Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

ĐỀ THI MIỄN DỊCH HỌC 2013

Câu 1 Phản ứng ADCC (antibody dependent cellular cytotoxicity), phản ứng gây độc tế bào do tế bào
phụ thuộc kháng thể liên quan đến:
A. Hoạt hóa bổ thể
B. Kháng thể gắn trên màng tế bào lympho B
C. Tế bào giết (killer cell)
D. Kháng nguyên ngoại sinh
E. Kháng nguyên là protein
Câu 2 Hiện tượng oposin hóa là hiện tượng có liên quan đến
A. Sản phẩm của bổ thể
B. Kháng thể
C. Tế bào thực bào
D. Phản ứng kháng nguyên_kháng thể
E. Tất cả đều đúng
Câu 3 Trong đáp ứng miễn dịch, hiện tượng tăng khả năng thực bào của đại thực bào có liên quan nhiều
đến tế bào
A. Tế bào Th0
B. Tế bào th “naïve”
C. Tế bào Th1
D. Tế bào Th2
E. Tế bào CD8
Câu 4 Kháng nguyên được xử lí trong tế bào B, quyết định kháng nguyên sẽ gắn vào phân tử nào sau
đây?
A. IgM
B. IgD
C. MHC_I
D. MHC_II
Câu 5 Chọn phần tử có trọng lượng nặng nhất
A. Fab
B. Fd
C. F(ab’)2
D. Fc
E. Fv
Câu 6 Kháng thể trên bề mặt tế bào lympho có lớp sai
A. IgG
B. IgA
C. IgD
D. IgE
E. IgM năm đơn phân tử
Câu 7 Allotype thể hiện
A. Sự khác biệt amino acid ở chuỗi nhẹ
B. Sự khác biệt amino acid ở vùng thay đổi
C. Sự khác biệt amino acid ở vùng hằng định
D. Sự khác biệt amino acid ở vùng thay đổi chuỗi nặng
E. Sự khác biệt mang tính cá thể
Câu 8 Idiotype
A. Là sự khác biệt ở vùng hằng định của kháng thể
B. Giống nhau ở một nhóm cá thể
C. Do sự khác biệt của chuôi nhẹ kappa hay lambda
Câu 9 Kháng thể bề mặt xuất hiện đầu tiên ở tế bào lympho B khi mới được hình thành là
A. IgA
B. IgD
C. IgE
D. IgM
Câu 10 Kháng thể không có hóa trị 2
A. IgG
B. IgA
C. IgE
D. IgM bề mặt
E. IgM dịch thể
Câu 11 Kháng thể khi bị xử lí bằng mercapto ethanil sẽ có
A. Bốn chuỗi rời nhau gòm 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ
B. Hai mảnh Fab và các mảnh Fc’
C. Hai mảnh Fab và các mảnh Fc’
D. Hai chuỗi nặng
E. Hai chuỗi nhẹ
Câu 12 Kháng thể đơn dòng là kháng thể
A. Từ tế bào lai
B. Từ tế bào lympho B
C. Từ một tế bào ung thư
D. Từ một dòng chuột
E. Kháng một quyết định kháng nguyên
Câu 13 Mảnh tiết IgA được sản xuất bởi tế bào:
A. Tế bào lympho B
B. Tương bào
C. Tế bào nội mô
D. Tế bào lympho T
E. Tế bào biểu mô
Câu 14 Kháng thể nào có nồng dộ nhiều thứ 2 trong huyết tương?
A. IgA
B. IgD
C. IgM
D. IgE
E. IgG
Câu 15 Peptid kháng nguyên được tổng hợp từ bào tương sẽ gắn với phân tử lớp là
A. CD4
B. CD8
C. CD3
D. MHC_I
E. MHC_II
Câu 16 Khi có đáp ứng miễn dịch thì 2, kháng thể có lớp là
A. IgA đơn phân tử
B. IgG
C. IgD
D. IgE
E. Tất cả đều đúng
Câu 17 Kháng thể đáp ứng miễn dịch thể dịch đối với kháng nguyên không phụ thuộc T thongwf là
A. IgM
B. IgG
C. IgD
D. IgG1
E. IgM đơn phân tử
Câu 18 Chính yếu của tính đa dạng kháng thể là do
A. Có nhiều gien mã hóa các phân tử bề mặt
B. Có nhiều gien J
C. Có nhiều gien D
D. Đột biến gien
E. Có nhiều gien mã hóa các phần kháng thể
Câu 19 Vùng khung của phân tử kháng thể thuộc vùng sau
A. Vùng hằng định
B. Vùng thay đổi
C. Vùng bản lề
D. Domain
E. Vùng Fc
Câu 20 Nhà khoa học phát hiện ra hiện tượng thực bào
A. Louis Pasteur
B. Edward Jenner
C. Robert Koch
D. Paul Ehrlich
E. Elie Metchnikoff
Câu 21 Hóa trị thấp nhất của một phân tử kháng thể về mặt lí thuyết là
A. 2
B. 4
C. 6
D. 10
E. 8
Câu 22 Hapten
A. Là kháng nguyên hoàn toàn
B. Có tính gây miễn dịch mạnh
C. Có tính đặc hiệu kháng nguyên
D. Chất cấu trúc phân tử lớn
E. Chấy có cấu trúc phức tạp
Câu 23 Bản chất kháng nguyên thường là
A. Carbohydrate
B. Lipid
C. Acid amin
D. Protein
E. Acid nucleic
Câu 24 Kháng nguyên ngoại sinh được nhận diện nhờ vào
A. Đại thực bào
B. Phân tử nhóm phù hợp mô lớp 1
C. Lympho T CD4
D. Lympho T CD8
E. Lympho B
Câu 25 Epitop là
A. Nhóm quyết định kháng nguyên
B. Vị trí tế bào miễn dịch đến nhận diện
C. Vị trí trình diện cùng nhóm phù hợp mô
D. Là siêu kháng nguyên
E. Phần được đại thực bào trình diện lên bề mặt tế bào
Câu 26 Ba con đường hoạt hóa bổ thể (con đường cổ điển, con đường tắt, con đường Lecithin) đều sẽ dẫn
đến:
A. Men chuyển C3
B. Từ C3 đến C9
C. Men chuyển C5
D. Tạo thành phân tử Lecthine
E. Tất cả đều sai
Câu 27 Trong hoạt động điều hòa bổ thể chất ức chế là
A. Yếu tố B
B. Yếu tố P
C. Yếu tố D
D. Yếu tố I
E. C1q
Câu 28 Kháng thể bề mặt lympho B người có vai trò:
A. Là thụ thể cho kháng nguyên của lympho B
B. Là vị trí tương tác trực tiếp của lympho B với lympho T
C. Là vị trí dể lympho bào B trình diện kháng nguyên
D. Bảo vệ tế bào lympho B
E. Cả 4 lựa chọn trên đều đúng
Câu 29 Lympho bào T trưởng thành ở người có thể có ccs dấu ấn bề mặt nào?
