Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đề bài: phân tích quá trình hình thành tư tưởng HỒ CHÍ MINH về cách mạng giải

phóng dân tộc ở Việt Nam (1920-1930). Giá trị lí luận và thực tiễn trong tiến trình ở
cách mạng Việt Nam.
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH:
1. Quá trình hình thành tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc ở VN
1920-1930
2. Giá trị lý luận và giá trị thực tiễn

Nội dung:
*Khái niệm Tư tưởng HCM
Là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bảnn của CMVN,
kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac-lenin vào điều kiện cụ thể
của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trọ truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta,
mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
1. Quá trình hình thành tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc ở VN
1920-1930.
*Tình hình lịch sử trong nước và thế giới ảnh hưởng đến việc hình tahnfh tư tưởng
HCM giai đoạn 1920-1930
-Thế giới:
Giai đoạn 1920-1930, Phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân
tộc lan rộng trên thế giới, ảnh hưởng sâu sắc tới HCM trên hành trình đi ra thế giới
tìm mục tiêu và con đường cứu nước
-Trong nước:
Tại Việt Nam trong giai đoạn 1920 - 1930, thực dân Pháp xâm lược và áp bức
nhân dân, biến Việt Nam thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Đồng thời,
sự bế tắc về đường lối và giai cấp cách mạng, khi xuất hiện một loạt các phong
trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, anh dũng nhưng thất bại, cùng
với sự ra đời của giai cấp công nhân, đã dẫn đến nhu cầu cấp bách của dân tộc là
phải tìm ra con đường yêu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
1.1. Hoạt động của Nguyễn Aí Quốc 1920-1930
 1921 - 1923 (Pháp)
 1923 - 1924 (Liên Xô)
 1924 - 1927 (Trung Quốc)
 1928 - 1929 (Đông Nam Á)
 Cuối 1929 - 1930 (Trung Quốc)
1921 – 1923 (Pháp)
 7/1920: đọc bài Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân Đạo
=> Giác ngộ về con đường cứu nước
Thứ nhất, Người đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và
phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù, làm sáng tỏ bức tranh của chế
độ tư bản chủ nghĩa.

Thứ hai, Sơ thảo luận cương của Lênin chỉ rõ cho Nguyễn Ái Quốc thấy
động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân
và nông dân.

Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".
Trong tác phẩm “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin", Người đã nói:
“Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi
đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta!”

Thứ tư, chỉ ra được tầm quan trọng của mối quan hệ và đặc điểm giữa cách
mạng chính quốc với các nước thuộc địa. Chính là phải thực hành liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới
 Từ ngày 25 đến 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội
lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua (Tours) với tư
cách là đại biểu Đông Dương. Tại đây Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành
việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp
( Sau cuộc bỏ phiếu, Nguyễn Ái Quốc được hỏi rằng tại sao lại bỏ phiếu
tán thành Quốc tế III
Nguyễn Ái Quốc đã trả lời:
- Tôi hiểu rõ một điều, Quốc tế III rất chú ý đến giải quyết vấn đề giải
phóng thuộc địa…Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là
tất cả những điều tôi muốn, là tất cả những điều tôi hiểu)
Từ đây Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản. Là một trong những người sáng
lập Đảng Cộng sản Pháp đồng thời cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc
Việt Nam.

• 1921: NAQ và một số nhà Cách mạng khác thành lập Hội liên hiệp
các dân tộc thuộc địa. Hội ra báo “Người cùng khổ” do Nguyễn Ái
Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Qua đây, Hội bí mật chuyển về
các thuộc địa để truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng của Hội
=> Đây là năm đánh dấu bước trưởng thành và nâng cao về chính trị của
Người trong nước và quốc tế; mang đậm dấu ấn những hoạt động CM của
Người ở Pháp.
• 1922: Hoạt động tích cực để truyền bá tư tưởng Mác-LêNin tới các
dân tộc thuộc địa, đặc biệt là Việt Nam qua cơ quan ngôn luận của
Hội là báo “người cùng khổ”.
=> Khẳng định thái độ dứt khoát, kiên định đi theo chủ nghĩa Mác-LêNin
đồng thời tạo tiền đề Cách mạng ở Việt Nam sau này. => bước phát triển
vượt bậc về tư tưởng, đường lối chính trị của người.
Tạo được uy tín, nâng cao vị thế của mình trong ĐCS Pháp.
• T6/1923: TW ĐCS Pháp giao trọng trách tới tham dự Đại hội lần thứ V
Quốc tế Cộng sản ở Mát-cơ-va.

