Các biện pháp và kết quả thực hiện xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng 9/1945 - 12/1946

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Các biện pháp và kết quả thực hiện xây dựng ,bảo vệ chính quyền

cách mạng từ 9/1945-12/1946

1. Biện pháp về chính trị

 Đảng xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ, soạn thảo Hiến pháp và
tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, kiện toàn bộ máy chính quyền từ trung ương
đến cơ sở.
 Mở rộng mặt trận Dân tộc thống nhất, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt
Nam (Mặt trận Liên Việt) tháng 5/1946 (nhằm thu hút tầng lớp tư sản và địa chủ yêu
nước tiến bộ).
 Để bảo toàn lực lượng trước sự công kích của kẻ thù, tháng 11/1945, Đảng tuyên
bố tự giải tán và thực chất là rút vào hoạt động bí mật, chỉ để lại một bộ phận hoạt động
công khai dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác.
Kết quả
 Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân
dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết.
 Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử.
Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành.
 Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, tòa án,
các công cụ chuyên chính như Vệ quốc toàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng
cường.
 Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt
Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được xây dựng và
mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.

2. Biện pháp về kinh tế tài chính


 Trước mắt Đảng và nhà nước cứu đói và đề phòng nạn đói. Chủ tịch Hồ Chí Minh
phát động chiến dịch tăng gia sản xuất và cứu đói. Người kêu gọi nhân dân và gương
mẫu thực hiện “nhường cơm sẻ áo” bằng cách “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa”, đem gạo
đó để cứu dân nghèo. Nhà nước tổ chức các đội lạc quyên cứu đói và quy định tiết kiệm
lương thực, cấm nấu rượu lậu bằng gạo, ngô, đẩy mạnh trồng hoa màu ngắn ngày, v.v…
-> Kết quả là nạn đói được đẩy lùi.
- Biện pháp cơ bản và lâu dài là tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”,
khôi phục các nhà máy, hầm mỏ, mở hợp tác xã, lập ngân hàng quốc gia, phát hành giấy
bạc.
-> Sản xuất nhanh chóng được khôi phục và phát triển, nạn đói bị đẩy lùi
- Đồng thời, Chính phủ ra sắc lệnh tịch thu ruộng đất của địa chủ và Việt gian chia cho
dân cày nghèo: chia lại ruộng công cho cả nam lẫn nữ; giảm tô 25%; giảm và miễn thuế
cho nhân dân các vùng bị lũ lụt
- Phát động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của, hưởng ứng “Tuần lễ vàng”, xây
dựng “Quỹ độc lập”. Ngân sách quốc gia tăng lên hàng chục triệu đồng với hàng trăm
kg vàng
-> Nền tài chính độc lập từng bước được xây dựng.

3. Biện pháp văn hóa - xã hội


Chú trọng thực hiện nền giáo dục mới, phát triển “bình dân học vụ” để diệt “giặc
dốt”, xóa nạn mù chữ thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, góp phần tích cực xây
dựng hệ thống chính quyền cách mạng, phát huy quyền dân chủ của nhân dân.

Sau 2/9/1945, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra đời đối mặt với nhiều khó khăn, nạn
đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm bủa vây tứ phía. Đặc biệt là nạn dốt, có đến 95% dân số
không biết chữ.
Một ngày sau khi giành được độc lập, trong buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở chiến dịch
chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong 6
nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Trích lời của Hồ Chủ Tịch: "Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu" và nhấn mạnh "Dốt là dại, dại thì hèn. Vì vậy, không chịu dại, không
chịu hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan
trọng của nhân dân các nước dân chủ mới".

- Phát triển “Bình dân học vụ: để diệt “Giặc dốt”.


8/9/1945: Nha Bình Dân học vụ ra đời, nằm trong Bộ Quốc gia giáo dục, ra Sắc lệnh
số 19 - SL hạn trong 6 tháng làng, thị trấn nào cũng phải có ít nhất 1 lớp học bình dân
và Sắc lệnh số 20 - SL cưỡng bách học chữ quốc ngữ trong toàn quốc.
Lớp học đầu tiên dành cho cán bộ phụ trách các tỉnh mang tên “khóa Hồ Chí
Minh” khai giảng ở Hà Nội: có sự tham dự của Hồ Chủ Tịch và lãnh đạo các bộ
Riêng ở miền Nam do quân Pháp xâm chiếm nên không duy trì được đều đặn.
 Vận động xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ
tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ.
Kết quả: Chỉ trong 1 năm, từ tháng 8/45 đến tháng 8/1946, Bình dân học vụ đã dạy
cho hơn 2,5 triệu người biết chữ, phát triển được gần 96.000 giáo viên và mở được
gần 75.000 lớp học. Đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân tin tưởng vào chế độ
mới, nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.

4. Biện pháp quân sự

 Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu tranh
bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ
 Ngày 23 tháng 9 năm 1945, đồng bào chiến sĩ Nam Bộ tiến hành kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược . (Chính phủ, Hồ Chí Minh và nhân dân miền Bắc nhanh
chóng hưởng ứng và kịp thời chi viện, chia lửa với đồng bào Nam Bộ kháng chiến. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khích lệ, động viên đồng bào Nam Bộ kháng chiến.)
 Tổ chức lại lực lượng
 Củng cố, phát triển các khu căn cứ và lực lượng vũ trang
 Động viên nhân tài, vật lực của toàn dân đứng lên ngăn chặn bước tiến của thực
dân Pháp
 Tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài sau này

Kết quả
Khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã
 Ở miền Nam: Kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát
động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung
Bộ.
 Ở miền Bắc: Thực hiện sách lược mềm dẻo, hòa hoãn để chính quyền có thêm
thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ.

5. Biện pháp ngoại giao

Trong giai đoạn từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946, Việt Minh đã triển khai
một số biện pháp về ngoại giao để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Dưới
đây là các biện pháp chính và kết quả khi thực hiện:

- chính sách “dàn hòa với Pháp”, nhân nhượng về lợi ích kinh tế, nhưng đòi Pháp phải
thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam”
- ngày 6/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ ký hiệp định sơ bộ với Pháp.
Ngay sau đó, Đảng ra chỉ thị Hòa để tiến nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích
cực sửa soạn sẵn sàng chiến đấu.
- Ngày 14/9/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp bản tạm
ước Mác xây, tiếp tục nhượng bộ Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa

Kết quả:

 Thông qua nỗ lực ngoại giao và xây dựng chính quyền cách mạng, Việt Nam đã
giữ vững được nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn bước tiến của
đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá của các kẻ thù;
 Củng cố, giữ vững và bảo vệ bộ máy chính quyền cách mạng từ Trung ương đến
cơ sở và những thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám; tạo thêm thời gian hòa
bình, hòa hoãn, tranh thủ xây dựng thực lực, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến
lâu dài.

You might also like