A. CD3
B. CD4
C. CD8
D. CD2
E. Tất cả đều đúng
Câu 30 Chức năng của các lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch
A. Tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muonojo
B. Tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào
C. Tham gia đáp ứng miễn dịch thông qua hiệu quả ADCC
D. Tham gia điều hòa đáp ứng miễn dịch
E. Cả A, B, D đúng
Câu 31 Chức năng của lympho bào B trong đáp ứng miễn dịch bao gồm:
A. Tiêu diệt tế ào lạ
B. Sản xuất bổ thể
C. Biệt hóa thành tế bào B trí nhớ miễn dịch
D. Biệt hóa thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể
E. C và D đều đúng
Câu 32 Sự xuất hiện các “trung tâm mầm” trong các nang lympho của hạch lympho thể hiện rằng
A. Hạch lympho có biểu hiện bất thường bệnh lí, cần được điều trị thích hợp
B. Tại hạch lympho đag diễn ra một đáp ứng miễn dịch
C. Các lympho bào tại nang lympho đang trong quá trình tăng sinh để tham gia vào đáp ứng miễn
dịch
D. Hạch lympho đó bị nhiễm khuẩn
E. B và C đúng
Câu 33 “Vùng phụ thuộc tuyến ức” trong một hạch lympho có đặc điểm là
A. Bao gồm chủ yếu là các lympho bào B
B. Bao gồm chủ yếu là các lympho bào T
C. Ở người trưởng thành, khi tuyến ức bị thái hóa thì vùng này trở nên thưa thớt tế bào
D. Cấu trúc bình thường của vùng này thể hiện sự phát triển bình thường của tuyến ức
E. B và D đúng
Câu 34 Kháng thể CD8 có trên bề mặt của tế bào nào sau đây?
A. Lympho bào T gây độc
B. Lympho bào T hỗ trợ
C. Lympho bào B
D. Plasma cell
E. Neutrophile
Câu 35 Tế nào tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào?
A. Đại thực bào
B. Marcophage
C. Bạch cầu ái toan
D. A, B, E đúng
E. Lympho bào T
Câu 36 Kháng nguyên CD4 có mặt trên tế bào nào sau đây?
A. Lympho bào T gây độc
B. Lympho bào T hỗ trợ
C. Lympho bào B
D. Bạch cầu ái toan
E. Bạch cấu trung tính
Câu 37 Lympho bào T biệt hóa ở cơ quan nào sau đây?
A. Hạc lympho
B. Gan
C. Tuyến ức
D. Tủy xương
E. Lách
Câu 38 Trong các cơ quan sau đây, cơ quan nào là cơ quan miễn dịch trung ương
A. Hạch lympho vùng hầu họng
B. Hạch mạc treo ruột
C. Lách
D. Tuyến ức
E. Cả 4 lựa chọn đều sai
Câu 39 Chọn câu đúng với đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào:
A. Có thể hoạt hóa hệ thống bổ thể
B. Kháng thể có vai trò chủ lực
C. Mang tính chất đặc hiệu
D. TCD8 có vai trò quan trọng
E. C và D đúng
Câu 40 Xét nghiệm nào sau đây là hữu ích để chẩn đoán nhiễm HIV
A. Xét nghiệm immuglobuline
B. Nồng độ Virus
C. Tỷ lệ CD4/CD8
D. Định lượng TCD4
E. Tất cả đều sai
Câu 41 Các cơ qun lympho nguyên phát
A. Là nơi trình diện lympho T với kháng nguyên lạ
B. Cung cấp vi môi trường để các tế bào lympho B và T trưởng thành
C. Lọc máu và bắt giữ kháng nguyên đến theo đường máu
D. Là vị trí đầu tiên để tổng hợp và phóng thích kháng thể
E. Tất cả đều sai
Câu 42 Tế bào lympho trưởng thành (có thaamr quyền miễn dịch) liền tục quay vòng qua các cơ quan
ngoại vi để
A. Bị giết trước khi trở thành nguyên nhân của bệnh tự miễn
B. Gặp gỡ với kháng nguyên lạ
C. Thực bào kháng nguyên và tiêu hủy chúng
D. Trở nên trưởng thành
E. Nhận dạng kháng nguyên
Câu 43 Mục đích chính của đáp ứng miễn dịch thu được là
A. Ngăn chặn mọi tác nhân gây bệnh khỏi xâm nhập vào cơ thể
B. Chữa trị các phản ứng dị ứng
C. Bảo vệ cơ thể khi tái nhiễm với cùng tác nhân gây bệnh
D. Thải mảnh ghép lạ
E. Tất cả đều đúng
Câu 44 Đáp ứng miễn dịch nhanh nhưng không đặc hiệu với kháng nguyên là sản phẩm của
A. Hệ thống miễn dịch đặc hiệu
B. Hệ thống miễn dịch tự nhiên
C. Hệ thống miễn dịch thu được
D. Đáp ứng nhớ
E. Hệ thống miễn dịch dịch thể
Câu 45 Vaccine bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh nhiễm trùng do có chứa
A. Kháng thể
B. Tế bào lympho
C. Đại thực bào
D. Tế bào gốc
E. Tất cả đều sai
Câu 46 Tình huống nào sau đây là một ví dụ điển hình của miễn dịch tự nhiên
A. Tạo kháng thể từ tương bào
B. Việc tiêu diệt tế bào đích của tế bào NK
C. Đáp ứng nhớ của virus cúm
D. Nhận diện và tiêu diệt tế bào virus bằng lympho T gây độc
E. Tất cả đều sai
Câu 47 Trong phức hợp TCR_CD3, phân tử CD3 có vai trò
A. Nhận diện kháng nguyên đặc hiệu
B. Hỗ trợ việc truyền tín hiệu từ ngoài vào nội bào
C. Củng cố làm ổn định TCR
D. Nhận dạng lympho T
E. B và C đúng
Câu 48 Tế bào NK
A. Kích thích việc giết tế bào chủ động thông qua thụ thể carbohydrate
B. Giết tế bào bình thường có biểu hiện cao MHC I trên tế bào
C. Nhận dạng tế bào nhiễm virus bằng sự hiện diện của protein virus trên phân tử MHC II
D. Thuộc loại đáp ứng miễn dịch tự nhiên
E. Tất cả đều đúng
Câu 49 Phân tử CD8 là một thụ thể trên lympho T CD8 nó sẽ gắn kết với
A. Phân tử CD3
B. Peptide nội sinh
C. Một phần của phân tử MHC lớp I
D. Vùng hằng định của BCR
E. Một phần của MHC lớp II
Câu 50 Lysosome
A. Là một thành phần của miễn dịch đặc hiệu
B. Là một thành phần của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
C. Do quá trình đáp ứng miễn dịch sản xuất ra
D. Có khả năng hoạt hóa bổ thể
E. Giúp chẩn đoán tình trạng viêm mãn tính
Câu 51 Cytokin giúp hoạt hóa đại thực bào mạnh nhất
A. G-CSF
B. IFNγ
C. IFNα
D. IFNβ
E. Chemokin
Câu 52 Tế bào nào sau đây thuộc hệ miễn dịch không đặc hiệu
A. Tế bào T giúp đơ
B. Tế bào T trấn áp
C. Tế bào T điều hòa
D. Tế bào B chưa có sIgM
E. Tế bào NK diệt virus
Câu 53 Khi bị nhiễm virus viêm gan B, sự hình thành kháng thể Anti_HBc có vai trò của
A. Miễn dịch chủ động tự nhiên
B. Miễn dịch chủ động thu được
C. Miễn dịch thụ động tự nhiên
D. Miễn dịch thụ động thu được
E. Tất cả trả lời trên đều sai
Câu 54 Tiêm huyết thanh kháng nọc rắn trong trường hjpw bị rắn độc cắn nhằm mục đích là tạo
A. Miễn dịch thụ động tự nhiên
B. Miễn dịch thụ động thu được
C. Miễn dịch chủ động tự nhiên
D. Miễn dịch chủ động thu được
E. Tất cả các trên đều sai
Câu 55 Khi tiêm ngừa virus viêm gan B, sự hình thành kháng thể Anti Hbs có vai trò
A. Miến dịch thụ động tự nhiên
B. Miễn dịch thụ động thu được
C. Miễn dịch chủ động tự nhiên
D. Miễn dịch chủ động thu được
E. Tất cả câu trả lời là sai
Câu 56 Trẻ bú sữa mẹ sớm trong những ngày đầy thì có sức đề kháng tốt hơn trẻ không bú là do vai trò
của
A. Miễn dịch thụ động tự nhiên
B. Miễn dịch thụ động thu được
C. Miễn dịch chủ động tự nhiên
D. Miễn dịch chủ động thu được
E. Tất cả câu trả lời trên là sai
Câu 57 Các cytokin sau đây có vai trò điều hòa đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, NGOẠI TRỪ:
A. IL_1
B. TNF
C. IFNα
D. IL_2
E. Chemokine
Câu 58 Cytokine có va trò trong sốc nhiễm trùng
A. IL2
B. TNF
C. IFNα
D. IFNβ
E. Chemokine
Câu 59 Cytokine có vai trò trong đề kháng chống virus
A. IL_1
B. TNF
C. IL 2
D. IFNα
E. Chemokine
Câu 60 Cytokine giúp biệt hóa dòng tế bào T sau khi tiếp xúc kháng nguyên
A. IL_2
B. TNF
C. IFNα
D. IFNβ
E. Chemokine
Câu 61 Chất nào sau đây là chất truyền tin thứ nhất?
