HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH VẬT LÝ 11 - BÀI 1 VÀ BÀI 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

HOẠT ĐỘNG CẦN ĐẠT CỦA HỌC SINH

BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA


- Đọc phần khởi động. Có thế trả lời câu hỏi của phần khởi động (nếu không trả lời được thì bỏ
qua).
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DAO ĐỘNG CƠ.

1. Thí nghiệm
- Tất cả học sinh chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm (tự tìm ở nhà): 1 dây không dãn, 1 vật nặng khoảng 50g
đến 100g (càng tròn càng tốt); Sau đó lấy dây cột cố định với vật nặng ở một đầu.
- Thực hiện thí nghiệm (có thể thực hiện trước ở nhà và quay video gởi trước lên nhóm):

+ Ban đầu để vật ở vị trí cân bằng (vị trí đứng yên). Xác định sợi dây có phương như thế nào?
+ Kéo vật nặng khỏi vị trí cân bằng (kéo dây lệch khỏi phương thẳng đứng mà sợi dây không được
chùng). Quan sát chuyển động của vật và nhận xét về đặc điểm của chuyển động đó.
- Nêu những ví dụ về dao động cơ mà em biết.

2. Dao động cơ
- Định nghĩa dao động cơ là gì?
- Định nghĩa dao động tuần hoàn là gì? Cho 2 ví dụ dao động tuần hoàn trong đời sống.

II. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA


1. Đồ thị của dao động điều hòa.
- Từ hình 1.2 cho biết đồ thì của dao động của con lắc có dạng hình gì? Đồ thị trên có dạng hàm số như
thế nào?
- Vì sao gọi đồ thị trên có tính điều hòa?

2. Phương trình của dao động điều hòa


- Viết phương trình của dao động điều hòa? Cho biết tên các đại lượng có trong phương trình?

- Định nghĩa dao động điều hòa là gì?


- Trả lời câu hỏi (?) trang 7 và trang 8
- Làm việc nhóm hoạt động (bàn tay) ở trang 8.
Đọc phần em có biết trang 8.

NỘI DUNG BẮT BUỘC PHẢI THUỘC (cần ghi vào vở)
1. Dao đông cơ là gì? Dao động tuần hoàn là gì?

2. Dao động điều hòa là gì? Viết phương trình của dao động điều hòa, tên các đại lượng trong phương
trình.
3. Đồ thị của dao động điều hòa có dạng hình gì? Quỹ đạo của con lắc đơn có dạng hình gì? Quỹ đạo của
con lắc lò xo có dạng hình gì?
HOẠT ĐỘNG CẦN ĐẠT CỦA HỌC SINH
BÀI 2:MÔ TẢ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
- Đọc phần khởi động. Trả lời câu hỏi khởi động (nếu biết).

I. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
- Nêu ý nghĩa của các đại lượng trong phương trình dao động điều hòa như: li độ x, biên độ A (minh họa
bằng hình vẽ).
- Nêu định nghĩa và đơn vị của chu kì, tần số của dao động?

- Viết công thức liên hệ giữa tần số góc  với chu kì T, công thức liên hệ giữa tần số góc  và tần số f.

- Trong phương trình dao động điều hòa thì đại lượng nào là đại lượng không đổi? Đại lượng nào phụ
thuộc vào thời gian? (có thể chỉ rõ trên hình vẽ).

II. PHA BAN ĐẦU. ĐỘ LỆCH PHA

1. Pha ban đầu


- Pha ban đầu  cho ta biết điều gì? Có giá trị nằm trong khoảng nào?

 
- Xác định vị trí ban đầu ứng với các giá trị pha ban đầu sau:   0;   ;  ;  
2 2
2. Độ lệch pha giữa hai dao động cùng chu kì.

- Cho hai dao động có phương trình x1  A1 cos(t  1 ); x2  A2 cos(t   2 ) . Cho biết:

+ Khi nào thì dao động 1 sớm pha hơn dao động 2 (có thể minh họa bằng đồ thị).
+ Khi nào thì dao động 1 trễ pha hơn dao động 2.
+ Khi nào hai dao động cùng pha (có thể minh họa bằng đồ thị)
+ Khi nào hai dao động ngược pha (có thể minh họa bằng đồ thị).
+ Khi nào hai dao động vuông pha (phần mở rộng).
- Trả lời câu hỏi (?) trang 12.

III. BÀI TẬP VÍ DỤ


- Tham khảo bài giải ví dụ 1 và ví dụ 2. Hiểu và có thể vận dụng giải bài tập tương tự.

VẬN DỤNG
2.1. Một chất điểm dao động điều hoà có chu kì T =1 s. tần số góc ω của dao động là
A.π(rad/s). B.2π (rad/s). C. 1 (rad/s). D.2(rad/s).

2.2. Một chất điểm dao động điều hoà có tần số góc ω = 10π (rad/s). tần số của dao động là
A. 5 Hz. B. 10 Hz. C. 20 Hz. D. 5π Hz.
2.3. Một chất điểm dao động điều hoà trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì
dao động của vật là
A. 2 s. B. 30 s. C. 0,5 s. D. 1 s.
2.4. Phương trình dao động điều hoà là x = 5cos(10πt) (cm). Tính thời gian để vật đi được quãng đường
2,5 cm kể từ thời điểm t = 0.

You might also like