1923 – 1924 (Liên Xô)


• T7/1923 – T10/1924: Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân; tham dự
Đại hội II Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên; tiếp
tục viết nhiều sách báo tuyên truyền CM, hoàn thành tác phẩm “Bản án chế
độ thực dân”; học tập tại Đại học Phương Đông; được chỉ định là cán bộ
Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.
 Tích cực tham gia các hoạt động trong phong trào cộng sản Quốc Tế, bổ sung
và phát triển lý luận về CM thuộc địa.
 Việc tham gia nhiều đại hội và được học tập lý luận trong trường học cũng
như quan sát thực tiễn cách mạng Liên Xô có ảnh hưởng lớn trong việc định
hình quan điểm cách mạng của HCM.
1924 – 1927 (Trung Quốc)
 Cuối 1924: Nguyễn Aí Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu. Ở đây, người được
tiếp xúc với những thanh niên hăng hái nhất trong nhóm Tâm Tâm Xã như:
Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong…
 T2/1925: mở lớp chính trị ở Hồng Kông

 T6/1925: Hồ Chí Minh sáng lập tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản:
hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ra đời để đào tạo cán bộ truyền
bá chủ nghĩa Mác-LêNin ra báo Thanh niên bằng tiếng Việt, từng bước
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách mạng trong những
người yêu nước và công nhân.
 T7/1925: “hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông” được thành
lập với sự tham gia của các nhà cách mạng Châu Á
 Đầu 1926 – t4/1927: mở 3 lớp huấn luyện chính trị CM cho các thanh
niên ưu tú, mở các đường dây liên lạc về nước, vận chuyển sách báo và
đưa đón cán bộ.
Nguyễn Ái Quốc tích cực nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin dưới góc
độ phát triển và sáng tạo, dần hình thành một hệ thống luận điểm chính
trị bước đầu, được hệ thống trong
=) cuốn “Đường Kách mệnh” (1927). Cuốn sách đã xác định những
luận điểm về mục tiêu cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách
mạng, đảng cách mạng…đã định hình “mô hình” cho đường lối chính
trị của một cuộc cách mạng vô sản mang tính chất giải phóng dân tộc,
giai cấp ở Việt Nam. Cuốn sách đã được Người đưa vào giảng dạy cho
đội ngũ cán bộ tiền thân của Đảng ở Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên, trong những năm 1925-1927 tại Quảng Châu – Trung Quốc đã
“thổi một luồng gió mới” hình thành tư duy chính trị mới cho những
người thanh niên yếu nước Việt Nam, đấu tranh giải phóng dân tộc

 HCM và đảng ta luôn đánh giá một cách khách quan, đầy đủ, sâu sắc vai
trò của chủ nghĩa Mác-Lênin trong quá trình cách mạng Việt Nam ngay
từ những lớp huấn luyện chính trị đầu tiên 1925-1927 để đào tạo những
hạt giống của cách mạng Việt Nam.

1928 – 1929 (Đông Nam Á)


• T7/1928 – T11/1929: hoạt động ở Xiêm (Thái Lan) để thức tỉnh, tổ
chức, đoàn kết nhân dân, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập bằng
cách vận động, sử dụng báo chí để tuyên truyền.
Nhà làm việc của Bác tại Thái Lan
• Mùa thu 1928: từ Thái Lan sang Lào để trực tiếp giúp đỡ cách mạng
Lào
 Các phong trào đấu tranh của công nhân bùng nổ, tư tưởng Mác-LêNin
được truyền bá rộng khắp
Cuối 1929 – 1930 (Trung Quốc)
• Do việc truyền bá CN MLN, CM VN có những chuyển biến mạnh
mẽ, bên cạnh những đảng theo xu hướng tư sản, xuất hiện nhiều tổ
chức cách mạng từ sau Đại hội lần thứ I của Hội VNCMTN.
• 3 tổ chức Cộng sản lần lượt ra đời.
1. Đông Dương Cộng sản Đảng (T6/1929)
2. An Nam Cộng sản Đảng (T11/1929)
3. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (T9/1929)
tuy nhiên 3 tổ chức này hoạt động riêng rẽ gây khó khăn cho CM.

Cuối 1929, NAQ tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương
Cảng, Trung Quốc, hợp nhất 3 tổ chức thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam
thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua văn kiện Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chính thức khẳng
định rõ những quan điểm cơ bản về đường lối, phương pháp cách
mạng Việt Nam, việc tổ chức, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
thành một tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt

Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính
trị đúng đắn và sáng tạo đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối
và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt từ cuối thế kỷ
XIX sang đầu năm 1930

 VỚI CỘT MỐC NÀY, TƯ TƯỞNG HCM VỀ CON ĐƯỜNG CM


VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH VỀ CƠ BẢN THÔNG QUA
CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG DO NGUYỄN ÁI QUỐC
SOẠN THẢO.