A. Interleukine
B. DAG
C. CMP vòng
D. Ca2+
E. Tất cả đều sai
ĐỀ THI MIỄN DỊCH HỌC 2014
Câu 1 Phân tử HLA có vai trò
A. Yếu tố giúp đánh giá tế bào đã trưởng thành
B. Yếu tố đặc thù giúp tế bào miễn dịch đặc hiệu truyền tín hiệu cho nhau
C. Yếu tố giúp các tế bào miễn dịch nhận định các tế bào trong cơ thể bị nhiễm virus
D. Yếu tố giúp đánh giá tình trạng đặc thù của mỗi cá thể
Câu 2 Số lượng halotype của người con giống người mẹ là
A. 0.2
B. 0.5
C. 1
D. 1.2
Câu 3 Phân tử HLA thể hiện trên
A. Hầu hết các tế bào trong cơ thể
B. Tế bào miễn dịch
C. Những tế bào miễn dịch đặc hiệu
D. Tế bào trình diện kháng nguyên
Câu 4 Phân tử HLA
A. Không đặc hiệu và thường xuyên thay đổi theo độ tuổi
B. Thương xuyên thay đổi tính chất không bền vững của chúng
C. Không thay đổi và bất biến trên mỗi cá thể
D. Dễ thay đổi do thường đột biến
Câu 5 Cấu trúc phân tử HLA lớp I bao gồm:
A. Hai chuỗi α và hai chuỗi β
B. Một chuỗi α và một chuỗi β 1 microglobulin
C. Hai chuỗi α và một chuỗi β 1 microglobulin
D. Tùy thuộc vào cấu trúc mô học của tế bào
Câu 6 Hệ MHC lớp I ở người chier hiện diện trên tế bào nào sau đây:
A. Mô sụn
B. Giác mạc
C. Hồng cầu
D. Tiểu cầu
Câu 7 Trong quá trình ghép, kháng nguyên HLA nào được lưu ý nhất vì chúng ảnh hưởng lên nhiều quá
trình thải ghép
A. HLA_A
B. HLA_B
C. HLA_C
D. HLA_DR
Câu 8 Sau khi ghép tủy (khác gien cùng loài) biến chứng cần theo dõi
A. Tế bào máu người cho chống lại tế bào máu người nhận
B. Tế bào máu người nhận chống tế bào máu người cho
C. Phản ứng mô ghép người cho chống mô ghép người nhận
D. Cả 3 hiện tượng trên
Câu 9 Trong các loại tế bào sau, tế bào nào có sự hiện diện HLA_II
A. Tế bào bạch cầu ái toan
B. Tế bào bạch cầu ái kiềm
C. Tế bào lympho độc
D. Tế bào bạch tuộc
Câu 10 Bệnh viêm dính cột sống liên quan đến
A. BB
B. B27
C. DR2
D. DR3
Câu 11 Chọn kháng thể phù hợp trên bề mặt lympho B khi chuẩn bị tiếp xúc kháng nguyên lạ
A. sIgA
B. sIgD
C. sIgE
D. sIgG
Câu 12 Allotype thể hiện
A. Sự khác biệt amino acid ở chuỗi nhẹ
B. Sự khác biệt amino acid ở vùng thay đổi
C. Sự khác biệt amino acid ở vùng hằng định của chuỗi nhẹ và nặng
D. Sự khác biệt amino acid ở vùng thay đổi của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ
Câu 13 Kháng thể nào sau đây qua được nhau thai
A. IgM
B. IgA
C. IgG
D. IgD
Câu 14 Kháng thể lần đầu tiên có trên màng tế bào lympho B là
A. IgA
B. IgM
C. IgD
D. IgG
Câu 15 Trong cấu trúc kháng thể nào sau đây có nhiều carbohydrate
A. IgG
B. IgA
C. IgE
D. IgD
Câu 16 Kháng thể được xử lí bằng pepsine sẽ có
A. Bốn chuỗi rời nhau gồm 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ
B. Hai mảnh Fab và các mảnh Fc
C. Hai mảnh F(ab’)
D. Tất cả đều sai
Câu 17 Kháng thể đơn dòng là kháng thể
A. Từ tế bào lao
B. Từ một tế bào lympho B
C. Từ một tế bào ung thư
D. Từ một dòng chuột
Câu 18 Chọn tính chất mảnh tiết của IgA
A. Được sản xuất bởi tế bào lympho B
B. Giúp cho 2 phân tử IgA liên kết với nhau
C. Giúp cho IgA được tồn tại trong dịch tiết
D. Được xuất hiện ở tế bào biểu mô
Câu 19 Kháng nguyên được tổng hợp trong bào tương sẽ gắn với phân tử
A. CD4
B. CD8
C. MHC_I
D. MHC_II
Câu 20 Khi có đáp ứng miễn dịch dịch thể thì hai kháng thể có lớp là
A. IgA
B. IgM
C. IgE
D. Tất cả đều đúng
Câu 21 Phản ứng miễn dịch dịch thể được kháng nguyên không phuộc T thường là
A. IgA
B. IgD
C. IgG
D. IgM
Câu 22 Cơ chế quan trọng của tính đa dạng kháng thể
A. Đột biến gien
B. Có nhiều gien
C. Có nhiều gien mã hóa các phân tử bề mặt
D. Có nhiều gien mã hóa các phân tử kháng thể
Câu 23 Phản ứng ADCC, phản ứng gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể liên quan đến
A. Hoạt hóa bổ thể theo con đường Lecithin
B. Kháng thể gắn trên màng tế bào lympho B
C. Sự gắn kháng thể vào tế bào giết
D. Kháng nguyên bên trong tế bào
Câu 24 Hiện tượng opsosin hóa là hiện tượng có sự tham gia của
A. Sản phảm bổ thể
B. Kháng thể
C. Tế bào thực bào
D. Tất cả đều đúng
Câu 25 Trong khả năng miễn dịch hiện tượng tăng khả năng đại thực bào liên quan đến
