Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

RỦI RO
Chương 1

1
NỘI DUNG
1.1 Định nghĩa rủi ro

1.2 Khả năng gây tổn thất

1.3 Hiểm họa và nguy cơ

1.4 Phân loại rủi ro

1.5 Những rủi ro thuần túy của doanh nghiệp

1.6 Những rủi ro thuần túy của cá nhân

1.7 Gánh nặng rủi ro đối với xã hội


1. Bạn đã bao giờ gặp rủi ro chưa?
2. Theo bạn trong cuộc sống và trong hoạt động
kinh doanh, chúng ta thường gặp những rủi ro gì?
3. Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát được
rủi ro hay không?
1.1. Định nghĩa rủi ro
• Sự không chắc chắn (uncertainty)
• Tổn thất (loss)
1.1. Định nghĩa rủi ro
Rủi ro là sự kiện không chắc chắn, có liên quan đến
tổn thất phải gánh chịu trong tương lai

TỬ VONG

THƯƠNG TẬT

MẤT MÁT TÀI CHÍNH


1.1. Định nghĩa rủi ro
• Rủi ro khách quan: Sự thay đổi tương đối của
tổn thất thực tế so với dự kiến thì được gọi là rủi
ro khách quan.
• Ví dụ: 10.000 căn nhà có nguy cơ cháy, xác suất
cháy là 1%, tức trung bình ước tính 1 năm có
khoảng 100 căn nhà bị cháy, nhưng trên thực tế
thì có thể 90 hoặc 110 căn bị cháy, tức thay đổi
10% so với dự tính, vậy rủi ro khách quan 10%.
• Rủi ro khách quan giảm khi số lượng gánh chịu
rủi ro tăng. Ví dụ 1 triệu căn được bảo hiểm,
trung bình có 10.000 căn cháy, số thực tế chênh
lệch khoảng 100 căn, tức 1%.
1.1. Định nghĩa rủi ro
Rủi ro chủ quan: là sự không chắc chắn
dựa trên điều kiện tâm trí con người, trạng
thái tinh thần của con người
• Phụ thuộc yếu tố cá nhân
• Trong cùng 1 tình huống, nhận thức cá
nhân về rủi ro khác nhau, hành động
khác nhau.
1.2. Khả năng (xác suất) gây tổn thất
Khả năng (xác suất) gây tổn thất: xác
suất 1 sự việc sẽ xảy ra.
• Xác suất khách quan
• Xác suất chủ quan
1.2. Khả năng (xác suất) gây tổn thất

Xác suất khách quan


- Tần suất
- 1 sự kiện
- Thời gian dài
- Nhiều quan sát
- Cùng điều kiện
1.2. Khả năng (xác suất) gây tổn thất

Phương pháp xác định xác suất khách


quan
• Suy diễn
• Quy nạp
1.2. Khả năng (xác suất) gây tổn thất

Xác suất chủ quan: Xác suất chủ quan


là ước lượng mang tính chủ quan về khả
năng gây tổn thất. Xác suất chủ quan thì
không phụ thuộc vào xác suất khách
quan
1.2. Khả năng (xác suất) gây tổn thất

Phân biệt khả năng gây tổn thất & rủi


ro khách quan: khả năng gây tổn thất là
xác suất 1 sự kiện gây tổn thất có thể
xảy ra. Trong khi rủi ro khách quan là sự
thay đổi tương đối của con số tổn thất
thực tế so với tổn thất dự kiến.
1.3. Hiểm họa và nguy cơ
• Ví dụ: Có 2 ngôi nhà ở khu vực đáy sông.
Ngôi nhà bên phải nằm gần đáy sông, cái
còn lại ở trên triền đồi và lũ lụt xảy ra. Lũ
lụt xảy ra không lường trước được, và nó
đã làm cho ngôi nhà bên phải bị lũ cuốn
trôi.
➢ Rủi ro: ???
➢ Tổn thất: ???
➢ Hiểm họa: ???
➢ Nguy cơ: ???
1.3. Hiểm họa và nguy cơ
• Hiểm họa (peril): nguyên nhân gây ra
tổn thất

• Nguy cơ (hazard): là điều kiện làm gia


tăng tần suất hoặc mức độ của tổn thất.
1.3. Hiểm họa và nguy cơ
Có 4 loại nguy cơ chính:
• Nguy cơ vật chất: là điều kiện vật
chất làm tăng tần suất hoặc mức độ
của tổn thất, vd tuyết rơi làm đường
trơn dễ gây tai nạn.

• Nguy cơ đạo đức: là tính không trung


thực của cá nhân làm tăng tần suất
hoặc mức độ tổn thất.
1.3. Hiểm họa và nguy cơ
Có 4 loại nguy cơ chính:
• Nguy cơ thái độ: sự bất cẩn, thái độ thờ
ơ với một tổn thất nào đó đã làm gia
tăng tần suất hoặc mức độ tổn thất

• Nguy cơ pháp lý: là nguy cơ liên quan


đến đặc tính của hệ thống pháp luật hoặc
môi trường pháp lý làm tăng tần suất và
mức độ của tổn thất
1.4. Phân loại rủi ro
Rủi ro thuần túy & rủi ro đầu cơ
• Rủi ro thuần túy: là 1 tình huống mà
khả năng xảy ra có thể không có tổn thất
hoặc có tổn thất, không có xảy ra khả
năng có lợi.