1.2 Những quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo của HCM về con đường CMVN.
1. Về mục tiêu của Cách mạng: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại
mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
2. Mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, cách
mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Cách mạng thuộc địa và cách mạng
vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết với nhau.
3. Về bản chất của cách mạng: Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc
“dân tộc cách mạng”, đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do.
3. Xác định và tập hợp lực lượng: Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân
chúng; phải tập hợp lực lượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế
quốc và tay sai.
4. Xác định phương pháp đấu tranh: Bằng bạo lực của quần chúng và có thể
bằng phương thức khởi nghĩa dân tộc.
5. Xác định vai trò của Đảng Cộng sản và các bộ lãnh đạo: Cách mạng trước
hết phải có Đảng lãnh đạo, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh. Đảng
có vững cách mạng mới thành công.
6. Tư tưởng đoàn kết quốc tế: Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng
cách mạng quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
2. Giá trị lý luận và giá trị thực tiễn
2.1. Giá trị lý luận:
 Sản phẩm tiếp thu sáng tạo CN Mác và vận dụng phù hợp với hoàn
cảnh ở Việt Nam.
o Tiếp thu bài học từ Lênin và CM tháng 10 Nga nhưng không dập
khuôn, sao chép
o Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Aí Quốc đã ra sức
truyền bá chủ nghĩa Mác – LêNin về Việt Nam và phát triển CN
Mác bằng cách vận dụng sáng tạo vào điều kiện và hoàn cảnh của
Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định
 Kim chỉ nam cho hành động của Cách mạng Việt Nam.
o Hồ Chí Minh đã ví CN Mác như trí khôn của con người, như bàn
chỉ nam định hướng cho con tàu đi là nói lên vai trò cực kỳ quan
trọng của lý luận ấy trong các thời kỳ cách mạng.
 CN Mác trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu
nước, giải phóng dân tộc, luôn nhấn mạnh cần phải vận dụng sáng tạo
vào trong mọi hành động của Đảng.
2.2. Giá trị thực tiễn:
 Đưa cách mạng GPDT VN đến thắng lợi và bắt đầu xây dựng một
xã hội mới ở nước ta
o Tư tưởng HCM được hình thành từng bước trong quá trình sống,
học tâp, làm việc, nghiên cứu lý luận và tham gia đấu tranh trong
thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế giới.
o Những thắng lợi giúp đất nước ta từng bước giành lại độc lập, tự
do là minh chứng cho tính đúng đắn, khoa học của tư tưởng HCM
và cho thấy sự phù hợp với CMVN.
 Tạo ra môi trường lành mạnh
o Tác phẩm “Đường Kách Mệnh” (1927): tài liệu huấn luyện cán
bộ, chăm lo gây dựng lực lượng và phong trào cho lớp thanh niên
cộng sản đầu tiên.
o Cuốn sách“Sửa đổi lối làm việc” (1947) của Hồ Chí Minh: nhấn
mạnh mỗi cán bộ, đảng viên phải đề cao tính tự phê bình, ra sức
sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm mắc phải, dựa vào dân mà
xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
o Ngày nay, Đảng tiếp tục vận dụng và phát triển những giá trị của
tư tưởng HCM.
Có thể nói Nguyễn Ái Quốc chính là “hạt nhân lịch sử” kết tinh ba yếu tố phong
trào công nhân, phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đến sự ra
đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Vai trò ấy không chỉ là sự
chuẩn bị đầy đủ các yếu tố mà còn có tính quyết định đến sự kiện thành lập
Đảng, đặt nền móng toàn diện cho việc xây dựng Đảng sau này.

Câu 1: Thực chất vấn đề dân tộc theo trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh là gì?
A. Chủ nghĩa xã hội
B. Ruộng đất
C. Dân tộc thuộc địa
D. Giai cấp
Câu 2: Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi
theo con đường nào?
A. Theo khuynh hướng phong kiến
B. Theo khuynh hướng Tư Sản
C. Cách mạng Vô Sản
D. Cách mạng tư sản Pháp, Mỹ
Câu 3: Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc theo Hồ Chí Minh là gì?
A. Giai cấp công nhân
B. Liên minh công – nông
C. Toàn thể dân tộc Việt Nam
D. Nhân dân Đông Dương
Câu 4: Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là gì?
A. Đánh đổ chủ nghĩa thực dân và phong kiến tay sai
B. Giành độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc
C. Đánh đổ chủ nghĩa thực dân, giành độc lập cho dân tộc và thiết lập chính
quyền của nhân dân
D. Đánh đổ nhà nước phong kiến thối nát, thiết lập chính quyền nhân dân
Câu 5: Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mac-lenin khi nào?
a. Năm 1920
b. Năm 1925
c. Năm 1927
d. Năm 1921
Câu 6:Chọn đáp án trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
a. Từ năm 1890 đến năm 1911: Thời kỳ nghiên cứu, khảo sát thực tế, đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin.
b. Từ năm 1911 - 1920: Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, chí hướng
cứu nước.
c. Từ năm 1921 - 1930: Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về con đường
cách mạng Việt Nam.
d. Cả ba đáp án còn lại đều đúng
câu 7: Hồ Chí Minh thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào năm
nào?
a. Năm 1920.
b. Năm 1925.
c. Năm 1927.
d. Năm 1930.

You might also like