A. Tế bào ….
B. Tế bào thể naiive
C. Tế bào Th1
D. Tế bào Th2
Câu 26 Kháng nguyên được xử lí trong tế bào là kháng nguyên sẽ gắn vào phân tử
A. IgM
B. IgD
C. MHC_I
D. MHC_II
Câu 27 Phân tử ức chế đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể:
A. IL_2
B. IL_4
C. IL_5
D. IFN
Câu 28 Vùng quyết định bổ thể của phân tử kháng thể phụ thuộc vùng sau
A. Vùng hằng định
B. Vùng thay đổi
C. Vùng bản lề
D. Vùng Fc
Câu 29 Phân tử kháng thể có trọng lượng lớn nhất:
A. IgA
B. IgD
C. IgM
D. IgG
Câu 30 Hóa trị của một phân tử kháng thể cao nhất về mặt lí thuyết là
A. 2
B. 4
C. 6
D. 10
Câu 31 Liên kết đồng kích thích tế bào lympho B và tế bào T là
A. CD40 phối tử của CD40
B. CD28_CD80
C. HLA_I và CD8
D. HLA_II và CD4
Câu 32 Phân tử CD3 có chức năng
A. Cùng TCR biểu lộ trên bề mặt tế bào
B. Truyền tin hiệu
C. Có 6 chuỗi polypeptide
D. Tất cả đều đúng
Câu 33 Những loại sau đây có khả năng đáp ứng miễn dịch mạnh nhất ở người đàn ong 25 tuổi là
A. Protein huyết tương của người đàn ông này có trọng lượng 250.00 dalton
B. Độc tố vi khuẩn có trọng lượng 150.000 dalton
C. Protein huyết tương của con tinh tinh có trọng lượn 500 dalton
D. Phân tử carbohydrate chung của các loài có trọng lượng 200 dalton
Câu 34 Bạch cầu ưa base có thụ thể mạnh với
A. Dị ứng nguyên
B. Fc của IgE
C. Histamine
D. Tất cả đều đúng
Câu 35 Một bé gái 7 tuổi có tiền căng dị ứng khi ăn đậu phộng với triệu chứng mẫn ngứa và phát ban nặng
hơn ở những lần tiếp xúc với đậu phộng kế tiếp. Đậu phộng được coi như là
A. Hapten
B. Kháng nguyên
C. Chất sinh miễn dịch
D. Kháng nguyên hệ miễn dịch nguyên phát
Câu 36 Một phân tử có thể hiện bất đồng hóa trị với một kháng nguyên có tính sinh miễn dịch để biến nó
thành một chất có khả năng sinh miễn dịch được gọi là
A. Tá dược
B. Hapten
C. Chất gây phân bào
D. Chất mang
Câu 37 Những câu sau đây không đúng với quyết định kháng nguyên?
A. Hai kháng nguyên riêng biệt có thể có chung một quyết định kháng nguyên
B. Một phân tử protein luôn có chứa nhiều quyết định kháng nguyên
C. Tế bào lympho B chỉ gắng kết với quyết định kháng nguyên đã qua xử lí
D. Quyết định kháng nguyên có thể có cấu trúc thẳng hoặc cuộn lại
Câu 38 Tế bào lympho được hoạt hóa bởi kháng nguyên ở
A. Trong máu
B. Tủy xương
C. Gan
D. Hạch lympho
Câu 39 Một mầm bệnh có thể là
A. Một tác nhân gây bệnh
B. Virus
C. Vi khuẩn
D. Tất cả đều đúng
Câu 40 Một kháng nguyên có khả năng gây ra một đáp ứng miễn dịch không phụ thuộc vào
A. Khả năng đi vào tuyến giáp của kháng nguyên
B. Mức độ tập hợp của kháng nguyên
C. Liều kháng nguyên
D. Kích thước kháng nguyên
Câu 41 Thuốc kháng sinh Penicilline là những phân tử nhỏ không có khả năng hình thành kháng thể
nhưng khi Penicilline được gắn với Albumin thì nó sẽ hình thành nên 1 phức hợp, một số người sẽ
hình thành kháng thể và gây ra phản ứng dị ứng Penicilline đó gọi là
A. Kháng nguyên không hoàn chỉnh
B. Hapten
C. Chất sinh miễn dịch
D. Kháng nguyên không hoàn chỉnh hoặc hapten đều đúng
Câu 42 Khi kháng nguyên đi vào cơ thể sẽ hoạt hóa các tế ào lympho đặc hiệu có ở
A. Máu tuần hoàn
B. Hạch lympho
C. Mô liên kết dưới niêm mạc
D. Không có đáp án chính xác
Câu 43 Liều rất thấp kháng thể gây ra
A. Tăng nhạy cảm
B. Sự loài trừ miễn dịch học
C. Sự dung nạp vùng thấp
D. Sự miễn nhiễm vùng thấp
Câu 44 Bổ thể là một hệ thống
A. Gồm trên 20 loại protein huyết tương khác nhau
B. Các protein hoạt hóa theo kiểu dòng thác
C. A và B đúng
D. Một nhóm các kháng thể
Câu 45 Hệ thống bổ thể liên quan đến
A. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
B. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 46 Tác dụng của bổ thể câu nào sau đây là đúng
A. Ly giải các tác nhân gây bệnh, tế bào ung thư và mảnh ghép
B. Sản xuất các chất hóa hướng động lôi kéo bạch cầu trung tính đến ổ viêm
C. Oposin hóa
D. Các câu trên đều đúng
Câu 47 Hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển nhờ
A. Phức hợp kháng nguyên kháng thể
B. Kháng nguyên
C. Mảnh peptid kháng nguyên
D. Kháng nguyên gắn với MHC_I
Câu 48 Hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt nhờ
A. Phức hợp kháng nguyên kháng thể
B. Kháng nguyên
C. Vi sinh vậy hay độc tố của nó
D. Kháng nguyên gắn với MHC
Câu 49 Phân tử trung tâm của con đường hoạt hóa bổ thể là
A. C1
B. C2
C. C3b
D. C5
Câu 50 Bổ thể làm ly giải tế bào bằng cách hình thành
A. Phức hợp phá hủy màng
B. Phức hợp thoái giảng màng
C. Phức hợp tấn công màng
D. Phức hợp ly giải màng
Câu 51 Trong hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt
A. Yếu tố B có liên quan
B. Yếu tố D có liên quan
C. Cả yếu tố B và D đều có liên quan
D. Chỉ có yếu tố E liên quan
Câu 52 Vai trò sinh học của hệ thống bổ thể bao gồm
A. Ly giải tế bào và hóa hướng động
B. Oposin hóa
C. Hình thành độc tố phản vệ và kích thích sinh kháng thể
D. Các câu trên đều đúng
Câu 53 Một loại glycoprotein trên bề mặt tế bào cơ thể bảo vệ tế bào khỏi bị phức hợp tấn công màng gọi

A. MHC
B. DAF
C. TCR
D. BCR
Câu 54 Suy giảm miễn dịch bẩm sinh có đặc điểm nào sau đây?
