Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH:

- Phủ định là “khái niệm chỉ sự xóa bỏ hoặc thay thế một sự vật, hiện tượng này
bằng một sự vật, hiện tượng khác”

Ví dụ: trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ
định đối với xe đạp, còn xe ô tô là sự phủ định đối với xe máy.

-Phủ định còn có thể được hiểu là một thao tác logic và nhờ đó một mệnh đề mới
được sinh ra từ một mệnh đề đã cho. Tức là, nếu mệnh đề đã cho là đúng thì sự phủ
định nó là sai, và ngược lại, mệnh đề đã cho là sai thì sự phủ định nó sẽ thành
đúng.

-Phủ định biện chứng là với tư cách là một phạm trù triết học, dùng để chỉ sự phủ
định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển.Phủ định biện chứng làm cho sự
vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữ sự
vật hiện tượng cũ với sự vật hiện tượng mới.

-Mang hai đặc trưng cơ bản là:

+Tính khách quan sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong
nó gây ra .

Ví dụ tính khách quan: trong buôn bán hàng hóa dịch vụ thì giữa cung và cầu có
mối liên hệ với nhau. Cụ thể giữa cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá
trình tác động qua lại. Cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh
hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển
không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích
về mối liên hệ biện chứng giữa cung và cầu.

+ Tính kế thừa loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật,
hiện tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới.

Ví dụ tính kế thừa:nói miệng

-Nội dung quy luật:


Thứ nhất, phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát triển
của sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm
xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.
Ví dụ 1: Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng). Phủ định lần 1
tạo ra cây lúa. Sau đó phủ định lần 2 là cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
Thứ hai, phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình.
Sau những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang
nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu (xuất phát) song không phải giống
nguyên như cũ, dường như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn,là giai đoạn kết thúc một
chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ tiếp theo, tạo ra
đường xoáy ốc của sự phát triển,ngoài hai đặc trưng như phủ định biện chứng (là
tính khách quan và tính kế thừa), thì còn có thêm đặc trưng là tính chu kỳ, một chu
kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm nhiều lần phủ định biện chứng
Ví dụ 2:
Vòng đời của một con bướm bao gồm: Trứng - ấu trùng - nhộng – bướm - trứng.
Sự xuất hiện của“ấu trùng” đã xóa bỏ sự tồn tại của “trứng” nên tằm là phủ định
của trứng. “Nhộng” sinh sôi, không còn là ấu trùng nên “nhộng” là sự phủ định của
“aasu trùng”. “Bướm” trưởng thành nở ra từ “nhộng”, xóa bỏ sự tồn tại của
“nhộng” nên “bướm” là phủ định của “nhộng”. Cuối cùng,bướm lại tiếp tục đẻ
trứng, bắt đầu một quá trình mới.Trứng chính là sự phủ định của “bướm”. Quá
trình phát triển của tằm đã trải qua 4 lần phủ định.
Đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới, tính loại bỏ và kế thừa, tính lặp lại ở
trình độ cao hơn và tính chất tiến lên của sự phát triển.
Ý nghĩa:
 Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời cái mới, mối liên
hệ giữa cái cũ và cái mới.
 Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn.
Đồng thời phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
 Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ, khư khư ôm lấy
những gì đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, không chịu đổi mới.
 Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoắn ốc đi lên.
Nghĩa là, có nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát triển. Phát
triển không phải là đường thẳng.

You might also like