• Rủi ro đầu cơ: Rủi ro đầu cơ là 1 tình


huống mà kết quả mang lại có thể lời
hoặc lỗ (tổn thất).
1.4. Phân loại rủi ro
Rủi ro có thể đa dạng hóa và rủi ro
không thể đa dạng hóa
• Rủi ro có thể đa dạng hóa
(Rủi ro phi hệ thống)

• Rủi ro không thể đa dạng hóa


(Rủi ro hệ thống)
1.4. Phân loại rủi ro
• Các rủi ro này được phân biệt dựa trên cơ sở sự khác nhau của
đối tượng chịu rủi ro và hậu quả của tổn thất do chúng gây ra
➢ Rủi ro phi hệ thống: ➢ Rủi ro hệ thống:
✓ Phát sinh từ một số hiện ✓ Là các rủi ro mang lại thiệt hại
tượng, sự vật cá biệt to lớn, tác động trên 1 vùng
✓ Rủi ro gây tổn thất đối tượng rộng lớn hay tất cả dân số
này nhưng có thể mang lại lợi
ích cho đối tượng khác ✓ Không rợi vào cá biệt 1 ai.

Vd: hoả hoạn cháy nhà, phá sản Vd: chiến tranh, thất nghiệp, lạm
một công ty,… phát, động đất, bất ổn chính trị,…
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
Tất cả những rủi ro của DN theo quan
điểm của quản trị rủi ro tài chính:

➢ Rủi ro hoạt động ➢ Rủi ro thanh khoản


➢ Rủi ro kinh doanh ➢ Rủi ro danh tiếng
➢ Rủi ro thị trường ➢ Rủi ro chiến lược
➢ Rủi ro tín dụng ➢ Rủi ro pháp lý
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
Rủi ro thuần túy của doanh nghiệp (rủi
ro thương mại: commercial risk)
− Rủi ro tài sản
− Rủi ro trách nhiệm
− Rủi ro tác động đến doanh thu
− Rủi ro khác
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
❖ Rủi ro tài sản:
• Tổn thất về tài sản: tài sản bị hư, bị
phá, bị trộm.
• Nguyên nhân: động đất, núi lửa, lũ lụt,
mưa đá,…
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
Các loại tài sản
• Tòa nhà, nhà máy nhà xưởng, các công
trình xây dựng khác
• Đồ đạc, thiết bị, vật tư
• Máy tính, phần mềm máy tính, dữ liệu
máy tính
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
Các loại tài sản
• Hàng tồn kho
• Các khoản phải thu, giấy tờ có giá, hồ
sơ lưu trữ
• Phương tiện vận tải: xe, tàu, máy
bay…
• Thiết bị viễn thông di động.
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
❖ Rủi ro trách nhiệm
• Sản phẩm bị lỗi.
• Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không
khí, tiếng ồn..).
• Trách nhiệm phát sinh từ xe của công
ty.
• Các khoản bồi thường cho nhân viên.
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
❖ Rủi ro trách nhiệm
• Vi phạm bản quyền.
• Vi phạm sở hữu trí tuệ.
• Trách nhiệm các bên liên quan: cổ
đông, quản lý.
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
❖ Rủi ro tác động đến doanh thu
Những tổn thất về vật chất ảnh hưởng
đến thu nhập của doanh nghiệp
• Mất doanh thu
• Mất thị phần
• Chi phí thuê
• Phục hồi, khôi phục
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
❖ Rủi ro khác:
• Rủi ro trộm cắp
• Rủi ro nguồn nhân lực
• Rủi ro liên quan đến yếu tố nước ngoài
• Rủi ro tài sản vô hình
• Rủi ro từ chính phủ
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
❖ Rủi ro khác:
• Rủi ro trộm cắp:
₋ Bị cướp,
₋ Bị cắp,
₋ Gian lận, biển thủ,
₋ Tội phạm máy tính,
₋ Trộm cắp bản quyền, trộm cắp sở hữu
trí tuệ.
1.5. Những rủi ro thuần túy của
doanh nghiệp
❖ Rủi ro khác:
• Rủi ro nguồn nhân lực: nhân viên chủ
chốt bị tử vong hoặc thương tật, tổn
thất do nghỉ hưu hoặc thất nghiệp,
những tổn thất do tai nạn nghề nghiệp,
do sự thiếu kinh nghiệm và kỹ năng
của công nhân.
1.6. Những rủi ro thuần túy của cá
nhân
Rủi ro cá nhân (personal risk)
• Rủi ro con người
• Rủi ro tài sản
• Rủi ro trách nhiệm
1.6. Những rủi ro thuần túy của cá
nhân
Rủi ro con người
− Rủi ro tử vong sớm
− Rủi ro liên quan thu nhập không đủ
trong thời gian hưu trí
− Rủi ro về sức khỏe
− Rủi ro thất nghiệp
1.6. Những rủi ro thuần túy của cá
nhân
Rủi ro tài sản
• Thiệt hại trực tiếp
• Thiệt hại gián tiếp
1.6. Những rủi ro thuần túy của cá
nhân
Rủi ro trách nhiệm
Không có giới hạn cho những tổn thất về
trách nhiệm
1.7. Gánh nặng rủi ro đối với xã hội
• Phải tăng dự phòng: tăng dự phòng làm
giảm mức chi tiêu, mức sống

• Ảnh hưởng đến cung của sản phẩm: nếu


rủi ro trách nhiệm nhiều, né tránh sản
xuất, ảnh hưởng cung.

• Lo lắng và sợ hãi
Chân thành cảm ơn

You might also like