A. Mang tính chất di truyền, liên quan với nhiễm sắc thể giới tính hay thường
B. Liên quan tính lặn allen
C. Trẻ thường không sống thọ
D. Tất cả đều đúng
Câu 55 Thụ thể bề mặt lympho bào B(BCR) đóng vai trò
A. Là thụ thể gắn với kháng nguyên
B. Là vị trí thường gắn lympho bào B
C. Là vị trí để lympho bào B trình diện kháng nguyên
D. Bảo vệ lympho B
Câu 56 Lympho bào T CD4 trưởng thành ở người có các dấu ấn bề mặt sau
A. CD3
B. CD8
C. CD19
D. Tất cả đều đúng
Câu 57 Lympho bào B có chức năng nào sau đây
A. Sản xuất kháng thể
B. Biệt hóa thành tế bào B trí nhớ miễn dịch
C. Sản xuất bổ thể
D. A và B đúng
Câu 58 Sự xuất hiện các “trung tâm mầm” trong các nang lympho của hạch lympho thể hiện
A. Hạch lympho đó có biểu hiện bất thường bệnh lí cần được điều trị thích hợp
B. Tại hạch lympho đang diễn ra một đáp ứng miễn dịch
C. Các lympho bào tại năng lympho đăng trong quá trình tăng sinh để tham gia vào đáp ứng miễn
dịch
D. B và C đúng
Câu 59 Kháng nguyên CD8 có mặt trên tế bào nào?
A. Lympho T killer
B. Lympho T helper
C. Lympho B
D. Tế bào NK
Câu 60 Tế bào nào sau đây không tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào?
A. Đại thực bào
B. Marcophage
C. Bạch cầu ái toan
D. A và B đúng
Câu 61 Kháng nguyên CD4 có trên bề mặt tế bào nào sau đây?
A. Lympho T killer
B. Lympho T helper
C. Lympho B
D. Plasma cell
Câu 62 Trong các cơ quan sau đây cơ quan nào là cơ quan miễn dịch trung ương?
A. Hạch lympho vùng hầu họng
B. Hạch lympho mạc treo ruột
C. Lách
D. Tuyến ức
Câu 63 …. Miễn dịch qua trung gian tế bào
A. Có hệ thống bổ thể
B. Kháng thể có vai trò chủ lực
C. Mang tính chất đặc hiệu
D. TCD8 có vai trò quan trọng
Câu 64 Tác dụng của IFNα
A. Tăng khả năng ly giải của đại thực bào
B. Kích thích tương bào sản xuất kháng thể
C. Tăng biểu lộ MHC_I
D. Ức chế sao chép DNA và RNA trong tế bào
Câu 65 IL_2 chủ yếu do tế bào tiết ra
A. Monocyte
B. NK
C. Lympho B
D. Lympho TCD4
Câu 66 Tác dụng của IL_2
A. Kích thích lympho T chuyển dạng trong chu kì phân bào
B. Ức chế BCL_2
C. Kích thích monocyte tiết IFNα, IL_2
D. Không gây apoptosis đối với các lympho T4 được kích thích lặp đi lặp lại
Câu 67 Tác dụng của IFN α
A. Ức chế dòng lympho Th1
B. Ức chế bạch cầu bám mạch
C. Tác dụng chống virus nội bào
D. Hoạt hóa bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào NK
Câu 68 Đặc điểm của cytokine
A. Là protein có trojg lượng phân tử lớn
B. Được tiết ra với số lượng nhiều
C. Đa số có tác dụng toàn thân
D. Có vai trò trong đáp ứng miễn dịch quá trình tạo máu, liền sẹo
Câu 69 Cơ chế tác dụng của TNF là
A. Bọc lộ phân tự kết dính trên tế bào nội mô
B. Tăng biểu lộ MHC_I
C. Ức chế Monocyte tiết ra Chemokine
D. Ức chế Monocyte tiết IL_1
Câu 70 Vai trò lysosome là
A. Cắt cầu nối trong cấu trúc màng vi khuẩn
B. Ức chế enzyme quá trình sao mã DNA của vi khuẩn
C. Hoạt hóa bổ thể
D. Oposine hóa
Câu 71 Vai trò của CRP là
A. Chống virus xâm nhập và sao chép trong tế bào
B. Tăng biểu lộ MHC
C. Kiềm hãm tế bào ung thư
D. Hoạt hóa bổ thể
Câu 72 Vai trò cuả tế bào NK
A. Diệt tế bào ung thư nhờ vào thụ thể nhận biết kháng nguyên
B. Diệt tế bào ung thư qua trung gian MHC
C. Diệt tế bào nhiễm virus nhờ thụ thể nhận biết kháng nguyên
D. Gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể
Câu 73 Một ví dụ về MD thụ động tự nhiên
A. Mắc bệnh tự nhiên
B. Kháng thể mẹ truyền sang cho con qua nhau thai
C. Tiêm vaccine
D. Tiêm kháng huyết thanh
ĐỀ THI MIỄN DỊCH HỌC 2015
Câu 1 Các yếu tố sau đây có vai trò trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, ngoại trừ:
A. Tế bào biểu mô vi nhung mao ở khí quản
B. Tế bào biểu mô bờ bản chải ở ống lượn gần
C. Nhu động ruột
D. Vi khuẩn hội sinh ở lòng ruột
Câu 2 Hiện tượng tán huyết trong lòng mạch trong trường hợp truyền nhầm nhóm máu ABO là
A. Có vai trò của đại thực bào (macrophage)
B. Có vai trò của lympho T
C. Không có vai trò của miễn dịch đặc hiệu
D. Có vai trò của miễn dịch đặc hiệu lẫn không đặc hiệu
Câu 3 Hiện tường vàng da sơ sinh do bất đồng nhóm máu Rh mẹ con có vai trò của
A. Miễn dịch chủ động tự nhiên
B. Miễn dịch chủ động thu được
C. Miễn dịch thụ động tự nhiên
D. Miễn dịch thụ động thu được
Câu 4 Các yếu tố sau đây có vai trò trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, NGOẠI TRỪ:
A. Ion H+
B. IFNγ do tế bào T tiết ra
C. IFNα,β
D. Enzyme mercapto ethanol
Câu 5 CRP
A. Là một thành phần của miễn dịch đặc hiệu
B. Do tế bào lympho T tiết ra
C. Do đại thực bào tiết ra
D. Có khả năng hoạt hóa bổ thể
Câu 6 IFN có các vai trò sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Cản trở sự xâm nhập và sinh sản của virus
B. Kiềm hãm sự tăng sinh của tế bào ung thư
C. Hoạt hóa tế bào lympho B sản xuất kháng thể
D. Hoạt hóa đại thực bào
Câu 7 Cơ chế tác dụng của lysosome trong các dịch tiết cơ thể là
A. Cắt cầu nối hóa học trong cấu trúc màng vi khuẩn
B. Tăng tuần hoàn và tính thấm thành mạch
C. Kết dính miễn dịch
D. Oposine
Câu 8 Trong ống tiêu hóa, các yếu tố sau đây có vai tò đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, NGOẠI TRỪ:
A. Tế bào biểu mô niêm mạc ống tiêu hóa
B. pH acid ở dạ dày
