tưởng biện chứng, ít có nhà triết học nào rơi vào siêu hình
(Âm dương gia – học thuyết biến dịch) Song biện chứng trong triết học
Trung Quốc có tính phản phục, vòng tròn tuần hoàn
- So sánh triết học Trung Quốc và Ấn Độ:
 Giống nhau:
 Mang đầy đủ những nét đặc trưng của triết học phương Đông
 Nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và
vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân
hợp nhất”
 Ít khi tồn tại dưới dạng thuần túy mà thường đan xen với các hình
thái ý thức xã hội khác
 Sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ
 Khác nhau:
 Triết học Ấn Độ hầu như là nghiên cứu về tôn giáo, còn triết học
Trung Quốc không chỉ nghiên cứu tôn giáo mà còn rất nhiều lĩnh
vực, chuyên ngành của triết học.
 Triết học Ấn Độ cổ nhấn mạnh vào các học thuyết của trường
pháo hay các kinh sách cổ thay vì vào cá nhân các triết gia. Còn ở
Trung Quốc, triết học gắn với những hiền triết, nhà tôn giáo,...
 Nên triết học Ấn Độ biểu hiện ra là một nền triết học chịu ảnh
hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo. Ở Trung Quốc những tư
tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần túy mà thường đan
xen với các hình thái xã hội khác
3) Phân tích tư tưởng triết học cơ bản trong học thuyết âm dương -ngũ hành Ý
nghĩa trong lịch sử triết học

- Tư tưởng triết học cơ bản học thuyết âm dương ngũ hành:


 Đại biểu tiêu biểu của phái này là Trâu Diễn ở thế kỷ III TCN
 Người Trung Quốc cổ đại cho rằng khởi nguyên của thế giới là hai yếu
tố âm và dương. Âm là bóng tối và những gì thuộc về bóng tối, Dương là
ánh sáng và những gì thuộc về ánh sáng. Âm - dương là hai mặt đối lập
nhưng lại thống nhất, ràng buộc vào nhau, là cơ sở tiền đề tồn tại và
nguyên nhân của mọi sự vận động và phát triển.
 Biểu hiện cụ thể của âm dương là các mặt đối lập như: mặt trời - mặt
trăng, sáng - tối, lớn - bé, … Âm dương luôn tương tác, chuyển hóa lẫn
nhau
 Âm - dương xoay vần, đắp đổi không ngừng thiếu Dương trong thái Âm
phát triển đến cùng thì có sự chuyển hóa Âm thành Dương và ngược lại.
Trong mối quan hệ Âm - Dương thì Dương được coi là mặt năng động,
tích cực; Âm là mặt thụ động, tiêu cực. Nhưng không hoàn toàn như vậy
mà còn tùy thuộc vào mục đích, điều kiện, địa điểm,...
 Mọi sự thái quá về Âm hoặc Dương đều là không tốt
 Biểu hiện cụ thể hơn nữa là ngũ hành năm yếu tố vật chất đầu tiên của
vũ trụ: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi yếu tố có tính chất riêng biệt và
luôn luôn vận động, biến đổi chuyển hóa không ngừng. Cơ chế của sự
chuyển hóa cái này thằng ( khắc ) cái kia gọi là quá trình tương khắc, cái
này sinh cái kia gọi là quá trình tương sinh.
 Quy luật tương sinh tương khắc biểu thị bằng sơ đồ sau:

 Những người theo thuyết ngũ hành dùng năm yếu tố này giải thích
nguồn gốc, chủng loại và các hiện tượng tự nhiên
- Ý nghĩa trong lịch sử triết học:
Thuyết âm dương - ngũ hành giải thích nguồn gốc và sự vận hành của thế giới trên
lập trường duy vật, có ý nghĩa thế giới quan quan trọng chống lại quan điểm duy tâm
tôn giáo và mục đích luận về tự nhiên. Là cơ sở lý luận quan trọng cho những phát
minh vĩ đại của khoa học tự nhiên như thiên văn, lịch pháp, y học,... Tuy nhiên khi vận
dụng vào các vấn đề lịch sử xã hội thì bị mất đi tính duy vật, làm nghèo nàn đi tính
biện chứng ban đầu của nó.
4) Phân tích bối cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại. Nêu nội
dung tư tưởng của một số đại biểu tiêu biểu thời kỳ này

- Bối cảnh ra đời:


 Khoảng thế kỷ VI TCN khi chế độ chiếm hữu nô lệ được xác lập trên cơ
sở phát triển của kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Sự phát triển kinh tế thúc đẩy sự ra đời, phát triển của khoa học và triết
học.
 Nhà nước Hy Lạp xuất hiện dưới hình thức các quốc gia thị thành
( thành bang) xã hội phân chia hai giai cấp đối lập chủ nô và nô lệ. Cuộc
đấu tranh ảnh hưởng đến sự phát triển của các khuynh hướng triết học
- Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại:
 Thứ nhất, lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng triết ở Hy Lạp cổ đại là
sự kết tinh những gì tinh túy nhất của nhận thức con người. Thời kỳ này
cùng với triết học các tư tưởng khác như Mỹ học, tôn giáo,... -> Là cơ sở
hình thành văn minh phương Tây hiện đại
 Thứ hai, triết học Hy Lạp cổ đại là ngọn cờ lý luận của giai cấp chủ nô,
ngay từ đầu đã mang tính giai cấp sâu sắc. Về thực chất là thế giới quan,
Ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị, là công cụ lý luận để duy trì và
bảo vệ trật tự xã hội đương thời, phục vụ cho giai cấp chủ nô.
 Thứ ba, triết học Hy Lạp cổ đại gắn chặt với khoa học tự nhiên, lấy giới
tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Do đó nó thuộc loại hình triết học tự
nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học (nguyên nhân
do khoa học chưa phân ngành => dẫn đến quan niệm sai lầm triết học là
khoa học của các khoa học) phép biện chứng tự phát
 Thứ tư, thế giới quan bao trùm triết học Hy Lạp cổ đại là duy nhất vô
thần. Triết học duy tâm và cuộc đấu tranh của nó chống lại triết học duy
vật thường diễn ra, song chủ nghĩa duy vật luôn chiếm ưu thế: nó là vũ
khí lý luận cần cho giai cấp chủ nô chống lại lực lượng chống đối, những
điều mê tín dị đoan và những điều vô lý trong thần thoại
- Một số đại biểu tiêu biểu:
 Thales (talet) 625 TCN - 547 TCN: Đại biểu sáng lập ra trường phái triết
học Mile ở Hy Lạp cổ đại là nhà toán học, Vật lý học, triết học.Talet
khẳng định: bản nguyên của mọi sự vật, hiện tượng là nước. Mọi vật đều
được sinh ra từ nước và phân hủy lại “biến” thành nước. Nước của Talet
không phải là nước thuần túy mà là nước “có trí tuệ” có tính chất thần
thánh. Song ông cho rằng mọi vật đều có linh hồn. Khẳng định :do có
linh hồn nên nam châm mới có khả năng làm cho một số vật vận động
=> Mặc dù thể hiện quan điểm duy vật nhưng ông chưa hoàn toàn thoát
khỏi sự chi phối của thần thoại, tôn giáo nguyên thủy.
 Hêraclit (530-479 TCN): Đại biểu vĩ đại của chủ nghĩa duy vật và phép
biện chứng trong giai đoạn đầu của triết học Hy Lạp cổ. Coi lửa là bản
nguyên vật chất và là nguyên tố vật chất đầu tiên của mọi dạng vật chất.
Lửa là vĩnh cửu và có tính chất thần thánh. Tư tưởng biện chứng còn
ngây thơ chất phác nhưng chứa đựng tư tưởng quý giá về vận động, phát
triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng đều
thay đổi, đều “chảy” như nước chảy trong dòng sông, cái đói làm cho cái
lo có giá trị, cái bệnh làm cho sức khỏe có giá trị,... Ngoài ra ông cũng
đã phân biệt được nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Khẳng định
nhận thức cảm tính không thể đạt được logos (Quy luật của vũ trụ - quy
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Tiếc thay ông chưa thấy
được mối quan hệ giữa NTCT và NTLT

5) Phân tích bối cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Tây âu thời kỳ trung cổ. Nêu
nội dung tư tưởng triết học của một số đại biểu tiêu biểu ở thời kỳ này

- Bối cảnh ra đời:


 Lịch sử của chế độ phong kiến Tây Âu được bắt đầu từ 476 năm lụi tàn
của đế chế la mã và kết thúc năm 1453 Với việc xác lập đế quốc
Constaniople (hay bằng khởi đầu của thời kỳ phục hưng)
 Đây là thời kỳ thống trị xã hội phong kiến Tây Âu từ thế kỷ V – XV
(Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha...). Nền tảng của xã hội là sản xuất nông
nghiệp. Đặc trưng là phong kiến phân quyền (vương quốc nhỏ). Nền
kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, khép kín khá vững chắc. Người nông nô
trong xã hội phụ thuộc cả về kinh tế, cả về mặt cá nhân vào địa chủ
phong kiến. Mâu thuẫn giữa địa chủ - lãnh chúa và nông dân ngày càng
sâu sắc dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân khắp nơi, đặc biệt từ
thế kỷ III trở đi
 Chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với giáo hội Kito giáo . Nhà nước
chưa tách khỏi nhà thờ.
 Thế kỷ XIII trở đi, giáo hội kitô còn là chỗ dựa tinh thần và quân sự cho
các cuộc thập tự chiến tranh xâm lược đất đai của một số quốc gia nhỏ ở
Trung Đông và Phương Đông
 Cuối thế kỷ XIII trở đi, nền kinh tế tự nhiên đã dần chuyển sang kinh tế
tiền tệ
- Đặc điểm cơ bản của tư tưởng triết học phương Tây thời kỳ trung cổ:
 Thứ nhất, do điều kiện kinh tế - xã hội quy định mà triết học Tây Âu thời
kỳ Trung cổ chủ yếu là triết học kinh viện (Schola nghĩa là trường học,
triết học trường học) tìm cách đặt cơ sở lý luận cho thế giới quan tôn
giáo. Thực chất đây là thứ triết học trường học, sách vở xa rời cuộc sống
gắn liền với niềm tin tôn giáo và quyền uy của nhà thờ
 Thứ hai, thời kỳ này diễn ra các cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng:
a)cuộc đấu tranh giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ. Trong đó, các nhà triết
học kinh viện thường đề cao niềm tin tôn giáo hơn trí tuệ. Ngược lại các
nhà triết học có xu hướng duy vật, khoa học thường đề cao trí tuệ trong
quan hệ với tôn giáo, muốn phủ nhận vai trò của Đức thánh cha trong
giáo lý Cơ đốc giáo. b) cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy danh và chủ
nghĩa duy thực (biểu hiện đấu tranh giữa CNDV và CNDT). Chủ nghĩa
duy thực có khuynh hướng duy tâm, bảo vệ nhà thờ, tôn giáo. Chủ nghĩa
duy danh chống lại nhà thờ tôn giáo – “chúa trời” chỉ tên gọi, không có
nội dung
 Thứ ba, vấn đề con người trong cách tiếp cận của các nhà tư tưởng
không phải là thước đo của vạn vật, hạnh phúc ở trần gian là khát vọng
sống như thời kỳ cổ đại mà là con người thụ động,trĩu nặng bởi tội tổ
tông, ăn năn sám hối trong kiếp làm người

- Một số đại biểu tiêu biểu ở thời kỳ này:


 Nhà tư tưởng điển hình có nhiều quan điểm mỹ học trong giai đoạn của
thời kỳ trung cổ Ôguýtxtanh Avreli (354 – 430), vị giáo chủ, đồng thời là
nhà triết gia,nhà thần học Kito giáo nổi tiếng. Vấn đề cơ bản trung tâm
của ông trong triết học là “thượng đế”. Theo ông, Thượng đế là một thực
thể tinh thần độc lập và đối lập với tự nhiên, con người. GTN và con
người hoàn toàn phụ thuộc vào Thượng đế => rơi vào thuyết tuyệt mệnh.
Về mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ, ông khẳng định niềm
tin tôn giáo cao hơn trí tuệ. Kinh thánh là nguồn gốc của mọi tri thức =>
nhà thờ là bậc thang cuối của chân lý.
 Thánh Tôma Aquino OP (1225 – 1274) tu sĩ linh mục, tiến sĩ Hội Thánh
nổi lên như nhà thần học lớn nhất. Ông cho rằng “cái đẹp đòi hỏi ba
điều: thứ nhất - giá trị hay là sự hoàn thiện; thứ hai - một sự cân đối cần
thiết hay điều hòa và thứ ba cái cuối cùng - sự rõ ràng.”. Về xã hội ông
cho rằng trật tự của xã hội ở trần thế là sự phản ánh trật tự của Thượng
đế ở thượng giới => Cả nhà thờ và nhà nước đều là sự sắp đặt của
Thượng đế. Xã hội cần có những người đứng đầu nhà nước là giới
thượng lưu. Xã hội cũng cần có Nhà thờ mang lại niềm vui, chăm lo đời
sống tinh thần cho con người.

You might also like