C. Dòng lưu thông của thức ăn
D. IgA hiện diện nhiều trong dịch tiêu hóa
Câu 9 Tiêm SAT (serum anti tetanus) trong trường hợp vết thương ngoài da mục đích là tạo
A. Miễn dịch thụ động tự nhiên
B. Miễn dịch thụ động thu được
C. Miễn dịch chủ động tự nhiên
D. Miên dịch chủ động thu được
Câu 10 Đáp ứng miễn dịch dịch thể không phụ thuộc tế bào lympho T
A. Là đáp ứng miễn dịch khôn đặc hiệu
B. Kháng nguyên có cấu trúc lặp lại
C. Trí nhớ miễn dịch tốt
D. Đáp ứng rất bền vững
Câu 11 Miễn dịch không đặc hiệu
A. Hoạt động từ tháng thứ 6 sau sinh
B. Di truyền
C. Phải có tiếp xúc với kháng nguyên trước đó
D. Đáp ứng luôn có lợi cho cơ thể
Câu 12 Các yếu tố sau đây có vai trò trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, NGOẠI TRỪ:
A. Bradykinine
B. IFNγ do tế bào lympho T tiết ra
C. Tế bào NK
D. Tế bào Mast
Câu 13 IFN (interferon) có các tác dụng sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Cản trở virus xâm nhập tế bào
B. Cản trở virus sinh sản
C. Giảm biểu lộ MHC_I
D. Hoạt hóa tế bào NK
Câu 14 CRP
A. Thuộc nhóm protein phản ứng pha muộn của đáp ứng viêm
B. Do đại thực bào sản xuất
C. Dạng tự do trong huyết tương có khả năng hoạt hóa bổ thể
D. CRP huyết thanh giúp chẩn đoán tình trạng viêm, đặc biệt ở trẻ sơ sinh
Câu 15 Phân tử BPI (Bacterial increasing protein) có tác dụng:
A. Kiềm hãm tế bào ung thư tăng sinh
B. Tăng biểu lộ MHC
C. Kết dính miễn dịch
D. Gắn vào vách vi khuẩn và làm thủng màng vi khuẩn
Câu 16 TNF có các dặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Là chất gây sốt nội sinh
B. Kích thích cơ thể sản xuất protein pha cấp của đáp ứng viêm
C. Tạo huyết khối
D. Tăng sức co bóp tim và cơ trơn thành mạch để đáp ứng với tình trạng shock
Câu 17 IL_1 có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
A. Gây kết dính bạch cầu
B. Có thẻ tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân
C. Không gây apoptosis
D. Bản thân có thể gây shock nhiễm trùng
Câu 18 Chọn câu đúng khi nói về IFN type 1
A. Còn gọi là IFNγ
B. Vai trò chủ yếu là chống virus trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
C. Có thể tác dụng theo kiểu autocrine hoặc paracine
D. Ức chế sản xuất enzyme có tác dụng ngăn chặn sao chép DNA và RNA của virus
Câu 19 Chọn câu phát biểu đúng về INF type 1
A. Gồm có INFα, INFβ và INFγ
B. Vai trò chống virus trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
C. Chỉ có tác dụng theo kiểu autocrine
D. Kích thích sản xuất enzyme có tác dụng ngăn chặn sao chép DNA và RNA của virus
Câu 20 Chọn câu đúng về IL_2
A. Chủ yếu được tiết bởi Monocyte
B. Giúp phát triển Clon lympho T sau khi nhận diện kháng nguyên
C. Tác dụng theo kiểu Paracine
D. Ức chế lympho T chuyển dạng trong chu kì phân bào
Câu 21 Chọn câu đúng về IL_2
A. Chủ yếu được sản xuất bởi Neutrophile
B. Giúp phát triển Clon T trước khi nhận diện kháng nguyên
C. Tác dụng theo kiể Paracine
D. Kích thích lympho T chuyển dạng trong chu kì phân bào
Câu 22 Chọn câu phát biểu đúng về IFN type 2
A. Thuộc nhóm IFNβ
B. Giúp hoạt hóa đại thực bào và tế bào NK
C. Kích thích TCD4 biệt hóa thành Th2
D. Tăng chuyển lớp kháng thể nhưng làm giảm oposin hóa
Câu 23 Chọn câu phát biểu đúng về IFN type 2
A. Thuộc nhóm IFNα
B. Tác dụng yếu trên đại thực bào và tế bào NK
C. Kích thích tế bào TCD4 biệt hóa thành Th1
D. Ức chế chuyển lớp kháng thể
Câu 24 IFNα có tác dụng nào sau đây
A. Tăng sao chép DNA và RNA trong tế bào
B. Tăng bộc lộ MHC lớp 1
C. Giảm bộc lộ thụ thể IL_12 trên tế bào Th1
D. Tăng khả năng ly giải của tế bào TCD4
Câu 25 IFNα có tác dụng nào sau đây:
A. Tăng sao chép DNA và RNA trong tế bào
B. Tăng bộc lộ MHC lớp 2
C. Tăng bộc lộ thụ thể IL_5 trên tế bào Th1
D. Tăng khả năng ly giải của tế bào NK
Câu 26 IFNα có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Thuộc nhóm IFN type 1
B. Vai trò chủ yếu là giúp hoạt hóa đại thực bào
C. Ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào
D. Có thể tác dụng theo kiểu autorine hay paracrine
ĐỀ THI MIỄN DỊCH HỌC 2017
Câu 1. CRP
A. Là một thành phần của miễn dịch đặc hiệu
B. Do bạch cầu lympho B tiết ra
C. Do đại thực bào tiết ra
D. Có khả năng hoạt hóa bổ thể
Câu 2. Cơ chế tác dụng của lysosome trong các dịch tiết cơ thể là
A. Cắt cầu nối hóa học trong cấu trúc màng vi khuẩn
B. Tăng tuần hoàn và tính thấm thành mạch
C. Kết dính miễn dịch
D. Oposin hóa
Câu 3. Các yếu tố sau đây có vai trò trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, NGOẠI TRỪ:
A. Bradykinin
B. IFNγ do lympho T tiêt ra
C. Tế bào NK
D. Tế bào Mast
Câu 4. Tiêm VAT (vaccine uống ván) mục đích là tạo
A. Miễn dịch thụ động tự nhiên
B. Miễn dịch thụ động thu được
C. Miễn dịch chủ động tự nhiên
D. Miễn dịch chủ động thu được
Câu 5. Coombs Test gián tiếp
A. Giúp phát hiện kháng thể hoàn toàn
B. Giúp phát hiện kháng thể tự do trong huyết thanh
C. Không cần sử dụng Anti human globulin
D. Không cần sử dụng hồng cầu mẫu
Câu 6. Trong phản ứng khuếch tán trong hạch kép, trình tự cho vào ống nghiệm thứ tự lần lượt là
A. Kháng nguyên_kháng thể_thạch
B. Kháng thể_kháng nguyên_thạch
C. Thạch_kháng nguyên_kháng thể
D. Kháng nguyên_thạch_kháng thể
Câu 7. Trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
A. Enzyme được gắn trên Antihuman globulin (kháng_kháng thể)
B. Enzyme được gắn trên kháng nguyên
C. Phải sử dụng kính hiển vi huỳnh quang phát hiện enzyme
D. Có thể bỏ qua thao tác rửa
Câu 8. TNF có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Gây sốt do tăng tổng hợp prostaglandin
B. Kích thích cơ thể sản xuất protein pha cấp của phản ứng viêm
C. Tan huyết khối
D. Gây hạ đường huyết
Câu 9. IL_1 có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Gây sốt
B. Chỉ có tác dụng tại chỗ
C. Không gây hiện tượng Apoptosist (chết theo chương trình)
D. Không gây shock nhiễm trùng
Câu 10. Chọn câu đúng khi nói về INF type 1
A. Gồm INFβ và INFγ
B. Vai trò chủ yếu là chống virus trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
C. Kích thích sản xuất enyme có tác dụng ngăn chặn sự sao chép DNA, RNA virus
D. Chỉ tác dụng theo kiểu autocrine
Câu 11. Chọn câu đúng về IL_2
A. Chủ yếu được sản xuất bởi Neutrophil
B. Giúp phát hiện clon lympho T trước khi trình diện kháng nguyên
C. Tác dụng chủ yếu theo kiểu paracine
D. Kích thích lympho T chuyển dạng trong chu kì phân bào
Câu 12. Kháng thể có trên bề mặt tế bào lympho có các lớp sau:
A. IgG
B. IgA
C. IgD
D. IgE
Câu 13. Allotype thể hiện
A. Sự khác biệt amino acid ở chuỗi nhẹ
B. Sự khác biệt amino acid ở vùng thay đổi
C. Sự khác biệt amino acid ở vùng hằng định
D. Sự khác biệt amino acid ở vùng thay đổi chuỗi nặng
Câu 14. Idiotype là
A. Sự khác biệt ở vùng hằng định của kháng thể
B. Giống nhau trong cùng một nhóm cá thể
C. Do sự khác biệt của chuỗi nhẹ κ và λ
D. Sự khác biệt ở vùng thay đổi của kháng thể kháng kháng nguyên khác nhau
Câu 15. Kháng thể có thể qua được nhau thai là nhờ vùng … của kháng thể
A. Fab
B. Fd
C. F(ab’)2
D. Fc
Câu 16. Kháng thể được tổng hợp đầu tiên trong tế bào B “naïve”
A. IgA
B. IgG
C. IgM màng
D. IgM huyết thanh
Câu 17. Kháng thể không thể có hóa trị 2
A. IgG
B. IgA
C. IgE
D. IgM huyết thanh
Câu 18. Kháng thể đơn dòng là kháng thể
A. Từ tế bào lai
B. Từ tế bào lympho B
C. Từ một tế bào ung thư
D. Từ một dòng chuột
Câu 19. Mảnh tiết của IgA được sản xuất bởi tế bào
A. Tế bào lympho B
B. Tương bào
C. Tế bào lympho T
D. Tế bào biểu mô
Câu 20. Kháng nguyên sau khi xử lí nội sinh trong bào tương được gắn với phân tử
A. CD4
B. CD8
C. MHC_I
D. MHC_II
Câu 21. Khi có đáp ứng miễn dịch dịch thể thì 1, kháng thể thường có lớp là
A. IgA đơn phân tử
B. IgG
C. IgD
D. IgM
Câu 22. Kháng thể đáp ứng miễn dịch thể dịch dối với kháng nguyên không phụ thuộc T thường là
A. IgM
B. IgG
C. IgD
D. IgG1
Câu 23. Chính yếu của tính đa dạng kháng thể là do
A. Có nhiều gien mã hóa các phân tử bề mặt
B. Có nhiều gien J
C. Có nhiều gien D
D. Có nhiều gien mã hóa các phần của kháng thể
Câu 24. Phản ứng ADCC, phản ứng gây độc tế bào do tế bào phụ thuộc kháng thể, liên quan đến:
A. Hoạt hóa bổ thể
B. Kháng thể gắn trên màng tế bào B
C. Tế bào giết có thụ thể Fc của kháng thể
D. Kháng nguyên bên trong tế bào
Câu 25. Hiện tượng oposin hóa là hiện tượng không có sự tham gia của
A. Sản phẩm bổ thể
B. Kháng thể
C. Phản ứng kháng nguyên_kháng thể
D. Sự tán huyết
Câu 26. Trong đáp ứng miễn dịch, hiện tượng tăng khả năng thực bào của đại thực bào liên quan đến
A. Tế bào Th0
B. Tế bào Th’ naïve
C. Tế bào Th1
D. Tế bào Th2
Câu 27. Kháng nguyên được xử lí bên trong tế bào B, quyết định kháng nguyên sẽ gắn vào phân tử:
A. IgM
B. IgD
C. MHC_I
D. MHC_II
Câu 28. Phân tử ức chế quá trình đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể
A. IL2
B. IL4
C. IL5
D. IFNγ
Câu 29. Vùng khung của phân tử kháng thể thuộc vùng sau
A. Vùng hằng định
B. Vùng thay đổi
C. Vùng bản lề
D. Domain
Câu 30. Trọng lượng chuỗi nặng nặng hơn so với chuỗi nhẹ khoảng
A. 5-6 lần
B. 1-2 làn
C. 2-3 lần
D. 7-8 lần
Câu 31. Hóa trị cao nhất của một phân tử kháng thể (về mặt lí thuyết) là
A. 2
B. 4
C. 6
D. 10
Câu 32. Hapten
A. Là kháng nguyên hoàn toàn
B. Có tính gây miễn dịch mạnh
C. Có tính kháng nguyên
D. Chất cấu trúc phân tử lớn
Câu 33. Kháng nguyên ngoại sinh được nhận diện nhờ
A. Đại thực bào
B. MHC_I
C. Lympho TCD4
D. Lympho TCD8
E. LymphoB
Câu 34. Epitop la
A. Nhóm quyết định kháng nguyên
B. Vị trí tế bào miễn dịch đến nhận diện
C. Vị trí trình diện cùng nhóm phù hợp mô
D. Là siêu kháng nguyên
Câu 35. Một phân tử kháng nguyên có 4 Epitop. Trong đó 2 epitop kiểu hình giống nhau hoàn toàn, epitop
còn lại có kiều hình khác nhau hoàn toàn. Vậy kháng thể được sản xuất là
A. 2 loại kháng thể tương ứng
B. 4 loại kháng thể tương ứng
C. 3 loại kháng thể tương ứng
D. 2 loại kháng thể giống nhau và 2 loại kháng thể khác nhau
Câu 36. Thành phần tham gia hình thành hệ thống bổ thể theo con đường tắt (nhánh) là
A. Từ C1 đến C9
B.
Từ C3 đến C9
C.
Do sự hiện diện phức hợp kháng nguyên_kháng thể
D.
Do thành phân cấu trúc màng tế bào có phân tử polysaccharide
Câu 37. Tác dụng sinh học của mảnh C3b
A.
Thành phần của phức hợp Convertase C3 của con đường nhánh
B. Thành phần phức hợp Convertase C3 của con đường cổ điển
C.
Thành phân tạo nên hiện tượng oposin hóa trên vi sinh vật gây bệnh
D.
Cả 3 đều đúng
Câu 38. Trong hoạt động điều hòa hệ bổ thể, chất ức chế là
A. Yếu tố B
B. Yếu tố P
C. Yếu tố D
D. Yếu tố I
Câu 39. Xét nghiệm miễn dịch ngưng kết không có giá trị:
A. Định tính
B. Định lượng
C. Tìm kháng nguyên hòa tan
D. Tìm kháng thể đặc hiệu lưu hành tự do
Câu 40. Người nhiễm HIV/AIDS
A. Có sự suy giảm đáp ứng tạo kháng thể nhưng không có sự suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch
tế bào
B. Có sự suy giảm đáp ứng miễn dịch tế bào nhưng không có sự suy giảm đáp ứng tạo kháng thể
C. Có sự suy giảm đáp ứng miễn dịch tế bào lẫn đáp ứng tạo kháng thể nhưng số lượng tế bà lympho
T và B vẫn bình thường
D. Có sự suy giảm đáp ứng miễn dịch tế bào lẫn đáp ứng tạo kháng thể, kết hợp với số lượng và
chức năng lympho T và B đều suy giảm
Câu 41. Kháng thể bề mặt lympho bào B của người đóng vai trò
A. Là thụ thể giành cho kháng nguyen của lympho bào B
B. Là vị trí tương tác trực tiếp của lympho bào B và lympho bào T
C. Là vị trí để lympho bào B trình diện kháng nguyên
D. Bảo vệ lympho bào B
Câu 42. Lympho bào T trưởng thành ở người có thể có các dấu ấn trên bề mặt nào
A. CD3
B. CD4
C. CD8
D. Tất cả đều đúng
Câu 43. Chức năng của các lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch
A. Tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn
B. Tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào
C. Tham gia đáp ứng miễn dịch thông qua hiệu quả ADCC
D. Cả A và B
Câu 44. Sự xuất hiện các trung tâm mầm trong các nang lympho của hạch lympho thể hiện rằng
A. Hạch lympho đó có biểu hiện bất thường của bệnh lí,cần có biện pháp điều trị thích hợp
B. Tại hạch lympho đang diễn ra một đáp ứng miễn dịch
C. Các lympho bào tại nang lympho đang trong quá trình tăng sinh để tham gia cào đáp ứng miễn
dịch
D. Cả B và C đều đúng
Câu 45. “Vùng phụ thuộc tuyến ức” trong cấu trúc của một hạch lympho có đặc điểm là
A. Bao gồm chủ yếu là các lympho B
B. Bao gồm chủ yếu là các lympho T
C. Ở người trưởng thành, khi tuyến ức bị thái hóa thì vùng này trở nên thưa thớt tế bào
D. Cấu trúc bình thường của vùng này thể hiệu sự phát triển bình thường của tuyến ức
Câu 46. Kháng nguyên CD8 có mặt trên tế bào (câu này năm đó hình như cho sai đáp án)
A. Lympho bào T gây độc
B. Lympho bào T hỗ trợ
C. Lympho bào B
D. Tế ào plasma
Câu 47. Tế bào nào tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào?
A. Đại thực bào
B. Marcophage
C. Bạch cầu ái toan
D. A, B đúng
Câu 48. Kháng nguyên CD4 có mặt trên tế bào nào
A. Lympho T hỗ trợ
B. Lympho T gây độc
C. Lympho B
D. Bạch cầu ái toan
Câu 49. Lympho bào T biệt hóa ở cơ quan, tổ chức nào?
A. Hạch lympho
B. Gan
C. Tuyến ức
D. Tủy xương
Câu 50. Trong các cơ quan dưới đây, cơ quan nào là cơ quan lympho trung ương
A. Hạch lympho vùng hầu họng
B. Hạch mạc treo ruột
C. Lách
D. Tuyến ức
Câu 51. Cái gì sau đây đúng với đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào?
A. Có thể hoạt hóa hệ thống bổ thể
B. Mang tính chất đặc hiệu
C. TCD8 có vai trò đặc trưng
D. B và C đúng
Câu 52. Xét nghiệm nào sau đây là hữu ích để chẩn đoán nhiễm HIV
A. Thử nghiệm Immunoglobuline
B. Tất cả đều sai
C. Tỉ lệ CD4/CD8
D. Định lượng TCD4
Câu 53. Các cơ quan lympho nguyên phát
A. Là nơi trình diện lympho T với kháng nguyên lạ
B. Cung cấp vi môi trường để cho các tế bào lympho T và B trưởng thành
C. Lọc máu và bắt giữ kháng nguyên theo con đường máu
D. Là vị trí đầu tiên để tổng hợp và phóng thích kháng thể
Câu 54. Tế bào lympho trưởng thành (có thẩm quyền miễn dịch) liên tục quay vòng qua các cơ quan
lympho ngoại vi để mà:
A. Bị giết trước khi trở thành nguyên nhân của bệnh tự miễn
B. Gặp gỡ các kháng nguyên lạ
C. Thực bào kháng nguyên và tiêu hủy chúng
D. Trở nên trưởng thành
Câu 55. Cơ quan lympho ngoại vi
A. Nằm ở trung tâm của ổ bụng nhằm bảo vệ các chức năng sinh tồn
B. Được xây dựng nhằm tối đa hóa việc tiếp xúc giữa các tế bào lympho với kháng nguyên lạ
C. Là nơi dự trữ các tế bào thực hiện đã hoạt hóa nhằm đáp ứng một cách nhanh chống với kháng
nguyen sau này
D. Cô lập kháng nguyên để gaimr thiểu tác hại của chúng đối với cơ thể
Câu 56. Mục đích chính của đáp ứng miễn dịch thu được là
A. Ngăn chặn được mọi tác nhân gây bệnh khỏi xâm nhập vào cơ thể
B. Chữa trị các phản ứng dị ứng
C. Bảo vệ cơ thể khi tái nhiễm với cùng tác nhân gây bệnh
D. Thải ghép mảnh ghép laj
Câu 57. Đáp ứng miễn dịch nhanh nhưng không đặc hiệu với kháng nguyên là sản phẩm của
A. Hệ thống miễn dịch đặc hiệu
B. Hệ thống miễn dịch tự nhiên
C. Hệ thống miễn dịch thu được
D. Đáp ứng nhớ
Câu 58. Vaccine bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh nhiễm trùng là do nó có chứa
A. Kháng nguyên
B. Tế bào lympho
C. Đại thực bào
D. Tế bào gốc
Câu 59. Tình huống nào sau đây là một ví dụ miễn dịch tự nhiên
A. Tạo kháng thể từ tương bào
B. Việc tiêu diệt tế bào đích của tế bào NK
C. Đáp ứng nhớ của virus cúm
D. Nhận diện và tiêu diệt tế bào virus bằng lympho T gây độc
Câu 60. Trong phức hơp TCR_CD3, phân tử CD3 có vai trò
A. Nhận diện kháng nguyên đặc hiệu
B. Truyền tín hiệu từ ngoài và nội bào
C. Củng cố làm ổn định TCR
D. Nhận diện lympho T
Câu 61. Tế bào NK
A. Kích thích việc giết tế bào chủ thông qua thụ thể carbohydrate
B. Giết tế bào bình thường có biểu hiện cao MHC_I trên bề mặt tế bào
C. Nhận dạng tế bào nhiễm virus bằng sự hiện diện của protein virus trên phân từ MHC_II
D. Thuộc loại đáp ứng miễn dịch tự nhiên
Câu 62. Phân tử CD8 là một thụ thể trên TCD8 nó sẽ gắn với
A. Phân tử CD3
B. Protein nội sinh
C. Một phần phân tử MHC_I
D. Vùng hằng định BCR
Câu 63. Sự suy giảm miễn dịch bẩm sinh có đặc tính nào sau đây?
A. Mang tính chất di truyền, liên quan với nhiễm sắc thể giới tính hay thường
B. Liên quan tới 1 gien lặn của allen
C. Trẻ thường không sống thọ
D. Tất cả đều đúng

You might also like